intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực năng lượng mặt trời của sinh viên trên địa bàn Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:163

34
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực năng lượng mặt trời của sinh viên trên địa bàn Hà Nội" được khảo sát tại 18 trường đại học trên địa bàn Hà Nội bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thực hiện qua điều tra khảo sát trên mẫu bảng hỏi có sẵn. Kết quả khảo sát được phân tích bằng phần mềm SPSS 22 để tìm nhân tố khám phá và đánh giá tác động của các nhân tố tới dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực năng lượng mặt trời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực năng lượng mặt trời của sinh viên trên địa bàn Hà Nội

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - VIETCOMBANK” NĂM HỌC 2019 - 2020 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ Hà Nội, năm 2020. 1
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC" ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - VIETCOMBANK” NĂM HỌC 2019 - 2020 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Họ và tên trưởng nhóm: Trần Minh Ngọc Họ và tên các thành viên trong nhóm: Lê Khánh Ly, Trịnh Mỹ Phương Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Lớp: E-BBA 9A Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 3.5 Khoa/Viện: Quản trị kinh doanh Người hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Hà Nội, năm 2020. 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi cam đoan số liệu sử dụng trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của công trình nghiên cứu khoa học này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nhóm tác giả Trần Minh Ngọc, Lê Khánh Ly, Trịnh Mỹ Phương 3
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài nghiên cứu này, nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – Chi nhánh Sở giao dịch. Ban giám hiệu trường Đại Học Kinh tế Quốc dân, Viện Quản trị Kinh doanh vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin. Xin cảm ơn giảng viên bộ môn - Cô Nguyễn Thị Thu Trang đã hướng dẫn để chúng em hoàn thành bài nghiên cứu này. Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của nhóm tác giả còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các Thầy, Cô để bài nghiên cứu của nhóm tác giả được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 4
  5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Ở Việt Nam hiện nay đã có không ít các công trình khoa học lớn nhỏ nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới dự định khởi nghiệp của các đối tượng khác nhau, đồng thời số lượng các công trình nghiên cứu về ngành Năng lượng sạch, cụ thể là Năng lượng mặt trời cũng chiếm một con số không nhỏ. Tuy nhiên khi xét đến các nghiên cứu về các nhân tố tác động tới dự định khởi nghiệp của nhóm ngành nghề cụ thể thì con số trên giảm đi rất nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta có hai đầu cầu lý thuyết vững chắc của hai lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nước nhà, nhưng lại thiếu mất một cây cầu bắc nối, tạo sự liên kết giữa hai lĩnh vực này. Một câu hỏi được đặt ra là, tại sao với số lượng lớn các nghiên cứu về dự định khởi nghiệp đã được tiến hành mà số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam vẫn rất khiêm tốn? Phải chăng là do thiếu mất cây cầu bắc nối nói trên? Thực tế cũng cho thấy tỉ lệ sinh viên ra trường tiếp tục và gắn bó lâu dài với ngành đã học không cao, phần lớn phải dành rất nhiều thời gian để xác định được hướng đi nghề nghiệp thích hợp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp, đặc biệt là việc thúc đẩy tinh thần khởi sự doanh nghiệp cho thế hệ trẻ, Chính phủ Việt Nam đã có hàng loạt các chương trình hỗ trợ và khuyến khích thanh niên, sinh viên khởi nghiệp. Ngoài ra cũng có các chương trình tư vấn, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi lợi nhuận để tạo ra một môi trường thuận lợi cho khởi nghiệp, nhưng tỉ lệ khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam vẫn chưa có những con số đáng kể, xét đến số công trình 5
  6. khởi nghiệp trong lĩnh vực Năng lượng mặt trời lại càng ít. Câu hỏi đặt ra là xã hội, các trường đại học và gia đình cần làm gì để thực sự thúc đẩy tinh thần và dự định khởi nghiệp của sinh viên. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và khoảng trống lý thuyết đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, phân tích số liệu để đưa ra mô hình hợp lý trả lời cho những câu hỏi nêu trên. Đề tài này được thực hiện nhằm mục tiêu khám phá các yếu tố tác động đến dự định khởi nghiệp trong một lĩnh vực cụ thể, ở đây là lĩnh vực Năng lượng mặt trời, của các sinh viên trên địa bàn Hà Nội, xác định mức độ tác động của các nhân tố đó và đề xuất các gợi ý giải pháp, cách thức giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng và số lượng khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Đề tài này được khảo sát tại 18 trường đại học trên địa bàn Hà Nội bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thực hiện qua điều tra khảo sát trên mẫu bảng hỏi có sẵn. Kết quả khảo sát được phân tích bằng phần mềm SPSS 22 để tìm nhân tố khám phá và đánh giá tác động của các nhân tố tới dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực năng lượng mặt trời. Kết quả, qua nghiên cứu này nhóm tác giả đã tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng tới dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực năng lượng mặt trời của sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Các nhân tố đó gồm: “(1) Đam mê kinh doanh; (2) Nhân tố ngoại cảnh; (3) Tiếp cận thông tin; (4) Nhận thức hành vi; (5) Khả năng tài chính; (6) Kiểm soát hành vi”. Dựa trên kết quả nghiên cứu có được, nhóm tác giả đề xuất các gợi ý giải pháp phù hợp, đồng thời rút ra những hạn chế của đề tài và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo. 6
  7. DANH MỤC BẢNG, HÌNH DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH Hình 1.Biểu đồ sinh viên năm5 Hình 2. Tỉ lệ giới tính người khảo sát Hình 3. Tỉ lệ đi làm thêm Hình 4. Mức độ hiểu về năng lượng mặt trời Hình 5. Tỷ lệ dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực năng lượng mặt trời…………………………….37 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NLMT: Năng lượng mặt trời DDKN: Dự định khởi nghiệp DMKD: Đam mê kinh doanh NTNC: Nhân tố ngoại cảnh TCTT: Tiếp cận thông tin NTHV: Nhận thức hành vi KNTC: Khả năng tài chính GDKN: Giáo dục khởi nghiệp KSHV: Kiểm soát hành vi NTKSHV: Nhận thức kiểm soát hành vi 7
  8. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Xuất phát từ khoảng trống lý thuyết Theo Hisrich & Peters (2002), thuật ngữ “Khởi nghiệp” là “một quá trình tạo nên một thứ mới, có giá trị bằng việc cống hiến thời gian và các nỗ lực cần thiết, gánh chịu các rủi ro đi kèm về tài chính, tinh thần, xã hội và kết quả là nhận những phần thưởng về tiền bạc, sự thỏa nguyện cá nhân và độc lập”. Bên cạnh đó, dự định là tiền đề của hành động và hành vi (Ajzen, 1991). Một yếu tố quan trọng là việc xác định điều gì thúc đẩy dự định khởi nghiệp (DDKN). “Dự định được cho là yếu tố thúc đẩy ảnh hưởng đến hành vi” (Ajzen, 1991). Vì vậy, “xây dựng DDKN là trọng tâm của phần lớn công việc, bắt đầu từ việc điều tra các đặc điểm tính cách cụ thể và các đặc điểm nhân khẩu học đến việc tiếp cận thái độ và hành vi của từng cá nhân” (Liñán, Rodríguez-Cohard và Rueda-Cantuche, 2011). “Trên thế giới, việc khích lệ khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các nền kinh tế và xã hội hiện đại” (Holmgren và From, 2005; Ozaralli và Rivenburgh, 2016). “Khởi nghiệp thúc đẩy các thế hệ lao động, thúc đẩy sự đổi mới về công nghệ và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, của cải của mỗi quốc gia bằng cách tại ra những cơ hội thị trường mới” (Holmgren và From, 2005). “Do đó, trong những năm gần đây, nhiều Chính phủ tại các quốc gia đã và đang phát triển đã chú trọng các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp trong dân số nói chung, và thanh niên nói riêng” (Dioneo - Adetayo, 2006; Holmgren và From, 2005; Koe, Sa’ari, Majid và Ismail, 2012; Ozaralli và Rivenburgh, 2016; Sharma và Madan, 2014). “Hiện nay trên thế giới có vô số những bài nghiên cứu về nhân tố tác động đến DDKN của sinh viên, tuy nhiên các nghiên cứu về DDKN thường được thực hiện ở các sinh viên nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh” (David và cộng sự 2007), rất thiếu những nghiên cứu ở sinh viên trong ngành năng lượng. Thêm vào đó, các nghiên cứu cùng đề tài trước đây chủ yếu tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới DDKN nói chung, thiếu các nghiên cứu kết hợp phân tích giữa các nhân tố đó với DDKN trong một 8
  9. lĩnh vực cụ thể. Các nghiên cứu về ngành năng lượng mặt trời tuy ghi nhận số lượng không nhỏ nhưng lại không tiếp cận đến góc nhìn khởi nghiệp, kinh doanh. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn Xét về thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam, theo bản báo cáo của “KrAsia, Bain&Co” năm 2018, “Việt Nam đã thu hút một con số khoảng 150 triệu USD đầu tư trong năm 2018, gấp đôi số liệu được thu thập năm 2017. Các doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn đầu ở Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục thu hút nhiều khoản đầu tư lớn với ước tính của các khoảng 2020 và 2021 lần lượt là 320 triệu USD và 440 triệu USD. Như vậy có thể thấy, những con số đã chứng minh trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam các năm vừa qua đã chạm tới một kết quả hết sức ấn tượng về cả số lượng và chất lượng. Cụ thể trong năm 2012, Việt Nam chỉ có khoảng 400 doanh nghiệp khởi nghiệp, tuy nhiên con số này lên đến 1,800 vào năm 2015, tăng gấp 4 lần; con số này tiếp tục tăng trưởng trong 2018 và 2019 với con số ấn tượng là 4,000 start-up”. Hiện nay, Việt Nam đang được các chuyên gia xếp hạng cao so với các quốc gia đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo. Từ những sự hiểu biết ít về khái niệm khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam những năm 2012-2013 đến sự vươn lên đứng thứ ba trong các nước Asean, sau Singapore, Việt Nam đang dần vươn lên vững mạnh hơn trong tốc độ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp và phong phú hệ sinh thái khởi nghiệp. Hiễu rõ những “lợi thế môi trường”, xã hội ở Việt Nam cũng như những “lợi ích về kinh tế” to lớn mà các doanh nghiệp khởi nghiệp đã và đang đem lại, chính phủ ta đang tích cực tạo thêm nhiều nhiều điều kiện ủng hộ cho các doanh nghiệp Việt Nam qua nhiều hình thức như các chương trình khởi nghiệp, chính sách, dự án hỗ trợ nghiên cứu đổi mới sáng tạo từ các địa phương nhỏ lẻ cho đến tỉnh thành lớn: “Dự án IPP hợp tác với Chính phủ Phần Lan, Chương trình FIRST do Ngân hàng thế giới tài trợ, Chương trình BIPP hợp tác với Bỉ và đặc biệt là Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia đến năm 2025”. Ngoài ra, chính phủ ta cũng hình thành những cơ quan liên quan đến khởi nghiệp như: “Qũy Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp quốc gia”, “Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”, … góp phần đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua việc hỗ trợ cầu nối vốn, quỹ đầu tư từ các nhà đầu tư đến với từng doanh nghiệp khởi nghiệp cũng như tăng cường đào tạo, tập huấn và trợ giúp pháp lý cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đang còn ở quy mô nhỏ. Hiện nay, có nhiều lỗ hổng vẫn còn tồn đọng: 1. Thiếu các chính sách ưu tiên cho khởi nghiệp: Hiện nay Việt Nam đang còn thiếu những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp. Cụ thể các doanh nghiệp FDI chưa được lan tỏa vào kinh tế khởi nghiệp trong các địa phương. Người ta nhận định rằng ở các tỉnh thành, doanh nghiệp khởi nghiệp chưa thật sự được ưu 9
  10. tiên về các chính sách cũng như các hỗ trợ phát triển. Thêm vào đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nước ngoài có phần được ưu tiên hơn. 2. Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam còn mang nhiều hạn chế: Tuy thực trạng khởi nghiệp Việt Nam trong những năm 2017-2019 đã đạt được một con số ấn tượng thể hiện sự tăng lên của người tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp, nhưng vẫn còn nhiều chỉ số chỉ ra rằng Việt Nam vẫn còn kém xa các nước cùng trình độ kinh tế và các nước trong khu cực Đông Nam Á. Một số hạn chế như: người khởi nghiệp lo sợ những thất bại có thể xảy ra, không tự tin vào khả năng kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và ít thông tin tìm hiểu về những sự đổi mới sáng tạo trong kinh doanh,… Thêm vào đó, các vấn đề hạn chế liên quan đến chính phủ như các chương trình hỗ trợ của chính phủ, chính sách của chính phủ hay các sự chuyển giao công nghệ vẫn không được cải thiện phần nào so với các năm trước. Chính phủ thực hiện các công việc chậm chạp, nhiều thủ tục và kém hiệu quả chính là lời nhận xét chung của các doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng và các doanh nghiệp lớn nói chung. 3. Hạn chế về vốn đầu tư: Hiện nay trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam các dự án khởi nghiệp được bắt đầu với một nguồn vốn hạn hẹp của một cá nhân hoặc các thành viên gia đình, và khả năng vay vốn ngân hàng cũng như kêu gọi các nhà đầu tư đnag còn rất hạn chế và khó khăn. 4. Hạn chế về cơ sở vật chất để nghiên cứu phát triển: các dự án khởi nghiệp thường không đủ hoặc thiếu điều kiện để trang trải và đầu tư vào phòng thí nghiệm hay cho các loại máy móc và thiết bị để phục vụ nghiên cứu thị trường. Việc này dẫn tới sản phẩm của các doanh nghiệp còn hạn hẹp, không được phát triển phù hợp với nhịp sống của người tiêu dùng. Đi sâu hơn vào phân tích thực trạng khởi nghiệp lĩnh vực Năng lượng mặt trời (NLMT) tại Việt Nam, nhóm tác giả nhận thấy có rất nhiều điểm sáng. Nhu cầu sử dụng điện cũng như “tỷ trọng năng lượng hóa thạch” dùng trong sản xuất điện ở Việt Nam khá lớn. Điều này dẫn tới nguy cơ thiếu hụt “nguồn năng lượng hóa thạch” trong tương lai ở một nước đang đà phát triển mạnh như Việt Nam, đồng thời cũng gây ra tác động xấu tới môi trường do sự ô nhiễm mà loại năng lượng này mang đến. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2019, “Việt Nam có 33.122.548 người sống tại các thành thị, chiếm 34,4% tổng dân số cả nước, trong giai đoạn 2009 – 2019 tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực thành thị là 2,64%/năm, gấp nhiều hơn hai lần so với tỷ lệ tăng ở khu vực nông thôn”. Như vậy xu thế “đô thị hóa” cũng đang phát triển rất mạnh kéo theo rất nhiều nguy cơ về năng lượng và môi trường liên quan. Vấn đề đặt ra cho các đô thị phát triển là với “xu thế toàn cầu hóa” và “đô thị hóa” ngày càng tăng, làm thế nào để cân bằng giữa phát triển với khan hiếm tài nguyên và các vấn đề ô nhiễm môi trường? 10
  11. Cùng với sự phát triển của “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, hệ thống năng lượng mặt trời đang dần phổ biến trong vài năm trở lại đây. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng khá lớn về năng lượng tái tạo và đã có nhiều dự án phát triển NLMT được triển khai thực hiện bước đầu đem lại kết quả nhất định. Chỉ trong nửa đầu năm 2018, “Bộ Công thương ghi nhận 272 dự án nhà máy điện mặt trời với tổng công suất khoảng 17.500 MW, gấp 9 nhà máy thủy điện Hòa Bình và gấp 7 lần nhà máy thủy điện Sơn La”. Ghi nhận vào đầu năm 2019, “số lượng dự án điện mặt trời với quy mô công suất 4.500 MW đưa vào vận hành đạt đến con số 90. Các nhà máy điện mặt trời có tổng công suất chiếm 9% tổng công suất điện của nhà nước, tuy nhiên sản lượng điện khai thác được mới chiếm khoảng 2% tổng sản lượng điện sản xuất” (Theo “Cổng thông tin điện tử Điện năng lượng mặt trời”). Không chỉ gây được sự chú ý của các nhà thầu trong nước, Việt Nam thu hút rất nhiều dự án lớn đến từ các nhà đầu tư nước ngoài như: nhà máy “Tata Power công suất 300 MW” tại Hà Tĩnh, nhà máy “Hanwha công suất 100-200 MW” tại Thừa Thiên Huế, nhà máy “GT & Associates và Mashall & Street Ltd công suất 150 MW” tại Quảng Nam. Dù sự phát triển của Năng lượng mặt trời đang là điểm nóng tại Việt Nam nhưng sản lượng khai thác và sử dụng hiện tại mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tiềm lực thực tế. Thực tế thì số các dự án khởi nghiệp có quy mô lớn ở nước ta rất ít, phần trăm “công suất lắp đặt” các nhà máy NLMT đưa vào hệ thống lưới quốc gia cũng chưa đạt con số nổi bật. Trong bối cảnh công nghệ sản xuất điện từ Năng lượng tái tạo nói chung và NLMT nói riêng đang có nền tảng phát triển rất nhanh và vững chắc, có tiềm năng lớn cạnh tranh với các “nguồn năng lượng truyền thống”, cộng thêm tính hiệu quả mà nó mang lại, việc thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng này đang là “xu thế” của các nước trên thế giới. Do vậy, hệ thống điện Việt Nam cần gia tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ “Năng lượng tái tạo” nói chung và đặc biệt là NLMT để đảm bảo sự phát triển tất yếu cho nguồn điện nước nhà. Đặt trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở nước ta hiện nay, có rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp mới, các bạn trẻ có thể sáng tạo, kết hợp các tiến bộ khoa học như “trí tuệ nhân tạo”,” tự động hóa”, “điện toán đám mây”, ... với ngành năng lượng của Việt Nam để tạo ra những sản phẩm có tính vượt bậc, nhảy vọt, góp phần phát triển nền công nghiệp cũng như kinh tế của Việt Nam trong thập kỷ mới. Với những cơ hội và điểm sáng như vậy, cần có nhiều hơn những doanh nghiệp trẻ dám dấn thân và đầu tư phát triển vào ngành năng lượng, đặc biệt là lĩnh vực NLMT. Tuy nhiên nhìn vào hiện trạng của thị trường khởi nghiệp Việt Nam, số lượng và chất lượng của các dự án khởi nghiệp lĩnh vực này gần như không để lại dấu ấn nào nổi bật. 11
  12. Xuất phát từ “nhu cầu thực tiễn” và “khoảng trống lý thuyết” đó, nhóm tác giả đã khám phá và tiến hành nghiên cứu các nhân tố tác động đến DDKN trong một lĩnh vực cụ thể, ở đây là lĩnh vực NLMT, của các sinh viên trên địa bàn Hà Nội, xác định mức độ tác động của các nhân tố đó và đề xuất các gợi ý giải pháp, cách thức giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng và số lượng “khởi nghiệp” trong lĩnh vực này. Quá trình đào sâu tìm ra nguyên nhân, giải pháp và hướng đi thúc đẩy sự phát triển của các nhà khởi nghiệp trẻ ngành NLMT trời nói riêng và Năng lượng sạch nói chung là một hành trình dài, cần đến sự nỗ lực của cả Nhà nước, nhà trường, cộng đồng doanh nghiệp và thế hệ trẻ, vậy nên bài nghiên cứu này của nhóm nghiên cứu sẽ đóng vai trò là một bước đi tiên phong giúp làm mới và làm đa dạng hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam, đồng thời cũng giúp nhìn nhận và giải quyết vấn đề của khởi nghiệp lĩnh vực NLMT từ khâu giáo dục trong hệ thống đại học. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến DDKN trong lĩnh vực NLMT của sinh viên trên địa bàn Hà Nội, từ đó tìm ra những cách thức giúp nâng cao “ý định khởi nghiệp” của sinh viên. Mục tiêu cụ thể là: 1. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực NLMT của sinh viên. 2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực NLMT của sinh viên đại học. 3. Dựa trên nghiên cứu và khảo sát thực tế, đề xuất một số cách thức giúp làm tăng tinh thần, ý chí, chất lượng và số lượng của sinh viên khởi nghiệp trong lĩnh vực này. 4. Chỉ ra tác động của nghiên cứu khi đi sâu phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới dự định khởi nghiệp và một lĩnh vực khởi nghiệp cụ thể, ở dây là ngành NLMT. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm mục đích hiểu được ảnh hưởng của “Giáo dục khởi nghiệp, Khả năng tài chính, Đặc điểm cá nhân, Thái độ với sự nghiệp, Sự tiếp cận thông tin, Mối quan hệ xã hội, Chính sách hỗ trợ của chính phủ” đối với DDKN trong lĩnh vực NLMT của sinh viên Việt Nam. Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu cần phải trả lời các câu hỏi sau: 1. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến DDKN của sinh viên trong lĩnh vực NLMT? 12
  13. 2. Những tiêu chí nào được sử dụng để đo lường DDKN trong lĩnh vực NLMT của sinh viên? 3. Các nhân tố có ảnh hưởng như thế nào đến DDKN trong lĩnh vực NLMT của sinh viên? 4. Làm thế nào để nâng cao DDKN của sinh viên trong lĩnh vực NLMT? 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thực hiện qua điều tra khảo sát trên mẫu bảng hỏi có sẵn để làm rõ mục tiêu nghiên cứu đề ra. 1.4.1. Mẫu nghiên cứu Hair (Mulivariate Data Analysis, 2006) cho rằng “để tiến hành phân tích nhân tố phù hợp nhất, số lượng mẫu cần gấp 5 lần số lượng biến”. Trong đề tài này nhóm tiến hành phân tích nhân tố khám phá với 28 biến quan sát thì kích thước mẫu tối thiểu là 140 quan sát. Đối với “phân tích hồi quy”, kích thức mẫu theo Tabachnick và Fidell (1996) thì” n ≥ 8m +50 (với n là kích thước mẫu tối thiểu, m là số biến độc lập trong mô hình), còn theo Aprimer thì n ≥ 104 + m”. Nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy với 23 biến quan sát nên theo lý thuyết, kích thước mẫu tối thiểu theo Aprimer là 127 quan sát. Thực tế, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ý kiến của đối tượng sinh viên về các nhân tố tác động tới dự định khởi nghiệp của họ trong lĩnh vực NLMT, phát phiếu qua hình thức trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội và email tới các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội với đa dạng các khối ngành “Kinh tế năng lượng, Quản trị kinh doanh, Đầu tư Tự động hóa, Kỹ thuật, Cơ điện tử, Cơ khí, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện, Điều khiển tự động hóa, Điện công nghiệp và dân dụng, Môi trường”,… Sau đó thu về được 230 phiếu khảo sát trực tuyến. Trong 230 phiếu thu về có 22 phiếu không hợp lệ do phiếu điền có tính “chiếu lệ”, 208 phiếu hợp lệ được sử dụng trong qúa trình phân tích. Với số lượng quan sát này, nghiên cứu đã đạt mức cần thiết để thu được ý kiến của đối tượng sinh viên nhằm đánh giá dược các nhân tố ảnh hưởng đến DDKN của sinh viên trong lĩnh vực NLMT. 1.4.2. Thang đo lường Nhóm sử dụng các thang đo như sau: “Thang đo định danh (Nominal)” với các biến GIOITINH (nam/nữ), các biến về thông tin đối tượng như TDH (trường đại học), CHOO (chỗ ở), LAMTHEM (làm thêm), các biến với hai phương án lựa chọn có/không. Ví dụ: 13
  14. Tôi đang học chuyên ngành liên quan đến “Năng lượng mặt trời”. � Có � Không “Thang đo thứ bậc (Ordinal)” với biến SVN (sinh viên năm) và các biến có câu trả lời là đánh giá từ 1 đến 5. Ví dụ: Đánh giá mức độ từ 1-5 (“1-Hoàn toàn không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- Bình thường; 4- Đồng ý; 5- Hoàn toàn đồng ý”) Tôi đam mê nghiên cứu về năng lượng mặt trời nên có dự 1 2 3 4 5 định khởi nghiệp về lĩnh vực đó 1.4.3. Quy trình nghiên cứu Để đạt được mục tiêu của nghiên cứu, đề tài cần thông qua quy trình sau: Từ qui trình nghiên cứu trên, nhóm sử dụng hai loại dữ liệu trong quá trình thu thập dữ liệu, đó là “dữ liệu sơ cấp” và “dữ liệu thứ cấp”. Dữ liệu thứ cấp: Thông tin được thu thập từ các nghiên cứu trong và ngoài nước hoặc các cơ sở lý thuyết về dự định khởi nghiệp của sinh viên, dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực Năng lượng mặt trời, các nhân tố ảnh hưởng đến DDKN trong lĩnh vực NLMT. Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách sử dụng “phương pháp định tính”. Để khai thác được đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích dữ liệu, nhóm sử dụng bảng hỏi bao gồm nhiều loại câu hỏi khác nhau. Nhóm sử dụng “phương pháp lấy mẫu thuận tiện”, phát bảng hỏi khảo sát cho đối tượng sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. 14
  15. Sau khi đã thu thập được dữ liệu, nhóm tác giả đã tiến hành phân tích dữ liệu và “kiểm định” thang đo, mô hình, giả thuyết. Nhóm sử dụng mô hình “phân tích mô tả” và “phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic” để xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến dự định khởi nghiệp của sinh viên trong lĩnh vực Năng lượng mặt trời. Công cụ phân tích là phần mềm “SPSS 22”. 1.4.4. Phương pháp thu thập dữ liệu 1.4.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp - Thông tin thứ cấp Các thông tin, công trình nghiên cứu, định nghĩa có liên quan đến dự định khởi nghiệp, năng lượng mặt trời, dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực NLMT được tìm kiếm trên Internet, gồm các công trình đăng trên tại các nước trên thế giới. - Các tài liệu bằng tiếng việt Các tài liệu bằng tiếng việt được nhóm nghiên cứu tìm qua công cụ tìm kiếm Google, các bài báo trong nước liên hệ trực tiếp đến đề tài giúp nhóm xây dựng cơ sở lý thuyết. - Các tài liệu bằng tiếng anh Các tài liệu bằng tiếng anh được nhóm thu thập qua Google, những nghiên cứu trên thế giới có liên quan. 1.4.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Điều tra xã hội học - Đối tượng điều tra Sinh viên đang học tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. - Quy mô mẫu Nhóm nghiên cứu xác định kích thước mẫu bằng cách tính theo công thức là “104 + m (m là số biến độc lập trong mô hình)” (Aprimer). Với m=23, suy ra ta có n= 127 (n là “kích thước mẫu tối thiểu”). Nhóm chọn quy mô mẫu là 230 người, đã vượt quá kích thức mẫu tối thiểu. Phương pháp chọn mẫu - Phương pháp chọn mẫu thuận tiện. - Thiết kế phiếu điều tra Hai loại thang đo: Thang đo định danh và thang đo thứ bậc. -Thả phiếu thử nghiệm Nhóm nghiên cứu phát ngẫu nhiên 10 phiếu điều tra thử nghiệm cho 10 sinh viên tại hai trường Đại học trên địa bàn Hà Nội: “Đại học Kinh tế Quốc dân” và “Đại học Điện lực”. 15
  16. Điều tra viên trao đổi trực tiếp với sinh viên làm phiếu để giải đáp thắc mắc của sinh viên lúc điền phiếu điều tra. Qua đó biết được câu hỏi có được trình bày dễ hiểu hay không, có tốn nhiều thời gian hay không. - Chỉnh sửa phiếu điều tra Sau khi thử nghiệm phiếu điều tra và lắng nghe ý kiến, quan điểm của người tham gia điều tra, nhóm nghiên cứu đã quyết định giữ nguyên số lượng câu hỏi và chỉnh sửa để sinh viên có thể hiểu câu hỏi rõ ràng hơn, cũng như trả lời phiếu điều tra nhanh hơn. - Thả phiếu điều tra và loại bỏ các phiếu không phù hợp Nhóm nghiên cứu phát phiếu qua hình thức trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội và email tới các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội với đa dạng các khối ngành “Kinh tế năng lượng, Quản trị kinh doanh, Đầu tư Tự động hóa, Kỹ thuật, Cơ điện tử, Cơ khí, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện, Điều khiển tự động hóa, Điện công nghiệp và dân dụng, Môi trường”, … Sau đó thu về được 230 phiếu khảo sát trực tuyến. Trong 230 phiếu thu về có 22 phiếu không hợp lệ do phiếu điền có tính “chiếu lệ”, 208 phiếu hợp lệ được sử dụng trong qúa trình phân tích - Phân tích, đánh giá số liệu Dựa vào số liệu thu được từ các sinh viên tham gia làm phiếu khảo sát trực tuyến, nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra “mức độ tin cậy của các nhân tố”, phân tích “nhân tố khám phá EFA” và “hồi quy”, từ đó đưa ra nhận xét cụ thể về “mức độ tác động” của các nhân tố tới DDKN trong lĩnh vực NLMT của sinh viên trên địa bàn Hà Nội. 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, nhóm tác giả xác định đối tượng nghiên cứu của đề tài là “dự định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội”. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phạm vi thời gian: Nhóm sử dụng dữ liệu thứ cấp có trong khoảng thời gian 1996 đến 2019. Dữ liệu sơ cấp bắt đầu thu thập từ tháng 2 năm 2020 đến tháng 4 năm 2020. 16
  17. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu chung về Năng lượng mặt trời, Điện mặt trời và Khởi nghiệp. 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm 2.1.1.1. Khái niệm về khởi nghiệp và dự định khởi nghiệp “Khởi nghiệp được coi là một yếu tố quyết định cho sự đổi mới và sự tiến bộ chung, nó tạo ra một nguồn cơ hội việc làm mới cho xã hội và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế” (Dvouletý, 2017). “Khởi nghiệp cũng là một quá trình có thể đo lường được bằng những dự định, hoạt động và sự tương tác của từng cá nhân” (Tong, McCrohan và Erogul, 2012). Theo Hisrich & Peters (2002), thuật ngữ “Khởi nghiệp” là “một quá trình tạo nên một thứ mới, có giá trị bằng việc cống hiến thời gian và các nỗ lực cần thiết, gánh chịu các rủi ro đi kèm về tài chính, tinh thần, xã hội và kết quả là nhận những phần thưởng về tiền bạc, sự thỏa nguyện cá nhân và độc lập”. Bên cạnh đó, dự định là tiền đề của hành động và hành vi (Ajzen, 1991). Một yếu tố quan trọng là việc xác định điều gì thúc đẩy dự định khởi nghiệp. “Dự định được cho là yếu tố thúc đẩy ảnh hưởng đến hành vi” (Ajzen, 1991). Vì vậy, “xây dựng dự định khởi nghiệp là trọng tâm của phần lớn công việc, bắt đầu từ việc điều tra các đặc điểm tính cách cụ thể và các đặc điểm nhân khẩu học đến việc tiếp cận thái độ và hành vi của từng cá nhân” (Liñán, Rodríguez-Cohard và Rueda-Cantuche, 2011). 2.1.1.2. Khái niệm năng lượng mặt trời Năng lượng là “đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật”, là “số đo chung của chuyển động vật chất, là khả năng làm thay đổi trạng thái hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất. Năng lượng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như: động năng làm dịch chuyển vật thể và nhiệt năng làm tăng nhiệt độ của vật thể, ngoài ra còn có công năng, thế năng, nội năng”. “Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu: năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất. Tài nguyên năng lượng có thể được phân thành tài 17
  18. nguyên năng lượng tái tạo và tài nguyên năng lượng không tái tạo”. Có thể kể đến “than đá, khí than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, quặng urani” như là các đại diện của tài nguyên năng lượng không tái tạo. Còn “sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học” là ví dụ nổi bật cho tài nguyên “năng lượng tái tạo”. Năng lượng mặt trời là “năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ mặt trời, cộng với một phần nhỏ năng lượng của các hạt hạ nguyên tử khác phóng ra nó”. 2.1.1.3. Đặc điểm của năng lượng mặt trời Theo tác phẩm “Năng lượng mặt trời - lý thuyết và ứng dụng”, tác giả Hoàng Dương Hùng đã khái quát rằng: “Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng mà con người biết sử dụng từ rất sớm, nhưng ứng dụng năng vào các công nghệ sản xuất và trên quy mô rộng thì mới chỉ thực sự vào cuối thế kỷ 18 và cũng chủ yếu ở những nước nhiều năng lượng mặt trời, những vùng sa mạc. Từ sau các cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới năm 1968 và 1973, năng lượng mặt trời càng được đặc biệt quan tâm. Các nước công nghiệp phát triển đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu ứng dụng năng lượng mặt trời.” Để thực sự ứng dụng và phát triển nguồn năng lượng này, chúng ta cần phải hiểu những đặc điểm quan trọng của năng lượng mặt trời. - Năng lượng mặt trời là một loại năng lượng tái tạo và vô tận. “Năng lượng tái tạo gồm các tài nguyên kể tên như ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sức nước, sức gió, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo. Bức xạ mặt trời, bằng các công nghệ khác nhau, có thể chuyển thẳng thành năng lượng có ích. Các thiết bị thu NLMT có thể sưởi ấm không khí trong nhà hoặc cung cấp nước nóng thay cho nguòn điện truyền thống. Ngoài ra, pin mặt trời có thể được sử dụng để biến đổi trực tiếp bức xạ mặt trời thành điện năng”. NLMT là “một nguồn cung cấp sức nóng, ánh sáng gần như là vô tận” cho hành tinh chúng ta. “Hơi ấm từ lòng đất, nước chảy trên bề mặt địa cầu có thể gọi là một nguồn nguyên liệu vô cùng tận” đang chờ con người sử dụng hiệu quả và hợp lý để phục vụ cho đời sống con người khi “nguồn năng lượng hóa thạch” đang và sắp bị cạn kiệt. NLMT thu được trên trái đất là “năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ mặt trời đến trái đất”. “Chúng ta sẽ tiếp tục nhận được dòng năng lượng này cho đến khi phản ứng hạt nhân trên mặt trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa”. Điều này cho thấy NLMT là vô tận. - Năng lượng mặt trời là loại năng lượng sạch. NLMT, “nguồn năng lượng ít gây ô nhiễm cho môi trường và giảm thiểu các chất độc hại ra ngoài môi trường”, đang là nguồn năng lượng sạch và tiềm năng nhất được 18
  19. quan tâm và đầu tư phát triển gần đây. Vì vậy mà việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả các “thiết bị sử dụng NLMT” và đưa chúng vào ứng dụng trong thực tế là vấn đề cấp thiết quan trọng hiện nay. Nhờ sử dụng NLMT mà lượng khí thải và ô nhiễm từ các “hệ thống năng lượng truyền thống” đã giảm đi không ít. Ví dụ: “Để sản xuất ra một số điện (1Kwh) bằng than hoặc dầu, thì lượng khí thải CO, do than và dầu bị đốt sinh ra là khoảng 1kg khí CO,. Nếu số điện này được sản xuất bằng thủy điện, điện mặt trời hoặc phóng điện, thì sẽ không sinh ra 1 kg khí CO, kia.” Suy ra, số điện “sạch” sản xuất ra bằng thủy điện, điện mặt trời và phong điện có thể giảm được số kg khí CO tương ứng thải vào không khí. - Năng lượng mặt trời phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. “NLMT phụ thuộc vào lượng bức xạ từ mặt trời, chúng chủ yếu có vào ban ngày và xuất hiện với tần xuất nhiều hơn phụ thuộc vào vị trí của Trái Đất với Mặt trời. Bởi vậy mà tùy thuộc vào tầng khí quyển hay lượng mây của từng vị trí trên bề mặt trái đất, những vùng, khu vực, địa phương khác nhau sẽ có sự chênh lệch nhiều ít về bức xạ mặt trời. Tuy nhiên, mùa mưa hoặc những vùng hay xảy ra thời tiết cực đoan, rất ít ánh nắng mặt trời thì việc dùng ánh sáng làm nguồn năng lượng điện là một thách thức lớn. Việc phát triển NLMT từ đó mà cũng có điểm yếu”. Tuy nhiên hiện nay đã có rất nhiều giải pháp được đặt ra để tối ưu hóa nguồn NLMT trong sản xuất và dân dụng, tránh được phần nhiều các yếu tố ngoại cảnh mà vẫn đem lại hiệu quả cao. 2.1.1.4. Khái niệm điện mặt trời “Điện năng là dạng năng lượng được sinh ra từ các nguồn nhà máy phát điện. Thủy điện, nhiệt điện (điện than, điện khí, điện dầu, điện mặt trời, điện hạt nhân...), điện gió là các ví dụ điển hình”. “Điện năng là năng lượng phục vụ cho đời sống của con người, đặc biệt là trong sản xuất và tiêu dùng”, bởi vậy “điện năng là yếu tố đầu vào quan trọng cho các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, cho thắp sáng, đun nấu, sưởi ấm, làm mát và cho thương mại”. “Điện mặt trời là việc ứng dụng kỹ thuật biến đổi ánh sáng thành điện dựa trên động cơ nhiệt và pin quang điện.” Có thể kể đến 2 lĩnh vực chính trong đó NLMT được “ứng dụng” phổ biến hiện nay. Đầu tiên là Điện năng. “NLMT được biến đổi thành điện năng một cách trực tiếp nhờ các tế bào quang điện bán dẫn”, từ đó thì “Pin mặt trời sản xuất ra điện năng một cách liên tục khi có bức xạ mặt trời chiếu tới”. Lĩnh vực còn lại kể đến là Nhiệt năng. “NLMT được thu các thiết bị thu bức xạ nhiệt mặt trời, sau đó được tích trữ dưới dạng nhiệt năng để dùng cho các mục đích sử dụng khác”. 2.1.1.5. Đặc điểm của điện mặt trời Điện mặt trời được tạo ra từ NLMT nên điện mặt trời có những đặc điểm dưới đây: 19
  20. - Là một loại điện năng vô tận. Vì NLMT là năng lượng tái sinh và vô tận, nên điện mặt trời cũng được xem là loại điện năng vô tận. Năng lượng tái sinh được định nghĩa là “năng lượng thu được từ nguồn liên tục và được xem là vô hạn”. Những nguồn năng lượng này có thể tái tạo lại trong tự nhiên, hoặc được làm đầy lại với tốc độ bằng với tốc độ mà chúng được sử dụng. “Điện mặt trời là năng lượng tái tạo nhiều đến mức mà không thể trở thành cạn kiệt vì sự sử dụng của con người”. Vì vậy, nó là loại điện năng vô tận. - “Việc sản xuất điện mặt trời phụ thuộc vào NLMT, tức phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Việc sản xuất điện mặt trời phụ thuộc vào thời gian bức xạ ánh sáng và cường độ bức xạ ánh sáng”. Do đó, đối với những quốc gia, khu vực lãnh thổ có thời gian chiếu sáng dài và cường độ bức xạ ánh sáng cao sẽ cho nguồn điện năng lớn và ngược lại. Hơn nữa, “sản xuất điện mặt trời còn phụ thuộc các thời điểm trong ngày, phụ thuộc vào mùa”. Ánh sáng mặt trời chỉ có vào ban ngày cho nên buổi tối khó có được điện sáng mà phải có bình tích điện. “Mùa mưa rất ít ánh nắng mặt trời nên việc phát điện nhờ ánh sáng là một thách thức đối với việc phát triển nguồn năng lượng này. Độ bức xạ mặt trời còn phụ thuộc vào tầng khí quyền, tầng mây. Do đó, những nơi nhiều mây bức xạ kém hơn”. - Việc sản xuất điện mặt trời không gây ra ô nhiễm môi trường do sử dụng các tấm pin mặt trời để thu năng lượng nên không thải ra các khí thải gây ô nhiễm môi trường. - “Hiệu năng của việc tạo ra điện mặt trời phụ thuộc vào công nghệ. Để chuyển đổi bức xạ ánh sáng mặt trời thành điện năng phải sử dụng các tấm pin mặt trời. Với các tấm pin mặt trời có khả năng thu càng nhiều nhiệt năng thì khả năng sản xuất điện càng ca”. Vì vậy, hiệu năng tạo ra điện mặt trời phụ thuộc vào thiết bị và công nghệ chuyển năng lượng mặt trời thành điện năng. - “Giá thành tạo điện mặt trời thường cao và kém cạnh tranh. Do giá thành thiết bị và công nghệ tạo ra điện mặt trời cao (chủ yếu là nhập khẩu), và việc sản xuất điện mặt trời đòi hỏi diện tích không gian lớn”. Do đó, giá thành điện mặt trời thường cao hơn giá điện hóa thạch và thủy điện, vì vậy điện mặt trời thường kém cạnh tranh về giá so với các loại điện năng khác. 2.1.2. Vai trò (về môi trường & về kinh tế - xã hội) Về kinh tế và xã hội Đầu tiên, năng lượng mặt trời đã và đang đóng một vai trò thiết yếu trong phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Một số lượi thế có thể kể đến như nguồn cung cấp năng lượng vô tận, chi phí sản xuất pin NLMT đang được hỗ trợ với giá thành hợp lí, sản lượng cung cấp điện tăng dần góp phần giảm giá thành tiêu thụ điện. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2