Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
lượt xem 2
download
Đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam" tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam từ đó đưa ra một số gợi ý, giải pháp, chính sách khắc phục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN GIA BẢO LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN TẠI VIỆT NAM TP.Hồ Chí Minh, Tháng 08 năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN GIA BẢO LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã ngành 8 34 02 01 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN TẠI VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN NGỌC MINH TP.Hồ Chí Minh, Tháng 08 năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đẩy đủ trong luận văn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2024 Tác giả Trần Gia Bảo
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô Trường Đại Học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp tôi trang bị tri thức, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới Tiến sĩ Phan Ngọc Minh đã khuyến khích, hướng dẫn tận tình và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian thực hiện dể quá trình nghiên cứu luận văn được hoàn thành một cách tốt nhất. Trân trọng!
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” Luận văn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phẩn tại Việt Nam qua phân tích dữ liệu bảng của 23 NHTM trong giai đoạn 2011 – 2023. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu các yếu tố vĩ mô được thu thập từ các thông tin được công bố và thông kê ở Ngân Hàng Nhà Nước, Tổng Cục Thống Kê và các chỉ số vi mô của 23 NHTM được thu thập BCTC của từng ngân hàng. Tất cả dữ liệu được thu thập trong giai đoạn năm 2011 – 2023. Các yếu tố được nghiên cứu bao gồm: GDP, tỷ lệ lạm phát (CPI), chỉ số nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng, chỉ số Carr, chỉ số tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng, ROE, và Covid Trên cơ sở dữ liệu thu thập của các yếu tố nêu trên, luận văn đã tiến hành phân tích tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô đến nợ xấu của ngân hàng theo mô hình nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy đồng tích hợp dữ liệu bảng bằng phần mềm Stata 14. Mô hình hồi quy đã chứng minh được mối quan hệ dài hạn giữa các biến vĩ mô và nợ xấu của các NHTM. Sự phát triển đi lên của nền kinh tế có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng cho thấy khi kinh tế phát triển thì tỷ lệ nợ xấu sẽ sụt giảm. Ngoài ra thì các ngân hàng có tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro càng lớn, lợi nhuận của ngân hàng càng cao thì tỷ lệ nợ xấu sẽ suy giảm đáng kể. Tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều với nợ xấu khi lạm phát tăng sẽ làm tăng các chi phí sản xuất, giá cả hàng hóa làm ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh dẫn đến việc chậm tiến độ trả nợ của doanh nghiệp sẽ phát sinh nợ xấu. Trên cơ sở của nghiên cứu, luận văn đưa ra một số kết luận mang tính khoa học và các kiến nghị phù hợp cho ngân hàng và các cơ quan chức năng.
- iv ABTRACT Title: “Factors affecting non – performing loan of Vietnamese commercial bank” The thesis analyzes factors affecting non-performing loan at joint stock commercial banks in Vietnam through analyzing panel data of 23 commercial banks in the period 2011 - 2023. The study uses data on macro factors collected from published information and statistics at the State Bank, the General Statistics Office and micro indicators of 23 commercial banks from which each bank's financial statements are collected row. All data was collected in the period 2011 - 2023. Researched factors include: GDP, inflation rate (CPI), bad debt index, provisioning rate, Carr index, credit growth index, bank size, ROE, and Covid Based on the data collected from the above factors, the thesis analyzed the impact of micro and macro factors on non - performing loan according to the research model using the concurrent regression method. Collect panel data using Stata 14 software. The regression model has proven the long-term relationship between macroeconomic variables and bad debts of commercial banks. The upward development of the economy has a negative effect on the non – performing loan ratio of banks, showing that as the economy develops, the non – performing loan ratio will decrease. In addition, the higher the risk provision ratio banks have, the higher the bank's profits are, and the non – performing loan ratio will decrease significantly. Inflation rate has the same impact as bad debt when increasing inflation will increase production costs and commodity prices, negatively affecting the business situation, leading to slow debt repayment progress of businesses, non – performing loan will arise.
- v Based on the research, the thesis provides a number of scientific conclusions and appropriate recommendations for banks and authorities.
- vi MỤC LỤC TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................................. viii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ....................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................................2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU................................................................................................. 3 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................. 3 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3 1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................... 4 1.7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN .............................................................................................. 5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...............................................................................................................................6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 7 2.1 Cơ sở lý thuyết về nợ xấu .......................................................................................................7 2.1.1. Nợ xấu ......................................................................................................................................7 2.1.2. Phân loại nợ xấu .....................................................................................................................8 2.2 Các lý thuyết liên quan.........................................................................................................10 2.2.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) ..........................................10 2.2.2. Lý thuyết chu kỳ kinh doanh (Business Cycle Theory) ....................................................11 2.3 Những chỉ tiêu đo lường.......................................................................................................11 2.3.1. Nợ xấu (NPL) ............................................................................................................... 11 2.3.2. Tỷ lệ nợ quá hạn .......................................................................................................... 12 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ..............................................................................................12 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng nợ xấu tại các NHTM ..................................................................14 2.4.1. Các nhân tố vi mô .................................................................................................................14 2.4.1.1. Quy mô ngân hàng................................................................................................................14 2.4.1.2. Tỷ lệ nợ xấu kỳ trước ...........................................................................................................15 2.4.1.3. Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ........................................................................................15 2.4.1.5. Tốc độ tăng trưởng tín dụng................................................................................................16 2.4.1.6. Tỷ lệ dự phòng tín dụng .............................................................................................. 16 2.4.2. Nhân tố vĩ mô ........................................................................................................................17 2.4.2.1. Tỷ lệ lạm phát .......................................................................................................................17 2.4.2.2. Tăng trưởng GDP .................................................................................................................17 2.5 Nghiên cứu nước ngoài.........................................................................................................17 2.6 Nghiên cứu trong nước.........................................................................................................20 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................................. 25
- vii CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 26 3.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu.................................................................................. 26 3.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................................26 3.1.2. Phương pháp đo lường các biến ................................................................................. 29 3.1.3. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................. 33 3.2 Phương Pháp nghiên cứu .....................................................................................................36 3.2.1. Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................................36 3.2.2. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu .............................................................................................36 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................................38 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................................................41 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................. 42 4.1 Thống kê mô tả ................................................................................................................ 42 4.2. Kết quả nghiên cứu.......................................................................................................... 45 4.2.1. Phân tích tương quan ...........................................................................................................45 4.2.2. Kết quả kiểm định cho các mô hình hồi quy ......................................................................46 4.2.3. Kiểm định lựa chọn mô hình ...............................................................................................48 4.2.4. Kiểm định khuyết tật của mô hình REM ...........................................................................49 4.2.5. Khắc phục khuyết tật của mô hình REM ...........................................................................49 4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê và thảo luận kết quả nghiên cứu ............................... 51 4.3.1. Kiểm định giả thuyết thống kê ................................................................................... 51 4.3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................................... 52 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .............................................................................................................................57 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 58 5.1 KẾT LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 58 5.2 CÁC KHUYẾN NGHỊ DÀNH CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 58 5.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG MỞ RỘNG ........................................ 61 5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu .............................................................................................. 61 5.3.2. Hướng nghiên cứu mở rộng ........................................................................................ 62 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .............................................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. I
- viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Việt NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần VN Việt Nam NHNN Ngân hàng nhà nước BCTC Báo cáo tài chính TCTD Tổ chức tín dụng NHTW Ngân hàng Trung ương TMCP Thương mại cổ phần
- ix Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt Từ viết tắt OLS Ordinary least squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất FGLS Feasible Generalized Least Bình phương tối thiểu tổng quát Square GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm nội địa ADF Augmented Dickey Fuller test Kiểm Định Dickey Fuller Bổ Sung ADRL Autoregressive distributed lag Độ trễ phân phối tự hồi quy FEM Fixed effects model Mô hình hiệu ứng cố định REM Random Effects Model Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên VECM Vector Error Correction Mô Hình Vectơ Hiệu Chỉnh Sai Số Model Hồi Quy VAR Vector autoregression Mô hình tự hồi quy Vectơ GMM Generalized method of Phương pháp tổng quát thời điểm moments
- x DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến nợ xấu trên thế giới và trong nước Bảng 3.1: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu dự kiến của mô hình Bảng 3.2: Các Ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu Bảng 4.1: Thống kê mô tả Bảng 4.2: Kết quả phân tích tương quan Bảng 4.3: Kết quả hồi quy các mô hình Pooled OLS, FEM và REM Bảng 4.4: Kiểm đinh lựa chọn mô hình Bảng 4.5: Kết quả kiểm định các hiện tượng khuyết tật của mô hình REM Bảng 4.6: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS Bảng 4.7: Kết quả tổng hợp
- xi DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Tình hình nợ xấu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 – 2023
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Việc đánh giá các khoản nợ xấu có ý nghĩa rất quan trọng do nó liên quan đến việc các ngân hàng bị phá sản và khủng hoảng tài chính, kinh tế. Do đó các quốc gia cần quan tâm đến việc này. Mục đích của bài viết này là xây dựng một mô hình đa biến, kết hợp các yếu tố kinh tế vĩ mô và yếu tố đặc thù của ngành ngân hàng, để đánh giá được tác động của các yếu tố này với nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam. Các khoản nợ xấu là yếu tố then chốt trong việc xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính và ngân hàng. Ahmad (2002) khi phân tích hệ thống tài chính ở Malaysia đã cho thấy mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và khủng hoảng tài chính đã bắt đầu hình thành trước năm 1997 và dần trở nên nghiêm trọng hơn khi nợ xấu bắt đầu gia tăng. Li (2003) và Fofack (2005) cũng nhận thấy được mối liên kết này. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu tại Mỹ được cho là do sự sụp đổ của thị trường thế chấp dưới chuẩn vào tháng 8 năm 2007. Trên thực tế, có bằng chứng cho thấy mức độ nợ xấu của Mỹ đã bắt đầu tăng mạnh vào đầu những năm 2006 ở mọi ngành lĩnh vực. Nợ xấu là một thước đo cho sự ổn định của hệ thống ngân hàng và ổn định tình hình tài chính của một quốc gia nên ta có thể thấy được tầm quan trọng của nợ xấu và cần phải chú trọng kiểm soát nó. Vào năm 2020 khi dịch Covid 19 lây lan rộng bắt nguồn ở Trung Quốc, lan rộng ra thế giới thì Việt Nam cũng mắc phải đại dịch. Mặc dù nhà nước đã cố gắng hoàn thành mục tiêu chống dịch để đảm bảo an toàn cho người dân và đồng thời duy trì nền kinh tế nhưng sức ảnh hưởng của đại dịch là quá lớn nên đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế dẫn đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến thu nhập của doanh nghiệp và người dân bị sụt giảm đáng kể, làm giảm khả năng trả nợ nên đã phát sinh nợ xấu khá nhiều trong giai đoạn này 1
- 2 Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam qua các năm gần đây luôn ở mức an toàn dưới 3% nhưng có xu hướng tăng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống ngân hàng vào năm 2019, 2020, 2021 lần lượt là 1,64%; 1,57%, 1,88%. Đến cuối năm 2022 thì tỷ lệ nợ xấu đã đạt ngưỡng 2% và tới quý ba năm 2023 thì tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,24%. Rất nhiều NHTM ở thời điểm này đã có tỷ lệ nợ xấu vượt ngưỡng 3%. Tuy nhiên qua quý 4 năm 2023 thì đã giảm xuống 2,20% cho thấy được sự phục hồi của nền kinh tế Do đó, việc nghiên cứu nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam là rất quan trọng và cấp thiết. Hiện nay tại Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam như (Phạm Dương Phương Thảo và Nguyễn Linh Đan, 2018), (Nguyễn Thị Ánh Hoa, 2021). Tuy nhiên, thực trạng hiện nay nợ xấu vẫn chưa khắc phục hết được các hạn chế, vẫn đang là mối quan tâm ưu tiên hàng đầu của các NHTM để có thể tìm ra các phương pháp giảm thiểu rủi ro nợ xấu. Từ lý do trên, Tác giả đã quyết định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam” để tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp thích hợp nhất. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam từ đó đưa ra một số gợi ý, giải pháp, chính sách khắc phục. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, xác định các nhân tố có tác động đến nợ xấu của NHTM. Thứ hai, dựa trên các nhân tố đã xác định mức độ ảnh hưởng và chiều hướng tác động của chúng với nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Thứ ba, dựa trên kết quả có được đề xuất, đưa ra một vài khuyến nghị nhằm mục đích kiểm soát và hạn chế nợ xấu.
- 3 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Thứ nhất, những nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam? Thứ hai, những nhân tố có mức độ ảnh hưởng thế nào đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam? Thứ ba, dựa vào kết quả nghiên cứu, các NHTM Việt Nam cần làm gì để giảm nợ xấu? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: 23 NHTM tại Việt Nam. Thông tin được lấy từ báo cáo tài chính (BCTC), báo cáo thường (BCTN) công bố minh bạch công khai trên các website của ngân hàng Phạm vi thời gian: Tác giả nghiên cứu dữ liệu các yếu tố vĩ mô và vi mô trong khoản thời gian từ năm 2011 đến hết năm 2023. Vì trong giai đoạn năm 2011 là giai đoạn nợ xấu bắt đầu tăng cao. Ngoài ra thì vào năm 2019, 2020 là khoảng thời gian xảy ra đại dịch Covid nên nền kinh tế bị tác động rất lớn và từ 2021 đến nay là thời điểm nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đang có sự phục hồi nhất định. Vậy nên giai đoạn từ 2011 – 2023 là giai đoạn để nghiên cứu tốt nhất để đánh giá và tìm cách khắc phục nợ xấu của các NHTM đang được niêm yết tại Việt Nam. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính, thông kê và so sánh nhằm mục đích thể hiểm rõ được tình hình nợ xấu hiện nay của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Với dữ liệu chuỗi thời gian theo tháng (từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 12 năm 2023).
- 4 Bằng phương pháp định tính, bài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp thông kê mô tả để phân tích khái quát sơ bộ về các biến sau đó tổng hợp và phối hợp với phương pháp phân tích so sánh để đưa ra các thảo luận về kết quả nghiên cứu. Đồng thời đề xuất các giải pháp và kiến nghị từ kết quả chương 4 cho chương 5. Bằng phương pháp định lượng, bài viết sẽ phân tích dữ liệu bảng, ước lượng mô hình bằng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất với 3 mô hình là hồi quy bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) để phân tích sự tác động của các nhân tố đến nợ xấu. Kế đến, tác giả tiến hành so sánh giữa hai phương pháp ước lượng truyền thống FEM và REM. Sau đó kết hợp với phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS) để khắc phục các khuyết của các mô hình trên. Cuối cùng tác giả thực hiện kiểm định để xem liệu mô hình có gặp các khuyết tật như hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan,… hay không. Cuối cùng dựa trên kết quả hồi quy để đưa ra các biện pháp khắc phục nợ xấu. 1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Thứ nhất, đề tài tổng hợp lại các cơ sở lý thuyết liên quan đến nợ xấu và các yếu tố có tác động tới nợ xấu tại các NHTM. Dựa vào các dữ liệu này, làm cơ sở để cho các bài nghiên cứu sau này có thể nghiên cứu tiếp theo ở định hướng khác Thứ hai, đề tài xác định được các yếu tố tác động đến nợ xấu và mức ảnh hưởng của chúng đến các NHTM tại Việt Nam. Dựa vào cơ sở đó các lãnh đạo của các NHTM Việt Nam có thể đưa ra được các giải pháp thích hợp với ngân hàng của mình để hạn chế tối đa nợ xấu, kiểm soát rủi ro và cải thiện tình hình nợ xấu hiện tại. Thứ ba, qua kết quả nghiên cứu đề tài đánh giá được tác động của các yếu tố vĩ mô đến nợ xấu. Dựa vào các kết quả nghiên cứu thực nghiệm này có thể giúp nhà nước đưa ra được các chính sách vĩ mô phù hợp để cải thiện tình hình nợ xấu, ổn định nền kinh tế.
- 5 1.7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn được kết cấu bao gồm 5 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Phần mở đầu. Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu cũng như xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Nội dung chương 2 nhằm tổng hợp và hệ thống các cơ sở lý thuyết về nợ xấu, đưa ra một số khái niệm đồng thời đề tài cũng lược khảo những nghiên cứu trước đây trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam nhằm đưa ra mô hình nghiên cứu thực nghiệm dự đoán nợ xấu tại các NHTM Việt Nam Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Từ khung lý thuyết ở chương 2 và kế thừa những mô hình thực nghiệm trong những nghiên cứu trước đây để đưa ra khung mô hình phù hợp nhất với dữ liệu nghiên cứu, trình bày phương pháp thu thập số liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 4 sẽ trình bày các kết quả thực nghiệm của mô hình dựa số liệu thu thập được từ đó đưa ra nhận xét và thảo luận về kết quả nghiên cứu thông qua mô hình hồi quy, đồng thời kiểm định các khuyết tật của mô hình và đưa ra kết luận với giả thuyết nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Trong chương 5 sẽ tóm tắt các kết quả nghiên cứu từ đó đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị phù hợp dựa trên kết quả nghiên cứu thu thập được ở chương 4, đồng thời nêu ra những hạn chế của đề tài nghiên cứu
- 6 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương này, bài nghiên cứu đã giới thiệu tổng quát về các vấn đề nghiên cứu như lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu. Bên cạnh đó tác giả xác định các đối tượng, phạm vi nghiên cứu và đưa ra được phương pháp nghiên cứu tổng quát. Sau đó tác giả đã đưa ra bố cục kết cấu của luận văn để làm cơ sở nghiên cứu để hoàn thành các chương tiếp theo.
- 7 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý thuyết về nợ xấu 2.1.1. Nợ xấu Có rất nhiều các quan điểm và định nghĩa khác nhau về nợ xấu nó tùy thuộc vào góc nhìn, hướng tiếp cận và từng nền kinh tế khác nhau trên thế giới như theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Negara ở Malaysia thì khoản vay được xem là nợ xấu khi khoản vay hoạt động không hiệu quả, người vay không đủ khả năng chi trả và vỡ nợ trong sáu tháng kể từ ngày nợ xấu đầu tiên (Amanda, 2019) hoặc các khoản nợ cho vay không thể trả được mà ngân hàng không thể thu hồi (Ernst & Young, 2004). Nợ xấu cũng có thể được định nghĩa như các khoản vay đã quá hạn trả gốc và lãi từ 90 ngày trở lên (Rose, 2009; Miskin, 2010). Tổng quan cho thấy các khái niệm về nợ xấu khác nhau và không đồng nhất ở các nền kinh tế khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm về nợ xấu được phổ biến hơn: Theo nhóm chuyên gia tư vấn của Liên hợp quốc AEG (2014) nợ xấu được định nghĩa như sau:”Về cơ bản một khoản nợ sẽ được xem là nợ xấu khi đã quá kì hạn trả gốc và/hoặc lãi khoản vay vượt trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi suất chưa được trả đã vượt quá 90 ngày và được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; Ngoài ra, các khoản phải thanh toán đã phải thanh toán dưới 90 ngày nhưng có những lý do để suy xét rằng các khoản thanh toán sẽ được thực hiện đầy đủ cũng được xem là nợ xấu”. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) nợ xấu là: “Một khoản tín dụng được coi là không có phát sinh lợi nhuận (nợ xấu) khi đã quá hạn kì hạn thanh toán gốc hoặc lãi khoản vay từ 90 ngày trở lên, khi các khoản lãi đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại thời gian trả nợ, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận, khi các khoản thanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 423 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 112 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 79 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 71 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 146 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
105 p | 18 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt
96 p | 15 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 59 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn