intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài cấp nhà nước: Xung đột xã hội và đồng thuận xã hội trong quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:243

191
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài cấp nhà nước "Xung đột xã hội và đồng thuận xã hội trong quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội: Cơ sở lý luận và thực tiễn" nhằm mục tiêu phân tích những vấn đề lý luận về xung đột xã hội và đồng thuận xã hội trong quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài cấp nhà nước: Xung đột xã hội và đồng thuận xã hội trong quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội: Cơ sở lý luận và thực tiễn

VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM<br /> <br /> ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC<br /> <br /> Xung ®ét x∙ héi vµ ®ång thuËn x∙ héi trong qu¸ tr×nh ph¸t triÓn x∙ héi vµ qu¶n lý ph¸t triÓn x∙ héi: c¬ së lý luËn vµ thùc tiÔn<br /> M· sè: KX.02.09/06-10<br /> <br /> B¸O C¸O TæNG HîP kÕt qu¶ nghiªn cøu<br /> Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Võ Khánh Vinh<br /> <br /> 8070 HÀ NỘI, 2009<br /> <br /> MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ những phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài, có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện, có hệ thống vấn đề về xung đột xã hội và đồng thuận xã hội có ý nghĩa quan trọng, rất cần thiết đối với sự phát triển xã hội và quản lý quá trình phát triển đó. Bởi lẽ, việc giải quyết các xung đột xã hội không ngừng nảy sinh trong đời sống xã hội, tạo ra sự đồng thuận xã hội chính là động lực thúc đẩy phát triển xã hội. Việc chậm giải quyết, giải quyết không đúng các xung đột xã hội sẽ cản trở thậm chí triệt tiêu sự phát triển của xã hội trong những giai đoạn nhất định. Thực tiễn trên thế giới ngày nay cho thấy, việc giải quyết không tốt các mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia, các dân tộc, các tôn giáo đang là những trở ngại lớn cho hòa bình, ổn định và phát triển chung toàn cầu cũng như của từng khu vực. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra những khủng hoảng về kinh tế, đói nghèo, bệnh tật... trên thế giới hiện nay là những xung đột trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội trên thế giới. Ở nước ta hiện nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đem lại cho chúng ta nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục. Tuy nhiên, trên con đường đổi mới, chúng ta còn phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách lớn, chẳng hạn: nước ta chưa thoát hẳn ra khỏi ngưỡng cửa của sự nghèo nàn, tăng trưởng kinh tế chưa ổn định và bền vững, tỷ lệ thất nghiệp còn cao; chính sách đổi mới và mở cửa bên cạnh những tích cực cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội và tham nhũng gia tăng; lối sống ích kỷ cùng với những thói hư, tật xấu đang có nguy cơ lây lan mạnh. Trong khi đó, nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội còn có những bất cập, việc triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, cơ chế quản lý còn nhiều<br /> 1<br /> <br /> hạn chế cần khắc phục, sửa đổi,... Những khó khăn, thách thức này hàng ngày, hàng giờ làm nảy sinh những xung đột, mâu thuẫn lớn, nhỏ mà nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời và đúng đắn sẽ có khả năng gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Thực tế cho thấy, từ những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích trong tất cả lĩnh vực, nếu không được giải quyết kịp thời, đúng đắn sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Có thể lấy những sự kiện tiêu cực ở Thái Bình, Hà Tây, Tây Nguyên, và gần đây nhất là vụ Thích Quảng Độ, Thích Khổng Tăng... làm ví dụ. Từ những xung đột, mâu thuẫn về đất đai ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, do chậm và không được giải quyết thỏa đáng đã dẫn đến sự kiện làm mất trật tự xã hội ở mức độ rộng. Cũng vì không nắm bắt kịp thời và chậm giải quyết những mâu thuẫn nhỏ trong việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội và vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên, để những thế lực xấu lợi dụng kích động một số đồng bào dân tộc gây rối, tạo không khí căng thẳng ở địa phương. Đến nay, dù rằng chúng ta đã có nhiều thành tựu to lớn trong chính sách phát triển xã hội, nhưng những vụ khiếu kiện đông người kéo dài xảy ra ở nhiều nơi và ngay cả tại Thủ đô Hà Nội, trong đó có những trường hợp đã bị những kẻ cơ hội chính trị như Thích Quảng Độ và Thích Khổng Tăng lợi dụng, chứng tỏ vẫn còn những mâu thuẫn, xung đột xã hội chưa được giải quyết kịp thời hoặc giải quyết chưa thỏa đáng. Bên cạnh những khó khăn và thách thức, Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi và cơ hội, trong đó, phải đặc biệt nhấn mạnh truyền thống vốn có của nhân dân Việt Nam là đoàn kết rộng rãi, tương trợ và đùm bọc lẫn nhau. Truyền thống này đã được phát huy trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Tuy nhiên, trong điều kiện mới, để phát huy truyền thống đó, cần hiểu rõ hơn về bản chất, hình thức và các điều kiện đảm bảo đồng thuận xã hội và từ đó, phát huy được truyền thống đoàn kết dân tộc. Thực tiễn đổi mới đất nước thời gian qua cho thấy, trước những khó khăn lớn, nhân dân ta luôn đoàn kết<br /> 2<br /> <br /> một lòng, gạt bỏ những lợi ích riêng tư để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhưng có những lúc tưởng chừng mọi việc đều thuận lợi, sự đồng thuận lại đạt được rất khó khăn. Vậy bản chất vấn đề là ở đâu ? Cần có những điều kiện gì để tạo sự đồng thuận xã hội trong những tình huống này hay tình huống khác ? Đây cũng là những vấn đề cấp thiết mà thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và xây dựng xã hội dân sự đang đặt ra. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc phòng ngừa, khắc phục, hạn chế, phát hiện và giải quyết các xung đột xã hội cũng như việc tạo điều kiện và phát huy đồng thuận xã hội có thể có nhiều, nhưng trong đó cần nhấn mạnh hai yếu tố: một là, chưa có một hệ thống lý luận sâu sắc toàn diện về xung đột xã hội và đồng thuận xã hội làm cơ sở để xây dựng các giải pháp phòng ngừa và giải quyết các xung đột xã hội, phát huy đồng thuận xã hội; hai là, chưa xây dựng được một hệ thống thông tin đáng tin cậy và nhanh chóng về các biểu hiện của xung đột xã hội để có các giải pháp kịp thời, nhanh chóng. Từ những trình bày trên, có thể kết luận rằng thực tiễn phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta cũng như thế giới đang đặt ra yêu cầu cấp bách về nghiên cứu một cách thấu đáo, toàn diện, có hệ thống vấn đề xung đột xã hội và đồng thuận xã hội trên cơ sở tổng kết một cách toàn diện, đầy đủ thực tiễn về xung đột xã hội và đồng thuận xã hội và các giải pháp giải quyết xung đột xã hội, tạo ra và phát huy đồng thuận xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển xã hội. Vì vậy, đề tài: “Xung đột xã hội và đồng thuận xã hội trong quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội - cơ sở lý luận và thực tiễn” có ý nghĩa cấp bách về lý luận cũng như thực tiễn, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và xã hội dân sự vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ở Việt Nam.<br /> 3<br /> <br /> 2. Tình hình nghiên cứu Tình hình nghiên cứu trong nước về đề tài Ở nước ta, có thể nói các công trình nghiên cứu về xung đột xã hội và đồng thuận xã hội còn rất ít ỏi, thậm chí có thể đếm trên đầu ngón tay những công trình chuyên sâu về vấn đề này. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là vấn đề xung đột xã hội và đồng thuận xã hội không được đề cập, nghiên cứu. Trong thực tế, xung đột xã hội và đồng thuận xã hội được đề cập nhiều dưới các hình thức khác nhau, như mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn trong xã hội, trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... Tuy nhiên, các công trình này chỉ nghiên cứu vấn đề xung đột xã hội và đồng thuận xã hội ở những khía cạnh, bình diện nhất định. Hơn nữa, phần lớn các công trình này nghiên cứu về xung đột xã hội và đồng thuận xã hội trong chừng mực và ở phạm vi có liên quan đến những vấn đề nghiên cứu khác. Như vậy, có thể nói về lý luận thì vấn đề xung đột xã hội và đồng thuận xã hội trong quá trình phát triển và quản lý phát triển xã hội mới chỉ được nghiên cứu riêng rẽ từng mặt, từng góc độ, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống vấn đề này. Hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu nào ở cấp Nhà nước và cấp Bộ nghiên cứu về vấn đề này. Tình hình nghiên cứu ngoài nước về đề tài Nhìn chung, không có nhiều chuyên khảo tầm cỡ nghiên cứu riêng về xung đột xã hội và đồng thuận xã hội. Vấn đề này thường được các tác giả nước ngoài nghiên cứu lồng ghép với những vấn đề khác hoặc trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác. Chẳng hạn, xung đột xã hội và đồng thuận xã hội thường được xem xét trong mối quan hệ giữa cá nhân, Nhà nước, xã hội, hoặc trong mối quan hệ của các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm xã hội. Trong thời gian gần đây, vào khoảng những năm 2000, lý luận về xung đột xã hội mới bắt đầu được đưa vào chương trình đào tạo đại học nhưng không phải là môn học chính ngoại trừ trong ngành xã hội học tại một số nước.<br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2