intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: Nguyễn Linh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:31

145
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên nghiên cứu đặc điểm khí hậu lào cai, các yếu tố và điều kiện hình thành khí hậu tỉnh Lào Cai nhằm phục tốt hơn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát huy tiềm năng vốn có cùa Lào Cai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai

  1. LỜI CẢM ƠN Để  hoàn thành đề  tài nghiên cứu này trước hết em xin bày tỏ  lòng biết   ơn  sâu sắc  tới quý  thầy,  cô  trong  khoa  Khoa  học  Môi Trường  và  Trái đất  trường Đại Học Khoa Học. Những người đã và đang dìu dắt, dạy dỗ em trong   quá suốt trình học tập, rèn luyện tại trường đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá  trình hoàn thành đề tài này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô   giáo hướng dẫn T.S Hoàng Lưu Thu Thủy – viện địa lý Hà nội. Người đã tận  tình chu đáo hướng dẫn, bổ  sung kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cho  chúng em, giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Mặc dù đã có nhiều cố  gắng để  thực hiện đề  tài một cách hoàn chỉnh   nhất, song do những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh   khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Vì vậy em rất  mong nhận được sự góp ý, bổ  sung từ  quý thầy cô để  đề  tài được hoàn chỉnh  hơn. Em xin chân thành cảm ơn!                                                                                    Thái Nguyên, ngày 17 tháng 11 năm 2017                                                                               Sinh viên                                                                       Ma Công Hải
  2. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong các thành phần cấu tạo nên một tổng thể  tự  nhiên, khí hậu là  thành phần đặc biệt quan trọng không thể  thiếu. Giữa khí hậu và các thành   phần tự nhiên khác như đất, nước, sinh vật… luôn có mối quan hệ thống nhất   và biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Khí hậu tác động đến các  thành phần khác với vai trò như một nhân tố thành tạo, tạo nên sự  đa dạng và  phong phú của tự  nhiên. Các yếu tố  tự  nhiên như  bức xạ  Mặt Trời, hoàn lưu   khí quyển và bề  mặt đệm đã tác động sâu sắc đến khí hậu, tạo nên các đặc   điểm của khí hậu làm cho khí hậu có sự  phân hóa đa dạng theo thời gian và  không gian. Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, với nguồn  nhiệt dồi dào và lượng mưa, ẩm phong phú. Tuy nhiên, do lãnh thổ nước ta kéo   dài theo phương kinh tuyến cộng với sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nên  khí hậu nước ta có sự  phân hóa phức tạp theo hướng Bắc – Nam, Đông – Tây   và từ thấp lên cao. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền với bảy vùng khí hậu  với các đặc điểm khí hậu đặc trưng khác nhau. Lào Cai là một tỉnh có đặc   điểm khí hậu đặc biệt nhất cả  nước, mang cả  những nét riêng của khí hậu   vùng  Đông  Bắc,   vừa   có   những  nét  riêng  của   khí  hậu  Tây  Bắc.   Đây  là   địa  phương duy nhất trên cả  nước mà sự  phân hóa đai cao đầy đủ  nhất, rõ rệt  nhất. Lào Cai nổi tiếng với khu vực chuyên canh cây ăn quả, cây dược liệu,   các loài rau, hoa có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Hơn nữa, Lào Cai còn được  biết đến với các điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, Si   Ma Cai nhờ có đặc điểm khí hậu mát mẻ mà hiếm có địa phương nào có được   điều kiện đó để phát triển. Tuy nhiên, hiện nay Lào Cai chưa khai thác tốt các   ưu đãi của khí hậu để  phát triển kinh tế  ­ xã hội. Do đó, việc nghiên cứu khí  hậu tỉnh Lào Cai có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc đánh giá đúng tiềm năng   và khai thác có hiệu quả  hơn nữa tài nguyên khí hậu của tỉnh, đẩy mạnh sự  phát triển kinh tế ­ xã hội của địa phương, vùng và cả nước nói chung.
  3. Với lí do trên, em đã lựa chọn đề  tài “Đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai”.  Đề  tài nghiên nghiên cứu đặc điểm khí hậu lào cai, các yếu tố  và điều kiện  hình thành khí hậu tỉnh Lào Cai nhằm phục tốt hơn mục tiêu phát triển kinh tế ­  xã hội cũng như phát huy tiềm năng vốn có cùa Lào Cai. 2. Mục đích, giới hạn, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích Đề tài nghiên cứu các nhân tố hình thành khí hậu và các đặc điểm chính  của khí hậu tỉnh Lào Cai, bước đầu tiến hành phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai. 2.2. Giới hạn nghiên cứu của đề tài ­  Nội dung:  Tập trung nghiên cứu các nhân tố  hình thành khí hậu, đặc   điểm của khí hậu tỉnh Lào Cai thông qua các yếu tố  của thời tiết và khí hậu,  trên cơ sở đó bước đầu tiến hành phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai. ­ Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: Giới hạn nghiên cứu của đề tài là phạm  vi tỉnh Lào Cai, gồm lãnh thổ  tự  nhiên của 9 đơn vị  hành chính cấp huyện   (thành phố) là thành phố Lào Cai (Tp. Lào Cai) và các huyện Bát Xát, Bắc Hà,   Bảo Thắng, Bảo Yên, Mường Khương, Sa Pa, Si Ma Cai, Văn Bàn. 2.3. Nhiệm vụ của đề tài ­ Phân tích và làm rõ các nhân tố hình thành khí hậu tỉnh Lào Cai. ­ Nghiên cứu các đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai thông qua các yếu tố khí  hậu và các đặc trưng riêng biệt của khí hậu. ­ Bước đầu tiến hành phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp thu thập số liệu  Thu thập những tài liệu liên quan từ  các cơ  quan, trung tâm nghiên cứu   trong tỉnh, quốc gia, viện địa lý Hà Nội. Trong đó các số liệu khí hậu chủ yếu   được lựa chọn từ kết quả đo đạc và lưu trữ tại các trạm khí tượng trên địa bàn  tỉnh Lào Cai, số liệu khí tượng thủy văn chương trình tiến bộ khoa học kĩ thuật   cấp nhà nước 42A của Tổng cục khí tượng thủy văn, số liệu khí hậu của tỉnh  
  4. Hoàng Liên Sơn (cũ) và số  liệu quan trắc trong thời gian 20 năm gần đây của  Lào Cai (1994 – 2013). 3.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp tư liệu Phương pháp phân tích – tổng hợp dùng để phân tích mối quan hệ giữa   các yếu tố hình thành khí hậu, đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai, so sánh sự khác   biệt và các đặc điểm khí hậu giữa các địa phương trong tỉnh, cũng như  giữa   Lào Cai với các tỉnh, vùng khác và trong cả nước. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU TỈNH LÀO CAI 1.1. Bức xạ Mặt Trời Vị  trí địa lí Lào Cai nằm trong khoảng từ  21051’B đến 22051’B nên Lào  Cai mang nét đặc trưng của chế  độ  nhiệt vùng nhiệt đới thiên về  chí tuyến.  Trong năm vẫn có hiện tượng hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nhưng khoảng  cách rất gần nhau, lần thứ  nhất vào khoảng trung tuần tháng 6 (từ  16­ 20/6),   lần thứ hai vào hạ tuần tháng 6 (24­28/6) (bảng 1.1). Bảng 1.1: Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại một số địa điểm ở Lào Cai Ngày Mặt Trời  Ngày Mặt Trời  Khoảng  Địa điểm Vĩ độ qua thiên đỉnh  qua thiên đỉnh  cách lần thứ nhất lần thứ hai Cực Bắc 22051’B 20/6 24/6 04 ngày Mường  22046’B 19/6 25/6 06 ngày Khương Bắc Hà 22032’B 18/6 26/6 08 ngày Tp.Lào Cai 22030’B 18/6 26/6 08 ngày Hoàng Liên Sơn 22021’B 18/6 26/6 08 ngày Sa Pa 22020’B 18/6 26/6 08 ngày Cực Nam 21051’B 16/6 28/6 12 ngày
  5. (Nguồn: Khí hậu Hoàng Liên Sơn, 1983) Do vị  trí nằm gần chí tuyến Bắc nên mặc dù có hai lần Mặt Trời lên   thiên đỉnh trong năm nhưng khoảng cách giữa hai lần là rất ngắn. Ở phía Nam  của Lào Cai, khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong nằm dài  nhất là 12 ngày, càng lên phía Bắc, khoảng cách đó càng bị  rút ngắn (tại Cực   Bắc của Lào Cai khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh là 04 ngày).  Do đó, khác với các tỉnh khác ở khu vực phía Nam vĩ tuyến 16 0B, trong chế độ  nhiệt của Lào Cai không có hiện tượng xuất hiện hai cực đại và hai cực tiểu   trong năm, mà chế  độ  nhiệt của Lào Cai chỉ  có một cực đại và một cực tiểu.  Cực đại trong chế độ  nhiệt xảy ra vào khoảng cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7  (ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ hai), cực tiểu rơi vào khoảng thời gian có  độ  cao Mặt Trời nhỏ  nhất (khoảng tháng 1). Như  thế, chế  độ  nhiệt của Lào  Cai có tính chất nhiệt đới cận chí tuyến. Bên cạnh thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, một khía cạnh cũng rất tiêu biểu   của chế độ bức xạ là độ cao Mặt Trời lúc giữa trưa của ngày 15 hàng tháng (bảng  1.2). Bảng 1.2: Độ cao Mặt Trời giữa trưa trung bình tháng tại một số địa  điểm ở Lào Cai (độ) Địa  Tháng điể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 m Mường  46, 53, 65, 86, 89, 88, 70, 58, 48, Khươn 76,9 81,4 43,9 0 4 0 0 5 8 3 8 8 g Tp. Lào  46, 65, 86, 89, 70, 54,7 77,2 89,1 81,7 59,1 49,1 44,2 Cai 3 3 3 2 6 Sa Pa 46, 65, 86, 89, 89, 70, 59, 49, 54,9 77,4 81,9 44,4 5 5 5 0 3 8 3 3 Bảo Hà 46, 55, 65, 86, 89, 89, 82, 59, 49, 77,4 71,0 44,6 6 0 5 5 9 4 0 4 4 (Nguồn: Khí hậu Hoàng Liên Sơn, 1983)
  6. Từ  bảng 1.2 cho thấy Lào Cai có độ  cao Mặt Trời lúc giữa trưa  thấp nhất là tháng 11, tháng 12 và tháng 1 với trị số góc nhập xạ  nhỏ hơn 50 0.  Đến tháng 2, tháng 3 độ cao Mặt Trời có sự tăng dần lên nhưng vẫn còn thấp,  chỉ đạt trên dưới 600, riêng Mường Khương độ  cao Mặt Trời tháng 2 vẫn còn  thấp (đạt 53,40). Đây là trị  số  khá thấp so với các địa phương khác trong cả  nước, nhất là so với các địa phương  ở  vùng đồng bằng Bắc Bộ  hay các địa   phương  ở  Trung và Nam Bộ. Từ  tháng 4 đến tháng 9, độ  cao Mặt Trời tăng   dần, hầu hết các trạm quan sát đều có góc nhập xạ  lớn hơn 70 0, đặc biệt là  tháng 6 và tháng 7 có góc nhập xạ cao nhất, phù hợp với thời gian Mặt Trời lên  thiên đỉnh tại các địa điểm. Về số giờ nắng, Lào Cai là tỉnh có số  giờ  nắng thuộc loại trung bình so   với các địa phương khác trong cả  nước. Số  giờ  nắng trung bình năm dao động   khoảng 1400 – 1600 giờ (so với trung bình cả  nước là từ  1400 – 3000 giờ/năm,   so với các tỉnh Nam Bộ  dao động từ  2200 – 2800 giờ/năm…). Trong các địa  phương trong tỉnh thì Tp. Lào Cai có số giờ nắng cao nhất, đạt 1588,4 giờ/năm.  Một số  huyện trị  số  giờ  nắng thấp như  Sa Pa 1445,3 giờ/năm, Bắc Hà 1474,3   giờ/năm… Theo qui luật chung, số giờ nắng ở Lào Cai cũng phân hóa tuân theo chu   kì ngày và năm, tùy thuộc vào từng khu vực địa hình. Theo chu kì ngày thì ban   đêm bằng 0, từ  sáng sớm tăng dần và cực đại lúc giữa trưa, sau đó lại giảm   dần đến tối. Theo chu kì năm thì có sự khác biệt giữa các tháng và các khu vực  địa hình. Các vùng thấp hơn thì có số  giờ  nắng cao nhất vào khoảng tháng 5  (như  Tp. Lào Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, hay cao hơn là huyện Bắc   Hà… số giờ nắng có thể đạt trên 170 giờ). Ở những nơi có độ cao lớn như Sa   Pa thì tháng có số giờ nắng cao là tháng 3, tháng 4 với trị số trên dưới 170 giờ  nắng/tháng (bảng 1.3). Bảng 1.3: Số giờ nắng trung bình tháng và năm tại một số trạm ở Lào Cai  (giờ) Thán Trạ Năm g m 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
  7. Bắc  75,8 88,1 122,7 150,1 176,4 140,9 146,1 132,8 116,2 114,5 98,2 112,5 1474,3 Hà Tp.  Lào  80,4 76,9 105,0 144,9 189,2 148,9 166,6 168,1 162,5 129,9 105,4 110,6 1588,4 Cai Hoàn g Liên  147,9 151,1 185,8 176,6 127,1 75,2 76,7 103,9 102,4 123,3 110,3 151,1 1531,4 Sơn SaPa 116,4 112,2 156,4 168,9 150,5 91,8 110,0 114,3 97,8 95,9 104,6 126,5 1445,3 (Nguồn: Số liệu khí hậu – Chương trình khoa học 42A) Ở  Lào Cai, số giờ  nắng ít liên quan đến vị  trí gần chí tuyến Bắc, thêm  vào đó lại có một mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mưa  phùn vào mùa đông nên trời nhiều mây, u ám, ảnh hưởng đến số giờ nắng. Mùa   hạ, số giờ nắng nhiều địa phương thấp liên quan đến mùa mưa, lượng mây và   mưa lớn làm cho số giờ nắng không cao. Đặc biệt tại Sa Pa và trạm Hoàng Liên  Sơn các tháng mùa hạ số giờ nắng ít, do chịu ảnh hưởng của độ  cao và nằm ở  sườn đón gió Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn, nên lượng mưa lớn, mây mù   bao phủ nhiều nên số giờ nắng ít, vào tháng 7 và tháng 8 số giờ nắng ở Hoàng   Liên Sơn chỉ đạt 75­76 giờ/tháng.  Nhìn chung, độ  cao Mặt Trời, thời gian chiếu sáng và số  giờ  nắng là   những chỉ số thể hiện rõ nét nhất chế độ bức xạ của Lào Cai. Và tất yếu theo   qui luật chung, độ cao Mặt Trời càng lớn, thời gian chiếu sáng càng dài, số giờ  nắng trong năm càng lớn thì lượng bức xạ  tổng cộng nhận được trong năm  càng lớn. Lượng bức xạ  tổng cộng không chỉ  dùng để  tính toán sự  thu – chi   năng lượng, để từ đó làm cơ sở đánh giá cán cân bức xạ mà đó còn là một trong   những cơ  sở  để  xác định thời gian mùa mưa, mùa khô  ở  mỗi khu vực khác   nhau. 1.1.1. Bức xạ tổng cộng Là một tỉnh nằm gần chí tuyến Bắc, lại không có mùa khô sâu sắc kéo  dài như  các địa phương khác trên cả  nước, lượng mây lớn trong năm nên Lào  Cai có lượng bức xạ   ở  mức trung bình. Tổng lượng bức xạ  thu được trong   điều kiện quang mây ở các địa điểm có thể đạt từ 150 – 200 kcal/cm 2/năm. Tuy 
  8. nhiên trong thực tế không phải lúc nào trời cũng quang mây mà có những tháng  lượng mây chiếm quá 2/3 bầu trời (75 – 80%), điều đó làm cho lượng bức xạ  tổng cộng đo được tại mặt đất (lượng bức xạ thực tế) ở mức tương đối thấp   (bảng 1.6). Bảng 1.4: Lượng bức xạ tổng cộng trung bình tháng và năm tại một số  trạm ở Lào Cai (kcal/cm2) Th Tr Năm áng ạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Sa Pa 5,0 5,6 8,5 11,7 10,4 11,6 5,4 8,1 5,4 4,9 3,4 6.0 86,0 Bảo  4,8 5,7 7,8 10,0 12,4 11,1 11,6 10,2 9,8 7,9 6,2 5,0 102,5 Hà (Nguồn: Số  liệu khí hậu – Chương trình khoa học 42A và Khí hậu Hoàng Liên Sơn,   1983) Lượng bức xạ tổng cộng có sự  thay đổi theo khu vực và theo mùa. Các   khu vực thấp, lượng mưa và độ mây che phủ thấp nên có lượng bức xạ cao hơn  (Bảo Hà bức xạ tổng cộng 102,5 kcal/cm2/năm), ngược lại, nơi có địa hình cao,  mây mù bao phủ  nhiều tháng trong năm, nhất là mùa đông nên lượng bức xạ  nhận được thấp hơn nhiều (Sa Pa chỉ đạt 86,0 kcal/cm2/năm). Theo mùa, lượng bức xạ  tổng cộng tại Lào Cai cao hơn vào các tháng   mùa hạ, nhất là các tháng từ  tháng 4 đến tháng 8 (tháng 4 tại Sa Pa là 11,7  kcal/cm2/năm, tháng 5 tại Bảo Hà là 12,4 kcal/cm2/năm). Riêng tháng 7 là tháng  có nhiệt độ cao nhất  ở Lào Cai nhưng lượng bức xạ tổng cộng lại không phải  cao nhất, điều đó liên quan đến lượng mây và mưa trong tháng này. Tháng 7  cũng là tháng có lượng mưa lớn, phần nào ảnh hưởng đến sự bao phủ của mây  trên bầu trời, do đó lượng bức xạ của tháng 7 tương đối thấp. Các tháng có bức   xạ  tổng cộng thấp là các tháng đầu và giữa mùa đông (từ  tháng 11 – tháng 2),   lượng bức xạ tổng cộng chỉ đạt từ 3,0 – 6,0 kcal/cm2/tháng).
  9. 1.1.2. Cán cân bức xạ Cán cân bức xạ  là đại lượng đặc trưng cho khả  năng thu và chi năng   lượng của mặt đất. Nó phản ánh các đặc điểm vĩ độ  và chế  độ  Mặt Trời   nhưng lại phụ  thuộc vào tính chất của bề mặt đệm. Do đó, trị  số của cán cân   bức xạ  không đồng nhất mà có sự  thay đổi tùy từng khu vực, tùy thời điểm  khác nhau. Tại Lào Cai, cán cân bức xạ  luôn dương, nhưng trị  số  không cao, dao  động từ 40 – 65 kcal/cm2/năm. Đó là do nằm ở vĩ độ cận chí tuyến, góc chiếu   sáng của Mặt Trời không lớn, lại chịu tác động của gió mùa cực đới, mùa khô  không rõ rệt…Cán cân bức xạ này thấp hơn cán cân bức xạ của vùng nhiệt đới   điển hình (75 kcal/cm2/năm) (bảng 1.5). Bảng 1.5: Cán cân bức xạ trung bình tháng và năm tại một số trạm ở Lào  Cai (kcal/cm2) Th Tr Năm áng ạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Sa Pa 2,9 3,0 4,7 5,3 3,8 4,6 3,1 7,3 3,8 2,2 1,2 2,8 44,7 Bảo  2,1 2,8 4,4 7,5 8,7 7,5 8,0 7,4 6,5 4,6 3,0 2,0 64,5 Hà (Nguồn: Số liệu khí hậu – Chương trình khoa học 42A và Khí hậu Hoàng Liên   Sơn, 1983) Tương tự như lượng bức xạ tổng cộng, cán cân bức xạ tại Lào Cai có sự  khác biệt giữa các khu vực, tại vùng núi cao, cán cân bức xạ đạt giá trị rất thấp  (Sa Pa đạt 44,7 kcal/cm2/năm), vùng địa hình thấp, bức xạ Mặt Trời lớn hơn nên   cán cân bức xạ cao hơn (Bảo Hà 64,5 kcal/cm2/năm). Nếu xem xét về biến trình  cán cân bức xạ trong năm, dễ dàng nhận thấy giá trị cán cân bức xạ cao vào các   tháng mùa hạ  (tháng 4 đến tháng 8) với trị  số  dao động khoảng từ  3,0 – 9,0   kcal/cm2/tháng. Các tháng mùa đông có cán cân bức xạ  thấp hơn, một phần do   lượng bức xạ  thu được trong mùa đông ít (do độ  cao Mặt Trời nhỏ, trời nhiều   mây lại có mưa phùn), năng lượng mặt đất tỏa ra khá lớn nên cán cân bức xạ  nhỏ. Vào các tháng trong mùa đông, cán cân bức xạ  chỉ  dao động từ  1,0 – 3,0 
  10. kcal/cm2/năm, thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh (thành phố) khác, đặc biệt là  các tỉnh (thành phố) ở phía nam dãy Bạch Mã.  Biên độ trung bình của cán cân bức xạ tại Lào Cai dao động từ 6,0 – 7,0   kcal/cm2/năm. Trị  số  này tương đương với trị  số  biên độ  cán cân bức xạ  của   các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Bắc   Tây Nguyên; nhưng so với các tỉnh Nam Bộ  thì trị  số  này cao hơn khá nhiều  (Nam Bộ có biên độ cán cân bức xạ từ 3,0 – 6,0 kcal/cm2/năm). Tóm lại, cán cân bức xạ tại Lào Cai ở mức trung bình và có sự phân hóa   khá lớn giữa các tháng trong năm. Thời gian có góc nhập xạ  lớn và lượng bức  xạ  lớn thường rơi vào các tháng trước và sau ngày hạ  chí. Lãnh thổ  Lào Cai  không lớn, nằm trọn trong 10 vĩ tuyến nên sự  phân hóa về  bức xạ  và cán cân  bức xạ  theo khu vực là không nhiều. Trị  số  bức xạ  tổng cộng và cán cân bức   xạ  của Lào Cai tương đương với các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ  nhưng  thấp hơn so với các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Chính điều kiện địa lí là  nguyên nhân sâu sắc dẫn đến phân hóa các yếu tố bức xạ, đặc biệt là phân hóa  theo đai cao và kinh độ. 1.2. Hoàn lưu khí quyển Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên khí hậu Lào Cai chịu tác  động sâu sắc của hoàn lưu khí quyển của đới và của vùng. Đó là sự  tác động   thường xuyên của các trung tâm khí áp ở vùng cận nhiệt đới (cao áp cận nhiệt   Thái Bình Dương), vùng xích đạo (dải áp thấp xích đạo)… đồng thời chịu tác  động theo mùa của các trung tâm khí áp hình thành và hoạt động theo mùa như  áp cao lục địa châu Á, áp thấp lục địa châu Úc trong mùa đông, áp thấp lục địa   châu Á, áp cao lục địa châu Úc, áp cao Bắc Ấn Độ Dương trong mùa hạ. Nét đặc trưng cơ  bản của vùng nội chí tuyến là sự  hoạt động của gió   mậu dịch (gió tín phong). Dưới tác động của cao áp cận nhiệt đới Thái Bình   Dương, một luồng không khí hoạt động ở  tầng thấp của khí quyển xuất phát   từ  rìa Tây Nam của cao áp này đến Lào Cai nói riêng và Việt Nam nói chung  theo hướng Đông Bắc. Ngược lại trên tầng cao, luồng không khí di chuyển  theo hướng Tây Nam từ vùng xích đạo về chí tuyến Bắc, trong đó có Lào Cai,  tạo thành vòng hoàn lưu mậu dịch.
  11. Gió mậu dịch hoạt động quanh năm nhưng mức độ  mạnh yếu tùy từng   thời kì, khi mà gió mùa cực đới hoạt động mạnh ở tầm thấp, thì gió mậu dịch  hoạt động  ở  tầng cao hoặc xen kẽ  giữa các đợt gió mùa cực đới. Trong các   tháng giữa mùa hạ, cao áp cận nhiệt Thái Bình Dương phát triển mạnh mẽ  nhất, phạm vi hoạt động cũng mở rộng về lục địa châu Á, do đó gió mậu dịch   được tăng cường hơn. Tuy nhiên, khi đó áp thấp châu Á và áp cao châu Úc đang  trong giai đoạn phát triển mạnh nhất, nên gió mùa mùa hạ  hoạt động thịnh  hành ở Việt Nam trong đó có Lào Cai. Biểu hiện của sự thiết lập gió mùa mùa  hạ là vị trí trung bình của dải hội tụ nhiệt đới, vị trí vùng hội tụ giữa hai luồng   mậu dịch Nam – Bắc bán cầu trong tháng 7 ở khoảng 20 0B nước ta. Sau đó, sự  suy yếu của gió mùa mùa hạ  vào cuối mùa đã làm cho dải hội tụ  nhiệt đới bị  đẩy lùi vào phía Nam. Trong mùa đông hoạt động mạnh mẽ  của gió mùa Đông Bắc thì hoạt  động của gió mậu dịch giảm bớt. Vào tháng 1, vị  trí front cực (mặt tiếp xúc   giữa không khí cực đới và không khí cận nhiệt Thái Bình Dương) ở vĩ độ 17 –  180B. Như  thế  hoạt động của gió mậu dịch có sự  thay đổi trong năm, không   thường xuyên chi phối khí hậu miền Bắc nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng.  Tóm lại do tác động của hoàn cảnh địa lí, gió mùa hoạt động tại Lào Cai   không thuộc một cơ chế thuần nhất. Nó được tạo thành từ  nhiều khối không   khí của các trung tâm tác động khác nhau, thường xuyên tranh chấp, lấn  át  nhau. Sự tác động của hoàn lưu gió mùa đã tạo ra nét đặc sắc của khí hậu Lào  Cai là phân thành hai mùa: Mùa đông lạnh, ít mưa và một mùa hạ  nóng  ẩm,   mưa nhiều, đôi khi chịu tác động của hiệu ứng phơn. 1.3. Đặc điểm của bề mặt đệm 1.3.1. Địa hình Lào Cai là một tỉnh vùng núi cao với địa hình rất phức tạp và độ chia cắt  lớn. Độ cao trung bình của toàn tỉnh khoảng 1000m so với mực nước biển. Địa   hình bị chia cắt mạnh mẽ và có tính phân bậc rõ nét: Bậc độ cao từ 200m đến  500m chiếm khoảng 28,1%, bậc độ cao từ 500m đến 1000m chiếm 26,7% diện   tích, phần còn lại là bậc độ  cao từ  1000m – 2000m và bậc độ  cao trên 2000m. 
  12. Đặc biệt mức chênh lệch độ cao tuyệt đối ở Lào Cai là rất lớn. Nơi có độ cao  thấp nhất là 80m so với mực nước biển (thuộc huyện Bảo Thắng), ngay cả Tp.  Lào Cai cũng chỉ  cao khoảng 100m so với mực nước biển. Các cao nguyên   Mường  Khương  (772m),  Bắc  Hà  (974m) hay  thị  trấn Sa  Pa  nằm  ở   độ  cao  1570m so với mực nước biển có khí hậu mát mẻ. Đỉnh cao nhất là Phanxipan  cao 3143m. Nhìn tổng quan, địa hình Lào Cai có thể  chia thành hai dải với các đặc  điểm khác nhau, mà ranh giới của hai dải địa hình đó là thung lũng sông Hồng. 1.3.2 Thủy văn Thủy văn là một yếu tố  có tác động rất lớn đến các đặc điểm khí hậu  nói chung và của khí hậu Lào Cai nói riêng. Thủy văn vừa là một trong những  yếu tố  góp phần tạo nên cảnh quan chung, lại vừa là nhân tố  thể  hiện rõ các  đặc trưng khí hậu của tỉnh Lào Cai. Thủy văn tham gia trực tiếp vào vòng tuần   hoàn vật chất và năng lượng trong lớp vỏ cảnh quan. Tại Lào Cai, với tính chất  khí hậu nhiệt đới gió mùa cận chí tuyến, có sự phân hóa chế độ mưa thành một  mùa hạ mưa nhiều và một mùa đông mưa ít, có 3­4 tháng khô nhưng không có   tháng hạn, nên đặc điểm thủy văn của Lào Cai cũng phản ánh rất rõ nét các  đặc trưng của khí hậu. CHƯƠNG 2. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA KHÍ HẬU TỈNH LÀO CAI 2.1 Chế độ nhiệt Chế độ Mặt Trời với nguồn bức xạ ở mức trung bình, số giờ nắng trong   năm phân bố không đều giữa các tháng đã ảnh hưởng lớn đến chế độ nhiệt của  tỉnh. Bên cạnh đó, vị  trí địa lí, sự tác động của gió mùa mùa đông cùng với độ  cao địa hình làm cho chế  độ  nhiệt của Lào Cai, mặc dù vẫn đạt tiêu chí của  vùng nhiệt đới nội chí tuyến nhưng thiên về chí tuyến hơn là về xích đạo. 2.1.1 Chế độ nhiệt trung bình  Với vị trí gần sát với đường chí tuyến Bắc, lại chịu tác động của qui luật   phi địa đới do đặc thù của tỉnh miền núi với nhiều khu vực có độ  cao lớn, thêm 
  13. vào đó, tác động của gió mùa mùa đông với tần suất khá lớn đã làm cho nhiệt độ  không khí của Lào Cai không cao và không đều theo các tháng trong năm. Nhiệt độ  trung bình chung toàn tỉnh đạt trên 200C, đảm bảo cho tổng nhiệt hoạt động đạt từ  7000 – 80000C. Tuy nhiên nhiệt độ  trung bình và tổng nhiệt độ  hoạt động có sự  phân  hóa không đều theo từng khu vực, những khu vực có nền địa hình thấp dưới   700m mới có tổng nhiệt độ hoạt động cao đạt 7500 – 8000 0C và nhiệt độ trung  bình đạt trên 210C, đạt tiêu chuẩn của vùng nhiệt đới. Những khu vực đạt nhiệt   độ  trung bình năm trên 220C với tổng nhiệt hoạt động trên 80000C chiếm tỉ lệ  nhỏ. Đó là khu vực dọc thung lũng sông Hồng thuộc vùng thấp Tp. Lào Cai và  các   huyện   Bát   Xát,   Văn   Bàn,   Bảo   Thắng,   Bảo   Yên.   Những   vùng   cao   trên   1000m đều có tổng nhiệt độ  trên dưới 65000C và nhiệt độ trung bình năm trên  180C (bảng 2.1) Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm tại Lào Cai (0C) Th Tr Năm áng ạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Mường  23, 24, 23, 22, 20, Khươn 11,6 13,0 16,7 21,0 24,1 16,5 13,5 1 4 5 9 8 3 g 22, 23, 23, Bắc Hà 10,8 12,2 16,0 19,7 23,1 21,8 19,2 15,6 12,1 1 5 5 7 Tp. Lào  20, 24, 26, 26, 23, 20, 16,0 16,8 27,6 27,7 27,3 17,3 2 Cai 6 0 8 3 8 2 Hoàng  Liên  7,1 8,9 12,4 14,4 15,7 16,4 16,4 16,4 15,3 13,1 9,7 7,5 1 Sơn SaPa 8,5 9,9 13,9 17,0 18,3 19,6 19,8 19,5 18,1 15,6 12,4 9,5 1 20, 23, 26, 26, 23, 20, Bảo Hà 15,8 16,7 27,8 27,9 27,5 17,0 2 3 8 8 3 8 3 (Nguồn: Địa lí tự nhiên Việt Nam 2 và Khí hậu HoàngLiên Sơn, 1983) 2.1.2. Nhiệt độ cực trị 
  14. Tại Lào Cai, nhiệt độ cực trị phụ thuộc chặt chẽ vào độ cao địa hình và   tác động của hoàn lưu gió mùa, nhất là gió mùa mùa đông.  Ở  các khu vực địa  hình thấp có khả năng xuất hiện nhiệt độ  cực trị  với nhiệt độ  tối cao lớn hơn  so với các vùng núi cao, đồng thời nhiệt độ tối thấp ở vùng thấp lại lớn hơn so  với các khu vực địa hình cao (bảng 2.2 và bảng 2.3). Bảng 2.2: Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình tháng và năm tại một số  địa điểm ở Lào Cai (0C) Thá Trạ Năm ng m 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Mường  28, 28, 28, 24, 20, Khươn 15,4 16,9 21,0 25,1 28,1 27,3 17,4 23,4 4 7 4 3 4 g 20, 24, 26, 23, Bắc Hà 14,8 16,2 27,5 27,7 27,4 26,1 19,9 16,7 22,6 4 2 8 5 Tp. Lào  20, 25, 28, 32, 32, 32, 32, 28, 25, 22, 21,3 31,3 27,7 Cai 0 3 9 2 7 6 4 5 0 0 Hoàng  Liên  10,5 12,7 16,0 18,2 19,1 19,1 19,0 19,5 18,5 16,4 13,1 11,1 16,1 Sơn 22, 22, 23, SaPa 12,1 13,8 18,3 21,2 23,1 21,5 18,9 15,8 13,2 18,9 5 9 0 (Nguồn: Số liệu khí hậu – Chương trình khoa học  42A) Theo kết quả quan trắc và đo đạc được từ các trạm khí tượng trong tỉnh   thì tháng 7 là tháng có nhiệt độ cao nhất trung bình lớn nhất. Nhiệt độ cao nhất   trung bình tháng 7 dao động từ 19 – 33 0C, ngay cả ở trạm Hoàng Liên Sơn (cao   2170m so với mực nước biển) thì vẫn đạt 190C. Các khu vực địa hình thấp, dao  động trên dưới 300C, cao nhất là tại Tp. Lào Cai (32,70C). Nhiệt   độ   không   khí   thấp   nhất   trung   bình   năm   ở   Lào   Cai   dao   động   khoảng 10 – 200C, tương đối thấp  ở  các khu vực địa hình thấp và rất thấp  ở  các khu vực núi cao. Tại Tp. Lào Cai (độ  cao 100m so với mực nước biển),   nhiệt độ  không khí thấp nhất trung bình năm mới đạt 19,80C, thấp hơn so với 
  15. tiêu chuẩn của vùng nhiệt đới. Còn các huyện cao hơn, chỉ  số  đó rất thấp,   thậm chí Sa Pa còn nhỏ hơn 130C, khu vực Ô Quý Hồ còn 10,8 0C (bảng 2.3). Bảng 2.3: Nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình tháng và năm tại một  số địa điểm ở Lào Cai (0C) Thá Trạ Năm ng m 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Mường  20, 20, Khươn 9,2 10,6 14,0 17,4 21,3 21,8 21,2 17,6 14,0 10,8 16,5 2 0 g 20, 20, Bắc Hà 8,1 9,5 13,0 16,5 19,5 21,0 18,8 16,4 12,6 9,0 15,4 6 3 Tp. Lào  20, 23, 24, 24, 24, 20, 12,9 14,3 17,7 23,1 17,4 16,1 19,8 Cai 9 4 4 6 2 7 Hoàng  Liên  5,1 6,6 9,7 11,6 13,7 14,9 14,9 14,7 13,6 11,2 7,8 5,4 10,8 Sơn SaPa 5,9 7,4 10,7 13,7 16,3 17,4 17,6 17,3 15,8 13,4 9,9 6,8 12,7 (Nguồn: Số liệu khí hậu – Chương trình khoa học  42A)  Tháng 1 là tháng có nhiệt độ  không khí thấp nhất trung bình nhỏ  nhất,  với các trị số nhiệt độ dao động khoảng từ 5 – 13 0C. Đặc biệt các huyện vùng  cao, trị số đó rất thấp:SaPa (5,90C), vùng núi cao Hoàng Liên Sơn (5,10C), Bắc  Hà (8,10C). Tại Tp. Lào Cai và các huyện vùng thấp, trị số này cao hơn (Tp. Lào  Cai 12,90C). Trong quá trình nghiên cứu về nhiệt độ cực trị, một thông số không thể  không xét tới, đó là các chỉ  số  nhiệt độ  tối cao tuyệt đối và nhiệt độ  tối thấp  tuyệt đối đã được quan trắc tại các địa điểm trong chuỗi thời gian dài. Nhiệt độ  tối cao tuyệt đối  ở  các địa phương trong tỉnh không vượt quá  420C, riêng các địa phương ở vùng thấp và khu vực địa hình lòng chảo, nhiệt độ  tối cao tuyệt đối có thể  đạt 38 – 400C, riêng tại Tp. Lào Cai đã đo được tới  41,00C (đo được ngày 22/5/1957). Đặc biệt ở các khu vực vùng núi cao, nhiệt độ  tối cao tuyệt đối quan trắc được không vượt quá 300C như  Sa Pa (đạt 29,80C, 
  16. quan trắc được vào tháng 4/1930), hay Hoàng Liên Sơn (đạt 24,90C, quan trắc  được ngày 22/5/1977). Sự  chênh lệch độ  cao tuyệt đối giữa các địa điểm quan   trắc khá lớn, tới 6,10C (cao nhất là trạm Lào Cai   41,00C và thấp nhất là trạm  Hoàng Liên Sơn 24,90C) (bảng 2.4). Bảng 2.4: Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối tháng và năm tại một số địa điểm  ở Lào Cai (0C) Thá Trạ Năm ng m 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Mường  30, 33, 33, 33, 32, 30, Khươn 27,0 31,9 34,3 34,2 29,1 27,0 34,3 7 2 5 8 9 7 g 25, 30, 30, 32, 32, 32, 32, 29, 28, Bắc Hà 33,1 31,4 27,0 33,1 9 9 9 7 8 8 9 6 7 Tp. Lào  35, 39, 39, 40, 36, 32, 31,4 34,6 38,1 41,0 37,2 31,5 41,0 Cai 6 9 7 0 8 7 Hoàng  20, 22, 24, 24, 24, 24, 23, Liên  17,3 24,1 21,8 21,0 18,0 24,9 3 3 9 8 8 7 6 Sơn 22, 29, 29, 28, 29, 28, 29, 26, 24, SaPa 27,3 27,2 27,2 29,8 5 2 8 5 4 3 6 7 0 (Nguồn: Số liệu khí hậu – Chương trình khoa học 42A) Xét về nhiệt độ tối cao tuyệt đối theo tháng tại Lào Cai, phần lớn các số  liệu đo đạc được tại các trạm cho thấy tháng có nhiệt độ  tối cao tuyệt đối là  tháng 6 tháng 7, đôi khi cả tháng 5 (như ở Tp. Lào Cai). Điều đó là do thời kì đó   đúng vào thời điểm Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Lào Cai, cộng với thời kì đầu hạ,   nhiều địa phương chịu tác động của gió Tây khô nóng, tạo điều kiện hình thành   nhiệt độ tối cao. Mức độ chênh lệch độ cao tuyệt đối giữa các tháng trong cùng  một trạm và trong mỗi tháng ở các trạm đều lớn. Điển hình là chênh lệch từ 6­ 80C giữa các tháng trong cùng một trạm (Mường Khương chênh lệch nhiệt độ  không khí giữa tháng có nhiệt độ  tối cao tuyệt đối cao nhất và thấp nhất là   7,20C, Bắc Hà là 7,00C, Tp. Lào Cai là 6,60C, Hoàng Liên Sơn là 7,60C, Sa Pa là 
  17. 7,30C). Nếu xét về  chênh lệch giữa các trạm trong cùng một tháng, mức độ  chênh lệch lớn hơn, trên dưới 100C, điều đó do tính chất phi địa đới quyết định. Nhiệt độ  tối thấp tuyệt đối có thể  xuống dưới 00C, đặc biệt là các khu  vực địa hình cao (Hoàng Liên Sơn ­5,70C quan trắc ngày 14/12/1975, Sa Pa ­3,20C  quan trắc ngày 14/12/1975, Bắc Hà ­3,60C quan trắc ngày 27/12/1902, Mường  Khương 0,60C quan trắc ngày 31/12/1975). Ngay cả khu vực thấp như thành phố  Lào   Cai   nhiệt   độ   tối   thấp   tuyệt   đối   cũng   xuống   tới   1,40C   (quan   trắc   ngày  03/01/1974) (bảng 2.5). Bảng 2.5: Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối tháng và năm tại một số địa điểm  ở Lào Cai (0C) Thá Trạ Năm ng m 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Mường  8, 4, Khươn 0,8 2,3 4,2 7,5 12,7 15,0 16,6 17,6 13,5 0,6 0,6 2 7 g 5, Bắc Hà ­2,8 ­0,2 2,7 6,8 11,2 13,7 15,0 15,0 12,0 1,9 ­3,6 ­3,6 7 Tp. Lào  8, 5, 1,4 5,6 6,8 10,0 14,8 18,7 20,0 17,3 15,8 2,8 1,4 Cai 8 8 Hoàng  3, 0, Liên  ­2,8 ­3,1 ­1,9 1,9 5,3 8,7 10,2 12,4 6,0 ­5,7 ­5,7 6 0 Sơn 5, SaPa ­2,0 ­1,3 0,0 3,0 8,2 11,0 7,0 10,4 8,8 1,0 ­3,2 ­3,2 6 (Nguồn: Số liệu khí hậu – Chương trình khoa học  42A) Điều đáng chú ý là nhiệt độ tối thấp tuyệt đối thường xảy ra vào tháng  12 hoặc tháng 1, là các tháng có nhiệt độ  trung bình thấp nhất trong năm. Đó  cũng là tháng Lào Cai chịu tác động mạnh mẽ  nhất của gió mùa Đông Bắc,   đồng thời cũng là tháng có độ cao Mặt Trời và thời gian chiếu sáng thấp nhất   trong năm. Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 00C là thời điểm xuất hiện loại hình  thời tiết có tuyết rơi, nhất là các vùng núi cao của SaPa, Ý Tý (Bát Xát). Điều  
  18. này đã phá vỡ  tính nhiệt đới của khí hậu miền Bắc nước ta, đồng thời mở  ra  một dấu hiệu của khí hậu ôn đới núi cao có ở Lào Cai. Sự chênh lệch về nhiệt độ tối thấp tuyệt đối ở các địa điểm tại Lào Cai   là khá lớn tới 7,10C, thấp nhất là Hoàng Liên Sơn ­5,70C và cao nhất là trạm  Lào Cai 1,40C. Nếu xét trong từng tháng, mức độ chênh lệch nhiệt độ  tối thấp   tuyệt đối còn lớn hơn rất nhiều, như  tại Mường Khương chênh lệch 17,00C,  Bắc Hà chênh lệch 18,60C, Tp. Lào Cai chênh lệch 18,60C, Hoàng Liên Sơn  chênh lệch 18,10C, Sa Pa chênh lệch 14,20C… Như vậy xét về cực trị của nhiệt độ đã phần nào thấy được tính bất ổn   định của khí hậu Lào Cai. Đó là sự xuất hiện của nhiệt độ  cực trị  quá cao vào   mùa hạ, quá thấp vào mùa đông. do Lào Cai chịu ảnh hưởng của gió mùa cực đới  lạnh về mùa đông và gió Tây khô nóng về mùa hạ. Mặt khác, do Lào Cai là một   tỉnh miền núi cao ở sâu trong nội địa, ít chịu tác động từ Biển Đông nên các cực   trị nhiệt độ thể hiện rất rõ nét.  2.2. Chế độ mưa  2.2.1. Tổng lượng mưa trung bình năm  Lào Cai là tỉnh có lượng mưa trung bình năm thuộc loại lớn trong tổng   số   63   tỉnh   (thành   phố)   của   cả   nước.   Lượng   mưa   trung   bình   của   Lào   Cai  khoảng từ  1500 – 2500mm/năm, trị  số  phổ  biến khoảng 1700 – 2000mm/năm.   Mưa chủ yếu vào mùa hạ, do tác động của gió mùa Đông Nam cùng với sự tác   động của các nhiễu động thời tiết và bức chắn địa hình. Tuy nhiên lượng mưa   trung bình năm phân bố  không đồng nhất trên toàn tỉnh, có những khu vực  lượng mưa thấp dưới 1500mm/năm nhưng cũng có những khu vực là vùng núi   cao đón gió lượng mưa đạt trên 3500mm/năm (bảng 2.6). Bảng 2.6: Lượng mưa trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai  (mm) Địa  Thá Năm điể ng m 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Mường  32 44 52 103 203 283 391 369 192 131 83 32 1915
  19. Khương Bát Xát 15 29 43 103 142 217 287 293 180 74 48 20 1451 Bắc Hà 18 30 43 121 165 260 329 363 238 125 64 19 1775 Tp.   Lào  21 36 60 120 209 236 301 331 241 131 55 25 1766 Cai Phố Lu 25 30 47 128 188 251 241 332 219 158 47 29 1695 Văn Bàn 31 34 43 159 145 199 199 262 218 124 38 34 1486 Minh  20 19 29 126 125 292 223 232 158 92 29 17 1362 Lương Bảo Hà 20 42 62 150 164 205 219 248 241 101 36 22 1510 Sa Pa 56 79 106 197 353 393 453 478 333 209 122 55 2834 Hoàng  64 72 82 220 417 565 680 632 418 236 101 66 3553 Liên Sơn (Nguồn: Số liệu khí hậu Việt Nam – Chương trình khoa học 42A và Khí hậu Hoàng Liên Sơn, 1983) Trên địa bàn toàn tỉnh đã hình thành trung tâm mưa lớn là Hoàng Liên Sơn  – Sa Pa với lượng mưa từ 2800 – 3500mm/năm, là một trong các trung tâm mưa  lớn của nước ta và là một trong bốn trung tâm mưa lớn của miền Bắc nước ta   (Bắc Quang – trung lưu sông Lô ở Hà Giang, Hoàng Liên Sơn – Sa Pa, vùng núi   Nam Châu Lãnh – Quảng Ninh, vùng núi Pu Si Lung – trung lưu Sông Đà).  Lượng mưa lớn như  vậy là do khu vực này nằm trên sườn núi cao đón gió  (sườn đông Hoàng Liên Sơn đón gió Đông Nam thổi dọc theo thung lũng sông  Hồng lên, sườn Tây Hoàng Liên Sơn đón gió mùa Tây Nam). Bên cạnh đó có  những khu vực nằm trong các thung lũng khuất gió nên lượng mưa ít, thường  dưới 1500mm/năm như  Minh Lương (1362mm/năm), Văn Bàn (1486mm/năm),  Bát   Xát   (1451mm/năm),   hoặc   ở   mức   dưới   1600mm/năm   như   Bảo   Hà  (1510mm/năm). Bên cạnh đó,lượng mưa của Lào Cai cũng có sự  chênh lệch lớn giữa  lượng mưa tháng lớn nhất và nhỏ  nhất quan sát được. Ví dụ  như   ở  Bắc Hà   lượng mưa cả  năm (thấp nhất) không bằng lượng mưa một tháng cao nhất  (năm 1939 lượng mưa là 1313mm trong khi tháng 7 năm 1937 lượng mưa lên tới   1375mm). Sự chênh lệch giữa tháng lớn nhất và nhỏ nhất, thậm chí là năm cao  nhất với năm thấp nhất lên tới hàng chục lần (bảng 2.7).
  20. Bảng 2.7: Lượng mưa lớn nhất (Rx) và nhỏ nhất (Rm) trung bình tháng và  năm tại một số địa điểm ở Lào Cai (mm) Địa  Thá Năm điể ng m 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lư Mường  Rx 38 60 28 ợng  100 128 135 201 470 669 334 297 118 2344 Khươn Rm 6 9 4 mư 0 6 3 51 89 100 53 0 0 1010 g 66 186 8 a Rx 33 28 33 24 90 113 122 521 674 548 156 88 1972 Bát Xát Rm 2 6 2 0 0 0 0 217 39 47 0 0 828 0 31 14 0 Rx 90 23 30 50 25 Rm 62 132 108 513 1375 3 188 120 3284 Bắc Hà 6 3 2 5 0 0 0 74 181 24 0 0 1313 8 7 106 5 0 Rx 25 28 49 40 Tp. Lào  108 99 551 586 810 701 177 105 3456 Rm 5 0 8 9 Cai 0 0 75 68 92 26 1 0 1052 8 16 44 4 Rx 30 49 56 66 100 160 354 411 488 270 117 81 2198 Bảo Hà Rm 5 3 4 0 0 14 42 47 74 2 0 0 1013 41 63 13 Rx 23 36 36 66 63 62 28 201 824 873 954 312 3497 Sa Pa Rm 2 0 2 2 6 2 3 0 202 133 46 0 2062 3 10 38 189 153 23 11 Rx 63 92 63 Hoàng  36 29 26 Rm 155 149 197 3 810 1145 8 6 218 4376 Liên  6 6 3 14 15 38 28 431 507 36 30 42 3162 Sơn 156 97 4 5 0 9 tỉnh Lào Cai có sự phân hóa lượng mưa thành hai mùa, một mùa mưa ít   và một mùa mưa nhiều, tương ứng với sự phân hóa của nhiệt độ và hoạt động  của gió mùa. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 (một số địa điểm mùa mưa có  thể  đến sớm hơn, kết thúc muộn hơn) tương  ứng với hoạt động của gió mùa 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2