intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Một số đặc điểm khí hậu và xâm nhập mặn tỉnh Trà Vinh

Chia sẻ: Tri Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

57
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu một số đặc điểm khí hậu tỉnh Trà Vinh (chế độ nhiệt, chế độ mưa, chế độ nắng, chế độ gió, chế độ ẩm, hạn hán…); đặc điểm xâm nhập mặn trong những năm gần đây ở tỉnh Trà Vinh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dùng chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Một số đặc điểm khí hậu và xâm nhập mặn tỉnh Trà Vinh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐẶNG THANH TÂM MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ XÂM NHẬP MẶN TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC HÀ NỘI – NĂM 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐẶNG THANH TÂM MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ XÂM NHẬP MẶN TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: KHÍ TƯỢNG HỌC Mã số : 8440222.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Quang Đức TS. Mai Văn Khiêm HÀ NỘI – NĂM 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy hướng dẫn của tôi – PGS.TS Trần Quang Đức, TS. Mai Văn Khiêm vì những chỉ bảo, hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành luận văn. Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, các thầy cô trong Khoa Khí tượng, Thủy văn và Hải Dương học nói riêng và các thầy cô trong trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội nói chung đã chỉ dạy những bài học quý báu cho tôi trong chuyên môn và cuộc sống. Tôi vô cùng cảm ơn những công lao to lớn đó. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Sau đại học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong quá trình tôi học tập tại trường. Tôi cũng xin cảm ơn những đồng nghiệp tại Trung tâm Nghiên cứu khí tượng - khí hậu, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn, đặc biệt là TS. Mai Văn Khiêm về những giúp đỡ, góp ý và thảo luận quý báu về kỹ thuật cũng như chuyên môn giúp tôi có thể hoàn thiện được luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu khí tượng - khí hậu và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và cơ sở vật chất cho tôi được học tập trong quá trình công tác. Cuối cùng tôi xin cảm ơn ba mẹ, người bạn đời và các con của tôi cùng những người thân trong gia đình đã luôn động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Đặng Thanh Tâm
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1 MỤC LỤC.............................................................................................................i DANH MỤC HÌNH............................................................................................iii DANH MỤC BẢNG...........................................................................................iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................v MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu...................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2 3. Dự kiến những đóng góp của đề tài...............................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................4 1.1. Vị trí địa lý, địa hình tỉnh Trà Vinh............................................................4 1.2. Điều kiện khí hậu và thủy văn....................................................................7 1.3. Tổng quan về một số nghiên cứu liên quan..............................................13 1.4. Đặc điểm xâm nhập mặn ở Trà Vinh........................................................18 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU SỬ DỤNG .............................................................................................................................23 2.1. Số liệu.......................................................................................................23 2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................25 2.2.1 Các chỉ tiêu và cách thức xác định các chỉ tiêu:.................................25 2.2.2 Phương pháp tính toán các đặc trưng.................................................25 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................28 3.1. Đặc điểm khí hậu tỉnh Trà Vinh...............................................................28 3.1.1 Chế độ bức xạ.....................................................................................28 3.1.2 Chế độ nhiệt........................................................................................28 3.1.3 Chế độ mưa........................................................................................32 i
  5. 3.1.4 Khí áp.................................................................................................35 3.1.5 Chế độ gió..........................................................................................35 3.1.6 Chế độ ẩm - mây - nắng - bốc hơi.....................................................37 3.1.7 Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt...................................................40 3.1.8 Đặc điểm về hạn hán ở tỉnh Trà Vinh theo chỉ số K..........................41 3.2. Xu thế xâm nhập mặn tỉnh Trà Vinh........................................................45 KẾT LUẬN........................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................58 ii
  6. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Vị trí các trạm khí tượng và đo mặn tỉnh Trà Vinh....................................... 24 Hình 3.1. Biến trình năm nhiệt độ trung bình tại trạm Càng Long.............................. 29 Hình 3.2. Xu thế diễn biến nhiệt độ trung bình (°C) năm tại trạm Càng Long............ 30 Hình 3.3. Xu thế diễn biến nhiệt độ tối cao trung bình (°C) tại trạm Càng Long......... 31 Hình 3.4. Xu thế diễn biến nhiệt độ tối thấp trung bình (°C) tại trạm Càng Long....... 31 Hình 3.5. Biến trình năm và lượng mưa trung bình (mm) các thời kỳ ở trạm Càng Long............................................................................................................................ 33 Hình 3.6. Xu thế diễn biến của lượng mưa mùa và năm (%) tỉnh Trà Vinh................. 34 Hình 3.7. Trường áp khu vực Nam Bộ các tháng I, IV, VII, X..................................... 29 Hình 3.8. Hoa gió tại trạm Càng Long các tháng I, IV, VII, X..................................... 31 Hình 3.9. Biến trình năm của các yếu tố nắng, bốc hơi, độ ẩm ở trạm Càng Long...... 40 Hình 3.10. Xu thế biến đổi độ mặn trung bình tại trạm Trà Vinh giai đoạn 2007- 2018............................................................................................................................. 48 Hình 3.11. Xu thế biến đổi độ mặn cao nhất tại trạm Trà Vinh giai đoạn 2007-2018. 49 Hình 3.12. Xu thế biến đổi độ mặn trung bình tại trạm Hưng Mỹ giai đoạn 2007- 2018............................................................................................................................. iii
  7. 50 Hình 3.13. Xu thế biến đổi độ mặn cao nhất tại trạm Hưng Mỹ giai đoạn 2007-2018 50 Hình 3.14. Xu thế biến đổi độ mặn trung bình tại trạm Trà Kha giai đoạn 2007- 2018............................................................................................................................. 51 Hình 3.15. Xu thế biến đổi độ mặn cao nhất tại trạm Trà Kha giai đoạn 2007-2018... 52 Hình 3.16. Xu thế biến đổi độ mặn trung bình tại trạm Cầu Quan giai đoạn 2007- 2018............................................................................................................................. 53 Hình 3.17. Xu thế biến đổi độ mặn cao nhất tại trạm Cầu Quan giai đoạn 2007- 2018............................................................................................................................. 54 Hình 3.18. Mối quan hệ giữa độ mặn lớn nhất với thời kỳ El Nino............................. 45 iv
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Vị trí các trạm đo mặn ở Trà Vinh...............................................................24 Bảng 3.1. Một số đặc trưng của chế độ nhiệt (T) khu vực tỉnh Trà Vinh.....................29 Bảng 3.2. Một số đặc trưng của chế độ mưa (R), số ngày mưa (N) khu vực tỉnh Trà Vinh............................................................................................................................. 33 Bảng 3.3. Một số đặc trưng của gió (V) khu vực tỉnh Trà Vinh...................................36 Bảng 3.4. Một số đặc trưng của độ ẩm (U), mây, nắng (S), bốc hơi (E) khu vực tỉnh Trà Vinh....................................................................................................................... 39 Bảng 3.5. Mùa hạn và độ dài mùa hạn trên khu vực tỉnh Trà Vinh trong thời đoạn 1978 - 2017 (dựa trên số liệu quan trắc khí tượng tại trạm Càng Long)......................42 Bảng 3.6. Số tháng hạn với các mức độ khác nhau......................................................45 Bảng 3.7. Các đợt El Nino giai đoạn 1990-2018.........................................................54 v
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CPC Trung tâm Dự báo Khí hậu Hoa Kỳ ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long KHCN Khoa học công nghệ KHTL Khoa học Thủy lợi KTTV Khí tượng thủy văn ONI Oceanic Niño Index STH Số tháng hạn Stb Độ mặn trung bình Sx Độ mặn lớn nhất Ttb Nhiệt độ không khí trung bình tháng Txtb Nhiệt độ tối cao trung bình tháng Tmtb Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng Tx Nhiệt độ tối cao tuyệt đối tháng Tm Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối tháng TBNN Trung bình nhiều năm TCTB Tối cao trung bình TTTB Tối thấp trung bình WB World bank WMO Tổ chức Khí tượng Thế giới vi
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu Khí hậu là một thành phần của môi trường tự nhiên. Các điều kiện tự nhiên về nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, gió, mưa, nắng, mây, bức xạ,… có mối quan hệ đa dạng và luôn luôn biến động theo thời gian và không gian, được phản ánh đầy đủ và sinh động bởi thời tiết, khí hậu. Hiểu biết, nắm vững quy luật phân bố, diễn biến của các yếu tố khí hậu không những giúp con người sử dụng, khai thác hợp lý tài nguyên khí hậu mà còn tạo tiền đề cho các quá trình quy hoạch, phát triển kinh tế-xã hội vùng, quốc gia và khu vực. Tỉnh Trà Vinh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, phía nam và đông nam giáp biển, ở địa thế nằm kẹp giữa hai con sông lớn: sông Hậu và sông Cổ Chiên, có hai cửa sông Cung Hầu và Định An - hai cửa sông quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, thông với biển Đông. Chính vì vậy, Trà Vinh có vị trí quan trọng về kinh tế cũng như quốc phòng. Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên hầu hết các tháng trong năm đều nhận được một lượng bức xạ khá dồi dào, nền nhiệt độ cao và ổn định, là một tỉnh nằm giữa hai sông lớn và tiếp giáp với biển Đông nên khí hậu Trà Vinh mang đậm nét khí hậu đại dương. Mùa mưa kéo dài từ trung tuần tháng 5 đến cuối tháng 11, trong mùa mưa thường xảy ra những đợt ít mưa giữa mùa. Mùa khô bắt đầu từ đầu tháng 12 đến đầu tháng 5 năm sau, trong mùa khô thường xảy ra những đợt mưa trái mùa. Gió chướng mạnh, bốc hơi cao. Cũng như nhiều tỉnh khác thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng xâm nhập mặn đã và đang diễn ra ngày càng phức tạp và mạnh mẽ ở Trà Vinh. Độ mặn lớn nhất ở Trà Vinh thường xuất hiện chủ yếu vào tháng 4 và tháng 5. Nguyên nhân chủ yếu do lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông 1
  11. Mekong đổ về ít, thủy triều mang nước biển xâm nhập sâu vào nội đồng. Ngoài ra, lượng mưa giảm, tình hình nắng nóng, khô hạn làm cho lượng bốc hơi cao cũng là những yếu tố góp phần làm cho tình hình xâm nhập mặn diễn biến gay gắt hơn, Chính vì vậy, việc nghiên cứu “Một số đặc điểm khí hậu và xâm nhập mặn tỉnh Trà Vinh” là nhu cầu cần thiết, nhằm tạo cơ sở khoa học cho các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, khai thác bền vững tài nguyên đất, nước và bảo vệ môi trường. Phục vụ công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn và phát triển bền vững ở Trà Vinh. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được: - Một số đặc điểm khí hậu tỉnh Trà Vinh (chế độ nhiệt, chế độ mưa, chế độ nắng, chế độ gió, chế độ ẩm, hạn hán…) - Đặc điểm xâm nhập mặn trong những năm gần đây ở tỉnh Trà Vinh. 3. Dự kiến những đóng góp của đề tài Các kết quả nghiên cứu, đánh giá của đề tài sẽ là: Về mặt khoa học: - Đặc điểm chế độ nhiệt ở Trà Vinh (nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp). - Đặc điểm chế độ mưa - Đặc điểm chế độ ẩm, gió, bốc hơi,... - Đặc điểm về chế độ hạn mặn tại tỉnh Trà Vinh. Về mặt kinh tế: Làm cơ sở để xây dựng quy hoạch các vùng kinh tế, các vùng sản xuất nông nghiệp. Quy hoạch các công trình kỹ thuật phục vụ phòng tránh giảm nhẹ tác hại của hạn hán, xâm nhập mặn. 2
  12. Về mặt xã hội: Làm cơ sở để xây dựng quy hoạch các vùng dân cư phù hợp với việc đảm bảo nguồn nước, phát triển kinh tế và phòng tránh thiên tai. Về mặt môi trường: Làm cơ sở để xây dựng quy hoạch các vùng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nhằm cản giữ nước trong mùa mưa, cung cấp nước trong mùa khô tránh tác hại nặng nề của hạn hán. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau: - Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố khí hậu và xâm nhập mặn - Phạm vi nghiên cứu: khu vực tỉnh Trà Vinh. 5. Cấu trúc của luận văn Luận văn bao gồm các phần: Mở đầu Chương I: Tổng quan trình hình nghiên cứu Chương II: Phương pháp nghiên cứu và số liệu sử dụng. Chương III: Kết quả nghiên cứu: Đặc điểm khí hậu và xâm nhập mặn tỉnh Trà Vinh. Kết luận. 3
  13. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Vị trí địa lý, địa hình tỉnh Trà Vinh Tỉnh Trà Vinh nằm trong tọa độ địa lý giới hạn từ: 9 o31’46’’ đến 10o04’5” vĩ độ Bắc và 105o57’16” đến 106o36’04” kinh độ Đông; Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long; Đông giáp sông Cổ Chiên, ngăn cách với tỉnh Bến Tre; Tây giáp sông Hậu, ngăn cách với tỉnh Sóc Trăng; Nam và Đông Nam giáp biển với chiều dài hơn 65 km. Trung tâm tỉnh lỵ nằm trên quốc lộ 53, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 200 km và cách thành phố Cần Thơ 100 km. Ở địa thế nằm kẹp giữa hai con sông lớn: sông Hậu và sông Cổ Chiên, có hai cửa sông Cung Hầu và Định An - hai cửa sông quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, thông với biển Đông, Trà Vinh có vị trí quan trọng về kinh tế cũng như quốc phòng thông qua các con sông và cửa sông, Trà Vinh có thể dễ dàng giao lưu với các tỉnh bằng đường thủy. Việc giao lưu theo đường bộ chủ yếu diễn ra trên tuyến quốc lộ 53 nối liền với tỉnh Vĩnh Long; hai tuyến quốc lộ 54 và 60 nối Trà Vinh với Sóc Trăng và Bến Tre bị chặn lại bởi hai dòng sông lớn, gây nên nhiều khó khăn, trở ngại. Nên năm 2018 được nhà nước xây dựng cầu Cổ Chiên qua sông Cổ Chiên, viê êc lưu thông trên quốc lộ 60 đã rút ngắn khoảng cách giữa Trà Vinh và thành phố Hồ Chí Minh thông qua tỉnh Bến Tre. Địa hình Trà Vinh mang tính chất vùng đồng bằng ven biển, chịu ảnh hưởng bởi sự giao thoa giữa sông và biển đã hình thành các vùng trũng, phẳng xen lẫn các giồng cát. Càng về phía biển, các giồng cát càng cao và rộng lớn. Do sự chia cắt bởi các giồng cát và hệ thống trục lộ, kênh rạch chằng chịt, địa hình toàn vùng khá phức tạp. Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao, xu thế độ dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng. Nhìn chung, độ cao địa hình phổ biến từ 0,4 - 1,0 m, chiếm 66% diện tích đất tự nhiên. Khu vực 4
  14. phía Bắc địa hình bằng phẳng hơn phía Nam. Địa hình cao nhất trên 4m, gồm các giồng cát phân bố ở Nhị Trường, Long Sơn (Cầu Ngang); Ngọc Biên (Trà Cú); Long Hữu (Duyên Hải). Địa hình thấp nhất dưới 0,4 m, tập trung tại các cánh đồng trũng xã Tập Sơn, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên (Trà Cú); Thanh Mỹ (Châu Thành); Mỹ Hoà, Mỹ Long, Hiệp Mỹ (Cầu Ngang); Long Vĩnh (Duyên Hải). Địa hình phức tạp của tỉnh Trà Vinh đã hình thành nên 1 nền sản xuất đa dạng và phong phú như: màu, lương thực, thực phẩm, cây ăn trái phát triển trên các giồng cát. Cây lúa chiếm ưu thế ở các vùng trung bình - thấp, một số vùng trũng ven sông có thể nuôi tôm tự nhiên. Sự phân cắt của các giồng cát đã làm cho việc thực hiện các công trình dẫn ngọt khó khăn cũng như tập trung nước mưa nhanh gây ngập úng cho các vùng trũng kẹp giữa giồng. Nhìn chung, địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp từ: 0,6 – 1,0m. Cao trình này thích hợp cho việc tưới tiêu tự chảy, ít bị hạn cũng như không bị ngập úng. Riêng đối với rừng ở Duyên Hải cao trình 0,4 – 1,0m là dạng địa hình thích hợp cho sự phát triển của hầu hết các loại cây rừng ngập mặn có giá trị như: đước, lá, mắm… Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 01-01-2008, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Trà Vinh là 229.500 ha. Đất đai được chia thành các nhóm chính như sau: - Đất cát giồng: phân bố tại các giồng cát hình cánh cung chạy dài song song với bờ biển, thuộc địa bàn các huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành. Độ cao địa hình từ 1,4 – 2,0m. Loại đất này thích hợp trồng cây ăn trái và hoa màu. - Đất phù sa: chia thành các loại sau: + Đất phù sa phát triển ở chân giồng cát phân bố chủ yếu ở Trà Cú, Duyên Hải, Châu Thành. Đất này hình thành ở địa hình cao từ 0,8 - 1,2 m, 5
  15. không bị ngập nước do triều. Loại đất này đang được sử dụng trồng hoa màu với cơ cấu 2 - 3 vụ/năm hoặc luân canh lúa - màu. Tuy nhiên, năng suất và mùa vụ chưa ổn định. + Đất phù sa không nhiễm mặn phân bố chủ yếu ở Cầu Kè, Càng Long, một phần nhỏ phân bố ở Tiểu Cần, Châu Thành. Đất có độ cao từ 0,6 - 1,2 m, chủ yếu trồng lúa 2 - 3 vụ/năm, một số diện tích có thể trồng cây ăn trái hay hoa màu. + Đất phù sa nhiễm mặn ít nằm trong vòng cung mặn, nước kênh rạch bị nhiễm mặn 2 - 5 tháng. Loại đất này phân bố tập trung tại Trà Cú, Tiểu Cần, Cầu Ngang; một phần nhỏ phân bố ở Cầu Kè, Châu Thành. Độ cao từ 0,6 - 1,2m nên hầu như không bị ngập úng. Đất thích hợp trồng lúa 2 vụ/năm hay 1 vụ lúa 1 vụ màu. Đất này cũng thích hợp để trồng mía. + Đất phù sa nhiễm mặn trung bình có nguồn nước bị nhiễm mặn từ 6 - 8 tháng phân bố tập trung ở Cầu Ngang, Duyên Hải và một ít ở Trà Cú, Châu Thành. Đất thấp nên thường bị ngập khi triều cường hoặc ngập theo mùa. Điều kiện canh tác khá hạn chế, chỉ trồng lúa 1 vụ vào mùa mưa và kết hợp nuôi trồng thủy sản. + Đất phù sa nhiễm mặn nhiều: tập trung ở Duyên Hải, thời gian mặn trên 8 tháng, độ mặn 100/00. Đất này sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, khoanh nuôi bảo vệ rừng và làm muối. - Đất phèn gồm có các loại: + Đất phèn không nhiễm mặn: phân bố ở Càng Long, Cầu Kè. Địa thế cao, không bị ngập lũ, có thể cải tạo để trồng lúa. + Đất phèn nhiễm mặn ít: tập trung ở Châu Thành, Cầu Ngang, có thể cải tạo để trồng lúa. 6
  16. + Đất phèn nhiễm mặn trung bình: phân bố ở Châu Thành, Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú. Địa hình khá cao, từ 0,6 - 1,2m, không thể ngập lũ. Người dân ở đây có thể canh tác bằng cách trồng lúa mùa, nuôi thủy sản. + Đất phèn nhiễm mặn nhiều, tập trung ở Duyên Hải. Đất nhiễm mặn quanh năm do ảnh hưởng của biển, chỉ thích hợp trồng rừng ngập mặn. Nhìn chung, đất đai ở Trà Vinh có đến 56% diện tích nhiễm mặn và 27% diện tích nhiễm phèn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tỉnh phải thực hiện nhiều dự án cải tạo đất nhằm rửa phèn, rửa mặn. Dự án thủy lợi Nam Mang Thít (Nam Măng Thít) là một trong những công trình trọng điểm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư trên địa bàn hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Mục tiêu của dự án là nhằm kiểm soát mặn, lấy nước và giữ nước ngọt, tiêu úng, tiêu chua, rửa phèn cho gần 171.626 ha đất canh tác và 225.628 ha đất tự nhiên, đồng thời có nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng, kết hợp khai thác nguồn lợi thủy sản, phát triển giao thông, cải tạo môi trường. Điều kiện khí hậu và thủy văn Trà Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển, có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nền nhiệt độ cao và ổn định, tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế về mặt khí tượng như: gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít.... Một năm có hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. - Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,9 oC, trung bình tất cả các tháng trong năm đều có nhiệt độ trên 25 oC nhiệt độ cao nhất vào tháng 5, thấp nhất vào tháng 1. - Tổng số giờ nắng trung bình năm trên 2500 giờ, cao nhất vào tháng 3 và thấp nhất vào tháng 6 7
  17. - Độ ẩm trung bình năm phổ biến từ 83 - 85%, độ ẩm có xu thế biến đổi theo mùa; mùa khô từ 79 đến 81%, mùa mưa từ 85 đến 88%. - Gió: một năm có hai mùa gió. Gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 5 - 10, gió thổi từ Biển Tây vào mang nhiều hơi nước gây ra mưa. Gió mùa Đông Bắc hoặc Đông Nam (gió chướng) hoạt động từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau có hướng song song với các cửa sông lớn. Gió chướng là nguyên nhân khiến cho nước biển dâng cao và đẩy mặn truyền sâu vào nội đồng. Vận tốc gió đạt cao nhất từ 5 - 8 m/s (chủ yếu trong tháng 2, 3) và thường mạnh vào buổi chiều. Sự xuất hiện các đỉnh mặn do gió chướng tác động đã làm cho việc sản xuất không ổn định trong thời gian này. - Bốc hơi: tổng lượng bốc hơi toàn tỉnh cao, bình quân 876.6 mm/năm. Vào mùa khô, lượng bốc hơi rất mạnh từ 95 - trên 100 mm/tháng, nhất là các vùng giồng cát cao và khu vực sát biển, gây ra sự khô hạn gay gắt ở các vùng này. Riêng huyện Duyên Hải, lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa năm đã gây ra sự mao dẫn muối lên và tập trung ở tầng mặt làm cho lý tính đất trở nên xấu và khó sử dụng hơn. - Mưa: tổng lượng mưa trung bình năm trên 1600 mm, phân bố không ổn định và phân hoá mạnh theo thời gian và không gian. Về thời gian, trên 90% lượng mưa của năm tập trung vào mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Về không gian, lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất ở Càng Long, Trà Vinh; thấp nhất ở Cầu Ngang và Duyên Hải; ở các huyện gần biển, mùa mưa bắt đầu muộn nhưng kết thúc sớm. - Hạn: hàng năm thường xảy ra gây khó khăn cho sản xuất với số ngày không mưa liên tục từ 10 - 18 ngày. Cầu Kè, Càng Long, Trà Cú là các huyện ít bị hạn. 8
  18. Đặc điểm thuỷ văn Hai con sông chính là sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền) và sông Hậu. Đây là nguồn cung cấp nước trực tiếp cho toàn bộ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của tỉnh. - Sông Hậu chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam, đoạn qua địa phâ ên tỉnh Trà Vinh có chiều dài 55 km. Sông đổ ra biển theo cửa Định An. Lưu lượng nước bình quân 2.000 - 3.000 m 3/s. Hàm lượng phù sa là 200 - 600 g/m3. - Sông Cổ Chiên là 1 trong 3 nhánh chính của sông Tiền, đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Trà Vinh có chiều dài khoảng 45 km. Mặt sông rộng nhất ở khu vực huyện Càng Long (1.800 - 2.100 m). Lưu lượng nước 12.000 - 19.000 m3/s. Hàm lượng phù sa 100 - 500 g/m3. Bên cạnh đó, Trà Vinh còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt cung cấp nước cho nội đồng. Mật độ kinh trục phân bố khá đều trong tỉnh từ 4 - 10 m/ha. Đối với mật độ kinh nội đồng, Trà Vinh có mật độ còn thấp (< 50% so với yêu cầu sản xuất). Huyện có mật độ kênh cao nhất của toàn tỉnh là Tiểu Cần (45 m/ha); thấp nhất là Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang (18 - 28 m/ha). Các hệ thống trục chính bao gồm: - Phía sông Cổ Chiên: rạch Láng Thé, kênh Trà Vinh, rạch Bãi Vàng rạch Thâu Râu. - Phía sông Hậu: Rạch Mỹ Văn, sông Cần Chông, rạch Trà Cú, Tống Long, Vàm Ray, kênh Láng Sắc (Nguyễn Văn Pho). - Hệ thống kênh trục dọc: Kênh Trà Ngoa, kênh 3/2 - Thống nhất quan trọng nhất mang nhiệm vụ tiếp ngọt cho từng vùng. Hệ thống thủy văn của tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ triều biển Đông. Đây là chế độ bán nhật triều không đều, ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống, mỗi tháng có 2 kỳ triều cường (vào ngày 1 và 15 âm lịch) 9
  19. và 2 kỳ triều kém (vào ngày 7 và 23 âm lịch). Do gần biển, biên độ và mực nước trên sông rạch khá cao nên tiềm năng tiêu tự chảy của tỉnh rất lớn. Chỉ riêng một phần ở Càng Long và khu vực giữa tỉnh (phần giáp ranh của các huyện: Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang) do có sự giáp nước từ nhiều hướng và biên độ triều tắt nhanh nên bị ngập kéo dài 3 - 4 tháng. Nhìn chung, khoảng 1/3 diện tích đất tự nhiên của tỉnh bị ngập khá sâu vào mùa mưa (> 0,6 m) phân bố tập trung ở ven sông và các vùng trũng giữa giồng cát của các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú. Tuy tiêu rút dễ dàng nhưng độ sâu ngập này đã hạn chế việc thâm canh lúa mùa như bón phân, sử dụng giống lúa cao sản. Các vùng gò ngập ít (< 0,4 m) phân bố chủ yếu ở khu vực giữa tỉnh (thuộc vùng lúa cao sản), đây là vùng có khả năng canh tác màu và thâm canh lúa cao sản nhưng dễ bị hạn ảnh hưởng. Do bị mặn ảnh hưởng nên dù động lực triều cao nhưng chỉ 1 phần diện tích của tỉnh có khả năng sử dụng nước sông để tưới tự chảy và chủ yếu ở các khu vực nhiễm mặn ít (2 - 3 tháng). Hàng năm có khoảng 90% diện tích đất tự nhiên của tỉnh bị nhiễm mặn trong phạm vi 30 km tính từ biển trở vào. Độ mặn bình quân là 4g/lít. Hiện tượng nhiễm mặn thường bắt đầu từ tháng 12 tại Hưng Mỹ trên sông Cổ Chiên và Trà Kha trên sông Hậu. Mặn lên cao nhất vào tháng 4 tại cửa Vũng Liêm (sông Cổ Chiên) và Cầu Quan (sông Hậu). Mặn thường kết thúc vào tháng 6, thời gian sớm hay muộn phụ thuộc vào thời gian, lượng mưa tại thượng nguồn và địa phương. Dựa trên ranh giới độ mặn 4‰, có thể phân tỉnh ra làm 6 vùng ảnh hưởng mặn như sau: - Vùng mặn thường xuyên (mặn 4‰ quanh năm): chiếm 17,7% diện tích nông nghiệp. - Vùng mặn 5 - 6 tháng (từ tháng 1 - 6 dương lịch): 25,8%. - Vùng mặn 4 tháng (từ tháng 2 - 5 dương lịch): 13,9% 10
  20. - Vùng mặn 3 tháng (từ tháng 3 - 5 dương lịch): 16,6% - Vùng mặn 2 tháng (từ tháng 4 - 5 dương lịch): 1,8% - Vùng mặn 2 tháng bất thường (từ tháng 4 - 5 dương lịch): 15,1% Việc canh tác 2 vụ lúa ổn định chỉ giới hạn ở vùng mặn < 4 tháng. Riêng 1 phần khu vực Cầu Ngang và huyện Duyên Hải, thời gian nhiễm mặn dài, nguồn nước ngọt khan hiếm mà lại có lượng mưa và thời gian mưa ít nên sản xuất nông nghiệp rất khó khăn, vùng này thích hợp cho nuôi trồng thủy sản và sản xuất lâm nghiệp. Tổng quan về một số nghiên cứu nước ngoài Các yếu tố nhiê êt đô ê, lượng mưa là mô êt trong những yếu tố khí tượng chính được đề câ pê trong hầu hết các công trình nghiên cứu. Chính vì vâ yê , nghiên cứu liên quan đến mưa bao gồm đă cê điểm khí hâ uê , biến đô nê g hàng năm, phân bố mưa, xu thế biến đổi được đề câ êp trong rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đối các nghiên cứu ở mỗi quốc gia: + Có thể kể đến mô êt số tác giả nghiên cứu biến đô êng hàng năm lượng mưa liên quan đến ENSO:Như Jose và Cruz (1999) [18]đã chỉ ra rằng biến đổi giữa các năm của lượng mưa trên hầu hết các khu vực ở Philippines chịu ảnh hưởng của ENSO. Hiroshi và Yasunari (2006) [33] đã chỉ ra chu kỳ khí hậu năm năm trung bình của lượng mưa Thái Lan và liên hệ với trường hoàn lưu khí quyển. Juneng và Tangang (2005) [22] đã chỉ ra sự phát triển của ENSO liên hệ với dị thường lượng mưa trên khu vực Đông Nam Á và mối liên hệ của nó với những biến đổi của khí quyển đại dương trên khu vực Indonesia. Qian và CS (2002)[27] đã tiến hành nghiên cứu phân bố lượng mưa mùa trên khu vực gió mùa Đông Á bao gồm Trung quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nghiên cứu này góp phần cung cấp những thông tin quan trọng về đặc điểm mùa mưa có mối liên hệ giữa các khu vực với nhau. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu cũng gồm 3 tập số liệu: số liệu mưa trạm từ Trung Quốc, 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2