Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở khu vực Tây Bắc, Việt Nam
lượt xem 3
download
Đề tài có những mục tiêu cụ thể sau: Xác định được các chỉ tiêu khí hậu liên quan đến nguy cơ cháy rừng và đặc điểm biến đổi của nguy cơ cháy tại khu vực Tây Bắc theo những kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau; đề xuất được một số giải pháp giảm thiểu nguy cơ cháy rừng liên quan đến biến đổi của khí hậu tại khu vực nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở khu vực Tây Bắc, Việt Nam
- i LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Ban chủ nhiệm Khoa Đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường cũng như Viện sinh thái tài nguyên rừng và môi trường đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả thực hiện đề tài. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Bế Minh Châu, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác giả về chuyên môn và kinh nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình khảo sát và hoàn thiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn tới Thạc sỹ Lê Sỹ Doanh và cán bộ Viện sinh thái tài nguyên rừng đã giúp đỡ về chuyên môn và dữ liệu trong quá trình hoàn thiện luận văn. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả bạn bè, người thân và đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả cả về vật chất lẫn tinh thần trong quá trình thực hiện đề tài. Đó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với tác giả. Mặc dù đã nỗ lực làm việc, nhưng do thời gian thực hiện đề tài còn nhiều hạn chế, khối lượng nghiên cứu lớn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 03 năm 2014 Tác giả Trần Thị Viên
- ii MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT ................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................. 3 1.1. Các vấn đề liên quan đến BĐKH............................................................ 3 1.1.1. Thực trạng và xu hướng của Biến đổi khí hậu ................................. 3 1.2. Các vấn đề liên quan đến cháy rừng và các giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng ....................................................................................................... 9 1.2.1. Ngoài nước ....................................................................................... 9 1.2.2. Trong nước ..................................................................................... 13 1.3. Ảnh hưởng của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ................................... 16 1.3.1. Ngoài nước ..................................................................................... 16 1.3.2. Trong nước ..................................................................................... 18 1.4. Nhận xét tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................ 20 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 21 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 21 2.1.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................... 21 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 21 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 21 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 21 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 22 2.4.1. Phương pháp tiếp cận ..................................................................... 22
- iii 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................... 24 Chương 3.ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC TÂY BẮC .................... 32 3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 32 3.2. Địa hình, địa mạo .................................................................................. 33 3.3. Khí hậu .................................................................................................. 33 3.4. Tài nguyên rừng .................................................................................... 34 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 36 4.1. Đặc điểm rừng và cháy rừng ở các địa phương khu vực Tây Bắc ....... 36 4.1.1. Đặc điểm cấu trúc và vật liệu cháy ở các trạng thái rừng chủ yếu 36 4.1.3. Đặc điểm cháy rừng của khu vực nghiên cứu ................................ 46 4.2. Đặc điểm khí hậu của khu vực Tây Bắc ............................................... 50 4.2.1. Đặc điểm khí hậu cơ bản của các địa phương trong khu vực nghiên cứu ............................................................................................................ 50 4.2.2. Đặc điểm các yếu tố khí hậu của khu vực Tây Bắc theo các kịch bản biến đổi khí hậu(kịch bản BĐKH 2009) ........................................... 55 4.3. Xây dựng chỉ số phản ánh nguy cơ cháy rừng cho khu vực Tây Bắc .. 59 4.4. Nghiên cứu đặc điểm biến đổi của nguy cơ cháy rừng theo các kịch bản biến đổi khí hậu ở khu vực Tây Bắc ............................................................ 63 4.4.1. Đặc điểm biến đổi của nguy cơ cháy rừng theo các kịch bản BĐKH tại khu vực Tây Bắc.................................................................................. 63 4.4.2. Tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng của các địa phương trong khu vực nghiên cứu theo kịch bản BĐKH...................................... 65 4.5. Một số giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng có tính thích ứng với biến đổi khí hậu............................................................................................ 68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 74 1. Kết luận .................................................................................................... 74 2. Kiến nghị.................................................................................................. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT TT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 ADB Ngân hang phát triển châu á 2 BĐKH Biến đổi khí hậu 3 Dt Đường kính tán 4 D1.3 Đường kính ngang ngực 5 Ect Chỉ số hiệu quả canh tác 6 GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc nội hàng năm 7 GS.TS Giáo sư tiến sỹ 8 Hdc Chiều cao dưới cành 9 Hvn Chiều cao vút ngọn 10 IPPC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu 11 Mtk Khối lượng thảm khô 12 Mtt Khối lượng thảm tươi 13 OTC Ô tiêu chuẩn 14 PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng 15 PGS.TS Phó giáo sư tiến sỹ 16 UNDP Chương trình phát triển liên hợp quốc 17 UNEP Chương trình môi trương liên hợp quốc 18 UNFCCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu 19 VLC Vật liệu cháy 20 WHO Tổ chức y tế thế giới 21 W% Độ ẩm vật liệu cháy
- v DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên các bảng Trang 2.1 Một số chỉ tiêu cấu trúc rừng liên quan đến nguy cơ cháy ở các OTC 27 2.2 Giá trị Ect của các ô tiêu chuẩn 28 4.1 Tổng hợp diện tích và độ che phủ rừng, cây lâu năm 36 4.2 Đặc điểm cấu trúc rừng tại tỉnh Sơn La và Hòa Bình 38 4.3 Đặc điểm vật liệu cháy ở các trạng thái rừng 40 Đặc điểm của khối lượng thảm khô, thảm tươi và độ ẩm vật liệu 4.4 42 cháy của các trạng thái rừng 4.5 Chỉ số fij và chỉ số Ect cho từng yếu tố và từng trạng thái rừng 42 Phân cấp nguy cơ cháy cho các trạng thái rừng cho khu vực Tây 4.6 43 Bắc 4.7 Cấp nguy cơ cháy của các trạng thái rừng chính ở vùng Tây Bắc 43 Tích hợp cấp nguy cơ cháy theo trạng thái rừng với cấp nguy cơ 4.8 46 cháy theo điều kiện khí hậu Thống kê số vụ cháy rừng trong những năm gần đây ở khu vực Tây 47 4.9 Bắc (2005 – 2011) 4.10 Thống kê số vụ và diện tích cháy theo các địa phương 49 Thống kê nhiệt độ (0C) trung bình tháng của các địa phương khu 4.11 51 vực Tây Bắc (2003 -2010) Thống kê độ ẩm (%) trung bình tháng của các địa phương khu vực 4.12 52 Tây Bắc (2003 – 2010) Thống kê lượng mưa (mm) trung bình tháng của các địa phương 4.13 53 khu vực Tây Bắc (2003 – 2010) Nhiệt độ (0C)trung bình của khu vực Tây Bắc theo các kịch bản 4.14 56 BĐKH (2009)
- vi Mức thay đổi lượng mưa (%) năm so với thời kỳ 1980 – 1999 theo 4.15 58 các kịch bản BĐKH Số ngày có nguy cơ cháy rừng cao (Snc45) trung bình ở các trạm 4.16 59 khí tượng trong giai đoạn (1980 – 1999) 4.17 Công thức xác định chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng Qi 60 4.18 Sự phù hợp của Qi với chỉ số Snc45 theo hệ số b 61 4.19 Công thức xác định hệ số K hiệu chỉnh theo lượng mưa 62 4.20 Số ngày có nguy cơ cháy cao trung bình của vùng Tây Bắc 63 Cấp nguy cơ cháy rừng xác định theo số ngày có nguy cơ cháy cao 4.21 64 và rất cao trong một tháng Số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trung bình của các tỉnh Tây Bắc 4.22 66 theo kịch bản biến đổi khí hậu trung bình B2
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên các hình Trang 2.1 Vị trí các trạm Khí tượng Quốc gia phục vụ nghiên cứu 29 4.1 Diện tích rừng của các địa phương ở khu vực Tây Bắc 36 Thống kê số vụ và diện tích rừng bị cháy của khu vực Tây 4.2 48 Bắc (2005 – 2011) 4.3 Thống kê số vụ và diện tích cháy theo địa phương 49 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của các địa phương 4.4 51 khu vực Tây Bắc Độ ẩm các tháng trong năm của các địa phương khu vực Tây 4.5 52 Bắc Lượng mưa các tháng trong năm của các địa phương khu vực 4.6 54 Tây Bắc So sánh mức tăng nhiệt độ của khu vực Tây Bắc theo các kịch 4.7 57 bản BĐKH Mức thay đổi lượng mưa của khu vực Tây Bắc theo các kịch 4.8 58 bản BĐKH Diễn biến nguy cơ cháy rừng trung bình của vùng Tây Bắc 4.9 64 trong những thời kỳ khác nhau Bản đồ nguy cơ cháy rừng khu vực Tây Bắc theo kịch bản 4.10 67 BĐKH B2 tháng 3 năm 2090 Bản đồ nguy cơ cháy rừng khu vực Tây Bắc theo kịch bản 4.11 68 BĐKH B2 tháng 12 năm 2090
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu (BĐKH) với biểu hiện chủ yếu là hiện tượng ấm lên toàn cầu, đang là vấn đề được nhân loại quan tâm. Sự ấm lên toàn cầu đã và đang tác động mạnh mẽ đến hệ thống khí hậu và các hệ sinh thái trên trái đất, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới. Để phát triển bền vững, không một quốc gia nào có thể xem thường những cảnh báo về BĐKH. Tăng trưởng, giải quyết công ăn việc làm và ứng phó với BĐKH là ba mục tiêu tiên quyết phải thực hiện song hành trong thế kỉ XXI, nếu thế giới muốn có sự phát triển bền vững. BĐKH được dự đoán sẽ tác động nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất và môi trường trên phạm vi toàn cầu. Thực tế cho thấy ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình hàng năm tăng khoảng 0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm[2]. Hiện tượng El NiNo và La Nila ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. BĐKH đã thực sự làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng khốc liệt. Theo Báo cáo Đánh giá tác động của mực nước biển dâng (tháng 3 năm 2007 của ngân hàng thế giới), Việt Nam là 1 trong 5 nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng. Cháy rừng là một trong những hiện tượng thiên tai gây tổn thất to lớn về kinh tế và môi trường sinh thái. Với việc thải vào khí quyển một khối lượng lớn khói bụi cùng với những khí gây hiệu ứng nhà kính như CO, CO2, NO v.v…, cháy rừng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng quá trình biến đổi khí hậu trái đất và các thiên tai hiện nay. Mặc dù với những phương tiện và phương pháp phòng cháy chữa cháy rừng ngày càng hiện đại, nhưng cháy rừng vẫn không ngừng xảy ra, thậm chí ngay cả ở những nước phát triển nhất. Đấu tranh với cháy rừng đang được xem là một trong những nhiệm vụ cấp bách của thế giới để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống nói chung.
- 2 Tây Bắc là một vùng sinh thái có diện tích rừng lớn và địa hình chia cắt phức tạp. Đây cũng là một trong hai khu vực mà nhiệt độ được dự đoán sẽ tăng cao nhất trên cả nước theo kịch bản BĐKH. Vào mùa khô, với xu hướng gia tăng nóng hạn của khí hậu toàn cầu và diễn biến thời tiết phức tạp trong như hiện nay thì hầu hết các loại rừng trên khu vực đều dễ dàng bắt lửa và cháy lớn. Hơn nữa, Tây Bắc còn là một trọng điểm về cháy rừng trong tất cả các vùng sinh thái trên toàn lãnh thổ. Vì vậy, nghiên cứu tác động của BĐKH và những giải pháp ứng phó trong lâm nghiệp, đặc biệt là công tác phòng cháy chữa cháy rừng được xem là một trong những nhiệm vụ cấp bách. Với mục tiêu góp phần thực hiện nhiệm vụ trên, tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở khu vực Tây Bắc, Việt Nam".
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các vấn đề liên quan đến BĐKH 1.1.1. Thực trạng và xu hướng của Biến đổi khí hậu 1.1.1.1. Thực trạng và xu hướng biến đổi khí hậu trên thế giới a) Thực trạng biến đổi khí hậu Trước những diễn biến và ảnh hưởng tiêu cực mang tính toàn cầu của biến đổi khí hậu, các nước trên thế giới đã có nhiều động thái tích cực nhằm ngăn chặn những hiểm họa khôn lường mà biến đổi khí hậu có thể gây ra cho loài người. Năm 1979, Hội nghị Khí hậu quốc tế lần thứ nhất (tổ chức tại Thụy Sỹ) đã ra tuyên bố kêu gọi chính phủ các nước nhận thức về mức độ nghiêm trọng và tiến hành các hành động nhằm giảm thiểu các tác động làm biến đổi khí hậu do con người gây ra. Một loạt các hội nghị liên chính phủ thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu đã được tổ chức từ những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 như: Hội nghị Villach (10/1985), Hội nghị Toronto (6/1988), Hội nghị Ottawa (2/1989), Hội nghị Tata (2/1989), Hội nghị và tuyên bố Hague (3/1989), Hội nghị bộ trưởng Noordwijk (11/1989), Hội nghị Cairo (12/1989), Hội nghị Bergen (5/1990), và Hội nghị Khí hậu thế giới lần thứ 2 (11/1990). Năm 1990, IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu) đã công bố Báo cáo đánh giá đầu tiên về biến đổi khí hậu[19] Báo cáo đã gây tiếng vang rất lớn và nhận được sự quan tâm thích đáng từ cộng đồng quốc tế, nó được sử dụng là cơ sở để đàm phán Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu. Công ước này được hoàn chỉnh và phê chuẩn tại New York vào tháng 9/1992, được 154 quốc gia ký kết tại Hội nghị Thượng đỉnh Rio De Janero và bắt đầu có hiệu lực từ 21/03/1994[19].
- 4 Báo cáo đánh giá thứ 2 về biến đổi khí hậu do IPCC hoàn thành vào năm 1995[20]. Báo cáo này có công đóng góp của trên 2000 nhà khoa học và chuyên gia trên thế giới. Hội nghị lần thứ 3 của các nước ký kết công ước (COP-3), được tổ chức vào năm 1997 tại Kyoto, đã thông qua Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính gây ra do biến đổi khí hậu. Năm 2001, IPCC hoàn thành Báo cáo đánh giá lần thứ 3 về biến đổi khí hậu, Báo cáo kết luận rằng bằng chứng về tác động của con người lên biến đổi khí hậu ngày càng rõ hơn và đưa ra một bức tranh chi tiết về các tác động của sự nóng lên toàn cầu đối với các khu vực trên thế giới[21]. Báo cáo lần thứ tư của IPCC được công bố vào năm 2007[22]. Trong báo cáo này, IPCC đã khẳng định biến đổi khí hậu là một vấn đề hiển nhiên và không còn tranh luận. Sự biến đổi khí hậu được IPCC chứng minh bằng các số liệu quan trắc nhiệt độ không khí và nước biển, sự tan băng và nước biển dâng. Gần đây, UNDP đã công bố Báo cáo Phát triển con người năm 2007/2008 với chủ đề “Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách”[14]. Trong báo cáo, UNDP đã khẳng định: đến nay đã có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng tỏ rằng biến đổi khí hậu do con người gây ra đang đẩy thế giới đến một thảm họa sinh thái, cùng với những tác động không thể đảo ngược đối với sự nghiệp phát triển con người. Hội nghị về biến đổi khí hậu tại Bali năm 2007 đã thu hút được số lượng đại biểu tham dự kỷ lục, góp phần thúc đẩy nhận thức của thế giới về vấn đề biến đổi khí hậu. Mặc dầu nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các chính phủ, tổ chức và cộng đồng quốc tế nhưng chúng ta phải thừa nhận những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới đời sống con người và thiên nhiên là đặc biệt nghiêm trọng và nguy cơ dẫn đến thảm họa môi trường đối với con người là hoàn toàn có thể.
- 5 b) Xu hướng biến đổi khí hậu Theo dự báo của các nhà khoa học, nếu tình hình phát thải khí nhà kính không giảm đi thì vào năm 2050 nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi so với thời kỳ tiền công nghiệp, từ 260 ppm lên 500 ppm (ADB, 2007). Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất tăng lên kéo theo hàng loạt các yếu tố khí hậu khác như: lượng mưa, độ ẩm, bức xạ… thay đổi theo. Toàn bộ mặt đệm, cả mặt đất và đại dương đều nóng lên, đặc biệt ở các vĩ độ cao dẫn đến hiện tượng băng tan ở các vùng cực, gây nên hiện tượng nước biển dâng và xâm lấn các vùng đất ven bờ. Tần suất và cường độ hiện tượng ENSO gia tăng đáng kể, gây lũ lụt và hạn hán ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Cường độ và lượng mưa có nhiều bất thường, những vùng mưa nhiều thì trở nên nhiều hơn, cường độ lớn hơn; các vùng hạn hán thì trở nên khô cằn hơn. Khi lượng phát thải khí CO2 tăng gấp đôi, lượng mưa tăng ở các vùng vĩ tuyến cao và các vùng nhiệt đới trong tất cả các mùa trong năm; ở vĩ tuyến trung bình lượng mưa sẽ tăng khoảng 10 ÷ 20 %. Song song với hiện tượng nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, sự thay đổi về mưa và sự bốc hơi là sự suy thoái của tầng ozôn bình lưu làm tăng bức xạ cực tím trên trái đất, gây ra những ảnh hưởng lớn cho loài người, các hệ sinh thái, và đời sống kinh tế xã hội[14]. Dự báo biên độ tăng nhiệt độ của trái đất từ nay đến năm 2100 có thể trong khoảng 1,1 – 6,4OC, đây là mức tăng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử 10.000 năm qua của loài người và nhiệt độ cũng không tăng đồng đều ở các vùng, các quốc gia trên thế giới. Hậu quả của sự nóng lên toàn cầu sẽ làm các lớp băng tuyết tan nhanh hơn trong những thập niên tới. Trong thế kỷ 20, trung bình mực nước biển dâng tại Châu Á là 2,4 mm/năm và chỉ riêng thập kỷ vừa qua là 3,1 mm/năm, và được dự báo là sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong thế kỷ 21, ít nhất là 2,8 – 4,3 mm/năm[22].
- 6 1.1.1.2.Thực trạng và xu hướng Biến đổi khí hậu ở Việt Nam a) Thực trạng biến đổi khí hậu Nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện bởi Viện Khí tượng và Thủy văn và được bắt đầu từ năm 1990. Theo báo cáo của Bộ tài nguyên và môi trường năm 2009[2], từ các số liệu quan trắc về khí hậu trong nhiều năm cho thấy biến đổi của các yếu tố khí hậu ở Việt Nam có những điểm đáng lưu ý sau: + Về nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng lên 0,7OC. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931- 1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,6OC. Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 là 0,8 - 1,3OC và cao hơn thập kỷ 1991 – 2000 (là từ 0,4 - 0,5OC). + Về lượng mưa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911- 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau; có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. + Về mực nước biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm Cửa Ông và Hòn Dấu, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20 cm, phù hợp với xu thế chung của toàn cầu. + Về số đợt không khí lạnh: Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15-16 đợt không khí lạnh bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trường hợp có số đợt không khí lạnh trong mỗi tháng mùa đông (XI - III) thấp dị thường (0-1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây (3/1990,
- 7 1/1993, 2/1994, 12/1994, 2/1997, 11/1997). Một biểu hiện dị thường gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. + Về bão: Vào những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn. + Về số ngày mưa phùn: Trung bình năm ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ 1981 - 1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây. b) Xu hướng biến đổi khí hậu Xu hướng biến đổi khí hậu ở Việt Nam cũng đã được nghiên cứu. Trên cơ sở này các kịch bản BĐKH cho Việt Nam và các khu vực của Việt Nam đã được xây dựng[2]. Các dự báo về BĐKH ở Việt Nam trong thế kỷ 21 được tóm tắt như sau: - Nhiệt độ sẽ tăng khoảng 0,3 - 0,5oC vào năm 2020; 1,0 - 2,0oC vào năm 2050 và 1,6 - 2,60C vào năm 2100. Những khu vực có mức độ tăng nhiệt độ cao nhất là Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; - Lượng mưa mùa mưa biến động vào khoảng 0 - 10% vào các năm nói trên. Nơi có mức độ biến động lớn nhất về lượng mưa là Trung Bộ (Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và phần phía Bắc của Nam Trung Bộ); - Nước biển dâng cao thêm khoảng 5 cm cho mỗi thập kỷ và sẽ dâng 28 - 33 cm vào năm 2050 và từ 65 – 100 cm vào năm 2100; - Gần đây, một số kịch bản BĐKH cho các vùng khí hậu ở Việt Nam đưa ra nhận định là: Đến năm 2100, nhiệt độ trung bình năm tăng trên toàn bộ các vùng khí hậu, với mức trung bình từ 2,3 đến 2,8oC. Các tháng mùa lạnh có mức độ biến đổi và tăng dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
- 8 1.1.1.3. Chiến lược, chính sách liên quan đến BĐKH ở Việt Nam Nhận thức được BĐKH và tầm quan trọng trong ứng phó với tác động của BĐKH, Việt Nam đã sớm phê chuẩn Công ước khung của Liên Hiệp quốc về BĐKH (UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto. Để triển khai ứng phó với BĐKH, Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp lý quan trọng sau[3]: + Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; + Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 5/12/2011 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu; + Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 5/10/2012 của Thủ tướng chính phủ về phe duyệt Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó BĐKH giai đoạn 2012 – 2020. + Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh; Các văn bản trên đã nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ và lộ trình ứng phó với BĐKH ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành cũng đã và đang triển khai xây dựng các kế hoạch ứng phó BĐKH cho ngành, lĩnh vực của Bộ quản lý. Trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã sớm ban hành các văn bản sau liên quan đến BĐKH; + Quyết định số 543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2050; + Quyết định số 3199/QĐ-BNN-KHCN ngày 16/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong Nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020.
- 9 1.2. Các vấn đề liên quan đến cháy rừng và các giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng 1.2.1. Ngoài nước Phòng cháy chữa cháy rừng trên thế giới được bắt đầu được nghiên cứu vào thế kỷ 20. Thời kỳ đầu chủ yếu tập trung ở các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nga, Đức, Thuỵ điển, Canada, Pháp, Úc v.v.... Sau đó là ở hầu hết các nước có hoạt động lâm nghiệp. Người ta phân chia 5 lĩnh vực chính của nghiên cứu phòng cháy chữa cháy rừng: bản chất của cháy rừng, phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng, các công trình phòng cháy chữa cháy rừng, phương pháp chữa cháy rừng và phương tiện chữa cháy rừng. - Nghiên cứu bản chất của cháy rừng Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng cháy rừng là hiện tượng ôxy hoá các vật liệu hữu cơ do rừng tạo ra ở nhiệt độ cao. Nó xảy ra khi có mặt đồng thời của 3 thành tố còn gọi là tam giác lửa: nguồn nhiệt, ôxy và vật liệu cháy. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của 3 yếu tố trên mà cháy rừng có thể được hình thành, phát triển hay bị ngăn chặn hoặc suy yếu đi (Brown, 1979; Belop,1982; Chandler, 1983; Johann G. Goldammer, 2009). Vì vậy, về bản chất, những biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng đều nhằm tác động vào 3 yếu tố trên theo chiều hướng ngăn chặn và giảm thiểu quá trình cháy. - Nghiên cứu phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định mối liên hệ chặt giữa điều kiện thời tiết, mà quan trọng nhất là lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm không khí với độ ẩm vật liệu và khả năng xuất hiện cháy rừng. Vì vậy, hầu hết các phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng đều tính đến đặc điểm diễn biến hàng ngày của lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm không khí (MiBbach,1972; Belop, 1982; Chandler,1983). Ở một số nước, khi dự báo nguy cơ cháy rừng ngoài căn cứ vào yếu tố khí tượng người ta còn căn cứ vào một số yếu tố khác, chẳng hạn ở Đức và Mỹ người ta sử
- 10 dụng thêm độ ẩm của vật liệu cháy (Brown,1979), ở Pháp người ta tính thêm lượng nước hữu hiệu trong đất và độ ẩm vật liệu cháy, ở Trung Quốc có bổ sung thêm cả tốc độ gió, số ngày không mưa và lượng bốc hơi v.v… Cũng có sự khác biệt nhất định khi sử dụng các yếu tố khí tượng để dự báo nguy cơ cháy rừng, chẳng hạn ở Thụy điển và một số nước ở bán đảo Scandinavia người ta sử dụng độ ẩm không khí thấp nhất và nhiệt độ không khí cao nhất trong ngày, trong khi đó ở Nga và một số nước khác lại dùng nhiệt độ và độ ẩm không khí lúc 13 giờ. - Nghiên cứu về công trình phòng cháy chữa cháy rừng Kết quả nghiên cứu của thế giới đã khẳng định hiệu quả của các loại băng cản lửa, các vành đai cây xanh và hệ thống kênh mương ngăn cản cháy rừng (Gromovist,1993). Người ta đã nghiên cứu tập đoàn cây trồng trên băng xanh cản lửa, trồng rừng hỗn giao và giữ nước ở hồ đập để làm giảm nguy cơ cháy rừng. Người ta cũng đã nghiên cứu hiệu lực của các hệ thống cảnh báo cháy rừng như chòi canh, tuyến tuần tra, điểm đặt biển báo nguy cơ cháy rừng. Nhìn chung thế giới đã nghiên cứu hiệu quả của nhiều loại công trình phòng cháy chữa cháy rừng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa đưa ra được phương pháp xác định tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình đó. Những thông số kỹ thuật đưa ra đều mang tính gợi ý, và luôn được điều chỉnh theo ý kiến các chuyên gia cho phù hợp với đặc điểm của mỗi loại rừng và điều kiện địa lý, vật lý địa phương. - Nghiên cứu về biện pháp phòng và chữa cháy rừng Khi nghiên cứu các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng người ta chủ yếu hướng vào làm suy giảm 3 thành phần của tam giác lửa: (1)- Giảm nguồn lửa bằng cách tuyên truyền không mang lửa vào rừng, dập tắt tàn than sau khi dùng lửa, thực hiện các biện pháp dọn vật liệu cháy trên mặt đất thành băng, đào rãnh sâu, hoặc chặt cây theo dải để ngăn cách đám cháy với phần rừng còn lại; (2)- Đốt trước một phần vật liệu cháy vào đầu mùa khô khi chúng còn ẩm để giảm khối lượng vật liệu cháy vào thời kỳ khô hạn nhất, hoặc đốt theo hướng
- 11 ngược với hướng lan tràn của đám cháy để cô lập đám cháy; (3)- Dùng chất dập cháy để giảm nhiệt lượng của đám cháy hoặc ngăn cách vật liệu cháy với ôxy không khí (nước, đất, cát, hoá chất dập cháy v.v…). - Nghiên cứu về phương tiện phòng cháy chữa cháy rừng Những phương tiện phòng cháy chữa cháy rừng đã được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây, đặc biệt là phương tiện dự báo, phát hiện đám cháy, thông tin về cháy rừng và phương tiện dập lửa trong các đám cháy. Các phương pháp dự báo đã được mô hình hoá và xây dựng thành những phần mềm làm giảm nhẹ công việc và tăng độ chính xác của dự báo nguy cơ cháy rừng. Việc ứng dụng ảnh viễn thám và công nghệ GIS đã cho phép phân tích được những diễn biến thời tiết, dự báo nhanh chóng và chính xác khả năng xuất hiện cháy rừng, phát hiện sớm đám cháy trên những vùng rộng lớn. Những phương tiện dập tắt các đám cháy rừng được nghiên cứu theo cả hướng phát triển phương tiện thủ công như cào, cuốc, dao, câu liêm đến các loại phương tiện cơ giới như cưa xăng, máy kéo, máy gạt đất, máy đào rãnh, máy phun nước, máy phun bọt chống cháy, máy thổi gió, máy bay rải chất chống cháy và bom dập lửa v.v… Mặc dù các phương pháp và phương tiện phòng cháy chữa cháy rừng đã được phát triển ở mức cao, song những thiệt hại do cháy rừng vẫn rất lớn ngay cả ở những nước phát triển có hệ thống phòng cháy chữa cháy rừng hiện đại như Mỹ, Úc, Nga v.v… Trong nhiều trường hợp việc khống chế các đám cháy vẫn không hiệu quả. Người ta cho rằng, ngăn chặn nguồn lửa để không xảy ra cháy vẫn là quan trọng nhất. Vì vậy, đã có những nghiên cứu về đặc điểm xã hội của cháy rừng và những giải pháp xã hội cho phòng cháy chữa cháy rừng (Cooper, 1991).
- 12 - Nghiên cứu về giải pháp cộng đồng cho phòng cháy chữa cháy rừng Những vụ cháy rừng với quy mô lớn ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Inđônêsia đã thu hút sự quan tâm của toàn thế giới (Rowell and Moore, 2000). Các tác động tiêu cực của nó đã được nhận biết ở mọi cấp từ địa phương, quốc gia đến toàn cầu. Để có thể hiểu rõ hơn những vụ cháy rừng ở Đông Nam Á, trong khuôn khổ của Dự án phòng cháy chữa cháy rừng Đông Nam Á, Sameer Karki (2002) đã nghiên cứu vai trò của cộng đồng đối với các vụ cháy rừng và sự tham gia của họ trong việc ngăn chặn các vụ cháy rừng. Báo cáo, được thực hiện nhằm phục vụ mục tiêu của Dự án Phòng cháy Chữa cháy rừng Đông Nam á (PCCCR ĐNA), trình bày những kinh nghiệm thành công về sự tham gia của cộng đồng trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng và phân tích những yếu tố chính trị, thể chế, kinh tế văn hoá tạo điều kiện cho các cộng đồng địa phương tham gia tích cực vào việc ngăn chặn các vụ cháy ngoài ý muốn. Tác giả cho thấy sự đoàn kết cộng động và gắn bó với tài nguyên của địa phương là rất quan trọng trong việc sử dụng lửa có kiểm soát. Ở nhiều nước, có khi người dân dùng lửa phá huỷ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng để trả thù hay vì các lý do chính trị. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả quản lý lửa có thể phải bắt đầu từ việc giải quyết tốt hơn các xung đột và loại bỏ những nguyên nhân sâu xa của cháy rừng như phân chia đất đai không công bằng. Trong Dự án phòng cháy chữa cháy rừng Đông Nam Á còn nhiều tác giả tham gia nghiên cứu về giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng dựa vào cộng đồng. Trong đó họ nhấn mạnh tầm quan trọng những giải pháp kỹ thuật và tổ chức thích hợp cho khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào phòng cháy chữa cháy rừng (Peter Moore, 2003)[25]. Biến đổi khí hậu trong những thập kỷ gần đây đã làm tăng nguy cơ cháy rừng của hầu hết các khu vực trên thế giới. Theo số liệu của Trung tâm giám
- 13 sách cháy toàn cầu, số vụ cháy rừng từ những năm 1990 trở lại đây đã tăng lên xấp xỉ gấp 3 lần so với các thời kỳ trước đó. (Johann G. Goldammer and Nikola Nikolov, 2009)[23]. 1.2.2. Trong nước - Nghiên cứu về dự báo nguy cơ cháy rừng Dự báo nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam được bắt đằu từ năm 1981. Tuy nhiên trong thời gian đầu người ta chủ yếu áp dụng phương pháp dự báo của Nesterop (Phạm Ngọc Hưng, 1988)[7]. Đây là phương pháp đơn giản, cấp nguy hiểm của cháy rừng được xác định theo giá trị P bằng tổng các tích số giữa nhiệt độ và độ thiếu hụt bão hoà của không khí lúc 13 giờ hàng ngày kể từ ngày cuối cùng có lượng mưa lớn hơn 3mm. Nghiên cứu của Phạm Ngọc Hưng năm 1988 đã cho thấy phương pháp của Nesterop có độ chính xác cao hơn nếu tính giá trị P kể từ ngày cuối cùng có lượng mưa lớn hơn 5 mm. Ngoài ra, trên cơ sở phát hiện liên hệ chặt chẽ giữa số ngày liên tục có lượng mưa dưới 5 mm hay còn gọi là số ngày khô hạn liên tục (H) với chỉ số P, Phạm Ngọc Hưng đã đưa ra phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo số ngày khô hạn liên tục. Ông xây dựng một bảng tra cấp nguy hiểm của cháy rừng căn cứ vào số ngày khô hạn liên tục cho các mùa khí hậu trong năm. Khi nghiên cứu về tính thích hợp của một số phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng ở Miền Bắc Việt Nam, Bế Minh Châu (2001)[4] đã khẳng định phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo chỉ tiêu P và H có độ chính xác không cao ở những vùng có sự luân phiên thường xuyên của các khối không khí biển và lục địa hoặc vào các thời gian chuyển mùa. Trong những trường hợp như vậy, thì mức độ liên hệ của chỉ số P hoặc H với độ ẩm vật liệu dưới rừng và tần suất xuất hiện của cháy rừng thấp. Từ 1989- 1991 Dự án tăng cường khả năng phòng cháy chữa cháy rừng cho Việt Nam của UNDP đã nghiên cứu, soạn thảo phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo chỉ tiêu khí tượng tổng hợp P của Nesterop nhưng thêm yếu tố
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn