intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Đặc điểm thực vật của cây hoa hồng

Chia sẻ: Hoang Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:41

439
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoa hồng là một loài hoa đẹp được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nó được trồng với nhều mục đích khác nhau như: Trang trí làm đẹp cho không gian sống, làm nước hoa, mỹ phẩm và thuốc chữa bệnh. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về loài hoa này, mời các bạn cùng tham khảo đề tài "Đặc điểm thực vật của cây hoa hồng" dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Đặc điểm thực vật của cây hoa hồng

  1. MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY HOA HỒNG 1.1.1 Nguồn góc và sự phân bố 1.1.2 Đặc tính thực vật 1.2 SƠ LƯỢT VỀ NUÔI CẤY MỘ THỰC VẬT 1.2.1 Các giai đoạn của nuôi cấy mô thực vật 1.2.2 Tầm quan trọng của phương pháp nuôi cấy mô thực vật 1.2.3 Thành phần môi trường nuôi cấy mô thực vật 1.2.3.1 Nước 1.2.3.2 Các nguyên tố khoáng đa lượng 1.2.3.3 Các nguyên tố vi lượng 1.2.3.4 Nguồn cacbohydrate 1.2.3.5 Vitamin 1.2.3.6 Agra 1.2.3.7 Nước dừa 1.2.3.8 Chất điều hoà sinh trưởng 1.2.3.9 Than hoạt tính 1.2.3.10 pH 1.3 MỘT   SỐ   KẾT   QUẢ   NUÔI   CẤY   MÔ   CÂY   HOA   HỒNG   ĐÃ   ĐƯỢC  CÔNG BỐ  1.3.1 Các công trình trong nước 1.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1.1 Vật liệu 2.1.2 Thiết bị và hoá chất 2.1.3 Địa điểm và thời gian tiếng hành thí nghiệm Trang 1
  2. 2.1.4 Điều kiện thí nghiệm 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Chuẩn bị môi trường nuôi cấy 2.2.2 Khữ trùng mẫu cấy 2.2.3 Bố trí thí nghiệm 2.2.4 Phân tích số liệu CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 HIỆU QUẢ CỦA BA TRÊN SỰ TẠO CHỒI CỦA CÂY HỒNG TỶ MUỘI 3.1.1 Tỷ lệ sống 3.1.2 Số lá 3.1.3 Chiều cao chồi 3.2 HIỆU QUẢ CỦA BA VÀ NAA TRÊN SỰ NHÂN CHỒI CỦA CÂY HỒNG  TỶ MUỘI 3.2.1 Số chồi 3.2.2 Chiều cao chồi 3.2.3 Số lá 3.2.4 Trọng lượng tươi gia tăng 3.3 HIỆU QUẢ  CỦA NAA VÀ THAN HOẠT TÍNH TRÊN SỰ  TẠO RỂ  CỦA   CÂY HỒNG TỶ MUỘI 3.3.1 Số rể và chiều dài rể 3.3.1.1 Số rể 3.3.1.2 Chiều dài rể 3.3.2 Chiều cao chồi gia tăng 3.3.3 Số lá gia tăng 3.3.4 Trọng lượng tươi gia tăng CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN 4.2 ĐỀ NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Trang 2
  3. MỞ ĐẦU Hoa hồng là một loài hoa đẹp được trồng phổ  biến  ở  nhiều quốc gia trên thế  giới. Nó được trồng với nhều mục đích khác nhau như: trang trí làm đẹp cho không   gian sống, làm nước hoa, mỹ phẩm và thuốc chữa bệnh. Và còn một  mục đích nữa là   để làm quà tặng để chinh phục phái đẹp. Riêng hoa hồng tỷ muội lại có vẻ đẹp thanh   tú, màu sắc tươi sáng và nở  hoa quanh năm. Công dụng của nó là để  lảm cảnh trong   sân vườn, lối đi, trang trí nội thức trong nhà. Trong phong thủy, thì hoa hồng tỷ muội   đổi vận “ khai vận mạng phú  quý”, gia đình êm ấm và thăng quan tiến chức. Về kinh   tế, hoa hồng là một loài hoa mang lại lợi nhuận cao. Mặc dù đã có nhiều phương pháp   nhân giống cổ truyền nhưng vẫn không làm cây sạch bệnh, năng suất cao. Đồng thời,  nó còn tốn nhiều thời gian và công chăm sóc. Và thế  là một phương pháp nhân giống mới được ra đời, đó là phương pháp   nuôi cấy mô. Nó làm cho hoa hồng tăng thêm về số lượng lẫn chất lượng ( cây sạch   bệnh). Điểm quan trọng, phương pháp này là sản xuất ra một số lượng trong thời gian   ngắn, cây sạch bệnh và trồng được quanh năm. Đó cũng chính là lý do chúng em chọn   đề tài này. Cây hoa hồng được Nobecourt và Kofler nuôi cấy mô thành công khi tạo ra mô  sẹo và rễ  từ  chồi vào năm 1945. Sau đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và  ngoài nước về  loài hoa này. Phương pháp nuôi cấy mô được thực hiện nhằm tìm ra  môi trường thích hợp cho sự nhân chồi và tạo rễ, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, ứng  dụng các kỹ  thuật công nghệ  sinh học, đáp  ứng nhu cầu về  chất lượng giống ngày  càng cao của người tiêu dùng. Trang 3
  4. Chương 1  TỔNG QUAN 1.1 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY HOA HỒNG 1.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố Cây hoa hồng có tên khoa học là Rosa sp, thuộc lớp song tử  diệp, Bộ Rosales,   Họ  Rosaceae có nguồn gốc ôn đới và nhiệt đới vùng Bắc bán cầu. Cách đây khoảng  5000 năm, Trung Quốc là nơi đầu tiên thuần hóa hoa hồng nhưng mãi đến thế kỷ VIII   thì những giống hồng từ  Trung Quốc mới giới thiệu  ở  Châu Âu và hầu hết những  giống hồng ngày nay đều có nguồn gốc từ nó. Họ hoa hồng có khoảng có 115 chi và trên 3000 loài phân bố chủ yếu ở vùng ôn  đới và cận nhiệt đới bắc bán cầu. Các nước sản xuất hoa hồng chính: Hà Lan, Mỹ,   Nhật…Trong đó, Hà Lan là nước trồng và xuất khẩu hoa hồng lớn nhất thế giới. Hiện   nay, các giống trồng  ở Việt Nam hầu hết là giống nhập từ Hà Lan, Mỹ, Pháp, Trung   Quốc và trồng phổ biến ở Đà Lạt rồi đổ xuống vùng Tiền Giang, Hậu Giang, nhất là   tại Cái Mơn, Sa Đéc… hoa hồng được trồng đại trà với nhiều giống quí và mới lạ. 1.1.2 Đặc tính thực vật Rễ: rễ  hồng thuộc loại rễ  chum, chiều ngang tương đối rộng, khi bộ  rễ  lớn  phát triển nhiều rễ phụ. Trang 4
  5. Thân: hồng thuộc nhóm cây thân gỗ  cây bụi thấp, thẳng có nhiều cành và gai  cong. Lá: lá hoa hồng là lá kép lông chim mọc cách,  ở cuống có lá kèm nhẵn, mỗi lá  có 3­5 hay 7­9 lá chét, xung quanh lá chét có nhiều cưa nhỏ. Tùy giống mà lá có màu   xanh đậm hay xanh nhạt, răng cưa nông hay sâu hoặc có hình dạng lá khác. Hoa: có nhiều màu sắc và kích thước khác nhau. Cụm hoa chủ yếu có một hoa  hoặc tập hợp một ít hoa trên cuống dài, cứng, có gai. Hoa lớn có cánh dài hợp thành  chén  ở  gốc, xếp thành một hay nhiều vòng, siết chặt hay lỏng tùy theo giống. Hoa   hồng thuộc loài hoa lưỡng tính. Nhị  đực và nhụy cái trên cùng một hoa, các nhị  đực   dính vào nhau bao quanh vòi nhụy. Khi phấn chín rơi trên đầu nhụy nên có thể tự thụ  phấn. Đài hoa màu xanh. Quả: quả hình trái xoan có cánh đài còn lại. Hạt: hạt hồng nhỏ  có lông, khả  năng nảy mầm của hạt rất kém do có lớp vỏ  dày. 1.2 SƠ LƯỢC VỀ NUÔI CẤY MÔ THỰC VẬT Nuôi cấy mô là hệ thống sử dụng sự phát triển nhân tạo và nhân các điểm sinh  trưởng tồn tại hoặc mô phân sinh trong cây. Sự  thành công của vi nhân giống phụ  thuộc vào   nhiều yếu tố: môi trường nuôi cấy, tỷ  lệ  các chất điều hòa sinh trưởng  thực vật, giống, nhiệt độ, ánh sáng, chọn mẫu vật và tất cả các giống nuôi cấy. Chọn nguyên liệu ban đầu cho nuôi cấy mô rất quan trọng, nó không những   quyết định sự thành công ban đầu cho cả quá trình nhân tiếp theo. Việc chọn vật liệu   phụ thuộc vào phương pháp nuôi cấy nhưng phổ biến là chọn đoạn than có mang chồi  nhũ, vì chọn vật liệu này sẽ có nhiều vật liệu để tiến hành nuôi cấy hơn chồi ngọn. 1.2.1 Các giai đoạn của nuôi cấy mô thực vật Trang 5
  6. Nuôi cấy mô thực vật được chia thành 4 giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có  môt chức năng riêng. Giai đoạn 0 là giữ  cây trong nhà lưới; giai đoạn 1 là khử  trùng   mẫu cấy; giai đoạn 2 là nhân chồi nhanh; giai đoạn 3 là kéo dài, kích thích tạo rễ và  tiền thuần dưỡng; giai đoạn 4 là thuần dưỡng.Trong đó, giai đoạn 2 là giai đoạn quyết   định số  lượng  cây có thể  tạo ra. Sự  thành công của giai đoạn này tùy thuộc vào sự  kích thích chồi bất định hay là sự phát triển của chồi bên và còn tùy thuộc vào số lần   cấy truyền, hệ số nhân giống, môi trường chung quanh. 1.2.2 Tầm quan trong của phương pháp nuôi cấy mô thực vật Nuôi cấy mô là một kỹ  thuật nhân giống mang nhiều  ưu điểm nổi bật như  tạo cây  sạch bệnh, hệ số nhân giống cao và thời gian sản xuất được rút ngắn. Vì vậy, công   nghệ  nuôi cấy mô có ý nghĩa kinh tế  cao, nhất là đối với những cây sinh sản chậm   hoặc là đối với những cây cần cung cấp số lượng giống lớn. Nuôi cấy mô là phương pháp làm giảm giá thành. Đồng thời, tạo số lượng cây  con lớn và đồng đều đáp ứng nhu cầu thị trường. Phương pháp này có thể  nhân được  một số lượng cây lớn trong một diện tích nhỏ. Trong 1m2 nền có thể để được 18.000  cây. Thuận tiện và làm hạ giá thành vận chuyển (1 thùng 40.000 cây dâu tây chỉ nặng   15 kg). Ngoài ra, việc bảo quản cây giống cũng thuận lợi. Bằng phương pháp nuôi cấy mô người ta có thể nhân giống rất nhiều loại cây  từ  các vùng khí hậu khác nhau trên thế  giới mà nhân giống vô tính in vitro không thể  thực hiện được. Đồng thời, có thể  duy trì được các kiểu gen quý hiếm làm vật liệu  cho các phương pháp lai tạo giống. Bên cạnh đó, nuôi cấy mô còn bao gồm những  ưu điểm nổi bật: có thể  tạo  được một số  loài thực vật mà không thể  tiến hành in vitro do nhân giống in vitro có   thể  cảm  ứng được sự  trẻ  hóa của mô; Sự  tăng trưởng của những cây nhân giống vô   tính in vitro thường mạnh hơn những cây nhân giống in vivo vì những cây này đã được  Trang 6
  7. trẻ  hóa và sạch bệnh; việc nhân giống cây in vitro tạo được những cây sạch bệnh do  có sự chọn lọc các  đối tượng sạch bệnh để  đưa vào nuôi cấy đồng thời cũng có thể  xử lý mẫu cấy của các cây mang mầm bệnh trước khi đưa vào môi trường nuôi cấy;   Trong nuôi cấy in vitro chỉ sử dụng những mẫu cấy ban đầu rất nhỏ  cho nên có thể  chọn lọc kỹ lưỡng và dễ dàng; Việc nhân giống in vitro giúp làm giảm không gian sử  dụng so với nhân giống in vivo; Do cây in vitro được nuôi cấy trong điều kiện hoàn   toàn thích hợp nên có thể sản xuất cây con quanh năm. 1.2.3 Thành phần môi trường nuôi cấy mô thực vật Một trong những yếu tố  quan trọng nhất trong sự tăng trưởng, phát triển hình  thái của tế  bào và mô thực vật trong nuôi cấy là thành phần môi trường nuôi cấy.  Thành phần môi trường nuôi cấy mô tế  bào thay đổi tuỳ  theo loài thực vật, loại tế  bào, mô và bộ  phận nuôi cấy. Mặc dù có sự  đa dạng về  thành phần và nồng độ  các   chất nhưng tất cả các loại môi trường nuôi cấy mô đều gồm các thành phần sau: các  khoáng đa lượng, các khoáng vi lượng, đường làm nguồn cacbon, cac vitamin, các chất   điều hoà sinh trưởng. Ngoài ra, người ta còn bổ  sung một số  chất hữu cơ  có thành phần xác định  (amino acid, EDTA,…) và một số chất có thành phần không xác định như  nước dừa,  dịch trích nấm men… 1.2.3.1Nước Phẩm chất nước là điều kiện quan trọng trong nuôi cấy. Nước sử  dụng trong   nuôi cấy thường là nước cất 1 lần. Trong một số trường hợp người ta cũng sử  dụng   nước cất 2 lần hoặc nước khử khoáng. Trang 7
  8. 1.2.3.2Các nguyên tố đa lượng Khoáng đa lượng rất cần cho cây, có ảnh hưởng rất tốt cho sự hấp thu các mô  cấy và không gây độc. Nhu cầu khoáng đa lượng của mô, tế bào thực vật không khác  nhiều   so   với   cây   trồng   tự   nhiên.   Các   nguyên   tố   đa   lượng   cần   phải   cung  cấp   là:   Nitrogen (N), Photpho (P), Potassium (K), Magnesium (Mg), và Calcium (Ca). 1.2.3.3Các nguyên tố vi lượng Đây là những nguyên tố mà cây trồng chỉ cần ít nhưng không thể thiếu cho sinh   trưởng và phát triển bình thường. Hầu hết các nguyên tố  khóang vi lượng cần thiết   cho cây đối với mô cấy đều được cung cấp vào trong môi trường nhân tạo. Các vi   lượng thường thêm vào môi trường là Iode (I), Bo (B), Mangan (Mn), kẽm (Zn), Đồng  (Cu), Molybden (Mo), Cobalt (Co), sắt (Fe). Nồng độ khoáng vi lượng sử dụng thường   thấp hơn 30 mg/l. Các nguyên tố này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các   enzyme.   Nhiều   nghiên   cứu   cho   thấy   sắt   kết   hợp   với   các   chất   chelat   (EDTA­   ethylendiamin­tetra acetic acid) làm tăng khả năng trao đổi chất của sắt. 1.2.3.4Nguồn cacbohydrate Các mẫu nuôi cấy mô thực vật nói chung không thể quang hợp hoặc quang hợp  rất thấp do thiếu clorophin, nồng độ  CO2  và nhiều điều kiện khác. Vì vậy phải đưa  thêm   hợp   chất   carbonhydrate   vào   thành   phần   môi   trường   nuôi   cấy   và   hợp   chất  carbonhydrate được sử dụng phổ biến là đường sucrose. Lý do nó được sử dụng phổ  biến là nó ổn định trong hấp khử trùng và được cây sử dụng. Đường sucrose vừa là nguồn carbon cung cấp cho mẫu cấy, đồng thời còn tham  gia vào điều chỉnh khả  năng thẩm thấu của môi trường. Hàm lượng đường cao mô  nuôi cấy khó hút được nước. Hàm lượng đường quá thấp là một trong những nguyên  nhân gây hiện tượng mọng nước  ở mẫu cấy. Đường còn có vai trò quan trọng trong  sự tạo rễ bất định. Trang 8
  9. 1.2.3.5Vitamin Thực vật cần vitamin để xúc tác các quá trình biến dưỡng khác nhau. Khi tế bào   và mô được nuôi cấy thì một vài vitamin trở  thành yếu tố  giới hạn của chúng. Các   vitamin thường được sử  dụng nhiều nhất trong nuôi cấy mô là: Thiamin (vit B1),  nicotinic acid, pyridoxine (vit B6) và myo­ inositol. Vitamin có tác dụng thúc đẩy sinh  trưởng, phát triển của mẫu cấy và trong nhiều trường hợp nó có vai trò như  nguồn   carbon của môi trường nuôi cấy. 1.2.3.6Agra Việc làm đông đặc môi trường thường dựa vào các hợp chất polysaccharide cao  phân tử, chúng giữ  nước và môi trường khoáng cung cấp cho cây, có thể  dùng là  phytagell (gelrite) hay agar. Agar thương được sử dụng hơn cả vì nó trơ không chịu tác dụng nhiều bởi các   phản ứng hóa học, tính ổn định cao và giá cũng tương đối rẻ. Agar được trích từ  tảo và được dùng để  chuẩn bị  môi trường đặc hay môi  trường bán lỏng để nuôi cấy mô thực vật. Agar tan  ở 100 oC và đông đặc ở 45oC. Độ  cứng của agar quyết định bởi nồng độ  agar sử  dụng và độ  pH của môi trường nuôi  cấy. Nồng độ  agar thường sử  dụng trong môi trường nuôi cấy mô thực vật là 6­8 g.   Nồng độ agar được sử dụng sẽ ảnh hưởng đến thế  năng nước trong môi trường nuôi  cấy, độ  cứng của môi trường, sự  sinh trưởng của mẫu cấy, các vấn đề  sinh lý của  mẫu cấy như sự thừa nước và hoạt động của cytokinin trong môi trường có agar. Độ  tinh khiết cua agar trong môi trường nuôi cấy rất quan trọng. Người ta đã   chứng minh được rằng trong agar có chứa Ca, Mg, K, Na và sự  tha agar trong môi  trường nuôi cấy rất quan trọng.  1.2.3.7Nước dừa Trang 9
  10. Trong nuôi cấy mô thực vật thường sử dụng nước dưa từ trái dừa bánh tẻ  và   trái dừa già. Thành phần của nước dừa khá phong phú nhưng có chứa myo­inositol, các  chất thuộc nhóm cytokinin và một số  amino acid khác Diphenylurea (DPU) có hoạt  tính giống như  cytokinin là thành phần chính trong nước dừa. Các thành phần này có  hàm lượng thay đổi khác nhau giữa quả non, quả già, thậm chí khác nhau giữa những  quả cùng độ tuổi. 1.2.3.8Chất điều hoà sinh trưởng Các chất điều hòa sinh trưởng có vai trò quan trọng trong quá trình phát sinh  hình thái thực vật nuôi cấy mô. Hiệu quả tác động của nó phụ thuộc vào: nồng độ sử  dụng, mẫu nuôi cấy và hoạt tính vốn có của nó. Tỷ  lệ  cytokinin và auxin trong môi trường nuôi cấy  ảnh hưởng đến sự  thành  lập tạo chồi và rễ. thành lập tạo chồi và rễ. Một tỷ  lệ  cao cytokinin và auxin thấp  thích hợp cho sự tạo rễ, còn ở mức độ trung gian thích hợp cho tạo mô sẹo. Auxin: Auxin được chia thành 2 loại: auxin tự nhiên và auxin tổng hợp. Auxin tự nhiên   được tìm thấy ở thực vật là indole­3­ acid acetic (IAA) và auxin tổng hợp là indole­3­   butylric   acid   (IBA),   2,4­dichlorphenolxyacetic   acid   (2,4­D),   1­napthalene   acetic   acid  (NAA).IAA nhạy cảm với nhiệt độ  và bị  phân hủy trong quá trình hấp tiệt trùng và  IAA không ổn đinh trong môi trường nuôi cấy mô. NAA và 2,4­ D không bị  biến tính   trong quá trình hấp tiệt trùng. Trong lĩnh vực nuôi cấy mô, nhóm auxin được đưa vào môi trường nuôi cấy  nhằm thúc đẩy sự  sinh trưởng và giãn nở  của tế  bào, tăng cường các quá trình sinh   tổng hợp và trao đổi chất, kích thích hình thành rễ và tham gia vào cảm ứng phát sinh  phôi vô tính. Tùy loại auxin, hàm lượng sử  dụng và đối tượng nuôi cấy mà tác động   sinh lý của auxin là kích thích sinh trưởng của mô, hoạt hóa sự hình thành rễ hay hình   Trang 10
  11. thành mô sẹo (callus). Nồng độ  auxin thường được sử  dụng trong môi trường nuôi  cấy là 0,1­ 2,0 mg/l vì chúng có hiệu quả ở nồng độ thấp. Cytokinin: Zeatin  là  cytokinin  tự  nhiên được  trích từ   hạt  bắp  nảy mầm.  Kinetin  và  6­ Benzyl adenine được tổng hợp đầu tiên nhưng gần đây người ta đã chứng minh là  được tạo ra ở một vài loại cây. Cytokinin kích thích sự phân chia tế bào, sự hình thành   và sinh trưởng của chồi nuôi cấy mô. Đồng thời, nó  ức chế  sự  tạo rễ  và hình thành   mô sẹo. Nồng độ  sử  dụng là 0,1­2 mg/l.  Ở  nồng độ  cao, cytokinin có tác dụng kích  thích rõ rệt đến sự hình thành chồi bất định, đồng thời ức chế sự tạo rễ của chồi nuôi   cấy. Tuy nhiên trong trường hợp không bổ  sung cytokinin thì sau 10­12 ngày cũng  cho ra chồi nhưng tỷ lệ rất thấp. 1.2.3.9Than hoạt tính  Bổ sung than hoạt tính vào môi trường nuôi cấy có tác dụng khử độc. Than hoạt   tính cho vào môi trường để hấp thụ các chất màu, các hợp chất phenol… trong trường   hợp những chất đó gây  ức chế  sinh trưởng của mẫu nghiên cứu. Than hoạt tính làm  thay đổi môi trường ánh sáng, do môi trường trở nên sẫm khi có nó vì thế  có sự  kích   thích sự hình thành và sinh trưởng của rễ. Than hoạt tính còn là một trong những chất   chống oxy hóa tốt. Nhìn chung nó có ảnh hưởng trên 3 mặt: hút các hợp chất cản, hút  các chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong môi trường nuôi cấy hoặc làm đen môi  trường. 1.2.3.10 pH pH của môi trường là một yếu tố quan trọng. Sự ổn định của pH môi trường là  yếu tố duy trì trao đổi chất trong tế bào Ngoài ra sự bền vững và hấp thụ một loạt các   chất phụ thuộc vào pH môi trường. Đặc biệt mẫn cảm với pH là NAA, gibebrellin và  Trang 11
  12. các vitamin. Sự  hấp thu các hợp chất sắt cũng phụ  thuộc vào pH. Để  chỉnh pH của   môi trường có thể dùng dung dịch 10% hoặc 1N NaOH và 1N HCl.  pH của đa số môi  trường được điều chỉnh giữa 5,5­ 6 trước khi hấp khử trùng. pH dưới 5,5 làm agar khó  chuyển sang trạng thái gel còn pH lớn hơn 6 agar có thể rất cứng. 1.3 MỘT SỐ  KẾT QUẢ  NUÔI CẤY MÔ CÂY HOA HỒNG ĐàĐƯỢC  CÔNG BỐ 1.3.1 Các công trình trong nước Nguyễn Thị Kim Thanh(2005), đã công bố kết quả nhân giống cây hoa hồng đỏ  và cây hoa hồng trắng bằng kỹ  thuật nuôi cấy in vitro, sử  dụng môi trường cơ  bản   MS+20 g/l sucrose+ 5,6 g/l agar, với các kết quả cho từng công đoạn: Tạo vật liệu khởi đầu: khử trùng mắt ngủ bằng HgCl2 0,5% trong 5 phút, hoặc   dùng Haiter 10% trong 10 phút cho tỷ lệ mẫu sạch trên 60%. Mẫu này được cấy vào   môi trường bổ sung BA hoặc Kinetin 1mg/l, mẫu sẽ bật chồi 100% sau 14 ngày nuôi  cấy. Nhân chồi (sau 4 tuần nuôi cấy): sử dụng 2 mg/l BA đối với giống hồng đỏ cho   hệ số nhân cao nhất là 3,47 và 1,5 mg/l đối với giống hồng trắng cho hệ số nhân cao  nhất là 5,94; sử  dụng được cả  môi trường đặc và lỏng cho nhân chồi hoa hồng đỏ,  riêng hoa hồng trắng thì chỉ  nên sử  dụng môi trường lỏng; pH=6 là thích hợp cho cả  hai loại hoa hồng. Ra rễ tạo cây hoàn chỉnh: môi trường bổ sung 2 mg/l NAA hoặc 2 mg/l IBA cho  hiệu quả tạo rễ trên 60%. Theo Nguyễn Kim Hằng (2005), trên cây hoa hồng (Rosa chinensis) sử dụng 1,5   mg/l BA cho hệ  số  nhân chồi cao nhất; sử  dụng NAA riêng lẽ  (1mg/l) hoặc NAA  (2mg/l) kết hợp với than hoạt tính (2g/l) để tạo cây hoàn chỉnh là tốt nhất. Trang 12
  13. Hồ Tân (2006), giai đoạn khởi đầu: môi trường bổ sung 3 mg/l BA cho tỷ lệ tạo  chồi từ mầm ngủ cao nhất; giai đoạn nhân chồi: môi trường bổ sung 1 mg/l BA cho số  chồi tăng cao nhất; giai đoạn tạo rễ: môi trường bổ  sung 2 mg/l NAA tạo rễ  là tốt   nhất. Theo Lê Minh Lý (2007), trong giai đoạn nhân chồi của giống hoa hồng Rosa   hybrid bổ sung thêm 1­2 mg/l BA là thích hợp để nhân chồi. Nguyễn Hữu Tính (2008), đối với cây hoa hồng nhung ( Rosa chinensis L): sử  dụng 1,5 mg/l BA kết hợp với 0,15 mg/l NAA cho hệ s ố nhân chồi cao nhất; sử dụng   0,5 mg/l NAA kết hợp với 2 mg/l than hoạt tính để tạo cây hoàn chỉnh là tốt nhất. 1.3.2 Các nghiên cứu ở ngoài nước Theo kết quả nghiên cứu của Roy và cộng tác viên (2004), khi sử dụng 1mg/l và  0.5 mg/l IAA để tạo rễ cho cây Rosa sp thì sau 4 tuần đã cho kết quả cao (85% rễ của  cây Rosa sp thành lập). Kết quả  nghiên cứu của Arif và cộng tác viên (1991), giai đoạn nhân chồi bổ  sung thêm 3 mg/l BA và 0,05 mg/l NAA có tác dụng làm chồi cây hoa hồng mini tăng   cao nhất. Al­Khalifah và cộng tác viên (2005), khi sử  dụng 3,0 mg/l BA kết hợp với   0,2 mg/l kinetin thì cây thì cây Rosa hybrid L có tỷ lệ chồi tăng 71,1%. Theo Soomro và cộng tác viên (2003), để tạo rễ của cây Rosa indica đã sử dụng  0,6 mg/l IBA và 0,1 mg/l NAA sau khoảng thời gian 12 tuần thì rễ sẽ tăng 50%; để tạo   chồi của cây Rosa indica đã sử dụng 2,0 mg/l IBA và 2,0 mg/l IAA sau khoảng 12 tuần  tỷ lệ chồi tăng 70%. Hamed và cộng tác viên (2006), để  tạo chồi của cây Rosa indica L đã được sử  dụng 1,5 mg/l BAP sau 7 ngày đã cho kết quả cao (100% chòi hình thành). Còn khi sử  dung,5 mg/l BAP và 0,5 mg/l kinetin thì sau 10 ngày có 98% chồi hình thành. Theo kết  quả nghiên cứu của Khosravi và cộng tác viên (2007), trên cây Rosa hybrid sử dụng 4   µM BAP kết hợp với 0,5 µM NAA cho hệ số nhân chồi cao nhất. Trang 13
  14. Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trang 14
  15. 2.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1.1 Vật liệu Thí nghiêm được tiến hành trên giống hoa hồng tỷ  muội đỏ. Thí nghiệm sử  dụng nguồn mẫu từ cây mẹ khỏe mạnh, mập mạp, không sâu bệnh. Khi những chồi non được 3 tuần tuổi thì tiến hành lấy mẫu. chọn những đoạn   chồi than không quá non cũng không quá già  để tiến hành khử trùng mẫu và nuôi cấy. Những đoạn chồi thân sau khi cắt ra và khử  trùng được sử  dụng để  bố  trí thí   nghiệm 1. Sau 2 tuần chồi mới phát triển, vươn cao và được nhân lên để bố trí các thí   nghiệm còn lại. 2.1.2 Thiết bị và hoá chất Trang   thiết   bị   thí   nghiệm:   tủ   cấy   vô   trùng,   cân   điện   tử,   nồi   thanh   trùng(autoclave), máy đo pH, bếp khử  trùng dụng cụ  cấy, tủ  sấy giấy, các dụng cụ  thủy tinh dùng trong thí nghiệm: ống đong, keo, ống nghiệm… Hóa chất gồm có: Môi trường khoáng đa lượng – vi lượng MS( Murashige và  Skoog). Vitamin như thiamin, pyridoxine, nicotinic acid, myo – inositol. Các chất điều  hòa sinh trưởngthực vật: 6 ­ Benzyl adenine (BA), 1 – naphthaleneacetic (NAA). Hóa  chất khử trùng mẫu vật: cồn 70o, xà  phòng Sunligh, bột giặt, nước Javel và các chất  khác như: đường sucrose, agar,  nước dừa tươi, than hoạt tính. 2.1.3 Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành tại phòng nuôi cấy mô, bộ phận sinh lý – Sinh hóa,   khoa Nông nghiệp và SHUD, Trường Đại học Cần Thơ, đường 3/2 Tp Cần Thơ. Thời   gian thực hiện : từ tháng 12/2008 đến tháng 5/2009. 2.1.4 Điều kiện thí nghiệm Trang 15
  16. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện phòng cấy mô (nhiệt độ  26 +2oC,  cường độ chiếu sang 1500 lux, thời gian chiếu sang 16 giờ/ngày) 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Chuẩn bị môi trường nuôi cấy Sử dụng môi trường cơ bản theo MS có bổ sung them 30g/l đường sucrose, 7g/l   agar, 10% nước dừa tươi, vitamin theo Morel (1951) và 0,1g/l , myo – inositol. Ngoài  ra, tùy theo thí nghiệm có bổ sung thêm vào môi trường nuôi cấy 2g/l than hoạt tính và   các   chất   điều   hòa   sinh   trưởng   thực   vật   như:   6­Benzyl   adenine   (BA),   1   –   naphthaleneacetic (NAA). Môi trường nuôi cấy được điều chỉnh pH = 5,8. Tùy theo thí nghiệm mà sử  dụng hay  ống nghiệm(keo rót 40ml môi trường, ống nghiệm rót 12ml môi trường) và  chuyển vào nồi hấp khử  trùng có nhiệt độ  121oC, áp suất 1atm, trong thời gian 20  phút. 2.2.2 Khử trùng mẫu cấy Các chồi thân không quá non cũng không quá già  cắt từ cây mẹ trồng trong nhà  lưới được đem vào phòng thí nghiệm để khử trùng và làm mẫu cấy. Mẫu cấy được bỏ hết lá, cắt thành từng đoạn rồi cho vào keo và lắc nhanh với  4 giọt xà phòng Sunligh. Sau đó, mẫu cầy được ngâm trong bột giặt khoảng 10 phút và   rửa sạch lại dưới vòi nước chảy.Các thao tác tiếp theo được thực hiện trong tủ  cấy   vô trùng: rửa bằng cồn 70o khoảng 30 giây và rửa lại 4 lần bằng nước cất vô trùng.  Sau đó, mẫu cấy được lắc đều với dung dịch khử trùng Javel cộng thêm 2 giọt nước   xà phòng Sunligh 17 phút, rồi rửa lại 4 lần bằng nước cất vô trùng. Tiếp đến, mẫu   cấy lại được lắc đều với dung dịch khử  trùng Javel 15 phút nhưng không có thêm   nước xà phòng Sunligh và rửa lại 4 lần bằng nước cất vô trùng. Trang 16
  17. 2.2.3 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm 1: Hiệu quả của BA trên sự tạo chồi cây hồng tỷ muội Mục đích: Tìm ra nồng độ  BA thích hợp cho giai đoạn tạo chồi từ  mầm   ngủ. Mẫu cấy: Chọn những chồi thân với một mắt lá vừa được khử trùng để bố  trí thí nghiệm. Bố  trí thí nghiệm: theo thể  thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố, 4 nghiệm  thức, 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 3  ống nghiệm đựng môi trường, mỗi  ống   nghiệm có 1 mẫu. Ký hiệu các nhiệm thức: NT1: Đối chứng NT2: 0,1mg/l BA NT3: 1,5mg/l BA NT4: 2 mg/l BA Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ sống: mẫu cấy có mầm ngủ vẫn còn xanh. Số lá, chiều cao chồi Thời gian lấy chỉ tiêu: 1, 2 tuần sau khi cấy. Thí nghiệm  2: Hiệu quả  của BAvà BAA trên sự  nhân chồi cây hồng tỷ  muội Mục đích: Tìm ra nồng độ  BA và NAA thích hợp kết hợp cho giai đoạn  nhân chồi thích hợp cho giai đoạn tạo chồi từ mầm ngủ. Mẫu cấy: Chọn những chồi thân với một mắt lá  ở  vị  trí thứ  tư  từ  ngọn   xuống để bố trí thí nghiệm. Bố  trí thí nghiệm: theo thể  thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố, 6 nghiệm  thức, 6 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 keo đựng môi trường, mỗi keo có 3 mẫu. Ký hiệu các nhiệm thức: Trang 17
  18. NT1: Đối chứng NT2: 0,2mg/l BA NT3: 1,5mg/l BA NT4: 3 mg/l BA NT5: 1,5 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA NT6: 3 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA Các chỉ tiêu theo dõi: Số chồi Số lá, chiều cao chồi Thời gian lấy chỉ tiêu: 1, 2, 3, 4, 5 tuần sau khi cấy. Thí nghiệm 3: Hiệu quả  của NAA và than hoạt tính trên sự  tạo rể  cây  hồng tỷ muội Mục đích: Tìm ra nồng độ NAA thích hợp cho giai đoạn tạo rể . Mẫu cấy: Chọn những chồi cao từ 1­ 2 cm để bố trí thí nghiệm. Bố  trí thí nghiệm: theo thể  thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố, 7 nghiệm  thức, 8 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 keo đựng môi trường, mỗi keo có 3 mẫu. Ký hiệu các nhiệm thức: NT1: Đối chứng NT2: 0,5 mg/l NAA NT3: 1 mg/l NAA NT4: 2 mg/l NAA NT5: 0,5 mg/l NAA + 2 mg/l than hoạt tính NT6: 1 mg/l NAA + 2 mg/l than hoạt tính NT5: 2 mg/l NAA + 2 mg/l than hoạt tính Các chỉ tiêu theo dõi: Số rễ, chiều cao rễ Chiều cao cây, số lá gia tăng Trọng lượng tươi gia tăng Thời gian lấy chỉ tiêu: 1, 2, 3, 4,  tuần sau khi cấy. Trang 18
  19. 2.2.4 Phân tích số liệu Xử  lý số  liệu bằng chương trình Microsoft Excel và chạy thống kê thí  nghiệm bằng chương trình Statgraphichc. Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 HIỆU  QUẢ  CỦA  BA  TRÊN  SỰ   TẠO  CHỒI  CỦA  CÂY  HỒNG  TỶ  MUỘI 3.1.1 Tỷ lệ sống Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.1 vào thời điểm 1 tuần sau khi cấy thì nghiệm  thức BA 0,1 mg/l và nghiệm thức BA 2 mg/l cho số tỷ lệ sống (%) của mẫu cây hoa   hồng tỷ muội cao nhất (100%) khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% so với các thí nghiệm  thức đối chứng (66,7%) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm   thức 1,5 mg/l BA (88,9%). Bảng 3.1: tỷ lệ sống (%) của mẫu cây hoa hồng tỷ muội trong môi trường   có BA khác nhau 1 tuần sau khi cấy. Tỷ lệ sống (%) Nghiệm thức 1 tuần sau khi cấy Đối chứng 66,7 b 0,1 mg/l BA 100,0 a 1,5 mg/l BA 88,9 a 2 mg/l BA 100,0 a F ** CV (%) 10,81 Trang 19
  20.  LSD      18,10   3.1.2 Số lá Kết quả trình bày ở  Bảng 3.2 cho thấy vào thời điểm 1 tuần sau khi cấy số lá   gia tăng cao nhất  ở các nghiệm thức BA 0,1 mg/l là 2,6 lá khác biệt có ý nghĩa thống   kê  ở  mức 5 % so với các nghiệm thức còn lại. Số  lá thấp nhất  ở  nghiệm thức đối  chứng là 0,9 lá. Nghiệm thức 1,5 mg/l BA (1,6 lá) và nghiệm thức 2 mg/l BA (1,7 lá)  khác biệt không có ý nghĩa thống kê nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so   với đối chứng (0,9 lá). Bảng 3.2: số  lá của cây hoa hồng tỷ  muội trong môi trường có BA khác  nhau 2 tuần sau khi cấy. Số lá Nghiệm thức 1 tuần sau khi cấy 2 tuần sau khi cấy Đối chứng 0,9 c 2,6 d 0,1 mg/l BA 2,6 a 5,6 d 1,5 mg/l BA 1,6 b 3,6 c 2 mg/l BA 1,7 b 4,7 b F ** ** CV (%) 10,09 10,02 LSD0,05 0,3151 0,7717 Kết quả tuần 2 sau khi cấy, nghiệm thức BA 0,1 mg/l vẫn cho số lá gia tăng cao   nhất (5,6 lá) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với các nghiệm thức còn lại.  Tại thời điểm này số lá gia tăng thấp nhất ở nghiệm thức đồi chứng (2,6 lá). 3.1.3 Chiều cao chồi Kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy nghiệm thức BA 0,1 mg/l cho chiều cao   chồi gia tăng cao và ổn định qua 2 tuần nuôi cấy. Tuần đầu sau khi cấy, nghiệm thức   Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2