intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và chiết xuất phân lập một số hợp chất từ cây Trai hoa trần [Murdannia nudiflora (L.) Brenan]

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

23
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu đặc điểm thực vật và chiết xuất phân lập một số hợp chất từ cây Trai hoa trần [Murdannia nudiflora (L.) Brenan]" tiến hành nhằm nghiên cứu các đặc điểm thực vật của cây Trai hoa trần; chiết xuất, phân lập một số hợp chất có trong cây Trai hoa trần; xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và chiết xuất phân lập một số hợp chất từ cây Trai hoa trần [Murdannia nudiflora (L.) Brenan]

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ======  ====== HÀ THU TRÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ CHIẾT XUẤT PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ CÂY TRAI HOA TRẦN [Murdannia nudiflora (L.) Brenan] KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2022
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ======  ====== HÀ THU TRÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ CHIẾT XUẤT PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ CÂY TRAI HOA TRẦN [Murdannia nudiflora (L.) Brenan] KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Khóa: QH.2017.Y Người hướng dẫn: PGS.TS. VŨ ĐỨC LỢI ThS. LÊ HƯƠNG GIANG Hà Nội – 2022
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Vũ Đức Lợi – Phó Trưởng Khoa Dược kiêm Trưởng Bộ môn Dược cổ truyền − Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam , ThS. Lê Hương Giang − Giảng viên bộ môn Dược học cổ truyền − Trường ĐH Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội – những Thầy cô đã tận tâm hướng dẫn, hết lòng chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong Bộ môn Dược liệu – Dược cổ truyền của Trường ĐH Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy cô, ban Lãnh đạo trong Đại Y Dược đã dạy dỗ, trang bị kiến thức, tạo điều kiện cho em trong suốt 5 năm theo học tại trường. Em xin cảm ơn đề tài KHCN mã số: ĐTĐL.CN-27/21 đã hỗ trợ để em có thể thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài KLTN này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè những người đã luôn động viên, quan tâm và tạo điều kiện để em có thể hoàn thành khóa luận này. Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận không dài nên Khoá luận này của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý của Quý thầy cô để Khoá luận tốt nghiệp Dược sĩ của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin kính chúc các Thầy cô sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong cuộc sống, vững bước trên con đường trồng người. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2022 Sinh viên Hà Thu Trà
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT STT Ký hiệu Tên tiếng anh Ý nghĩa 1 δ (ppm) δ (ppm = part per million) Độ dịch chuyển hóa học 13 13 C Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt 2 C-NMR Resonance Spectroscopy nhân carbon-13 3 ALT Alanine Aminotransferase 4 AST Aspartate aminotransferase Distortionless Enhancement 5 DEPT Phổ DEPT by Polarization Transfer 6 EtOAC Ethyl acetate Etyl axetat 7 EtOH Ethanol Etanol Gas Chromatography mass Hệ thống sắc ký ghép 8 GC-MS spectrometry khổi phổ 1 1H Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt 9 H-NMR Resonance Spectroscopy nhân proton Heteronuclear Multiple Phổ tương tác dị hạt nhân 10 HMBC Bond Correlation qua nhiều liên kết Heteronuclear single Phổ tương tác di ̣ hạt nhân 11 HSQC quantum correlation qua 1 liên kết Half maximal inhibitory Nồng độ ức chế tối đa một 12 IC50 concentration nửa 13 J (Hz) J coupling constant Hằng số ghép 14 MeOH Methanol Metanol Minimum inhibitory 15 MIC Nồng độ ức chế tối thiểu concentration Nuclear Overhauser Effect 16 NOESY Phổ NOESY Spectroscopy
  5. DANH MỤC HÌNH ẢNH STT Tên hình Trang 1 Hình 1.1. Một số loài thuộc chi Murdannia ở Việt Nam 6, 7 2 Hình 1.2. Hoa của một số loài thuộc chi Murdannia 7 3 Hình 1.3. Đặc điểm thực vật của loài Murdannia nudiflora 9 4 Hình 3.1. Đặc điểm cơ quan sinh trưởng 21 5 Hình 3.2. Đặc điểm cơ quan sinh sản 22 6 Hình 3.3. Đặc điểm vi phẫu thân 22 7 Hình 3.4. Đặc điểm vi phẫu lá 25 8 Hình 3.5. Đặc điểm bột dược liệu thân 26 9 Hình 3.6. Đặc điểm bột dược liệu lá 27 10 Hình 3.7. Sơ đồ chiết xuất các hợp chất từ cây Trai hoa trần 29 11 Hình 3.8. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cây Trai hoa trần 30 12 Hình 3.9. Cấu trúc hóa học của hợp chất M1 31 13 Hình 3.10. Cấu trúc hóa học của hợp chất M2 33
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang Bảng 1.1. Bảng 1.1. Phân bố các loài thuộc chi Murdannia 1 4, 5 ở Việt Nam Bảng 1.2. Cấu trúc hóa học một số chất được tìm thấy ở 2 11, 12 loài M. nudiflora Bảng 3.1. Số liệu phổ DEPT, 1H- và 13C-NMR của M1 3 31 và chất tham khảo Bảng 3.2. : Số liệu phổ DEPT, 1H- và 13C-NMR của M2 4 32 và chất tham khảo
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ........................................................................... 3 1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật chi Murdannia ........................... 3 1.1.1. Vị trí phân loại của chi Murdannia .............................................................. 3 1.1.2. Đặc điểm phân bố các loài của chi Murdannia ............................................ 3 1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Murdannia .......................................................... 5 1.2. Tổng quan về loài Murdannia nudiflora ............................................... 8 1.2.1. Đặc điểm thực vật của loài Murdannia nudiflora ..................................... 8 1.2.2. Đặc điểm phân bố loài Murdannia nudiflora ........................................... 9 1.2.3. Thành phần hóa học của Murdannia nudiflora......................................... 9 1.2.4. Tác dụng sinh học của Murdannia nudiflora .......................................... 13 1.2.5. Công dụng của Murdannia nudiflora ..................................................... 16 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 17 2.1.1. Nguyên liệu ................................................................................................ 17 2.1.2. Hóa chất, thiết bị ........................................................................................ 17 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 18 2.2.1. Phương pháp mô tả đặc điểm thực vật ....................................................... 18 2.2.2. Phương pháp chiết xuất và phân lập hợp chất ........................................... 19 2.2.3. Phương pháp xác định cấu trúc của hợp chất............................................. 20 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................... 21 3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây Trai hoa trần .......... 21
  8. 3.1.1. Mô tả đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu .......................................... 21 3.1.2. Đặc điểm vi phẫu thân................................................................................ 23 3.1.3. Đặc điểm vi phẫu lá.................................................................................... 24 3.1.4. Đặc điểm bột dược liệu ......................................................................... 26 3.2. Kết quả chiết xuất và phân lập hợp chất ............................................ 28 3.2.1. Chiết xuất cao toàn phần và phân đoạn...................................................... 28 3.2.2. Phân lập hợp chất ....................................................................................... 29 3.3. Kết quả xác định cấu trúc hợp chất .................................................... 30 3.3.1. Hợp chất M1: Axit tricosanoic .................................................................. 30 3.3.2. Hợp chất M2: 6-Metoxy-1H-indol-3-metylcacboxylat .......................... 32 3.4. Bàn luận ................................................................................................. 34 3.4.1. Về đặc điểm thực vật, đặc điểm hình thái và vi phẫu ............................. 34 3.4.2. Về chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất ..................... 34 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 38 PHỤ LỤC
  9. MỞ ĐẦU Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm quanh năm nên Việt Nam có hệ sinh thái vô cùng phong phú, đa dạng và phát triển, nền y học dân gian trải qua hàng nghìn năm được đúc kết, kế thừa và phát huy mang lại những giá trị và tiềm năng vô cùng to lớn. Thêm vào đó, điều kiện khí hậu thuận lợi cũng là điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, cùng với cơ cấu bệnh tật của các nước đang phát triển chủ yếu là các bệnh nhiễm trùng và truyền nhiễm làm nhu cầu sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và kinh tế luôn được ưu tiên hàng đầu. Bởi vậy, việc sử dụng nguồn dược liệu phong phú và có sẵn là xu hướng phát triển của nhiều công ty dược phẩm hiện nay Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên có tác dụng tương đương với thuốc Tây y lại ít tác dụng phụ đang dần được ưa chuộng và trở nên phổ biến. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, những bài thuốc sử dụng thảo dược là đối tượng để cho các nhà khoa học nghiên cứu một cách đầy đủ về bản chất các hoạt chất có trong cây cỏ thiên nhiên. Từ đó, định hướng cho việc nghiên cứu, chiết xuất để tìm ra các loại thuốc mới hay bằng con đường tổng hợp để tạo ra những chất có hoạt tính trong việc chữa trị nhiều loại bệnh. Trai hoa trần hay còn gọi là cây Rau rươi, có tên khoa học là Murdannia nudiflora (L.) Brenan là một loài thuộc chi Murdannia – một chi lớn của họ Thài lài (Commelinaceae) [42]. Trên thế giới, cây được sử dụng khá phổ biến như một dược liệu dân gian nhưng vẫn khá ít nghiên cứu, chủ yếu là thực hiện trên động vật. Ở Việt Nam, độ phổ biến của cây tương đối thấp, phân bố hẹp, mọc ngẫu nhiên như một loài cỏ dại, nhiều tác dụng vẫn chưa được biết đến [10]. Cho đến nay, những nghiên cứu thành phần hóa học về loài cây này trên thế giới còn khá ít, mới có một số công bố cho thấy cây có chứa một số nhóm chất như: flavonoid, cacbohydrat, alcaloit, saponin và tannin [27, 40]. Tuy nhiên, cây vẫn chủ yếu được sử dụng theo thói quen mà chưa có nghiên cứu chính xác nào về tác dụng của cây trên cơ thể người. Tại Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu chính thống nào được công bố về loài trên. Việc nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm hình thái, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây 1
  10. Trai hoa trần sẽ giúp chúng ta nhận biết rõ ràng và chính xác cây cũng như củng cố thêm các hoạt tính sinh học cũng như tác dụng có lợi của cây đối với sức khỏe con người, từ đó phát triển các sản phẩm từ cây . Vì vậy, đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm thực vật và chiết xuất phân lập một số hợp chất từ cây Trai hoa trần [Murdannia nudiflora (L.) Brenan]” được thực hiện với những mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu các đặc điểm thực vật của cây Trai hoa trần 2. Chiết xuất, phân lập một số hợp chất có trong cây Trai hoa trần. 3. Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được. 2
  11. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật chi Murdannia 1.1.1. Vị trí phân loại của chi Murdannia Theo hệ thống phân loại thực vật có hoa APG IV (Hệ thống phân loại thực vật hạt kín - Angiosperm Phylogeny Group) (2016) [16], chi Murdannia có vị trí phân loại như sau: Giới Thực vật: Plantae Thực vật có hoa: Angiosperms Thực vật một lá mầm: Monocots Bộ Thài Lài: Commelinales Họ Thài Lài: Commelinaceae Chi: Murdannia 1.1.2. Đặc điểm phân bố các loài của chi Murdannia 1.1.2.1. Trên thế giới Chi Murdannia là một trong những nhóm thực vật quan trọng thuộc họ Commelinaceae. Chi này bao gồm 60 loài phân bố rộng khắp trên thế giới bao gồm châu Á, châu Phi, Trung và Nam Mỹ, đăc, biệt là Châu Á với 50% số lượng loài [42]. Ở châu Phi ghi nhận 11 loài [17]. Ở Trung và Nam Mỹ phát hiện 6 loài [42]. Số lượng loài lớn ghi nhận ở Ấn Độ là 29, các nghiên cứu trên thế giới gần đây cũng được thực hiện nhiều nhất ở Ấn Độ [35]. Sự phân bố của Murdannia bị chi phối lớn bởi các đặc thù địa hình. Chúng đòi hỏi độ ẩm cao trong đất và thường xuyên có nước để sinh tồn. Môi trường sống ưa thích của các loài Murdannia có thể là các gò đá / cao nguyên đá ong, nơi có lượng mưa cao trong gió mùa hoặc những đồng cỏ với lượng mưa và độ ẩm không khí cao. Một số loài thích đầm lầy do có nhiều nước. Một số loài thích đá và trong môi trường này, khả năng giữ nước của chúng đã được kích hoạt với nhiều sự thích nghi khác nhau như thân rễ và rễ củ. Phần còn lại các loài Murdannia thích ven sông, nơi có nguồn nước dồi dào [47]. 3
  12. 1.1.2.2. Tại Việt Nam Ở Việt Nam chi Murdannia gồm 15 loài được miêu tả trong “Cây cỏ Việt Nam” bởi GS.TS. Phạm Hoàng Hộ và sự phân bố của chúng được ở thể hiện ở Bảng 1.1 [5, 6]. World Checklist of Selected Plant Families (2004) có ghi nhận thêm 01 loài là Murdannia graminea [22]. Các loài được sử dụng làm thuốc là: M. bracteata, M. divergens, M. edulis, M. medica, M. nudiflora, M. simplex, M. triquetra [5]. Bảng 1.1. Phân bố các loài thuộc chi Murdannia ở Việt Nam Loài Phân bố Các tỉnh phía Bắc (Ninh Bình, Murdannia bracteata J.K.Morton ex Nam Định, ...) đến Thừa Thiên – D.Y. Hong Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng. Murdannia divergens (C.B.Clarke) Từ Lâm Đồng đến các tỉnh Nam Bộ. Bruckner Lâm Đồng, Phú Yên, Ninh Thuận, Murdannia edulis (Stokes) Faden Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh. Murdannia gigantea (Vahl.) Hoang nguyên 1 – 1500m. Bruckner Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Murdannia japonica (Thurnb.) Faden Đồng Nai. Murdannia keisak (Hassk.) Handel Hoàng Liên Sơn, Phú Yên, Khánh Mazz Hòa. Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa, Lâm Murdannia medica (Lour.) D.Y.Hong Đồng, Đồng Nai. Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Murdannia nudiflora (L.) Brenan Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hòa 4
  13. Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh. Murdannia semiteres (Dalz.) Phan Rang Santapau Murdannia simplex (Vahl.) Brenan Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng. Murdannia spectabilis (Kurz) Faden Từ Huế đến Đà Lạt, Đồng Nai. Murdannia spirata (L.) Bruckner Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế. Murdannia triquetra (Wall.) Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Bruckner Minh. Thảo nguyên trên vùng cát: Huế, Đà Murdannia vaginata (L.) Bruckner Nẵng, Nha Trang, Biên Hòa, Vũng Tàu, Phú Quốc. Murdannia vescicolor (Dalz.) Ruộng, dựa lộ, bình nguyên Bruckner 1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Murdannia Chi Murdannia, họ Thài lài (Commelinaceae): Cây thân thảo, sống lâu năm hoặc hàng năm, có thân rễ hoặc không, rễ thường phình lên ở giữa [42]. Thân mọc thẳng hoặc bò, thường mọc rễ ở các đốt, không phân nhánh hoặc phân nhánh dày đặc [18]. Lá tập trung ở đỉnh của thân hoặc phân bố đều dọc theo thân; đối xứng, mọc cách hoặc mọc vòng ở gốc. Phiến lá đơn và nguyên mép (nghĩa là không có khía răng cưa hay thùy lá) và thường là mọng nước [18]. Cụm hoa mọc ở ngọn hoặc ở nách lá, có cuống rõ. Hoa lưỡng tính được bao bọc trong các lá bắc. Các lá đài rời, hình thuyền từ nông đến sâu. Cánh hoa rời, màu tím, xanh dương, hồng, vàng hoặc hơi trắng, hình tròn hoặc hình trứng. Nhị sinh sản 3 đối diện các lá đài, nhị lép 3 đối diện các cánh hoa [7, 42]. Các 5
  14. nhị lép không có phấn hoa được cho là một đặc tính thích nghi, nhằm thu hút côn trùng [18]. Quả hình trứng, hình nang hoặc hình cầu, mở thành 3 ô. Mỗi ô có 1 hoặc 2 hạt, rốn hạt tròn [7, 42]. Dưới đây là hình ảnh của một số loài Murdannia tìm thấy ở Việt Nam: 6
  15. Hình 1.1. Một số loài thuộc chi Murdannia ở Việt Nam Đặc điểm thực vật giữa các loài thuộc chi Murdannia khác nhau không nhiều. Hoa của chúng có thể khác nhau về màu sắc, hình dạng tràng hoa, kích thước nhị, nhụy hoa. Đây là bộ phận ít bị thay đổi bởi điều kiện tự nhiên và khá đặc trưng cho loài. Chính vì vậy, khi phân tích hình thái một mẫu cây, cần chọn cây có cơ bản đầy đủ các bộ phận, đặc biệt là hoa. Hình 1.2. Hoa của một số loài thuộc chi Murdannia 7
  16. 1.2. Tổng quan về loài Murdannia nudiflora - Tên khoa học: Murdannia nudiflora (L.) Brenan - Tên khác: Commelina nudiflora L - Tên Tiếng Việt: Trai hoa trần, Rau Rươi, Rau trai 1.2.1. Đặc điểm thực vật của loài Murdannia nudiflora Trai hoa trần là một loài thảo mộc mảnh, sống hàng năm hoặc lâu năm. Cây mọc lan tỏa và gần nhau, thân đơn giản hoặc phân nhánh, dài 15-30 cm, có thể tới 50 cm. Thân cây tròn và mọng nước, rủ xuống bên dưới, có ít lông hoặc không lông, mọc rễ ở các đốt [29, 39]. Rễ dạng sợi, mảnh, màu trắng hoặc nâu, không có lông hoặc có lông mịn. Rễ bị xơ [23, 36]. Cây có các lá đơn, thường mọc xen kẽ trên thân cây. Lá khá dày, thuôn dài đến hình mác, đỉnh tù hoăc nhọn, có gân song song. Những lá lớn có hình mác, thẳng, những lá nhỏ hơn hình trứng thuôn dài, với kích thước dài 3-10 cm và rộng 4-10 mm, nhẵn hoặc có lông thưa ở cả 2 mặt lá. Bẹ lá dài 0,2-1 cm, màu xanh nhạt, có lông nhung và rãnh trong suốt, ôm lấy thân [23, 39]. Cụm hoa mọc ở nách lá hoặc tận cùng của ngọn, không phân nhánh hoặc có 2-3 nhánh, có cuống dài 2-8 cm. Cụm hoa có mo bao bọc mang 1-10 hoa, màu tím đến màu hồng hoa cà. Lá bắc gần giống lá tuy nhiên khá mỏng, hình trứng thuôn dài 2,5 - 3,5 mm, có cuống thẳng, mảnh, dài 3 - 5 mm, mép nhẵn, có lông. Mỗi hoa có 3 lá đài hình bầu dục, dài 3,5-5 mm. Hoa lưỡng tính hoặc hoa đực, cuống dài 2-5 mm. Một hoa có 3 cánh dài 3-7 mm, rộng 3-5 mm, hình trứng, màu tím. Hoa có 2-4 nhị bất thụ, 3 nhị hữu thụ. Nhị dạng sợi, có nhiều lông, bao phấn hình elip, có màu hơi xanh. Bầu 3 ô, mỗi ô 3 noãn, màu trắng đục [10, 23, 29]. Quả nang dài 2,5-5mm, hình trứng hoặc elip, có 3 ô, mỗi ô có 1-2 hạt. Hạt màu vàng nâu có vỏ ngoài mịn hoặc dạng lưới, có gân [29, 36]. 8
  17. Hình 1.3. Đặc điểm thực vật của Murdannia nudiflora 1.2.2. Đặc điểm phân bố loài Murdannia nudiflora M. nudiflora (L.) Brenan có nguồn gốc từ châu Á nhiệt đới và cận nhiệt đới, cụ thể là ở một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia và Philippines. Sau đó nó đã lan sang các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khác của Châu Phi, Châu Á, Châu Đại Dương, Trung, Bắc và Nam Mỹ [29]. Cây phân bố chủ yếu ở những nơi ẩm ướt, ngập úng hoặc có nhiều nước như dọc theo bờ kênh tưới tiêu, những cánh đồng lúa, đầm lầy, dọc theo những con mương và ở những nơi râm mát [27]. Ở nước ta, cây thường mọc ở ven đường đi, ven rừng, ven suối, ven sông hay các thung lũng ở nơi ẩm mát. Cây đã được tìm thấy ở rất nhiều tỉnh thành trên cả nước như Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hòa Bình, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh... [10]. 1.2.3. Thành phần hóa học của Murdannia nudiflora Murdannia nudiflora có các thành phần theo tỷ lệ như sau: nước 90,1%; protein 1,7%; lipid 0,5%; cellulose 2%, dẫn xuất không protein 4,2%, khoáng toàn phần 1,5% [10]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra trong dịch chiết của cây có sự hiện diện của các hợp chất phytosterol, alcaloit, flavonoid, tannin, saponin, cacbohydrat [27, 31, 40]. 9
  18. Năm 2015, trong nghiên cứu đánh giá tính chất chống oxy hóa và kháng khuẩn invitro của chiết xuất Murdannia nudiflora, Kuppusami và cộng sự đã tiến hành chiết xuất các hợp chất từ cây với các dung môi phân cực khác nhau là hexan, cloroform, etyl acetat, etanol và nước. Kết quả GC-MS của các dịch chiết chỉ ra sự có mặt của 26 hợp chất, trong đó các hợp chất có tác dụng sinh học là: + Phytol (1) + Vitamin B12 (2) + Muscimol (3) + Axit n-decanoic (4) [31] Năm 2017, Muhammad và các cộng sự trong 1 thí nghiệm đánh giá tiềm năng của M. nudifloria trong việc chống lại nhiễm độc gan do CCl4 ở chuột, khi chạy GC-MS với dịch chiết metanol của M. nudifloria đã cho thấy sự xuất hiện của 9 hợp chất bao gồm: Phenol (5), Benzyl alcohol (6), Eugenol (7), Phenol, 2,4-bis (1,1- dimethylethyl) (8), Axit dodecanoic (9), Axit ethyl hexadecanoic (10), axit n-adexecanoic (11), Axit 9,12-Octadecadienoic (Z, Z) (12) và Phytol (1) [44]. Năm 2018, Muhammad và cộng sự tiếp tục nghiên cứu các thành phần trong dịch chiết của Murdannia nudiflora. Tinh dầu, dịch chiết metanol và các phân đoạn của dịch chiết metanol (n-hexan, cloroform, etyl actetat và n- butanol) được phân tích bằng sắc kí khí khối phổ GC-MS. Kết quả xác định được một số thành phần có hoạt tính sinh học là indole (13), 2-methoxy-4- vinylphenol (14), 2-pentadecanone 6,10,14-trimethyl phenol (15), Benzyl alcohol (6), Eugenol (7), Phenol, 2, 4-bis (1,1-dimetylethyl) (8), Axit ethyl hexadecanoic (10), Axit n-hexadecanoic (axit palmitic) (11), Phytol (1) và Axit 9,12-octadecadienoic acid (12). Tất cả các hợp chất được xác định trên và các dẫn xuất của chúng thường được báo cáo với các đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm và chống khối u [45]. 10
  19. Bảng 1.2. Cấu trúc hóa học một số chất được tìm thấy ở loài M. nudiflora STT Tên hợp chất CTHH [3, 4] Cấu trúc phân tử 1 Phytol C20H40O 2 Vitamin B12 C₆₃H₈₈CoN₁₄O₁₄P 3 Muscimol C4H6N2O2 4 Axit n-decanoic C10H20O2 5 Phenol C6H6O 6 Benzyl alcohol C6H5CH2OH 7 Eugenol C10H12O2 11
  20. Phenol, 2,4-bis 8 (1,1- C17H30Osi dimethylethyl) 9 Axit dodecanoic C12H24O2 Axit ethyl 10 C18H36O2 hexadecanoic Axit n – 11 C19H38O2 adexecanoic 9,12-axit 12 Octadecadienoic C18H32O2 (Z, Z) 13 Indole C8H7N 2-methoxy-4- 14 C9H10O2 vinylphenol 2-pentadecanone 15 6,10,14- C18H36O trimethyl phenol 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1