intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:141

47
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp "Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn" được nghiên cứu với mục tiêu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng và đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn đen nhằm đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

  1. lOMoARcPSD|16911414 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN -------  ------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ SẢN PHẨM THỊT LỢN ĐEN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN BẰNG LŨNG, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN Sinh viên : Nguyễn Thị Hiếu Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K58KTNNB Niên khoá : 2013 - 2017 Giảng viên hướng dẫn : GVC.ThS. Lê Khắc Bộ Hà Nội – 2016 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  2. lOMoARcPSD|16911414 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố cho việc bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được trích dẫn rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Hiếu i Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  3. lOMoARcPSD|16911414 LỜI CẢM ƠN Sau hơn 5 tháng thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”. Để đạt được kết quả này thì bên cạnh sự cố gắng học hỏi hết mình của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Lê Khắc Bộ, là giảng viên chính thuộc bộ môn Phân tích định lượng - khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã luôn sát sao, quan tâm hướng dẫn tôi hoàn thành tốt nhất khóa luận tốt nghiệp này. Và không thể không nhắc tới các cán bộ, nhân dân Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã thực sự cộng tác và giúp đỡ tận tình cho bản thân tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu tại địa phương. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm khoá luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Hiếu ii Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  4. lOMoARcPSD|16911414 TÓM TẮT KHOÁ LUẬN Thịt lợn là loại thực phẩm hấp dẫn, dễ chế biến thành những món ăn với hương vị đặc biệt, cung cấp đạm cho con người và nó xuất hiện thường xuyên trong bữa ăn hằng ngày của gia đình Việt. Không chỉ ở Việt Nam, người dân các nước trên thế giới đều ưa thích lựa chọn thịt lợn trong bữa ăn họ. Thị trấn Bằng Lũng là khu vực hiện nay có nền kinh tế khá phát triển và nhu cầu tiêu dùng thịt lợn ngày càng tăng. Tuy nhiên, vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề được quan tâm trong bữa ăn hằng ngày của mỗi hộ gia đình. Trên địa bàn có loài lợn đen được người dân tộc thiểu số nuôi theo cách truyền thống, chăn thả tự nhiên đảm bảo an toàn, vệ sinh nhưng không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng do bị chi phối bởi nguồn cung có hạn. Với mong muốn tìm hiểu hành vi tiêu dùng thịt lợn đen và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen để có căn cứ khoa học giúp địa phương xây dựng kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn đen trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu thị trường, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”. Đề tài tập trung nghiên cứu: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về hành vi tiêu dùng, sản phẩm thịt lợn đen và các vấn đề kinh tế xã hội có liên quan; Đánh giá thực trạng tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn; Đề xuất một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn đen nhằm đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Về cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài hệ thống hoá cơ sở lý luận về tiêu dùng, hành vi tiêu dùng, phân loại hành vi tiêu dùng, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi iii Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  5. lOMoARcPSD|16911414 tiêu dùng, đặc điểm lợn đen và sản phẩm thịt lợn đen. Đề tài còn nghiên cứu thực tiễn thực trạng tiêu dùng thịt lợn tại một số nước trên thế giới và ở Việt Nam. Trên cơ sở tìm hiểu địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, Tỉnh Bắc Kạn bao gồm: điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đề tài đưa ra các phương pháp nghiên cứu tại địa bàn, các phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu (thu thập số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp), phương pháp xử lí dữ liệu và tổng hợp, phương pháp phân tích (Phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả). Với kết quả nghiên cứu và thảo luận, chúng tôi có kết quả như sau: góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về hành vi tiêu dùng, sản phẩm thịt lợn đen và các vấn đề kinh tế xã hội có liên quan. Người tiêu dùng trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng chủ yếu là người làm lao động tự do nên mức thu nhập bình quân hộ của người dân ở nơi đây ở mức khá 11,07 triệu đồng/hộ/tháng. Quy mô hộ chủ yếu là nhóm có quy mô từ 3-5 người/hộ. Là nơi có 8 dân tộc sinh sống cùng nhau, trong đó người dân tộc Tày là cao nhất chiếm 73,49% số hộ điều tra. Độ tuổi người nội trợ chủ yếu từ 41 đến 55 tuổi và nữ chiếm đa số với 69,88%. Thực trạng tiêu dùng thịt lợn đen: Mức tiêu dùng bình quân của người dân trên địa bàn là 2,84 kg/người/tháng, người dân ở đây chủ yếu sử dụng thịt mông 89,16% (74 hộ) và ba chỉ 61,45% (51 hộ). Các loại thực phẩm thay thế cho sản phẩm thịt lợn đen là thịt gia cầm chiếm đến 77,11% (64hộ) và cá, tôm là 74,70% (62 hộ). Người dân thường mua thịt lợn đen trước 9h sáng, chiếm tới 60,24% (50 hộ) và thích tiêu dùng thịt lợn ở dạng tươi sống là chủ yếu được mua tại cửa hàng thịt trong chợ là thường xuyên. Sau khi mua thịt lợn đen, sản phẩm được người dân chia thành nhiều phần nhỏ (74,70%, 62 hộ) và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh (82,26%, 51 hộ) là chủ yếu. Hộ chế biến xào là nhiều nhất chiếm tới 98,80% (82 hộ). Khi có dịch bệnh xảy ra, hầu hết người dân tiêu dùng bình thường và mua ở chỗ uy tín, chiếm 44,58% (37 hộ). Khi mua phải hàng kém chất lượng thì người nội trợ thường phản ánh với cửa hàng thịt nhưng không trả lại thịt, chiếm 69,88% iv Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  6. lOMoARcPSD|16911414 (42 hộ). Nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm thịt lợn đen an toàn khá đầy đủ ở cả dạng sống và chín. Tiêu chí chọn thịt của hộ khá đa dạng theo nguồn mua, hộ quan tâm nhất đến chất lượng của cửa hàng thịt (100% hộ), theo màu sắc và đặc điểm sản phẩm thì màu sắc thịt và mùi là hai đặc điểm mà người tiêu dùng quan tâm nhất. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thịt lợn đen tại Thị Trấn Bằng Lũng gồm: Các yếu tố phản ánh tình hình chăn nuôi tại địa phương, các yếu tố về thị trường, các yếu tố về nhận thức và thu nhập của hộ và các yếu tố khác. Từ những yếu tố ảnh hưởng cũng như những khó khăn đang tồn tại ảnh hưởng tới chăn nuôi, tiêu dùng thịt lợn đen, nghiên cứu đã đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn đen và đảm bảo khâu giết mổ như: Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho người chăn nuôi được vay vốn, quan tâm hơn nữa đến công tác thú y, tiêm phòng dịch cho đàn lợn đen, quy hoạch xây dựng các khu giết mổ, quản lý chặt chẽ việc giết mổ và tiêu thụ sản phẩm, phát triển hệ thống siêu thị và cần xử lý nghiêm đối với những đối tượng vi phạm. v Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  7. lOMoARcPSD|16911414 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT KHOÁ LUẬN iii MỤC LỤC vi DANH MỤC BẢNG ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HỘP x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xi Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 1.2.1 Mục tiêu chung 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 Phần II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.1.1 Một số khái niệm 5 2.1.2 Phân loại hành vi tiêu dùng 6 2.1.3 Nội dung nghiên cứu hành vi tiêu dùng 7 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng 9 2.1.5 Đặc điểm lợn đen và thịt lợn đen của người dân tộc thiểu số 14 2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 15 2.2.1 Thực trạng tiêu dùng sản phẩm thịt lợn trên thế giới 15 2.2.2 Tình hình tiêu thụ thịt lợn ở Việt Nam 17 2.3 Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài 20 vi Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  8. lOMoARcPSD|16911414 Phần III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 23 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 23 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 25 3.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 37 3.2 Phương pháp nghiên cứu 38 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 38 3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 38 3.2.3 Phương pháp xử lí dữ liệu và tổng hợp 40 3.2.4 Phương pháp phân tích 41 3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 41 Phần IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43 4.1 Thực trạng tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đên trên địa bàn Thị trấn Bằng 43 Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn 4.1.1 Thông tin về người được phỏng vấn 43 4.1.2 Thông tin về hộ được phỏng vấn 46 4.1.3 Thực trạng tiêu dùng 50 4.1.4 Hành vi trước và sau khi mua sản phẩm thịt lợn đen 63 4.1.5 Ứng xử của người tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen 70 4.1.6 Nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm thịt lợn đen an toàn 80 4.1.7 Tiêu chí chọn sản phẩm thịt lợn đen của người tiêu dùng 82 4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen trên 86 địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn 4.2.1 Các yếu tố phản ánh về chăn nuôi lợn đen của người dân tộc thiểu số 86 trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn 4.2.2 Các yếu tố phản ánh về thị trường 88 4.2.3 Các yếu tố phản ánh nhận thức của người tiêu dùng và thu nhập của họ 89 4.2.4 Các yếu tố khác 90 4.3 Giải pháp 90 vii Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  9. lOMoARcPSD|16911414 * Căn cứ 90 * Định hướng 92 4.3.1 Nhóm giải pháp về phát triển chăn nuôi lợn đen cho người dân tộc thiểu 92 số 4.3.2 Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt lợn đen 93 4.3.3 Nhóm giải pháp về giết mổ, chế biến, bảo quản 93 4.3.4 Nhóm giải pháp về an toàn thực phẩm 94 4.3.5 Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức về thực phẩm an toàn cho người 95 tiêu dùng 4.3.6 Một số giải pháp khác 95 Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96 5.1 Kết luận 96 5.2 Kiến nghị 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 viii Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  10. lOMoARcPSD|16911414 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình sản xuất, nhập khẩu thịt lợn ở Anh (2013-2015) 16 Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của Thị trấn (2013-2015) 28 Bảng 3.2: Dân số và lao động thị trấn Bằng Lũng giai đoạn 2013-2015 30 Bảng 3.3: Thu thập thông tin thứ cấp 38 Bảng 3.4: Phân tổ dung lượng mẫu theo đối tượng điều tra 40 Bảng 4.1: Thông tin về người được phỏng vấn 43 Bảng 4.2: Nghề nghiệp của người được phỏng vấn 45 Bảng 4.3: Số nhân khẩu trung bình và thu nhập bình quân của hộ điều tra 47 Bảng 4.4: Chi tiêu trung bình cho tiêu dùng thực phẩm và mua sản phẩm thịt 49 lợn đen của hộ trong 1 tháng Bảng 4.5: Mức tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen theo nhóm tổ 51 Bảng 4.6: Mức tiêu dùng thịt lợn đen theo giới tính, dân tộc 52 Bảng 4.7: Mức tiêu dùng thịt lợn đen theo độ tuổi của người nội trợ 53 Bảng 4.8: Cơ cấu các loại thịt được tiêu dùng theo quy mô hộ 55 Bảng 4.9: Khối lượng thịt bình quân và tỉ lệ các loại thịt được tiêu dùng theo 57 nghề nghiệp của người nội trợ Bảng 4.10: Khối lượng thịt bình quân và tỉ lệ các loại thịt được tiêu dùng theo 58 thu nhập của hộ Bảng 4.11: Thực phẩm thay thế sản phẩm thịt lợn đen của người tiêu dùng 61 Bảng 4.12: Mức độ mua sản phẩm thịt lợn đen tại các nguồn mua 65 Bảng 4.13: Cách sơ chế và bảo quản sản phẩm thịt đen của người tiêu dùng 68 Bảng 4.14: Các cách chế biến và mức độ chế biến của người tiêu dùng 69 Bảng 4.15: Phản ứng của người tiêu dùng khi có dịch bệnh xảy ra trong 72 Bảng 4.16: Cách xử lí của người tiêu dùng khi mua phải hàng 79 Bảng 4.17: Tiêu chí chọn thịt theo nguồn mua 83 Bảng 4.18: Tiêu chí chọn thịt lợn đen của người tiêu dùng theo màu sắc, đặc 85 điểm sản phẩm ix Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  11. lOMoARcPSD|16911414 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HỘP Sơ đồ 2.1: Mô hình chi tiết hành vi mua của người tiêu dùng 8 Sơ đồ 2.2: Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng 10 Sơ đồ 2.3: Thứ bậc nhu cầu theo Maslow 12 Hộp 4.1: Nguồn mua thịt lợn đen 66 Hộp 4.2: Thói quen mặc cả khi mua hàng hoá 66 Hộp 4.3: Nhận biết sản phẩm thịt lợn đen của người tiêu dùng 80 Hộp 4.4: Phản ánh của người tiêu dùng về công tác kiểm dịch 81 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân (triệu đồng) và mức tiêu thụ 18 thịt lợn (triệu tấn) giai đoạn 2009-2014 Biểu đồ 2.2: Giá thịt lợn hơi xuất chuồng giai đoạn 2011-2015 20 Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện mức tiêu dùng bình quân sản phẩm thịt lợn đen 54 theo quy mô hộ trong 1 tháng Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện thời gian mua sản phẩm thịt lợn đen 63 Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiện ứng xử của người tiêu dùng khi giá sản phẩm 75 thịt lợn đen tăng Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thể hiện ứng xử của người tiêu dùng khi giá sản phẩm 75 thịt lợn đen giảm Biểu đồ 4.5: Biểu đồ thể hiện ứng xử của người tiêu dùng khi thu nhập của hộ 77 giảm Biểu đồ 4.6: Biểu đồ thể hiện ứng xử của người tiêu dùng khi thu nhập của hộ 77 giảm x Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  12. lOMoARcPSD|16911414 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATVSTTP : An toàn vệ sinh thực phẩm BCĐ : Ban chỉ đạo BQ : Bình quân BQL : Ban quản lý CC : Cơ cấu CHT : Cửa hàng thịt DA : Dự án DT : Diện tích DTTS : Dân tộc thiểu số KH : Kế hoạch LHPN : Liên hiệp phụ nữ NN : Nông nghiệp Trđ : Triệu đồng UBND : Uỷ ban nhân dân xi Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  13. lOMoARcPSD|16911414 Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Thịt lợn là loại thực phẩm phổ biến và được ưa chuộng nhiều nhất trên thế giới. Nó cung cấp nguồn dinh dưỡng giàu protein chất lượng cao, cũng như các vitamin và khoáng chất khác nhau được sử dụng thường xuyên trong khẩu phần ăn hàng ngày, phục vụ các nhu cầu của con người. Thịt lợn đáp ứng năng lượng cho cơ thể hoạt động, là nguồn nguyên liệu của công nghiệp chế biến,….Như vậy, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người. Nếu như trong thịt lợn bình thường chứa nhiều protein, vitamin, dồi dào khoáng chất thì thịt lợn đen lại có giá trị dinh dưỡng cao hơn thịt lợn bình thường. Trong những năm gần đây cũng với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế đã làm cho chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao và cải thiện rõ rệt, cùng với sự phát triển đó dẫn đến nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ngày càng cao. Nhu cầu thịt lợn trên thế giới rất cao, người dân các nước đều ưa thích lựa chọn thịt lợn trong bữa ăn họ làm cho việc chăn nuôi, sản xuất, xuất khẩu thịt lợn phát triển. Tại Anh, năm 2015 nhu cầu tiêu thụ trong nước là 1629 (ngàn tấn), Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu thịt nhiều nhất thế giới với 1,2 triệu tấn thịt lợn, ở Trung Quốc sản lượng thịt lợn bình quân đầu người/năm của Trung Quốc là 41,5kg/năm. Có thể thấy một thực tế là thịt lợn có vai trò quan trọng trong bữa ăn của người dân trên khắp thế giới ( Theo Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO)). Ở Việt Nam, nhìn chung qua các năm lượng thịt tiêu thụ tăng khá đều. Giai đoạn 2008-2014 trung bình tiêu thụ thịt tăng 3,13% mỗi năm. Theo Tổ chức giám sát kinh doanh quốc tế (BMI), trong thói quen tiêu thụ thịt của người tiêu dùng Việt Nam, lợn vẫn là sản phẩm thịt chủ lực và được dự báo vẫn sẽ chiếm phần lớn 1 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  14. lOMoARcPSD|16911414 trong tổng lượng tiêu thụ. Năm 2009, 71% lượng thịt tiêu thụ là thịt lợn, đến năm 2012 giảm còn 67,6%, dự báo đến năm 2021 còn 65,2%. Các hộ gia đình rất quan tâm đến vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, Theo Thống kê của Cục quản lý cạnh tranh (2014) cho thấy đã có 200 vụ ngộ độc thực phẩm với 5 000 người phải nhập viện trong đó có 40 người chết. Hơn nữa, việc sửa dụng chất cấm trong chăn nuôi, bảo quản trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin, gây tâm lý hoang mang ở người tiêu dùng. Thị trấn Bằng Lũng với tổng diện tích 2.491,0 Km2 với dân số bình quân 3,97 người/hộ (2015), là nơi có tiềm năng về phát triển kinh tế. Đời sống nhân dân nhân dân được nâng cao, nhu cầu được cải thiện rõ rệt, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thịt trong các bữa ăn tăng lên đáng kể. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho gia đình, người nội trợ trong gia đình ưa chuộng sử dụng sản phẩm thịt lợn đen hơn vì lợn đen được người dân tộc thiểu số sống tại bản địa chăn nuôi theo cách truyền thống, chăn thả tự nhiên, không sử dụng cám công nghiệp như thịt lợn thông thường... họ tin tưởng thịt lợn đen là thịt lợn sạch, đảm bảo an toàn về sinh thực phẩm,…Khi sử dụng loại thịt này sẽ không phải lo lắng về ngộ độc thực phẩm hay bệnh tật về sau. Tuy nhiên, số hộ tham gia chăn nuôi lợn đen trên địa bàn còn ít, lợn đen chậm lớn, thời gian nuôi lâu nên nguồn cung cấp sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn không đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của người dân. Chính vì vậy, chúng tôi quyết đinh lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn” nhằm làm rõ các nhu cầu và hành vi tiêu dùng thịt lợn đen của người dân ở nơi đây. 2 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  15. lOMoARcPSD|16911414 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn đen, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng và đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn đen nhằm đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về hành vi tiêu dùng, sản phẩm thịt lợn đen và các vấn đề kinh tế xã hội có liên quan; - Đánh giá thực trạng tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn; - Đề xuất một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn đen nhằm đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là người tiêu dùng, sản phẩm thịt lợn đen, các hành vi tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen của người dân, hộ chăn nuôi lợn đen và các đối tượng giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá thực trạng tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen, đề xuất một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn đen nhằm đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. 3 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  16. lOMoARcPSD|16911414  Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.  Phạm vi về thời gian: - Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua 3 năm (2013 – 2015); - Dữ liệu sơ cấp được thu thập năm 2016; - Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 7 đến tháng 12/2016. 4 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  17. lOMoARcPSD|16911414 Phần II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm 2.1.1.1 Khái niệm về tiêu dùng Tiêu dùng là việc sử dụng những của cải vật chất (hàng hóa và dịch vụ) được sáng tạo, sản xuất ra trong quá trình sản xuất để thoả mãn các nhu cầu của xã hội. Tiêu dùng là giai đoạn quan trọng của tái sản xuất. Tiêu dùng là một động lực của quá trình sản xuất, nó kích thích cho sản xuất phát triển (Theo từ điển Bách khoa toàn thư). 2.1.1.2 Khái niệm về hành vi, hành vi tiêu dùng Theo từ điển Tiếng Việt: “Hành vi con người là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thời gian nhất định”. Trong đó: “Hành vi tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ” Philip Kotler( 1999). Theo Solomon Micheal (1992) cho rằng: “Hành vi tiêu dùng là một tiến trình, cho phép một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm dịch vụ, những suy nghĩ đã có, kinh nghiệm hay tích lũy, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ”. Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, (AMA) “Hành vi tiêu dùng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ”. Hay nói cách khác, hành vi tiêu dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng. Những yếu tố như ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về 5 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  18. lOMoARcPSD|16911414 giá cả, bao bì, bề ngoài sản phẩm…đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của khách hàng”. Như vậy, qua các định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu: Hành vi tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm dịch vụ. Tiến trình này bao gồm những suy nghĩ, cảm nhận, thái độ và những hoạt động bao gồm mua sắm, sử dụng, xử lý của con người trong quá trình mua sắm và tiêu dùng. 2.1.1.3 Khái niệm về sản phẩm thịt lợn đen Sản phẩm thịt lợn đen là thịt của lợn đen được người dân bản địa chăn thả tự nhiên. Sản phẩm thịt lợn đen săn chắc, thơm ngon và giòn mỡ không ngán, cung cấp nhiều dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 2.1.1.4 Khái niệm về người dân tộc thiểu số (DTTS) Theo Từ điển Bác khoa Việt Nam (2005): “DTTS là dân tộc có số dân ít (có thể hàng trăm, hàng ngàn và cho đến hàng triệu) cư trú trong một quốc gia thống nhất có nhiều dân tộc, trong đó có một dân tộc có số dân đông. Trong các quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, mối dân tộc thành viên có 2 ý thức: ý thức về tổ chức chung và ý thức về dân tộc mình. Những DTTS có thể cư trú tập trung hoặc rải rác xen kẽ, thường ở những vùng ngoại ví, vùng hẻo lánh, vùng điều kiện phát triển kinh tế xã hội còn khó khăn”. Khái niệm “dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan về dân số trong một quốc gia đa dân tộc và không có ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc không thuộc số dân nhiều hay ít mà nó được chi phối bởi những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và lịch sử của mỗi dân tộc. Theo Lãnh Thị Lan (2009): “Nếu như dân tộc đa số là dân tộc chiếm số đông trong một quốc gia có nhiều dân tộc thì ngược lại, dân tộc thiểu số là dân tộc chiếm số ít hơn so với dân tộc chiếm số đông nhất”. Như vậy, ta có thể hiểu khái niệm “dân tộc thiểu số” dùng để chỉ những dân tộc có số dân ít chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trong một quốc gia dân tộc. 6 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  19. lOMoARcPSD|16911414 2.1.2 Phân loại hành vi tiêu dùng * Hành vi tiêu dùng phức tạp Người tiêu dùng thực hiện hành vi mua phức tạp khi có nhiều người cũng tham gia vào tiến trình ra quyết định mua và họ nhận thức rõ ràng sự khác biệt giữa các nhãn hiệu. Hành vi tiêu dùng thường xảy ra khi sản phẩm được cân nhắc mua là sản phẩm đắt tiền, nhiều rủi ro trong tiêu dùng và có giá trị thể hiện cao cho người sử dụng. * Hành vi tiêu dùng thỏa hiệp Hành vi tiêu dùng xảy ra với những sản phẩm đắt tiền, nhiều rủi ro, và mua không thường xuyên nhưng lại không có sự khác biệt giữa các nhãn hiệu trên thị trường. Trong trường hợp này, do tính dị biệt giữa các nhãn hiệu không quá cao, người mua có thể đưa ra quyết định mua một cách tương đối nhanh chóng, sự lựa chọn của họ lúc này đôi lúc được quyết định do một mức giá phù hợp, các dịch vụ hỗ trợ, các chương trình khuyến mãi, hoặc tính tiện lợi trong quá trình mua. * Hành vi tiêu dùng theo thói quen Hành vi mua này xảy ra khi sản phẩm được cân nhắc mua là những sản phẩm có giá trị thấp, tiêu dùng hàng ngày và sự khác biệt giữa các nhãn hiệu bày bán trên thị trường là rất thấp. Khi có nhu cầu người tiêu dùng chỉ việc ra cửa hàng và chọn một nhãn hiệu. Nếu như việc lựa chọn này lặp đi lặp lại với một nhãn hiệu thì thường là do thói quen hơn là sự trung thành vì trong quá trình tiêu dùng họ khó nhận thấy tính ưu việt hay sự khác biệt giữa các nhãn hiệu. * Hành vi tiêu dùng nhiều lựa chọn Người tiêu dùng thực hiện hành vi mua này khi họ mua những sản phẩm dịch vụ có giá trị thấp, tiêu dùng hàng ngày những nhãn hiệu có nhiều sự khác biệt. Đối với những loại sản phẩm này, sự chuyển dịch nhãn hiệu trong tiêu dùng là rất lớn. Người tiêu dùng có thể quyết định lựa chọn nhãn hiệu này vào một thời điểm cụ thể nhưng vào một thời điểm cụ thể khác dưới sự tác động của các tác nhân Marketing họ sẽ chuyển sang nhãn hiệu khác. Sự chuyển dịch này không thỏa mãn trong tiêu dùng mà do mục đích muốn thay đổi thử một nhãn hiệu sản phẩm mới. 7 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  20. lOMoARcPSD|16911414 2.1.3 Nội dung nghiên cứu hành vi tiêu dùng Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng được dùng để mô tả mối quan hệ giữa ba yếu tố: các kích thích; “ hộp đen ý thức” và những phản ứng đáp lại các kích thích của người tiêu dùng. Các yếu tố kích thích “Hộp đen ý thức” của Môi Phản ứng đáp lại Marketing người tiêu trường dùng - Sản phẩm -Kinh tế Các Quá - Lựa chọn hàng hoá - Giá cả -KHKT đặc trình - Lựa chọn nhãn - Phân phối -Văn hoá tính quyết hiệu - Xúc tiến -Chính của định - Lựa chọn nhà cung trị/Luật người mua ứng pháp tiêu - Lựa chọn thời gian -Cạnh dùng mua tranh - Lựa chọn khối lượng mua Sơ đồ 2.1: Mô hình chi tiết hành vi mua của người tiêu dùng Các kích thích: Là tất cả các tác nhân, lực lượng bên ngoài người tiêu dùng có thể gây ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Chúng được chia làm hai nhóm chính. Nhóm 1: Các tác nhân kích thích của marketing: sản phẩm, giá bán, cách thức phân phối và các hoạt động xúc tiến. Các tác nhân này nằm trong khả năng kiểm soát của các doanh nghiệp. Nhóm 2: Các tác nhân kích thích không thuộc quyền kiểm soát tuyệt đối của các doanh nghiệp, bao gồm: môi trường kinh tế, cạnh tranh, chính trị, văn hóa, xã hội,… “ Hộp đen” ý thức của người tiêu dùng: Là cách gọi bộ não của con người và cơ chế hoạt động của nó trong việc tiếp nhận, xử lý các kích thích và đề xuất các giải pháp đáp ứng trở lại các kích thích. “ Hộp đen” ý thức được chia thành 2 phần: 8 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0