intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Thài lài trắng (Commelina diffusa Burm.F.)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

52
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định được các đặc điểm thực vật và xác định được tên khoa học của mẫu cây Thài lài trắng; định tính được các nhóm chất có trong cây Thài lài trắng; chiết xuất, phân lập, xác định cấu trúc một số chất phân lập từ cây Thài lài trắng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Thài lài trắng (Commelina diffusa Burm.F.)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ------------------ VŨ ĐÀI TRANG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY THÀI LÀI TRẮNG (Commelina diffusa Burm.F.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội - 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ------------------ VŨ ĐÀI TRANG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY THÀI LÀI TRẮNG (Commelina diffusa Burm. F.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Khóa: QH.2016.Y Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Đức Lợi Hà Nội - 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Vũ Đức Lợi - Chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu - Dược học cổ truyền. Em vô cùng biết ơn khi thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Dược liệu - Dược học cổ truyền của Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, con xin cảm ơn gia đình, người thân cùng bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ và giúp đỡ con trong suốt thời gian qua. Vì còn thiếu kinh nghiệm, nên báo cáo của em không thể tránh được những sai sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2021 Sinh viên Vũ Đài Trang
  4. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT STT Kí hiệu Ý nghĩa 1  (ppm) Độ dịch chuyển hóa học (ppm = part per million) 2 d Doublet 3 dd double doublet 13 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon-13 4 C-NMR (13C Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy) Phổ DEPT (Distortionless Enhancement by 5 DEPT Polarization Transfer) Khối phổ đo bằng phương pháp ion hóa phun điện 6 ESI-MS tử (Electrospray Ionization Mass Spectrometry) 7 EtOAc Ethyl acetate 8 EtOH Ethanol Sắc ký khí ghép khối phổ (Gas Chromatography- 9 GC-MS Mass Spectrometry) 1 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (1H Nuclear 10 H-NMR Magnetic Resonance Spectroscopy) Phổ tương tác di ̣ hạt nhânqua 1 liên kết 11 HSQC (Heteronuclear single quantum correlation) 12 IR Phổ hồng ngoại (Infrared Spectroscopy) 13 J (Hz) Hằng số ghép (J coupling constant) 14 MeOH Methanol 15 s Singlet
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang Bảng 3.1: Kết quả định tính các nhóm chất hữu 1 cơ bằng phương pháp hóa học của loài 29 Commelina diffusa Bảng 3.2: Số liệu phổ NMR của hợp chất TL1 2 33 và hợp chất tham khảo (CTK)
  6. DANH MỤC HÌNH ẢNH STT Tên hình Trang 1 Hình 1.1: Hình ảnh về loài Thài lài trắng 5 Hình 1.2: Cấu trúc hóa học một số chất được tìm thấy ở 2 8 loài C. diffusa 3 Hình 3.1: Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng 18 4 Hình 3.2: Đặc điểm cơ quan sinh sản 19 5 Hình 3.3: Đặc điểm vi phẫu thân 20 6 Hình 3.4: Đặc điểm vi phẫu lá 21 7 Hình 3.5: Đặc điểm bột dược liệu 23 Hình 3.6: Sơ đồ chiết xuất các hợp chất từ cây Thài lài 8 31 trắng 9 Hình 3.7: Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cây Thài lài trắng 32 10 Hình 3.8: Cấu trúc hợp chất TL1 (acid pimaric) 33
  7. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................ 2 1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật của chi Commelina ............... 2 1.1.1. Vị trí phân loại .............................................................................. 2 1.1.2. Đặc điểm phân bố ......................................................................... 2 1.1.3. Đặc điểm thực vật ......................................................................... 3 1.1.4. Công dụng .................................................................................... 4 1.2. Tổng quan về cây Thài lài trắng ....................................................... 4 1.2.1. Đặc điểm phân bố ......................................................................... 4 1.2.2. Đặc điểm loài................................................................................ 5 1.2.3. Thành phần hóa học ...................................................................... 6 1.2.4. Tác dụng sinh học ......................................................................... 8 1.2.5. Công dụng .................................................................................. 11 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 12 2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 12 2.1.1. Nguyên liệu ................................................................................ 12 2.1.2. Hóa chất, trang thiết bị................................................................ 12 2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................ 13 2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật .................................................... 13 2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học .................................................. 13 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 13
  8. 2.3.1. Xử lí và bảo quản mẫu ................................................................ 13 2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái ................................................... 14 2.3.3. Nghiên cứu đặc điểm vi học ....................................................... 14 2.3.4. Định tính các nhóm chất hữu cơ ................................................. 14 2.3.5. Phương pháp chiết xuất, phân lập và nhận dạng cấu trúc ............ 15 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................ 17 3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây Thài lài trắng...... 17 3.1.1. Mô tả đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu ............................ 17 3.1.2. Đặc điểm vi phẫu thân ................................................................ 20 3.1.3. Đặc điểm vi phẫu lá .................................................................... 21 3.1.4. Đặc điểm bột dược liệu ............................................................... 22 3.2. Kết quả nghiên cứu về hóa học ....................................................... 23 3.2.1. Định tính thành phần hóa học ..................................................... 23 3.2.2. Chiết xuất và phân lập hợp chất .................................................. 30 3.3. Bàn luận ........................................................................................... 35 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên chúng ta có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Nhiều loài cây tại nước ta có giá trị lớn trong ngành thực phẩm, hương liệu, mĩ phẩm và đặc biệt là dược liệu. Trong đó, loài Commelina diffusa Burm.F. hay còn gọi là Thài lài trắng, [9] mọc phổ biến tại Việt Nam, có tiềm năng trở thành một loại dược liệu hữu ích. Loài này thuộc chi Commelina L.- một chi lớn thuộc họ Commelinaceae. [15] Trên thế giới, một vài nghiên cứu đã được tiến hành để tìm hiểu sâu hơn về loài cây trên. Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều alcaloid, flavonoid, saponin, tanin, glycosid tim, anthraquinon,… ở Commelina diffusa. [31, 37] Loài này cũng đã được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và chống oxi hóa. [13, 34] Ở Việt Nam, theo dân gian, Thài lài trắng có tác dụng rất tốt trong điều trị ho, cao huyết áp và bệnh lậu. [9,11] Tuy mang nhiều tác dụng nổi bật nhưng nhìn chung, loài này tại nước ta vẫn chưa được tìm hiểu kĩ càng. Vậy nên, việc nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học của loài Commelina diffusa tại Việt Nam sẽ góp phần giúp tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học và nâng cao giá trị tiềm năng của loài này trong kho tàng cây thuốc nước ta. Để góp phần cung cấp những cơ sở tiền đề cho việc sử dụng, bảo tồn và phát triển loài Thài lài trắng làm thuốc ở Việt Nam, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Thài lài trắng (Commelina diffusa Burm.F.)” được thực hiện nhằm mục tiêu: 1. Nghiên cứu được các đặc điểm thực vật và xác định được tên khoa học của mẫu cây Thài lài trắng. 2. Định tính được các nhóm chất có trong cây Thài lài trắng. 3. Chiết xuất, phân lập, xác định cấu trúc một số chất phân lập từ cây Thài lài trắng. 1
  10. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật của chi Commelina 1.1.1. Vị trí phân loại Theo hệ thống phân loại Cronquist (hệ thống phân loại thực vật có hoa do Arthur Cronquist phát triển), [16] chi Commelina thuộc: Giới (Kingdom): Thực vật (Plantae) Phân giới (Subkingdom): Thực vật có mạch (Tracheobionta) Trên ngành (Superdivision): Thực vật có hạt (Spermatophyta) Ngành (Division): Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) Lớp (Class): Lớp hành (Liliopsida) Phân lớp (Subclass): Thài lài (Commelinidae) Bộ (Order): Thài lài (Commelinales) Họ (Family): Thài lài (Commelinaceae) Chi: Commelina L. 1.1.2. Đặc điểm phân bố Chi Commelina L. là chi lớn nhất trong họ Commelinaceae, có khoảng từ 205 đến 215 loài. [41] Đây cũng là một trong sáu chi có sự phân bố rộng khắp thế giới và phức tạp nhất trong việc phân loại ở họ Commelinaceae. [19] Chi Commelina L. chủ yếu phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. [30] Một số loài phổ biến của chi này là C. benghalensis được tìm thấy ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á và châu Phi, [33] Commelina erecta được thấy ở châu Mĩ (ôn đới và nhiệt đới), tiểu vùng Sahara ở châu Phi và phía Nam Arabian Peninsula. Trong số các loài của chi Commelina L. thì loài Commelina dielsii là loài duy nhất chỉ được tìm thấy ở đúng một nơi trên thế giới. Loài này được phát hiện đầu tiên vào năm 1940 và mới chỉ được tìm 2
  11. thấy ở Concepción del Uruguay, tỉnh Entre Ríos, vùng đông bắc Argentina. [21] 1.1.3. Đặc điểm thực vật Các loài thuộc chi Commelina L. là cây sống lâu năm hoặc hàng năm. Rễ cây thường ở dạng sợi, hiếm khi có củ hoặc thân rễ. Lá cây thường mọc thành hai hàng hoặc mọc theo hình xoắn ốc, không có cuống hoặc có một cuống lá. [19, 20] Cụm hoa mọc ở ngọn thân, mọc tại nách lá, trên cùng một mấu với lá. [19, 20] Cụm hoa có chứa một hoặc hai xim hoa hình đuôi bọ cạp, tức là mỗi hoa mọc trên một trục hoa đơn lẻ, các trục hoa đơn lẻ sắp xếp so le tạo thành cụm giống như đuôi bọ cạp mọc dọc theo trục chính của chùy hoa. Xim hoa được bao trong một bao mo - một chiếc lá đã bị biến đổi và chứa đầy dịch nhầy. [19] Hoa mọc trên cuống hoa và đối xứng hai bên (zygomorphic). Các lá bắc đôi khi nằm dưới cuống lá nhưng thường thường sẽ không có lá bắc. Chi này có hoa lưỡng tính hoặc hoa đực. Ba lá đài không đồng đều, có thể mọc tự do hoặc hai lá đài có thể hợp nhất với nhau. Các cánh hoa mọc tự do và không đồng đều. Hai cánh hoa bên trên to hơn và quắp vào, nghĩa là chúng hẹp lại thành cuống ở gốc - nơi chúng gắn vào phần còn lại của hoa. Trong khi đó, cánh hoa bên dưới thường nhỏ hơn và có màu sắc khác với hai cánh hoa bên trên. Hoa thường có màu xanh lam nhưng đôi khi cũng có thể là màu tím nhạt, màu vàng, màu trắng,…[19, 20] Hoa có ba nhị hữu thụ và ba nhị bất thụ. Chúng mọc tự do và có chỉ nhị nhẵn nhụi. Nhị bất thụ thường mọc phía sau với bao phấn, có bốn hoặc sáu thùy. Nhị hữu thụ mọc phía trước và dài hơn so với các nhị bất thụ. Nhị hoa ở giữa khác biệt về kích cỡ và hình dạng so với các nhị hoa còn lại. Bầu nhụy có hai hoặc ba ô với một hoặc hai noãn tại mỗi ô. [19, 20] Quả nang thường có hai hoặc ba ô, hiếm khi có một ô. Quả nang có hai hoặc ba mảnh vỏ. Mỗi ô chứa một hoặc hai hạt, cũng có thể không chứa hạt nào. Các hạt xếp thành một hàng, rốn hạt thẳng. [19] 3
  12. 1.1.4. Công dụng Theo y học cổ truyền, nhiều loài thuộc chi Commelina L. được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Các loài thuộc chi Commelina L. được sử dụng làm thuốc chữa viêm họng, cảm cúm, cảm lạnh,…[38]. Loài C. benghalensis được sử dụng để trị đau, táo bón, nhức đầu và bệnh phong. Ở nhiều vùng nhiệt đới châu Á, nó được sử dụng để điều trị vô sinh ở phụ nữ. Ở Ấn Độ, nó được sử dụng để giảm béo, nhuận tràng, mềm da, chống viêm và chống trầm cảm. [33] C. coelestis được sử dụng để chữa tiêu chảy ở Mexico. [28] Tại Việt Nam, nhiều loài thuộc chi Commelina L. cũng được sử dụng làm thuốc chữa nhiều loại bệnh. C. benghalensis được sử dụng làm thuốc xổ, bảo vệ màng nhầy, hoạt nhuận và làm mát. C. communis L. dùng làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng do suy tim, trị huyết áp cao, sốt, đau mắt, lậu,…[9] Các nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh được tác dụng của một số loài thuộc chi Commelina L. Các chất chiết xuất ethanol từ rễ của loài C.benghalensi cho thấy tác dụng giảm đau rất tốt với cơ chế tương tự cơ chế hoạt động của các NSAID khác. Ngoài ra, loài này còn cho thấy khả năng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxi hóa,… [33] C. coelestis cho thấy hoạt tính chống tiêu chảy. [28] Còn loài C. appendiculata có tiềm năng giảm đau tốt. [32] 1.2. Tổng quan về cây Thài lài trắng Tên khoa học: Commelina diffusa Burm.F. Synonyms: Commelina agraria Kunth (1843), Commelina aquatica J.K.Morton, Commelina longicaulis Jacq,…[42] Tên tiếng Việt thường gọi: Thài lài trắng, Rau trai [9] 1.2.1. Đặc điểm phân bố Commelina diffusa được mô tả lần đầu tiên vào năm 1768 bởi Burman.f. [15] C. diffusa được tìm thấy ở khắp các vùng nhiệt đới của châu Mĩ, châu Phi, châu Á và Thái Bình Dương, cũng như ở các vùng cận nhiệt đới phía nam của Hoa Kỳ, Nam Mĩ, Úc và các đảo Nam Á. 4
  13. C. diffusa là một loài cỏ dại ở vùng nhiệt đới và cả cận nhiệt đới, xuất hiện chủ yếu ở các môi trường sống thoáng và ẩm như các cánh đồng lúa. Cây thường mọc ở các vùng đất canh tác, ven đồng ruộng, đồng cỏ ẩm ướt, ven đường và các khu vườn. C.diffusa có thể chống chịu được những đợt lũ lụt tạm thời. [22] Tại Việt Nam, loài này thường mọc ở nơi ẩm ướt như ven đồi, ven đường, đất ẩm ướt. [10] Loài này mọc tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như Tam Đảo, Quảng Trị, Long An,…[10, 4, 6] Hình 1.1: Hình ảnh về loài Thài lài trắng 1.2.2. Đặc điểm loài Commelina diffusa là loài cây hàng năm ở các vùng ôn đới nhưng lại là loài lâu năm khi mọc ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. [22, 20] Cây bò lan rộng trên mặt đất, thân phân nhiều nhánh và mọc rễ ở các mắt cây. Thân cây mịn hoặc sần sùi, gần như không có lông. [9, 23] Thân cây có thể dài lên đến một mét. [9] Các phiến lá có hình dạng đa dạng, có thể là hình mác đến hình trứng, phần lá gần cuống thì thường thuôn hơn. Chúng có kích thước 3-12 cm x 0,8-3 cm. [23] Bề mặt lá có thể nhẵn hoặc có lông. [20] Lá không có cuống và bẹ lá có sọc màu đỏ, được bao phủ bởi các sợi lông tơ. [9, 20] Hoa thường mọc thành xim hoa hình đuôi bọ cạp, tức là mỗi hoa mọc trên một trục hoa đơn lẻ, các trục hoa đơn lẻ sắp xếp so le tạo thành cụm giống như đuôi bọ cạp mọc dọc theo trục chính của chùy hoa. Thông thường 5
  14. sẽ có hai xim hoa, xim hoa thấp hơn có khoảng từ hai đến bốn bông hoa, trong khi đó, xim hoa ở bên trên có từ một bông hoa trở lên. [20] Xim hoa phía trên chỉ có một bông hoa đực và có cuống hoa dài hơn xim hoa phía dưới có hoa lưỡng tính. Mỗi cuống chỉ mọc một bông hoa. Quả có kích thước từ 3-5 mm. [23] Các lá đài ở dạng màng mỏng, khó nhìn thấy, chỉ có chiều dài từ 3-4 mm. [23] Cánh hoa màu xanh nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi sẽ có màu tím nhạt. [20] Hai cánh hoa bên trên có kích thước từ 4,2 - 6 mm. [23] Phần liên kết hai nửa bao phấn của nhị hoa trung tâm có một có một dải ngang màu tím. Bao mo mọc đơn độc trên một cuống và thường có dạng chủ yếu là hình lưỡi liềm, hoặc hình trái tim cho đến hình có đáy tròn, đỉnh nhọn. Bao mo mịn hoặc có thể có vân, tức là có rãnh nhỏ trên đó. Chúng thường dài 0,8-2,5 cm, nhưng có thể ngắn đến 0,5-4 cm. Chúng thường rộng 0,4x1,2 cm, nhưng có thể rộng tới 1,4 cm. Cuống của chúng thường dài 0,5-2 cm và hiếm khi lên đến 2,9 cm. [20, 23] Ra hoa từ tháng 5 đến tháng 11. [23] Quả nang có 3 ô và hai mảnh vỏ, chứa 5 hạt đen, vỏ hạt có mạng. [9,23] Quả có kích thước dài 4-6,3 mm, rộng 3-4 mm, mặc dù nó có thể hẹp tới 2,1 mm. Hạt dài 2-2,8 mm, hiếm khi dài đến 3,2 mm, rộng 1,4-1,8 mm. [20, 23] 1.2.3. Thành phần hóa học Bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng và định lượng sơ bộ, người ta nhận thấy rằng thành phần hóa học của loài C. diffusa bao gồm alcaloid, flavonoid, saponin, tanin, glycosid tim, anthraquinon, steroid và terpenoid. [31, 37]. Ngoài ra, thài lài còn mang các hàm lượng chất dinh dưỡng cao, bao gồm vitamin C, vitamin B3, vitamin B2,…[27] Năm 2014, Lê Xuân Đắc và các cộng sự đã tìm thấy khoảng 0,006% 20-hydroxyecdysone (1) trong toàn thân của loài C. diffusa. Mẫu được thu hái ở khu vực dân cư tại thị trấn Tam Đảo và một số xã vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo. Xác định hàm lượng 20-hydroxyecdysone có trong mẫu bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao trên hệ thống HPLC Agilent 1200 6
  15. (Mĩ), cột Zorbax Eclipse XDB-C18 (5 μm, 4,6x150 mm), thành phần pha động: nước/axetonitrin là 80/20, tốc độ dòng là 1 ml/phút, bước sóng l = 242 nm, nhiệt độ cột 30°C. [6] Năm 2018, với mẫu cây C. diffusa được thu thập từ vườn thực vật ở đại học Port Harcourt, Nigeria, Ekeke và các cộng sự đã tìm thấy 38 flavonoid, 38 alcaloid, 40 phenolic acid và 18 glycosid bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng hiệu suất cao. Flavonoid gồm chủ yếu là các flavanon và flavon, trong đó, chất rhoifolin chiếm hàm lượng cao nhất (4,44g/100g). Các chất thuộc nhóm isoquinoline có hàm lượng cao nhất trong các alcaloid, trong đó, chủ yếu là chất psychotrin (6,97g/100g). Trong số các phenolic acid thì chất có tỉ lệ cao nhất là astringin acid (8,023g/100g). Cuối cùng, với các glycosid, captopril acid (15,705/100g) là chất được tìm thấy nhiều nhất. [18] Năm 2019, Samir M. Hamad và các cộng sự lần đầu tiên tìm thấy 7-hydroxy-4´-methoxy-isoflavon (2) từ dịch chiết của lá cây loài C. diffusa. Dịch chiết flavonoid được xác định bởi phương pháp quang phổ Uv – vis, H NMR và các kĩ thuật C NMR. [35] Năm 2019, các nhà khoa học đã tìm thấy alcaloid, phenolic, tannin, steroid, flavonoid, protein và phyosteriod ở loài C. diffusa. Từ chồi cây, người ta đã tìm thấy 21 hợp chất từ loài C. diffusa. Trong đó, những hợp chất quan trọng có tác dụng sinh học là: - 2-Methoxy-4-vinylphenol (3): kháng khuẩn, chống oxy hóa và viêm - 3,7,11,15-Tetramethyl-2 hexadecen-1-ol (4): kháng khuẩn, chống viêm - Phytol (5): Chống viêm, chống oxi hóa, lợi tiểu - Methyl stearate (6): chống tiêu chảy, gây độc tế bào và chống tăng sinh - 9,12,15- Octadecatrienoic acid, methyl ester, (Z,Z,Z)- (7): Chống viêm, giảm cholesterol máu, hỗ trợ điều trị ung thư - Octadecanoic acid (8): Sử dụng trong mĩ phẩm, điều hương. [29] Năm 2019, để chứng minh về giá trị thực phẩm của loài C. diffusa, các nhà khoa học đã nghiên cứu về các thành phần dinh dưỡng có trong chiết xuất từ cây thài lài. Kết quả cho thấy C. diffusa chứa carbohydrat (6,32%), Vitamin C (44,80 mg/100g ), Vitamin B3 (63,18mg/100g) và Vitamin B2 7
  16. (8,30 mg/100g). Hàm lượng chất khoáng từ chiết xuất lá gồm Na (69,32mg/100g), Ca (232,00mg/100g) và Mg (84,28mg/100g). [27] O O 7 Hình 1.2: Cấu trúc hóa học một số chất được tìm thấy ở loài C. diffusa 1.2.4. Tác dụng sinh học Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất từ loài Commelina diffusa có tác dụng nổi bật trong việc kháng khuẩn và kháng nấm.[12, 13, 31] Ngoài ra, người ta còn chứng minh được khả năng chống oxi hóa, ức chế thần kinh, bảo vệ gan và ổn định đường huyết của Thài lài trắng. [34, 37, 3, 24] 1.2.4.1 Kháng khuẩn, kháng nấm Năm 2006, nghiên cứu của Abraham Y Mensah và các cộng sự cho thấy các chiết xuất methanol của Commelina diffusa có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm chọn lọc đối với các loài Trichophyton. Nồng độ ức chế tối thiểu với vi khuẩn B. subtilis là 500 μg/ml, với nấm T. interdigitale thì MIC = 500 μg/ml, T. tonsurans với MIC = 250 μg/ml. Các chất chiết xuất làm 8
  17. giảm quá trình peroxy hóa của chiết xuất não bò với giá trị IC50 tương ứng là 1,39 mg/mL. Ngoài ra, các chất chiết xuất cũng thể hiện hoạt tính chống oxy hóa đáng kể bằng cách bảo vệ tế bào MRC-5 khỏi tổn thương oxy hóa do hydrogen peroxide gây ra ở nồng độ từ 1 μg/mL đến 10 μg/mL. Các chất chiết xuất cho thấy không có sự ức chế NF-kappaB ở 100 μg/mL. [13] Năm 2011, Ahad Ali Khan cũng đã nghiên cứu ra rằng C. diffusa có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm. Chiết xuất methanol của loài C. diffusa có khả năng ức chế bảy loại vi khuẩn bao gồm Aspergillus niger, Blastomyces dermatitidis, Pityrosporum ovale, Trichophyton spp, Microsporum spp, Cryptococcus neoformans với MIC từ 15,62 đến 62,5 μg/μl. Chiết xuất diethyl ether có thể ức chế được Bacillus subtilis, Bacillus megaterium, Bacillus cereus, Pseudomonas aeruginosa, Shigella dysenteriae, Shigella sonnei, Salmonella typhi, Vibrio cholerae, Salmonella paratyphi với MIC từ 15,62 đến 125 μg/μl. [31] Cũng trong năm 2021, A. Frankova và các cộng sự đã nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của loài C. diffusa. Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá hoạt động kháng khuẩn in vitro của dịch chiết ethanol của loài C. diffusa và khả năng ảnh hưởng đến sự gia tăng, di chuyển của nguyên bào sợi ở người. Kết quả cho thấy cây có thể ức chế sự phát triển của loài Staphylococcus aureus với MIC ≥ 4 μg/mL. Pseudomonas aeruginosa là loại vi khuẩn gây viêm nhiễm và làm trì hoãn sự chữa lành vết thương. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy dịch chiết không tạo ra độc tính đối với dòng nguyên bào sợi da người lớn bình thường (IC80 > 128 μg/mL). [12] 1.2.4.2 Chống gốc tự do Năm 2017, chiết xuất methanol từ lá cây C. diffusa đã được thử nghiệm về khả năng dọn dẹp các gốc tự do với các chất chuẩn là Ascorbic acid và tert-butyl-1-hydroxytoluene (BHT). Trong nghiên cứu này, chiết xuất từ lá cây thài lài đã cho thấy khả năng đáng chú ý trong việc chống lại các gốc tự do với giá trị IC50 là 401,57 μg/ml, khá cao so với chất chuẩn (IC50 của Ascorbic acid là 3,01 μg/ml, IC50 của tert-butyl-1-hydroxytoluene là 21,17 μg/ml). [34] 9
  18. 1.2.4.3 Ức chế thần kinh trung ương Năm 2018, Tania Sultana và cộng sự đã tìm thấy mối liên hệ giữa chiết xuất methanol của C. diffusa và khả năng ức chế thần kinh trung ương của loài chuột. Người ta tiến hành thử nghiệm mô hình môi trường mở (Open field test), bơi lội, thí nghiệm treo đuôi chuột và kiểm tra thời gian ngủ gây ra bởi natri thiopental,…. Kết quả cho thấy chiết xuất từ cây làm giảm hẳn hoạt động của chuột ở bài kiểm tra môi trường mở và bài kiểm tra lỗ xuyên (p 
  19. bệnh tiểu đường (loại thông thường và loại do Streptozotocin gây ra). Ngoài ra, dùng C. diffusa kéo dài có xu hướng giúp ổn định đường huyết ở chuột mắc bệnh tiểu đường do Streptozotocin gây ra. Kết quả như vậy cho thấy rằng hoạt động ức chế của C. diffusa trên alpha-glucosidase có thể góp phần làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate và hấp thụ glucose. Do đó, C. diffusa có tiềm năng sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin. [24] 1.2.5. Công dụng Trên thế giới, Commelina diffusa được sử dụng để chữa bệnh ở rất nhiều nơi. Ở Nigeria, cây được sử dụng để trị táo bón. Nước sắc từ lá dùng để rửa mắt và trị các bệnh về mắt. Ở Mexico, cây được dùng chữa đau mắt đỏ, đau bụng kinh và viêm da dầu. Ở Hawaii, thài lài được sử dụng để làm lành vết thương. Ở Pêru, nước sắc được dùng làm trà chữa đau đầu. [34] Ở Trung Quốc, nước sắc toàn cây được dùng để hạ nhiệt độ cơ thể, giải độc, chữa bệnh phong thấp và nâng cao sức khỏe. [34, 23] Tại Việt Nam, cây Thài lài trắng được sắc thuốc, ngày dùng từ 30 - 60g để chữa cảm cúm, viêm nhiễm phần trên đường hô hấp; viêm hạnh nhân cấp, viêm hầu; phù thũng, nhiễm khuẩn đường niệu-sinh dục; viêm ruột thừa cấp và lỵ; cao huyết áp và bệnh lậu. [9, 11] Ngoài ra, cây còn được giã tươi để đắp vết thương và điều trị viêm mủ da. Ở dân tộc Mường, người dân sử dụng nước sắc toàn cây để trị bệnh sỏi thận. [2] Nhìn chung, trên thế giới, nghiên cứu hóa học về loài C. diffusa đã được tiến hành ở nhiều nơi và phát hiện được nhiều hợp chất quan trọng, có tác dụng sinh học. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được tác dụng nổi bật của loài C. diffusa trong việc kháng khuẩn, kháng nấm. [12, 13, 31] Tuy nhiên, ở Việt Nam, nghiên cứu về loài Thài lài trắng còn tương đối hiếm và không đầy đủ. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm thực vật và hóa học loài C. diffusa tại Việt Nam là cần thiết. 11
  20. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Nguyên liệu Thài lài trắng được thu hái tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội vào tháng 12 năm 2020. Mẫu cây tươi thu hái, làm tiêu bản (có đầy đủ bộ phận sinh sản), bảo quản, lưu mẫu tại: Trường Đại học Y Dược, Đại học quốc gia Hà Nội (số hiệu tiêu bản: UMP-092021). 2.1.2. Hóa chất, trang thiết bị 2.1.2.1 Hóa chất - Hóa chất dùng trong tẩy nhuộm vi phẫu: javen, acid acetic, xanh methylen, glycerin, nước cất... - Các dung môi dùng để chiết xuất và phân lập: ethanol (EtOH), ethyl acetat (EtOAc), aceton (Ac), cloroform (CHCl3), benzen, n-hexan, methanol (MeOH), dicloromethan (DCM), ... - Các hóa chất dùng để định tính: FeCl3, dung dịch NaOH, H2SO4, HCl, phenonphtalein, fehling … - Pha tĩnh dùng trong sắc ký cột là silicagel pha thường cỡ hạt 0,063 - 0,200 mm (Merck), (0,040 - 0,063 mm, Merck). Bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien 60 F254 (Merck) (silicagel, 0,25 mm) và bản mỏng pha đảo RP-18 F254 (Merck, 0,25 mm)...  Các hóa chất đạt tiêu chuẩn phân tích. 2.1.2.2 Trang thiết bị - Kính hiển vi có gắn camera tại Bộ môn Dược liệu - Dược học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Sắc ký cột: sắc ký cột sử dụng silicagel cỡ hạt 0,063 - 0,200 mm (Merck) và cỡ hạt 0,040 - 0,063 mm (Merck) với các loại cột sắc ký có kích cỡ khác nhau. - Phổ cộng hưởng từ hạt nhân: NMR được ghi trên máy Bruker Avance 500 MHz tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2