intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Qua lâu trứng (Trichosanthes ovigera Blume)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu được đặc điểm thực vật và xác định được tên khoa học của mẫu cây Qua lâu trứng; định tính được các nhóm chất có trong lá cây Qua lâu trứng; chiết xuất, phân lập và xác định được cấu trúc của một số hợp chất từ lá cây Qua lâu trứng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Qua lâu trứng (Trichosanthes ovigera Blume)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC –––––––––––––––––––––– NGUYỄN NGỌC ANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY QUA LÂU TRỨNG (Trichosanthes ovigera Blume) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC HÀ NỘI – 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC –––––––––––––––––––––– NGUYỄN NGỌC ANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY QUA LÂU TRỨNG (Trichosanthes ovigera Blume) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC KHÓA: QH. 2016.Y NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. VŨ ĐỨC LỢI HÀ NỘI – 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn PGS .TS. Vũ Đức Lợi – Chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu – Dược học cổ truyền, Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, hết lòng chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này. Bên cạnh đó, thầy còn truyền dạy cho em những kỹ năng, kiến thức và bài học kinh nghiệm quý giá trong cuộc sống. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên thuộc Bộ môn Dược liệu và Dược cổ truyền của Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội; các cán bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện, giúp em rất nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận. Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô ở Bộ môn Dược liệu và Dược học cổ truyền nói riêng, các thầy cô giảng dạy tại Trường đại học Y Dược nói chung đã dạy dỗ, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại đây. Nghiên cứu này đã được hỗ trợ kinh phí thực hiện từ đề tài cấp ĐHQGHN, mã số: QG.20.81 do PGS.TS. Vũ Đức Lợi là chủ trì đề tài. Cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè những người đã luôn theo sát động viên, quan tâm và tạo điều kiện giúp con có thể hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2021 Sinh viên Nguyễn Ngọc Anh
  4. DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu Ý nghĩa 1  (ppm) Độ dịch chuyển hóa học 2 d Doublet 3 dd Doublet of doublets 4 ddd Doublet of doublet of doublets 5 s Singlet 6 13 C-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon-13 7 1 H-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton . 8 DEPT Phổ DEPT 9 ESI-MS Phổ khối ion hóa phun mù điện tử 10 EtOAc Ethyl acetate 11 EtOH Ethanol 12 NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13 IC50 Nồng độ ức chế 50% (Half maximal inhibitory concentration). 14 DPPH Phương pháp xác định khả năng quét gốc tự do 15 ABTS+ Phương pháp xác định khả năng quét gốc tự do 16 FRAP Xét nghiệm tác động chống oxy hóa khử sắt
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang Bảng 1.1 Phân bố các loài thuộc chi Trichosanthes ở Việt 4 Nam Bảng 3.1 Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ bằng 30 phương pháp hóa học của loài Trichosanthes ovigera Blume Bảng 3.2 Số NMR của hợp chất QL1 và chất tham khảo [37] 34
  6. DANH MỤC HÌNH ẢNH STT Tên hình vẽ Trang Hình 1.1 Đặc điểm thực vật một số loài thuộc chi Trichosanthes ở 5 Việt Nam Hình 1.2 Hình ảnh vi phẫu hạt của loài 7 Trichosanthes ovigera Blume Hình 1.3 Hình vẽ mô tả cây Qua lâu trứng 8 Hình 1.4 Công thức cấu tạo các hợp chất phân lập từ cây 10 Trichosanthes ovigera Blume Hình 3.1 Hình ảnh các đặc điểm chi tiết của cây Qua lâu trứng 20 Hình 3.2 Đặc điểm cấu tạo vi phẫu thân của loài Trichosanthes 21 ovigera Blume Hình 3.2 Đặc điểm vi phẫu lá của loài Trichosanthes ovigera Blume 22 Hình 3.4 Đặc điểm vi phẫu bột thân 23 Hình 3.5 Đặc điểm vi phẫu bột lá 23 Hình 3.6 Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ lá cây Qua lâu trứng 32 Hình 3.7 Sơ đồ phân lập hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat 33 Hình 3.8 Cấu trúc hóa học hợp chất QL1 36
  7. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ..................................................................... 3 1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật của chi Trichosanthes .............. 3 1.1.1. Vị trí phân loại chi Trichosanthes ................................................. 3 1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Trichosanthes ................... 3 1.1.3. Thành phần hóa học của chi Trichosanthes................................... 6 1.2. Tổng quan về loài Qua lâu trứng .......................................................... 6 1.2.1. Đặc điểm thực vật .......................................................................... 6 1.2.2. Đặc điểm phân bố .......................................................................... 8 1.2.3. Thành phần hóa học ....................................................................... 8 1.2.4. Tác dụng sinh học ........................................................................ 12 1.2.5. Công dụng theo y học cổ truyền .................................................. 13 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 14 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 14 2.1.1. Nguyên liệu .................................................................................. 14 2.1.2. Hóa chất, trang thiết bị................................................................. 14 2.2 Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 15 2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật ..................................................... 15 2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học .................................................. 15 2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 15 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu về đặc điểm thực vật ........................... 16 2.3.2. Phương pháp định tính các nhóm chất hữu cơ ............................ 17
  8. 2.3.3. Phương pháp chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất ......................................................................................................... 17 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................. 19 3.1. Kết quả mô tả đặc điểm thực vật của cây Qua lâu trứng ................. 19 3.1.1. Mô tả đặc điểm hình thái của Qua lâu trứng ............................... 19 3.1.2. Đặc điểm vi phẫu thân ................................................................. 20 3.1.3. Đặc điểm vi phẫu lá ..................................................................... 21 3.1.4. Đặc điểm bột dược liệu ............................................................... 22 3.2. Kết quả định tính thành phần hóa học trong lá cây Qua lâu trứng 24 3.3. Kết quả chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất ..... 31 3.3.1. Chiết các phân đoạn từ lá cây Qua lâu trứng ............................... 31 3.3.2. Phân lập các hợp chất bằng sắc ký cột......................................... 32 3.3.3. Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được ............................ 33 3.4. Bàn luận ................................................................................................. 36 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên và thảm thực vật vô cùng phong phú. Nó giúp mang lại tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng cùng với tài nguyên dược liệu nói chung. Theo thống kê được công bố có khoảng 12.000 loài thực vật, trong đó đã điều tra được 3.850 loài được sử dụng làm thuốc thuộc 309 họ [12]. Đa phần các cây mọc tự nhiên và chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về mặt khoa học, cũng như hoạt tính sinh học. Từ xa xưa, nhân dân ta sớm phát hiện ra những vị thuốc có nguồn gốc khác nhau có thể từ thực vật, động vật hay khoáng vật và tích lũy riêng cho mình hệ thống các tri thức quý báu, đặc biệt là kinh nghiệm sử dụng cây cỏ để làm thuốc. Trên thế giới, chi Trichosanthes (họ Cucurbitaceae) bao gồm hơn 90 loài [2] chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chi này phân bố trải dài từ Ấn Độ khắp châu Á đến Đài Loan, tại các khu vực cụ thể Pakistan, Ấn Độ, Srilanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Australia,…[6, 20]. Ở Việt Nam chi Trichosanthes được thống kê với 12 loài [8] có nhiều ở địa phương: Cao Bằng, Lào Cai, Hòa Bình, Ba Vì, Ninh Thuận,…và một số tỉnh khác. Cây Qua lâu trứng (Trichosanthes ovigera Blume) thuộc chi Trichosanthes của họ Cucurbitaceae [9]. Ở Việt Nam, cây thường mọc chủ yếu trên đất rừng, ở vùng núi cao: từ Lào Cai đến Di Linh [2, 9]. Một số nghiên cứu trên thế giới ghi nhận loài này có tác dụng: gây độc tế bào ung thư [17, 26], chống oxy hóa [32], chống viêm [15, 36]. Trong y học cổ truyền một số nước, T. ovigera được dùng để chữa ho, vàng da, tiêu sưng, thanh nhiệt, nhuận táo [2, 22]. Tuy nhiên, những nghiên cứu về loài này ở cả Việt Nam và thế giới còn khá ít, mới chỉ có những mô tả sơ lược về hình thái thực vật, chưa có tài liệu nào nghiên cứu chi tiết về đặc điểm hình thái, thành phần hóa học và tác dụng 1
  10. sinh học của cây. Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Qua lâu trứng (Trichosanthes ovigera Blume)” được thực hiện với mục tiêu: 1. Nghiên cứu được đặc điểm thực vật và xác định được tên khoa học của mẫu cây Qua lâu trứng. 2. Định tính được các nhóm chất có trong lá cây Qua lâu trứng. 3. Chiết xuất, phân lập và xác định được cấu trúc của một số hợp chất từ lá cây Qua lâu trứng. 2
  11. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật của chi Trichosanthes 1.1.1. Vị trí phân loại chi Trichosanthes Dựa theo hệ thống phân loại thực vật APG IV (2016) [35], vị trí phân loại chi Trichosanthes được tóm tắt như sau: Giới Thực vật: Plantae Ngành Ngọc lan: Magnoliophyta Lớp Ngọc Lan: Magnoliopsida Phân lớp Hoa Hồng: Rosidae Bộ Bầu bí: Cucurbitales Họ Bầu bí: Cucurbitaceae Chi: Trichosanthes 1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Trichosanthes Trichosanthes là chi lớn nhất trong họ Cucurbitaceae, với hơn 90 loài [20]. Chúng sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, được biết đến với nhiều loài có công dụng chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo như bệnh tiểu đường và ung thư [5]. Trên thế giới chi Qua lâu hầu hết là dạng cây leo thân cỏ hay hoá gỗ, sinh trưởng lâu năm hoặc hàng năm với trung tâm đa dạng ở Đông Nam Á nhưng trải dài từ Ấn Độ khắp châu Á đến Đài Loan, tại các khu vực cụ thể: Pakistan, Ấn Độ, Srilanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Australia [6, 20]. Trong hệ thực vật Việt Nam, theo Nguyễn Hữu Hiến (Danh mục các loài thực vật Việt Nam, 2005) chi Qua lâu hiện đã thống kê được 12 loài [8]. 3
  12. Bảng 1.1: Phân bố các loài thuộc chi Trichosanthes ở Việt Nam Tên thường gọi Tên khoa học Phân bố Mướp tây Trichosanthes anguina L Hà Giang, Khánh Hoà, Đồng Nai, Hồ Chí Minh Qua lâu Ba Vì Trichosanthes baviensis Ba Vì (Hà Nội) Gagnep. Dưa núi Trichosanthes cucumerina L Đồng Nai đến An Giang Qua lâu nhiều lá T.fissibracteata C.Y.Wu ex Các tỉnh phía Bắc bắc Cheng&Yueh Qua lâu nhân Trichosanthes kirilowii Maxim Bắc Bộ, Ninh Thuận, Bình Thuận Qua lâu lá bắc Trichosanthes laceribractea Các tỉnh phía Bắc đều Hayata Qua lâu trứng Trichosanthes ovigera Blume Cao Bằng, Lào Cai, Hòa Bình, Ninh Thuận, Qua lâu chân vịt Trichosanthes pedata Merr. & Quảng Ninh Chun Qua lâu pierre Trichosanthes pierrei Gagnep Bà Rịa - Vũng Tàu Qua lâu hoa đỏ Trichosanthes rubriflos Thorel Khắp nơi & Cayla Lâu xác Trichosanthes tricuspidata Khắp nơi Lour Dây đỏ mỏ Trichosanthes villosa Blume Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Phước Các loài thuộc chi Qua lâu thường là cây hàng năm, thân leo cỏ hoặc thân leo gỗ, leo nhờ tua cuốn đính ở gốc lá. Tua cuốn đơn hoặc phân nhánh. Lá mọc cách, xếp xoắn, có cuống lá, không có lá kèm. Lá có thể là lá đơn hoặc lá kép hình chân vịt (3-7 lá chét). Bề mặt lá thường có lông hoặc nhẵn. Hoa đơn tính mọc ở nách lá. Hoa đực thường tập trung thành chùm. Hoa cái thường đơn độc, bộ nhị cái 3 lá noãn hợp, bầu dưới 3 ô. Thụ phấn nhờ côn trùng. Quả mọng, nạc, hình cầu đến hình thoi dài. Hạt thường dẹt và dài [5]. 4
  13. Dưới đây là hình ảnh một số loài Trichosanthes tìm thấy ở Việt Nam: Trichosanthes anguina L. Trichosanthes baviensis G Trichosanthes rubriflos Trichosanthes kirilowii Maxim Trichosanthes pedata Merr. & Chun Trichosanthes ovigera Blume Hình 1.1. Đặc điểm thực vật một số loài thuộc chi Trichosanthes ở Việt Nam 5
  14. 1.1.3. Thành phần hóa học của chi Trichosanthes Theo những công trình đã được công bố về thành phần hóa học các loài thuộc chi Trichosanthes cho thấy thành phần hóa học rất đa dạng với hơn 130 hợp chất. Bên cạnh các chất quen thuộc như: hợp chất steroid, flavonoid, lignan, các hợp chất có nitơ, còn xuất hiện chất có tính đặc trưng cho chi Trichosanthes như triterpenoid, các hợp chất khung cucurbitane [3]. Hợp chất phân lập từ các loài thuộc chi Trichosanthes có một số hoạt tính đáng quan tâm như gây độc tế bào ung thư, kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hoá,…Trong đó, nổi bật là hoạt tính gây độc tế bào ung thư với khả năng ức chế mạnh trên nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau. Hầu hết các loài trong chi Trichosanthes đều được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa nhiều bệnh và nhóm bệnh khác nhau như bệnh về đường tiêu hóa, ung nhọt, nóng trong người, các bệnh ngoài da....Hạt (qua lâu nhân), vỏ quả (qua lâu bì), rễ củ (thiên hoa phấn hay qua lâu căn) của loài này đều là những vị thuốc trong Y học cổ truyền [10]. Ở Việt Nam, chi này có 1 loài có tên khoa học là Trichosanthes ovigera Blume hay Trichosanthes cucumeroides (Ser.) Maxim, được gọi là cây Qua lâu trứng hay Hoa bát. Cây mọc chủ yếu trên đất rừng, ở vùng núi cao 2000m: từ Lào Cai đến Di Linh [2, 9]. 1.2. Tổng quan về loài Qua lâu trứng 1.2.1. Đặc điểm thực vật Tên khoa học: Trichosanthes ovigera Blume hay Trichosanthes cucumeroides (Ser.) Maxim [19]. Tên Việt Nam: Qua lâu trứng hay Hoa bát [2]. Họ Bầu bí: Cucurbitaceae [9]. Cây thân cỏ leo, mảnh, có rãnh, có lông. Cuống lá 4-12 cm, có khía, lông tơ dày; phiến lá đa dạng, dài: 7-19 × rộng: 7-8 cm, mỏng , không có lông hoặc 6
  15. rất ngắn, 3 thùy hoặc 3-5 thùy đến giữa hoặc đến gốc; thùy trung bình hình trứng, thuôn dài, hoặc dạng trứng ngược (đầu nhỏ ở phía cuống lá). Mặt dưới lá có lông sát dày, lông tơ rất ngắn; ở mặt trên, mép lá có răng cưa thưa, đỉnh nhọn [9, 14]. Hoa đực mọc thành chùm, có chiều dài 10-26 cm, có vân, lông ngắn. Lá bắc có hình cây thương hoặc dạng mác ngược, kích thước 1,6 × 0,5-0,6 cm, thon dần về phía gốc, mép lá dạng tam giác, có răng cưa, đỉnh nhọn. Đài hoa ống hình trụ, hơi giãn ở đỉnh, chiều dài khoảng 5 cm, phân đoạn hình tam giác hình trứng, 7-10 × 2-3 mm, tất cả các cạnh. Hoa cái mọc đơn độc, cọng dài 2-3cm, có vân, có lông tơ dày, ống hình trụ, 2-5 × 0,2-0,3 cm, nhẵn hoặc có lông tơ; bầu (nhụy hoa) 1-1,5 × 0,3-0,5 cm. Mùa hoa là từ tháng năm đến tháng chín [9, 14]. Quả hình trứng hoặc thuôn dài, 5-7 × 2,5-4 cm, nhẵn, gốc tròn, đỉnh nhọn. Hạt (T. ovigera) màu nâu sẫm, gần giống tứ giác với các góc tròn, kích thước hạt 6-8 x 5-9 x 3-5 mm, được bao quanh bởi hai đường vân dày theo chiều dọc, dày gần tâm, 3 buồng, 2 buồng bên trống. Mùa trái cây là tháng chín đến tháng mười hai [13, 14]. Hình 1.2. Hình ảnh vi phẫu hạt của loài Trichosanthes ovigera Blume [16] Chú thích: G. Hạt, eps. Biểu bì hạt, epl. Tế bào lớn của biểu bì, hs. Lớp dưới da của hạt, iz. Khu vực bên trong, emb. Phôi. 7
  16. Hình 1.3. Hình vẽ mô tả cây Qua lâu trứng Chú thích: A. Cây Qua lâu trứng, B. Hoa, C. Hạt, D. Quả. 1.2.2. Đặc điểm phân bố Trên thế giới, cây Qua lâu trứng mọc dọc theo thung lũng, trên sườn núi: 700-2500 m (Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam) Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Nepal, Thái Lan, Việt Nam. Ở Việt Nam, cây mọc trên đất rừng, bên khe hay mé đường vùng núi từ Lào Cai đến Di Linh và cũng mọc trên đất cát hoang ở Ninh Thuận, Bình Thuận [2, 9, 14]. 1.2.3. Thành phần hóa học Qua các tài liệu thu thập được, thành phần hóa học của loài Qua lâu trứng ở các bộ phận khác nhau chứa một số nhóm chất được nghiên cứu như: triterpenoid, steroid, flavonoid, lignan, chất béo, protein, các hợp chất có nitơ và một số hợp chất khác [2, 18, 21, 23, 38]. 8
  17. Năm 2002, từ phần trên mặt đất của cây Qua lâu trứng thu hái tại thành phố Hachioji ở Nhật Bản, Zhimao Chao và các cộng sự đã phân lập và xác định được 4 hợp chất steroid bao gồm [38]: - stigmastanol (1) - stigmast-7-en-3β-ol (2) - stigmasta-7,22-dien-3β-ol (3) - stigmastane-3β,6α-diol (4). Kết quả nghiên cứu của Du Jing và các cộng sự (2017) cho thấy các thành phần chính của quả, hạt và rễ trong cây T.ovigera được phân tích tương ứng bằng phương pháp micro-kjeldahl, chuẩn độ acid-base, phương pháp chiết xuất soxhlet, đo màu anthrone, v.v. Kết quả cho thấy chất béo và protein trong hạt có thể đạt lần lượt là 29,93 g/100 g và 31,75 g/100 g. Protein trong quả có thể đạt 40,21 g/100 g. Hàm lượng flavonoid và polyphenol của rễ có thể lên đến 156,58 mg/100 g và 113,035 mg/100 g [18]. Từ rễ tươi của T.ovigera nhà khoa học ở Nhật đã tìm ra ba glycosid triterpenoid mới có vị đắng thu được cùng với metyl palmitat, acid palmitic, α-spinasterol, stigmast-7-en-3β-ol, α-spinasterol-3-O-β-D-glucopyranosid, stigmast-7-en-3β-ol 3-O-β-D-glucopyranosid và acid vanillic [23]. Năm 2020 Jing Chen và các cộng sự đã nghiên cứu phân lập thành công một tritepenoid mới và chín hợp chất đã biết từ T.ovigera được thu hái từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc bao gồm [21]: - β-[(E)-Caffeoyloxy]-D:C-Friedooleana-7,9(11)-dienAxit 29-oic (5) - Cucurbitacin B (6) - 23,24-Dihydrocucurbitancin B (7) - 23,24-Dihydrocu-curbitacin D (8) - Cucurbitacin D (9) 9
  18. - Cucurbalsaminol A (10) - 3-epi-Isocucurbitacin D (11) - Curbitacin G (12) - Cucurbitacin J (13) - Cucurbitacin I (14) Một số công thức hóa học của các hợp chất có trong các bộ phận của cây Qua lâu trứng được trình bày ở hình 1.4. (1) (2) (3) (4) (5) (6) 10
  19. (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) Hình 1.4. Công thức cấu tạo các hợp chất phân lập từ cây Trichosanthes ovigera 11
  20. 1.2.4. Tác dụng sinh học 1.2.4.1. Tác dụng gây độc tế bào ung thư Năm 1995, Liang Rongneng và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu bằng cách tinh chế và xác định hóa học, một thành phần hoạt động chính trong T. ovigera có hoạt tính chống ung thư mạnh mẽ. Nó thuộc về một họ hợp chất được gọi chung là cucurbitacin. Kết quả cho thấy cucurbitacin từ T.ovigera đặc biệt hiệu quả chống lại các tế bào ung thư biểu mô vòm họng (NPC) trong ống nghiệm. Khi nồng độ cucurbitacin là 20 g/ml, tỷ lệ gây độc tế bào là 82,6%. Nếu nồng độ đã được nâng lên đến 80 g/ml tỷ lệ gây độc tế bào là 94,1% [26]. Năm 1990, Khoa sinh học của Đại học Tế Nam, Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu với hai loại glycoprotein từ rễ củ của cây Qua lâu trứng được phân lập bằng cách kết tủa phân đoạn với axeton. Glycoprotein acid cho thấy 58% tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư phổi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra với liều lượng 105μg/ml có hiệu quả tiêu diệt ung thư phổi lên đến 74,2% [17]. 1.2.4.2. Tác dụng chống oxy hóa Để nghiên cứu hoạt động chống oxy hóa của polysaccharid và các phân đoạn hóa học phân cực khác nhau của chiết xuất từ cây T.ovigera. Năm 2015, các nghiên cứu của Trường cao đẳng y tế quốc gia Youjiang, Baise, Quảng Tây đã đánh giá bằng xét nghiệm quét gốc tự do DPPH, và xét nghiệm gốc tự do hydroxyl (OH-), gốc muối diammonium (ABTS+) và xét nghiệm tác động chống oxy hóa khử sắt (FRAP). Kết quả nghiên cứu chứng minh polysaccharides và các phân đoạn hóa học phân cực khác nhau được chiết xuất từ T.ovigera có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn polyphenol trong lá trà [31, 32]. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2