Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và đánh giá sơ bộ thành phần hóa học của loài Leea indica (Burm.f.) Merr. thu hái ở tỉnh Đồng Nai
lượt xem 8
download
Mục tiêu của đề tài "Nghiên cứu đặc điểm thực vật và đánh giá sơ bộ thành phần hóa học của loài Leea indica (Burm.f.) Merr. thu hái ở tỉnh Đồng Nai" xác định đặc điểm hình thái thực vật, vi phẫu của loài Leea indica (Burm.f.) Merr.; khảo sát sơ bộ thành phần hóa học có trong bộ phận cành, lá của loài Leea indica (Burm.f.) Merr. thu hái ở tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và đánh giá sơ bộ thành phần hóa học của loài Leea indica (Burm.f.) Merr. thu hái ở tỉnh Đồng Nai
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC VŨ THỊ GIANG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LOÀI LEEA INDICA (BURM.F.) MERR. THU HÁI Ở TỈNH ĐỒNG NAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội - 2022
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: VŨ THỊ GIANG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LOÀI LEEA INDICA (BURM.F.) MERR. THU HÁI Ở TỈNH ĐỒNG NAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH DƯỢC HỌC) Khóa : QH.2017.Y Người hướng dẫn : PGS.TS. Đinh Đoàn Long PGS.TS. Phạm Thanh Huyền Hà Nội - 2022
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em đã may mắn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu cả về vật chất, tinh thần của thầy cô, bạn bè và các anh chị hướng dẫn. Lời đầu tiên với tất cả lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi tới: PGS.TS. Đinh Đoàn Long, phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội và PGS.TS. Phạm Thanh Huyền, Giám đốc Trung tâm Tài nguyên Dược liệu – Viện dược liệu, những thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Thầy cô không chỉ trang bị cho em kiến thức, mà còn truyền cho em niềm đam mê, lòng nhiệt huyết, sự kiên trì và luôn sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi em gặp khó khăn. Em xin chân thành cảm ơn cô TS. Phạm Thị Hồng Nhung và các thầy cô trong Bộ môn Y dược học cơ sở là người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết tận tình chỉ bảo, quan tâm giúp đỡ em. Em xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Lại Việt Hưng, ThS. Nguyễn Văn Hiếu, anh Nguyễn Hoàng cùng các anh chị trong Trung tâm Tài nguyên Dược liệu - Viện Dược liệu đã giúp đỡ, hướng dẫn cũng như tạo điều kiện về kỹ thuật để em có thể hoàn thành được nghiên cứu thực nghiệm. Em xin cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hà Ly Khoa Hóa - Phân tích tiêu chuẩn - Viện Dược liệu đã tạo điều kiện cũng như giúp em nhanh chóng hoàn thiện và thu thập số liệu đầy đủ cho khóa luận này. Em cũng xin trân trọng cảm ơn sự tài trợ kinh phí của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho đề tài “Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây thuốc đặc hữu, quý, hiếm của vùng Đông Nam Bộ tại Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai” với mã số NVQG-2017/23. Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn và sự yêu thương đến gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong thời gian học tập và thực hiện đề tài khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2022 Tác giả Vũ Thị Giang
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký tự viết tắt Tên đầy đủ DPPH 2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazyl Sắc ký khí ghép khối phổ (Gas GC-MS Chromatography Mass Spectometry) Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High – HPLC performance liquid chromatography) Nồng độ ức chế 50% (Inhibition IC50 Concentration 50%) IR Phổ hồng ngoại (Infrared) Nồng độ gây chết trung bình (Lethal LC50 Concentration 50%) MAA Acid mollic-α-L-arabinosid MAX Acid mollic-β-D-xylosid SKĐ Sắc ký đồ SOD Superoxide dismutase Máy quang phổ hấp thụ tử ngoại khả UV-VIS kiến UV-VIS
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Phân bố của các loài thuộc chi Leea 4 Bảng 1.2 Các hợp chất hóa học được phân lập từ các loài thuộc chi Leea 8 Bảng 1.3 Một số cấu trúc hóa học đã được phân lập của loài Leea indica 15 Bảng 3.1 Một số hình ảnh về thân và lá Củ rối đen 30 Bảng 3.2 Một số hình ảnh sàng lọc hợp chất bằng phản ứng hóa học đặc 36 trưng Bảng 3.3 Kết quả sàng lọc bằng các phản ứng hóa học đặc trưng 37 Bảng 3.4 Kết quả TLC định tính nhóm flavonoid, saponin và đường khử 38 Bảng 3.5 Mối liên hệ giữa nồng độ acid gallic và độ hấp thụ quang (Abs) 39 Bảng 3.6 Kết quả định lượng polyphenol toàn phần (tính theo acid gallic) 40 Bảng 3.7 Mối liên hệ giữa nồng độ catechin và độ hấp thụ quang 40 Bảng 3.8 Kết quả định lượng flavonoid toàn phần (tính theo catechin) 41
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 1.1 Cấu tạo hoa của các loài Leea indica, Leea amabilis, Leea 3 setuligera Hình 1.2 Cấu tạo hoa của các loài Leea crispa, Leea magnifolia, Leea 3 rubra, Leea papuana Hình 1.3 Phân bố địa lý của chi Leea 6 Hình 1.4 Phân bố địa lý của chi Leea theo Thực vật chí Malaysia 6 Hình 1.5 Cấu tạo hoa của loài Leea indica 12 Hình 1.6 Ảnh chụp Leea indica mô tả trong cuốn Medicinal Plants 13 Hình 3.1 Hình ảnh hoa và quả của cây Củ rối đen 31 Hình 3.2 Lát cắt ngang thân cây Củ rối đen 32 Hình 3.3 Đặc điểm vi phẫu thân cây Củ rối đen 32 Hình 3.4 Lát cắt ngang gân lá Củ rối đen 33 Hình 3.5 Đặc điểm vi phẫu mặt trên gân lá 34 Hình 3.6 Đặc điểm vi phẫu mặt dưới gân lá 34 Hình 3.7 Đặc điểm vi phẫu phiến lá Củ rối đen 35 Hình 3.8 Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ acid 39 gallic chuẩn Hình 3.9 Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ 41 catechin chuẩn
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 2 1.1. Tổng quan về chi Leea ................................................................................. 2 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................. 2 1.1.2. Đặc điểm hình thái của chi Leea ......................................................... 2 1.1.3. Các loài thuộc chi Leea và sự phân bố tại Việt Nam và trên thế giới.. 3 1.1.4. Thành phần hóa học ............................................................................ 7 1.1.5. Công dụng của các loài thuộc chi Leea trong y học cổ truyền ........... 9 1.2. Tổng quan về loài Leea indica (Burm.f.) Merr. ...................................... 11 1.2.1. Đặc điểm thực vật Leea indica (Burm.f.) Merr. ..................................... 11 1.2.2. Thành phần hóa học của Leea indica (Burm.f.) Merr............................. 13 1.2.3. Tác dụng sinh học loài Leea indica (Burm.f.) Merr. .............................. 15 1.2.4. Công dụng của Leea indica trong y học cổ truyền .................................. 19 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 21 2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................... 21 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 21 2.1.2. Hóa chất sử dụng ..................................................................................... 21 2.1.3. Trang thiết bị sử dụng ............................................................................. 21 2.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 22 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22 2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu................................................................... 22 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh ............................................ 22 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu giải phẫu ......................................................... 23 2.3.4. Sàng lọc các nhóm hoạt chất bằng phản ứng hóa học đặc trưng và phương pháp TLC ............................................................................................. 24 2.3.5. Định lượng polyphenol toàn phần bằng phương pháp UV-VIS ............ 27 2.3.6. Định lượng flavonoid toàn phần bằng phương pháp UV-VIS ................ 27
- CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 29 3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật học ........................................................... 29 3.1.1. Thu thập mẫu và thẩm định tên khoa học ............................................... 29 3.1.2. Đặc điểm hình thái thực vật .................................................................... 29 3.1.3. Đặc điểm vi phẫu .................................................................................... 31 3.2. Thành phần hóa học .................................................................................. 31 3.2.1. Sàng lọc các nhóm hoạt chất bằng phản ứng hóa học đặc trưng và phương pháp TLC ............................................................................................. 35 3.2.2. Kết quả phân tích định lượng một số nhóm chất chính .......................... 39 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 42 4.1. Về đặc điểm thực vật ................................................................................. 42 4.2. Về thành phần hóa học.............................................................................. 43 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt, với khí hậu gió mùa và điều kiện tự nhiên thuận lợi. Các dãy núi trải mình theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng Bắc - Nam tạo ra sự đa dạng về khí hậu, địa hình, cùng với đó là thảm thực vật vô cùng phong phú. Từ ngàn năm nay, người dân đã biết sử dụng cây cỏ từ thiên nhiên để làm thuốc phòng và chữa bệnh. Tuy nhiên, hầu hết việc sử dụng chủ yếu vẫn dựa theo kinh nghiệm dân gian, chưa có bằng chứng khoa học cụ thể. Rất nhiều cây thuốc chưa được nghiên cứu về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học cũng như chứng minh tác dụng sinh học của nó. Do vậy, nghiên cứu và phân loại các loài thực vật để phát triển thành thuốc, thực phẩm chức năng trở thành một xu hướng được quan tâm rộng rãi hiện nay. Củ rối đen có tên khoa học là Leea indica (Burm.f.) Merr. thuộc họ Leeaceae, là cây thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia… Ở nước ta, Củ rối đen phân bố phân bố rải rác, trải dài từ Bắc vào Nam [1,6]. Các công trình nghiên cứu về Leea indica trên thế giới đã chỉ ra một số nhóm thành phần hóa học chính gồm flavonoid, alcaloid, triterpenoid, saponin, tanin, tinh dầu, … từ đó cũng chứng minh được nhiều tác dụng sinh học của loài cây này. Theo kinh nghiệm dân gian ở Ấn Độ, rễ của Leea indica được sử dụng để điều trị các bệnh đau bụng, giúp giải nhiệt [1], lá và rễ điều trị ung thư, tiểu đường, tiêu chảy, kiết lỵ, co thắt và các bệnh về da [29]. Toàn cây cũng được sử dụng điều trị chứng đau đầu, đau nhức toàn thân [17]. Tại Việt Nam, tác giả Phạm Hoàng Hộ cũng có đưa ra một số công dụng của củ rối đen gồm rễ cây trị phong thấp; long đờm, kiết lị lâu hết [3]. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay trên thế giới về Leea indica vẫn còn rất hạn chế và chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam về loài cây này. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và đánh giá sơ bộ thành phần hóa học của loài Leea indica (Burm.f.) Merr. thu hái ở tỉnh Đồng Nai” nhằm hướng đến hai mục tiêu: 1. Xác định đặc điểm hình thái thực vật, vi phẫu của loài Leea indica (Burm.f.) Merr. 2. Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học có trong bộ phận cành, lá của loài Leea indica (Burm.f.) Merr. thu hái ở tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. 1
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về chi Leea 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu Các loài thuộc chi Leea được trồng tại châu Âu từ rất sớm vào khoảng năm 1767. Tác giả Rheede Tot Draakestein HA Van (1678) là người đầu tiên mô tả các loài thuộc chi Leea và đặt dưới tên gọi Nalugu [46]. Theo hệ thống phân loại của tác giả Engler A (1964), chi Leea được đặt trong bộ Táo (Rhamnales) và rất gần với họ Nho (Vitaceae), do giữa chúng có nhiều điểm tương đồng như: nhị đối diện với cánh hoa và hạt có nội nhũ cuốn. Tuy nhiên vẫn có nhiều điểm khác biệt bao gồm số lượng noãn trên mỗi ngăn (hai ở Vitaceae và một ở Leeaceae), số lượng lá noãn (hai ở Vitaceae và ba ở Leeaceae), và sự vắng mặt hay hiện diện của ống nhị lép (có trong Leeaceae) và đĩa hoa (có trong Vitaceae). Trước đây chi Leea được xếp vào họ Nho (Vitaceae), đến năm 1829 được tách thành một họ riêng (họ Gối hạc - Leeaceae) bởi tác giả Dumorti r BC. Như vậy, qua tham khảo các tài liệu, kể từ năm 1829 đến nay việc tách họ Gối hạc ra khỏi họ Nho là quan điểm chung của nhiều nhà thực vật học trong và ngoài nước như Gagnepain F, Van Welzen PC, Võ Văn Chi, Nguyễn Tiến Bân…[1,2]. 1.1.2. Đặc điểm hình thái của chi Leea Cây bụi nhỏ, hiếm khi là cây thảo lớn nhiều năm. Thân nhẵn hoặc có các hàng gai; không có tua cuốn. Lá kép lông chim gấp 1-4 lần lá kép ba hoặc đơn; lá kèm dạng cánh ở mép cuống lá, lá chét nhẵn hoặc có lông tơ với lông đơn, mép lá có khía đến răng cưa, răng có tuyến nhỏ ở đỉnh, mặt dưới thường có lông đa bào, hình sao hoặc dạng tuyến hình cầu chuyên biệt. Cụm hoa hình chùy, thường mọc thành chùm, mọc thẳng hoặc rủ xuống. Hoa lưỡng tính, 4 hoặc 5 hoa, đài dạng chuông, thùy đài hình tam giác có tuyến ở chóp thùy. Bầu noãn hình cầu, 4-8 ô, mỗi ô có 1 noãn. Cánh hoa xếp van, chóp thường cụp, đỉnh thường có hình bầu dục, phần gốc hợp sinh với mô của nhị lép và phần dưới đĩa mật; đĩa mật dạng ống, nằm trong nhị. Nhị 4 hoặc 5 bằng với số cánh hoa, xếp xen kẽ với thùy đĩa mật. Noãn có hình quả trám hoặc hình lông chim kéo dài. Quả thường mọng, hình cầu dẹt, màu tía, đen hoặc vàng cam. Hạt có nội nhũ nhăn với 5 rãnh; phôi dạng dải [48]. Cấu tạo hoa của một số loài trong chi Leea được trình bày trong hình 1.1 và hình 1.2 [37]. 2
- Hình 1. 1: Cấu tạo hoa của các loài Leea Hình 1. 2: Cấu tạo hoa của các loài Leea indica (1-7), Leea amabilis (8-10), Leea crispa (1-3), Leea magnifolia (4-5), Leea setuligera (11-12). rubra (6-7), Leea papuana (8-9) 1.1.3. Các loài thuộc chi Leea và sự phân bố tại Việt Nam và trên thế giới 1.1.3.1. Trên thế giới Cho đến nay, theo các nghiên cứu thì chi Leea có khoảng 34 loài, phân bố rộng khắp ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á, Châu Phi và Châu Úc. Trong đó, châu Phi và Madagasca có 02 loài, ở Trung Quốc có 10 loài (02 loài đặc hữu), Thái Lan có 11 loài. Dựa theo tài liệu Thực vật chí Malesiana, sự phân bố của 34 loài thuộc chi Leea được trình bày ở bảng 1.1. 3
- Bảng 1.1: Phân bố của các loài thuộc chi Leea [12,30,37,45]. STT Tên loài Phân bố Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Bangladesh, Myanmar, Campuchia, Malaysia, Sumatra, 1 Leea aequata L. Java (Indonesia), Philippines, Đảo Lesser Sunda, Moluccas, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Đảo Nicobar, Sumatra, Java (Indonesia), Leea angulata Korth. 2 Bornea, Philippines, Sulawesi, Moluccas, ex Miq. Thái Lan. 3 Leea alata Edgeworth Ấn Độ, Bhutan, Nepal Leea aculeata Blume Sumatra, Tây Java, Borneo, Philippines, 4 ex Spreng. Tây New Guinea Leea amabilis Veitch 5 ex Mast. Borneo Leea acuminatissima 6 Philippines Merr. Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Campuchia, Lào, Leea asiatica Việt Nam, Myanmar, Trung Quốc, Nam 7 Ridsdale Phi, Thái Lan Leea compactifolia Trung Quốc, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, 8 Lào, Myanma, Việt Nam Kurz 9 Leea curtisii King Việt Nam, Malaysia, Thái Lan 10 Leea congesta Elmer Luzon (Philippines) Leea coryphantha 11 New Guinea Lauterb. Châu Phi, Madagascar, Ấn Độ, Bhutan, Leea guineensis Nepal, Campuchia, Lào, Việt Nam, G.Don 12 Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc. 13 Leea grabra C. L. Li Trung Quốc 14 Leea gonioptera Laut. New Guinea Leea grandifolia 15 Đảo Andaman và Nicobar Kurz Ấn Độ, Ceylon, Nepal, Bangladesh, Leea indica (Burm.f.) Campuchia, Lào, Việt Nam, Myanmar, Thái 16 Merr. Lan, Nam Trung Quốc, Sumatra, Java (Indonesia), Malaysia, New Guinea, 4
- Philippines, Bắc Australia, Tây Thái Bình Dương đến Tonga Leea krukoffiana 17 New Guinea Ridsdale Leea magnifolia 18 Philippin Merr. Leea macrophylla Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Campuchia, 19 Roxb. ex Hornem. Lào, Bangladesh, Myanmar Leea macropus K. 20 Bismarck Archipelago. Schum. & Lauterb. 21 Leea longifolia Merr. Trung Quốc Leea philippinensis 22 Luzon (Philippin), Đài Loan Merr. Leea papuana Merr. 23 New Guinea & L.M.Perry 24 Leea quadrifida Merr. Luzon (Philippin) Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Campuchia, Lào, Leea rubra Blume ex Bangladesh, Myanmar, Sumatra, Java 25 Spreng. (Indonesia), Việt Nam, New Guinea, Bắc Australia, Thái Lan 26 Leea saxatilis Ridl. Malaysia. Leea simplicifolia Thái Lan, Malaysia, đảo Sumatra 27 Zoll. & Moritzi Đông và Tây Java (Indonesia) Leea setuligera 28 Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan Clarke 29 Leea smithii Koorders Celebes 30 Leea thorelii Gagnep. Campuchia, Lào, Việt Nam, Thái Lan Đảo Solomon (Bougainville, 31 Leea tetramera Burtt Choiseul, New Georgia) 32 Leea tinctoria Baker Sao Tome I 33 Leea unifoliata Merr. Philippines 34 Leea zippeliana Miq. New Guinea Như vậy, các loài thuộc chi Leea phân bố chủ yếu tại vùng nhiệt đới như các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Úc và Châu Phi. Hình 1.3 và hình 1.4 mô tả khu vực phân bố của các loài thuộc chi Leea [15]. 5
- Hình 1. 3: Phân bố địa lý của chi Leea [15] Hình 1. 4: Phân bố địa lý của chi Leea theo Thực vật chí Malaysia [12] 1.1.3.2. Tại Việt Nam Khi nghiên cứu về họ Gối hạc (Leeaceae) ở Việt Nam, tác giả Phạm Hoàng Hộ là người đầu tiên mô tả mô tả sơ bộ hình thái của loài thuộc chi Leea trong tài liệu “ Cây cỏ Việt Nam” tập II [3]. Sau đó, trong tài liệu “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” tập II, tác giả Nguyễn Tiến Bân đã liệt kê 10 loài thuộc chi Leea ở Việt Nam [1]. Qua nghiên cứu của các nhà thực vật học cho thấy, ở Việt Nam có hiện có 8 loài thuộc chi Leea bao gồm: Leea rubra Blume ex Spreng., Leea compactiflora Kurz, Leea asiatica Ridsdale, Leea thorelii Gagnep., Leea guineensis G. Don, Leea aequata L., Leea indica (Burm. f.) Merr. và Leea curtisii King. Các loài thuộc chi Leea phân bố rộng khắp, trải dài khắp cả nước. Trong đó, một số loài có phân bố hẹp như Leea thorelii Gagnep. và Leea asiatica Ridsdale chỉ có ở các tỉnh phía Nam. Loài Leea compactiflora Kurz chỉ có ở miền Bắc, một số loài khác như Leea 6
- guineensis G. Don, Leea rubra Blume ex Spreng. có phân bố khá rộng trải dài từ Bắc vào Nam [6]. 1.1.4. Thành phần hóa học Cho đến nay trên thế giới, các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Leea là tương đối ít. Các kết quả nghiên cứu đã công bố cho biết những nhóm chất chính trong một số loài thuộc chi Leea thông qua định tính bằng phản ứng ống nghiệm và sắc ký lớp mỏng. Năm 2014, Abdullah Al Faruq và các cộng sự đã nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá các tác dụng chống đái tháo đường của Leea macrophylla trên mô hình động vật cảm ứng streptozotocin. Kết quả nghiên cứu dịch chiết lá của loài Leea macrophylla Roxb. cho thấy trong thành phần có chứa các nhóm chất alcaloid, tanin, steroid, không có flavonoid và saponin [8]. Tác giả Brahman M cũng đã công bố rễ của loài Leea compactiflora Kurz chứa alcaloid, flavonoid. Năm 2013, từ dịch chiết hạt của loài Leea macrophylla Roxb., tác giả Islam MB đã tiến hành sàng lọc các nhóm chất và xác định thành phần hóa học của mẫu thử có chứa nhóm phenolic, saponin [23]. Cùng thời điểm đó, Chattiranan S và cộng sự cũng đã đưa ra kết quả sàng lọc của lá Gối hạc Leea rubra có chứa alcaloid, flavonoid, saponin, steroid, triterpenoid và tanin [38]. Thông qua việc tra cứu và phân tích các tài liệu đã công bố cho thấy, các hợp chất tinh khiết phân lập được từ các loài thuộc chi Leea chủ yếu thuộc các nhóm triterpenoid, flavonoid, các dẫn chất của acid benzoic và tinh dầu. Năm 2013, Dewanjee S và cộng sự đã sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) với detector V để phân tích thành phần hóa học trong cao methanol của lá loài Leea macrophylla. Các triperpenoid được phát hiện trong mẫu thử bao gồm các hợp chất lupeol, β-amyrin, β-amyrin palmitat, acid ursolic và acid oleanolic [16]. Một số hoạt chất thuộc nhóm Flavonoid cũng đã được tìm thấy trong hầu hết các loài thuộc chi Leea. Năm 1959, Bates-Smith EC và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học trong lá của loài Leea coccinea Planch. (tên đồng nghĩa Leea guineense G. Don). Kết quả định tính bằng sắc ký lớp mỏng cho thấy sự tồn tại 5 hợp chất flavonoid bao gồm kaempferol, quercetin, myricetin, delphinidin, cyanidin [10]. Năm 2007, từ lá của loài Leea thorelii Gagnep., dựa theo phương pháp quang phổ, Kaewkrud W và cộng sự cũng đã tiến hành phân lập và xác định 7
- được 5 hợp chất trong đó có một diglycoside megastigmane mới, 2 hợp chất flavonoid là quercitrin và myricitrin cùng với 1 benzyl và citroside A [25]. Ngoài ra, các acid phenolic là dẫn chất của acid benzoic cũng đã được tìm thấy trong một số loài của chi Leea như acid p-hydroxybenzoic, acid protocatechuic, acid gentisic, ethyl gallat, n-butyl gallat … Hợp chất acid gallic được tìm thấy trong nhiều loài thuộc chi Leea như trong lá của loài Leea guineense [31], trong lá và rễ loài Leea indica [43]. Bên cạnh đó, hàm lượng và thành phần các hợp chất có trong tinh dầu của một số loài thuộc chi Leea cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Năm 2000, Op de Beck P và cộng sự đã tiến hành chưng cất lôi cuốn hơi nước và xác định thành phần tinh dầu từ thân và lá của loài Leea guineensis G. Don bằng phương pháp GC-MS. Kết quả có 69 hợp chất tinh dầu đã được xác định [11]. Nghiên cứu chưng cất tinh dầu từ lá loài Leea hirta Roxb. đã được hai tác giả Gupta KC và Chopra IC thực hiện đã chỉ ra rằng hàm lượng tinh dầu trong lá của loài này chiếm 0,15% [19]. Một số công thức cấu tạo các thành phần thuộc chi Leea đã công bố được trình bày trong bảng 1.2. Bảng 1.2. Các hợp chất hóa học được phân lập từ các loài thuộc chi Leea [6]. Lupeol Squalen β-amyrin Triterpenoid Acid ursolic Acid oleanolic β-amyrin palmitat 8
- Flavonoid Kaempferol Quercetin Myricetin Cyanidin Quercitrin Delphinidin Các acid phenolic Ethyl gallat Acid protocatechuic Acid gentisic 1.1.5. Công dụng của các loài thuộc chi Leea trong y học cổ truyền Các loài thuộc chi Leea được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền ở nhiều quốc gia, là nguồn dược liệu quan trọng trong tự nhiên. Chúng được dùng chủ yếu trong việc điều trị các bệnh đau nhức, thấp khớp, các bệnh về tiêu hóa, chống ung thư, làm lành vết thương…Các kết quả nghiên cứu dược lý chỉ ra rằng, các loài trong chi Leea có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, giảm đau, ức chế sự phát triển của các dòng tế bào ung thư. Ngoài ra, một số loài trong chi này còn được sử 9
- dụng như thực phẩm (rau ăn) hàng ngày [48]. Tham khảo các nguồn tài liệu đã nghiên cứu về chi Leea, chúng tôi đưa những công dụng đặc trưng của một số loài cây dưới đây. - Leea guineensis G. Don Leea guineensis G. Don là một cây thuốc được sử dụng từ lâu ở các nước khu vực vùng Tây Phi. Ở Ghana, người dân dùng lá điều trị bệnh đau răng, thấp khớp, chóng mặt, động kinh. Ở Bờ Biển Ngà và Buốckinaphaxsô, dịch chiết nước lá của loài Leea guineensis G. Don được sử dụng để chữa bệnh đau lưng. Lá đun sôi uống vào buổi sáng lúc bụng đói sẽ chữa bệnh khó chịu dạ dày của phụ nữ mang thai, trong khi bột lá điều trị bệnh thấp khớp. Ở Gabon, người ta sử dụng kết hợp chồi non của loài này với hạt của loài Xylopia aethiopica ăn trong trường hợp tim đập nhanh. Ngoài ra lá và rễ còn được sử dụng để điều trị đái tháo đường, giúp tráng dương [29]. Ở Ấn Độ, toàn cây được dùng với công dụng làm thuốc giảm đau và dùng cho gia súc khi bị ỉa chảy [1]. Ngoài ra, ở Guinea, lá Leea guineensis cũng được sử dụng để điều trị ung thư và viêm khớp, nước ép lá tươi được sử dụng làm thuốc xổ cũng như điều trị lá lách to ở trẻ em Nigeria. - Leea thorelii Gagnep. Trong y học cổ truyền Thái Lan, người dân thường sử dụng nước sắc rễ điều trị bệnh ảo giác, rượu ngâm làm thuốc chữa đau dạ dày. Ở Đông Bắc Campuchia, rễ cây làm thuốc sắc uống, dùng điều trị bệnh trĩ, đau dạ dày, đau lưng, ho, đi ngoài ra máu và bệnh gan. Tại Thái Lan, rễ cây còn được dùng làm thuốc sắc có công dụng là thuốc bổ. - Leea asiatica Ridsdale (Leea crispa L.) Ở Ấn Độ, lá dùng để giã đắp lên các vết thương, rễ dùng trị giun chỉ. Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ được sử dụng điều trị viêm gan [40]. Ở Thái Lan, người ta sử dụng rễ của loài Leea asiatica để điều trị bệnh tiêu chảy và vàng mắt [48]. Theo Sen và cộng sự nghiên cứu năm 2012, rễ và lá của L. asiatica cũng được sử dụng như một phương thuốc để điều trị nhiễm giun, rối loạn gan và bệnh tiểu đường [40]. - Leea macrophylla Roxb. Loài Leea macrophylla là một cây thuốc cổ truyền ở Ấn Độ. Theo kinh nghiệm dân gian, lá Leea macrophylla được sử dụng để chữa các bệnh về đường tiết niệu, bên cạnh đó còn dùng làm rau ăn giàu vitamin. Ở Bangladesh, người ta sử dụng rễ của loài cây này làm liền vết thương, giải độc, tẩy giun, chữa trị lở loét, liền 10
- sẹo, giảm đau, giúp cho quá trình đông máu. Các bộ tộc ít người ở quốc gia này còn sử dụng lá của loài Leea macrophylla để điều trị viêm đau khớp và rối loạn tiết niệu [15]. Năm 2009, K. Choudhary và cộng sự cũng đã nghiên cứu về tác dụng chống ung thư của loài cây Leea macrophylla [13]. Ở Thái Lan, hoa Leea macrophylla còn được dùng làm rau ăn [48]. - Leea aequata L. Ở Nepal và Ấn Độ, rễ và thân của loài Leea aequata L. để làm lành vết thương. Ngoài ra nó còn được sử dụng trong việc điều trị các bệnh về viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa, sốt, buồn nôn, bệnh phong, loét ngứa và bệnh lao [26]. 1.2. Tổng quan về loài Leea indica (Burm.f.) Merr. 1.2.1. Đặc điểm thực vật Leea indica (Burm.f.) Merr. Leea indica xuất hiện phổ biến rộng rãi trong các khu rừng của Ấn Độ nhiệt đới và cận nhiệt đới [43]. Tại Việt Nam, nó có tên thường gọi là củ rối đen, củ rối ấn, gối hạc đen, củ gối ấn, củ rối lá dài, cây gậy bụt, kim lê… Leea indica là một loài cây bụi nhỏ lâu năm, cây thân gỗ hoặc cây gỗ nhỏ, cao từ 2-16m, thường có rễ cọc với thân gỗ mềm và thân không có lông, không có tua cuốn, nhẵn bóng và thân có rãnh. Lá kép khá lớn, dài khoảng 0,5-1 m, hình lông chim với 1, 2 hoặc 3 lá chét. Lá hai lần kép, mọc cách, lá phụ tròn dài thon, không lông, mặt dưới đen lúc khô, lá bẹ cao 3 cm. Lá kèm dài 1,5-6 cm, làm vỏ bọc cho chồi ngọn và dính ở bên dưới cuống. Cuống lá kép và phiến lá có những rãnh ở mặt trên. Lá chét hình trứng hay hình thuôn dài hoặc rộng hình elip, hình trâm bầu, kích thước trong khoảng 10- 24cm x 3-12cm, sáng bóng có lông với các mép răng cưa. Cuống lá dài khoảng 25 mm, có lông mịn; những nốt sần hình trứng, thường có lông tơ mọc thưa, hiếm khi có lông dày hoặc lông mềm, sẹo rộng hình tam giác, màu trắng đục [34]. 11
- Hình 1. 5: Cấu tạo hoa của loài Leea indica [41] Cụm hoa dài 10 - 40 cm thường rộng và lỏng lẻo, tụ lại và có lông tơ. Ngù hoa rộng, hoa vàng vàng, tràng có thuỳ [3]. Hoa lưỡng tính, có 5 cánh, màu trắng lục, hình tam giác, dựng đứng hoặc rủ xuống, nở nhiều trong khoảng ba tháng từ tháng 6 đến tháng 8. Đài hoa hình chuông có thùy tam giác, dài khoảng 1-2 mm, đối xứng xuyên tâm. Bộ phận bên dưới cánh hoa gắn vào ống tiểu nhụy, những bao phấn treo bên trong ống tiểu nhụy. Bầu noãn chứa 4-10 buồng, mỗi buồng chứa 1 noãn. Quả có đường kính 5-10 mm, là những quả mọng, tròn bẹp, khi chín chuyển sang màu tím đen và thường chứa 4-6 hạt hình trứng tam giác. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này
121 p | 902 | 169
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tính toán lưới và áp dụng giải bài toán trong an toàn thông tin
66 p | 368 | 123
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chính sách phân phối của công ty Unilever Việt Nam - Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
102 p | 424 | 115
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thử nghiệm chế biến rượu vang chuối
89 p | 457 | 82
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và mô phỏng mạng truy nhập quang FTTX
89 p | 297 | 76
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thị trường logistics miền Bắc Việt Nam
119 p | 387 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu công tác quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng Hà Nội
125 p | 262 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái khu vực Hồ Núi Cốc , Thái Nguyên
114 p | 443 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong hạt Tiêu đen (Piper nigrum L.) ở huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai
53 p | 395 | 56
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu việc sử dụng nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Tỷ giá đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
121 p | 258 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hoạt động marketing-mix của Công ty Cổ phần Công nghệ ASD Việt Nam
68 p | 475 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu xử lý Amoni bằng phương pháp sinh học sử dụng các vi khuẩn tự dưỡng
59 p | 268 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phát sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
107 p | 190 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu mô hình xúc tiến và hỗ trợ thương mại điện tử cho doanh nghiệp - Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
98 p | 160 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và ứng dụng kiểm thử tự động sử dụng Puppeteer - CodeceptJS cho Công ty TNHH Seta - International Việt Nam
41 p | 101 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
141 p | 46 | 12
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng tích hợp tại thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Bắc Giang
13 p | 138 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
68 p | 11 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn