intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Đánh giá biến động sử dụng đất của huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010-2015

Chia sẻ: Nguyen Van Dan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

193
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Đánh giá biến động sử dụng đất của huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010-2015" trình bày về tình hình biến động sử dụng đất huyện Vũng Liêm từ năm 2010-2015, xu hướng biến động sử dụng đất đai trong giai đoạn 2010-2015 theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Đánh giá biến động sử dụng đất của huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010-2015

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI ------ XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN Xác nhận của Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai về đề tài: “Đánh giá biến động sử dụng đất của huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 – 2015” Do sinh viên: Nguyễn Văn Đàn MSSV: CT1125M002 thực hiện. Thuộc đơn vị lớp: Quản Lý Đất Đai 11, Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai, Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên, Trường Đại Học Cần Thơ. Từ ngày: 01/6/2015 đến 30/9/2015. Xác nhận của Bộ Môn: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................. Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2015 Trưởng bộ môn i
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI ------ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Chứng nhận chấp thuận báo cáo tốt nghiệp ngành Quản Lý Đất Đai với đề tài: “Đánh giá biến động sử dụng đất của huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 – 2015” Do sinh viên: Nguyễn Văn Đàn MSSV: CT1125M002 thực hiện. Thuộc đơn vị lớp: Quản Lý Đất Đai 11, Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai, Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên, Trường Đại Học Cần Thơ. Từ ngày: 01/6/2015 đến 30/9/2015. Ý kiến của cán bộ hướng dẫn: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày……tháng…… năm 2015 Cán bộ hướng dẫn ThS. Trần Thị Ngọc Trinh ii
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI ------ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO Hội đồng chấm báo cáo thực tập tốt nghiệp đã chấm báo cáo về đề tài: “Đánh giá biến động sử dụng đất của huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 – 2015” Do sinh viên: Nguyễn Văn Đàn MSSV: CT1125M002 thực hiện. Thuộc đơn vị lớp: Quản Lý Đất Đai 11, Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai, Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên, Trường Đại Học Cần Thơ. Ngày….tháng…..năm 2015. Báo cáo luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức:…………. Ý kiến hội đồng: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày……tháng ……năm 2015 Chủ tịch hội đồng iii
  4. TIỂU SỬ CÁ NHÂN  Họ và tên: Nguyễn Văn Đàn  MSSV: CT1125M002  Ngày sinh: 1991  Họ và tên cha: Nguyễn Văn Sâm  Họ và tên mẹ: Đinh Thị Minh  Địa chỉ thường trú: 301 Ấp Trường phú I, xã Trường Long, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ  Tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2011 tại trường trung học phổ thông Phan Văn Trị, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ.  Đỗ vào trường Đại học Cần Thơ năm 2011. Tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Quản Lý Đất Đai năm 2015. iv
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những tài liệu và kết quả được thể hiện trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Đàn v
  6. LỜI CÁM ƠN ------ Sau bốn năm học tại trường Đại Học Cần Thơ đã giúp em thấy được và biết được công việc thực tế mà mình đang theo học. Từ đó giúp em có lòng say mê, lòng yêu nghề và thôi thúc bản thân không ngừng phấn đấu học hỏi để có đủ kiến thức hoàn thành tốt công việc sau này. Em, Nguyễn Văn Đàn xin vô cùng biết ơn công lao của cha mẹ đã nuôi nấng, dưỡng dục em nên người, suốt cuộc đời tận tụy vì con, chỉ mong cho con sớm trưởng thành, nên người và là người có ích cho xã hội. Em Nguyễn Văn Đàn xin chân thành gởi lời cám ơn sâu sắc đến: Ban giám hiệu, các phòng khoa cùng toàn thể quí thầy cô và cán bộ công nhân viên của trường Đại Học Cần Thơ đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và sinh hoạt tại trường trong suốt thời gian qua. Em chân thành cám ơn các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy, dìu dắt, tận tình truyền đạt những kiến thức về chuyên môn và rèn luyện cho em về đạo đức để em có thể đảm nhiệm tốt công việc sau này, đặt biệt là cô Trần Thị Ngọc Trinh, giảng viên đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn em hoàn thành bài báo cáo này. Em kính chúc quý thầy cô của Trường cùng toàn thể các cô chú, anh chị tại Văn Phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất huyện Vũng Liêm dồi dào sức khỏe, gặt hái nhiều thành công trong công việc và luôn hạnh phúc. Tập thể lớp Quản lý đất đai 11 và những người bạn đã đồng hành cùng chia sẻ những khó khăn với em trên giảng đường đại học. Tuy vậy, do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên thực tập như em nên trong bài báo cáo tốt nghiệp này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng toàn thể các bạn để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Lời cuối em xin chúc toàn thể quý thầy, cô được dồi dào sức khỏe, thành công trong công tác giảng dạy và tiếp tục truyền đạt kiến thức cho thế hệ tiếp sau chúng em. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2015 vi
  7. TÓM LƯỢC Vũng Liêm là một huyện vùng nông thôn, đất đai chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua nền kinh tế huyện không ngừng tăng trưởng và phát triển, tốc độ đô thị hóa cao, nhu cầu sử dụng đất tăng lên đáng kể dẫn đến tình hình biến động đất đai diễn ra rất nhiều. Tuy nhiên sự biến động không chỉ tuân theo pháp luật mà có những biến động do con người và thiên tai gây ra, gây khó khăn cho công tác quản lí đất đai. Đề tài thu thập số liệu thứ cấp, sau đó tổng hợp, phân tích và so sánh các số liệu để đánh giá biến động đất đai của huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 – 2015. Kết quả đạt được như sau: Qua kết quả kiểm kê đất đai của huyện năm 2015 tổng diện tích đất tự nhiên năm 2015 tăng 1.517,1 ha so với năm 2010. So sánh với kết quả kiểm kê năm 2010 cho thấy biến động về mục đích sử dụng giữa các nhóm đất là không lớn chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp giảm chuyển sang đất phi nông nghiệp, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Diện tích đất của huyện đã được đưa vào khai thác, sử dụng 100%. Xu hướng biến động đất đai theo định hướng quy hoạch đã đề ra, trong đó: Đất nông nghiệp tăng: 1.386,0 ha so với năm 2010. Đất phi nông nghiệp tăng: 145,0 ha so với năm 2010.. Đất chưa sử dụng của huyện không còn, đã đưa vào khai thác sử dụng, so với năm 2010 giảm 14,0 ha. Qua hiện trạng sử dụng đất của huyện Vũng Liêm so với kế hoạch sử dụng đất năm 2015 trên địa bàn huyện Vũng Liêm, cho thấy tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện đạt được nhiều khả quan, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm so với hướng đề ra. Cụ thể như kết quả so sánh sử dụng đất năm 2015 so với kế hoạch quy hoạch năm 2015 cho thấy: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra thì các loại đất đều chưa đạt được chỉ tiêu trong quy hoạch đến năm 2015, cao hơn so với quy hoạch là 1,630.6 ha. Đất phi nông nghiệp đạt chỉ 98,36%, thấp hơn so với chỉ tiêu quy hoạch là 105,1 ha. Đất chưa sử dụng đến năm 2015 đã đưa vào sử dụng 100% diện tích, kế hoạch đề ra là 8,4 ha, cho thấy đạt vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. vii
  8. MỤC LỤC XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN .......................................................................................... i NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ................................................................. ii NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO .................................................................. iii TIỂU SỬ CÁ NHÂN ..................................................................................................... iv LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................v LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................ vi TÓM LƯỢC ............................................................................................................... vii MỤC LỤC ................................................................................................................... viii DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................................x DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................... xi DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. xii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .........................................................................2 1.1. Khái niệm về đất đai.............................................................................................2 1.2. Vai trò và đặc điểm của đất đai ............................................................................2 1.2.1. Vai trò của đất đai ........................................................................................2 1.2.2. Đặc điểm của đất đai ....................................................................................3 1.3. Phân loại mục đích sử dụng đất ...........................................................................4 1.3.1. Nhóm đất nông nghiệp ..................................................................................4 1.3.2. Nhóm đất phi nông nghiệp ...........................................................................4 1.3.3. Nhóm đất chưa sử dụng ...............................................................................5 1.4. Biến động đất đai..................................................................................................5 1.4.1. Khái niệm biến động đất đai .........................................................................5 1.4.2. Các dạng biến động ......................................................................................5 1.4.3.Nguyên nhân biến động .................................................................................5 1.5. Lịch sử công tác điều tra, thống kê, kiểm kê đất đai ............................................6 1.6. Thống kê, kiểm kê đất đai ....................................................................................6 1.6.1. Định nghĩa ....................................................................................................6 1.6.2. Mục đích thống kê, kiểm kê đất đai ..............................................................6 viii
  9. 1.6.3. Nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai ...........................................7 1.7. Tình hình sử dụng đất tỉnh Vĩnh Long .................................................................7 1.8. Các nghiên cứu về tình hình sử dụng đất .............................................................8 1.9. Đặc điểm vùng nghiên cứu.................................................................................10 1.9.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................10 1.9.2. Địa hình ......................................................................................................11 1.9.3. Điều kiện khí hậu ........................................................................................11 1.9.4. Thuỷ văn ......................................................................................................11 1.9.5. Các nguồn tài nguyên .................................................................................12 1.9.6. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .........................................................13 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..........................15 2.1. Phương tiện thực hiện ........................................................................................15 2.2. Phương pháp thực hiện......................................................................................15 2.3. Nội dung thực hiện ............................................................................................15 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN .......................................................................17 3.1. Tình hình biến động sử dụng đất huyện Vũng Liêm từ năm 2010 - 2015 .........17 3.2. Xu hướng biến động sử dụng đất đai trong giai đoạn 2010 – 2015 theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội .................................................................................26 3.2.1. Đất nông nghiệp ..........................................................................................26 3.2.2. Đất phi nông nghiệp....................................................................................28 3.2.3. Đất chưa sử dụng ........................................................................................31 3.3. So sánh hiện trạng sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất trong trong kỳ qui hoạch năm 2015 ........................................................................................................31 3.4. Đề xuất hướng sử dụng đất đến năm 2020 .........................................................36 3.4.1. Quan điểm sử dụng đất đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ...........36 3.4.2. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 ......................................................38 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................40 4.1. Kết luận ..............................................................................................................40 4.2. Kiến nghị ............................................................................................................41 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................42 ix
  10. DANH SÁCH HÌNH Hình Nội Dung Trang Hình 1.1 Vị trí địa lý huyện Vũng Liêm 10 Biến động diện tích các loại đất nông nghiệp giai đoạn Hình 3.1 18 2010 – 2015 Hình 3.2 Biến động diện tích các loại đất sản xuất nông nghiệp 21 Hình 3.3 Biến động diện tích cây hàng năm khác 21 Hình 3.4 Biến động các diện tích đất phi nông nhiệp 22 Hình 3.5 Biến động diện tích các loại đất chuyên dùng 23 Biểu đồ so sánh diện tích các loại đất năm 2005 so với năm 2010 Hình 3.6 24 và 2015 Hình 3.7 Biểu đồ cơ cấu diện tích đất nông nghiệp năm 2015 28 Hình 3.8 Biểu đồ cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp 30 Biểu đồ cột so sánh diện tích tống kê kiểm kê đất đai 2015 và diện Hình 3.9 35 tích theo QH - KHSDĐ x
  11. DANH SÁCH BẢNG Bảng Nội dung Trang Bảng 1.1 Tình hình sử dụng đất tỉnh Vĩnh Long 8 Bảng 3.1 Diện tích tự nhiên các đơn vị hành chính huyện Vũng 17 Liêm năm 2010 - 2015 Bảng 3.2 Biến động các nhóm đất so sánh giữa kết quả sử dụng đất 18 năm 2010 – 2015 Bảng 3.3 Biến động diện tích các loại đất năm 2005 so với năm 19 2010 và 2015 Bảng 3.4 Diện tích các loại đất nông nghiệp năm 2010 – 2015 27 Bảng 3.5 Diện tích các loại đất phi nông nghiệp năm 2010 – 2015 29 Bảng 3.6 So sánh hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và kế hoạch sử 31 dụng đất trong trong kỳ quy hoạch năm 2015 xi
  12. DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT CÁC CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất QH Quy hoạch QH – KHSDĐ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất CN Công nghiệp TM – DV Thương mại – Dịch vụ SXNN Sản xuất nông nghiệp KT – XH Kinh tế - Xã hội NQ Nghị quyết CMĐSDĐ Chuyển mục đích sử dụng đất ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long SDĐ Sử dụng đất xii
  13. MỞ ĐẦU Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn và vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Đất đai không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư. Đất đai có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định tại điều 53 nêu rõ “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và tài sản do nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Tại khoản 1, Điều 54 nêu rõ “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”. Đất đai cố định về vị trí, có giới hạn về không gian (diện tích) và vô hạn về thời gian sử dụng. Bên cạnh đó đất đai có khả năng sinh lợi vì trong quá trình sử dụng, nếu biết sử dụng và sử dụng một cách hợp lý thì giá trị của đất không những không mất đi mà có xu hướng tăng lên (Hồ Thị Lam Trà, 2006). Vũng Liêm là một vùng nông thôn, đất đai chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua nền kinh tế huyện không ngừng tăng trưởng và phát triển, tốc độ đô thị hóa cao, nhu cầu sử dụng đất tăng lên đáng kể nên cũng gây sức ép nhất định đến quỹ đất của huyện. Vì vậy để thấy rõ hiện trạng sử dụng đất của huyện, mức tác động đến đất đai như thế nào nên đề tài “ Đánh giá biến động sử dụng đất của huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 – 2015”, được thực hiện nhằm mục tiêu. - Đánh giá thực trạng biến động sử dụng đất đai của huyện trong 05 năm 2010-2015 - Nghiên cứu chiều hướng biến động. - Đề xuất một số giải pháp và định hướng cho việc sử dụng và quản lý đất đai. 1
  14. CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm về đất đai Đất đai là một diện tích khoanh vẽ của bề mặt của trái đất, chứa đựng tất cả các đặt trưng của sinh khí quyển ngay bên trên và bên dưới của lớp mặt này, bao gồm khí hậu gần mặt đất và dạng địa hình, nước mặt (bao gồm những hồ cạn, sông, đầm trũng và đầm lầy). Lớp trầm tích gần mặt và kết hợp với dự trữ nước ngầm, tập đoàn thực vật và động vật, mẫu hình định cư của con người và những kết quả về tự nhiên của những hoạt động con người trong thời gian qua và hiện tại (làm ruộng bậc thang, cấu trúc hệ thống trữ nước và thoát nước, đường xá, nhà cửa…) (Lê Quang Trí, 2001). Theo luật đất đai năm 2013 quy định tại điều 53 nêu rõ “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và tài sản do nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Tại khoản 1, Điều 54 nêu rõ “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”. 1.2. Vai trò và đặc điểm của đất đai 1.2.1. Vai trò của đất đai Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia. Theo Nguyễn Phú Cường (2002), đất đai có hai vai trò chính sau: - Về mặt kinh tế: có thể khẳng định rằng đất đai là một tư liệu không gì khẳng định được và sản xuất không giới hạn. Đất đai khác mọi tư liệu sản xuất khác ở chổ đất đai được tồn tại vĩnh viễn theo thời gian mà không bị mất đi. Trong khi các tư liệu sản xuất khác bị hao mòn theo thời gian và đƣợc loại bỏ khi có một loại tư liệu sản xuất khác tiến bộ hơn. Còn đất đai được luân chuyển từ đời này sang đời khác. Đất đai là địa bàn sinh sống của dân cư, là kho tàng bến cảng, là chổ đứng cho nhân dân, cho nhà máy. Nói chung, đất đai là cơ sở vật chất để thực hiện mọi quá trình sản xuất, tất cả ngành kinh tế đều cần đến đất đai, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp thì đất đai là tư liệu không thể thiếu được. - Về mặt chính trị: Đất đai là nơi trú ngụ của cả cộng đồng dân tộc. Vì thế để giữ gìn đất đai, bảo vệ lãnh thổ, dân tộc ta đã trải qua lịch sử hàng nghìn năm chiến đấu kiên 2
  15. cường để bảo vệ lãnh thổ độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia gắn liền với đất đai, lãnh thổ là dấu hiệu để xác định sự tồn tại của quốc gia. Trong đời sống chính trị của một đất nước, đất giữ vai trò cực kì quan trọng, là nguyên nhân cơ bản để diễn ra hầu hết các cuộc chiến tranh trong lịch sử giữa các giai cấp trong cùng một xã hội, mà chủ yếu là những ngƣời có đất và người không có đất. Như vậy qua một số phân tích trên, vai trò của đất đai về phương diện chính trị cũng được khẳng định rõ thêm. 1.2.2. Đặc điểm của đất đai Đất đai có tính cố định vị trí, không thể di chuyển được, tính cố định vị trí quyết định tính giới hạn về quy mô theo không gian và chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường nơi có đất. Mặt khác, đất đai không giống các hàng hóa khác có thể sản sinh qua quá trình sản xuất do đó, đất đai là có hạn. Tuy nhiên, giá trị của đất đai ở các vị trí khác nhau lại không giống nhau. Đất đai ở đô thị có giá trị lớn hơn ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa; đất đai ở những nơi tạo ra nguồn lợi lớn hơn, các điều kiện cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn sẽ có giá trị lớn hơn những đất đai có điều kiện kém hơn. Chính vì vậy, khi vị trí đất đai, điều kiện đất đai từ chỗ kém thuận lợi nếu các điều kiện xung quanh nó trở nên tốt hơn thì đất đó có giá trị hơn. Vị trí đất đai hoặc điều kiện đất đai không chỉ tác động đến việc sản xuất, kinh doanh tạo nên lợi thế thương mại cho một công ty, một doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa đối với một quốc gia. Chẳng hạn, Việt Nam là cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á, chúng ta có biển, có các cảng nước sâu thuận lợi cho giao thông đường biển, cho buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới, điều mà nước bạn Lào không thể có được. Đất đai là một tài sản không hao mòn theo thời gian và giá trị đất đai luôn có xu hướng tăng lên theo thời gian. Đất đai có tính đa dạng phong phú tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất đai và phù hợp với từng vùng địa lý, đối với đất đai sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì tính đa dạng phong phú của đất đai do khả năng thích nghi cuả các loại cây, con quyết định và đất tốt hay xấu xét trong từng loại đất để làm gì, đất tốt cho mục đích này nhưng lại không tốt cho mục đích khác. Đất đai là một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người. Con người tác động vào đất đai nhằm thu được sản phẩm để phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống. Tác động này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp và làm thay đổi tính chất của đất đai có thể chuyển đất hoang thành đất sử dụng được hoặc là chuyển mục đích sử dụng đất. Tất cả những tác động đó của con người biến đất đai từ một sản phẩm của tự nhiên thành sản phẩm của lao động. Trong điều kiện sản xuất tư bản chủ nghĩa, những đầu tư vào ruộng đất có liên quan đến các quan hệ kinh tế – xã hội. Trong xã hội có giai cấp, các quan hệ kinh tế – xã hội phát triển ngày càng làm các mâu thuẫn trong xã hội phát sinh, đó là mối quan hệ giữa chủ đất và nhà tư bản đi thuê đất, giữa nhà tư bản với công nhân... 3
  16. Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ đất đai phong phú hơn rất nhiều, quyền sử dụng đất được trao đổi, mua bán, chuyển nhượng và hình thành một thị trường đất đai. Lúc này, đất đai được coi như là một hàng hoá và là một hàng hoá đặc biệt. Thị trường đất đai có liên quan đến nhiều thị trường khác và những biến động của thị trường này có ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống dân cư. 1.3. Phân loại mục đích sử dụng đất Theo điều 13 luật đất đai 2013, Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau: 1.3.1. Nhóm đất nông nghiệp - Đất trồng cây hàng năm (CHN) gồm đất trồng lúa (LUA) và đất trồng cây hàng năm khác (HNK); - Đất trồng cây lâu năm (CLN); - Đất rừng sản xuất (RSX); - Đất rừng phòng hộ (RPH); - Đất rừng đặc dụng (RDD); - Đất nuôi trồng thủy sản (NTS); - Đất làm muối (LMU); - Đất nông nghiệp khác (NKH) gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh. 1.3.2. Nhóm đất phi nông nghiệp (PNN) - Đất ở (OTC) gồm đất ở tại nông thôn (ONT), đất ở tại đô thị (ODT); - Đất xây dựng trụ sở cơ quan (CTS); - Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng (CQP), an ninh (CAN); - Đất xây dựng công trình sự nghiệp (CTS) gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác; - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (CSK) gồm đất khu công nghiệp (CKK), cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; 4
  17. - Đất sử dụng vào mục đích công cộng (CCC) gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác; - Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng (TTN); - Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng (NTD); - Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng (SMN); - Đất phi nông nghiệp khác (PNK) gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở; 1.3.3. Nhóm đất chưa sử dụng (CSD) Gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. 1.4. Biến động đất đai 1.4.1. Khái niệm biến động đất đai Biến động đất đai là sự thay đổi thông tin, không gian và thuộc tính của thửa đất sau khi xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lập hồ sơ địa chính ban đầu. 1.4.2. Các dạng biến động - Được nhà nước giao đất, cho thuê đất. - Nhà nước thu hồi đất, mất đất do thiên tai. - Thay đổi mục đích sử dụng đất, thời hạn và hình thể sử dụng đất. - Trường hợp đất bãi bồi, đất cồn… - Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp hoặc chia tách quyền sử dụng đất. - Góp vốn bằng quyền sử dụng đất. - Người sử dụng đất đổi tên. 1.4.3.Nguyên nhân biến động - Do nhà nước: nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 5
  18. - Do người sử dụng đất: do chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế, thế chấp theo quy định của pháp luật và các quyền của người sử dụng đất. - Do tự nhiên: do thiên tai (bão, lũ lụt,xụp lở…) hay do đất bồi… 1.5. Lịch sử công tác điều tra, thống kê, kiểm kê đất đai Công tác điều tra, thống kê kiểm kê đất đai được Ngành thực hiện thường xuyên: Điều tra, phân phối đất đai (1964 - 1965); điều tra thống kê đất nông nghiệp (1966 - 1967); điều tra thống kê đất nông nghiệp, đất có khả năng nông nghiệp và đất chuyên dùng khác (năm 1969); tổ chức điều tra đất hoang hóa tại 2.380 xã thuộc các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ (năm 1977); điều tra thống kê tình hình đất đai trong toàn quốc (năm 1977 - 1978). Từ năm 1990 đến nay, công tác thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê đất đai (5 năm một lần) được thực hiện có hiệu quả. Đồng thời những năm qua, Ngành đã tổ chức nhiều cuộc điều tra chuyên đề nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu chuyên sâu phục vụ quản lý nhà nước về đất đai, (Phùng Văn Nghệ - Quyền Tổng cục trưởng - Tổng cục Quản lý Đất đai) 1.6. Thống kê, kiểm kê đất đai 1.6.1. Định nghĩa * Thống kê đất đai Thống kê đất đai là việc nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê, (Khoản 21 – Điều 4/Luật đất đai 2013). * Kiểm kê đất đai Kiểm kê đất đai là việc nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê, (Khoản 22 – Điều 4/Luật đất đai 2013). 1.6.2. Mục đích thống kê, kiểm kê đất đai Mục đích thống kê, kiểm kê đất đai theo điều 3 chương 1 thông tư 28/2014/TT- BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bao gồm. - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và làm cơ sở để quản lý, sử dụng đất đạt hiệu quả. - Cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Làm cơ sở đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai. - Cung cấp số liệu để xây dựng niên giám thống kê các cấp và phục vụ nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo và các nhu cầu khác của Nhà nước và xã hội. 6
  19. 1.6.3. Nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai Nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai theo điều 4 chương 1 thông tư 28/2014/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất về nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bao gồm: - Loại đất, đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất được thống kê, kiểm kê theo hiện trạng sử dụng tại thời điểm thống kê, kiểm kê.  Trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thời điểm thống kê, kiểm kê chưa thực hiện theo các quyết định này thì thống kê, kiểm kê theo hiện trạng đang sử dụng; đồng thời phải thống kê, kiểm kê riêng theo quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện để theo dõi, quản lý.  Trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã thay đổi khác với mục đích sử dụng đất trên hồ sơ địa chính thì kiểm kê theo hiện trạng đang sử dụng, đồng thời kiểm kê thêm các trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng đất đó. - Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì ngoài việc thống kê, kiểm kê theo mục đích sử dụng chính, còn phải thống kê, kiểm kê thêm các trường hợp sử dụng đất kết hợp vào các mục đích khác. Mục đích sử dụng đất chính được xác định theo quy định tại Điều 11 của Luật Đất đai và Điều 3 của Nghị định số 43/2014/NĐ- CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. - Số liệu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tổng hợp thống nhất từ bản đồ đã sử dụng để điều tra, khoanh vẽ đối với từng loại đất của từng loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất (sau đây gọi là bản đồ kết quả điều tra kiểm kê) theo quy định tại Thông tư này.  Số liệu thống kê đất đai được thực hiện trên cơ sở tổng hợp các trường hợp biến động về sử dụng đất trong năm thống kê từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ, tài liệu khác về đất đai liên quan, có liên hệ với thực tế sử dụng đất, để chỉnh lý số liệu thống kê, kiểm kê của năm trước. - Diện tích các khoanh đất tính trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất đai cấp xã theo đơn vị mét vuông (m2); số liệu diện tích trên các biểu thống kê, kiểm kê đất đai thể hiện theo đơn vị hécta (ha); được làm tròn số đến hai chữ số thập phân sau dấu phẩy (0,01ha) đối với cấp xã; làm tròn số đến một chữ số thập phân sau dấu phẩy (0,1ha) đối với cấp huyện và làm tròn số đến 01ha đối với cấp tỉnh và cả nước. 1.7. Tình hình sử dụng đất tỉnh Vĩnh Long Đất đai của tỉnh Vĩnh Long được hình thành do kết quả trầm tích biển lùi Holocene (cách nay khoảng 5.000-11.200 năm) dưới tác động của sông Mekong. Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhưỡng của Chương trình Đất tỉnh Vĩnh Long năm 1990-1994, Vĩnh Long có 4 nhóm đất chính: đất phèn 90.779,06 ha (chiếm 68,94% diện tích), đất 7
  20. phù sa 40.577,06 ha (chiếm 30,81% diện tích), đất cát giồng 212,73 ha (chiếm 0,16% diện tích), đất xáng thổi 116,14 ha (chiếm 0,09% diện tích). Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 1/1/2010, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Vĩnh Long có 147.912,7 ha được chia ra 5 loại đất sử dụng như sau (tỉnh không có đất lâm nghiệp). Bảng 1.1. Tình hình sử dụng đất tỉnh Vĩnh long Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp 116.180,6 78,6% Đất chuyên dùng 9.163,9 6,2% Đất ở nông thôn 5.502,3 3,7% Đất ở đô thị 656,8 0,44% Đất chưa sử dụng 105,3 0,07% Theo Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2006 của Chỉnh phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 tỉnh Vĩnh Long thì đất sản xuất nông nghiệp có 106.738 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm có 51.722 ha, đất trồng cây lâu năm là 55.016 ha (cây ăn trái, cây công nghiệp và các loại cây lâu năm khác). Thực tế sử dụng đất đến 1/1/2010 cho thấy đất sản xuất nông nghiệp, cũng như đất trồng cây hàng năm đều đạt mức lớn hơn mục tiêu quy hoạch, chủ yếu theo hướng tăng diện tích màu và cây ăn trái. Tổng kết 5 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lãnh đạo tỉnh, ngành nông nghiệp cũng như các huyện thị đều thống nhất tăng diện tích cây ăn trái, giảm diện tích chuyên lúa (giảm lúa vụ 3, bỏ diện tích 2 vụ lúa) tăng diện tích luân canh lúa và hoa màu. (Nguồn: Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2006 của Chỉnh phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 tỉnh Vĩnh Long) 1.8. Các nghiên cứu về tình hình sử dụng đất Theo Vũ Thị Hoài Nam (2012) “Đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2000-2010 phục vụ định hướng phát triển đo thị Quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng đến năm 2020”, Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về sử dụng đất đô thị; mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và phát triển đô thị; quy hoạch sử dụng đất đô thị; cơ sở xác định quy mô đất đai trong việc định hướng phát triển đô thị. Thu thập tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất năm 2000, 2010 của quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010. Phân tích quan hệ giữa hoạt động kinh tế - xã hội và biến động sử dụng đất trong khu vực. Dự báo xu thế biến động sử dụng đất của quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng đến 2020. Đề xuất định hướng sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng đến 2020. Xây dựng bản đồ định hướng sử dụng đất quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng đến năm 2020. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2