intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Địa lý tôn giáo

Chia sẻ: Dinh Trong Hiep | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:153

121
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo Đề tài: Địa lý tôn giáo dưới đây để nắm bắt được những nội dung về vấn đề chung của tôn giáo, địa lý một số tôn giáo lớn trên thế giới, tình hình tôn giáo hiện nay trên thế giới, tình hình tôn giáo ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Địa lý tôn giáo

  1. LƠI M ̀ Ở ĐÂU ̀ Trong các vấn đề Địa lý kinh tế ­ xã hội quan trọng ngày nay không thể thiếu  được vấn đề  về  tôn giáo. Tôn giáo luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong  đời sống của con người. Niềm tin và thực tiễn tôn giáo vô cùng đa dạng và có rất  nhiều tôn giáo trên thế giới ngày nay. Có tôn giáo chỉ hạn chế trong một vùng địa lý  không lớn nhưng có những tôn giáo có thể gọi là tôn giáo thế giới với nhiều triệu tín   đồ ở khắp nơi trên thế giới. Nói chung có khoảng 87 phần trăm dân số thế giới đang  gắn bó với một tôn giáo nào đó; chỉ  có khoảng 13 phần trăm là không tôn giáo.Và   con người chúng ta ngay từ  buổi đầu tiên xuất hiện trên mặt đất, khi chưa có văn   hóa, chưa có các tổ chức xã hội, chưa có luật pháp, chưa lập thành quốc gia, mới chỉ  biết sống với nhau trong từng đơn vị  nhỏ, như: Nhóm du mục, hoặc bộ  lạc du cư,   du canh... Nhưng con nguời đã cố gắng lập quan hệ với thế giới linh thiên vô hình.  Các hình thức thờ cúng cổ  sơ  nhất cho thấy con người tin có một đấng khác mình,   vượt xa mình về  mọi mặt, tài năng, sức mạnh, trí tuệ... Đấng  ấy phù hộ  nguời   lương thiện, trừng phạt kẻ  gian ác.  Như  vậy ,tôn giáo phát sinh từ  khát vọng tự  nhiên và sâu xa nhất của con nguời là muốn gặp thần linh, Thuợng đế. Khát vọng  này không thể thoả mãn về  vật chất, văn hoá, nghệ thuật hoặc bất cứ một tiến bộ  khoa học kỹ  thuật nào. Dù cho có tuyên truyền xuyên tạc, sinh hoạt tôn giáo có bị  giới hạn, nhưng không bao giờ có thể xoá bỏ khuynh hướng tôn giáo trong bản chất   con người. Chính vì vậy khi nghiên cứu Địa lý kinh tế ­ xã hội chúng ta không thể bỏ qua   vấn đề tôn giáo. Sự ổn định hay bất ổn định của một tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn   đến sự phát triển kinh tế của một khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung. Địa lý tôn giáo­ Nhóm 1­ LL và PPDH Địa lý  1
  2. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHAI QUAT MÔT SÔ VÂN ĐÊ VÊ TÔN GIAO ́ ́ ̣ ́ ́ ̀ ̀ ́ I. Khái niệm tôn giaó 1. Lịch sử hình thành thuật ngữ “Tôn giáo” “Tôn giáo” là một thuật ngữ không thuần Việt, được du nhập từ  nước ngoài  vào từ cuối thế kỷ XIX. Xét về nội dung, thuật ngữ Tôn giáo khó có thể  hàm chứa   được tất cả  nội dung đầy đủ  của nó từ  cổ  đến kim, từ  Đông sang Tây. Thuật ngữ  “Tôn giáo” vốn có nguồn gốc từ phương Tây và bản thân nó cũng có một quá trình  biến đổi nội dung và khi khái niệm này trở  thành phổ quát trên toàn thế  giới thì lại   vấp phải những khái niệm truyền thống không tương ứng của những cư dân thuộc  các nền văn minh khác, vì vậy trên thực tế  đã xuất hiện rất nhiều quan niệm, định  nghĩa khác nhau về tôn giáo của nhiều dân tộc và nhiều tác giả trên thế giới “Tôn giáo” bắt nguồn từ  thuật ngữ  “religion” (Tiếng Anh) và“religion” lại  xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh  siêu nhiên. Vào đầu công nguyên, sau khi đạo Kitô xuất hiện, đế chế Roma yêu cầu  phải có một tôn giáo chung và muốn xóa bỏ  các tôn giáo trước đó cho nên lúc này  khái niệm “religion” chỉ  mới là riêng của đạo Kitô. Bởi lẽ, đương thời những đạo  khác Kitô đều bị  coi là tà đạo. Đến thế  kỷ  XVI, với sự  ra đời của đạo Tin Lành ­  tách ra từ Công giáo – trên diễn đàn khoa học và thần học châu Âu, “religion” mới  trở thành một thuật ngữ chỉ hai tôn giáo thờ cùng một chúa. Với sự bành trướng của  chủ  nghĩa tư  bản ra khỏi phạm vi châu Âu, với sự  tiếp xúc với các tôn giáo thuộc   Địa lý tôn giáo­ Nhóm 1­ LL và PPDH Địa lý  2
  3. các nền văn minh khác Kitô giáo, biểu hiện rất đa dạng, thuật ngữ “religion” được   dùng nhằm chỉ các hình thức tôn giáo khác nhau trên thế giới. Thuật ngữ “religion” được dịch thành “Tông giáo” đầu tiên xuất hiện ở Nhật   Bản vào đầu thế  kỷ  XVIII và sau đó du nhập vào Trung Hoa. Tuy nhiên,  ở  Trung   Hoa, vào thế  kỷ  XIII, thuật ngữ Tông giáo lại bao hàm một ý nghĩa khác, nó nhằm  chỉ  đạo Phật (Giáo: đó là lời thuyết giảng của Đức Phật, Tông: lời của các đệ  tử  Đức Phật). Thuật ngữ Tông giáo được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, nhưng   do kỵ húy của vua Thiệu Trị nên được gọi là “Tôn giáo”. Như vậy, thuật ngữ tôn giáo ban đầu được sử dụng ở châu Âu nhằm chỉ một  tôn giáo sau đó thuật ngữ này lại làm nhiệm vụ chỉ những tôn giáo. 2. Khái niệm Tôn giáo Trong suốt quá trình hình thành và phát triển tôn giáo đã và đang đóng vai trò  lớn trong đời sống cá nhân và xã hội ở nhiều nước. Nó tác động đến hành vi dân số,  tới việc chuyển cư và đôi lúc đưa đến những hậu quả  nhất định trong đời sống xã   hội. Vậy tôn giáo là gì? Tôn giáo là thế giới quan và những hành vi tương ứng, liên quan đến niềm tin   vào lực lượng siêu tự  nhiên cũng như   ảnh hưởng của nó đến đời sống con người,  đồng thời là sự  thể  hiện một cách tưởng tượng các lực lượng tự  nhiên và xã hội  trong nhận thức con người. Tôn giáo được biểu hiện ở một số khía cạnh chủ yếu sau đây: Địa lý tôn giáo­ Nhóm 1­ LL và PPDH Địa lý  3
  4. ­ Tôn giáo là sự  phản ánh thế  giới vật chất vào ý thức con người một cách  đặc biệt.  ­ Tôn giáo là hệ  thống giáo lý về  lực lượng siêu tự  nhiên và xã hội chi phối  con người, là sự  tín ngưỡng và sùng bái các lực lượng siêu tự  nhiên chi phối thế  giới. Tôn giáo là một tổ chức có giáo lý, cơ cấu và nghi thức. ­ Là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo phản ánh những điều kiện xã hội   nhất định của đời sống con người và tạo ra niềm tin vào các lực lượng siêu tự nhiên.   Niềm tin tôn giáo đối với sự tồn tại thực tế của các lực lượng siêu tự nhiên thường  không cần chứng minh, không được phép tranh cãi hay nghi ngờ. II. Vai trò của tôn giáo đối với đời sống xã hội 1. Mặt tích cực của tôn giáo 1.1. Khuyên con người sống hướng thiện thông qua giáo lý. Mỗi tôn giáo đều có một giáo lý riêng, đây là cơ sở  để phân biệt tôn giáo này  với tôn giáo khác. Giáo lý là một khái niệm phản ánh tập hợp những quan niệm, ý  tưởng, khuyến nghị, khuyến cáo chỉ  rõ những nội dung cơ  bản của một tôn giáo   nhất định. Ví dụ: Phật giáo cho rằng con người không phải do Thượng đế  hay đấng tối   cao nào sinh ra. Con người cũng như mọi sự vật, hiện tượng khác trong vũ trụ  đều  tuân theo quy luật sinh­trụ­dị­diệt. Con người sinh ra bởi “nhân – duyên” kết hợp,  nghĩa là khi nhân gặp duyên sẽ  tạo ra quả, quả  lại nhân lên để  có đủ  duyên và sẽ  tạo thành quả  mới. Vì vậy, quan niệm của người Việt trong hôn nhân: Duyên số,  duyên trời định… Điều này cứ phát triển không ngừng. Địa lý tôn giáo­ Nhóm 1­ LL và PPDH Địa lý  4
  5. Giáo lý Phật giáo có thuyết luân hồi­nghiệp báo, giải thích rằng con người sau  khi chết chịu nghiệp báo luân hồi, con người sống  ở kiếp này phải chịu quả báo về  những việc họ làm ở kiếp trước. Do đó mọi hành vi thiện ác, dù nhỏ bé cũng không  thể tránh khỏi nghiệp báo luân hồi… Vì vậy trong nhận thức của người Việt sống   phải tu nhân tích đức để phúc cho con cháu, làm nhiều việc thiện để được đầu thai  làm người  ở kiếp khác, làm nhiều điều ác sẽ không được đầu thai làm người và bị  đày xuống 12 tầng địa ngục (Đời cha ăn mặn, đời con khát nước…). Mọi sự tồn tại   của con người đều là khổ  đau và muốn đạt đến sự  bình an về  tinh thần, Phật giáo  phủ  nhận mọi hình thức vui thú vật chất, thủ  tiêu các ham muốn vật chất hay thể  xác. Trong Cơ  Đốc giáo, giới răn yêu thương được xem là nền tảng. Con người   trước hết phải yêu Thiên Chúa rồi yêu thương đến bản thân mình. Đây là cơ sở để  thực hiện tình yêu tha nhân. Kinh thánh khuyên con người phải yêu chồng vợ, cha   mẹ, con cái, anh em, làng xóm, cộng đồng... Những điều mà Kinh thánh răn cấm  cũng rất cụ  thể: không giết người, không lấy của người, không nói sai sự  thật,   không ham muốn chồng hoặc vợ của người, không làm chứng giả  để  hại người...   Ngoài ý nghĩa đức tin vào cái siêu nhiên (Thượng Đế, Chúa), những chuẩn mực, quy   phạm đạo đức ấy hướng con người đến điều thiện, tránh xa điều ác. Theo niềm tin   của tín đồ Cơ Đốc giáo, Chúa phục sinh là bằng chứng về việc Người là con Thiên  Chúa, Người được phái đến để giải phóng xã hội loài người. Con người không chỉ  là bề tôi của Chúa, kẻ được cứu rỗi mà là con của Chúa, do vậy con người có bổn  phận noi gương Chúa trong tình yêu cuộc sống, tình yêu đồng loại, con người phải   sống thánh thiện và đạt đến cuộc sống vĩnh hằng. Cũng giống Cơ  Đốc giáo, Hồi giáo tin rằng có địa ngục, thiên đàng và ngày  phán xét, mọi người có trách nhiệm giải thích trước thánh Alah về  những việc làm  Địa lý tôn giáo­ Nhóm 1­ LL và PPDH Địa lý  5
  6. của mình trên trần thế. Tín đồ Hồi giáo cũng thừa nhận trách nhiệm của mình trong  việc bảo vệ đức tin, chống lại mọi đe dọa và trong một số  trường hợp, giáo lý này  của Hồi giáo được sử dụng để biện minh cho các cuộc Thánh chiến. Do Thái giáo cũng không hướng đến thế  giới bên kia mà xem quá khứ  là  nguồn hướng dẫn hiện tại và tương lai. Người Do Thái phục tùng ý Chúa bằng cách  thực hiện đầy đủ tinh thần cũng như lời văn của Thánh thư  thì một ngày kia, Chúa   sẽ phái sứ giả mang thiên đàng xuống trái đất. Những hệ thống đạo đức của tôn giáo rất khác nhau về niềm tin, rất xa nhau   về  địa lý vẫn có một mẫu số  chung là nội dung khuyên thiện. Điểm mạnh trong   truyền thụ đạo đức tôn giáo là, ngoài những điều phù hợp với tình cảm đạo đức của   nhân dân, nó được thực hiện thông qua tình cảm tín ngưỡng, niềm tin vào giáo lý.   Do đó, tình cảm đạo đức tôn giáo được tín đồ tiếp thu, tạo thành đức tin thiêng liêng  bên trong và chi phối hành vi  ứng xử  của họ  trong các quan hệ  cộng đồng. Hoạt   động hướng thiện của con người được tôn giáo hóa sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, nhiệt   thành hơn. Đặc biệt, đạo đức tôn giáo được hình thành trên cơ  sở  niềm tin vào cái  siêu nhiên (Thượng đế, Chúa, Thánh Alah) và sau này, Đức Phật cũng được thiêng   hóa, nên các tín đồ  thực hành đạo đức một cách rất tự nguyện. Sự đan xen giữa hy   vọng và sợ hãi, giữa cái thực và cái thiêng đã mang lại cho tôn giáo khả năng thuyết   phục tín đồ khá mạnh mẽ. 1.2. Vai trò đối với chính trị, xã hội ­ Tôn giáo góp phần tạo mối liên kết trong xã hội: Tôn giáo có các giá trị, tiêu chuẩn của nó, vì thế những người có cùng một tôn   giáo gắn bó với nhau hơn nhờ những giá trị  và tiêu chuẩn chung ấy. Thể hiện khả  năng liên hệ  giữa những người có chung một tín ngưỡng. Sự  liên hệ  (giao tiếp)   Địa lý tôn giáo­ Nhóm 1­ LL và PPDH Địa lý  6
  7. được thực hiện chủ yếu trong hoạt động thờ cúng, sự giao tiếp với thánh thần được  coi là sự giao tiếp tối cao. Ngoài mối liên hệ giao tiếp trong quá trình thờ cúng, giữa  các giáo dân còn có sự giao tiếp ngoài tôn giáo như liên hệ kinh tế, liên hệ cuộc sống  hàng ngày, liên hệ trong gia đình... Những mối liên hệ ngoài tôn giáo có thể lại củng  cố, tăng cường các mối liên hệ tôn giáo của họ. Ví dụ: Từ xã hội nguyên thủy, những thành viên của xã hội đã có chung một  vật tổ ­ biểu hiện hữu hình của sự gắn kết. Ngày nay, tất cả những đồng tiền giấy   của nước Mỹ  đều in dòng chữ: Chúng con tin tưởng tuyệt đối vào Chúa hàm ý sự  đoàn kết tập thể dựa trên niềm tin Tôn giáo. Dẫu đó là Phật giáo, Hồi giáo, Thiên  Chúa giáo hay Do Thái giáo, cũng đều cung cấp cho người ta ý nghĩa và mục đích  cho cuộc sống của họ. Nó mang đến cho họ  những giá trị  tối hậu và những cùng  đích nào đó để  giữ  họ  chung lại với nhau. Trong những lúc khủng hoảng hay hỗn   loạn, tôn giáo cũng giúp cho con người gắn bó với nhau hơn. ­ Tôn giáo góp phần tích cực vào việc hoàn thiện đạo đức cá nhân: Tôn giáo đã tạo ra một hệ  thống các chuẩn mực, những giá trị  nhằm điều  chỉnh hành vi của những con người có đạo. Những hành vi được điều chỉnh  ở  đây  không chỉ  là những hành vi trong thờ  cúng mà ngay cả  trong cuộc sống hàng ngày  trong gia đình cũng như ngoài xã hội của giáo dân. Vì vậy, hệ thống chuẩn mực, giá  trị  trong lý thuyết đạo đức và xã hội mà tôn giáo tạo ra đã  ảnh hưởng quan trọng  đến mọi hoạt động của con người. Đạo đức tôn giáo hướng con người đến những giá trị nhân bản, góp phần tích  cực vào việc hoàn thiện đạo đức cá nhân. Do tôn giáo là hình thức phản ánh đặc thù,  phản ánh hư   ảo thế  giới hiện thực, tôn giáo đã góp phần chế  ngự  các hành vi phi  Địa lý tôn giáo­ Nhóm 1­ LL và PPDH Địa lý  7
  8. đạo đức. Do tuân thủ những điều răn dạy về đạo đức của các tôn giáo, nhiều tín đồ  đã sống và ứng xử đúng đạo lý, góp phần làm cho xã hội ngày càng thuần khiết.  ­ Tôn giáo giúp xoa dịu những đau khổ của con người: Dù ít hay nhiều, con người thường phải đối mặt với khó khăn, hiểm nguy,   thất bại, thiên tai, bệnh tật, cái chết của những người thân thuộc, yêu quý và cái   chết của chính bản thân mình. Trong những lúc như  thế, cuộc sống rất dễ  bị  tổn  thương và trở  nên vô nghĩa, niềm tin tôn giáo giúp cho con người khó bị  rơi vào   tuyệt vọng hơn. Một số tôn giáo còn cung cấp cho con người những biện pháp như  cầu nguyện, cúng bái thần linh trong niềm tin rằng những việc làm như vậy sẽ giúp  cải thiện tình hình. Trên góc độ khác, tôn giáo còn cho con người một cứu cánh trong   bất hạnh đó là coi bất hạnh ấy là ý của Đấng thiêng liêng và có một ý nghĩa nào đấy  mà con người không nhận thức được. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của nhà xã   hội học người MỹPeter Berger nêu rằng khi đối mặt với những đe dọa như tai họa   hay cái chết, sức mạnh hỗ trợ của niềm tin thần thánh hay sự  thiêng liêng giảm đi  rất nhiều nếu con người xem thần thánh đơn thuần chủ  yếu là công cụ  để  giải   quyết bi kịch. ­ Tôn giáo gắn với chính trị: Tôn giáo ra đời với tư cách là một thực thể xã hội, có mối quan hệ  mật thiết   với chính trị và ngược lại, chính trị luôn tìm cách chi phối, lợi dụng tôn giáo phục vụ  cho mục đích và lợi ích của các tập đoàn thống trị.  + Tôn  giáo có vai trò thúc đẩy xã hội phát triển: Trong lịch sử phát triển của   xã hội loài người, tôn giáo có lúc là chỗ  dựa cho các thế  lực chính trị. Tuy nhiên   không phải nền chính trị  nào chi phối tôn giáo đều làm tăng tính tiêu cực của nó.  Địa lý tôn giáo­ Nhóm 1­ LL và PPDH Địa lý  8
  9. Lịch sử chứng minh, trong thời kỳ nhất định có nhiều dân tộc sử  dụng tôn giáo vào   mục đích chính trị, song đó là thời kỳ phát triển thịnh vượng của dân tộc.  Ví dụ: Thời Lý­Trần  ở  Việt Nam khi Phật giáo trở  thành quốc giáo. Các nhà  vua thời Lý­Trần thâm nhập, thấu rõ giáo lý nhà Phật và đưa ra chính sách an dân, trị  nước. Muốn thái bình, thịnh trị phải trau dồi đạo đức, vị tha, triết lý sống nhập thế  trên tinh thần “từ, bi, hỉ, xả” của đạo Phật. Giáo lý này được phổ  biến trong dân   chúng giúp con người  hướng   đến Chân­Thiện­Mỹ. Các vị  vua thời này đã dùng  chính sách trị dân có tính khoan hồng kết hợp với pháp trị. Ví như Vua Lý Công Uẩn   khi lên ngôi đã hủy bỏ  mọi cực hình trong ngục, xây dựng nhiều chùa mới trong  nước; hay như Lý Thánh Tông cũng được xem là vị vua anh minh, đức độ… Vì vậy,   thời Lý­Trần tồn tại lâu dài với trên 400 năm (nhà Lý tồn tại 200 năm (1010­1225);   nhà Trần tồn tại 200 năm (1226­1400) với sự phát triển rực rỡ của văn hóa, kinh tế,   xã hội… Những nghiên cứu của Max Weber về  giáo phái Calvin của đạo Tin Lành đã  dẫn đến kết luận tôn giáo có tác dụng thúc đẩy xã hội. Các cải cách của Tin Lành đã  dẫn đến việc duy lý hóa xã hội, con người thay vì chấp nhận số mệnh và hướng về  đời sống sau khi chết theo truyền thống, phải đạt tới cuộc sống thịnh vượng, phải   phấn đấu để thành công bằng mọi nỗ lực để thực hiện hoạch định của Chúa. Weber  cho rằng chính vì thế chủ  nghĩa tư  bản hình thành vững chắc ở  những nơi mà giáo  phái Calvin phát triển mạnh, thậm chí còn gọi tinh thần của tôn giáo này là cốt tủy   của chủ nghĩa tư bản. + Tôn giáo thúc đẩy tính tuân thủ xã hội và qua đó duy trì sự  ổn định:  Trong  một giai đoạn nhất định nó có tác dụng kiện toàn các định chế và trật tự xã hội như  một tổng thể, duy trì hiện trạng của xã hội. Địa lý tôn giáo­ Nhóm 1­ LL và PPDH Địa lý  9
  10. Chẳng hạn: Trong thời Xuân Thu ­ Chiến Quốc và qua các triều đại sau  ở  Trung Quốc có nhiều thuyết về cai trị đất nước, song có hai thuyết lớn: Thuyết nhân  trị và thuyết pháp trị. Thuyết nhân trị xuất phát từ Nho giáo, nhà cầm quyền phải có  đủ  tài đức, lấy đạo đức mà giáo hóa nhân dân, rõ ràng đạo đức theo Nho giáo là  phương tiện chủ yếu để cai trị đất nước. 1.3. Vai trò trong sáng tạo, bảo vệ và tôn tạo các giá trị văn hóa, nghệ thuật ­ Tôn giáo là cảm hứng của những sáng tạo văn hóa, nghệ thuật: Có người ví toàn bộ  giá trị  văn hóa nhân loại như  một tảng băng, phần nổi   của những không tôn giáo, phần chìm là của những người theo tôn giáo hoặc có   niềm tin tôn giáo. Niềm tin tôn giáo, cảm xúc tôn giáo, đạo đức tôn giáo một khi   được hình thành trở thành động lực thúc đẩy con người bộc lộ lòng nhiệt thành của  mình qua các công trình kiến trúc, hội họa. Ví dụ: kiến trúc các chùa chiền Phật   giáo, nhà thờ của Công giáo… ­ Thúc đẩy con người  bảo vệ và tôn tạo các di tích, di sản tôn giáo cũng như   các lễ hội tôn giáo mang ý nghĩa tích cực: Việc bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hóa của Liên Hiệp Quốc cũng như  của  các   quốc   gia,   trong   đó   có   các   di   sản   liên   quan   đến   tôn   giáo   (Đền   Ăngcovat   ở  Campuchia, quần thể các chùa chiềng ở Thái Lan, Tòa thánh Vatican, Đền Tatmaha   Ấn Độ…) là sự thừa nhận những đóng góp của tôn giáo đối với đời sống con người.  ­ Tôn giáo là một phần tài sản văn hóa của nhân loại: Do tôn giáo có sự  đồng hành lâu dài với con người trong lịch sử, nên có thể  xem nó như một phần tài sản văn hóa của nhân loại. Trong quá trình phát triển, lan   truyền trên bình điện thế giới, tôn giáo không chỉ đơn thuần chuyển tải niềm tin của   Địa lý tôn giáo­ Nhóm 1­ LL và PPDH Địa lý  10
  11. con người, mà còn có vai trò chuyển tải, hoà nhập văn hóa và văn minh, góp phần   duy trì đạo đức xã hội nơi trần thế. Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ  đến đời sống tinh  thần của con người. Với tư  cách một bộ  phận của ý thức hệ, tôn giáo đã đem lại  cho cộng đồng xã hội, cho mỗi khu vực, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc những biểu hiện  độc đáo thể hiện trong cách ứng xử, lối sống, phong tục, tập quán, trong các yếu tố  văn hóa vật chất cũng như  tinh thần. Tôn giáo còn góp phần tạo dựng nếp sống   cộng đồng mang tính nhân văn. Điều đó thể hiện  ở  chỗ, trong quá trình hình thành,  tôn giáo nào cũng xây dựng cho mình một hệ giá trị đạo đức mang tính hướng thiện.  Đây là một trong những lý do để tôn giáo có sức lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân   dân. ­ Hình thành những giá trị  văn hoá phi vật thể: lễ  hội, phong tục, lối sống,   tập quán 1.4. Vai trò trong bảo tồn nòi giống: Giáo lý một số  tôn giáo như  Phật giáo, Thiên chúa giáo…. Có vai trò to lớn   trong duy trì nòi giống, không cho phép người cùng họ  hay cùng huyết thống lấy  nhau 2. Một số hạn chế của tôn giáo. 2.1. Tôn giáo ảnh hưởng tới sự ổn định chính trị, xã hội ­ Góp phần vào sự căng thẳng giữa các nhóm hoặc các quốc gia: Tôn giáo thúc đẩy tính tuân thủ xã hội và qua đó duy trì sự ổn định. Nhưng tôn   giáo không những là định chế  xã hội duy nhất có chức năng tích hợp tinh thần yêu  nước, lòng tự hào dân tộc... mà còn là chất keo gắn kết những thành viên của một xã  hội. Khi sự  "rối loạn chức năng" xảy ra, đó là lúc tôn giáo góp phần vào sự  căng   Địa lý tôn giáo­ Nhóm 1­ LL và PPDH Địa lý  11
  12. thẳng, thậm chí xung đột giữa các nhóm hoặc giữa các quốc gia với nhau. Thời   Trung Cổ, niềm tin tôn giáo thúc đẩy tín đồ  Cơ  Đốc châu Âu tổ  chức thành những   đạo quân Thập tự  chống lại tín đồ  Hồi giáophương Đông. Ngày nay, mâu thuẫn  giữa các tín đồ Hồi giáo, Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo cũng góp phần vào sự bất ổn  định chính trị của khu vực Trung Đông hay căng thẳng giữa các tín đồ  Tin Lành với   Thiên Chúa giáo ở Bắc Ireland; giữa các tín đồ Ấn Độ giáo với đạo Sikh ở Ấn Độ... Tôn giáo đã đem lại cho cộng đồng xã hội, cho mỗi khu vực, mỗi quốc gia,   mỗi dân tộc những biểu hiện độc đáo thể  hiện trong cách ứng xử, lối sống, phong  tục, tập quán, trong các yếu tố  văn hóa vật chất cũng như  tinh thần. Nhưng bên  cạnh đó cũng đưa đến sự  tốn kém, mất thời gian cho những lễ hội, cúng bái… của   những tín đồ quá sùng đạo hoặc một số cá nhân, tổ chức… lợi dụng tôn giáo để trục  lợi riêng, hoặc làm mất vẻ đẹp cảnh quan do tổ chức lễ hội ­ Chính trị  lợi dụng tôn giáo vì mục đích không lành mạnh làm tăng tính tiêu   cực của nó. Tôn giáo tồn tại song song với chính trị, nếu giai cấp thống trị  sử  dụng tôn   giáo một cách hợp lý, phát huy những mặt mạnh của nó sẽ  có tác dụng thúc đẩy xã   hội phát triển. Nếu ngược lại, giai cấp thống trị lợi dụng tôn giáo bỏ  vệ  quyền lợi  của giai cấp mình thì mặt tiêu cực của tôn giáo sẽ nhân lên. Ví dụ: Thời kỳ  Trung Cổ  (Thế  kỷ  XIII­XVII), công giáo chi phối can thiệp   vào văn hóa, nhận thức, quyết định chế độ xã hội của các nước Châu Âu; khoa học  địa lý không phát triển trong thời gian dài, Galileo đã bị  giáo hội bắt từ  bỏ  Thuyết   Nhật tâm. Thời kỳ này, chính trị kết hợp với tôn giáo bóc lột nhân dân, tạo ra đẳng   cấp trong xã hội. (Đây là thời kỳ  gọi là “Đêm trường Trung cổ” ­ thời kỳ  đen tối   nhất trong văn hóa, nhận thức của Châu Âu). Địa lý tôn giáo­ Nhóm 1­ LL và PPDH Địa lý  12
  13. Trong lịch sử, tôn giáo thường đi song song với chính trị. Các hoàng đếTrung  Quốc lấy căn cứ  quyền của họ từ Thiên mệnh. Giáo hội Công giáo Rôma đã thống  trị phần lớn châu Âu cho đến cuộc Cải cách Tin lành… Trong lịch sử  phát triển của xã hội loài người, không có giai cấp bóc lột nào   không lợi dụng tôn giáo bằng cách này hay cách khác, mức độ này hay mức độ khác.  Có thể  nói, trong xã hội có giai cấp, tôn giáo luôn luôn và bao giờ  cũng bị  chính trị  lợi dụng. 2.2. Tôn giáo ảnh hưởng đến nhận thức của con người ­ Giáo lý tôn giáo làm cho các tín đồ quên đi hiện thực, sống hư ảo, không đấu   tranh trong hiện thực… là một trong những lực cản sự phát triển của con người và  xã hội Về bản chất, chúng ta không thể quên rằng, thế giới quan tôn giáo là thế giới  quan tiêu cực. Một khi đã thâm nhập vào ý thức con người, nó sẽ làm cho con người   lãng quên hiện thực, đặt tất cả tinh thần, tâm tưởng vào thần thánh hư ảo mà họ tin   đó là giá trị đích thực. Chức năng thế giới quan của tôn giáo dẫn dắt các tín đồ  theo   một triết lý sống không hành động, không đấu tranh trong thực tại, lấy tu dưỡng tâm  tính làm điều cốt yếu để mau chóng được giải thoát ở bên ngoài thực tại, nơi Thiên  đường của Chúa hay Niết bàn của Phật. Theo cách nhìn của tôn giáo, cuộc đời là nơi  đầy những cám dỗ, lành ít, dữ nhiều, đầy những cạm bẫy, những cái ác, những sự ô  uế, vẩn đục làm vấy bẩn linh hồn. Muốn sớm được đến gần Chúa và trở  về  nơi  nước Chúa, các con chiên phải tránh xa quỷ dữ.  ­ Đề cao cuộc sống hạnh phúc ở cõi niết bàn, Thiên đàng làm tê liệt ý chí đấu  tranh cho hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại. Địa lý tôn giáo­ Nhóm 1­ LL và PPDH Địa lý  13
  14. Hạnh phúc trong đạo đức tôn giáo là hạnh phúc hư ảo. Tôn giáo không đề cao  cuộc sống trần gian. Mặt khác, nó khuyên con người nhẫn nhục trước tình cảnh nô  lệ, biết sợ hãi trước sức mạnh siêu nhiên. Chính vì vậy, tôn giáo trở thành công cụ  phục vụ đắc lực cho lợi ích của giai cấp thống trị (dù rằng, lúc đầu tôn giáo không  phải là của giai cấp thống trị). Tôn giáo làm cho nhân dân đắm chìm vào đam mê,  làm tê liệt ý chí đấu tranh giai cấp. C.Mác gọi "tôn giáo là thuốc phiện của nhân   dân” là theo nghĩa đó cũng vì vậy, đạo đức tôn giáo đối lập với đạo đức chân chính.  Theo quan điểm duy xung đột, đặc biệt là của Mác, tôn giáo ngăn cản sự biến   đổi xã hội bằng cách khuyến khích những người bị áp bức vào các quan tâm ở  thế  giới khác, thay vì vào sự  đói nghèo, hay sự  bóc lột đang hiện diện. Tôn giáo giữ  nguyên cấu trúc bất bình đẳng của nó cũng như củng cố lợi ích của tầng lớp thống  trị.  Ví dụ  :Thiên Chúa giáo dạy con người sự  vâng lời và như  vậy rất có thể  nó   làm cho những người bị  áp bức không chống lại; hay hệ  thống đẳng cấp  ở   Ấn  Độđịnh hình cấu trúc xã hội của đại đa số  người theo  Ấn Độ  giáo; những người  cầm quyền thường viện dẫn tôn giáo để thực hiện quyền kiểm soát xã hội...  ­ Đạo đức tôn giáo quá chú trọng đến việc hoàn thiện đạo đức cá nhân nhưng  lại bỏ quên các mối quan hệ xã hội của con người.  Với tính cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức cũng phản ánh tồn tại xã  hội, cũng có quá trình phát sinh, phát triển và biến đổi cùng với điều kiện sinh sống   của con người. Do vậy, muốn hoàn thiện đạo đức cá nhân, không thể  tách nó khỏi   những điều kiện sinh họat vật chất cùng các quan hệ xã hội khác của con người. C.   Mác đã khẳng định rằng, "bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội" và  Địa lý tôn giáo­ Nhóm 1­ LL và PPDH Địa lý  14
  15. nhân cách con người cũng chỉ có thể được hoàn thiện trong các mối quan hệ xã hội   mà thôi. 2.3. Góp phần kìm hãm sản xuất Trong lịch sử nhân loại, tôn giáo đã từng ủng hộ quan hệ kinh tế này hay phá  bỏ quan hệ kinh tế khác. Nghi lễ, giáo lý của tôn giáo cũng ảnh hưởng trực tiếp đến  sản xuất.   Ví dụ: Đạo Hồi kiêng ăn thịt lợn, Đạo Bàlamon kiêng ăn thịt bò, ….  ảnh  hưởng đến cơ  cấu ngành chăn nuôi.  Ở   Ấn Độ, đàn trâu rất lớn nhưng có một số  lượng lớn trâu già, người  Ấn theo Hindu coi trâu là con vật linh thiêng nên không   giết trâu. Tháng ăn chay Ramadan của người Hồi Giáo không ăn thịt cá, nên kìm hãm  sản xuất lương thực. III. Quá trình phát triển của Tôn giáo. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội. Đặc điểm quan trọng trong ý thức tôn  giáo là một mặt nó phản ánh tồn tại xã hội. Mặt khác, nó lại có xu hướng phản  kháng lại xã hội đã sản sinh ra và nuôi dưỡng nó. Vì vậy, từ khi ra đời đến nay, cùng   với sự biến đổi của lịch sử, tôn giáo cũng biến đổi theo. ­ Với những thành tựu to lớn của ngành khảo cổ học, người ta đã chứng minh  được sự  tồn tại của con người cách đây hàng triệu năm (từ  4 – 6 triệu năm). Tuy   nhiên, với những hiện vật thu được người ta khẳng định: có đến hàng triệu năm con  người không hề biết đến tôn giáo. Bởi vì tôn giáo đòi hỏi tương ứng với nó là một   trình độ nhận thức cao, nó là sản phẩm của tư duy trừu tượng trong một đời sống xã   hội ổn định.  Địa lý tôn giáo­ Nhóm 1­ LL và PPDH Địa lý  15
  16. ­ Hầu hết trong giới khoa học đều thống nhất rằng chỉ khi con người hiện đại  – người khôn ngoan (Homo Sapiens) – hình thành và tổ  chức thành xã hội, tôn giáo  mới xuất hiện. Thời kỳ này cách đây khoảng 95.000 – 35.000 năm. Tuy nhiên trong   thời kỳ đầu mới chỉ là các tín hiệu đầu tiên. Đa số các nhà khoa học đều khẳng định   tôn giáo ra đời khoảng 45.000 năm trước đây với những hình thức tôn giáo sơ  khai  như  đạo Vật tổ (Tôtem), Ma thuật và Tang lễ… đây là thời kỳ  tương  ứng với thời   kỳ đồ đá cũ.  ­ Bước sang thời kỳ đồ  đá giữa, con người chuyển dần từ săn bắt, hái lượm   sang trồng trọt và chăn nuôi, các hình thức tôn giáo dân tộc ra đời với sự thiêng liêng  hóa các nguồn lợi của con người trong sản xuất và cuộc sống: thần Lúa, thần Khoai,  thần Sông… hoặc tôn thờ  các biểu tượng của sự  sinh sôi (thờ  giống cái, hình  ảnh   phụ  nữ, phồn thực…), đó là các vị  thần của các thị  tộc Mẫu hệ. Khi đồ  sắt xuất  hiện, các quốc gia dân tộc ra đời nhằm mục đích phục vụ  cho sự  củng cố  và phát  triển của dân tộc. Tất cả các vị thần ấy còn tồn tại chừng nào dân tộc tạo ra vị thần   ấy còn tồn tại và khi dân tộc tiêu vong, các vị thần ấy không còn nữa. ­ Trong thời kỳ  văn minh nông nghiệp, nhiều đế  chế  ra đời và thâu tóm vào   mình nhiều quốc gia. Do nhu cầu một tôn giáo của đế  chế, những tôn giáo như  Phật, Nho, Kitô, Hồi… đã xuất hiện từ trước trở thành tôn giáo của đế chế và được  chấp nhận như  một tôn giáo chính thống. Theo thời gian, do nội dung của các tôn   giáo mang tính phổ quát, không gắn chặt với một quốc gia cụ thể, với các vị thần cụ  thể, với nghi thức cụ  thể  của một cộng đồng tộc người, dân tộc hay địa phương   nhất định nên sự  bành trướng của nó diễn ra thuận lợi, dễ  dàng thích nghi với các   dân tộc khác. Do vậy, dù được phổ  biến bằng cách nào (chiến tranh hay hòa bình),   các tôn giáo đó đã được các quốc gia bị lệ thuộc trực tiếp hay gián tiếp, tự giác hay   không tự giác tiếp nhận và trên nền tảng của tôn giáo truyền thống, biến đổi thành  Địa lý tôn giáo­ Nhóm 1­ LL và PPDH Địa lý  16
  17. tôn giáo riêng của quốc gia đó. Sự bành trướng kiểu như vậy diễn ra trong suốt thời   kỳ văn minh công nghiệp và cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý   rằng, giữa tôn giáo khu vực hay tôn giáo thế  giới vừa chung sống cạnh nhau, vừa   tranh chấp xung đột nhau và không ít trường hợp, với sự   ủng hộ  của các thế  lực  quân sự, chính trị, chiến tranh tôn giáo đã xảy ra. Những tôn giáo như  Kitô, Hồi do   tính cực đoan của mình (chỉ  coi chúa hay thánh của mình là đối tượng tôn thờ  duy  nhất) nên ban đầu đi đến đâu cũng khó chung sống với các tôn giáo khác đã có mặt ở  đó từ trước. Còn một số tôn giáo phương Đông như Nho, Phật thì khác, chúng chấp   nhận hòa đồng với các tôn giáo bản địa, có xu hướng trần tục nhiều hơn là thế giới   bên kia. ­ Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra một xã hội công nghiệp, xã hội này   đòi hỏi phải có một tôn giáo năng động và tự do hơn, khó chấp nhận một tổ  chức,   một giáo lý với những nghi thức cứng nhắc, phức tạp. Tình trạng độc tôn của một   tôn giáo trong một quốc gia đã bắt đầu chấm dứt và chấp nhận sự đa dạng trong đời  sống tôn giáo. Từ đây quan niệm và sau là chính sách tự do tôn giáo ra đời, phát triển  nhanh hay chậm và thể hiện khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Những yếu tố lỗi   thời được huỷ bỏ  hoặc tự thay đổi, thay thế  để  thích nghi. Với xu thế  quốc tế  hóa  ngày càng gia tăng, việc mỗi cá nhân chỉ  biết đến tôn giáo của mình đã trở  nên lạc  hậu. Mỗi người đều rằng trên thế  gian có nhiều thánh thần, có nhiều tôn giáo. Họ  bắt đầu hoài nghi và lựa chọn, thần thánh được mang ra tranh luận, bàn cãi và làm  nảy sinh xu thế thế tục hoá tôn giáo và xu thế này ngày càng thắng thế. ­ Trong thời đại ngày nay, khi mà xu thế  toàn cầu hóa đang chi phối mọi lĩnh  vực của đời sống xã hội, sự  nâng cao về  trình độ  học vấn và đặc biệt là những  thành tựu của khoa học và công nghệ đã làm cho các tôn giáo ngày càng trở nên thế  tục hóa kéo theo sự  đa dạng trong đời sống tôn giáo. Từ  đây xuất hiện các ý kiến   Địa lý tôn giáo­ Nhóm 1­ LL và PPDH Địa lý  17
  18. khác nhau trong một tôn giáo và dẫn đến sự chia rẽ trong các tôn giáo một cách có tổ  chức, bùng nổ các giáo phái và xuất hiện nhiều tôn giáo mới. Bản thân trong các tôn   giáo khu vực và thế  giới cũng có những biểu hiện khác trước: số  tín đồ  ngày càng  tăng nhưng số  tín đồ  thực tế  giảm, nghĩa là người ta theo đạo nhưng không hành  đạo, nhiều tín đồ  bỏ  đạo để  theo các “đạo mới”. Trong nội bộ  các tôn giáo có sự  chia rẽ thành những giáo phái với những tính chất cấp tiến, ôn hòa hoặc cực đoan. IV. Phân loại tôn giáo 1. Cơ sở phân loai tôn giao ̣ ́ Cơ sở  chủ yếu của việc phân chia này dựa vào sự  phổ  biến của nó theo lãnh  thổ. Ngoài ra có thể  còn phân biệt tôn giáo truyền thống (cổ) và tôn giáo hiện nay.   Sự khác nhau giữa chúng là ở chỗ: + Niềm tin vào lực lượng thần linh và vào khả năng của con người được lục  lượng này hỗ trợ. + Các nghi lễ tôn giáo. + Quan niệm về cuộc sống sau khi chết + Quan niệm về những điều cấm, những vật thần…..          Có thể chia ra làm 3 loại hình tôn giáo: + Tôn giáo cổ. + Tôn giáo địa phương (quốc gia) + Tôn giáo thế giới. 2. Các loại hình tôn giáo Địa lý tôn giáo­ Nhóm 1­ LL và PPDH Địa lý  18
  19. 2.1. Tôn giáo cổ (thị tộc, bộ lạc):  Xuất hiện vào đầu thời kì chiếm hữu nô lệ bao gồm những tín ngưỡng tôtem,   đạo bái vật và đạo vật linh. Cho đến nay những hình thức này của tôn giáo vẫn còn  tồn tại  ở  một số  bộ  lạc thuộc châu Phi nhiệt đới, người Anh điêng  ở  lưu vực  Amazôn, thổ  dân châu Úc. Ngoài ra những vết tích của tôn giáo cổ  cũng được phát  hiện ở một số dân tộc có trình độ phát triển cao hơn.   + Tô tem giáo (thờ vật tổ): Tô tem theo ngôn ngữ của thổ dân Bắc Mỹ nghĩa  là giống loài. Đây là hình thức tôn giáo cổ xưa nhất, thể hiện niềm tin vào mối quan  hệ  gần gũi, huyết thống giữa một cộng đồng người (thị  tộc, bộ  lạc) với một loài  động thực vật hoặc một đối tượng nào đó. Tô tem giáo thể hiện hình thức nhận biết   đầu tiên về mối liên hệ của con người với các hiện tượng xung quanh. Chẳng hạn:  một bộ  lạc tồn tại được nhờ  săn bắt một loài động vật nào đó dẫn đến xuất hiện  một ảo tưởng về mối quan hệ giữa loài vật đó với cộng đồng người săn nó và cuối   cùng con vật này lại trở thành tổ tiên chung – là một tô tem của một tập thể nào đó.  Ví dụ: người Ai Cập cổ đại thờ  cúng sư  tử  thần, cừu thần, rắn thần, cá sấu thần,  ong thần, diều hâu thần,…, không  ở  đâu mà hình thức thờ  cúng động vật lại thịnh   hành như ở Ai Cập lúc đó. + Ma thuật giáo: Ma thuật theo tiếng Hi Lạp cổ là phép phù thủy. Đây là biểu   hiện của việc người nguyên thủy tin vào khả  năng tác động đến tự  nhiên bằng   những hành động tượng trưng (cầu khấn, phù phép, thần chú…) nghĩa là bằng con  đường siêu nhiên. Nhờ các biện pháp ma thuật, người nguyên thủy cố gắng tác động  đến những sự kiện và làm cho nó diễn ra theo ý mình mong muốn. Về sau, ma thuật   trở thành một thành tố quan trọng không thể thiếu được của các tôn giáo phát triển.   Địa lý tôn giáo­ Nhóm 1­ LL và PPDH Địa lý  19
  20. Việc thờ  cúng của bất kỳ  tôn giáo nào cũng phải có ma thuật (cầu nguyện, làm  phép…). Tàn dư của ma thuật là các hiện tượng bói toán, tướng số ngày nay. + Bái vật giáo: Bái vật theo tiếng Bồ  Đào Nha là bùa hộ  mệnh, phép lạ. Bái  vật giáo xuất hiện vào lúc mới hình thành tôn giáo và sự  thờ cúng. Bái vật giáo đặt  lòng tin vào những thuộc tính siêu nhiên của các vật thể  như  hòn đá, gốc cây, bùa,  tượng… Họ cho rằng có một lực lượng siêu nhiên, thần bí trú ngụ trong vật đó. Bái  vật giáo là thành tố  tất yếu của sự  thờ cúng tôn giáo. Đó là sự  thờ  cúng các tượng   gỗ, cây thánh giá… hoặc lòng tin vào sức mạnh kỳ quái của các lá bùa…  + Vật linh giáo: Là hình thức tôn giáo xuất hiện muộn hơn, khi mà ý thức của   con người đã đủ khả năng hình thành nên những khái niệm. Vật linh giáo là lòng tin  ở linh hồn. Lòng tin này là cơ sở quan trọng để hình thành nên quan niệm về cái siêu   nhiên của người cổ xưa. Giai đoạn này đã có ảo tưởng cho rằng có hai thế giới: một   thế  giới tồn tại thực sự  và một thế  giới siêu nhiên, trong đó thế  giới siêu nhiên  thống trị thế giới thực tại. Thế giới siêu nhiên này của người nguyên thủy cũng đầy   đủ  động vật, thực vật, các đối tượng do tinh thần tưởng tượng ra và không khác  biệt gì lắm so với thế giới thực tại. Bước sang thời kỳ  đồ  đá giữa, con người chuyển dần từ  săn bắt, hái lượm   sang trồng trọt và chăn nuôi, các hình thức tôn giáo dân tộc ra đời với sự thiêng liêng  hóa các nguồn lợi của con người trong sản xuất và cuộc sống: thần Lúa, thần Khoai,  thần Sông… hoặc tôn thờ  các biểu tượng của sự  sinh sôi (thờ  giống cái, hình  ảnh   phụ  nữ, phồn thực…), đó là các vị  thần của các thị  tộc Mẫu hệ. Khi đồ  sắt xuất  hiện, các quốc gia dân tộc ra đời nhằm mục đích phục vụ  cho sự  củng cố  và phát  triển của dân tộc. Tất cả các vị thần ấy còn tồn tại chừng nào dân tộc tạo ra vị thần   ấy còn tồn tại và khi dân tộc tiêu vong, các vị thần ấy không còn nữa.  Địa lý tôn giáo­ Nhóm 1­ LL và PPDH Địa lý  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2