intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Thực trạng quản lý và sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo tại tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

38
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Thực trạng quản lý và sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo tại tỉnh Quảng Bình” được thực hiện với mục tiêu chung là đánh giá được thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo, từ đó đề xuất giải pháp đối với những vấn đề còn tồn tại, nhằm giúp cho công tác này được thực hiện có hiệu quả hơn tại địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Thực trạng quản lý và sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo tại tỉnh Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HOÀI THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC CƠ SỞ TÔN GIÁO TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KIỂM SOÁT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mãsố: 885.01.03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN HỮU NGỮ HUẾ - 2017 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và số liệu trong luận văn là trung thực, chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thiện luận văn này đều đã được cảm ơn, các thông tin tham khảo, trích dẫn đều đã được chỉ rõ tác giả và nguồn gốc./. Huế, ngày 15 tháng 7 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hoài PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học và đề tài luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của Quý Thầy Cô trong Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Tài nguyên Đất và Môi trường Nông nghiệp, Phòng Đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Nông Lâm Huế, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và viết luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Ngữ, người hướng dẫn khoa học, Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân: Lãnh đạo và tập thể cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Quảng Bình, Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình, Phòng Quản lý Đất đai - Đo đạc và Bản đồ, Lãnh đạo cục Đăng ký Thống kê tỉnh Quảng Bình, Lãnh đạo Ban Tôn giáo và Phòng Nghiệp vụ, Phòng Nội vụ các huyện Lệ Thủy, Bố Trạch, thành phố Đồng Hới, huyện Quảng Ninh, thị xã Ba Đồn và huyện Tuyên hóa, Cán bộ địa chính các xã và các cơ sở tôn giáo đã được điều tra đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã góp ý, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài./. Huế, ngày 15 tháng 7 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hoài PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iii TÓM TẮT Đề tài “Thực trạng quản lý và sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo tại tỉnh Quảng Bình” được thực hiện với mục tiêu chung là đánh giá được thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo, từ đó đề xuất giải pháp đối với những vấn đề còn tồn tại, nhằm giúp cho công tác này được thực hiện có hiệu quả hơn tại địa phương. Từ các nội dung nghiên cứu, rút ra được những kết luận sau: - Đối với tỉnh Quảng Bình, với vị trí nằm ở hành lang kinh tế Đông - Tây của khu vực Đông nam Á, khá thuận lợi cho việc giao thông đi lại, tuy nhiên khí hậu lại khắc nghiệt, địa hình phức tạp và chia cắt; nền kinh tế nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ yếu, cơ sở hạ tầng còn thấp, mật độ dân số phân bố không đều; lịch sử đất đai để lại trên địa bàn tỉnh khá phức tạp ... có ảnh hưởng bất lợi cho công tác quản lý việc sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh. - Quảng Bình có 02 tổ chức tôn giáo đang hoạt động là Phật giáo và Công giáo. Tổng số tín đồ của các tôn giáo khoảng 201.400 tín đồ, chiếm 15,72% dân số trên toàn tỉnh. Tình hình hoạt động của các tôn giáo diễn ra bình thường, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của tín đồ có chiều hướng gia tăng. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân hoạt động ổn định, tuân thủ pháp luật. - Công tác quản lý đất đai đối với các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ khi có Luật Đất đai 2003 đến nay là khá tốt. Trong thời gian qua, chưa để xảy ra điểm nóng nào liên quan đến đất đai của các tôn giáo. Ngoài một số trường hợp các cơ sở tôn giáo sử dụng đất không đúng quy định như mua bán chuyển nhượng đất và xây dựng trái phép, hoặc có giấy phép xây dựng nhưng cố tình thực hiện không đúng, biến các điểm sinh hoạt tôn giáo trái phép, biến gia thành tự, còn về cơ bản đại đa số các cơ sở thờ tự trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hoạt động bình thường, đất đai được sử dụng ổn định, không có tranh chấp, khiếu kiện. - Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo, đặc biệt là sau khi thực hiện theo quy định của Luật Đất đai 2003 đến thời điểm 31/12/2013 đã đạt 91,5% (đã cấp được 152 giấy chứng nhận/129 thửa đất cho 152/129 cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất với tổng diện tích được cấp giấy là 53,26 ha) là khá cao. Quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo đã được công khai, thời gian thực hiện đã được rút ngắn so với quy định chung. - Đề tài đã đề xuất được một số giải pháp để quản lý và sử dụng hiệu quả đất của các cơ sở tôn giáo. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................ Error! Bookmark not defined. MỤC LỤC ......................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ .....................................................................................ix MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................1 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .................................................................2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................................4 1.1.1. Giải thích một số khái niệm, thuật ngữ .................................................................4 1.1.1.1. Đất đai.................................................................................................................4 1.1.1.2. Người sử dụng đất .............................................................................................. 5 1.1.1.3. Quản lý nhà nước về đất đai ...............................................................................6 1.1.1.4. Tôn giáo ..............................................................................................................8 1.1.1.5. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ..................................................................9 1.1.2. Những quy định của nhà nước về tôn giáo và quản lý, sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo .................................................11 1.1.2.1. Những quy định của nhà nước về tôn giáo .......................................................11 1.1.2.2. Các quy định về sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo .................................................................................................................13 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................................................................. 19 1.2.1. Thực trạng về hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam .......................................19 1.2.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất và thực hiện cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở tôn giáo ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước ...........................................................22 1.2.2.1. Một số tình hình quản lý, sử dụng đất và thực hiện cấp giấy chứng nhận cho cơ sở tôn giáo ở thành phố Huế .....................................................................................22 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. v 1.2.2.2. Một số tình hình quản lý, sử dụng đất và thực hiện cấp giấy chứng nhận cho cơ sở tôn giáo ở tỉnh Long An .......................................................................................23 1.2.2.3. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang sử dụng đối với cơ sở tôn giáo trong nước ở tỉnh Bình Định ...........................................................................24 1.2.3. Chính sách quản lý đất đai một số nước trên thế giới .........................................25 1.2.3.1. Ethiopia .............................................................................................................25 1.2.3.2. Thụy Điển .........................................................................................................26 1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN..............................................27 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................28 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................28 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................26 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 28 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................28 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................28 2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu ....................................................28 2.3.1.1. Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp ......................................................................28 2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp .....................................................................................29 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................31 3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................31 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 31 3.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................31 3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất ..............................................................................32 3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết ...............................................................................33 3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên .......................................................................................33 3.1.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên .............................................................. 36 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................37 3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế ..........................................................................................37 3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ...........................................................38 3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm, thu nhập, văn hoá - xã hội....................................38 3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ..........................40 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vi 3.1.2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình.......42 3.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC CƠ SỞ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ......................................................................43 3.2.1. Tình hình về hoạt động, sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo ............................... 43 3.2.1.1. Tình hình hoạt động của các cơ sở tôn giáo .....................................................43 3.2.1.2. Tình hình sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình...45 3.2.2. Công tác quản lý, sử dụng đất đai của các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ............................................................................................................................... 49 3.3. TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO CÁC CƠ SỞ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH .....................................52 3.3.1. Kết quả thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo ..........................................................................................................................52 3.3.1.1. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo.............52 3.3.1.2. Kết quả thực hiện cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở tôn giáo .......................54 3.3.2. Những thuận lợi, khó khăn và vướng mắc trong việc thực hiện cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở tôn giáo ...........................................................................................59 3.3.2.1. Tình hình chung ................................................................................................ 59 3.3.3.2. Những thuận lợi ................................................................................................ 60 3.3.3.3. Những khó khăn và vướng mắc .......................................................................61 3.4. TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC CƠ SỞ TÔN GIÁO TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH ...........................................................62 3.4.1. Tồn tại ..................................................................................................................62 3.4.2. Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả đất của các cơ sở tôn giáo ..........................................................................................................................63 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................65 1. Kết luận......................................................................................................................65 2. Đề nghị ......................................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 67 PHỤ LỤC ......................................................................................................................70 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Cụm từ được viết tắt BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường CD Chuyên dung CP Chính phủ CQ Cơ quan ĐKTK Đăng ký thống kê GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất NPĐ Niệm phật đường QĐ Quyết định SNNN Sự nghiệp nhà nước SX, KD Sản xuất, kinh doanh UBND Ủy ban nhân dân VPĐK Văn phòng đăng ký PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tăng trưởng GDP bình quân qua các năm của tỉnh Quảng Bình ............37 Bảng 3.2. Tổng hợp số lượng các cơ sở tôn giáo quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình .......................................................................................45 Bảng 3.3. Tổng hợp mật độ các cơ sở tôn giáo quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình .......................................................................................46 Bảng 3.4. Tổng hợp số lượng các cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng nhận qua các năm trên địa bản tỉnh Quảng Bình ...........................................................55 Bảng 3.5. Tổng hợp cấp giấy chứng nhận của các cơ sở tôn giáo trên địa bản tỉnh Quảng Bình .............................................................................................. 56 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. ix DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 3.1. Sơ đồ hành chính tỉnh Quảng Bình..........................................................31 Sơ đồ 3.1. Quy trình cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình .............................................................................................. 54 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là lãnh thổ, là tài nguyên vô giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt; là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Chính vì lẽ đó, việc ban hành các chính sách, các quy định pháp luật về quản lý đất đai, đặc biệt là đất đai của tôn giáo luôn đóng vai trò quan trọng. Công tác quản lý việc sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở tôn giáo luôn có những vấn đề nhạy cảm, phức tạp. Đất đai và tài sản tôn giáo đã gây ra hàng loạt vấn đề tranh chấp, diễn biến phức tạp ở hầu hết các quốc gia có tôn giáo. Là một quốc gia đa tôn giáo, bên cạnh các tôn giáo lớn có tổ chức với số lượng tín đồ đông đảo còn có các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian truyền thống. Tôn giáo đã và đang trở thành nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, các hoạt động của tôn giáo được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, số người theo tôn giáo ngày càng tăng. Để thực hiện tốt việc quản lý, tùy vào từng điều kiện cụ thể, Đảng và Nhà nước ta đã luôn có những chính sách phù hợp về đất đai đối với các cơ sở tôn giáo, nhằm đảm bảo có nơi thờ tự, có đất sản xuất để nuôi sống những người tu hành, tiền nhang khói và tu sửa nơi thờ tự. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và theo Luật Đất đai năm 2013, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý việc sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở tôn giáo. Đến nay, tình hình sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo đã khá ổn định, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo đạt tỷ lệ cao. Tuy nhiên, vẫn không thể tránh khỏi những vấn đề luôn dễ nảy sinh và còn tồn tại trong việc quản lý, sử dụng đất trong lĩnh vực tôn giáo. Để có cái nhìn thực tế về công tác quản lý việc sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở tôn giáo, đồng thời đề xuất một số giải pháp đối với những vướng mắc còn tồn tại trong công tác này, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý và sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo tại tỉnh Quảng Bình”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Mục tiêu chung Đánh giá được thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo tại tỉnh Quảng Bình, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 2 từ đó đề xuất giải pháp đối với những vấn đề còn tồn tại, nhằm giúp cho công tác này được thực hiện có hiệu quả hơn tại địa phương. - Mục tiêu cụ thể + Đánh giá được thực trạng quản lý và sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ khi có Luật Đất đai 2003 đến nay. + Đánh giá được tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ khi có Luật Đất đai 2003 đến nay. + Đề xuất giải pháp giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở tôn giáo. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN - Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và mối quan hệ giữa nhóm đất cho các cơ sở tôn giáo với các nhóm đất khác để từ đó có thể điều chỉnh và bổ sung những tồn tại và vướng mắc trong chính sách pháp luật về đất đai hiện hành liên quan đến vấn đề đất tôn giáo. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu có liên quan về quản lý và sử dụng đất tôn giáo. - Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ chỉ ra được thực trạng công tác quản lý việc sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo tại Quảng Bình, từ đó có các giải pháp để góp phần vào công tác quản lý và cấp giấy được tốt hơn cho địa phương. Kết quả nghiên cứu có thể tham khảo cho các địa phương khác về vấn đề đất dành cho các cơ sở tôn giáo. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 3 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Giải thích một số khái niệm, thuật ngữ 1.1.1.1. Đất đai a. Khái niệm về đất đai Theo V.V. Đôcutraiep (1846-1903): Đất là tầng ngoài cùng của đá bị biến đổi một cách tự nhiên dưới tác dụng của tổng hợp của 5 yếu tố: sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi địa phương. Viện sĩ thổ nhưỡng nông hoá Liên Xô (cũ) V. R Viliam (1863-1939) thì cho rằng đất là lớp tơi xốp của vỏ lục địa, có độ dày khác nhau, có thể sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng [15]. Theo quan điểm của C. Mác: Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp [16]. Theo quan điểm của FAO thì đất được xem như là tổng thể của nhiều yếu tố gồm: Khí hậu, địa hình, đất, thổ nhưỡng, thuỷ văn, thực vật, động vật, những biến đổi của đất do hoạt động con người [31]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì đất là lớp mỏng trên cùng của vỏ trái đất tương đối tơi xốp do các loại đá phong hoá ra, có độ phì nhiêu, trên đó cây cỏ có thể mọc được. Đất hình thành do tác dụng tổng hợp của nước, không khí và sinh vật lên đá mẹ [38]. Theo Luật Đất đai 2003: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng [26]. Theo Luật đất đai 2013: Đất đai là quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014. Ngay khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành, Chính phủ đã ban hành các Nghị định, Bộ Tài PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 5 nguyên và Môi trường ban hành các Thông tư, quyết định hướng dẫn thi hành Luật. Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều so với Luật đất đai 2003. Các chương tăng mới là các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trước đây thuộc chương II Luật Đất đai năm 2003 tách ra (có 6 mục chuyển thành chương và bổ sung thêm một chương có nội dung mới). Luật Đất đai sửa đổi đã thể chế hóa đúng và đầy đủ những quan điểm, định hướng nêu trong Nghị quyết số 19- NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI, thể hiện được ý chí, nguyện vọng của đại đa số nhân dân. b. Phân loại đất Phân loại đất theo thổ nhưỡng: Ở Việt Nam, năm 1976 Bộ Nông nghiệp đã xây dựng bản đồ đất tỉ lệ 1/1.000.000, bảng phân loại đất chia đất của nước ta thành 13 nhóm với 30 loại đất theo phát sinh. Từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, ở nước ta đã sử dụng hệ thống phân loại đất theo định lượng FAO - UNESCO, bảng phân loại đất theo phương pháp FAO - UNESCO gồm 19 nhóm và 54 loại đất [15]. Phân loại đất theo mục đích sử dụng: Theo Luật Đất đai 2003, đất đai được phân thành 3 nhóm mục đích sử dụng: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng [26]. - Nhóm đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [5]. - Nhóm đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp là đất đang được sử dụng không thuộc nhóm đất nông nghiệp; bao gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng, đất phi nông nghiệp khác [5]. Trong các loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp có đất tôn giáo, Luật Đất đai năm 1993 chưa có khái niệm này. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo; đất trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo đuợc Nhà nước cho phép hoạt động [26]. - Nhóm đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng là đất chưa xác định mục đích sử dụng. Đất chưa sử dụng bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây [5]. 1.1.1.2. Người sử dụng đất PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 6 Theo Luật Đất đai 1993, người sử dụng đất được chia thành 3 nhóm, bao gồm: - Các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội; - Hộ gia đình và cá nhân; - Tổ chức, cá nhân nước ngoài [23]. Theo Luật Đất đai 2013, Điều 5, người sử dụng đất bao gồm: Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm: 1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức); 2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân); 3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ; 4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo; 5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ; 6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch; 7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư. [26]. Như vậy, so với Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2013 đã quy định rõ hơn về người sử dụng đất, và cơ sở tôn giáo là 1 trong 7 nhóm người sử dụng đất. Khi sử dụng đất, cơ sở tôn giáo cũng như những người sử dụng đất khác có các quyền cũng như nghĩa vụ tương ứng. 1.1.1.3. Quản lý nhà nước về đất đai Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 7 đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. Theo quy định của Luật Đất đai 2003, nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm 13 nội dung như sau: 1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 7. Thống kê, kiểm kê đất đai. 8. Quản lý tài chính về đất đai. 9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. 10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai. 13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. So với Luật Đất đai 1993 (chỉ bao gồm 7 nội dung quản lý nhà nước), Luật Đất đai 2003 có thêm quy định mới về Quản lý tài chính về đất đai; phát triển thị trường bất động sản; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. Theo Luật đất đai năm 2013, nội dung quản lý nhà nước về đất đai đã tăng thêm 2 nội dung, cụ thể như sau: 1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 8 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. 7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 8. Thống kê, kiểm kê đất đai. 9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. 11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. 14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. 15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. Như vậy, so với các Luật đất đai trước đây, Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể hơn và bảo đảm thực hiện được quyền của Nhà nước về đất đai. 1.1.1.4. Tôn giáo Tôn giáo hay đạo (tiếng Anh: "religion" và "religion" lại xuất phát từ thuật ngữ "legere" (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người), đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục. Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 9 các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác [39]. Đôi khi từ "tôn giáo" cũng có thể được dùng để chỉ đến những cái gọi đúng hơn là "tổ chức tôn giáo" - một tổ chức gồm nhiều cá nhân ủng hộ việc thờ phụng, thường có tư cách pháp nhân. "Tôn giáo" hay được nhận thức là "tôn giáo" có thể không đồng nhất với những định nghĩa trên đây trong niềm tin tối hậu nơi mỗi tôn giáo (tức là khi một tín hữu theo một tôn giáo nào đó, họ không có cái gọi là ý niệm "tôn giáo" nơi tôn giáo của họ, tôn giáo chỉ là một cách suy niệm của những người không có tôn giáo bao phủ lấy thực tại nơi những người có tôn giáo) [39]. Theo từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học chủ biên xuất bản năm 2005 thì tôn giáo: Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ. Hệ thống những quan niệm tín ngưỡng; sùng bái một hay những vị thần linh nào đó và những lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy [38]. Theo Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 thì tổ chức tôn giáo là: Tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được nhà nước công nhận. Hoạt động tôn giáo, là "… việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luận, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo" [37]. 1.1.1.5. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Ở Việt Nam, Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai nhưng không trực tiếp khai thác, sử dụng đất mà trao quyền sử dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân... Chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất trong việc sử dụng đất là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Vì vậy, theo quy định của pháp luật đất đai, cấp GCNQSDĐ là một trong những nội dung của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, đồng thời cũng là một quyền đầu tiên mà bất kỳ người sử dụng đất hợp pháp nào cũng được hưởng [12]. Quy định cụ thể về GCNQSDĐ chính thức có từ Quyết định 201-QĐ/ĐKTK ngày 14/7/1989 của Tổng cục Quản lý ruộng đất. Kể từ đấy, mẫu GCNQSDĐ áp dụng thống nhất cho tổ chức, cá nhân theo quy định của Quyết định 201 được Tổng cục Quản lý ruộng đất phát hành và sử dụng theo số sêri liên tục cho đến khi có Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về GCNQSDĐ. Do mẫu giấy này có bìa màu đỏ nên thường PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 10 được gọi là giấy bìa đỏ hay giấy đỏ. Tuy nhiên, giấy đỏ chỉ áp dụng cấp cho quyền sử dụng đất mà không áp dụng cấp cho đất có nhà ở tại đô thị [12]. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, ngày 05/7/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/CP về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị, quy định người sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở tại đô thị được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Mẫu giấy chứng nhận này do Bộ Xây dựng phát hành và do có bìa màu hồng nhạt nên thường được gọi là giấy hồng. Theo đó, đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở tại nông thôn vẫn tiếp tục sử dụng mẫu GCNQSDĐ (giấy đỏ), còn đất ở có nhà tại đô thị sẽ được cấp giấy hồng [12]. Những năm tiếp theo, Chính phủ lại tiếp tục ban hành Nghị định 14/1998/NĐ- CP ngày 06/3/1998 về quản lý tài sản nhà nước, mở rộng đối tượng, quy định các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đều phải đăng ký đất đai, nhà và công trình xây dựng khác gắn liền với đất tại cơ quan quản lý công sản cấp tỉnh. Sau khi đăng ký, các cơ quan, đơn vị, tổ chức sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền quản lý, sử dụng nhà đất, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước. Giấy chứng nhận này do Bộ Tài chính phát hành theo Quyết định 20/1999/QĐ-BTC ngày 25/02/1999 và do có màu tím nên thường được gọi là giấy tím [12]. Như vậy, trước tháng 11/2004, cùng lúc tồn tại cả 3 mẫu GCNQSDĐ hợp pháp do 3 cơ quan khác nhau chịu trách nhiệm phát hành và tổ chức thực hiện cấp cho người sử dụng đất, gồm: - GCNQSDĐ - giấy đỏ, thuộc ngành Tài nguyên và Môi trường. - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở - giấy hồng, thuộc ngành Xây dựng. - Giấy chứng nhận quyền quản lý, sử dụng nhà, đất, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước - giấy tím, thuộc ngành Tài chính [12]. Với những quy định đó, mỗi một loại giấy chứng nhận được cấp theo một trình tự, thủ tục khác nhau; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất liên quan cũng có ít nhiều khác biệt, đồng thời hoạt động quản lý đất đai của nhà nước đối với từng loại đất và tài sản trên đất cũng bị tách rời, thuộc nhiều cơ quan khác nhau, gây khó khăn trong việc kiểm soát biến động đất đai [12]. Với mong muốn tạo thuận tiện cho người sử dụng đất, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thống nhất việc quản lý đất đai và tài sản gắn liền với đất, không phụ thuộc loại đất, mục đích sử dụng đất, đến Luật Đất đai 2003 (được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 01/7/2004) quy định về GCNQSDĐ đã có sự thay đổi cơ bản [12]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2