Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại thành phố Đà Nẵng
lượt xem 7
download
Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung để đánh giá đúng thực trạng thi hành pháp luật trong GQKNTC về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, xác định những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân cụ thể. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật GQKNTC về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại thành phố Đà Nẵng
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác; Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trần Văn Phúc PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học và đề tài nghiên cứu Tôi đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp, Phòng Đào tạo Sau đại học–Trường Đại học Nông lâm Huế. Xin gửi tới quý Thầy, Cô lời cảm ơn chân thành và tình cảm quý mến nhất. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS.Huỳnh Văn Chương, người hướng dẫn khoa học, đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân: UBND Thành phố Đà Nẵng, Sở Tài nguyên và môi trường Đà Nẵng, Thanh tra thành phố Đà Nẵng, các hộ gia đình, cá nhân, các cán bộ, chuyên gia thuộc nhóm hộ điều tra trên địa bàn đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện để tôi hoàn thiện đề tài này. Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã góp ý, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài./. Huế, tháng 02 năm 2016 Tác giả luận văn Trần Văn Phúc PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở các quy định của pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại, pháp luật tố cáo và xuất phát từ thực tiễn công tác thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, để góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tôi chon đề tài “Thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sỹ. Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung để đánh giá đúng thực trạng thi hành pháp luật trong GQKNTC về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, xác định những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân cụ thể. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật GQKNTC về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Để đạt được mục đích trên, số liệu thu thập từ các nguồn tại UBND thành phố Đà Nẵng và các quy định của luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật khác, luận văn thể hiện được các nôi dung: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận, cơ sở pháp lý của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai hiện nay; - Tìm hiểu về đặc điểm tình hình kinh tế xã hội, an ninh, chính trị của thành phố Đà Nẵng và ảnh hưởng của nó đến tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố; - Đánh giá tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian từ năm 2010-2014; - Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trong công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố Đà Nẵng. Thông qua việc nghiên cứu, phân tích thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất để thấy được những vướng mắc, bất cập trong hệ thống pháp luật hiện hành, đề xuất sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật khiếu nại, tố cáo về đất đai. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv Làm rõ thực trạng, xác định những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc thi hành pháp luật GQKNTC về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Từ đó, đề xuất những quan điểm và kiến nghị các giải pháp có tính khả thi, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật GQKNTC về đất đai trên địa bàn thành phố, góp phần ổn định và đáp ứng yêu cầu phát triển Thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................................... ii TÓM TẮT.................................................................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................................................. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................................... ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .......................................................................................... 2 2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................................ 3 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ................................................................................ 3 3.1. Ý nghĩa khoa học: ........................................................................................................................... 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn: ............................................................................................................................ 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 4 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 4 1.1.1 Khái niệm và vai trò quan hệ về đất đai ................................................................................ 4 1.1.2 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại ............................................................................................ 5 1.1.3. Tố cáo và giải quyết tố cáo ....................................................................................................... 6 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI ... 7 1.2.1 Thực tiễn về khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam ......................................................................... 7 1.2.2 Thực tiễn về khiếu nại, tố cáo một số nước trên thế giới .............................................. 20 1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ................................................ 22 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 24 2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 24 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 24 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 25 2.4.1. Phương pháp thu thập thập số liệu thứ cấp ....................................................................... 25 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .................................................................................. 25 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 2.4.3. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia và các cơ quan liên quan ...................... 26 2.4.4. Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu: ........................................................ 26 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 27 3.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI, AN NINH CHÍNH TRỊ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG, ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI VÀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ27 3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................................................................. 27 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội, an ninh chính trị. ...................................................................... 31 3.1.3. Ảnh hưởng công tác quản lý Nhà nước về đất đai đến giải quyết khiếu nại, tố cáo.... 35 3.2. TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI, TỐ CÁO GIAI ĐOẠN 2010-2014.................................... 39 3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai ............................. 39 3.2.3. Nội dung khiếu nại, tố cáo về đất đai ................................................................................ 40 3.2.4. Các nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo về đất đai ................................................. 41 3.3 CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI ............................ 42 3.3.1. Việc cụ thể hóa và thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và luật đất đai ở thành phố Đà Nẵng. ................................................................................. 42 3.3.2. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố từ 2010-2014 .... 43 3.3.3. Một số trường hợp nghiên cứu điển hình .......................................................................... 52 3.3.4. Những bài học từ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai ........................... 65 3.4. ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO ............................................................................. 66 3.4.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác giải quyết kiếu nại, tố cáo về đất đai ....... 66 3.4.2. Giải pháp cơ bản để tăng cường hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về dất đai ......................................................................................................................................................... 73 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 80 1. KẾT LUẬN ......................................................................................................................................... 80 2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................................ 81 2.1. Đối với Trung ương ...................................................................................................................... 81 2.2. Đối với UBND thành phố Đà Nẵng ........................................................................................ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 83 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ GQKNTC Giải quyết khiếu nại tố cáo TAND Tòa án nhân dân UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa CQĐHCNN Các quyết định hành chính nhà nước GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất QĐHC Quyết định hành chính HVHC Hành vi hành chính VPPL Vi phạm pháp luật PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về hiện trạng phát triển kinh tế .................................................................... 32 Bảng 3.2. Số liệu kiểm kê đất đai năm 2015.......................................................................................... 36 Bảng 3.3. Tình hình biến động đất đai của thành phố thời kỳ 2010-2015......................................... 37 Bảng 3.4: Tình hình đơn khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2010 đến 2014 ................................................. 43 Bảng 3.5:Tình hình giải quyết khíếu nại giai đoạn 2010 đến 2014 .................................................... 44 Bảng 3.6:Tình hình giải quyết tố cáo giai đoạn 2010 đến 2014......................................................... 45 Bảng 3.7: Kết quả giải quyết khiếu nại giai đoạn 2010 đến 2014 .................................................... 45 Bảng 3.8: Kết quả giải quyết tố cáo giai đoạn 2010 đến 2014 .........................................................456 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1. Vị trí địa lý của thành phố Đà Nẵng ...................................................................................... 27 Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của thành phố năm 2015......................................................... 37 Hình 3.2 Huyện đảo Hoàng Sa ................................................................................................................ 28 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại, tố cáo là hiện tượng xã hội xuất hiện trong quản lý hành chính nhà nước, là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không những có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật do mình ban hành, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Vì vậy, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là một vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Trong lĩnh vực quản lý đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội; đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế đất có giá, việc giao đất, cho thuê đất phi nông nghiệp, thuê đất sản xuất kinh doanh phải trả tiền thì về đất đai phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung, đã có nhiều vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp đông người, kéo đến trụ sở tiếp công dân của trung ương Đảng và Nhà nước từ đó đã gây ảnh hưởng lớn đến trật tự an ninh, tổn thất về kinh tế, ảnh hưởng đến tình hình chính trị, văn hóa xã hội của đất nước. Hiện nay, tình hình khiếu nại, tố cáo trong cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng diễn biến rất phức tạp, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo năm sau tăng hơn năm trước và tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng, chiếm hơn 91% số lượng đơn thư. Tính chất các vụ khiếu nại, tố cáo về đất đai thường gay gắt, kéo dài, đặc biệt trong những năm gần đây xuất hiện những vụ việc khiếu nại đông người, khiếu nại vượt cấp ở các cơ quan cấp Trung ương, cấp tỉnh và nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo; một số trường hợp vượt ra khỏi phạm vi khiếu nại dẫn đến vi phạm pháp luật hình sự, có những công dân thường xuyên khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật, lôi kéo xúi giục người khác khiếu nại, tố cáo kéo dài từ những năm chưa chia tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cho đến nay. Tình hình trên đã và đang ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị, xã hội, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 Từ các năm giai đoạn 2010-2014, hoạt động thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã đạt được những kết quả nhất định, tạo cơ sở cho việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số yếu kém, hạn chế như thủ trưởng một số cơ quan, ban, ngành, một số Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện và những người có thẩm quyền còn thiếu trách nhiệm, chưa nhận thức đầy đủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai; chất lượng thi hành pháp luật còn thấp, số lượng vụ việc giải quyết sai còn nhiều; trong khi giải quyết còn vi phạm quy định về thẩm quyền, về trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo; nhiều Quyết định giải quyết khiếu nại, Kết luận giải quyết tố cáo đã có hiệu lực pháp luật nhưng chậm thi hành hoặc không thi hành; công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được quan tâm đúng mức; kỷ luật hành chính trong giải quyết khiếu nại, tố cáo bị buông lỏng; những vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo chưa được xử lý nghiêm minh, trình độ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáovề đất đai còn bất cập... Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai không thể thiếu cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai hoàn thiện và hiệu quả. Việc nghiên cứu, tìm hiểu các khiếu kiện về đất đai và phân tích, đánh giá đúng công tác thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai là rất cần thiết, không những giúp Nhà nước trong nỗ lực xác lập cơ chế giải quyết về đất đai một cách có hiệu quả mà còn góp phần vào việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Trên cơ sở các quy định của pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại, pháp luật tố cáo và xuất phát từ thực tiễn công tác thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, để góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tôi chọn đề tài: “Thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sỹ. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu về khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (phạm vi nghiên cứu đề tài 2010-2014). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Tình hình kinh tế xã hội, an ninh, chính trị của thành phố Đà Nẵng, ảnh hưởng đến khiếu nại, tố cáo về đất đai và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố. - Tình hình khiếu nại, tố cáo giai đoạn từ 2010-2014. - Công tác thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trong công tác quản lý nhà nước về đất đai giai đoạn từ 2010-2014 . - Đánh giá và đề xuất những giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học: - Nêu được những vướng mắc, bất cập trong hệ thống pháp luật hiện hành, đề xuất sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật khiếu nại, tố cáo về đất đai. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn: - Đánh giá tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai. - Thực và thực trạng công tác thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất. - Những bài học kinh nghiệm. - Đề xuất các giải pháp. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Khái niệm và vai trò quan hệ về đất đai Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng, là nguồn nội lực to lớn của đất nước. Đất đai gắn liền với hoạt động sản xuất, đời sống của con người, gắn liền với chủ quyền, lãnh thổ của một quốc gia, nhà nước nhất định. Đất đai là tặng vật của thiên nhiên cho không loài người, không phải do con người làm ra. Đất đai là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của một quốc gia. Đất đai được cố định bỡi mặt số lượng.Mỗi quốc gia, mỗi vùng địa lý có những đặc trưng khác nhau về khí hậu, địa hình… thì tính chất đất cũng khác nhau)[11]. Đất đai là sản phẩm tự nhiên nhưng nó chứa đựng những yếu tố lao động sống và lao động vật hóa của con người. Hiến pháp của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992, tại điều 17 đã quy định: “ Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất… đều thuộc sỡ hữu của toàn dân”. Luật Đất đai năm 2003 đã quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” (khoản 1, Điều 5)[17]. Đất đai bao gồm cả môi trường sống và các nguồn lợi tự nhiên: khí hậu, thời tiết, nước, không khí, khoáng sản nằm trong lòng đất. Sinh vật sống trên đất thậm chí có sinh vật sống trong lòng đất. Có đât, có cây cối mới có con người. Trong đời sống xã hội, đất đai là công cụ lao động chung, là điều kiện cần thiết để thực hiện tất cả các quá trình sản xuất. Khi đưa vào sản xuất thì đất trở thành tư liệu sản xuất nhưng vai trò của đất đai trong các lĩnh vực không giống nhau. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân có nghĩa là đất đai không thuộc quyền sở hữu của một tổ chức hay một cá nhân công dân nào. Các tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân chỉ là chủ thể của quyền sử dụng đất. Đất đai là thuộc về toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai ở đây là quyền sở hữu duy nhất và tuyệt đối. Tính chất tuyệt đối và duy nhất thể hiện ở chỗ quyền sở hữu toàn dân bao trùm cả đất đai, bất kỳ là đất đó hiện đang do ai sử dụng và không cho phép bất cứ hình thức sở hữu nào khác tồn tại. Việc sủ dụng đất của các tổ chức, cộng đồng dân cư hộ gia đình và cá nhân phải đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch, mục đích sử dụng đất, tiết kiệm, có hiệu quả và bảo vệ môi trường. Đó chính là PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 nguyên tắc pháp lý xuyên suốt trong quản lý, sử dụng đất, phản ánh đặc trưng của quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là kết quả của đầu tư lao động, vốn, công sức cải tạo của người lao động cụ thể. Vì vậy, người sử dụng đất không thể là một khái niệm chung chung mà phải hết sức cụ thể và được hưởng các lợi ích thiết thực. Các yếu tố đó đòi hỏi việc xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai phải đảm bảo cho nhà nước can thiệp vào quan hệ đất đai với tư cách là người đại diện chủ sở hữu và quản lý tối cao đối với đất đai và dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước thì đất đai với tính chất là tư liệu sản xuất đặc biệt phải thuộc về người chủ sử dụng cụ thể. Mối quan hệ này phải là một sự thống nhất hài hòa giữa các quyền năng, vai trò tối cao của nhà nước với các quyền cụ thể của người sử dụng đất. Đất đai là lãnh thổ quốc gia, là tài nguyên vô giá không thể thay thế được. Đó là quá trình chinh phục, chống giặc ngoại xâm của cả dân tộc Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó Nhà nước và mọi tổ chức, công dân phải có trách nhiệm bảo vệ, gìn gữ nguồn tài nguyên quốc gia. Trên toàn quốc các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai chiếm từ 50-60% tổng số đơn thư tiếp nhận[15]. Căn cứ vào chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, người sử dụng đất bao gồm các đối tượng: Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, các đơn vị lực lượng vũ trang, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội. Nhà nước bảo hộ cho người sử dụng đất được hưởng những quyền lợi hợp pháp trên đất được giao và được quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất… Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, cải tạo, bồi dưỡng và sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả. 1.1.2 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Khiếu nại nghĩa là việc phàn nàn, phản ứng, bất bình của một người nào đó đối với một vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình. Theo giải thích của từ điển tiếng Việt thì khiếu nại là “đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét một việc làm mà mình không đồng ý, cho là trái phép hay không hợp lý” [28]. Theo sách “3450 thuật ngữ pháp lý phổ thông”: “khiếu nại là việc yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc người có chức vụ giải quyết việc vi phạm các quyền hoặc lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại hay người khác [6]. Theo Từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý làm chủ biên: "Khiếu nại là thắc mắc, đề nghị xem xét lại những kết luận, quyết định do cấp có thẩm quyền đã làm, đã chuẩn y [30]. Khiếu nại được thể hiện trong Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998: “ Khiếu nại là việc công dân, cơ quan tổ chức, hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 định, đề nghị cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” (khoản 2 Điều 2)[18]. Khái niệm này chỉ giới hạn những khiếu nại phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước mà đối tượng khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính. Luật Khiếu nại năm 2011 quy định tại Điều 2 đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức[19] . Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005, quyết định hành chính phải là quyết định bằng văn bản, thì Luật Khiếu nại 2011 mở rộng “Quyết định hành chính” là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại. Giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước là hoạt động kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của Nhà nước và xã hội[27]. 1.1.3. Tố cáo và giải quyết tố cáo Tố cáo theo từ điển tiếng Việt thì tố cáo là “báo cáo cho mọi người hoặc cơ quan có thẩm quyền biết người hoặc hành động phạm pháp nào đó”[20]. Về mặt xã hội thì tố cáo thể hiện sự bất bình của người này về hành vi của người khác và báo cho cơ quan, tổ chức và người khác biết để có biện pháp giải quyết. Trong pháp luật nước ta, lần đầu tiên Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 đã quy định khái niệm tố cáo: “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” (khoản 2 Điều 2)[18]. Hành vi vi phạm pháp luật rất phức tạp, có thể được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau, với tính chất, mức độ vi phạm khác nhau, xâm phạm đến những quan hệ xã hội khác nhau được pháp luật bảo vệ. Về nguyên tắc thì các hành vi vi phạm pháp luật PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh. Nhà nước phải có cơ chế để khuyến khích, động viên và tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát hiện, tố cáo, phản ánh với các cơ quan nhà nước về hành vi vi phạm pháp luật. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Nhà nước ta đã ban hành Luật khiếu nại, tố cáo vào năm 1998 và đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 và ban hành luật tố cáo riêng vào năm 2011, đồng thời có nhiều quy định để điều chỉnh về tố cáo và giải quyết tố cáo trong các lĩnh vực, tạo thành hệ thống pháp luật đồng bộ điều chỉnh về vấn đề này. Tuy nhiên với tư cách là đạo luật gốc điều chỉnh những vấn đề cơ bản, chung nhất về tố cáo và giải quyết tố cáo thì nội dung của Luật khiếu nại, tố cáo chưa bao quát, chưa đáp ứng được yêu cầu của việc giải quyết những tố cáo đang phát sinh trên thực tiễn. Để khắc phục tình trạng này, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, căn cứ vào những quy định của các văn bản pháp luật có liên quan, Luật tố cáo mở rộng phạm vi điều chỉnh, nhằm bao quát hết việc tố cáo và giải quyết tố cáo đang diễn ra, trên cơ sở phân định rõ hành vi vi phạm pháp luật và đối tượng có hành vi bị tố cáo để xác định quy trình giải quyết cho phù hợp. Theo đó có: (1) tố cáo hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ; (2) tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Bên cạnh đó, Luật tố cáo bổ sung nhiều quy định mới về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo; công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý người có hành vi vi phạm bị tố cáo; bảo vệ người tố cáo...Những quy định mới đó nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc tố cáo, giải quyết tố cáo, đề cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tố cáo, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết tố cáo. 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 1.2.1 Thực tiễn về khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam 1.2.1.1 Khiếu nại và tố cáo a. Khiếu nại Luật Khiếu nại đã quy định rõ hơn về phạm vi điều chỉnh nhằm cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 về quyền khiếu nại. Tại Điều 1, Luật Khiếu nại tiếp tục quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; đồng thời có quy định rõ hơn về việc tiếp công dân; quản lý và giám sát công tác giải quyết khiếu nại. Ngoài ra, để bảo đảm quyền khiếu nại của công dân được quy định tại Điều 74 của Hiến pháp và cũng phù PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 hợp với Luật Tố tụng hành chính năm 2010, thực tiễn giải quyết khiếu nại hiện nay và kế thừa quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, Luật Khiếu nại quy định cụ thể tại Điều 3 về áp dụng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo thì “Quyết định hành chính” là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính (Khoản 10, Điều 2). Quy định về thuật ngữ trên của Luật khiếu nại, tố cáo dẫn đến thực tế có nhiều cách hiểu khác nhau về “quyết định hành chính”. Đó là: - Quyết định hành chính phải là văn bản thể hiện dưới hình thức Quyết định do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Các loại văn bản thể hiện dưới hình thức khác như kết luận, thông báo, công văn…thì không được coi là quyết định hành chính và không thuộc đối tượng bị khiếu nại. - Quyết định hành chính bao gồm cả văn bản thể hiện dưới hình thức Quyết định và văn bản thể hiện dưới hình thức khác do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành. - Đối với văn bản của cơ quan nhà nước không được thể hiện dưới dạng hình thức Quyết định nhưng có chứa đựng nội dung quản lý hành chính nhà nước thì không được coi là quyết định hành chính mà coi đó là hành vi hành chính. Từ các cách hiểu khác nhau này nên việc thi hành việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trên thực tế chưa được thống nhất. Để khắc phục tồn tại này và phù hợp với Luật Tố tụng hành chính năm 2010, Luật Khiếu nại đã quy định cụ thể về quyết định hành chính là đối tượng khiếu nại: Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể (Khoản 8, Điều 2). Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì trong mọi trường hợp, người khiếu nại phải khiếu nại lần đầu với người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính (Điều 30). Quy định này đã hạn chế quyền được khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án của công dân. Để khắc phục hạn chế trên, tại Điều 7, Khoản 1, Luật Khiếu nại quy định: “…người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 quy định của Luật tố tụng hành chính” mà không nhất thiết chỉ được khiếu nại với người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại như trước đây. Việc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án vẫn có thể thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình giải quyết khiếu nại (Điều 7). Việc quy định trình tự khiếu nại như trên vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc lựa chọn các hình thức giải quyết khiếu kiện của mình, bảo đảm quyền tự sửa chữa của người có quyết định hành chính, hành vi hành chính khi bị khiếu nại, đồng thời tạo ra cơ chế giải quyết khiếu nại khách quan, dân chủ, kịp thời và hiệu quả hơn. Trên thực tế, tình trạng khiếu nại nhiều người diễn ra khá phổ biến, đòi hỏi Nhà nước xem xét, giải quyết để ổn định tình hình chính trị - xã hội. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trong việc xử lý đối với loại khiếu nại này, Luật Khiếu nại đã quy định mới tại Khoản 4, 5, Điều 8, Chương II, Chương III và Chương V về việc khiếu nại nhiều người với các quy định: nhiều người đến khiếu nại trực tiếp (Khoản 4, Điều 8); nhiều người khiếu nại qua đơn (Khoản 5, Điều 8); đại diện nhiều người khiếu nại (Khoản 4, Điều 60); địa điểm để công dân thực hiện khiếu nại nhiều người và giải quyết khiếu nại nhiều người (Chương V) và quyết định giải quyết khiếu nại nhiều người (Khoản 3, Điều 31). Trình tự, thủ tục giải quyết đối với khiếu nại nhiều người vẫn tuân theo trình tự, thủ tục chung như giải quyết đối với từng người[22]. Ngoài những khiếu nại không được thụ lý để giải quyết mà Luật Khiếu nại, tố cáo đã quy định tại Điều 32, Luật Khiếu nại đã bổ sung thêm một số trường hợp khiếu nại không được thụ lý để giải quyết, cụ thể: - Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định. - Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại. - Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại. Việc bổ sung quy định mới này nhằm thống nhất với Luật Cán bộ công chức năm 2008, Luật Tố tụng hành chính năm 2010 và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 Luật khiếu nại, tố cáo đã có những quy định về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, luật sư. Tuy nhiên, việc quy định này chưa tạo ra sự công bằng, khách quan, công khai, dân chủ, thiếu những quy địnhh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và người đại diện hợp pháp của họ. Để khắc phục tình trạng này, kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Khiếu nại đã quy định cụ thể và đầy đủ hơn về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại và của luật sư, bổ sung thêm quyền và nghĩa vụ của Trợ giúp viên pháp lý. Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Khiếu nại tiếp tục quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc về người có quyết định hành chính, hành vi hành chính; khiếu nại lần hai do Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu giải quyết. Bên cạnh đó, Luật Khiếu nại đã có quy định mới về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình (Khoản 3, Điều 21); Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình (Khoản 4, Điều 23) và Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Luật Khiếu nại đã bổ sung một số quy định mới về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại cho phù hợp với thực tiễn theo hướng đơn giản, công khai, dân chủ, nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người khiếu nại. Cụ thể là làm rõ và bổ sung nhiều quy định mới về xác minh nội dung khiếu nại (Điều 29); trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu thì có thể đối thoại trong trường hợp yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau, song đối với giải quyết khiếu nại lần hai thì bắt buộc phải đối thoại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại. Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại[3]. Để bảo đảm tính minh bạch trong giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại theo một hoặc một số hình thức công khai gồm: công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác; niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng[12]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 Luật Khiếu nại quy định đối với giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại đều phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại. Công dân đến trình bày không phân biệt khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và thực tế cho thấy chỉ phân loại được nội dung vụ việc của công dân sau khi đã tiếp nhận, nghiên cứu sơ bộ bước đầu đơn của công dân[4]. Luật Khiếu nại đã quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác tiếp công dân; xác định rõ quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, quy định trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân và của người phụ trách trụ sở, địa điểm tiếp công dân. Luật Khiếu nại quy định cụ thể và chi tiết hơn, nhất là trách nhiệm trong việc phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại. Luật cũng lược bỏ những trách nhiệm giám sát của Quốc Hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Quốc Hội, Hội đồng nhân dân vì vấn đề này đã được quy định trong các văn bản luật khác như Luật Giám sát Quốc hội. b. Tố cáo Để cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001 về quyền tố cáo của công dân cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc giải quyết tố cáo, Luật Tố cáo quy định đối với 02 nhóm hành vi vi phạm pháp luật: một là, quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; hai là, quy định tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Đây là điểm mới cơ bản của Luật Tố cáo. Hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực theo Luật Tố cáo bao gồm tất cả các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong xã hội, kể cả vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức ngoài phạm vi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và vi phạm của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Tố cáo đã quy định cụ thể và đầy đủ hơn về quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo. Cụ thể là: quyền giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác, quyền được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, được khen thưởng theo quy định của pháp luật, nghĩa vụ phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình; trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình và có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra. Điều 31 Luật Tố cáo quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Theo đó: tố cáo hành vi vi PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Kiểm soát chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25
26 p | 160 | 38
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Kiểm soát thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công tại các tổ chức chi trả thu nhập do cục thuế TP Đà Nẵng thực hiện
13 p | 138 | 31
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Tăng cường kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại công ty cổ phần thép Đà Nẵng
26 p | 143 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Vũng Tàu
89 p | 36 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại thành phố Nha Trang: Trường hợp nghiên cứu tại Phường Phước Hòa
73 p | 68 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá công tác kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
95 p | 61 | 10
-
Tóm tài luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Krông Năng - Buôn Hồ
26 p | 53 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Ảnh hưởng của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến đời sống và việc làm của người dân tại một số dự án trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
88 p | 37 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá thực trạng quản lý đất đai tại các mỏ khai thác đất sét và đất đồi trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
128 p | 45 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu chính sách tài chính về đất đai tác động đến thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
153 p | 40 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
8 p | 30 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sơn Tây
112 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước quan Kho bạc nhà nước Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
94 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Điện Bàn tỉnh Quảng Nam
121 p | 12 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Thanh Khê - Thành phố Đà Nẵng
103 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tăng cường kiểm soát chi phí tại Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng
102 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập tại Kho bạc Nhà nước Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
108 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn