Đề tài: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Thanh Xuân
lượt xem 11
download
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc điểm cũng như vai trò của nó đối với nền kinh tế, qua đó chỉ ra tầm quan trọng của việc hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Thanh Xuân
- Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu trong khóa luận là trung thực, phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị thực tập Ngân hàng TMCP Hàng Hải – Chi nhánh Thanh Xuân. Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2011 Sinh viên thực tập Lê Hải Long Lê Hải Long Lớp NHB K10
- Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Số hiệu Tên Trang 32 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Thanh Xuân. Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB Thanh Xuân 36 Bảng 2.1 giai đoạn 2008 2010. Kết quả hoạt động huy động vốn của CN Thanh Xuân 37 Bảng 2.2 giai đoạn 2008 2010. Kết quả hoạt động tín dụng của CN Thanh Xuân 40 Bảng 2.3 giai đoạn 2008 2010. Tỷ trọng số DNVVN trong tổng số khách hàng 45 Bảng 2.4 của Chi nhánh. Lê Hải Long Lớp NHB K10
- Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp 46 Bảng 2.5 Cơ cấu khách hàng là DNVVN theo thành phần kinh tế. Dư nợ và tỷ trọng dư nợ của DNVVN trong tổng dư 47 Bảng 2.6 nợ của Chi nhánh. 49 Bảng 2.7 Dư nợ và tỷ trọng dư nợ của DNVVN theo thời hạn. 51 Bảng 2.8 Cơ cấu dư nợ với DNVVN theo ngành kinh tế. 52 Bảng 2.9 Chất lượng tín dụng với DNVVN 55 Bảng 2.10 Thu nhập từ hoạt động tín dụng với DNVVN Biểu đồ 48 2.1 Dư nợ với DNVVN trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Biểu đồ 49 2.2 Cơ cấu dư nợ của DNVVN theo thời hạn. Biểu đồ 51 2.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng với DNVVN theo ngành kinh tế Biểu đồ 53 2.4 Dư nợ với DNVVN phân theo nhóm nợ BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ DN Doanh nghiệp NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần CN Chi nhánh Lê Hải Long Lớp NHB K10
- Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng MSB Thanh Xuân Hải Chi nhánh Thanh Xuân NHNN Ngân hàng nhà nước DNNN Doanh nghiệp nhà nước TNHH Trách nhiệm hữu hạn Lê Hải Long Lớp NHB K10
- Học viện Ngân hàng 5 Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU . Tính cấp thiết của đề tài Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta đã đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước với chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Nước ta đã phát huy mọi nguồn lực trong nước cho phát triển,tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Điều này được thể hiện ở: tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 2010 là 7,26%; năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.168 USD – GDP vượt ngưỡng 100 tỷ USD… Để đạt được những thành tựu này là nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân ta mà hạt nhân chính là các doanh nghiệp, trong đó DNVVN đóng một vai trò hết sức quan trọng. Các DNVVN đã có những đóng góp đáng kể trong tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động…. Và gần đây nhất, ngày 20/01/2011, khối Tài chính doanh nghiệp – ngân hàng HSBC công bố báo cáo kết quả cuộc khảo sát mức độ lạc quan của các DNVVN do HSBC tiến hành trên 6300 doanh nghiệp ở 17 quốc gia theo định kỳ 6 tháng một lần. Theo đó, mức độ lạc quan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam ở mức tích cực, đạt 156 điểm, đứng thứ hai trên thế giới so với mức bình quân toàn cầu là 125 điểm. Tuy nhiên, DNVVN Việt Nam cũng dành ba mối quan tâm hàng đầu trong thời gian sáu tháng tới là lạm phát (62%), các điều kiện tăng trưởng kinh tế (52%) và các khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn (52%). Lê Hải Long Lớp NHB K10
- Học viện Ngân hàng 6 Khóa luận tốt nghiệp Như vậy, có thể thấy mối quan tâm lớn của DNVVN dành cho tiếp cận nguồn vốn. Điều này cũng là dễ hiểu bởi lẽ bất kể doanh nghiệp nào dù là doanh nghiệp lớn đều cần phải cân đối tài chính và đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, DNVVN với điểm yếu cố hữu là tiền lực về vốn yếu, khi nguồn vốn tự có nhỏ, các nguồn vốn khác huy động khó và quy mô hạn chế thì nguồn vốn vay từ các NHTM là vô cùng quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng phải nhìn nhận từ góc độ các nhà ngân hàng các NHTM. Theo thống kê của NHNN Việt Nam, hiện nay, nước ta có 42 ngân hàng thương mại trong nước cùng hàng chục chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Do đó, cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng, tất yếu, sẽ ngày càng ác liệt, và khi đó, DNVVN là đối tượng khách hàng không thể bỏ qua. Là một chi nhánh tiêu biểu của Ngân hàng TMCP Hàng Hải , CN Thanh Xuân đã và đang từng bước khẳng định mình. Nhận thức rõ vị trí và vai trò của các DNVVN trong nền kinh tế, nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước , những phương hướng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam nên trong những năm qua, CN Thanh Xuân luôn chú trọng tới việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN. Việc mở rộng tín dụng không chỉ có ý nghĩa đối với DNVVN mà còn đem lại lợi ích lớn cho Chi nhánh nói riêng và Ngân hàng TMCP Hàng Hải nói chung, qua đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Chính vì tầm quan trọng và cấp thiết như vậy, sau thời gian thực tập 3 tháng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải CN Thanh Xuân, em chọn nghiên cứu đề tài “ Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Thanh Xuân” Lê Hải Long Lớp NHB K10
- Học viện Ngân hàng 7 Khóa luận tốt nghiệp 12. Mục đích nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng đối với DNVVN, đặc điểm cũng như vai trò của nó đối với nền kinh tế; qua đó chỉ ra tầm quan trọng của việc hỗ trợ tín dụng cho các DNVVN trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Xem xét một cách tổng quát và có hệ thống hoạt động tín dụng phục vụ DNVVN tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải CN Thanh Xuân để nhận ra các mặt còn hạn chế, tồn tại. Tìm ra giải pháp, kiến nghị hợp lý nhằm mở rộng tín dụng cho DNVVN tại Chi nhánh. . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu tình hình mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại NHTMCP Hàng Hải CN Thanh Xuân trong thời gian 3 năm từ 2008 đến hết 2010. . Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng kết hợp một số phương pháp sau: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp, phân tích thống kê, so sánh nhằm nêu bật mục đích và nội dung nghiên cứu. . Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận thì kết cấu khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1 : Cơ sở lý luận về mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại các NHTM Lê Hải Long Lớp NHB K10
- Học viện Ngân hàng 8 Khóa luận tốt nghiệp Chương 2: Thực trạng tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải CN Thanh Xuân Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải CN Thanh Xuân CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CÁC NHTM 1.1. Những vấn đề cơ bản về DNVVN 1.1.1. Khái niệm DNVVN DNVVN hay SMEs (Small and Medium enterprises) có vai trò to lớn đối với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước cũng như có số lượng lớn trong cơ cấu doanh nghiệp, vì vậy có một định nghĩa chính xác về DNVVN là vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng. Để xem một doanh nghiệp có phải là DNVVN không, chúng ta có thể dựa vào hai hệ thống tiêu chí là định lượng và định tính. Theo tiêu chí định tính: Tiêu chí này dựa trên những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp như trình độ quản lý, mức độ chuyên môn hóa, mức độ độc lập với các tập đoàn lớn…. Một doanh nghiệp là DNVVN khi nó có trình độ quản lý chưa chuyên nghiệp, mức độ chuyên môn hóa chưa cao, phụ thuộc nhiều vào các tập đoàn lớn…. Tuy tiêu chí định tính này phản ánh đúng vấn đề thực trạng của doanh nghiệp nhưng lại khó xác định một cách chính xác trên thực tế, mang nặng tính chủ quan. Do đó tiêu chí này ít được sử dụng trên thực tế. Lê Hải Long Lớp NHB K10
- Học viện Ngân hàng 9 Khóa luận tốt nghiệp Theo tiêu chí định lượng: có ba chỉ tiêu thường được sử dụng – độc lập hoặc kết hợp với nhau để xác định: Nguồn vốn kinh doanh/ Vốn chủ sở hữu Số lao động thường xuyên Doanh thu/ Lợi nhuận Cũng phải nói thêm rằng, với hầu hết các nước trên thế giới, DVVVN không liên quan đến hình thức sở hữu nhà nước, tư nhân hay nước ngoài cũng như loại hình doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần. Ở Việt Nam , DNVVN cũng được phân loại theo tiêu thức định tính, cơ sở pháp lý của việc phân loại này là nghị định 56/2009/ NĐ – CP được Chính phủ ban hành ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển DNVVN, theo đó “DNVVN là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”, cụ thể như sau: Quy mô DN siêu Doanh Doanh nghiệp vừa nhỏ nghiệp nhỏ Lê Hải Long Lớp NHB K10
- Học viện Ngân hàng 10 Khóa luận tốt nghiệp Khu vực Số lao Tổng Số lao Tổng Số lao động động nguồn vốn động nguồn vốn Nông, lâm 10 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 từ trên 200 nghiệp và người trở xuống người đến tỷ đồng người đến thủy sản trở 200 người đến 100 tỷ 300 người xuống đồng Công 10 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 từ trên 200 nghiệp và người trở xuống người đến tỷ đồng người đến xây dựng trở 200 người đến 100 tỷ 300 người xuống đồng Thương 10 10 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 10 từ trên 50 mại và người trở xuống người đến tỷ đồng người đến dịch vụ trở 50 người đến 50 tỷ 100 người xuống đồng 1.1.2. Đặc điểm của DNVVN DNVVN tồn tại và phát triển với các đặc điểm cơ bản sau: Một là về vốn: Quy mô vốn nhỏ là đặc trưng của DNVVN, tuy nhiên cũng có sự khác biệt về quy mô vốn đối với các DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Lĩnh vực sản xuất thường đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao hơn lĩnh vực thương mại dịch vụ. Với vốn ban đầu không lớn cộng thêm chu kỳ sản xuất của các DNVVN thường ngắn nên vòng quay vốn nhanh, khả năng hoàn vốn nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế tốt. Lê Hải Long Lớp NHB K10
- Học viện Ngân hàng 11 Khóa luận tốt nghiệp Tuy nhiên, vốn ít cũng là cản trở đáng kể với DNVVN trong việc đổi mới thiết bị sản xuất, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm…từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của DN, khiến cho DNVVN phát triển thiếu bền vững. Hai là về công nghệ, thiết bị: Một số cuộc khảo sát gần đây của Hiệp hội DNVVN Việt Nam( VINASME) cho thấy, 60% DNVVN sử dụng công nghệ lạc hậu từ 34 thế hệ so với thế giới và số DN đầu tư được máy móc, công nghệ hiện đại chỉ chiếm 15 20%. Năng lực để đầu tư đổi mới công nghệ rất hạn chế. Việc này dẫn đến năng suất lao động của DNVVN thấp, tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu, làm cho giá thành sản phẩm cao, nếu không giải quyết được sẽ tạo ra vòng xoáy công nghệ hiệu quả chi phí cạnh tranh nhấm chìm. Không những thế còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, sức khỏe người lao động. Ba là về cơ cấu quản tổ chức và lĩnh vực hoạt động : DNVVN chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có số lao động ít( dưới 300 người), có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, ít cấp bậc nên rất linh hoạt, dễ thay đổi cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Hơn nữa, chủ các DNVVN thường cũng là người quản lý của DN nên họ sẽ được tự do hoạt động, nhanh chóng nắm bắt các cơ hội trê thị trường, tự quyết định các vấn đề mang tính định hướng, sống còn một cách kịp thời như thay đổi chiến lược kinh doanh, nhân sự….Trong khi đó, các DN lớn thường khó có thay đổi nhanh chóng để phù hợp với những biến động của thị trường do quy mô, bộ máy cồng kềnh. Các DNVVN tồn tại và hoạt động trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực Lê Hải Long Lớp NHB K10
- Học viện Ngân hàng 12 Khóa luận tốt nghiệp của nền kinh tế, đặc biệt tập trung nhiều ở các lĩnh vực có điều kiện quay vòng vốn, thu hồi vốn nhanh như thương mại, dịch vụ, hoặc trở thành các nhà cung cấp các chi tiết sản phẩm cho các DN lớn… Bốn là trình độ quản lý và người lao động: Trình độ quản trị doanh nghiệp của đội ngũ lãnh đạo của các DNVVN hiện nay còn hạn chế. Như đã trình bày ở trên, hầu hết chủ DN cũng đồng thời là người điều hành DN đó. Điều này có mặt lợi nhưng cũng có mặt hại, khi mà chỉ có 1,5% chủ các DNVVN có trình độ trên đại học, 5% tốt nghiệp đại học và tương đương( theo thống kê của Cục phát triển DNVVN Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Điều này đặt ra câu hỏi lớn về năng lực quản lý của các chủ DNVVN chưa qua đào tạo này. Thêm đó, đội ngũ lao động của DNVVN chủ yếu là người tại địa phương, kiến thức, tay nghề hạn chế, ít được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Nguồn tài chính eo hẹp cũng như kém hấp dẫn về môi trường làm việc khiến DNVVN khó thu hút được những người quản lý, nhân viên giỏi cho DN. Năm là thị trường và mức độ cạnh tranh: Thị trường của DNVVN chủ yếu phục vụ các DN lớn như làm nhà cung cấp nguyên vật liệu, làm đại lý bán hàng, kênh phân phối, hay những đoạn thị trường ngách và dung lượng hạn chế mà các DN lớn bỏ qua hoặc chưa để ý đến. Thị trường của DNVVN vì thế có tính cạnh tranh rất gay gắt, thị trường gần như hoàn hảo. Như vậy, qua những đặc điểm trên ta thấy DNVVN với nhiều ưu điểm như linh động, nhanh nhạy với thị trường, khả năng thu hồi vốn nhanh… nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều tồn tại không dễ gì khắc phục trong ngắn hạn như trình độ quản trị hạn chế, cạnh tranh gay gắt và nhất là “yếu huyệt” nguồn vốn cho kinh doanh. Để giúp DNVVN phát triển, từ Lê Hải Long Lớp NHB K10
- Học viện Ngân hàng 13 Khóa luận tốt nghiệp đó đóng góp vào sự phát triển chung của nước nhà, rất cần giải quyết các tồn tại nêu trên, đặc biệt là tháo nút thắt về vốn cho DNVVN 1.1.3. Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế thị trường Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết 2010, cả nước hiện có trên 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp với số vốn đăng ký lên gần 2.313.857 tỷ đồng (tương đương 121 tỷ USD). Các DNVVN đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Điều đó được thể hiện ở một số điểm chính sau: Thứ nhất, DNVVN có đóng góp quan trọng vào GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước: Theo Tổng thư ký hiệp hội DNVVN Việt Nam, Tô Hoài Nam: hiện nay, DNNVV chiếm trên 30% tổng vốn đầu tư, tạo ra hơn 40% số hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu, gần 45% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đóng góp gần 40% ngân sách cho Nhà nước. Thứ hai, DNVVN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng: DNVVN có đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Với sự phân bố rông khắp, lại có truyền thống gắn bó với nông nghiệp, nông thôn, DNVVN đã trở thành đông lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ hình thành những tụ điểm, cụm công nghiệp, giúp chuyên môn hóa nông nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp đã khơi dậy nhiều ngành nghề truyền thống của các địa phương. Từ đó góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy sự phát triển của các vùng còn khó khăn, tăng mức độ cân đối về rình độ phát triển kinh Lê Hải Long Lớp NHB K10
- Học viện Ngân hàng 14 Khóa luận tốt nghiệp tế giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế với các vùng sâu, vùng xa. Thứ ba, DNVVN góp phần giải quyết công ăn việc làm, tọa thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh: Hiện tại, dân số nước ta là hơn 86 triệu người, trong đó khoảng 63% dân số, tương 54 triệu người đang trong độ tuổi lao động, điều này gây ra một sức ép lớn lên xã hội. Sự tăng lên về số lượng cũng như mở rộng quy mô của các DNVVN trong những năm qua đã góp phần tích cực vào việc giải quyết vấn đề việc làm khi hiện các doanh nghiệp này sử dụng trên 50% lao động xã hội. Thứ tư, DNVVN đảm bảo tính năng động cho nền kinh tế: Do lợi thế nằm ở quy mô nhỏ, cơ cấu gọn nhẹ, DNVVN có khả năng chuyển đổi nhanh chóng mặt hàng sản xuất kinh doanh để thích nghi với thay đổi của thị trường, có khả năng phục hồi nhanh sau các cuộc khủng hoảng. Từ đó, DNVVN có đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế. Thứ năm, DNVVN hỗ trợ đắc lực cho các DN lớn, là cơ sở để hình thành những DN, tập đoàn kinh tế lớn mạnh: DNVVN cung cấp cho các DN lớn các yếu tố đầu vào, gia công, chế tạo sản phẩm cho các DN lớn, hoặc tham gia các hợp đồng phụ và đặc biệt, các DNVVN trong lĩnh vực thương mại chính là mạng lưới phân phối sản phẩm một cách rộng khắp nhất cho cá DN lớn. Từ thực tiễn đã cho thấy, các DNVVN hoàn toàn có thể trở thành các DN lớn nếu có tầm nhìn dài hạn, chiến lược phát triển đúng đắn cũng như tích lũy được các nguồn lực cần thiết cho phát triển, thành công của những công ty như Tập đoàn FPT, Công ty cà phê Trung Nguyên, Tập đoàn Hòa Phát…. là minh chứng rõ nét cho điều này. Lê Hải Long Lớp NHB K10
- Học viện Ngân hàng 15 Khóa luận tốt nghiệp Thứ sáu, DNVVN là nơi ươm mầm tài năng kinh doanh, nơi đào tạo các nhà doanh nghiệp giỏi trong tương lai: Kinh doanh với quy mô nhỏ sẽ là phương thức đào tạo và rèn luyện hữu hiệu cho các nhà doanh nghiệp trẻ, có ý chí làm quen dần với áp lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh đầy khốc liệt. Bắt đầu với một DN quy mô hợp lý và thông qua tiếp xúc trực tiếp với người điều hành các DNVVN sẽ là một cơ hội rất tốt giúp các nhà doanh nghiệp trưởng thành lên, mỗi lần thành công hay thất bại của DN mà nhà quản trị đó lãnh đạo đều đưa lại những bài học bổ ích cho họ trong điều hành DN lớn hơn sau này. Chính từ những DNVVN, nhiều tài năng đã được nuôi dưỡng và thành đạt trong tương lai. .2. Hoạt động tín dụng ngân hàng với DNVVN .2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 1.2.1.1.Khái niệm tín dụng ngân hàng Khoảng 3500 trước công nguyên trở về trước khi nền kinh tế còn rất sơ khai, ngân hàng xuất hiện khi đó chỉ với chức năng như một tiệm giữ đồ. Trong giai đoạn ấy, các định chế Nhà nước, pháp luật chưa rõ ràng, trộm cắp xảy ra khắp nơi, nên các thương nhân, những gia đình có của cải trong cộng đồng chỉ tìm thấy sự an tâm khi gửi vàng bạc đá quý dư thừa của họ vào nhà thờ, nhà các lãnh chúa hay các nhà giàu có vì những nơi ấy an toàn cho tiền bạc của họ. Người gửi tiền phải trả tiền công cho việc giữ hộ đó. Khoảng năm 2000 trước công nguyên, những người chủ ngân hàng thông minh đã nhận ra rằng khi họ cất giữ tiền, thì tiền này chỉ ở trong kho mà không làm gì cả, trong khi các thương nhân khác lại cần tiền để buôn bán, và họ có thể lấy tiền này để cho vay lấy lời, số tiền lời được chia một Lê Hải Long Lớp NHB K10
- Học viện Ngân hàng 16 Khóa luận tốt nghiệp phần cho những người gửi tiền. Ngân hàng và tín dụng ngân hàng đã ra đời hoàn toàn tự nhiên và nhu một quy luật tất yếu trong dòng chảy của văn minh loài người như thế. Trải qua qua trình đó hình thành và phát triển lâu dài đó, cho đến nay ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán. Tín dụng, theo cách chung nhất, là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định được quay trở lại người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn ban đầu. Và theo cách cụ thể hơn, tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng để cho tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng….Tín dụng cũng là hoạt động sinh lời chủ yếu và cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nhất của một ngân hàng thương mại. .2.1.2. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng được thiết lập trên cơ sở lòng tin Tín dụng( credit ) xuất phát từ thuật ngữ la tinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm), chính điều này nói lên rằng quan hệ tín dụng luôn phải dựa trên sự tín nhiệm của ngân hàng đối với người xin vay về việc người vay sẽ hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Cơ sở của sự tin tưởng này chính là uy tín của người xin vay, tài sản thế chấp hay bảo lãnh của bên thứ ba. Tính hoàn trả Lê Hải Long Lớp NHB K10
- Học viện Ngân hàng 17 Khóa luận tốt nghiệp Bởi vì ngân hàng là trung gian tài chính, nguồn vốn mà họ đem cho vay phần lớn là nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân có tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, nên sau một thời gian nhất định ngân hàng phải hoàn trả cho người gửi tiền cả gốc lẫn lãi. Mặt khác, ngân hàng cũng cần phải có nguồn thu để bù đắp các chi phí như: khấu hao tài sản cố định, trả lương cho nhân viên, chi phí quản lý doanh nghiệp…nên người vay vốn, ngoài việc hoàn trả tiền gốc còn phải trả thêm tiền lãi cho ngân hàng, đó chính là giá của việc sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Tính thời hạn Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp là có thời hạn, và người vay phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn trong hợp đồng một cách vô điều kiện. Cơ sở để xác định thời hạn vay sao cho chính xác là chu kỳ sản xuất kinh dianh của khách hàng, thời điểm hình thành nguồn thu của người vay… Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần phải tính toán đến sự hợp lý giữa thời hạn của vốn huy động và cho vay để tránh rủi ro thanh khoản. Tính rủi ro Hoạt động tín dụng, như đã nói, là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong hoạt động của một ngân hàng thương mại. Rủi ro đến từ những nguyên nhân chủ quan như chiến tranh, khủng hoảng kinh tế… nhưng phần nhiều đến từ nguyên nhân chủ quan thuộc về uy tín, kết quả kinh doanh của người vay hay đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng… .2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNVVN Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại và phát triển của các DNVVN là một tất yếu khách quan. Như các loại hình doanh nghiệp khác, trong quá trình sản xuất kinh doanh, DNVVN cũng sử dụng vốn tín dụng ngân hàng Lê Hải Long Lớp NHB K10
- Học viện Ngân hàng 18 Khóa luận tốt nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tăng lên cũng như để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn của mình. Có thể nói, tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của DNVVN, tạo ra sức sống cho cả nền kinh tế nói chung. .2.2.1. TDNH là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự ra đời và phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNVVN Nguồn vốn kinh doanh có vai trò quyết định đến sự hình thành và tồn tại của DN trước nhà nước và pháp luật. Với hoạt động chính là huy động nguồn vốn nhàn rỗi và sau đó cho vay những đối tượng kinh tế đang có nhu cầu về vốn, ngân hàng đã mở ra cơ hội kinh doanh cho các chủ DN muốn dấn thân vào con đường kinh doanh hay mở rộng hoạt động kinh doanh với lượng vốn tự có không quá lớn. Để kinh doanh hiệu quả, DNVVN luôn phải đổi mới, đầu tư cho công nghệ thiết bị, phát triển sản phẩm để tăng tính cạnh tranh. Nếu chỉ trông chờ vào nguồn vốn tự tích lũy thì mất rất nhiều thời gian, và khi đó cơ hội kinh doanh đã qua đi. Như vậy để có đủ lượng vốn cần thiết và kịp thời, các DNVVN buộc phải tìm đến TDNH như một kênh cung cấp vốn hợp lý nhất. Khi yêu cầu về vốn được đáp ứng, sức mạnh tài chính được gia tăng, thì mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh sẽ không còn là bài toán khó giải đối với DNVVN nữa. 1.2.1.2. TDNH góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNVVN Khi ngân hàng và DN đã thiết lập quan hệ tín dụng, tức là DN nhận được nguồn vốn vay từ ngân hàng, các DN phải tôn trọng hợp đồng tín dụng, đảm bảo phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đầy đủ, đúng hạn. Do đó, các nhà quản trị doanh nghiệp phải đưa ra dự án, phương án kinh doanh khả thi Lê Hải Long Lớp NHB K10
- Học viện Ngân hàng 19 Khóa luận tốt nghiệp và được tính toán thật kỹ lưỡng nếu muốn tiếp cận với nguồn vốn TDNH. Hơn nữa, đi kèm với hoạt động giải ngân là sự kiểm tra, giám sát của ngân hàng nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả. Ở một khía cạnh tích cực, việc này chính là sự tư vấn hữu ích từ tổ chức tài chính chuyên nghiệp ngân hàng cho sự hoạt động hiệu quả của các DNVVN. Chính từ những sức ép đó, thôi thúc buộc DN phải làm ăn hiệu quả. 1.1.1.2.2.3. TDNH góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp Nguồn vốn của DNVVN chủ yếu đến từ hai nguồn chính, đó là vốn tự có (vốn do bản thân chủ DN tích lũy được và đem vào kinh doanh) và nguồn vốn vay từ các TCTD. Các nguồn vốn khác như vay người thân, chiếm dụng vốn của đối tác hay các khoản hỗ trợ từ Nhà nước… thường nhỏ và không thường xuyên. Nguồn vốn TDNH chính là công cụ đòn bẩy để DN tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các DNVVN, do hạn chế về vốn nên việc chỉ sử dụng vốn tự có để sản xuất kinh doanh là khó khăn vì việc sử dụng sẽ làm chi phí tăng cao, sản phẩm kém cạnh tranh trên thị trường. Để đạt hiệu quả nhất định thì DN cần phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết hợp linh hoạt giữa các nguồn vốn, nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hóa lợi nhuận mà vẫn đảm bảo an toàn tài chính. .2.3. Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của DNVVN ở Việt Nam Nhìn chung, năng lực tài chính của các DNVVN còn rất hạn chế, nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh là rất lớn. Các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng luôn gặp khó khăn về vốn, kể cả khi nền kinh tế lạm phát, Lê Hải Long Lớp NHB K10
- Học viện Ngân hàng 20 Khóa luận tốt nghiệp tăng trưởng nóng và cả khi nền kinh tế suy thoái, giảm phát. Theo tính toán, bình quân mỗi DNVVN đi vào hoạt động cần khoảng 2 tỷ đồng, số vốn cần huy động sẽ xấp xỉ cả triệu tỷ đồng Việt Nam. Có nhiều kênh cung cấp vốn cho DNVVN, trong đó kênh vốn tín dụng ngân hàng là kênh trực tiếp quan trọng và là tổ chức trung gian tạo điều kiện để DNVVN tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi. Kết quả điều tra gần đây của Cục Phát triển DNVVN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, chỉ có 32,38% DNVVN có khả năng tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng; 35,25% khó tiếp cận, còn lại không thể tiếp cận. Trong số DNVVN không tiếp cận được vốn vay NH thì 80% không đáp ứng đủ điều kiện cho vay. Trên thực tế, nợ xấu của ngân hàng đối với các khoản tín dụng của DNVVN rất thấp, nhưng các doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Nhiều ngân hàng dè dặt trong việc cho DNVVN vay vốn, quá trình tiếp cận vốn tín dụng của DNVVN còn rất khó khăn. Chính vì vậy, vấn đề mở rộng tín dụng đối với DNVVN càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, để làm việc này rất cần sự chung tay của DNVVN, ngân hàng cũng như sự hỗ trợ từ Nhà nước. .3. Mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN .3.1. Sự cần thiết việc mở rộng tín dụng NH đối với DNVVN Từ thực tế phát triển kinh tế thế giới đã khẳng định, DNVVN vẫn luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy và mở rộng cạnh tranh, đảm bảo ổn định kinh tế, phòng chống nguy cơ khủng hoảng. Trong tất cả các nền kinh tế thành công hiện nay như Nhật Bản, Singapore hay các Lê Hải Long Lớp NHB K10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Láng Hạ”
92 p | 1182 | 739
-
Luận văn: “Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Ba Đình”
69 p | 201 | 64
-
Đề tài: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SGD NHN0 & PTNTVN
92 p | 147 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại PGD Lò Đúc- chi nhánh Ngân hàng Việt Nam thương tín Vietbank tại Hà Nội
104 p | 284 | 57
-
Đề tài: Giải pháp mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nghệ An
87 p | 147 | 50
-
Luận án Thạc sĩ khoa học kinh tế: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Linh
113 p | 121 | 32
-
Luận văn: Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
42 p | 162 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại VP bank Giảng Võ
88 p | 119 | 19
-
Đề tài: Giải pháp mở rộng thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của Ngân hàng công thương Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO
102 p | 72 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đối với ngành điện gia dụng của công ty TNHH Điện tử Sharp tại Việt Nam đến năm 2020
125 p | 28 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương tỉnh Quảng Bình
121 p | 11 | 7
-
Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Hát Lót, tỉnh Sơn La
115 p | 21 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2018-2020
104 p | 6 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2018 - 2020
17 p | 21 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
100 p | 6 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp mở rộng cho vay các DNNVV tại Ngân hàng TMCP VPBank Đà Nẵng
24 p | 5 | 2
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp mở rộng hoạt động nhận tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
23 p | 7 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Đồng Tháp
13 p | 76 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn