intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS

Chia sẻ: Thủy Tít | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

388
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS" trình bày nội dung: tổng quan về hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS, thực trạng của việc áp dụng hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS vào Việt Nam, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho quá trình thực hiện GATS tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS

  1. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................................2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ GATS......3 1.Các định nghĩa.....................................................................................................................3 1.1Khái niệm Dịch vụ theo GATS.......................................................................................3 1.2Thương mại dịch vụ.......................................................................................................3 2.Nội dung chủ yếu của hiệp định GATS................................................................................4 2.1Cấu trúc và phạm vi của GATS......................................................................................4 2.2Các nguyên tắc cơ bản trong GATS..............................................................................5 2.3Các cam kết cụ thể trong GATS....................................................................................6 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ GATS VÀO VIỆT NAM...............................................................................................7 1.Cam kết chung của Việt Nam dựa trên hiệp định GATS....................................................7 1.1Hạn chế về tiếp cận thị trường.......................................................................................7 1.2Hạn chế về đối xử quốc gia............................................................................................8 2.Cam kết cụ thể của Việt Nam & tác động của cam kết đối với một số ngành dịch vụ ở Việt Nam..................................................................................................................................9 2.1Dịch vụ phân phối...........................................................................................................9 2.2Dịch vụ ngân hàng ( thuộc nhóm dịch vụ tài chính)....................................................11 2.3Dịch vụ vận tải biển ( thuộc nhóm dịch vụ vận tải)......................................................12 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN GATS TẠI VIỆT NAM................................................................................................................15 1.Giải pháp vĩ mô..................................................................................................................15 1.1Hoàn thiện hệ thống pháp luật.....................................................................................15 1.2Phát triển thương mại dịch vụ song song với phát triển sản xuất hàng hóa..............15 2.Giải pháp vi mô..................................................................................................................16 2.1Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp................................................16 2.2Phát triển kiến thức, kỹ năng cho ngành nhân lực......................................................17 KẾT LUẬN................................................................................................................................18 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................20 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU  Ngày nay, dịch vụ phát triển vô cùng nhanh chóng, từ  một ngành phát triển  tự  phát, chiếm tỷ  trọng nhỏ  trong nền kinh tế, nó đã trở  thành một ngành kinh tế  mũi nhọn của nhiều quốc gia đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế  và tạo công ăn   việc làm nhiều hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác.          Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, tự do hoá thương mại dịch vụ  là một điều tất yếu. Tuy nhiên để  thương mại dịch vụ  phát triển có hiệu quả  thì  cần phải xây dựng cho nó một khuôn khổ  hoạt động có tính thống nhất. Để  có   được một quy tắc đa phương điều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ  trên toàn   thế  giới, các nước thành viên WTO đã tiến hành đàm phán thương lượng, và kết   quả là Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) đã ra đời. Đây là một trong   ba nền tảng cơ  bản của Tổ  chức thương mại Thế giới. Nó tạo ra những quy tắc   đầu tiên về tự do hoá thương mại dịch vụ trên phạm vi toàn cầu.          Trong xu thế  tự  do hoá thương mại dịch vụ, các ngành dịch vụ  Việt Nam có   những bước phát triển rất đáng kể, trở  thành ngành chiếm tỷ  trọng lớn nhất trong   GDP. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Việt Nam đã từng bước nâng cao khả  năng cạnh tranh, tăng thị  phần, cải thiện vị  thế  của Việt Nam trên thị  trường thế  giới.         Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế  quốc tế  thì  sự  phát triển của các ngành dịch vụ  Việt Nam còn tỏ  ra nhiếu yếu kém như: trang   thiết bị nghèo nàn, lạc hậu; chất lượng dịch vụ chưa cao; trình độ đội ngũ nhân viên  còn nhiều hạn chế…dẫn đến năng lực cạnh tranh rất thấp. Do vậy trong tiến trình   Việt Nam mở cửa thị  trường dịch vụ theo khuôn khổ  Hiệp định GATS sẽ  đặt các  ngành dịch vụ của Việt Nam trước những cơ hội và thách thức to lớn. Việc nghiên  cứu Hiệp định GATS và cam kết của Việt Nam trong quá trình mở  cửa thị  trường  dịch vụ  là một vấn đề  có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Nhận thức được tầm quan   trọng của vấn đề  này, chúng em đã chọn đề  tài “Hiệp định chung về  thương mại   dịch vụ GATS” để làm đề tài tiểu luận cho nhóm. 2
  3. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ  THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ GATS 1. Các định nghĩa 1.1 Khái niệm Dịch vụ theo GATS Đối với hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS ( General Agreement   on Trade Services), dịch vụ bao gồm bất kỳ dịch vụ nào trong tất cả  các lĩnh vực,  trừ các dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ (1). Qua định   nghĩa chúng ta có thể thấy GATS không quá chú trọng đến việc định nghĩa về  bản  chất của dịch vụ, hiệp định hàm ý những thành viên đều đã phải biết những hoạt  động như  thế  nào thì sẽ  được gọi là dịch vụ. Thay vào đó, GATS giới hạn những  dịch vụ  chịu sự  điều chỉnh của Hiệp định. Nhưng dịch vụ  được cung cấp để  thi  hành thẩm quyền của chính phủ  không nằm trong phạm vi điều chỉnh của GATS.   Đó là bất kỳ  dịch vụ  nào được cung cấp không trên cơ  sở  thương mại, và cung   không trên cơ  sở  cạnh tranh với một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ. Việc loại   trừ loại dịch vụ này ra khỏi phạm vi điều chỉnh của GATS rõ ràng không hề tạo ra  môi trường cạnh tranh bất bình đẳng trong thương mại dịch vụ và do đó không mâu  thuẫn với mục đích của hiệp định GATS trong quá trình tự do hóa thương mại dịch  vụ. Để  cụ  thể  hơn, GATS cũng phân loại dịch vụ  ra thành 12 nhóm và 155 loại  hình. Mười hai nhóm ngành trong GATS gồm có: các dịch vụ  kinh doanh; các dịch  vụ thông tin; các dịch vụ xây dựng; các dịch vụ phân phối; các dịch vụ giáo dục; các   dịch vụ môi trường; các dịch vụ tài chính; các dịch vụ y tế; các dịch vụ du lịch; các  dịch vụ văn hóa giải trí và thể thao; các dịch vụ vận tải; các dịch vụ khác. Tuy nhiên  GATS chỉ  liệt kê các nhóm ngành và phân ngành chứ  không hề  giải thích, chính vì   thế  người ta phải viện dẫn  đến “Hệ  thống phân loại sản phẩm trung tâm tạm   thời”­ PCPC của Liên hợp quốc khi nói đến các ngành, nhóm ngành dịch vụ  trong  biểu cam kết. 1.2 Thương mại dịch vụ Theo GATS, thương mại dịch vụ là việc cung cấp dịch vụ: 3
  4. ­ Từ  lãnh thổ  của một Thành viên đến lãnh thổ  của bất kỳ  một Thành viên nào  khác. Đây chính là việc cung cấp dịch vụ theo phương thức cung  ứng qua biên giới   (phương thức (1)). Theo phương thức này, dịch vụ di chuyển qua biên giới, độc lập   với người tiêu thụ và người cung ứng dịch vụ. (Ví dụ  như  hoạt động chuyển tiền,   giáo dục từ xa…). ­ Trên lãnh thổ của một Thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ Thành   viên nào khác. Đây là việc cung cấp dịch vụ  theo phương thức tiêu dùng  ở  nước  ngoài (phương thức (2)). Theo phương thức này, người tiêu dùng dịch vụ  sẽ  di   chuyển ra khỏi nước mình để sang lãnh thổ của nước khác và tiêu dùng dịch vụ tại  đó ( ví dụ: du học, du lịch). ­ Bởi một người cung cấp dịch vụ  của một Thành viên, thông qua sự  hiện diện   thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào khác. Việc cung cấp này thuộc  về phương thức hiện diện thương mại (phương thức (3)), trong đó người cung cấp   dịch vụ  di chuyển qua biên giới để  thành lập hiện diện thương mại của mình  ở  nước ngoài nhằm tiến hành cung cấp dịch vụ  ở nước ngoài ( ví dụ  như việc thành   lập văn phòng đại diện, công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, chi   nhánh, công ty con..). ­ Bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành viên thông qua sự hiện diện thể  nhân trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào khác. Hoạt động này là phương thức  hiện diện của thể nhân (phương thức (4)). Người cung cấp dịch vụ thông qua sự  hiện diện của tự nhiên nhân ở một nước thành viên khác để cung cấp dịch vụ.  Phương thức này chỉ áp dụng đối với những ngành mang tính độc lập như giáo dục,  tư vấn… ( ví dụ việc thuê chuyên gia ở nước ngoài về Việt Nam giảng dạy). Như vậy, việc phân ra bốn phương thức cung ứng dịch vụ theo GATS khá rõ  ràng và dễ hiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho các nước thành viên trong việc đưa ra  cam kết trong các biểu cam kết cụ thể của riêng thành viên đó. 2. Nội dung chủ yếu của hiệp định GATS 2.1 Cấu trúc và phạm vi của GATS Về mặt cấu trúc, Hiệp định chung về thương mại dịch GATS được chia làm   ba phần chính. Phần I là Hiệp định chính bao gồm 29 điều quy định, quy tắc và  4
  5. nghĩa vụ, phần II là phần phụ lục với các quy định riêng rẽ cho từng lĩnh vực, phần   III là các cam kết cụ thể của các nước tham gia vòng đàm phán Urugoay, đưa ra các  điều kiện để tiếp nhận dịch vụ của các nước này.  Về mặt phạm vi, Hiệp định GATS được áp dụng đối với các biện pháp tác  động đến thương mại dịch vụ  của các thành viên theo bốn phương thức cung  ứng   đã nêu  ở  trên. Ngoại lệ  của GATS sẽ  là các dịch vụ  được cung  ứng để  thi hành  thẩm quyền của chính phủ  và  một số  dịch vụ  thuộc lĩnh vực vận tải hàng không  ( ví dụ  như  quyền lưu không và dịch vụ  liên quan đến quyền lưu không); hay các  biện pháp liên quan đến tiếp cận thị trường lao động, công việc vĩnh viễn, di dân và  cư trú nước ngoài. Những biện pháp mà GATS nêu ra là bất kỳ  biện pháp nào của   một nước thành viên, cho dù dưới hình thức một luật lệ, một quy định, một quy tắc,   thủ  tục, quyết định, hoạt động quản lý hành chính hay bất kỳ  một hình thức nào   khác. Các biện pháp có thể  do Chính phủ, các cơ  quan trung  ương, vùng hay địa   phương áp dụng hoặc do các cơ  quan phi chính phủ  áp dụng khi thực hiện các  quyền hạn mà các cơ quan chính phủ, trung ương, vùng hay địa phương giao cho. 2.2 Các nguyên tắc cơ bản trong GATS GATS đưa ra rất nhiều nguyên tắc, trong đó nguyên tắc đối xử tối huệ quốc   ( MFN), nguyên tắc tính minh bạch, và các nguyên tắc liên quan đến doanh nghiệp   độc quyền là những nguyên tắc cơ bản và đáng được lưu tâm. Nguyên tắc về đối xử tối huệ quốc ( MFN) nêu rõ “mỗi thành viên phải ngay  lập tức và vô điều kiện dành cho dịch vụ và những nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ  thành viên nào khác sự  đãi ngộ không kém thuận lợi hơn sự  đãi ngộ mà thành viên   đó dành cho dịch vụ  và người cung cấp dịch vụ  tương tự  của bất kỳ  nước nào  khác”. Nguyên tắc này được hiểu là để  ngăn cản bất kỳ  một Thành viên nào dành  cho các nước lân cận những lợi thế  nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi dịch vụ  được tạo ra và tiêu thụ  trong phạm vi giới hạn của vùng biên giới. Ngoại lệ  của   nguyên tắc này là các  hiệp định ưu đãi song phương hay các hiệp định ưu đãi trong   khuôn khổ hợp tác khu vực. Nguyên tắc về tính minh bạch cũng là một trong những nguyên tắc mà GATS   đưa ra nhằm đảm bảo môi trường thương mại tự do, lành mạnh cho tất cả chủ thể  tham gia kinh doanh. Các thông tin về  luật pháp, chính sách điều tiết thương mại   5
  6. dịch vụ đều phải được các thành viên công bố, hay bất kỳ bổ sung, sửa đổi về luật,   thủ  tục hành chính có tác động cơ bản đến thương mại dịch vụ  thuộc các cam kết  cụ thể theo Hiệp định này các nước thành viên phải nhanh chóng và ít nhất mỗi năm  một lần thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ. Ngoài ra các thành viên phải  thành lập các điểm thông báo với thời hạn là 2 năm kể  từ  ngày hiệu lực để  cung   cấp thông tin cho các thành viên khác khi họ có yêu cầu.  Nguyên tắc tiếp theo là các nguyên tắc liên quan đến độc quyền và các doanh  nghiệp kinh doanh độc quyền. Theo đó mỗi thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ  nhà cung cấp dịch vụ  độc quyền nào trên lãnh thổ  của mình không hành động trái   với các nghĩa vụ  của Thành viên đó theo quy định tại Điều II của hiệp định và các   cam kết cụ thể, khi cung cấp dịch vụ độc quyền trên thị trường liên quan. Ngoài ra,  nếu một nhà cung cấp dịch vụ độc quyền cạnh tranh, trực tiếp hoặc thông qua các  công ty trực thuộc trong việc cung cấp dich vụ ngoài phạm vi độc quyền của mình  và thuộc các cam kết cụ  thể  của Thành viên đó, thì Thành viên đó phải đảm bảo  rằng nhà cung cấp dịch vụ sẽ không lạm dụng vị trí độc quyền của họ để tiến hành   hoạt động trái với các cam kết trên lãnh thổ của Thành viên này. Hơn thế  nữa, các   nước thành viên phải thiết lập các thủ  tục hành chính và nguyên tắc tố  tụng minh  bạch, khách quan đối với các doanh nghiệp dịch vụ độc quyền. 2.3 Các cam kết cụ thể trong GATS Cam kết đầu tiên trong GATS là cam kết về  tiếp cận thị  trường, trong đó  mỗi Thành viên phải dành cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các Thành   viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử theo những điều kiện, điều   khoản và hạn chế  đã được thỏa thuận và quy định tại Danh mục cam kết cụ  thể  của mình. Tuy nhiên việc cam kết tiếp cận thị  trường chỉ  có ý nghĩa đối với sáu   biện pháp được đề  cập đến trong hiệp định. Đó là những biện pháp liên quan đến  số  lượng các nhà cung cấp dịch vụ, giá trị  của các hoạt động dịch vụ  được thực  hiện, số  lượng hoạt động dịch vụ  được thực hiện, số  lượng nhân viên, hình thức  pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ và mức độ góp vốn trong liên doanh… Cam kết thứ hai trong GATS là cam kết về đối xử quốc gia (NT). mỗi Thành  viên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ  của bất kỳ Thành viên nào   khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch   6
  7. vụ và nhà cung cấp dịch vụ của mình. Trừ  khi có cam kết khác trong biểu cam kết,   các thành viên không được phân biệt đối xử  giữa các doanh nghiệp trong nước và   nước ngoài. Trên thực tế, trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, mức độ  cam kết mở  cửa còn dè dặt và có nhiều hạn chết trong từng ngành, phân ngành dịch vụ đối vơi  từng nước thành viên. Vì vậy nguyên tắc NT áp dụng rất hạn chế, phân biệt đối xử  giữa các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài với nhà cung cấp dịch vụ trong nước còn   tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau. Ngoài ra GATS còn có quy định về những cam kết bổ sung, liệt kê các biện  pháp ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp và tiêu dùng dịch vụ  nhưng không thuộc  về hạn chế tiếp cận thị trường hay hạn chế đối xử quốc gia. Dựa trên nhưng quy định đó của GATS, Việt Nam đã đưa ra bảng cam kết cụ  thể của riêng mình trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG HIỆP  ĐỊNH CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ GATS VÀO  VIỆT NAM 1. Cam kết chung của Việt Nam dựa trên hiệp định GATS Dựa trên hiệp định GATS, Việt Nam cũng đưa ra biểu cam kết riêng cho các   ngành,  nhóm ngành dịch vụ  của mình trong đó các dịch vụ   được  chia  thành 11  ngành, 110 phân ngành. Phần cam kết nề của Việt Nam có nội dung như sau: 1.1 Hạn chế về tiếp cận thị trường Việt Nam chưa có quy định gì với phương thức (1) và (2). Điều này hàm ý   nếu Việt Nam không duy trì các quy định hoặc, biện pháp hạn chế  áp dụng chung   cho 2 phương thức này. Biện pháp hạn chế  nếu có sẽ  được nêu tại cam kết của  từng ngành, phân ngành. Nếu dịch vụ được cung ứng theo phương thức (3), Việt Nam không hạn chế  nếu không có các quy định nào khác trong biểu cam kết cụ thể. Các doanh nghiệp   được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức hợp   đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước   ngoài nếu không có cam kết gì khác, trong đó hiện diện dưới hình thức đại diện  thương mại không được tham gia vào các hoạt động sinh lợi trực tiếp. Việt Nam   7
  8. chưa cam kết việc thành lập chi nhánh trừ khi việc cho phép đó được quy định trong   biểu cam kết cụ  thể  (ví dụ  dịch vụ  ngân hàng hay dịch vụ  máy tính được). Các  doanh nghiệp có giấy phép đã được cấp ra trước ngày cam kết đưa ra được phép   bảo lưu hiện trạng, tức là không bị  thu hẹp lại những gì đã được cho phép trước  ngày gia nhập WTO.  Trong khi về  việc cho thuế  đất đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư  nước  ngoài khá chung chung thì vấn đề  góp vốn được quy định khá chi tiết. Trừ  khi có   quy định khác, việc góp vốn cổ phần của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tại  Việt Nam không được vượt quá 30% tổng số vốn điều lệ của doanh nghiếp đó. Sau   1 năm gia nhập, hạn chế về tỷ lệ  góp vốn sẽ  bị  bãi bỏ, trừ  việc góp vốn mua cổ  phần của các ngân hàng thương mại cổ  phần và với những ngành cam kết trong   biểu cam kết này.  Đối với phương thức (4) chúng ta chưa cam kết ngoài trừ  các biện pháp liên  quan đến  nhập cảnh và lưu trú tạm thời của các thể nhân là người di chuyển trong   nội bộ  doanh nghiệp, nhân sự  khác, người chào bán dịch vụ  và người chịu trách  nhiệm thành lập hiện diện thương mại và người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.   Trong đó chỉ  những cá nhân là người di chuyển trong nội bộ  doanh nghiệp và các   nhân sự  khác ( thông thường là nhân sự  được thuê để  làm chức vụ  quản lý trong  công ty) được lưu trú tối đa 3 năm tại Việt Nam và có thể được gia hạn thêm thời   gian lưu trú. Các đối tượng còn lại thì chỉ được lưu trú tối đa 90 ngày tại Việt Nam   và không được gia hạn thêm thời gian lưu trú. Trình độ chuyên môn, số lượng nhân   sự nước ngoài trong từng trường hợp và một số điều kiện khác cũng được quy định  rõ ràng, đầy đủ trong biểu cam kết. 1.2 Hạn chế về đối xử quốc gia Việt Nam không có quy định gì đối với phương thức (1) và (2); không hạn chế  đối với phương thức (3) ngoài trừ  các khoản trợ  cấp có thể  chỉ  dành cho các nhà   cung cấp dịch vụ  Việt Nam, nghĩa là các pháp nhân được thành lập trên lãnh thổ  Việt Nam, hoặc một vùng của Việt Nam. Việc dành cho trợ  cấp một lần để  thúc   đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cổ  phần hóa không bị  coi là vi phạm   cam kết này. Tuy nhiên đối với các khoản trợ  cấp dành cho nghiên cứu và phát   triển, y tế, giáo dục và nghe nhìn, các hoạt động  nâng cao phúc lợi và tạo công ăn   8
  9. việc làm cho đồng bào thiểu số thì Việt Nam vẫn chưa có cam kết. Phương thức (4)   chúng ta cũng chưa cam kết trừ các biện pháp đã nêu tại cột tiếp cận thị trường. 2. Cam kết cụ thể của Việt Nam & tác động của cam kết đối với  một số ngành dịch vụ ở Việt Nam 2.1 Dịch vụ phân phối 2.1.1 Nội dung cam kết cụ thể Đối với dịch vụ phân phối, Việt Nam cam kết đối với các loại hình dịch vụ  là dịch vụ  đại lý hoa hồng, dịch vụ  bán buôn, bán lẻ  và nhượng quyền. Theo nội  dung cam kết, nhà phân phối nước ngoài phải chịu hạn chế về diện mặt hàng được   phép phân phối  ở  Việt Nam. Hạn chế  này có thể  được chia thành hai nhóm danh   mục. Một là danh mục hạn chế lâu dài bao gồm thuốc lá và xì gà, báo và tạp chí,  vật phẩm ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược phẩm, thuốc nổ và dầu đã qua chế  biến, gạo, đường mía và đường củ  cải. Đây là danh mục hàng nhạy cảm mà chính  phủ Việt Nam chưa có ý định cho nước ngoài tham gia phân phối tại Việt Nam, do   đó các nhà phần phối nước ngoài không được phép làm đại lý cũng như không được  thành lập các công ty bán lẻ để  phân phối các mặt hàng này. Thứ  hai là danh mục   các mặt hàng hạn chế  có lộ  trình cụ  thể, các mặt hàng này được quy định tại cột  hạn chế về tiếp cận thị trường mà nhà phân phối nước ngoài, các doanh nghiệp có  vốn đầu tư nước ngoài không được phép phân phối tại Việt Nam trong một khoảng   thời gian nhất định kể  từ  khi Việt Nam gia nhập WTO bao gồm có xi măng và   clinke, lốp ( trừ  lốp máy bay), giấy, máy kéo, phương tiện cơ  giới, ôtô con và xe  máy, sắt thép, thiết bị nghe nhìn, rượu và phân bón. Theo lộ trình tới năm 2010 danh  mục hạn chế  thứ  hai này sẽ  được bãi bỏ  hoàn toàn. Tuy nhiên việc mở  cửa cho   danh mục hạn chế  có lộ  trình này không được áp dụng đối với dịch vụ  nhượng  quyền thương mại.  Ngoại trừ một số nhóm có quy định trong biểu, Việt Nam chưa có cam kết gì  với phương thức (1) với phương thức (1). Còn đối với vấn đề  vốn góp, nhà cung   cấp dịch vụ nước ngoài được thành lập với tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài sau   khi Việt Nam gia nhập WTO. Đến ngày 1/1/2008, họ sẽ được quyền tham gia vốn  trong liên doanh  ở bất kỳ  tỳ  lệ nào nhỏ  hơn 100%, và đến 1/1/2009 doanh nghiệp   9
  10. 100% vốn nước ngoài được phép thành lập  ở  Việt Nam.  Đặc biệt từ  1/1/2010   doanh nghiệp nhượng quyền được phép hoạt động trong lĩnh vực nhượng quyền sẽ  được thành lập chi nhánh với điều kiện trưởng chi nhánh phải là người thường trú  tại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc thành lập cơ sở bán lẻ của các doanh nghiệp phải  được dựa trên nhu cầu kinh tế  với mộ  số  tiêu chí đánh giá như  số  lượng các nhà  cung cấp dịch vụ đang hiện diện tại một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường   và quy mô địa lý. 2.1.2 Tác động của cam kết đối với ngành dịch vụ phân phối tại Việt Nam Tham gia mở  cửa trong thị  trường phân phối đã đem lại không ít thuận lợi   cho Việt Nam. Vị thế của Việt Nam trên bản đồ  bán lẻ  toàn cầu trong những năm  gần đây có tăng (tăng 2 bậc từ năm 2009 đến năm 2010). Việc giữ  được vị  thế  tốt   này là do Việt Nam mức độ tăng trưởng kinh tế tốt, dân số đông đảm bảo cho sức   cầu duy trì, đồng thời đặc điểm khác biệt của người tiêu dùng Việt Nam trong giai  đoạn này là tăng tiêu dùng cá nhân trong khi kinh tế khủng hoảng đã góp phần duy  trì cầu nội địa tốt đảm bảo cho ngành phân phối phát triển. Từ  ngày 1/1/2009, Chính phủ  Việt Nam đã chính thức mở  cửa ngành bán lẻ  cho các công ty nước ngoài, như  một phần của cam kết khi gia nhập WTO. Tuy   nhiên, đến hết năm 2009, do suy thoái kinh tế toàn cầu, những nhà bản lẻ  quốc tế  lớn đều hoãn kế  hoạch thâm nhập thị  trường Việt Nam. Điều này cũng tạo điều  kiện nhiều hơn cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có thời gian chuẩn bị và ổn  định hệ thống. Trong nửa sau của năm 2009 đã có một số chuyển động đáng chú ý   của một số  công ty nước ngoài lớn. Circle K mở  cửa hàng tiện lợi đầu tiên tại   Thành phố  Hồ  Chí Minh trong tháng sáu, và công bố  mở  rộng hơn nữa mạng lưới   của mình trong các năm tiếp theo. Trong một bối cảnh khác nhau, Aeon ­ một người   khổng lồ  Nhật Bản ­ cũng đàm phán với Chính phủ  Việt Nam cấp giấy phép đầu  tư. Dự  đoán rằng các nhà bán lẻ  quốc tế  sẽ  thâm nhập rất nhanh vào Việt Nam.  Trong vài năm tới, ngành công nghiệp bán lẻ của Việt Nam hứa hẹn sẽ có sự tham   gia đầy đủ  của các công ty quốc tế. Kênh hiện đại như  siêu thị, đại siêu thị, cửa  hàng tiện lợi đều sẽ  phát triển nóng. Từ  đó sẽ  giúp ra tăng doanh thu và số  điểm   bán hàng của từng loại kênh trong hệ thống phân phối. Tuy nhiên các nhà phân phối Việt Nam có thể  sẽ  vấp phải những khó khăn  khi đối mặt với những doanh nghiệp phân phối nước ngoài có tiềm lực mạnh về tài  10
  11. chính. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có những chiến lược cụ thể, tận dụng thời cơ  khi các nhà phân phối nước ngoài chưa tham gia nhiều vào thị  trường để  củng cố  lại tiềm lực cho mình. 2.2 Dịch vụ ngân hàng ( thuộc nhóm dịch vụ tài chính) 2.2.1 Nội dung cam kết cụ thể Trong nhóm dịch vụ tài chính có ba nhóm lớn đó là dịch vụ bảo hiểm và các  dịch vụ  liên quan đến bảo hiểm, dịch vụ  ngân hàng và các dịch vụ  tài chính khác,  dịch vụ  chứng khoán. Trong ba nhóm dịch vụ  nhỏ  được nhắc đến này thì dịch vụ  ngân hàng có nhiều điểm rất đáng lưu ý. Những phân ngành của dịch vụ ngân hàng   cam kết trong biểu được liệt kê khá cụ thể. Qua đó ta thấy Việt Nam hiện nay chưa   cam kết đối với phương thức (1) ngoại trừ  việc cung cấp và chuyển thông tin tài   chính và xử lý dữ liệu tài chính cũng như các phần mềm liên quan của các nhà cung   cấp các dịch vụ tài chính khác; và đối với các dịch vụ tư vấn, trung gian môi giới và  các dịch vụ tài chính phụ trợ khác đối với tất cả các dịch vụ ngân hàng chủ yếu, kể  cả tham chiếu và phân tích tín dụng, nghiên cứu và tư vấn đầu tư và danh mục đầu  tư  về  mua lại  và về  tái cơ  cấu và chiến lược doanh nghiệp . Các loại hình thức  khác như  nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán và chuyển tiền không được cam kết   theo phương thức này. Theo nội dung cam kết, các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập các  hiện diện thương mại tại Việt Nam. Khi mới gia nhập các hiện diện thương mại   này sẽ  bị  giới hạn về tỷ lệ góp vốn, nhưng kể  từ  ngày 1/4/2008 được phép thành  lập ngân hang 100% vốn đầu tư  nước ngoài. Để  được thành lập chi nhánh thương   mại hay, công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp nước   ngoài phải đạt được điều kiện nhất định về số  lượng tài sản tùy theo loại hình và   phương thức hoạt động của công ty. Trong vòng 5 năm kể  từ  ngày Việt Nam gia   nhập WTO , các chi nhánh  ngân hàng nước ngoài phải chịu hạn chế  về tỷ  lệ  huy   động tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ  thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có  quy định về tín dụng. Đến ngày 1/1/2011 thì tỷ lệ vốn huy động sẽ được hưởng đối  xử  quốc gia đầy đủ, tuy nhiên các chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài vẫn   chưa được thành lập các điểm giao dịch khác ngoài trụ  sở  chi nhánh của mình.   Giống với quy định trong phần cam kết chung, phần đóng góp cổ  phần của doanh   nghiệp và cá nhân nước ngoài được phép nắm giữ  tại mỗi ngân hàng thương mại   11
  12. cổ phần của Việt nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng đó trừ  khi luật pháp Việt Nam có các quy định khác hay được sự cho phép của các cơ quan   có thẩm quyền tại Việt Nam. Như  vậy, ngoài những chính sách mở  cửa thông  thoáng cho ngành dịch vụ  ngân hàng, Việt Nam cũng đưa ra một số  hạn chế nhất  định nhằm bảo vệ cho các ngân hàng trong nước. 2.2.2 Tác động của cam kết đối với dịch vụ Ngân hàng ở Việt Nam Cam kết trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng của Việt Nam khá chặt chẽ do vậy   mức độ   ảnh hưởng của cam kết này là không quá lớn. Tất nhiên nó cũng sẽ  có  những ảnh hưởng nhất định tới ngành dịch vụ Ngân hàng tại Việt Nam. Trước hết,   các cam kết mở cửa thị trường ngân hàng sẽ  tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân  hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, từ đó thị trường tài chính ngân hàng sẽ ngày  càng trở nên sôi động và hiệu quả hơn. Sức ép cạnh tranh buộc các ngân hàng trong  nước phải chủ  động điều chỉnh mô hình và chính sách quản lý, đào tạo nhân viên,  ứng dụng công nghệ  thông tin nhằm tạo được lợi thế  với các ngân hàng nước   ngoài. Tuy nhiên, với điểm yếu là các ngân hàng trong nước có qui mô nhỏ, nợ xấu   theo tiêu chuẩn quốc tế  còn cao, đặc biệt là các ngân hàng thương mại Nhà nước;   các sản phẩm dịch vụ còn chưa đa dạng và chất lượng dịch vụ  chưa cao nên việc  tham gia ngày càng nhiều của các ngân hàng nước ngoài có qui mô vốn lớn, năng   lực cạnh tranh cao và nắm giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia  sẽ chứa đựng rủi ro tiềm tàng tới sự phát triển ổn định và bền vững của hệ thống   tài chính; tính liêm chính của hệ  thống trước các hiện tượng rửa tiền và tài trợ  khủng bố. Chính vì vậy, Việt Nam luôn phải thận trọng trong tiến trình mở cửa, tự  do hóa hoạt động của thị trường tài chính. 2.3 Dịch vụ vận tải biển ( thuộc nhóm dịch vụ vận tải) 2.3.1 Nội dung cam kết cụ thể Theo cam kết, công ty vận tải biển nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ  vận tải hàng hóa quốc tế (xuất nhập khẩu) sẽ không phải chịu bất kỳ hạn chế nào   và được đối xử công bằng như các công ty vận tải Việt Nam. Ngoài ra, các công ty   này được sử dụng các dịch vụ tại cảng biển Việt Nam dựa trên các điều kiện hợp   lý và không phân biệt đối xử , tuân thủ nguyên tắc đến trước phục vụ trước. 12
  13. Đối với các hiện diện thương mại nước ngoài khác tại Việt Nam để  cung   cấp dịch vụ vận tải thì có những quy định cụ thể như sau. Các công ty vận hành đội   tàu treo cờ Việt Nam, sau 2 năm kể từ ngày gia nhập sẽ được thành lập liên doanh  với phần đóng góp  không vượt quá 49% ­ được phép vận hành để vận chuyển hàng  hóa và hành khách quốc tế. Các công ty này phải chịu sự  kiểm soát về  số  lượng   thuyền viên nước ngoài. Các hình thức hiện diện thương mại nước ngoài để  cung  cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế  đều phải chịu sự hạn chế về cả vốn góp và các  hoạt động được thực hiện. Về vốn góp, ngay sau khi gia nhập các công ty vận tải   biển nước ngoài có thể thành lập liên doanh trong đó tỷ lệ góp vốn không quá 51% ,   sau 5 năm kể  từ  ngày gia nhập họ  có thể  được thành lập công ty 100% vốn nước   ngoài. Về  phạm vi hoạt động, sau khi gia nhập chỉ  được thực hiện 5 hoạt động:   Tiếp thị và bán dịch vụ vận tải biển thông qua giao dịch trực tiếp với khách hàng từ  việc niêm yết giá đến việc lập chứng từ vận tải; đại diện cho chủ hàng; cung cấp   các thông tin kinh doanh theo yêu cầu; chuẩn bị tài liệu liên quan tới chứng từ  vận   tải; cung cấp dịch vụ  vận tải biển bao gồm cả  dịch vụ vận tải nội địa bằng tàu   mang cờ Việt Nam. Sau 5 năm các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được phép thay mặt  công ty tổ chức cho tàu vào cảng hoặc tiếp nhận hàng khi có yêu cầu; đàm phán ký  kết hợp đồng vận tải…. Các dịch vụ  hỗ  trợ  vận tải biển như  dịch vụ  xếp dỡ  công ten nơ, dịch vụ  thông quan, dịch vụ kho bãi công ten nơ đều chưa được cam kết theo phương thức   cung cấp dịch vụ qua biên giới; không hạn chế đối với phương thức tiêu dùng dịch  vụ   ở  nước ngoài; không hạn chế  đối với phương thức cung cấp thông qua hiện  diện thương mại ngoại trừ  việc giới hạn về  tỷ  lệ góp vốn, và chưa cam kết đối  với phương thức cung cấp dịch vụ thông qua thể nhân.  2.3.2 Tác động của các cam kết đối với dịch vụ vận tải biển của Việt Nam Thông qua hội nhập và hợp tác Việt Nam sẽ tranh thủ được nguồn vốn và kỹ  thuật tiên tiến, thu hút vốn đầu tư  cho việc xây dựng và phát triển cơ  sở  hạ  tầng   trong hoạt động vận tải. Từ  đó nâng cao năng lực làm hàng trong ngành vận tải   đường biển, đến lúc đó, lợi thế  địa lý là cửa ngõ giao thương giữa các nước trong  khu vực của Việt Nam mới thực sự  được phát huy. Nhiều hãng tàu, nhiều doanh  nghiệp tham gia dịch vụ hỗ trợ vận tải biển từ các nước thành viên đầu tư  và cung   cấp dịch vụ tại Việt Nam sẽ đem đến cho các doanh nghiệp nhiều sự lưa chọn hơn,  13
  14. tạo điều kiện cho xuất khẩu phát triển. Các doanh nghiệp vận tải trong nước sẽ có   điều kiện trao đổi và nâng cao trình độ cán bộ cả về quản lý và kỹ thuật khi hợp tác   với các công ty nước ngoài. Ngoài ra, các doanh nghiệp GTVT có điều kiện mở  rộng và thâm nhập thị  trường nước ngoài. Qua đó nâng cao năng lực và khả  năng   cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên hệ thông hạ  tầng còn yếu kém đã cản trợ  không ít tới ngành vận   tải đường biển của Việt Nam. Cơ sở hạ tầng của vận tải biển  ở Việt Nam chưa   được phân bổ  hợp lý. Một số  cảng được thiết kế  để  đón nhận các tàu vận tải   container những năng lực chỉ cho phép tiếp nhận tàu nhỏ. Chất lượng sản phẩm và  dịch vụ chưa cao, năng suất thấp cho nên tính ý cạnh tranh còn yếu. Chúng ta không   có nhiều cán bộ  có kinh nghiệm trong giao dịch quốc tế và khả  năng chuyên môn,  khả năng ngoại ngữ còn hạn chế. Một số doanh nghiệp chưa thấy hết được những   khó khăn và thách thức khi nước ta bước vào hội nhập kinh tế  quốc tế  phải dần  dần mở  cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài vào kinh doanh một số  ngành nghề  dịch vụ  GTVT, nên chưa chủ  động đề  ra biện pháp tăng cường khả  năng cạnh   tranh. Tóm lại, vận tải là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, là đầu vào và đầu ra   cho các ngành kinh tế khác. Nhận thức được tầm quan trọng của ngành vận tải nên  các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều phải rất thận trọng  khi đưa ra các cam kết tự do hóa trong lĩnh vực này. 14
  15. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM  NÂNG CAO HIỆU QUẢ  CHO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN GATS TẠI VIỆT NAM 1. Giải pháp vĩ mô 1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật Thách thức chủ  yếu nhất đối với Việt Nam trong tiến trình mở  cửa, thực   hiện cam kết cho các ngành dịch vụ  theo Hiệp định GATS chính là những điểm  khác biệt giữa hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam và các quy định của GATS.           Hệ  thống pháp luật và môi trường pháp lý về  kinh tế­ thương mại trong  nước còn chưa hoàn chỉnh, chưa hệ thống, chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thông  lệ và chuẩn mực quốc tế, còn nhiều hạn chế trong điều kiện tự do hoá thương mại   hiện nay.          Từ những bất cập trong hệ thống pháp luật đã nêu ở trên, ta thấy Việt Nam  trong quá trình thực hiện các cam kết của WTO phải xây dựng, bổ sung, điều chỉnh,   sửa đổi các văn bản pháp luật và các chính sách kinh tế của mình cho phù hợp với  yêu cầu của WTO, với luật chơi chung của thế giới, đồng thời vẫn đảm bảo được  tính định hướng phát triển và lợi ích của đất nước cũng như hỗ trợ đắc lực cho các   ngành kinh tế trong nước. Hệ thống chính sách, pháp luật cần được hoàn thiện theo  hướng phát huy tối đa nội lực và tiềm năng của đất nước, của tất cả  các thành  phần kinh tế; tạo điều kiện thúc đẩy quá trình tích tụ, liên doanh liên kết trong sản   xuất kinh doanh; thu hút đầu tư  nước ngoài; khuyến khích môi trường cạnh tranh  bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế;   đi đôi với việc nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước. 1.2 Phát triển thương mại dịch vụ song song với phát triển sản xuất hàng  hóa Dịch vụ  luôn luôn gắn liền với sản xuất hàng hoá, chúng là hai mặt thống   nhất không thể tách rời của nền kinh tế. Chúng luôn hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau cùng  phát triển. Thật vậy, dịch vụ phát triển sẽ tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá phát  triển, và ngược lại sản xuất hàng hoá có phát triển mới tạo ra cơ sở vật chất vững  chắc cho dịch vụ  phát triển. Mặt khác, nếu một lĩnh vực lạc hậu, trì trệ  thì nó sẽ  15
  16. kìm hãm sự phát triển của lĩnh vực kia. Do vậy, quan điểm của Đảng và Nhà nước   ta trong phát triển kinh tế giai đoạn này là gắn phát triển dịch vụ với phát triển sản  xuất, không coi nhẹ một lĩnh vực nào. Đảng ta chỉ rõ: “Hoạt động dịch vụ phải làm  tốt   nhiệm  vụ   phục   vụ   ‘đầu  vào’  và   ‘đầu  ra’  trong  sản  xuất   nông  nghiệp,   lâm  nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng… Phải chủ động phát triển mạng lưới   dịch vụ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu  quả  kinh tế đối ngoại”. Hướng tới một quan điểm phát triển toàn diện về sản xuất hàng hoá và dịch  vụ là một trong những mục tiêu ưu tiên đặt ra cho chúng ta trên con đường xây dựng  đất nước và xác định  ưu thế  so sánh của đất nước trong phân công lại lao động  quốc tế bao gồm cả sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Muốn vậy, tạo điều kiện và hỗ  trợ  phát triển các ngành dịch vụ  bên cạnh sản xuất hàng hoá chính là chìa khoá để  hướng tới sự thành công. Bên cạnh hai biện pháp chủ yếu trên, chúng ta cũng cần phối hợp với những   biện pháp vĩ mô khác để tiến trình thực hiện GATS đạt hiệu quả tốt nhất như xây  dựng chiến lược hội nhập phải mang tính toàn diện, tổng thể, chi tiết hoá ở  từng  cấp, ngành; giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo hộ và tự do hoá, ... 2. Giải pháp vi mô 2.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cạnh tranh rất thấp ở cả thị trường   trong nước lẫn thị  trường quốc tế. Điều đó thể  hiện  ở  các mặt: quy mô vốn nhỏ,   thiếu vốn; hiệu quả kinh doanh thấp; công nghệ lạc hậu, không đồng bộ; chậm đổi  mới phương thức quản lý­ kinh doanh; bộ máy quản lý cồng kềnh, vận hành nặng  nề, chi phí cao mà hiệu quả  lại thấp; kém năng động do  ỷ  lại vào sự  bảo hộ  của   Nhà nước…          Ngoài ra, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ Việt Nam cũng rất  thấp vì các loại hình dịch vụ nghèo nàn, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng   kém, giá cao, thời gian chờ đợi lâu…          Với tình hình trên, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia nói chung,  của từng doanh nghiệp nói riêng là một yêu cầu hết sức quan trọng không chỉ đặt ra  đối với Chính phủ  mà còn đặt ra đối với các doanh nghiệp. Một quốc gia có hội  nhập vào nền kinh tế thế giới được hay không và hội nhập tới mức độ  nào là phụ  16
  17. thuộc vào khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp của quốc gia đó. Để nâng cao   sức cạnh tranh, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cần tận dụng triệt để  nguồn   hỗ trợ tài chính của Nhà nước, nguồn lực nội tại để  đẩy mạnh hoạt động tiếp thị,   xúc tiến thương mại. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần đồng thời thực hiện một số  biện pháp khác để  nâng cao khả  nâng cao khả  năng cạnh tranh của mình: đánh giá   đúng thực trạng, lợi thế  của mình; tăng cường hợp tác chặt chẽ  với các doanh   nghiệp Việt Nam khác thông qua các hiệp hội; liên kết với các doanh nghiệp của   các quốc gia khác trên thế  giới nhằm tranh thủ  vốn và công nghệ; nâng cao chất  lượng nguồn nhân lực; đầu tư đổi mới công nghệ; mở rộng danh mục sản phẩm… 2.2 Phát triển kiến thức, kỹ năng cho ngành nhân lực Nhân lực là yếu tố  then chốt đối với sự  phát triển của mỗi công ty. Trong  lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, khoảng cách giữa cung ­ cầu nhân lực ngày càng lớn,   khiến cuộc đua giữa các doanh nghiệp để  tranh giành nguồn nhân lực chất lượng  cao ngày càng căng thẳng. Trong khi đó, chất lượng nguồn nhân lực trẻ  hiện nay   chưa đáp ứng được đòi hỏi của doanh nghiệp cả về khả năng tiếp cận các thiết bị  khoa học kỹ  thuật hiện đại, trình độ  nghiệp vụ  chuyên môn, tính sáng tạo và chủ  động trong công việc. Vì vậy, trước hết doanh nghiệp phải đầu tư  cho công tác tuyển dụng với  mong muốn xây dựng được đội ngũ nhân sự  trình độ  cao. Doanh nghiệp cần biết   cách tạo cơ hội học tập và phát triển cho nhân viên sẽ thu hút được nguồn nhân lực   trẻ tiềm năng.  Bên cạnh hoạt động thu hút nguồn nhân lực mới, doanh nghiệp cũng cần chú  ý tập trung vào công tác đào tạo nguồn nhân lực hiện có, nguồn nhân lực cấp cao,   thường xuyên cập nhật bổ sung kiến thức cho toàn bộ  nhân sự  trong doanh nghiệp   về  các quy định văn bản pháp luật của Nhà nước hướng dẫn tiến trình hội nhập   kinh tế thế giới, thực hiện đúng theo cam kết GATS, cũng như chú trọng phát triển   toàn diện về các kỹ năng, trình độ nghiệp vụ chuyên môn. 17
  18. KẾT LUẬN Thông qua bài tiểu luận “Hiệp định chung về  thương mại dịch vụ  GATS”,   chúng ta có thể  có được một cái nhìn tổng quan cũng như  những điểm quan trọng   được quy định trong Hiệp định cũng như  trong biểu cam kết cụ thể của Việt Nam   về lĩnh  vực thương mại dịch vụ. Mặc dù GATS chỉ quy định các nghĩa vụ  đối với   Chính phủ các quốc gia thành viên chứ không có quy định gì về quyền lợi hay nghĩa   vụ cho doanh nghiệp nhưng không phải vì thế mà doanh nghiệp không quan tâm tới  GATS. Việc nghiên cứu GATS và biểu cam kết cụ  thể  của Việt Nam là hết sức  quan trọng đối với các doanh nghiệp dịch vụ   ở Việt Nam vì các doanh nghiệp này   sẽ được lợi hoặc chiu tác động của Hiệp định GATS thông qua việc Chính phủ các   nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ  trong GATS khi ban hành chính sách, quy   định về thương mại dịch vụ ở nước mình. Từ  việc nghiên cứu GATS và biểu cam kết dịch vụ   ở  Việt Nam, chúng ta  phải hiểu rõ được những thuận lợi và thách thức của việc thực hiện cam kết. Mở  cửa thị  trường, tự  do hóa thương mại sẽ  giúp thu hút đầu tư  nước ngoài, tăng  cường tính cạnh tranh, tính lành mạnh của thị trường dịch vụ. Nhưng bên cạnh đó,  các doanh nghiệp trong nước với vốn mỏng, nhân lực yếu có thể  sẽ  không đứng  vững được trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt. Đứng trước thực tế  này, nhà   nước và doanh nghiệp cần phải phối hợp tốt với nhau trong quá trình mở  cửa thị  trường, tự  do hóa thương mại. Có như  vậy chúng ta mới có thể  tận dụng triệt để  những cái lợi mà Hiệp định GATS mang lại. 18
  19. 19
  20. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế. Giáo sư Tiến sĩ Võ Thanh Thu – xuất bản năm  2005 – NXB Thống kê. 2. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS. 3. Báo cáo của ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (WT/ACC/VNM/48)  ngày 27/10/2006 của Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam. 4. Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ ­Danh mục miễn trừ đối xử Tối huệ quốc theo điều II  (WT/ACC/VNM/48/Add.2) ngày 27/10/2006 của Ban Công tác về việc gia nhập WTO  của Việt Nam. II. Các trang web 1. Cổng thông tin WTO – Hội nhập http://trungtamwto.vn/ 2.  http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/04/24/4843/  3. Trang web của dự án hỗ trợ thương mại đa biên MUTRAP  http://www.mutrap.org.vn/thu_vien/MUTRAPII/Forms/AllItems.aspx 4. Trang web của Bộ Công thương http://www.moit.gov.vn  5. Trang web của Bộ Tài chính http://www.mof.gov.vn 6. Cổng thông tin về WTO và Tiếp cận thị trường http://wto.nciec.gov.vn/Lists/nh %20gi%20tc%20ng/DispForm.aspx?ID=45, đăng ngày 16/07/2010 7.  http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/chuyenlaman/45771/Co­hoi­trong­  nam­2011.html đăng ngày 1/1/2011 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2