intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trị giá hải quan của WTO, thực trạng áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:151

49
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích đề tài là làm rõ một số vấn đề về nguyên tắc xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định thực hiện điều VII Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại 1994 của WTO. Nghiên cứu pháp luật và thực tiễn áp dụng của Trung Quốc để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, góp phần hoàn thiện những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động XNK, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trị giá hải quan của WTO, thực trạng áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐÀO NGỌC THÀNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN CỦA WTO, THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2012
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐÀO NGỌC THÀNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN CỦA WTO, THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Minh Ngọc Hà Nội - 2012
  3. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng biểu MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: KHÁI NIỆM VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CÁC PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN 5 1.1. Khái niệm trị giá hải quan 5 1.2. Khái quát các hệ thống xác định trị giá hải quan 8 1.2.1. Xác định trị giá hải quan theo định nghĩa Brusels 8 1.2.2. Xác định trị giá hải quan theo hiệp định trị giá GATT 12 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ GATT/ WTO TẠI TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM 40 2.1. Hiệp định trị giá GATT và những tác động của nó đối với kinh tế 40 2.1.1. Tình hình thực hiện hiệp định GATT trên thế giới 40 2.1.2. Tác động của hiệp định trị giá GATT đối với kinh tế 41 2.2. Thực trạng áp dụng hiệp định trị giá GATT/WTO của Trung Quốc 49 2.2.1. Trung Quốc và quá trình tham gia, thực hiện hiệp định trị giá GATT 49 2.2.2. Chính sách thuế quan của Trung Quốc khi gia nhập WTO 51 2.2.3. Công tác xác đinh trị giá Hải quan của Trung Quốc 54 2.2.4. Tình hình gian lận thương mại qua giá tại Trung Quốc 61 2.2.5. Các biện pháp quản lý của hải quan Trung quốc trong phòng, chống gian lận thương mại qua giá 65 2.2.6. Đánh giá pháp luật hiện hành và kết quả công tác quản lý rủi ro trong lĩnh vực giá của hải quan Trung Quốc 84
  4. 2.3. Thực trạng áp dụng hiệp định trị giá GATT/WTO của Việt Nam 88 2.3.1. Cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực Hải quan và quá trình tham gia thực hiện hiệp định GATT/WTO 88 2.3.2. Chính sách thuế quan khi tham gia WTO và tình hình thực hiện cam kết về trị giá Hải quan theo Hiệp định Trị giá GATT 92 2.3.3. Những khó khăn, tồn tại trong công tác xác định trị giá cho hàng nhập khẩu 96 Chƣơng 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN Ở VIỆT NAM 102 3.1. Tóm lược những điếm mới trong công tác quản lý Nhà nước về Hải quan của Trung Quốc khi thực hiện hiệp định trị giá GATT/ WTO 102 3.2. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá hải quan ở Việt Nam 105 3.2.1. Trong xây dựng pháp luật 105 3.2.2. Tăng cường quản lý nhà nước về hải quan bằng pháp luật 109 3.2.3. Tăng cường xây dựng lực lượng để áp dụng phương pháp quản lý Hải quan hiện đại đảm bảo mục tiêu ”chuyên nghiệp - minh bạch - hiệu quả” 110 3.2.4. Công tác quản lý rủi ro 115 3.2.5. Trong công tác Kiểm tra sau thông quan 117 3.2.6. Trong công tác điều tra chống gian lận thương mại 119 3.2.7. Trong hoạt động của tỉnh báo Hải quan 121 3.2.8. Cần có chế tài đủ mạnh trong xử lý các hành vi vi phạm 123 3.2.9. Gắn cải cách hành chính với hiện đại hoá công tác hải quan 126 3.2.10. Phối hợp giữa các cơ quan, lực lượng trong và ngoài ngành 129 3.2.11. Hợp tác chặt chẽ Hải quan quốc tế 133 3.2.12. Thực hiện các biện pháp quản lý khác theo khuyến nghị của tổ chức hải quan thế giới và các nước phát triển 136 KẾT LUẬN 139 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT (Tiếng Anh) Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ACV hoặc Agreement on Hiệp định thực thi Điều VII CVA implementation of Article của Hiệp định chung về thuế VII of the General on Tariffs quan và thương mại and Trade (Agreement on Customs Value hoặc Customs Value Agreement) AFTA Asean Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN AHTN The Asean harmonised tariff Danh mục hài hòa thuế quan nomenclature của ASEAN APEC Asian Pacific Economic Diễn đàn hợp tác Kinh tế Cooperation Châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Association of South-East Hiệp hội các Quốc gia Đông Asean Nations Nam Á ASEM Asia- Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu GATT General Agreement on Hiệp định chung về Thuế Tariffs and Trade quan và Thương mại HS Convention on the Công ước về Hệ thống hài Harmonized commodity hòa về mô tả và mã hóa hàng Description and Coding hóa System (Harmonized System) TRIPS Agreement on Trade- Hiệp định về khía cạnh liên Related Aspects of quan đến thương mại và intellectual Property Rights quyền sở hữu trí tuệ. WCO World customs organization Tổ chức Hải quan Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT (Tiếng Việt) CBL Chống buôn lậu CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp GLTM Gian lận thương mại HĐH Hiện đại hoá HQ Hải quan KTSTQ Kiểm tra sau thông quan QLNN Quản lý nhà nước QLRR Quản lý rủi ro TCHQ Tổng cục Hải quan XNC Xuất nhập cảnh XNK Xuất nhập khẩu
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Kim ngạch XNK của Trung Quốc 54 Bảng 2.2: Kim ngạch XNK của Việt Nam 92
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với chủ trương đổi mới quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đang tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Để hòa vào “dòng chảy” của quá trình phát triển thương mại quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tôn trọng các “luật chơi” chung, thực thi nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế, ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã yêu cầu: “…Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn, đầy đủ hơn với khu vực và thế giới. Thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác…Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện các cam kết sau khi nước ta gia nhập WTO. Khẩn trương đổi mới thể chế kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm lợi ích quốc gia và phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế”. Sau một thời tích cực và chủ động trong hội nhập, đến nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của nhiều Tổ chức Quốc tế có liên quan đến hoạt động hải quan như WCO, ASEAN, APEC, ASEM và đặc biệt là việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tháng 11/2006; Để tham gia WTO chúng ta phải thực hiện nhiều cam kết trong đó cam kết về “Trị giá hải quan”. Việc thực hiện xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo nguyên tắc thực hiện Hiệp định Điều VII- Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT/WTO) ở Việt Nam đã được triển khai từ ngày 01/08/2004, đây là bước đột phá trong hội nhập, phát triển của ngành Hải quan và thực hiện của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên quá trình thực hiện đến nay còn bộc lộ nhiều bất cập, tình trạng gian lận thương mại qua giá vẫn diễn ra phổ biến làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thu ngân sách cũng như môi trường kinh doanh trong nước. Để việc xác định trị giá hải quan phù hợp với các nguyên tắc của hiệp định GATT, đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp tham gia 1
  9. hoạt động XNK, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh là một yếu tố hết sức quan trọng góp phần đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế, Do đó việc nghiên cứu pháp luật về trị giá hải quan trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn, đặc biệt là việc nghiên cứu pháp luật một số nước đi trước, tiên tiến trong đó có Trung Quốc, một nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, có tốc độ phát triển kinh tế cao trong những năm gần đây và là đối tác kinh tế quan trọng đối với Việt Nam để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện việc xác định trị giá hải quan cũng như công tác quản lý giá cho hàng hoá nhập khẩu. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, tác giả luận văn chọn đề tài: “Trị giá hải quan của WTO, thực trạng áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ở Việt Nam trước đây đã có một số công trình có đề cập đến công tác QLNN về hải quan, một số đề tài về nghiên cứu hiện đại hóa hải quan, công tác kiểm tra sau thông quan như: “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế của Việt Nam” của TS nguyễn Công Bình, Viện nghiên cứu thương mại - Bộ Công thương, 2009; “ Cải cách hiện đại hóa Hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” của TS Nguyễn Ngọc Túc, Tổng cục Hải quan, 2007; “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của kế hoạch cải cách, phát triển hiện đại hóa Hải quan giai đoạn 2004- 2006” của ThS Nguyễn Viết Hồng, Tổng cục Hải quan, 2005; …Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu, những công trình này chỉ đề cập đến công tác QLNN về Hải quan ở một góc độ, khía cạnh nhất định, chưa đi vào các vấn đề nghiệp vụ chuyên biệt có tính chuyên môn sâu như công tác xác 2
  10. định trị giá. Qua thời gian nghiên cứu tìm hiểu, tác giả không tìm thấy công trình nghiên cứu tương tự nào trong lĩnh vực này. 3. Về mục đích, ý nghĩa của luận văn Mục đích đề tài là làm rõ một số vấn đề về nguyên tắc xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định thực hiện điều VII Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại 1994 của WTO. Nghiên cứu pháp luật và thực tiễn áp dụng của Trung Quốc để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, góp phần hoàn thiện những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động XNK, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. 4. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ: - Tiếp cận cơ sở lý luận về việc xác định trị giá tính thuế cho hàng hoá xuất, nhập khẩu theo Hiệp định trị giá GATT/WTO - Tiếp cận làm rõ những mặt được trong các qui định của pháp luật hiện hành và thực tế hoạt động của Trung Quốc trong lĩnh vực xác định trị giá hải quan, so sánh với thực tiễn áp dụng ở Việt Nam để rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về việc xác định trị giá tính thuế cho hàng hoá xuất, nhập khẩu. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước của cơ quan Hải quan trong lĩnh vực xác định trị giá cho hàng hoá XNK ở Việt Nam. 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về trị giá hải quan theo quy định của WTO, pháp luật Trung quốc và Việt Nam qui định về trị giá hải quan và thực trạng quá trình áp dụng pháp luật Quốc tế trong lĩnh vực trị giá hải quan để từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống 3
  11. pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xác định trị giá cho hàng nhập khẩu. - Phạm vi nghiên cứu: Trị giá hải quan là một lĩnh vực rộng, có tính chuyên biệt, việc xác đị nh trị giá hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay gồm sáu phương pháp nhưng trên thực tế chỉ có phương pháp “trị giá giao dịch” là phương pháp quan trọng, phức tạp nhất, nó được áp dụng phổ biến ở các quốc gia khi tham gia hiệp định trị giá GATT và sử dụng để xác định trị giá hải quan cho trên 90% lượng hàng hoá xuất nhập khẩu. Trong thời gian hạn chế và với phạm vi nghiên cứu của luận văn Thạc sĩ nội dung đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu việc xác định trị giá hải quan cho hàng nhập khẩu theo phương pháp “trị giá giao dịch”. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này được thực hiện trên cơ sở của phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh. Đề tài này được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhất là các quan điểm đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 03 chương: Chương 1: Khái niệm về trị giá hải quan và quá trình hình thành, phát triển các phương pháp xác định trị giá hải quan. Chương 2: Thực trạng áp dụng hiệp định trị giá GATT/WTO tại Trung Quốc và Việt Nam. Chương 3: Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc và những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá hải quan ở Việt Nam. 4
  12. Chƣơng 1 KHÁI NIỆM VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CÁC PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN 1.1. Khái niệm trị giá Hải quan Thuế Hải quan đã ra đời và tồn tại khi những hình thái Nhà nước đầu tiên xuất hiện, đó là thuế đánh vào hoạt động lưu chuyển hàng hóa từ phần lãnh thổ này đến phần lãnh thổ khác. Tuy nhiên, phải đến thời kỳ cận đại và hiện đại thì những quy định cụ thể, những đạo lý cụ thể của thuế Hải quan mới chính thức được ghi lại thành các điều khoản luật. Theo ghi nhận của Tổ chức Hải quan Thế giới thì các điều khoản đầu tiên về thuế Hải quan xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tại Mỹ và Châu Âu. Khi đó, người ta quy định phải thu một khoản thuế Hải quan nhất định đối với một số loại hàng hóa trong thương mại quốc tế. Thuế Hải quan (hay thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) ngày càng phát triển và có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Đặc biệt là những đang phát triển, do nhu cầu cần nguồn lực tài chính phục vụ các dịch vụ công và nhu cầu bảo hộ sản xuất trong nước, thuế suất Hải quan thường cao và đánh vào hầu hết các mặt hàng nhập khẩu, theo đó thuế Hải quan chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng thu ngân sách, chẳng hạn "ở Pakistan, thuế Hải quan chiếm từ 30 - 40% tổng thu ngân sách, ở Việt Nam trong những năm trước đây thuế Hải quan chiếm 25 - 30% tổng thu ngân sách" [11]. Trong xu thế hội nhập và giao lưu thương mại toàn cầu, những yếu tố cơ bản của hệ thống thuế Hải quan như biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, trị giá Hải quan, xuất xứ hàng hóa đã trở thành những nội dung quan trọng trong thỏa thuận thuế quan và thương mại giữa các quốc gia với nhau. Vì vậy, ngay 5
  13. từ đầu thế kỷ XX, các nước kinh tế phát triển châu Âu đã nỗ lực tìm kiếm một hệ thống các phương pháp xác định trị giá Hải quan áp dụng thống nhất trên phạm vi quốc tế. Khái niệm trị giá Hải quan (trị giá tính thuế hàng hóa) đã được hình thành khi người ta bắt đầu chuyển dần việc đánh thuế cụ thể theo lượng hàng hóa sang đánh thuế theo giá trị hàng hóa. Càng ngày, việc tính thuế dựa trên giá trị của hàng hóa càng phát triển, do vậy việc xác định trị giá hàng hóa một cách tùy tiện không còn phù hợp nữa, ở các khu vực lãnh thổ, các nước tìm cách xây dựng cách tính toán giá trị của hàng hoá để tính thuế. Mặc dù vậy, nhưng đến nay khi nói đến trị giá Hải quan vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau, chẳng hạn: “- Trị giá Hải quan là trị giá của hàng hóa dùng để tính thuế Hải quan theo giá trị. - Trị giá Hải quan là trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu. - Trị giá Hải quan là giá thực tế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. - Trị giá Hải quan là trị giá của hàng hóa để đánh thuế Hải quan theo giá trị của hàng hóa đó. - Trị giá Hải quan là trị giá phục vụ cho mục đích tính thuế Hải quan và thống kê Hải quan” [11]. Qua các ý kiến, quan điểm trên, có thể hiểu thống nhất về trị giá Hải quan như sau: Trị giá Hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu dùng cho mục đích quản lý Nhà nước về Hải quan. Trị giá Hải quan bao gồm trị giá Hải quan của hàng hóa xuất khẩu và trị giá Hải quan của hàng hóa nhập khẩu. Trị giá Hải quan của hàng hóa xuất khẩu là giá bán hàng hóa tại cửa khẩu xuất, theo hợp đồng mua bán, không bao gồm các chi phí vận chuyển (F) và bảo hiểm (I) quốc tế. Còn trị giá Hải quan của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập 6
  14. đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự 6 phương pháp xác định trị giá theo Hiệp định trị giá GATT/TWO và dừng lại ngay ở phương pháp đã xác định được trị giá. Trị giá Hải quan được xác định cho tất cả các loại hàng hóa do các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu không phân biệt có hợp đồng hay không có hợp đồng, nhằm mục đích thương mại hay không nhằm mục đích thương mại, hoạt động kinh doanh đầu tư hay sản xuất xuất khẩu. Trị giá Hải quan được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu được sử dụng vào các mục đích sau: - Mục đích tính thuế: Khởi thủy đầu tiên của việc xác định trị giá Hải quan là nhằm mục đích tính thuế, chính vì lẽ đó khi nói đến trị giá Hải quan người ta thường đồng nhất với trị giá tính thuế. - Mục đích thống kê: Ngoài mục đích tính thuế, trị giá Hải quan còn được sử dụng cho mục đích thống kê, gồm thống kê kim ngạch xuất khẩu và thống kê Hải quan. Qua hoạt động thống kê mà cụ thể là căn cứ vào các số liệu thống kê Nhà nước có cơ sở để thực hiện điều chỉnh chính sách quản lý các hoạt động thương mại, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách quản lý Nhà nước về Hải quan cũng như chính sách thuế, qua đó thực hiện các mục tiêu quản lý của Nhà nước. - Mục đích quản lý hạn ngạch: Để thực hiện chính sách quản lý mặt hàng và chính sách thuế đối với một số mặt hàng trong từng giai đoạn phát triển nhất định, cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành sử dụng hình thức cấp hạn ngạch, theo đó thông qua việc xác định trị giá Hải quan Nhà nước thực hiện được mục đích quản lý hạn ngạch. - Mục đích xử phạt vi phạm các quy định về hải quan: Trong quá trình thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thường xảy ra việc vi phạm các qui định về hải quan như vi phạm các qui định về thủ tục hải quan, về kiểm tra, giám sát hải quan, về chính sách quản lý mặt hàng…, và xét về mặt nguyên tắc, các hành vi vi phạm đó đều phải xử phạt theo qui định của 7
  15. pháp luật hiện hành, trong đó trị giá hải quan cũng là một trong những căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định hình thức và mức độ xử phạt đối với các hành vi vi phạm về hải quan. v.v… 1.2. Khái quát các hệ thống xác định trị giá hải quan 1.2.1. Xác định trị giá hải quan theo định nghĩa Brusels 1.2.1.1. Lịch sử hình thành định nghĩa Brusels Lịch sử loài người đã ghi nhận có hai cách đánh thuế cơ bản: + Đánh thuế cụ thể tức thuế đánh theo lượng hàng hóa mà không tính đến giá trị của hàng hóa. + Thuế tòng giá tức thuế đánh theo giá trị hàng hóa với một tỉ lệ phần trăm nhất định. Thuế đánh theo giá trị hàng hóa có nhiều ưu điểm nổi trội, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp, nó phù hợp hơn với việc giá cả lên xuống thất thường và sự khác biệt chất lượng hàng hóa. Nhưng nếu sử dụng các phương pháp xác định giá không chính xác và không ổn định lại là một trở ngại lớn cho sự tăng trưởng thương mại quốc tế. Vì thế ngay từ đầu thế kỉ 20, các nước kinh tế phát triển Châu Âu đã nỗ lực tìm kiếm một hệ thống các phương pháp xác định trị giá Hải quan áp dụng thống nhất trên phạm vi quốc tế, nhưng chỉ đến năm 1947 dưới sự bảo trợ của Hội Quốc liên (Tổ chức Liên hợp quốc ngày nay) các nỗ lực này mới thực sự thu được kết quả. Lần đầu tiên các nguyên tắc về xác định trị giá Hải quan được ghi nhận trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Tuy nhiên, ở giai đoạn này các quy định mới mang tính nguyên tắc và thu gọn tại Điều VII của Hiệp định, nhưng có thể nói đây đã là sự khởi đầu quan trọng cho công việc hình thành nên hệ thống các quy tắc về xác định giá trị Hải quan được nhiều nước công nhận và áp dụng sau này. Ba nguyên tắc cơ bản được ghi nhận tại Điều VII Hiệp định là: 1. Phải căn cứ vào trị giá thực tế của hàng hóa. 8
  16. 2. Không được căn cứ vào trị giá của hàng hóa được sản xuất tại nước nhập khẩu hoặc trị giá hư cấu hay áp đặt. 3. Phải là giá mà với mức giá ấy hàng hóa đó hoặc hàng hóa tương tự được bán trong kỳ kinh doanh bình thường, với các điều kiện cạnh tranh không hạn chế. Do quy định của Điều VII mới chỉ dừng lại ở mức độ đưa ra những nguyên tắc chung mà chưa bao gồm các hướng dẫn sát với thực tế nên việc xác định trị giá Hải quan vẫn không ổn định và không thể dự đoán trước được. Với mục tiêu tạo ra hệ thống xác định trị giá Hải quan công bằng, ổn định và trung lập, năm 1947 Nhóm Nghiên cứu trị giá Hải quan đã được thành lập tại Brusselle, nhiệm vụ đặt ra cho Nhóm là phải dự thảo một Định nghĩa về trị giá Hải quan dựa trên cơ sở các nguyên tắc của Điều VII Hiệp định GATT. Định nghĩa trị giá Brusels ra đời vào năm 1951 và có hiệu lực từ ngày 23/7/1953. Theo Định nghĩa này trị giá Hải quan là giá thông thường của hàng hóa đang xác định trị giá, hay nói cách khác là giá mà hàng hóa sẽ được bán. Giá thông thường này phải được xem xét trong điều kiện cạnh tranh đầy đủ và có xét đến thời gian bán hàng, địa điểm bán hàng và số lượng, cấp độ thương mại của giao dịch bán hàng. Với vai trò là một Điều ước quốc tế đa phương đầu tiên đề cập chi tiết đến các phương pháp xác định trị giá hải quan, Định nghĩa cũng đã đạt được một số thành công đáng kể, đó là các quy định trong Định nghĩa đã đi gần đến với thực tiễn thương mại, số lượng hàng hóa, các chi phí có liên quan v.v… cũng được xem xét khi xác định trị giá hải quan. Hệ thống xác định trị giá hải quan theo định nghĩa Brusels đã được nhiều nước tham gia. Nhưng do tồn tại các khái niệm mơ hồ nên trong quá trình áp dụng các nước đưa ra các cách xác định riêng làm mất đi tính thống nhất và xuất hiện sự can thiệp quá mức cần thiết của các cơ quan quản lý vào quá trình xác định trị giá hải quan. 9
  17. 1.2.1.2. Nội dung và những yếu tố cơ bản của Định nghĩa Brusels 1) Nội dung của Định nghĩa Brusels: Điều 1 của Định nghĩa Brussels đã thiết lập một nền tảng chủ yếu cho việc xác định trị giá, cụ thể "Trị giá Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thông thường, tức là giá đó phù hợp với hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu mà Hải quan thực hiện việc thu thuế đối với việc mua, bán hàng hóa được thực hiện trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh và giữa người mua và người bán hoàn toàn độc lập với nhau". Điều 2 của Định nghĩa nêu lên các chỉ dẫn, giải thích về vấn đề đối với "Việc mua bán được thực hiện trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh" giữa người mua và người bán không có mối liên quan, ràng buộc nhau. Điều này đề cập đến vấn đề mua bán thực hiện trên thị trường (đề cập đến điều kiện thị trường), tức vấn đề giá hàng hóa ở đây không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện, các mối liên quan giữa người bán và người mua. Như vậy các vấn đề nêu lên của Định nghĩa Brusels hoàn toàn mang tính chất lý thuyết. Điều 3 của Định nghĩa chỉ rõ rằng trị giá Hải quan đối với trường hợp có các chi phí về bằng phát minh sáng chế, thiết kế, mẫu mã và mác, nhãn sản xuất hoặc nhãn hiệu thương mại nước ngoài của hàng hóa thì cũng được cộng vào giá trị thông thường của hàng hóa. 2) Những yếu tố cơ bản của Định nghĩa Brusels Nội dung của Định nghĩa Brusels đã đưa ra một khái niệm lý thuyết về trị giá Hải quan, trong đó đề cập đến các yếu tố về giá cả, thời gian, địa điểm, số lượng, cấp độ thương mại và các yếu tố điều chỉnh. - Yếu tố về giá: Giá thông thường trong Định nghĩa Brusels là một khái niệm hoàn toàn mang tính chất lý thuyết, Định nghĩa bảo đảm cho hàng hóa nhập khẩu luôn có một trị giá Hải quan, hay nói cách khác giá này luôn xác định được ngay cả trong trường hợp trên thực tế không diễn ra giao dịch bán hàng. Giá thông thường tức là giá được công nhận thực hiện trong điều 10
  18. kiện cạnh tranh lành mạnh - giá mà hàng hóa sẽ được bán. Khi xem xét giá thông thường của Định nghĩa cần lưu ý giá này đã bao gồm các loại phí hoa hồng, phí môi giới và các loại phí khác bảo đảm cho việc giao dịch hàng tới địa điểm của nước nhập khẩu. Đồng thời giá thông thường này cũng không bao gồm các khoản thuế của nước nhập khẩu. - Yếu tố về thời gian: Để xác định tiêu chuẩn của trị giá được áp dụng cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa cần phải xác định một thời gian cố định. Định nghĩa Brusels đã quy định đó là thời điểm làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, tức là thời điểm cơ quan Hải quan thực hiện việc đánh thuế. - Yếu tố địa điểm: Định nghĩa Brusels đưa ra một khái niệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa liên quan đến yếu tố địa điểm tức là giá được xác định là giá giao hàng hóa từ người bán sang người mua tại cảng hay tại một địa điểm của nước nhập khẩu. Như vậy, giá thông thường được xác định trên cơ sở giá CIF (cost, insurance and freight). Giá này bao gồm tất cả mọi chi phí liên quan đến việc giao hàng cho tới cảng hoặc địa điểm của nước nhập khẩu, loại trừ các loại thuế, phí nội địa (thuế và phí trong nước nhập khẩu). - Yếu tố về số lượng: Định nghĩa Brusels không nêu một số lượng chuẩn nào cả nhưng Chú thích 3 của Điều 1 đã chỉ ra rằng khi xác định giá thông thường sẽ được căn cứ vào số lượng, để nhằm tôn trọng hoạt động thương mại tương ứng với mỗi lần giao dịch, hơn nữa số lượng hàng hóa giao dịch là đối tượng của việc mua bán. Định nghĩa Brusels yêu cầu việc xác định giá phải căn cứ vào số lượng thực nhập, do vậy giá có thể phải được điều chỉnh để thể hiện đúng giá thông thường tương ứng với số lượng sẽ được định giá. - Yếu tố về cấp độ thương mại: Yếu tố về cấp độ thương mại không được Định nghĩa Brusels chỉ ra một cách rõ ràng mặc dù đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xác định trị giá. Cũng như đối với yếu tố số lượng, Định nghĩa Brusels cho phép ảnh hưởng về cấp độ thương mại đối với giá cả, do vậy nó phải được xác định trị giá riêng cho mỗi lần nhập khẩu bằng 11
  19. việc kết hợp các yếu tố tác động liên quan đến chính bản thân hàng hóa đó. Điều này có nghĩa là nếu hàng hóa được nhập khẩu bởi một hợp đồng bán hàng ký theo cấp độ thương mại khác nhau (buôn bán, bán lẻ…) thì giá thông thường sẽ được xác định theo mức giá ở cấp độ thương mại khác nhau. Như vậy hoàn toàn có thể chấp nhận rằng cùng một hàng hóa có thể bán với giá khác nhau: 10 USD/ cái cho nhà bán buôn, 10,5 USD/ cái cho nhà bán lẻ, 11 USD/ cái cho người tiêu dùng. Ngược lại, nếu một hợp đồng bán hàng không được chấp nhận theo nội dung của Định nghĩa Brusels thì cần phải được xác định giá tương ứng với cấp độ thương mại mà hàng hóa sẽ được bán trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh. - Các yếu tố điều chỉnh: Định nghĩa Brusels đưa ra vấn đề "Giá sẽ phải điều chỉnh khi có những nhân tố bất bình thường, có nghĩa giá này không phù hợp với các điều kiện cạnh tranh lành mạnh". - Về chiết khấu và giảm giá: Định nghĩa Brusels mở ra cho tất cả các việc mua bán hàng hóa thực hiện trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh là được chấp nhận. 1.2.2. Xác định trị giá hải quan theo hiệp định trị giá GATT 1.2.2.1. Khái quát về Hiệp định trị giá GATT/WTO Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, người ta bắt đầu nhận thức rõ ràng hơn những nhược điểm của hệ thống xác định trị giá theo định nghĩa Brusels, mà nhược điểm lớn nhất là hệ thống này là dựa trên một định nghĩa rất mơ hồ về giá hàng hóa. Hơn nữa, giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ cùng các cách áp dụng khác nhau mà sự khác biệt rõ nét nhất là mức độ can thiệp của cơ quan quản lý vào việc xác định trị giá đã tạo nên sự không thống nhất trong việc sử dụng định nghĩa này. Từ năm 1973 đến 1979, các nước trên thế giới bắt đầu một loạt các cuộc đàm phán mới nhằm đạt được những thuận lợi trong mở rộng và tự do hóa thương mại quốc tế. Vấn đề xác định giá trị giá hải quan được đặt ra như 12
  20. một trở ngại quan trọng của tiến trình này. Vòng đàm phán này được gọi là vòng đàm phán Tokyo, mà kết quả của nó là một hiệp định mới về xác định trị giá hải quan ra đời vào năm 1981. Hiệp định trị giá Hải quan mới vẫn dựa trên nguyên tắc cơ bản chung nhất là điều VII của hiệp định trị giá GATT. Tuy nhiên, nguyên tắc chung đã được cụ thể hóa bằng các phương pháp xác định trị giá Hải quan cụ thể đi kèm những hướng dẫn rõ ràng. Chính vì vậy Hiệp định đã tạo nên một sự ổn định và thống nhất mới trong việc định giá chung trên thế giới, và được rất nhiều nước ủng hộ. Năm 1994, vòng đàm phán Uruguay kết thúc với kết quả là Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có mục tiêu cao nhất là tự do hóa thương mại trên toàn thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán hàng hóa. Đi kèm với việc thành lập WTO là một loạt các Hiệp định chung về nhiều lĩnh vực như thủ tục hải quan, quản lý xuất xứ hàng hóa, phân loại và xác định mã số hàng hóa, trị giá hải quan của hàng hóa v.v… ra đời. Hiệp định về giá trị Hải quan của hàng hóa có tên đầy đủ là hiệp định thực thi điều II của Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại GATT/WTO 1994, hay còn gọi là Hiệp định trị giá hải quan. Nội dung của hiệp định trị giá hoàn toàn thống nhất với hiệp định năm 1981, có bổ sung thêm một số Chú giải, Phụ lục và hướng dẫn cụ thể hơn. Đối với các nước thành viên WTO, Hiệp định trị giá hải quan GATT/WTO buộc phải được áp dụng. Còn đối với những nước muốn trở thành thành viên thì Hiệp định trở thành một trong những điều kiện tiên quyết đưa ra trong các cuộc đàm phán đa phương. 1.2.2.2. Mục đích, nguyên tắc của Hiệp định trị giá GATT/WTO + Mục đích của Hiệp định: Hiệp định trị giá GATT/WTO ra đời đã tạo ra một chuẩn mực trong việc xác định trị giá Hải quan với những mục đích cụ thể như sau: 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2