Đề tài: Hoạch định chiến lược công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội
lượt xem 43
download
Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài: hoạch định chiến lược công ty dệt vải công nghiệp hà nội', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Hoạch định chiến lược công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ..... KHOA .... Đề tài: Hoạch định chiến lược công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp LỜI MỞ ĐẦU Trong cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, mọi doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không còn cách nào khác phải biết đổi mới cho phù hợp từ việc nghiên cứu xem sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào đến việc tổ chức điều hành sản xuất ra sao để với chi phí thấp nhất sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Đứng trước thực tế như vậy Hacatex cũng không ngừng vận động luôn bám sát để nắm bắt sự thay đổi của thị trường, mạnh dạn áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, tổ chức điều chỉnh lại cơ cấu lao động, tác phong làm việc công nghiệp trong công ty … Với mục tiêu chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu, sản phẩm của HACATEX dù còn mới mẻ nhưng đã nhanh chóng được thị trường nội địa chấp nhận và trong tương lai không xa sản phẩm của công ty sẽ vươn ra thị trường khu vực và thế giới. Trong thời gian ngắn ngủi chỉ có 7 tuần thực tập tại Công ty nhưng em đã thấy một không khí làm việc rất sôi nổi, nó giúp em hiểu được thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và của công ty nói riêng trong cơ chế thị trường, giúp em so sánh, kiểm nghiệm và áp dụng những gì mình đã được lĩnh hội từ các thầy cô đến thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các cô chú trong công ty nhất là các cô chú trong phòng Tổ chức hành chính đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Mạnh Hùng - giảng viên khoa Kinh tế đã nhiệt tình hướng dẫn em, giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2004 QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 1
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Dương PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội. Năm 1967 trong giai đoạn Miền Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, một nhà máy dệt chăn thuộc Liên hiệp dệt Nam Định đã sơ tán lên Hà Nội và tạo cơ sở xản xuất chăn chiên tại xã Vĩnh Tuy huyện Thanh Trì - Hà Nội. Bước khởi đầu này nhà máy gặp không ít khó khăn như quy trình công nghệ thủ công lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ ngèo nàn, hơn nữa trước kia nhà máy tận dụng nguồn nguyên liệu từ phế liệu bông sợi rối của Liên hiệp dệt Nam Định thì bây giờ để có nguyên liệu đảm bảo tiếp tục sản xuất nhà máy phải thu mua nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau như Dệt 8-3, Dệt Kim đông xuân…nhưng nguồn nguyên liệu này cũng được cung cấp thất thường không đều đặn. Chính vì vậy mà trong thời gian này nhà máy liên tục làm ăn thua lỗ và phải trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước. Cho đến năm 1970 trong công cuộc miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới sự giúp đỡ to lớn của nước bạn Trung Quốc một dây chuyền sản xuất vải mành từ sợi bông để làm lốp xe đã được lắp đặt tại nhà máy, đến năm 1972 dây chuyền này chính thức đi vào hoạt động và sản xuất ổn định đã mở ra một trang sử mới, một hướng đi mới đầy triển vọng cho nhà máy. Sản phẩm của nhà máy cung cấp cho nhà máy cao su Sao Vàng để làm lốp xe đạp và cung cấp cho một số công ty thương mại khác ở miền Bắc. Sản phẩm này đã mang lại lợi nhuận cho nhà máy và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 2
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp Để mở rộng sản xuất kinh doanh năm 1973 nhà máy lắp thêm dây chuyền sản xuất vải bạt để làm bạt, giầy vải… Trong cùng thời gian này nhà máy đã chuyển giao lại dây chuyền sản xuất chăn chiên cho Liên hiệp Dệt Nam Định sau đó đổi tên lại thành nhà máy Dệt vải công nghiệp Hà Nội. Với công nghệ mới và hướng đi đúng đắn đã giúp nhà máy từ chỗ làm ăn thua lỗ, quy mô nhỏ với tổng vốn đầu tư ban đầu chỉ 475.406VNĐ (thời giá năm 1968), số cán bộ công nhân viên chỉ 174 người trong đó có 144 công nhân trực tiếp sản xuất, đến năm 1988 - sau hơn 10 năm hoạt động tổng vốn đầu tư đă lên tới trên 5 tỷ VNĐ (thời giá năm 1968), tổng sản lượng đạt trên 10 tỷ VNĐ và số cán bộ công nhân viên lên tới 1.079 người trong đó có 986 công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này chứng tỏ mặc dù trong cơ chế bao cấp sản xuất kinh doanh dưới sự chỉ đạo của Nhà nước nhưng nhà máy đã không lệ thuộc mà luôn nỗ lực phấn đấu để ngày càng phát triển. Năm 1988 nhà máy đạt đỉnh cao về tiêu thụ sản phẩm, gồm có: 3,308 triệu m2 vải mành và 2,8 triệu m2 vải bạt các loại. Song song với việc sản xuất nhà máy tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng như: văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, khuôn viên trong nhà máy cùng với việc không ngừng đầu tư thêm máy móc thiết bị tạo điều kiện và môi trường làm việc tốt hơn cho công nhân. Đây có thể coi là thời kỳ tăng trưởng của nhà máy. Trước thực trạng đất nước vào giữa thập kỷ 1980 đầy những khó khăn gay gắt và phức tạp đã đặt ra một yêu cầu khách quan, bức xúc có ý nghĩa sống còn với nền kinh tế nước nhà. Đại hội lần thứ VI của Đảng đã có sự đổi mới về tư duy kinh tế, cụ thể là trong chỉ thị số 10 của Bộ Chính Trị đã nêu rõ: xoá bỏ cơ chế hành chính bao cấp QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 3
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh dưới sự quản lý của Nhà nước. Vào những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 tình hình trên thế giới cũng hết sức phức tạp, sự khủng hoảng chính trị ở Đông Âu và nhất là sau khi Liên Bang Xô Viết tan rã đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền chính trị và kinh tế Việt Nam, các yếu tố đầu vào bị hạn chế như vốn, nguyên liệu…, các sản phẩm đầu ra bị thu hẹp thị trường tiêu thụ truyền thống. Trước những thực tế như vậy đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam không ít những cơ hội phát triển nhưng cũng đầy những khó khăn và thử thách, nó đòi hỏi phải có sự thay đổi để thích ứng với một thời cuộc mới. Trong bối cảnh như vậy, để bóc tách khỏi sự bao cấp của Nhà nước, tự chủ trong việc sản xuất và kinh doanh nhà máy đã đề ra hàng loạt các giải pháp như: tinh giản bộ máy, tổ chức sắp xếp lại cơ cấu lao động, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tìm tòi áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị máy móc, nghiên cứu thị trường, đa dạng hoá sản phẩm, tập chung vào những cái thị trường cần để đáp ứng được mọi nhu cầu đa dạng của thị trường…. Bằng tất cả những nỗ lực đó nhà máy đã hạn chế được những khó khăn và tận dụng được những cơ hội mới để phát triển. Với cơ chế kinh tế mới nhà máy đã dần dần khẳng định vị trí và vai trò của mình trong sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Ngày28 tháng 8 năm 1994 để phù hợp với việc sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, Bộ công nghiệp đã quyết định đổi tên Nhà máy Dệt vải công nghiệp Hà Nội thành Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội. Tên giao dịch của công ty là: HAICATEX viết tắt của: Ha noi Intrustrial Cavas Textile Company. QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 4
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp Hiện nay Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội là một thành viên của Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam, vẫn thuộc loại hình Công ty Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ Luật Doanh nghiệp Nhà nước (trước đây là Luật Công ty) và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty. Tổng công ty tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường ra nước ngoài về xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu nguyên vật liệu vì phần lớn nguyên liệu của Công ty phải nhập từ nước ngoài. Tuy vậy, Công ty vẫn hoạt động theo cơ chế hạch toán độc lập và chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình không ngừng cải tiến về bộ máy quản lý cũng như công nghệ để nâng cao năng xuất sản xuất và chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cuối những năm 1990 mặt hàng vải bạt của Công ty đã bước vào giai đoạn suy thoái và vải mành phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm ngoại nhập cả về chất lượng và giá cả. Đứng trước thực trạng đó vào đầu những năm 2000, Công ty đã nghiên cứu và mạnh dạn đầu tư, thay thế hàng loạt các máy móc thiết bị mới. Cụ thể năm 2002 đã có ba dự án đi vào hoạt động: -Tháng 1/2002 đầu cuộn vải của dây chuyền nhúng keo được thay thế với tổng mức đầu tư trên 2 tỷ đồng và kết quả là chấm dứt được lỗi ngoại quan của vải mành nhúng keo như lồi, lõm bề mặt nhũn xốp, mặt bên không phẳng, giảm 99% lỗi loại B&C…. - Tháng 9/2002 Công ty đầu tư thêm hai máy xe ALLMASAURER của Cộng hoà liên bang Đức và một máy dệt mành PICANOL của Bỉ vào sản xuất với tổng vốn đầu tư 21.970.494.400 VNĐ. Dây chuyền này có năng suất tăng gấp từ 5 đến 7 lần so với dây chuyền cũ. QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 5
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp - Và đặc biệt phải kể đến là dây chuyền sản xuất vải không dệt lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, dây chuyền này được khởi công lắp đặt vào tháng 11/2001 và đến tháng 10/2002 được đưa vào sản xuất để kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô. Tổng vốn đầu tư cho dây chuyền này lên tới 63.622.939.000VNĐ. Đây là dây chuyền khá hiện đại có mặt lần đầu tiên tại Việt Nam với quy trình sản xuất hoàn toàn tự động. Vải không dệt được sử dụng cho các ngành công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, đồ gia dụng (như làm thảm)…. Mặc dù mới đi vào sản xuất được hơn một năm nhưng sản phẩm Vải không dệt đã trở thành ngành hàng chủ lực của Công ty. Quý IV/2002- 412.342 m2 thành phẩm đã được tiêu thụ và đem lại doanh thu là 2.908 triệu đồng, năm 2003 tiêu thụ được 4.960.000 m2 tương ứng với 26.181 triệu đồng. Tuy nhiên đây là sản phẩm lần đầu tiên được sản xuất trong nước, nguyên liệu hoàn toàn nhập ngoại nên cũng còn rất nhiều khó khăn trước mắt đòi hỏi Công ty phải có một chiến lược phù hợp để tìm được chỗ đứng trên thị trường… Năm 2004 dự tính Công ty sẽ đầu tư thêm 4 máy dệt mành của Trung Quốc và thay thế bộ chỉnh tâm, miệng hút keo của máy nhúng keo… Sau gần 40 năm hình thành và phát triển Công ty Dệt vải Công nghiệp đă từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường cũng như trong công cuộc Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành để thay thế hàng ngoại nhập và ngày càng vươn xa hơn nữa ra thị trường khu vực và thế giới. Bên cạnh đó công tác tổ chức luôn được đặc biệt quan tâm nhằm tạo lập tác phong công nghiệp cho người lao động hoàn thiện bộ máy quản lý gọn nhẹ cơ cấu sản xuất kinh doanh năng động, hiệu quả thích ứng cao hơn trong cơ chế thị QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 6
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp trường. Năm 2002 Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Vượt qua hàng ngàn những khó khăn và thử thách từ một nhà máy sản xuất lạc hậu với quy mô nhỏ tới nay sau gần 40 năm trưởng thành Công ty đã có 9 chi nhánh giới thiệu sản phẩm trải rộng khắp ba miền đất nước. Công ty cũng đã hai lần nhận được huân chương lao động hạng II và hạng III của Nhà nước trao tặng cùng nhiều danh hiệu cao quý tại các hội chợ, triển lãm trong nước. Hàng năm công ty đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động dư thừa góp phần vào việc ổn định trật tự xã hội .... Hiện nay Công ty gồm 4 xí nghiệp: Xí nghiệp sản xuất vải bạt. Xí nghiệp sản xuất vải mành. Xí nghiệp sản xuất vải không dệt. Xí nghiệp may. (Như đã nói ở trên sản phẩm vải bạt đã bước vào giai đoạn suy thoái nên sớm muộn nó sẽ được thay thế bằng một mặt hàng khác) Tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty là 782 người (tính đến hết 31/12/2003) trong đó có 672 công nhân sản xuất. Lao động của công ty đa phần là lao động nữ chiếm khoảng 75%. Trình độ của người lao động được Công ty rất chú trọng: Trình độ ĐH và trên ĐH chiếm 6,5%; THCN& CĐ chiếm:6.79%; thợ bậc 6+7là:11,69%; thợ bậc 5 là:20,69%; thợ bậc 3+4là :17,29%. Tuy nhiên tỷ lệ này chưa cao, Công ty cần phải chú trọng hơn nữa trong thời gian tới. Đời sống vật chất cũng như tinh thần của người lao động ngày càng được quan tâm … QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 7
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp Thành công của Haicatex đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển của ngành dệt may Việt Nam và trong sự nghiệp xây dựng đất nước. II. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của HAICATEX : 1-Nhiệm vụ sản xuất sản phẩm của Công ty: Công ty chuyên sản xuất các loại vải công nghiệp phục vụ cho các ngành công nghiệp khác như giao thông, thuỷ lợi, sản xuất đồ dân dụng….Tuỳ vào tính năng của mỗi loại mà nó đáp ứng cho mỗi ngành nghề khác nhau. Công ty sản xuất 4 loại sản phẩm: Vải Mành :Vải mành được sản xuất để cung cấp cho ngành công nghiệp làm lốp ô tô, xe máy, xe đạp…Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ bởi Công ty Cao su SaoVàng, Công ty Cao su Đà Nẵng… Vải Bạt : Sản phẩm này được sử dụng làm bạt, bao tải hàng nhẹ, làm giầy vải trong quân đội, găng tay, quần áo bảo hộ lao động… Vải Không Dệt: gồm Vải địa kỹ thuật và Vải lót giầy –Vải địa kỹ thuật được sử dụng để làm đường chống lún, đê kè thuỷ lợi… --Vải lót giầy được cung cấp cho nhà sản xuất giầy, làm thảm, lót thành ô tô,… Sản phẩm May: Ngoài các sản phẩm may mặc thông thường Công ty thường xuyên nhận các hợp đồng may quần áo bảo hộ cho các Công ty lớn như Dệt 8/3, Honda, Lilama…, hợp đồng may áo Jaket cho Hàn Quốc, Anh…Trong những năm gần đây sản phẩm của Công ty đã xâm nhập vào thị trường Mỹ và EU với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 8
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp Các sản phẩm của công ty được sản xuất chủ yếu từ sợi Nylon6.6.6, PA (sản xuất vải mành), xơ PES, PP (sản xuất vải không dệt),sợi Cotton,PC, PE (sản xuất vải bạt)…Các loại sợi này được nhập từ Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức……. Sử dụng nhiên liệu là điện và than. Hoá chất nhúng keo là VP latex, SBR latex và Resorcinol. Hiện là công ty duy nhất tại Việt Nam sản xuất các loại vải công nghiệp nên chiếm khá nhiều ưu thế kinh doanh. Tuy nhiên sản phẩm của công ty vẫn bị canh tranh bởi một số hàng ngoại nhập cả về giá cả và chất lượng, một phần do máy móc thiết bị của ta chưa sánh kịp một phần do nguyên vật liệu của ta phải nhập từ nước ngoài nên giá cả sản phẩm còn cao.Trong thời gian tới công ty sẽ gặp không ít khó khăn khi Hiệp định cắt giảm thuế quan CEPT/AFTA được áp dụng vào năm 2006 đối với các nước ASEAN khi đó thuế nhập khẩu giảm xuống chỉ còn 0-5% và tiến tới Việt Nam ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2005 sẽ mở ra không ít cơ hội nhưng cũng đầy khó khăn và thách thức. Cùng với việc cố gắng hoàn thành tốt các mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình công ty cũng cố gắng hoàn thành tốt nhịệm vụ của mình đối với nhà nước, dưới đây là tình hình thực hiện nghĩa đóng góp vào Ngân sách nhà nước(NSNN) của công ty trong ba năm gần đây: Chỉ tiêu 2001 2002 2003 02/01(%) 03/02(%) Nộp NSNN(tr.đ) 11.715 12.89 23.8465 110.03 185 Nhìn bảng trên ta thấy chỉ tiêu nộp NSNN của công ty tăng khá cao trong mấy năm vừa qua, nó thể hiện sự lỗ lực không ngừng của công ty. QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 9
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp 2- Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty: Haicatex bao gồm 4 xí nghiệp thành viên: 1. Xí nghiệp Bạt 2. Xí nghiệp Mành 3. Xí nghiệp Vải Không Dệt 4. Xí nghiệp May Tương ứng sản xuất 4 loại sản phẩm mỗi sản phẩm có một quy trình sản xuất khác nhau, công nghệ sản xuất độc lập, mức độ phức tạp của mỗi quy trình phụ thuộc vào yêu cầu sản xuất của từng loại sản phẩm. * Quy trình sản xuất Vải Mành Nhúng Keo: Với nguyên liệu từ sợi PA, Nylon6.6.6 (hiện nay vẫn phải nhập từ nước ngoài) trải qua ba công sản xuất chính: xe, dệt , nhúng keo ta có thành phẩm là: Vải mành 840D/1; 840D/2; 1260D/2 được sử dụng để làm lốp ô tô, xe máy, xe đạp… * Quy tình sản xuất vải không dệt: Vải không dệt được sản xuất từ sơ PES, PP nhập từ nước ngoài với các sản phẩm HD130, HD180, HD200,... được sử dụng trong giao thông, thuỷ lợi, đồ gia dụng,... Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại, tự động hoá từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm cuối cùng dây chuyền này được chuyển giao từ tập đoàn DILO-CHLB Đức( tập đoàn nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất vải không dệt theo công nghệ xuyên kim. Với công suất đạt khoảng 10.000.000 m2/năm sản phẩm của dây chuyền này đang là một trong các ngành hàng chủ lực của công ty. Sản phẩm này đã có mặt ở một số công trình tiêu biểu như: Đường Cầu Rào -Đồ Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh.... QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 10
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp * Quy trình sản xuất vải bạt: Vải bạt được sử dụng làm giầy vải, bao tải, bảo hộ,... đượoc chế xuất từ sợi cotton, PC, PE sản phẩm có các loại vải Bạt3x3, Bạt 178, Bạt 3419. Hiện nay quy mô của dây chuyền này đang được công ty thu nhỏ lại vì chu kỳ sống của sản phẩm này đã bước vào giai đoạn suy thoái. * Quy trình sản xuất sản phẩm may: Đây là ngành hàng còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm, không đồng bộ nên quy mô còn nhỏ chưa cạnh tranh đưowcj với thị trường trong nươc . Tuy nhiên trong hai năm vừa qua sản phẩm của công ty đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Châu Âu với tổng sản lượng tăng đáng kể cụ thể năm 2003 tăng 210% so với 20002 và dự kiến năm 2004 sẽ tăng 130% so với 2003. Các quy trình sản xuất được mô tả như sau: QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 11
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Vải Mành Nhúng Keo Sợi dọc Sợi ngang Sợi đơn Sợi đơn Xe lần 1 Kiểm Chỉnh sửa tra L ỗi Xe lần 2 Đạt Kiểm Chỉnh sửa tra Đạt Lỗi Sâu go Xe suốt Đạt Dệt vải mành Kiểm Nhúng keo Nhập kho tra vải Đạt Lỗ i Đóng gói, nhập kho thành phẩm QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 12
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Vải Bạt Sợ i Sợi ngang Đậu sợi Suốt ngang Xe suốt Đánh ống Lờ , dồn Go Dệt Hoàn thiện Đóng kiện Nhập kho QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 13
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp Quy trình sản xuất vải không dệt Xơ P.P, P.E Máy xé trộn Máy trải Máy xếp chống Hệ thống máy xuyên kim Máy hoàn thiện Đóng gói Nhập kho thành phẩm QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 14
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp Quy trình công nghệ may Nguyên liệu ( Vải) Giáp mẫu , cắt Kiểm Chỉnh sửa tra Vắt sổ May Hoàn thiện (khuy cúc ) Là Kiểm Chỉnh sửa tra Lỗi Đạt Đóng gói Nhập kho QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 15
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp III. Đánh gía công nghệ sản xuất sản phẩm của Haicatex: 1. Một số lý luận chung về công nghệ sản xuất sản phẩm: Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật chế biến vật chất hoặc thông tin. Công nghệ gồm hai phần: Phần cứng : Bao gồm máy móc thiết bị cho sản xuất hàng hoá và dịch vụ còn được gọi là phần vật chất. Phần mềm: hay còn gọi là phần phi vật chất bao gồm những kỹ năng , kỹ xảo, kiến thức quản lý điều hành, phương pháp sản xuất bí quyết kỹ thuật. Với định nghĩa như trên thì công ghhệ bao gồm: Trang thiết bị (Technoware) Kỹ năng (Humanware) Thông tin (Infoware) Tổ chức (Organware) Trên đây là quan niệm về công nghệ của tổ chức kinh tế xã hội Thái Bình Dương-ESCAP. Theo tổ chức UNCTAD thì một số hoạt động sau đây cũng thuộc phạm trù công nghệ: 1-Nghiên cứu khả thi và khảo sát thị trường trước khi đầu tư. Đây là việc làm quan trọng vì nó giúp cho nhà đầu tư biết được liệu có khả năng đầu tư vào thị trường đó không ? Thị trường đó có đặc điểm gì? Sản phẩm của công nghệ có đủ sức cạnh tranh trên thị trường không ? Môi trường đầu tư thế nào?...Tất cả những hoạt động này sẽ hạn chế rủi ro trong quyết định đầu tư. 2-Thu thập thông tin về một số kỹ thuật sẵn có và sẽ có trong tương lai gần. Trên cơ sở đó nhà đầu tư phải tìm hiểu, lựa chọn kỹ thuật thuộc công nghệ nào cho phù hợp với dự định phát triển sản xuất hàng hoá của mình. Những thông tin kỹ thuật này còn là tiền đề quan trọng cho sự lựa chọn đúng đắn chiến lược kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 16
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp 3-Thiết kế kỹ thuật là làm cho máy móc thiết bị kỹ thuật sẵn có phù hợp với quy trình công nghệ, phù hợp với đăc điểm điêù kiện tự nhiên tạinơi xây dựng nhà máy. 4-Xây dựng nhà máy và lắp đặt thiết bị. Trên cơ sở các thiết kế sẵn có tiến hành xây dựng và lắp đặt trang thiét bị như : xây dựng nhà xưởng, hệ thông giao thông, thoát nước lắp đặt máy móc thiết bị chính, phụ trợ, hệ thống điệ cấp nước,…. 5-Phát triển công nhân tức là tri thức về bản thân quá trình vận hành sản xuất bao gồm quản lý điều hành, đào tạo công nhân kỹ thuật, bồi dưỡng kỹ năng, kỹ xảo, thông tin về thị trường liên quan đến sản phẩm, năng lực cải tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất và hiệu quả sử dụng bí quyết kỹ thuật. Công nghệ không phải là khái niệm bất biến, mà nó luôn lôn biến đỏi sao cho phù hợp và thích ứng với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật trong một giai đoạn cụ thể. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật như hiện nay công nghệ rất nhanh chóng bị lạc hậu bởi công nghệ mới tiên tiến không ngừng xuất hiện. Nắm rõ quy luật này Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội đã không ngừng đầu tư đổi mới trang thiết bị, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, cập nhật thông tin để có sự thay đổi linh hoạt và đặc biệt là cách thức tổ chức quản lý khoa học… Điều này được thể hiện cụ thể như sau: Trang thiết bị: Hội nhập kinh tế vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Để cạnh tranh được với hàng ngoại nhập, khẳng định vị trí của mình ở thị trường trong nước và có cơ hội nắm bắt thị trường nước ngoài, công ty đã đầu tư hàng loạt máy móc thiết bị mới.Nổi bật nhất là năm 2002 có nhiều dự án đầu tư đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng như: Thay thế bộ Loadcell đo lực căng mới của Đức, bộ tín hiệu cũ của Trung Quốc được thay thế bằng bộ khuyếch đại kỹ thuật số đảm bảo các thông số đo lực căng của vải ổn định, cải tạo hệ thống lò dầu, hai máy xe sợi của tập đoàn ALLMA SAURER- CHLB QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 17
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp Đức và Một máy dệt cao tốc PICANOL của Bỉ có công suất tăng từ 5 đến 7 lần so với máy cũ của Trung Quốc góp phần nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm, tạo khả năng sản xuất thên nhièu mặt hàng mới mang tính chiến lược như: vải lốp xe máy, ô tô tải nặng 1260D/2; 1260D/3; 1890D/2... Thị phần vải mành của công ty ngày càng cao có mặt tại các công ty Cao su lớn trên khắp đất nước như Công ty Cao su Sao Vàng; Cao su Đà Nẵng; Cao su Miền Nam và một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài như: Công ty Shinfa,Công ty Thời ích và Fungkeong của Malaysia... Đặc biệt là dây chuyền sản xuất Vải không dệt có vốn đầu tư là 63.622.939.000 VNĐ, đây là dây chuyền hiện có duy nhất tại Việt Nam. Quy trình sản xuất hoàn toàn tự động, tuy mới đi vào sản xuất nhưng đã đem lại doanh thu khá cao cho công ty... Vải mành và Vải không dệt tuy có ưu thế là đơn vị duy nhất ở Việt Nam sản xuất hai mặt hàng này, được đằu tư trang thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại nhưng còn gặp nhiều trở ngại như: chịu áp lực của hàng ngoại nhập với giá thành hạ, sự biến động của giá dầu mỏ trên thế giới và việc cắt giảm sản lượng lắp giáp xe máy dẫn đến giảm sản lượng tiêu thụ lốp xe... Tuy nhiên cũng có những dấu hiệu đáng mừng cho sản phẩm vải địa kỹ thuật vì hệ thống giao thông phát triển trên khắp đất nứơc từ nông thôn đến thành thị, hệ thống đê kè thuỷ lợi cũng ngày được quan tâm áp dụng những kỹ thuật cao... Đứng trước thực tế đó công ty đã không ngừng tìm hiểu xu thế của thị trường để nắm bắt thông tin, khảo sát tìm nguồn nguyên liệu tốt để hạ giá thành sản phẩm, nghiên cứu thị hiếu của khách hàng để đưa ra các sản phẩm mới phù hợp hơn... Song song với việc nâng cao hiệu quả của công tác sau đầu tư, công tác tổ chức cũng luôn được công ty quan tâm, đổi mới. Công tác tổ chức: để thích ứng cao hơn với cơ chế thị trường và để phù hợp với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật công ty đã luôn cố gắng để hoàn thiện cơ cấu lao động của mình như: QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 18
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp - Tinh gỉam lao động, xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả - Phân công lao động hợp lý đúng người đúng việc. - Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên như: Nhân viên văn phòng không dưới trình độ Trung cấp; Công nhân trực tiếp sản xuất phải có tay nghề trình độ nhất định và say mê công việc; Nhân viên kỹ thuật phải có tay mghề cao được đào tạo từ những trường CĐ, ĐH có chất lượng.Thực tế trong những năm gần đây cán bộ kỹ thuật của công ty được tuyển dụng từ các trường ĐH Bách Khoa, CĐ KT KT CNI,.... - Tuyển dụng khi thật cần thiết, tránh tình trạng thân quen kém chất lượng vì điều này ảnh hưởng đến chất lượng công việc. - Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân để họ nắm bắt kịp thời tình hình phát triển của khoa học kỹ thuật, nghiêm khắc loại bỏ những lao động kém hiệu quả ra khỏi chuyền. - Xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao động, nghiêm khắc loại bỏ những lao động kém hiệu quả ra khỏi chuyền. - Có chế độ khen thưởng kỷ luật rõ ràng, quan tâm hợp lý đến bản thân và gia đình người lao động để khuyến khích họ hăng say làm việc. Luôn luôn tạo cơ hội cho họ phát huy hết khả năng của mình ............. Mặc dù có nhiều cố gắng để kiện toàn bộ máy cuả mình song nói chung tỷ lệ CĐ, ĐH của công ty còn thấp chiếm dưới 10%, nên cần có biện pháp điều chỉnh thiết thực hơn nữa. Công ty cần thừơng xuyên có sự hợp tác, trao đổi thông tin với người lao động để phát huy sự sáng tạo và khả năng tiềm ẩn trong mỗi người. Quan tâm hơn nữa đến đời sống người lao động. Thông tin (Infowave): Thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Thông tin là căn cứ để tiến hành xây dựng chiến lược của doanh nghiệp. Trong quá trình xác QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo Hải Hà
36 p | 1162 | 368
-
Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013 - 2020
73 p | 1041 | 145
-
Đề tài: Hoạch định chiến lược thương mại điện tử cho một ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử cho một doanh nghiệp thương mại điện tử
26 p | 402 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên Lâm Công nghiệp Long Đại
124 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Trung
123 p | 10 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược marketing cho sản phẩm dịch vụ di động Vinaphone tại VNPT Kiên Giang
120 p | 11 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Truyền thông Rồng Tiên Sa
116 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Sacombank đến năm 2018
127 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược marketing cho sản phẩm xi măng của Công ty cổ phần Xi măng VICEM Hải Vân
106 p | 16 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược marketing tại Trường Cao Đẳng Nghề Du lịch Đà Nẵng
124 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh Công ty cổ phần Than miền Trung - TKV giai đoạn 2013 - 2020
125 p | 15 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược Marketting cho Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng
123 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới của Công ty Bảo hiểm Bưu điện Đà Nẵng
118 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Bình Sơn giai đoạn 2015-2020
116 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Long An
117 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công Ty Cổ phần Xi măng Kiên Giang
133 p | 1 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược phát triển cho sản phẩm Zing TV của Công ty cổ phần VNG
121 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn