Đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam”
lượt xem 108
download
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có những bước phát triển rõ rệt. Nước ta là nước có nền kinh tế nhiều thành phần, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để tồn tại và phát triển được, nước ta phải đối diện với nhiều khó khăn, cạnh tranh khốc liệt. Để tìm được chỗ đứng cho mình, mỗi doanh nghiệp phải tự hoạch định cho mình những bước đi, nhận biết, dự đoán thị trường để nắm bắt thời cơ. Đồng thời phải sản xuất ra được những sản phẩm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam”
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp Đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam”
- MỤC LỤC Lời mở đầu ......................................................................................... 1 Chương I: Lý luận chung về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất ............................. 3 1 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩ m............................................. 3 1.1 Chi phí sản xuất ............................................................................. 3 1.1.1 Khái niệ m.................................................................................... 3 1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất ............................................................ 3 1.2 Giá thành sản phẩm ........................................................................ 6 1.2.1 Khái niệ m.................................................................................... 6 1.2.2 Phân loại giá thành sản xuất ........................................................ 7 1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩ m .............. 9 2. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất trong doanh nghiệp ............................................. 10 2.1 Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất ....................... 10 2.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất .......................................... 10 2.1.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất ...................................... 10 2.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm....................... 12 2.2.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm .............................................. 12 2.2.2 Phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm ........................... 13 3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ....................................................... 15 3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ........................... 15 3.1.1 Chứng từ ..................................................................................... 15 3.1.2 Tài khoản sử dụng ....................................................................... 15 3.1.3 Trình tự kế toán16 3.2 Kế toán Chi phí nhân công trực tiếp17 3.2.1 Chứng từ sử dụng17 3.2.2 Tài khoản sử dụng17 3.2.3 Trình tự kế toán ........................................................................... 17 3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung ....................................................... 18 3.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng............................................................ 18 3.3.2 Tài khoản sử dụng ....................................................................... 18 3.3.3 Trình tự kế toán .......................................................................... 19 2
- 3.4 Kế toán sản xuất phụ ...................................................................... 21 3.4.1 Trường hợp 1: Giữa các phân xưởng, bộ phận sản xuất phụ không có sự phục vụ lẫn nhau ........................................................................ 21 3.4.2 Trường hợp 2: Giữa các phân xưởng , bộ phận sản xuất phụ có sự phục vụ lẫn nhau ............................................................................. 22 3.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất .................................................. 22 3.5.1 Trường hợp đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên ........................................................................... 22 3.5.2 Trường hợp đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiể m kê định kì ............................................................................................ 23 4 Các loại sổ kế toán được sử dụng ...................................................... 24 4.1 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức” Nhật kí – chứng từ” ........... 24 4.2 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức”Nhật kí chung” .................... 24 4.3 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức” Nhật ký- sổ cái” ................. 24 4.4 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức” Chứng từ ghi sổ” ................ 24 Chương II Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà ......... 25 1 Đặc điểm về tình hình sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà ......................................... 25 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty ............................... 25 1.2 Nhiệ m vụ và đặc điể m về tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà ................................................................................. 26 1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty ............ 31 1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ................................................... 31 1.3.2 Chức năng, nhiệ m vụ của bộ máy quản lý. .................................. 33 1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp..................... 35 1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán. ............................................................. 35 1.4.2 Hình thức kế toán ........................................................................ 37 1.4.3 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán.................................................38 1.4.4 Tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán ở công ty..................... 38 3
- 2 Thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩ m ở Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà .................................................................. 39 2.1 Đối tượng, phương pháp và chứng từ sử dụng trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hả i Hà...39. 2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất............................................................. 39 2.1.2 Đối tượng và phương pháp hoạch toán chi phí sản xuất. ............ 40 2.1.3 Hạch toán ban đầu: ...................................................................... 44 2.2 Kế Toán chi phí sản xuất ................................................................ 47 2.2.1 Tài khoản kế toán sử dụng chủ yếu ............................................ 47 2.2.2 Trình tự tập hợp chi phí sản xuất của từng khoản mục chi phí ..... 48 2.2.3 Kế toán chi phí nguyên vật liệu .................................................. 49 2.2.4 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ............................................. 57 2.2.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung ....................................... 57 2.2.6 Tổng hợp chi phí sản xuất ......................................................... 60 2.3 Tính giá thành sản phẩm ở công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà ...... 61 2.3.1 Đối tượng tính giá thành. ............................................................. 61 2.3.2. Phương pháp tính giá thành. ....................................................... 62 2.4 Tình hình tổ chức hệ thống sổ kế toán ở Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà .......................................................................................... 62 Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà ....................................... 65 3.1 Đánh giá chung thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà ........................................ 65 3.1.1 Ưu điểm ..................................................................................... 65 3.1.2 Nhược điểm ................................................................................ 67 3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà .............................................. 68 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 72 4
- LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có những bước phát triển rõ rệt. Nước ta là nước có nền kinh tế nhiều thành phần, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để tồn tại và phát triển được, nước ta phải đối diện với nhiều khó khăn, cạnh tranh khốc liệt. Để tìm được chỗ đứng cho mình, mỗi doanh nghiệp phải tự hoạch định cho mình những bước đi, nhận biết, dự đoán thị trường để nắ m bắt thời cơ. Đồng thời phải sản xuất ra được những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, và được thị trường chấp nhận, sản phẩm phải tiết kiệ m tối đa chi phí để cho doanh nghiệp thu được lợ i nhuận cao nhất. Ở nước ta, đứng trước xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, chúng ta đang nỗ lực để có thể tham gia vào các tổ chức kinh tế như AFTA và WTO... Điều này cũng có nghĩa đặt Việt Nam truớc thách thưc phải mở cửa cho nước ngoài đầu tư vào một số ngành nghề để tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh. Giải pháp quan trọng với mọi doanh nghiệp nói chung là sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp cần nắm bắt đầy đủ, kịp thời mọi thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng thông tin kinh tế. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao vai trò của công tác kế toán. Kế toán là một công cụ quan trọng của quản lý, có lịch sử phát triển lâ u đời, giúp cho công tác ghi chép, phản ánh và hoạch định kinh tế. Việc tổ chức công tác kế toán một cách khoa học và hợp lý là điều kiện cần thiết để thực 5
- hiện tốt chức năng, vai trò và nhiệ m vụ của kế toán, đả m bảo được chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán ở tổ chức. Việc hạch toán chi phí sản xuất đúng đắn là một trong những biện pháp quan trọng để giảm chi phí dẫn đến hạ giá thành sản phẩ m, giúp doanh nghiệp tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, việc quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩ m trong các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của công việc tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nói chung cũng như trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, em đã chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam”. Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồ m ba phần chính: Chương I: Lý luận chung về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà. Chương III: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà. Do phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng, thời gian và hiểu biết còn hạn chế nên bản chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót và chưa thực sự đầy đủ, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thày cô và bạn bè để bản chyên đề của em được hoàn thiện hơn. 6
- HƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1 Chi phí sản xuất 1.1.1 Khái niệm Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các hao phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kì nhất định. Đối với một quá trình sản xuất, chi phí sản xuất luôn là yếu tố quan trọng quyết định việc hình thành sản phẩm. Quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của 3 yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động- đó cũng là quá trình tiêu hao ba yếu tố kể trên. Với mỗi doanh nghiệp, chi phí là tập hợp các khoản chi phí phát sinh trong một kì hạch toán. Tổng số các khoản chi ra trong một kì của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sản hao phí hoặc đã tiêu dùng hết trong quá trình sản xuất tính vào kì hạch toán. Cần chú ý phân biệt giữa chi phí và chi tiêu: chi phí của kì hạch toán là những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩ m sản xuất ra trong kì chứ không phải mọi khoản chi ra trong kì hạch toán. Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vố n của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Chi tiêu trong một doanh nghiệp bao gồ m chi tiêu cho quá trình cung cấp, chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ. Chi phí và chi tiêu là hai khái niệ m khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau: Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn, dịch chuyển giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá ( sản phẩ m, lao vụ, dịch vụ). 1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 7
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại chi phí khác nhau cả về nội dung, tính chất, công dụng, vai trò của từng khoản mục chi phí. Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhó m khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Có rất nhiều cách phân loại chi phí, mỗi cách phân loại này đều góp phần phục vụ cho công tác quản lý hạch toán, kiể m tra, kiểm soát chi phí phát sinh. Phân loại chi phí có tác dụng đáng kể kiể m tra, phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành giá thành sản xuất sản phẩm nhằm mục đích tiết kiệ m chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. a. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí Chi phí được chia thành 7 loại: Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồ m toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng vào sản xuất kinh doanh ( trừ giá trị vật liệu không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Chi phí nhiên liệu: ( trừ số không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi) Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiề n lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân viê n chức. Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phả i trích trong kì của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kì. Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: Phản ánh phần BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỉ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên chức. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì. * Cách phân loại này có tác dụng hữu hiệu trong quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, nó cho biết kết cấu, tỉ trọng của từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh để lập bảng thuyết minh 8
- báo cáo tài chính, phục vụ nhu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp, định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiể m tra và dự toán chi phí. b. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong quá trình tính giá thành sản phẩm Dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng loại đố i tượng đồng thời để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân chia theo ba khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyê n vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu thạm gia trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ với tiền lương phát sinh. Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phâ n xưởng sản xuất( trừ CPNVLTT, CPNCTT). * Đây là một cách phân loại có tác dụng tốt cho công tác quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất là m tài liệu tham khảo để lập mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch gía thành sản phẩ m cho kì sau. c. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành Để phục vụ cho việc lập kế hoạch và kiểm soát chi phí, đồng thời là m căn cứ để ra quyết định kinh doanh toàn bộ chi phí được phản ánh theo quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành trong kì. Theo cách phâ n loại này, chi phí được chia thành biến phí và định phí. Biến phí: Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tỷ lệ thuận với sự thay đổi về khối lượng sản phẩm trong kì. Thuộc loại chi phí này như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Tuy nhiên, các chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩ m lại có tính cố định. Định phí: Là những chi phí không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất ra như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng. Các chi 9
- phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu số lượng sản phẩ m thay đổi. Cách phân loại này có ý nghĩa lớn đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý càn thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. d. Phân loại theo nội dung cấu thành chi phí Với cách phân loại này, chi phí được chia làm 2 loại: Chi phí đơn nhất: Là chi phí một yếu tố duy nhất cấu thành, điển hình cho loại chi phí này là chi phí về tiền lương công nhân sản xuất. Chi phí tổng hợp: Là chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại theo cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung, bao gồm nhiều yếu tố chi phí khác nhau phát sinh trong phạm vi phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài. Cách phân loại này giúp cho việc nhận thức vị trí của từng loại chi phí sản xuất trong việc hình thành giá thành sản phẩ m để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với từng loại. e. Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí Với mục đích phục vụ cho việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng có liên quan một cách đúng đắn, hợp lý, chi phí sản xuất được chia làm hai loại: Chi phí trực tiếp: Có quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩ m. Kế toán căn cứ vào số liệu chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan đến việc sản xuất nhiề u loại sản phẩ m. Với các chi phí này, kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn nhất định thích hợp. 1.2 Giá thành sản phẩm 1.2.1 Khái niệm Giá thành sản phẩ m là toàn bộ chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm( công việc, lao vụ) nhất định đã hoàn thành. 10
- Giá thành sản xuất sản phẩm chỉ gồ m những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất tiêu thụ mà phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp chứ không bao gồm những chi phí phát sinh trong k ì kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí được đưa vào giá thành sản phẩ m phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giả n đơn hao phí lao động sống. 1.2.2 Phân loại giá thành sản xuất Với mục tiêu đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch giá thành cũng như xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Căn cứ vào lý luận và thực tế doanh nghiệp, giá thành được phân chia thành các loại khác nhau. a. Phân loại theo thời gian và nguồn số liệu để tính giá thành Theo cách phân loại này, giá thành được phân thành 3 loại: giá thành kế hoạch, giá thành định mức, giá thành thực tế. Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kì trước và các định mức, các dự toán chi phí của kì kế hoạch. Giá thành luôn là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Giá thành định mức: Được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩ m. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kì kế hoạch. Giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kì kế hoạch nên giá thành định mức luô n luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi định mức của các định mức chi phí trong quá trình thực hiện kế hoạch hạ giá thành. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định hiệ u quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động sản xuất, giúp cho doanh nghiệp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kĩ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 11
- Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cổ phần hoá cơ sở số liệu chi phí thực tế phát sinh và tập hợp được trong kì. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức các giả pháp kinh tế kĩ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩ m, là cơ sở xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý, giá m sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt, hụt định mức chi phí trong kì hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. b. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí Theo cách phân loại này, giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ Giá thành sản xuất( giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩ m trong phạ m vi phân xưởng sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất được dùng để ghi sổ cho sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc đã giao cho khách hàng. Giá thành sản xuất là cơ sở để tính toán giá vốn hàng bán và lãi gộp cho doanh nghiệp. Giá Chi phí Chi phí Chi phí sản thành NVL trực nhân công = + + xuất chung sản xuất tiếp trực tiếp Giá thành tiêu thụ( giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ thành phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức: Giá thành Giá thành Chi phí Chi phí tiêu toàn bộ của sản xuất quản lý thụ sản sản phẩm = của sản + doanh + phẩ m tiêu thụ phẩ m nghiệp 12
- Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ mang ý nghĩa học thuật, nghiên cứu, ít khi được áp dụng. 1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Trong một quá trình sản xuất kinh doanh, việc tập hợp chi phí và định giá thành sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chi phí sản xuất biểu hiện mặt hao phí, giá thành sản phẩm biể u hiện mặt kết quả. Số liệu tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm Hay nói cách khác, việc tính giá thành sản phẩ m phải dựa trên các thông tin thu thập được về chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều giống nhau về chất, đều bao gồ m các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình chế tạo sản phẩm. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩ m cũng có những ưu điể mkhác biệt nhất định: Chi phí sản xuất luôn gắn với thời kì phát sinh cò n chi phí giá thành lại gắn với khối lượng sản phẩm hoàn thành. Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến các sản phẩm hoàn thành mà còn liên quan đến các sản phẩ m dở dang cuối kì và sản phẩm hỏng, còn giá thành sản phẩm không liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kì và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến giá trị sản phẩm dở dang cuối kì trước chuyển sang. Tổng giá thành sản phẩ m thường không trùng với tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Tổng giá Chi phí sản Chi phí Chi phí sản thành sản xuất dở sản xuất xuất phát = + - phẩ m hoàn dang đầu kì phát sinh sinh trong 13
- thành trong kì kì Khi giá thành sản phẩm dở dang đầu kì bằng giá trị sản phảm dở dang cuối kì hoặc các ngành không có sản phẩm dở dang thì : Tổng giá thành sản Tổng chi phí phát = phẩ m hoàn thành sinh trong kì Như vậy, có thể thấy nếu việc tập hợp chi phí phát sinh trong kì không chính xác sẽ ảnh hưởng lớn tới việc tính giá thành sản phẩ m, gây khó khăn cho công tác quản lý của các nhà quản trị. 2. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất trong doanh nghiệp 2.1 Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 2.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là việc xác định nơi phát sinh chi phí và chịu phí. Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều địa điể m( phân xưởng, tổ đội) khác nhau và có thể liên quan đến nhiều loại sản phẩ m hay thực hiện các dịch vụ khác nhau . do vậy, việc xác định hạch toán chi phí sản xuất phù hợp với tình hình hoạt động, đặc điểm kinh doanh , đậc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện để tổ chức tốt công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Để xác định đối tượng hạch toán chí phí sản xuất một cách hiệu quả cầ n dựa trên một số căn cứ sau: + Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp( quy trình sản xuất sản phẩ m khép kín 2 phân đoạn, sản xuất một hay nhiều loại sản phẩm, có một hay nhiều phân xưởng sản xuất). + Yêu cầu thông tin của công tác quản lý và trình độ quản lý của doanh nghiệp. 14
- Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp mà đối tượng hạch toán chi phí có thể là: + Từng chi tiết, bộ phận sản phẩm, từng sản phẩm riêng biệt, nhóm sản phẩ m hay đơn đặt hàng. + Từng phân xưởng, bộ phận, giai đoạn công nghệ sản xuất. + Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 2.1.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp sau: a. Phương pháp hạch toán theo công việc Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí được xác định theo từng loại sản phẩ m, công việc, từng đơn đặt hàng. Trên cơ sở đó, kế toán mở thẻ( hoặc sổ) kế toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng. Chi phí sản xuất không kể ở đâu, ở bộ phận nào đều được phân loại theo sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng. Trong trường hợp chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đố i tượng tập hợp chi phí sản xuất thì kế toán dựa vào một tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ cho từng đối tượng và ghi vào sổ tương ứng. Sử dụng phương pháp này để hạch toán chi phí giúp cho công việc hạch toán giá thành sản phẩm chính xác, kịp thời, đồng thời giúp cho việc kiể m tra đánh gía thường xuyên tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có nhiều đối tượng tính giá thành nếu áp dụng theo phương pháp này sẽ làm cho công tác hạch toán ban đầu trở nên phức tạp. Do đó, phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có điề u kiện sau: + Sản phẩm có tính đơn chiếc, giá trị lớn, kết cấu phức tạp. + Sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng. + Chu kì sản xuất sản phẩm dài. b. Phương pháp hạch toán theo quá trình sản xuất Đối với phương pháp này, người ta không xác định chi phí cho từng loạ i sản phẩm hoặc công việc cụ thể mà thay vào đó chi phí được tập hợp theo 15
- từng công đoạn hay từng bộ phận, từng phân xưởng sản xuất khác nhau của doanh nghiệp. Sử dụng hạch toán theo phương pháp này sẽ giúp cho kế toán theo dõi được chi phí phát sinh theo dự kiến, tạo điều kiện cho công tác hạch toán nộ i bộ trong doanh nghiệp, đơn giản hoá công tác hạch toán ban đầu. Tuy nhiên, công tác này gây không ít khó khăn cho công tác tính giá thành sản phẩm, đặc biệt khi doanh nghiệp có nhiều đối tượng tính giá thành khác nhau thì phải sử dụng các phương pháp tính gián tiếp. Do đó, mức độ chính xác và tính kịp thời không cao. Phương pháp này được sử dụng ở một số doanh nghiệp có một trong số các điều kiện sau: + Sản phẩm có tính đồng nhất, sản xuất đại trà. + Sản phẩm có giá trị nhỏ. + Sản phẩm được đặt mua sau quá trình sản xuất. c. Phương pháp liên hợp Đây là phương pháp mà trong đó sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tập hợp chi phí sản xuất nhằm khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điể m của từng phương pháp. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng, đều đem lại hiệ u quả nhất định cho công tác hạch toán chi phí sản xuất. Để tối ưu hoá tính hiệ u quả của từng phương pháp phải căn cứ vào đặc điểm thực tế của doanh nghiệp để tìm ra phương pháp phù hợp nhất. 2.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 2.2.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩ m, dịch vụ đòi hỏi kế toá n phải tính được giá thành và giá thành đơn vị. Trước khi tính giá thành sản phẩ m phải xác định đối tượng tính giá thành, muốn vậy cần căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời phải xác định đơn vị tính của sản phẩ m, dịch vụ được xã hội thừa nhận, phù hợp với đơn vị tính sản lượng ghi trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây truyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. 16
- Như vậy, đối tượng tính giá thành có thể là: + Từng sản phẩ m công việc đã hoàn thành. + Từng bộ phận, chi tiết sản phẩm. + Sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ hay bán thành phẩm. + Từng công trình, hạng mục công trình. Xác định đối tượng tính giá thành đúng, phù hợp với điều kiện, đặc điể m của doanh nghiệp sẽ giúp cho kế toán mở sổ kế toán và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp. 2.2.2 Phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm Để tính giá thành sản phẩm có các phương pháp sau, căn cứ vào đặc điể m về đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩ m mà áp dụng: a. Phương pháp trực tiếp( phương pháp giản đơn) Phương pháp này áp dụng thích hợp ở những doanh nghiệp mà một đối tượng tính giá thành tương ứng với một đối tượng tập hợp chi phí, những doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, quy trình công ngệ khép kín, số lượng sản phẩm ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kì ngắn. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp trong kì, chi phí của sản phẩm dở dang đầu kì và cuối kì. Công thức: Tổng giá Giá trị Tổng chi Các phát Giá trị thành sản sản phẩm phí sản sinh giảm SPDD phẩ m hoàn = dở dang + xuất phát - chi phí - cuối kì thành đầ u k ì sinh sản xuất Giá Tổng giá thành sản phẩ m hoàn thành thành = đơn vị Số lượng sản phẩ m hoàn thành b. Phương pháp tổng cộng chi phí sản xuất 17
- Phương pháp này được sử dụng khi một đối tượng tính giá thành tương ứng với nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phí, một loại sản phẩ m trả i qua nhiều giai đoạn chế biến, mỗi giai đoạn là một phân xưởng, tổ, đội như các doanh nghiệp ngành dệt, giấy, giầy da.... Công thức: CPSX2 CPSXn Tổng giá CPSX1 phân phân bổ phân bổ thành sản bổ cho sản cho sản cho sản phẩ m hoàn = phẩ m hoàn + phẩ m +.....+ phẩ m hoàn thành thành hoàn thành thành c. Phương pháp hệ số Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có một đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành như cùng một quy trình sản xuất công nghệ, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng kết quả thu được nhiều sản phẩ m khác nhau( doanh nghiệp nghành hoá chất, hoá dầu). Với phương pháp này, chi phí sản xuất tập hợp của toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Phương pháp này tính giá thành sản phẩm theo các bước sau: Bước 1: Xác định tổng giá thành các loại sản phẩm Tổng Các phát Tổng Giá trị Giá trị CPSX phát sinh giá = SPDD + _ _ SPDD sinh trong giả m thành đầ u k ì cuối kì kì trong kì Bước 2: Xác định khối lượng sản phẩm chuẩn theo công thức: Qc = ( Q(i) * H(i)) Bước 3: Xác định giá thành đơn vị chuẩn Tổng Z Z1c = Qc 18
- Bước 4: Xác định giá thành thực tế của sản phẩ m loại i: Z(1i) = Z1c * H(i) Tổng Z(i) = Z(1i) d. Phương pháp tỉ lệ Điều kiện vận dụng phương pháp này tương tự như phương pháp hệ số, chỉ khác là doanh nghiệp đã xây dựng được chỉ tiêu giá thành kế hoạchcho từng đối tượng. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch, kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. Trình tự tính toán theo phương pháp này như sau: Bước 1: Xác định tổng giá thành thực tế các loại sản phẩm Bước 2: Xác định tổng giá thành kế hoạch các loại sản phẩm Bước 3: Xác định tỉ lệ điều chỉnh Bước 4: Xác định giá thành thực tế của sản phẩ m Tổng giá thành thực tế các loại sản phẩm = T Tổng giá thành kế hoạch các loại sản phẩm e. Phương pháp loại trừ Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng mộtquá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩ m phụ( doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, mì ă n liền). Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩ m chính. Muốn tính được giá thành sản phẩm chính cần phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ. Công thức: Giá Tổng Giá trị Tổng giá Các phát Giá trị trị CPSX s ản thành các = + - sinh giảm - SPDD - SPDD phát sinh phẩ m loại sp CPSX cuối kì đầ u k ì trong kì phụ f. Phương pháp liên hợp 19
- Là phương pháp sử dụng đối với doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công ngệ và tính chất sản phẩ m là m ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau: có thể kết hợp tổng cộng chi phí với phương pháp tỉ lệ, phương pháp hệ số với phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ... 3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3.1.1 Chứng từ 3.1.2 Tài khoản sử dụng\ TK 621: “ Chi phí NVL trực tiếp” được sử dụng để phản ánh chi phí NVL sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp xây dựng Binh đoàn 11"
75 p | 957 | 546
-
Báo cáo thực tập: Kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại công ty Cổ phần xây dựng Tân Phú
70 p | 1515 | 333
-
Đề tài " Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Hà Anh "
87 p | 771 | 290
-
Đề tài: Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Kinh doanh phát triển nhà và Đô thị Hà Nội
122 p | 432 | 149
-
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH liên doanh công nghệ thực phẩm An Thái
76 p | 392 | 109
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may Chiến Thắng
99 p | 323 | 74
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
103 p | 310 | 69
-
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và thương mại Bắc Nam
70 p | 182 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Fortuna Việt Nam
99 p | 44 | 17
-
Luận văn kế toán: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh công ty Sông Đà 7
48 p | 132 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán chi phí tại Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng công trình giao thông Thăng Long
150 p | 38 | 12
-
Khoá luật tốt nghiệp: Kế toán chi phí kinh doanh và phân tích biến động chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần 715
76 p | 15 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán chi phí môi trường tại công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
107 p | 29 | 8
-
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ cho thuê văn phòng tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhân lực
107 p | 101 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán chi phí tính giá thành dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Mắt thành phố Đà Nẵng
125 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
141 p | 19 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí và phân tích biến động chi phí sản xuất tại Công Ty TNHH SX – TM Phước Thành IV
115 p | 21 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán chi phí sản xuất phục vụ công tác kiểm soát chi phí tại Công ty cổ phần Xây lắp điện và cơ khí mạ Đà Nẵng
118 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn