Đề tài : KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦ CẢI TRẮNG MUỐI CHUA part 3
lượt xem 52
download
Đôi khi lượng khí ít hơn và thay vào đó một lượng nhỏ acid formic. 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men lactic Trong quá trình muối chua phải luôn tạo điều kiện cho lên men lactic phát triển, đồng thời phải hạn chế tối đa các điều kiện lên men tạp có hại. Để đảm bảo cho điều kiện lên men lactic là tốt nhất, thì chịu tác động của nhiều yếu tố.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài : KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦ CẢI TRẮNG MUỐI CHUA part 3
- khoảng 10%, acid acetic khoảng 10%, và các loại khí gần 20%. Đôi khi lượng khí ít hơn và thay vào đó một lượng nhỏ acid formic. 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men lactic Trong quá trình muối chua phải luôn tạo điều kiện cho lên men lactic phát triển, đồng thời phải hạn chế tối đa các điều kiện lên men tạp có hại. Để đảm bảo cho điều kiện lên men lactic là tốt nhất, thì chịu tác động của nhiều yếu tố. Các yếu tố chủ yếu là nồng độ muối, hàm lượng đường trong sản phẩm (đường có sẵn trong nguyên liệu và đường bổ sung thêm), độ acid của sản phẩm, nhiệt độ lên men và sự hiện diện của oxy trong quá trình lên men. Trong đó có yếu tố ảnh hưởng ít có yếu tố ảnh hưởng nhiều, nhưng đều có ảnh hưởng đến chất lượng của thành phẩm. 2.2.5.1. Nồng độ muối Yếu tố này rất quan trọng. Muối chẳng những ảnh hưởng đến vị của sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến quá trình lên men, vì các loại vi khuẩn khác nhau chỉ phát triển tốt ở một nồng độ muối thích hợp. Cụ thể các vi khuẩn Butyric và nhóm Coli bị ảnh hưởng ở nồng độ muối 2% và hoàn toàn bị ức chế ở nồng độ muối 5÷6%. Tại nồng độ muối 5÷6% các trực khuẩn đường ruột cũng bị kìm hãm hẵn, còn vi khuẩn lactic chỉ bị giảm hoạt động 30%. Ở những dung dịch muối cao hơn, chẳng hạn 6÷12% thì các vi khuẩn nói trên sẽ hết tồn tại, riêng vi khuẩn lactic sẽ phát triển rất yếu. Mặt khác, nước muối sẽ làm co nguyên sinh tế bào rau quả, dịch bào di chuyển ra nước muối và nồng độ nước muối giảm xuống, tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic dần trở lại bình thường. Vì vậy trong quá trình muối chua cần chọn nồng độ muối phù hợp cho sự phát triển của vi khuẩn lactic đồng thời ức chế được hoạt động của vi sinh vật lạ. Tỉ lệ muối thay đổi tuỳ theo nguyên liệu và nhiệt độ môi trường như: - Muối chua dưa chuột nồng độ muối thường sử dụng là 6÷8%, dưa càng to thì nồng độ muối càng lớn. - Muối cà chua thì nồng độ muối dùng khoảng 7÷9%. - Muối cà nồng độ muối sử dụng là 10÷2%.
- 2.2.5.2. Hàm lượng đường Trong quá trình lên men, đường là nguồn quan trọng để tích tụ acid lactic. Nếu nguyên liệu đem muối chua không đủ đường thì lượng acid tích tụ trong sản phẩm sẽ không đủ để đạt mức yêu cầu về độ acid cần thiết của rau muối chua và sản phẩm sẽ có vị kém, chất lượng sản phẩm không tốt dễ bị hư hỏng trong quá trình bảo quản. Do đó nếu nguyên liệu có hàm lượng đường thấp thì phải phối hợp với các loại rau quả nhiều đường như: hành, carot,… hoặc theo phương pháp dân gian thường làm là bổ sung thêm đường. Nhưng nếu lượng đường quá nhiều trong muối chua cũng không tốt, vì acid sẽ mau tích tụ làm pH giảm nhanh, rau muối chua sẽ bị chua gắt. 2.2.5.3. Độ acid Mỗi loại vi sinh vật lên men đều thích ứng ở một nồng độ acid nhất định. Bản thân acid lactic với nồng độ 0,5% đủ ức chế hoạt động của nhiều vi sinh vật khác. Trong quá trình muối chua acid lactic sẽ được tích tụ dần dần làm cho pH giảm dần. Điểm pH tối ưu của muối chua là 3÷4. Nếu độ acid quá nhiều từ 1÷2% nước dưa sẽ có vị chua gắt, vi khuẩn lactic sẽ ngừng hoạt động, nhưng trong giai đoạn này một số vi sinh vật như nấm sợi lại vẫn tồn tại và phát triển tạo thành váng trắng ở bề mặt, chúng oxy hoá acid lactic và làm cho nước dưa nhạt dần. Đây là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây thối phát sinh, xâm nhập vào dưa và làm khú dưa. Do đó, để tạo điều kiện tốt nhất cho vi khuẩn lactic hoạt động thì phải tạo môi trường có độ pH thích hợp. Bảng 4. Độ pH thích hợp cho các loài vi sinh vật Loại vi sinh vật Độ pH thích hợp cho hoạt động Nấm mốc 1,2÷2,5 Nấm men 2,5÷3,0 Vi khuẩn gây chua 3,0÷4,5 Vi khuẩn gây thối 4,4÷5,0 Vi khuẩn đường ruột 5,0÷5,5
- Nồng độ acid lactic đạt được trong quá trình lên men phụ thuộc vào lượng đường có trong sản phẩm, nồng độ muối nhiệt độ lên men và giống vi khuẩn lactic. Mặt khác khả năng chịu acid của vi khuẩn khác nhau tuỳ theo môi trường. 2.2.5.4. Nhiệt độ lên men Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ lên men, lượng acid tạo thành và chất lượng của sản phẩm. Mỗi một loài vi sinh vật khác nhau sẽ thích ứng với một nhiệt độ nhất định. Ở nhiệt độ quá cao hay quá thấp thì vi sinh vật sẽ bị ức chế. Trong phạm vi thích hợp thì nhiệt độ càng cao thì sự lên men sẽ càng mạnh. Với nhiệt độ 25÷300C lên men lactic khoảng 6÷8 ngày. Với nhiệt độ 22÷250C lên men lactic khoảng 8÷10 ngày. Khi nhiệt độ thấp hơn 200C tốc độ lên men sẽ rất chậm, không có lợi cho sản phẩm. Nhiệt độ cao hơn 420C, các vi khuẩn gây chua sẽ bị ức chế . Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của vi khuẩn lactic là 30÷37 0C. Tuy nhiên ở nhiệt độ này song song với sự phát triển của vi khuẩn lactic còn có sự tham gia phát triển của các vi sinh vật lạ khác. Đây là một trong những nguyên nhân làm dưa mau hư hỏng. Ngoài ra lượng acid lactic đạt được cũng thay đổi tuỳ theo nhiệt độ lên men. - Ở 160C lượng acid lactic đạt được khoảng 0,47÷0,70%. - Ở 260C lượng acid lactic đạt được khoảng 0,75÷1,09%. - Ở 310C lượng acid lactic đạt được khoảng 0,80÷1,20%. Thường thì nhiệt độ thích hợp cho muối chua là từ 20÷300C. 2.2.5.5. Sự hiện diện của oxy Vi khuẩn lên men lactic là vi khuẩn hô hấp yếm khí, chỉ hoạt động tốt trong môi trường yếm khí (không có sự hiện diện của oxy) hoặc có thể có một ít oxy. Nhưng nếu môi trường có nhiều oxy thì vi khuẩn lactic sẽ bị giảm hoạt động. Mặt khác, oxy lại là điều kiện phát triển tốt của các vi sinh vật lạ gây hư hỏng như: vi khuẩn acetic, nấm men, nấm mốc. Các vi khuẩn lạ này chúng không phát triển được trong môi trường yếm khí. Do đó trong
- quá trình muối chua phải luôn hạn chế sự có mặt của oxy bằng biện pháp đậy kín hoặc nén chặt khối rau khi muối chua. Tóm lại, muối chua rau quả phụ thuộc nhiều yếu tố. Muốn sản phẩm có chất lượng cao thường có những biện pháp sau đây: cho muối vừa đủ, dùng nước hơi nóng lúc đầu để muối, thêm đường, hành, nước chanh để có đủ độ chua (nhằm ức chế vi sinh vật khác), thêm nước dưa cũ hoặc bổ sung giống vi khuẩn lên men lactic. Ngoài những điều kiện trên, còn phải chú ý đến bản thân của nguyên liệu: không dập nát, không ung thối. Tùy theo từng nguyên liệu mà phối hợp các thành phần (muối, đường, vi khuẩn lactic) theo tỉ lệ thích hợp để không ảnh hưởng đến thời gian lên men và chất lượng sản phẩm. 2.3. Vi sinh vật lên men lactic trong muối chua 2.3.1. Vi khuẩn 2.3.1.1.Nhóm vi khuẩn lactic a. Đặc tính chung Những vi khuẩn gây lên men lactic được gọi là vi khuẩn lactic. Chúng có thể lên men được các đường monosaccharid, đường disaccharid, protein tan, pepton và acid. Nhưng không lên men được tinh bột và các polisaccharid khác. Vi khuẩn lên men lactic được Pasteur tìm ra từ sữa bị chua. Vi khuẩn lactic thuộc họ Lactobacillaceae, thường có dạng hình cầu (hoặc ovan) và hình que. Được xếp vào 4 nhóm: Streptococcus, Pediococcus, Lactobacillus, Leuconostoc. Đây là những trực khuẩn hoặc cầu khuẩn không tạo bào tử. Tất cả vi khuẩn lactic đều không chuyển động, gram dương, hô hấp yếm khí. Đường kính của các dạng cầu khuẩn lactic từ 0,5÷1,5µm. Các tế bào hình cầu xếp thành cặp hoặc hình chuỗi có chiều dài khác nhau. Kích thước tế bào trực khuẩn lactic từ 1÷8µm. Trực khuẩn đứng riêng rẻ hoặc kết thành chuỗi.
- Các loài vi khuẩn lactic có khả năng rất khác nhau khi tạo thành acid lactic trong môi trường, và sức chịu acid (hay độ bền acid) cũng rất khác nhau. Đa số các trực khuẩn lactic đồng hình tạo thành acid lactic cao hơn (khoảng 2÷3%) liên cầu khuẩn (khoảng 1%). Các trực khuẩn này có thể phát triển ở pH 3,8÷4 (cầu khuẩn không thể phát triển được ở môi trường này), hoạt lực lên men tốt nhất của trực khuẩn ở vùng pH 5,5÷6. Nhiệt độ sinh trưởng tối thích của vi khuẩn lactic ưa ấm là 25÷350C, ưa nhiệt là 40÷450C và ưa lạnh là thấp hơn 50C. Khi gia nhiệt khoảng 60÷800C thì hầu hết chúng bị chết sau 10÷30 phút. Trong tự nhiên, vi khuẩn lactic thường gặp ở trong đất, trong nước, trong không khí, nhưng chủ yếu là ở thực vật và các sản phẩm thực phẩm (trên các loại rau, quả, sữa, thịt,…). b. Phân loại Vi khuẩn lên men lactic bao gồm 2 loại. - Loại vi khuẩn lên men lactic điển hình (lên men đồng hình). - Loại vi khuẩn lên men lactic không điển hình (lên men dị hình). Vi khuẩn lên men lactic điển hình Chúng lên men đường và cho sản phẩm chủ yếu là acid lactic (khoảng 90÷98%). Bao gồm các vi khuẩn sau: Lactobacillus acidophilus Lactobacillus bulgaricus Lactobacillus plantarum Steptococcus cremoris Steptococcus lactis Steptococcus thermophilis Pediococcus cerevisiae Bacterium brassiceae fermentati Bacterium cucumeris fermentati Giống Lactobacillus: là giống được sử dụng rộng rãi, là loài có khả năng chịu đựng pH acid thấp.
- - Lactobacillus acidophilus: trực khuẩn dài. Đây là loại ưa nhiệt, nhiệt độ tối thiểu cho sinh trưởng là 200C và tối thích là 37÷400C. Trực khuẩn này được phân lập từ ruột trẻ em và bê mới đẻ. - Lactobacillus bulgaricus: trực khuẩn tròn (đôi khi dạng hạt), thường kết thành chuỗi rất dài được tìm ra do Mesnhicov ở sữa chua Bungari. Có khả năng lên men được đường glucose, không lên men được đường saccharose. Đây là loại ưa nhiệt, nhiệt độ tối ưu cho chúng phát triển là 45÷500C, nhiệt độ tối thiểu là 15÷200C, có khả năng tạo acid rất cao (từ 2,5÷3,7% acid lactic). - Lactobacillus plantarum: trực khuẩn nhỏ, thường kết thành đôi hoặc chuỗi. Là loại ưu ấm, nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng là 30 0C, tích tụ được khoảng 1,3% acid. Loại này tìm thấy chủ yếu trong rau muối chua và ủ xylo thức ăn xanh dùng cho chăn nuôi. Flening (1969) đã kết luận rằng sự đóng góp quan trọng nhất của vi khuẩn này là việc tạo mùi vị cho sản phẩm lên men và sinh ra hàm lượng acid để bảo quản, ngăn cản những vi sinh vật không mong muốn có thể sinh ra mùi xấu cho sản phẩm. Giống Streptococcus: là loại vi khuẩn không nha bào, có khả năng lên men nhiều loại đường như: glucose, lactose, maltose,… - Steptococcus cremoris: thường tạo thành một chuỗi dài. Tế bào có kích thước 0,6÷0,7µm, thường phát triển ở nhiệt độ thấp hơn Streptococcus lactis. Nhiệt độ phát triển tối ưu là 25÷350C, nhiệt độ tối đa là 35÷380C. Lên men glucose và galactose. - Steptococcus lactis: cầu khuẩn hoặc trực khuẩn rất ngắn khi còn non, kết song đôi thành chuỗi ngắn. Đây là loại ưu ấm, nhiệt độ tối ưu 30÷350C, Nhiệt độ tối thiểu cho sự phát triển là 100C và tối đa là 40÷050C. Trong môi trường chúng có khả năng tích tụ được khoảng 0,8÷1% acid. Một số chủng tạo thành bacterioxin ở dạng nizin, là một hợp chất có hoạt tính chất kháng sinh chỉ được dùng trong bảo quản. Streptococcus thermophilis: hình cầu kết thành chuỗi dài, phát triển tốt nhất ở 40÷450C, trong quá trình lên men chúng có khả năng tích tụ được khoảng 1% acid.
- Nhóm vi khuẩn lên men lactic không điển hình. Chúng có khả năng sử dụng được đường pentose và acid citric để lên men. Nhóm này gây lên men phức tạp hơn nhóm vi khuẩn lên men lactic điển hình. Chúng tạo nên trong môi trường ngoài acid lactic còn có các sản phẩm khác như: acid acetic, rượu ethylic, CO2, H2 và một số chất thơm (ester, diacetyl,..). Nhóm vi khuẩn này gồm một số loại sau: Lactobacillus brevis Lactobacillus pentoaceticus Lactobacterium – coli – aerogennes Betabacterium brevis Streptobacterium brassicae fermentati Giống Leuconostoc: có dạng hình cầu nhưng trong môi trường acid thì tế bào dài ra và nhọn ở hai đầu. Trong số đó, Leuconostoc mensenteroides cùng với một số vi khuẩn lactic đồng hình khác như Lactobacillus plantarum tham gia vào việc chế biến rau muối chua. - Streptobacterium brassicae fermentati: thường thấy chúng có trong dịch lên men chua rau cải. Thường tồn tại tế bào đơn hoặc ghép thành từng đôi hoặc chuỗi ngắn và thường tạo thành chuỗi dài hình sợi. Đuôi tế bào thường uốn cong lại. Khi lên men rau cải chua tạo thành acid lactic, acid acetic và rượu (đến 2,4%) và CO2. Chúng lên men saccharose tốt hơn lactose. - Lactobacillus bervis: tìm thấy chủ yếu trong muối chua bắp cải, rau cải, dưa chuột, nên nó còn được gọi là "trực khuẩn bắp cải". Trong lên men, ngoài tạo thành acid lactic (1,2%) nó còn tạo thành acid acetic, rượu ethylic (2,4%) và CO2. Đồng thời tạo hương làm sản phẩm có hương vị dễ chịu. Lactobacillus pentoaceticus: là trực khuẩn, không sinh bào tử. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 30÷350C. Vi khuẩn này chỉ lên men được đường glucose. - Lactobacterium lycopersici: Là trực khuẩn gram dương, sinh hơi, tế bào tạo thành chuỗi hay đơn, có khi tạo thành từng đôi một. khi lên men
- tạo thành rượu, acid latic, acid acetic và CO2, chúng có khả năng tạo bào tử. Tế bào sinh dưỡng thường chết ở 77÷800C. - Lactobacterium – coli – aerogenes: là giống đại diện của lên men lactic dị hình. Có dạng hình que, không hình thành bào tử, nhiệt độ thích hợp cho phát trển là 35÷380C. Thường gặp loại này trong nước, trên bề mặt rau quả, trong ruột người và động vật, trong sữa chua,… Sản phẩm của vi khuẩn này là acid lactic, acid acetic, acid succinic, rượu ethylic, CO2, H2O và indol. 2.3.1.2. Vi khuẩn butyric Vi khuẩn butyric là loại vi khuẩn yếm khí, vi khuẩn này xâm nhập vào sản phẩm, có khả năng lên men được các loại đường, tinh bột, dextrin, glycerin và các muối lactat. Dưới tác dụng của vi khuẩn butyric, đường bị phân giải thành acid butyric và các sản phẩm khác như: CO2, H2, rượu ethylic, aceton, acid acetic, acid capronic và acid caprilic. Những vi khuẩn butyric thuộc giống Clostridium. Đây là trực khuẩn lớn, chuyển động, sinh bào tử, kỵ khí bắt buộc. Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển là 30÷400C. Chúng rất nhạy cảm với môi trường acid, pH tối thích cho sự phát triển là 6,9÷7,3 và chúng ngừng sinh trưởng ở pH < 4,9. Hay gặp hơn cả là Clostridium butyricum, Clostridium pasteurianus và Clostridium saccharobutyricum. Vi khuẩn butyric rất có hại đối với rau muối chua vì chúng tạo acid butyric. Acid butyric là một loại acid lỏng, không màu, có mùi hắc khó chịu ngay khi chỉ có một lượng rất nhỏ, chúng cản trở sự phát triển của nấm men, làm dưa khú khi muối dưa chưa kịp chua, làm sản phẩm rau có mùi hôi thối khó chịu. Khi vi khuẩn này ở thực phẩm, chỉ cần thay đổi pH sang môi trường acid là có thể ức chế được chúng. Nhưng diệt vi khuẩn này rất khó vì chúng có mặt rộng rãi trong tự nhiên, ở bất kì nguyên liệu thực phẩm nào, tham gia vào vòng tuần hoàn vật chất và sinh bào tử có khả năng chịu nhiệt rất cao.
- 2.3.1.3.Vi khuẩn gây thối Các vi sinh vật phân hủy các hợp chất hữu cơ có chứa nitơ thường được gọi là các vi sinh vật thối rữa, trong số này vi khuẩn đóng vai trò quan trọng. Vi khuẩn thối rữa có thể là kỵ khí hoặc hiếu khí, tạo thành hoặc không tạo thành bào tử. Chúng là các thể ưa ấm, ưa nhiệt hoặc ưa lạnh. Đa số trong chúng rất nhạy cảm với độ acid và hàm lượng NaCl trong môi trường. Vi khuẩn gây thối chia làm hai loại: loại yếm khí và loại kỵ khí. - Loại yếm khí: Clostridium putrificum và Bacillus botulinum. Clostridium putrificum: trực khuẩn sinh bào tử, chuyển động, bào tử chịu nhiệt cao. Bào tử tương đối lớn nằm ở phía đầu làm cho tế bào có hình dùi trống. Vi khuẩn này không lên men các hydratcarbon chỉ phân huỷ protein. Protein bị phân hủy tạo thành NH 3, H2S. Nhiệt độ tối thích cho sinh trưởng là 37÷430C và tối thiểu là 50C. Ngoài ra còn có loài Proteus vulgaris là thể kỵ khí tùy tiện, trực khuẩn nhỏ, gram âm, không sinh bào tử. Tùy thuộc vào điều kiện sống, các tế bào của loài này thay đổi hình dạng và kích thước đáng kể. Đặc điểm của loài này là chuyển động rất nhanh, sinh trưởng trong môi trường giàu hydrratcarbon sẽ tạo thành lượng lớn CO2 và H2. Tính chất gây thối rữa của loài này được thể hiện rất rõ khi chúng phân hủy các sản phẩm có protein thành các chất H2S, NH3 và indol. Chúng phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 25÷370C, ngừng sinh trưởng khoảng 50C. - Loại hiếu khí: Bacillus subtilis (trực khuẩn cỏ khô) và Bacillus mesenteroides (trực khuẩn khoai tây). Bacillus subtilis: trực khuẩn kết thành chuỗi dài, ngắn khác nhau và tế bào có thể đứng riêng rẽ. Nhiệt độ tối thích cho sinh trưởng là 36÷500C và tối đa khoảng 500C. Bào tử chịu nhiệt khá cao. Bacillus mesenteroides: trực khuẩn gần giống với Bacillus subtilis. Nhiệt độ tối thích cho sinh trưởng là 36÷450C và tối đa là 50÷550C. Ở pH 4,5÷5 loài này ngừng phát triển. Bacillus mesenteroides có hoạt tính
- amylase và protease cao hơn so với Bacillus subtilis, nhưng lên men đường lại kém hơn. 2.3.2. Nấm men Nấm men là tên chung để chỉ nhóm nấm men có cấu tạo đơn bào, không di động thường sinh sản chủ yếu bằng cách nẩy chồi và phân cắt. Nhóm này được phân bố rộng rãi trong tự nhiên (đất, nước, không khí và đặc biệt là ở rau quả, các sản phẩm lương thực, thực phẩm). Nấm men có thể hoạt động trong hầu hết quá trình lên men rau cải, có thể hiện diện với số lượng rất ít trong nước muối dưa trong những ngày đầu sau khi ngâm muối . Nấm men thường hoạt động ở giai đoạn lên men chính của quá trình muối chua cho đến khi lượng carbohydrat không còn nữa. Phân loại một số nấm men chủ yếu sau: Saccharomyces rosei Saccharomyces delbrueckii Torulopsis versatilis Torulopsis caroliniana Torulopsis etchellsii Torulopsis holmii Hansenula subpelliculosa Hansenula anomala Giống nấm men thường gặp là Saccharomyces, có tế bào hình cầu , hình elip và hình ống. Loại được sử dụng rộng rãi là Saccharomyces cerevisiae, có ý nghĩa quan trọng trong lên men lactic. Các loại nấm men có tính chất oxy hóa: Debaryomyces membranaefaciens Pichia ohmeri Saccharomyces rouxii Candida krusei
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của siêu thị Coopmart
53 p | 615 | 137
-
Báo cáo đề tài: KHẢO SÁT HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ 2KD-FTV
27 p | 504 | 113
-
Đề tài khảo sát điều kiện sinh trưởng phát triển của nấm bào ngư tím (Pleurotus ostreatus )
35 p | 315 | 99
-
Đề tài: Khảo sát quy trình chế biến chả giò ở công ty VISSAN
77 p | 302 | 72
-
Đề tài: Khảo sát mức độ biến động của các thành phần hoá học trong bã trà và bã cà phê tại thành phố Cần Thơ
64 p | 279 | 71
-
Đề tài: Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay
13 p | 402 | 71
-
Đề tài: Khảo sát quá trình sản xuất và xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm tôm tẩm bột tại Công ty TNHH Gallant Ocean Việt Nam, Khánh Hòa
171 p | 358 | 65
-
Đề tài:"KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁNH MÌ NGỌT"
0 p | 335 | 57
-
Đề tài: Khảo sát các chỉ số lưu huyết não trên bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
3 p | 627 | 56
-
Đề tài: Khảo sát thực trạng và các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh năm 2018
30 p | 265 | 50
-
Đề tài: Khảo sát nhu cầu của khách du lịch nội địa về loại hình du lịch bụi tại tỉnh Thừa Thiên Huế
101 p | 406 | 47
-
Đề tài : KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦ CẢI TRẮNG MUỐI CHUA part 5
10 p | 176 | 32
-
Đề tài: Khảo sát quá trình phản nitrat hoá và nghiên cứu điều kiện xử lý nitơ trong hệ thống SBR thiếu khí
77 p | 158 | 27
-
Đề tài: Khảo sát độ cong Gauss - độ cong trung bình và đường trắc địa của lớp các mặt thông dụng - mặt cực tiểu
95 p | 135 | 25
-
Đề án: Khảo sát ngành dệt may Việt Nam 2013 - Hiệp hội dệt may Việt Nam
23 p | 113 | 24
-
ĐỀ TÀI: :"KHẢO SÁT TỔNG HỢP VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA CÔNG TY MAY ĐÁP CẦU"
72 p | 168 | 24
-
Đề tài: Khảo sát, thiết kế và chế tạo hệ điều khiển giao thông tại giao lộ Trâu Quỳ
86 p | 123 | 11
-
Luận án tiến sĩ Vật lý: Khảo sát các tính chất phi cổ điển và vận dụng các trạng thái phi cổ điển vào thông tin lượng tử
132 p | 52 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn