Đề tài: Khảo sát thực trạng và các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh năm 2018
lượt xem 50
download
Đề tài "Khảo sát thực trạng và các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh năm 2018" với mục tiêu nhằm xác định tỷ lệ thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh. Xác định mối liên quan giữa thói quen ăn uống, sở thích ăn uống, mức độ sử dụng thức ăn và hoạt động ngủ của trẻ với tình trạng thừa cân béo phì của đối tượng nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Khảo sát thực trạng và các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh năm 2018
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thừa cân béo phì là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Theo kết quả điều tra năm 2015 của Viện Dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân béo phì là 5,3% và có sự khác biệt là 2,3% giữa thành thị và nông thôn. So với 10 năm trước thì tỉ lệ này tăng lên 6 lần. Trẻ em “ mũm mĩm” chưa hẳn là khỏe đẹp mà đôi khi còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bởi vì một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ béo phì không chỉ vận động chậm chạp hơn so với trẻ bình thường mà còn cảm thấy thiếu tự tin di bị bạn bè trêu chọc về ngoại hình của mình. Quan trọng hơn, trẻ béo phì sẽ gặp phải nhiều nguy cơ bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, rối loạn khớp xương… Từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em. Các cuộc điều tra đã ghi nhận tỉ lệ thừa cân béo phì trên học sinh tiểu học vào năm 2010 tại Hà Nội là 10%, Thành phố Hồ Chí Minh là 12%. Nghiên cứu của Bùi Văn Bảo và cộng sự đã cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em tiểu học tại Thành phố Nha Trang năm 2011 là 5,9% tăng 3,2% so với năm 2007. Theo nghiên cứu mới đây, tỉ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi thừa cân béo phì trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là 21,1% (Phùng Đức Nhật, 2016). Hầu hết các nghiên cứu nhận định rằng trẻ em bị thừa cân béo phì có liên quan đến chế độ dinh dưỡng và vận động. Thừa cân béo phì thực sự đang là vấn đề dinh dưỡng khẩn cấp. Tuy nhiên tại tỉnh Trà Vinh cũng chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến tỉ lệ thừa cân béo phì, đặc biệt là các yếu tố liên quan nói chung và các yếu tố nguy cơ ở lứa tuổi mầm non nói riêng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành:
- 2 “Khảo sát thực trạng và các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh năm 2018”, nhằm mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh. 2. Xác định mối liên quan giữa thói quen ăn uống, sở thích ăn uống, mức độ sử dụng thức ăn và hoạt động ngủ của trẻ với tình trạng thừa cân béo phì của đối tượng nghiên cứu.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. TÌNH HÌNH TRẺ EM THỪA CÂN BÉO PHÌ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1.1. Tình hình trẻ em thừa cân béo phì trên thế giới Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) ít nhất 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đang bị béo phì hoặc thừa cân trên toàn thế giới, với số lượng tăng nhanh nhất ở các nước đang phát triển. Số lượng trẻ em bị béo phì hoặc thừa cân tăng lên 10 triệu trẻ em trên toàn thế giới kể từ năm 1990. Hiện nay, trẻ em thừa cân và béo phì ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình nhiều hơn so với các nước có thu nhập cao. Ở các nước đang phát triển, số lượng trẻ em thừa cân tăng gấp đôi lên đến 15,5 triệu trẻ em trong năm 2014, từ mức 7,5 triệu trẻ em năm 1990, theo một báo cáo của Ủy ban WHO về chấm dứt béo phì ở trẻ em (ECHO). Tình trạng thừa cân và béo phì ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của một đứa trẻ, bởi chúng phải đối mặt với một loạt các rào cản, trong đó có nhiều tác động về thể chất, tâm lý và sức khỏe. Chúng tôi biết rằng, béo phì cũng có thể ảnh hưởng đến trình độ học vấn. Những trẻ em này có nhiều khả năng sẽ tiếp tục béo phì ở độ tuổi trưởng thành, tác động lớn đến sức khỏe và kinh tế cho chính bản thân, cũng như cho gia đình và toàn xã hội.
- 4 Gần một nửa số trẻ em thừa cân và béo phì dưới 5 tuổi sống ở châu Á và 25% sống ở Châu Phi, nơi mà số lượng trẻ em thừa cân tăng gần như gấp đôi lên 10,3 triệu trẻ em trong năm 2014, từ mức 5,4 triệu năm 1990. Báo cáo của cơ quan y tế Liên Hợp Quốc cũng cho thấy, Libya, Ai Cập, Morocco, Algeria, Tunisia và Botswana có tỷ lệ trẻ em thừa cân cao nhất trong số các quốc gia châu Phi. Trẻ em không được tiếp cận với đầy đủ thức ăn dinh dưỡng trong thời thơ ấu có nguy cơ đặc biệt cao bị béo phì, khi lượng thức ăn và mức độ hoạt động của chúng thay đổi. Bên cạnh đó, trẻ em di cư cũng có nguy cơ cao đối mặt với tình trạng béo phì do sự thay đổi văn hóa nhanh chóng và hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Báo cáo cho rằng, bệnh béo phì có khả năng ảnh hưởng đến nhiều lợi ích sức khỏe trên toàn cầu, đồng thời kêu gọi các Quốc gia tập trung giải quyết “thách thức lớn về sức khỏe” này. Trong số các khuyến nghị của mình, WHO cho rằng các Quốc gia cần thúc đẩy việc tiêu thụ những thực phẩm lành mạnh, nâng cao hoạt động thể chất và xây dựng môi trường học tập lành mạnh. [1111]. 1.1.2. Thực trạng trẻ em thừa cân béo phì ở nước ta Bảng 1.1. Tỷ trọng dân số 60 tuổi trở lên, 65 tuổi trở lên và chỉ số già hóa, thời kỳ 19892013 ( đơn vị: %) 1998 1999 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ trọng dân số 7.1 8.0 8.7 9.4 9.9 10.2 10.5 60 tuổi trở lên Tỷ 4.7 5.8 6.4 6.8 7.0 7.1 7.2 trọng dân số
- 5 65 tuổi trở lên Chỉ số 18.2 24.3 35.5 37.9 41.1 42.7 43.5 già hóa ( Nguồn: Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình, 2013) Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng: Năm 1999 tỷ trọng dân số 65 tuổi trở lên là 5.8% mười năm sau vào năm 2009 là 6.4%, con số này vào năm 2013 đạt 7.2%. Một trong những chỉ tiêu quan trọng biểu thị xu hướng già hóa của dân số là chỉ số già hóa. Chỉ số già hóa đã tăng từ 18.2% năm 1998 lên 24.3% năm 1999 và đạt 43.5% nam 2013, cho thấy xu hướng già hóa dân số ở nước ta diễn ra khá nhanh trong hai thập kỷ qua. Tuổi thọ tăng và mức sinh giảm chính là yếu tố dẫn đến sự già đi của dân số. Già hóa ở nước ta hiện nay tuy chưa ở mức độ nghiêm trọng, song nó sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới và sẽ trở thành một vấn đề lớn nếu chúng ta không chuẩn bị trước một hệ thống an sinh xã hội thật tốt cho người già. 1.2. DINH DƯỠNG HỢP LÝ CHO NGƯỜI CAO TUỔI Trong những năm gần đây, đời sống xã hội của chúng ta đã được nâng cao mọi mặt, đặc biệt đời sống vật chất và tinh thần, từ đó đã tạo tiền đề cho tuổi thọ của con người ngày càng cao. Với ý nghĩa đó, để người cao tuổi có sức khỏe tốt, có cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc với gia đình, bạn bè, xã hội thì vấn đề ăn uống hợp lý ở người cao tuổi đóng vai trò hết sức quan trọng. 1.2.1.Cần giảm số lượng khi ăn Trong sinh hoạt hàng ngày, người cao tuổi ít vận động hơn, cho nên nhu cầu về năng lượng cũng giảm theo, vì vậy việc giảm bớt số lượng ăn
- 6 là việc làm cần thiết, trong đó cơm là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Nếu khi còn trẻ, ăn bình thường mỗi bữa 34 bát cơm thì nay cao tuổi ăn bớt xuống 2 bát rồi 1 bát. Cần theo dõi cân nặng để điều chỉnh thể trọng cho hợp lý, phương pháp tính đơn giản và đừng để vượt quá mức số cân nặng thể trọng tối đa, cách tính số căn nặng tối đa bằng cách lấy chiều cao cơ thể (tính bằng cm) trừ đi 100, rồi nhân cho 9 và chia lại cho 10 là kết quả số cân nặng tối đa về cơ thể cần duy trì. Ví dụ: người có chiều cao là 1,65m thì thể trọng cần duy trì là 58,5kg. (165 100 = 65 x 9 = 585 : 10 = 58,5). 1.2.2.Cần đảm bảo chất lượng bữa ăn Cần đảm bảo tốt về chất đạm, chủ yếu chất đạm từ nguồn thực vật như: đậu phụ, sữa đậu nành, sữa chua, tương, các loại cá. Giảm ăn chất thịtmỡ, vì thịt trong quá trình tiêu hóa dễ sinh các độc chất, nếu táo bón, các độc chất này không được thoát ra ngoài mà hấp thu vào cơ thể gây một nhiễm độc trường diễn có hại cho sức khỏe. Ăn dầu hoặc lạc, mè, giảm ăn mỡ. Hạn chế ăn mặn, giảm ăn đường, giảm nước giải khát ngọt, bánh kẹo ngọt. Tăng cường ăn nhiều rau đặc biệt là rau lá xanh, ăn nhiều rau gia vị, mỗi tuần nên có món ăn sử dụng các loại củ gia vị như: tỏi, giềng, nghệ, chú trọng đến giá đỗ. 1.2.3.Cách ăn uống Tránh ăn quá no, đặc biệt ở người có bệnh tim, vì ăn quá no sẽ gây chèn ép tim. Làm thức ăn mềm, đặc biệt chú trọng đến tình trạng răng miệng, sức nhai. Món canh thật sự cần thiết vì tuyến nước bọt, phản xạ nuốt và răng hàm người cao tuổi hoạt động kém. Phải theo dõi và kiểm tra
- 7 vấn đề ăn uống của người cao tuổi vì nhiều cụ ăn rồi lại quên, nói là chưa ăn. 1.2.4.Cần chú trọng bổ sung nước, chất khoáng và vitamin Vì người cao tuổi thường giảm nhạy cảm đối với cảm giác khát nước nên cần đề phòng thiếu nước. Buổi sáng ngủ dậy không uống nước sẽ không có lợi cho sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến một số bệnh tật. Sáng ngủ dậy bổ sung lượng nước nhất định vừa đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể, vừa là một biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh tật, vì qua một đêm ngủ cơ thể bị mất đi một lượng nước chủ yếu qua đường hô hấp và qua da, cho nên lượng máu bị thiếu nước nên bị cô đặc, lưu lượng máu đến tế bào tổ chức sẽ bị giảm. Sáng dậy uống nước vừa là bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể và vừa là một cách làm sạch dịch thể trong cơ thể, hơn nữa ở người cao tuổi chức năng nhu động ruột giảm, nhu động ruột trở nên chậm, nếu không bổ sung nước kịp thời sẽ gây táo bón. Sáng sớm ngủ dậy uống nước là một biện pháp bảo vệ sức khỏe rất khoa học. Song song với nhu cầu sử dụng nước của cơ thể thì nhu cầu vitamin đối với cơ thể cũng vô cùng quan trọng như vitamin E, vitamin C, betacaroten, vitamin PP, Vitamin nhóm B, các chất màu trong thảo mộc, trong rau quả, các chất khoáng như: kali, magie, kẽm, đồng, sắt và một số acid hữu cơ, chú trọng bổ sung canxi, vì người cao tuổi dễ có nguy cơ loãng xương. 1.3. KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞ NG ĐẾ N TÌNH TRẠNG DINH DƯỠ NG CỦA NG ƯỜI CAO TU ỔI 1.3.1. Khái niệm người cao tuổi và một số khái niệm có liên quan Khái niệm người cao tuổi:
- 8 Có rất nhiều quan niệm về người cao tuổi Theo quan niệm của Hội người cao tuổi thì người cao tuổi là những người đủ 50 tuổi trở lên. Theo Luật lao động: Người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên (với nam), từ 55 tuổi trở lên (với nữ). Theo Luật người cao tuổi Việt Nam: Những người cao tuổi 60 tuổi trở lên là người cao tuổi ( Luật ban hành năm 2009). Để đánh giá đúng thực trạng người cao tuổi và có cách nhìn đúng đắn nhất trong nghiên cứu về người cao tuổi thì chúng ta phải thống nhất: Thế nào là người cao tuổi? Xét ở góc độ tâm lý, luật pháp, tuổi thọ trung bình thì có thể thống nhất hiểu "Người cao tuổi là người có tuổi đời từ 60 tuổi trở lên (không phân biệt nam hay nữ) ". Tuy nhiên quan niệm này có thể thay đổi theo thời gian khi điều kiện về kinh tế và tuổi thọ trung bình thay đổi. Khái niệm về sức khỏe: Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO World Health Organization): "Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế". Dựa vào định nghĩa trên thì sức khoẻ được cho là bao gồm tình trạng của cả tinh thần lẫn thể chất. Để hoàn thiện khái niệm về sức khoẻ, chúng ta cần nhìn nhận rõ ràng mối tương quan giữa tinh thần và thể chất. Do đó chúng ta có thể bổ sung cho đầy đủ hơn cho định nghĩa về sức khoẻ như sau: “ Sức khoẻ của một người là kết quả tổng hoà của tất cả các yếu tố tạo nên tinh thần và thể chất của con người ấy” Khái niệm về chăm sóc sức khỏe:
- 9 Chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ, trong đó người cung ứng và người sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ. Tuy nhiên, không giống các loại dịch vụ khác, chăm sóc sức khỏe có một số đặc điểm riêng, đó là: Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở mức độ khác nhau. Chính vì vậy không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên thường người ta gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế không lường trước được. Dịch vụ y tế là loại hàng hóa mà người sử dụng ( người bệnh) thường không thể hoàn toàn tự mình chủ động lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng ( cơ sở y tế). Cụ thể khi người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh, việc điều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu hoàn toàn do thầy thuốc quyết định. Như vậy, người bệnh chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị, ở một chừng mực nào đó, người chữa cho mình chứ không được chủ động lựa chọn phương pháp điều trị. Mặt khác, do dịch vụ y tế là loại hàng hóa gắn liền với tính mạng con người nên mặc dù không có tiền nhưng vẫn phải khám chữa bệnh. Đặc điểm đặc biệt này không giống các loại hàng hóa khác, đó là đối với các loại hàng hóa không phải là sức khỏe, người mua có thể có nhiều giải pháp để lựa chọn, thậm chí tạm thời không mua nếu chưa có khả năng tài chính. Khái niệm về thuật ngữ dinh dưỡng:
- 10 Định nghĩa suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng (người gầy hoặc người dưới cân) là thuật ngữ để chỉ những người không đủ cân nặng hay không đủ sức khoẻ, không đủ cân tiêu chuẩn so với chiều cao. Khái niệm này liên quan đến việc sử dụng chỉ số cân nặng của cơ thể (BMI) để xác định một người nào đó bị suy dinh dưỡng. Hầu hết người ta xác định một người bị suy dinh dưỡng khi chỉ số BMI, được thống nhất sử dụng thang phân loại của Tổ chức Y tế thế giới năm 2000, như sau: Tình trạng dinh dưỡng BMI Gầy
- 11 đều bị suy giảm và thường hay mắc các bệnh mạn tính. Do đó, chế độ ăn và cách ăn uống sao cho phù hợp với người cao tuổi là hết sức quan trọng. 1.3.3. Xây dựng thực đơn trong bữa ăn cho hợp lý Bữa ăn của người cao tuổi cũng như bữa ăn gia đình, nên có đầy đủ các món như sau: Món ăn cung cấp năng lượng: Chủ yếu là chất bột, món chính là cơm. Cơm trắng hoặc cơm trộn ngô, trộn đậu xanh, đậu đen, trộn khoai có vùng còn trộn cám. Cơm cám rất bổ, rất ngon và rất béo. Ngoài cơm, có thể ăn bánh mì (ở thành phố), ăn ngô, ở các vùng đồng bào thiểu số chuyên trồng ngô hoặc ăn khoai, đặc biệt là khoai sọ chấm muối mè, rất phù hợp với người nhiều tuổi. Món ăn chủ lực hỗn hợp giàu đạm béo chủ yếu cung cấp chất đạm và chất béo: Bao gồm thịt các loại, cá và thủy sản, đậu phụ và đậu các loại. Các món ăn này có thể làm riêng từng loại như thịt kho, thịt gà luộc, cá rán, trứng tráng, đậu hủ kho, rán, đậu hủ nhồi thịt, trứng đúc thịt hoặc chế biến sẵn ăn dần như tương, muối, mè. Các loại rau củ quả: Cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ cho cơ thể. Món canh: Cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể, bao gồm nước rau, canh suông, canh rau muống tương gừng đến canh cá, canh giò, canh thịt. Đồ uống: Nhớ là ăn cần đi đôi với uống. Đối với người cao tuổi, hạn chế dùng rượu. Chỉ cần nước trắng, nước chè và có món canh trong bữa ăn.
- 12 Tóm lại, trong bữa ăn, ngoài cơm ra, cần chú ý món chủ lực giàu đạm béo, món rau, món canh và nước uống. Nếu có điều kiện, thêm món quả chín tráng miệng. Chú ý đảm bảo vệ sinh trong quá trình nấu nướng. 1.3.4. Một số yếu tố ảnh đến tình trạng dinh dưỡng ở NCT 1.3.4.1. Nguyên nhân tình trạng suy dinh dưỡng ở NCT Nguyên nhân trực tiếp: Trước tiên hay gặp nhất: Cơ thể gầy rạc, da xương, sức khỏe suy giảm. Tinh thần đờ đẫn, lơ là, ngu ngơ, hay quên trước quên sau, mắc chứng lãng quên tuổi già. Da khô, dễ bị bầm tím, vết thương bị xây xát sẽ lâu lành, miệng khô, môi bị nhiệt lở loét, nhai nuốt khó khăn... Ngoài ra do tinh thần không ổn định: Cuộc sống khó khăn, hay bị trees, ăn uống không hợp lý... Nguyên nhân tiềm tàng: Thiếu thực phẩm hoặc do người trong gia đình có ít thời gian dành cho chế biến thức ăn ở người cao tuổi. Do dịch vụ y tế còn yếu, thiếu nước sạch, vệ sinh kém hoặc người cao tuổi không được chăm sóc đầy đủ... dẫn đến bệnh tật. Những nguyên nhân này được xếp chung thành 3 nhóm: Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình, chăm sóc người cao tuổi chưa tốt, thiếu dịch vụ y tế và vệ sinh môi trường kém. 1.3.4.2. Do gia đình thiếu kiến thức Bao gồm kiến thức và thực hành chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, ưu tiên chăm sóc người cao tuổi giai đoạn từ 60 tuổi trở lên kết hợp thực hành nuôi dưỡng và phòng chống các bệnh ở người cao tuổi, chế biến thực phẩm tại địa phương, gia đình, thực hành tăng cường vệ sinh, tăng
- 13 thời gian chăm sóc người cao tuổi cùng với việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng trong bữa cơm gia đình. 1.3.4.3. Do tuổi tác Tuổi càng cao các cơ quan trong cơ thể bị thoái hóa suy yếu dần, các hoạt động của các cơ quan trong đó có cả ruột và dạ dày bị suy giảm đáng kể, răng yếu hơn, giảm vị giác và khứu giác khiến cho người già bị giảm cảm giác thèm ăn uống, làm cho ăn uống kém. 1.3.4.4. Do hoàn cảnh gia đình cô đơn Bất kể ai cũng vậy thôi, dù ăn ngon tới đâu nhưng không có ai chia sẻ nói chuyện cũng sẽ có cảm giác cô đơn, buồn chán ăn, những người có cảm giác cô đơn sống một mình thường sẽ không chú trọng tới việc ăn uống, người cao tuổi cho rằng ăn là một nghĩa vụ, họ ăn ít ăn qua loa cho xong bữa, chế độ ăn không hợp lý, ăn cho no bụng mà lại không đủ dinh dưỡng. 1.3.4.5. Do thiếu thốn vật chất, sống phụ thuộc Nhiều người cao tuổi hoàn cảnh khó khăn không nơi nương tựa, sống phụ thuộc vào người khác, NCT không có tiền để mua thực phẩm đồ ăn mình thích, NCT không có đủ điều kiện để mua đồ ăn hợp lí đủ dinh dưỡng, NCT phải mua những thực phẩm rẻ tiền, thức ăn không ngon khiến NCT ăn ít đi, ăn qua loa, làm cho cơ thể không đủ dinh dưỡng. 1.3.4.6. Do bệnh tật Người cao tuổi là những người thường bị các bệnh phổ biến như huyết áp, đái tháo đường, các bệnh về thần kinh, hô hấp và các bệnh về tim mạch. Có tới 42,75% người cao tuổi bị bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh mãn tính. Trong đó khu vực thành thị là 56,06%, khu vực nông thôn là 35,31%. Điều này đòi hỏi phải có công tác chăm sóc sức khoẻ thường
- 14 xuyên cho NCT nói chung và người cao tuổi ở nông thôn nói riêng. Cần phải có chế độ chăm sóc, điều trị kịp thời bệnh tật cho người cao tuổi nhất là các bệnh nghề nghiệp và mãn tính. 1.4. SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ DÂN SỐ, KINH TẾ... CỦA HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH. Trà Cú nằm cách Thành phố Trà Vinh 33 km đường lộ trên tuyến quốc lộ 53 và 54. Phía Đông tiếp giáp huyện Cầu Ngang, phía Nam giáp huyện Duyên Hải, phía Bắc giáp huyện Tiểu Cần và Châu Thành, phía Tây giáp sông Hậu. Đây là tuyến vận tải hàng hóa quốc tế qua cửa biển Định An. Huyện Trà Cú từ năm 2015, có 17 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: Trà Cú, Định An và 15 xã: An Quảng Hữu, Đại An, Định An, Hàm Giang, Hàm Tân, Kim Sơn, Long Hiệp, Lưu Nghiệp Anh, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên, Phước Hưng, Tân Hiệp, Tân Sơn, Tập Sơn, Thanh Sơn. Trà Cú là một huyện duyên hải thuộc tỉnh Trà Vinh. Huyện có đông đồng bào Khmer nhất tỉnh khoảng 111.607 người, chiếm 60% dân số so với dân số toàn huyện. Dân số của huyện là khoảng 180.084 người, có mật độ dân số 487 người/km2 với 44.852 hộ. Người dân chủ yếu sống ở nông thôn với dân số khoảng 168,283 người chiếm tỷ lệ gần 93% dân số của huyện. Người dân chủ yếu làm nghề trồng lúa, trồng mía, đánh cá, chăn nuôi. Cửa Định An: Là một trong 9 cửa của hệ thống sông Mekong, nơi tiếp giáp cửa Sông Hậu với Biển Đông. Trà Cú vẫn còn nhiều gia đình gặp khó khăn về kinh tế cũng như các hủ tục lạc hậu đặc biệt là các xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh
- 15 sống. Tuy nhiên điều kiện tiếp cận với chăm sóc sức khỏe cho NCT còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Chỉ thị 06 vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế cần sớm được khắc phục. Ở một số địa phương, cấp ủy Ðảng, chính quyền còn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của y tế tuyến cơ sở, dẫn đến nhiều đơn vị y tế hoạt động trong tình trạng thiếu cán bộ, nguồn lực bị phân tán và kém hiệu quả. Cán bộ y tế tuyến cơ sở thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn còn hạn chế, chế độ ưu đãi chưa thỏa đáng, chưa đủ hấp dẫn cán bộ về làm việc ở tuyến này. Các nguồn đầu tư mới chủ yếu dành cho đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn đầu tư trang thiết bị y tế chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng nhiều trạm y tế xã còn thiếu các trang thiết bị thiết yếu và thiếu đồng bộ.
- 16 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng Người cao tuổi Khmer từ 60 tuổi trở lên tại các xã, thị trấn của huyện Trà Cú, có năm sinh từ năm 1957 cho đến có mặt tại thời điểm khảo sát. 2.1.2. Tiêu chí loại trừ Những đối tượng được chọn nhưng từ chối tham gia nghiên cứu. Những đối tượng có sức khỏe yếu, tàn tật, liệt nữa người, không phải dân tộc Khmer... sẽ không tham gia nghiên cứu. Những đối tượng đồng ý tham gia nhưng vắng mặt trong ngày điều tra. 2.1.3 Địa điểm nghiên cứu
- 17 Chọn chủ đích 01 huyện Trà Cú. Số liệu nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Kiểm soát bệnh không lây nhiễm và Dinh dưỡng thuộc Trung tâm Y tế dự phòng Trà Vinh. 2.1.4. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 02/2017 đến 10/2017 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. Nghiên cứu cắt ngang trên mẫu ngẫu nhiên. 2.2.2. Cỡ mẫu. Chọn cỡ mẫu theo công thức: Z (21 / 2) p (1 p) n d2 Trong đó: n: cỡ mẫu nhỏ nhất hợp lý. Z 1 /2: trị số tùy thuộc vào mức tin cậy mong muốn của ước lượng, với mức tin cậy 95% thì Z= 1,96. p: tỷ lệ tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi theo kết quả nghiên cứu năm 2010 = 10%. d: mức sai số tuyệt đối, chấp nhận d = 0,03. (theo kết quả nghiên cứu năm 2010). Thay số vào công thức, tính được n = 384 người. Vậy ta làm tròn cỡ mẫu và dự phòng 5% mất mẫu là 400 người. 2.2.3 Cách chọn mẫu Giai đoạn 1 (chọn huyện): Chọn chủ đích 01 huyện Trà Cú của tỉnh Trà Vinh.
- 18 Giai đoạn 2 (chọn xã): Trong 15 xã và 02 thị trấn của huyện Trà Cú, chúng tôi chọn 17 xã, mỗi xã chọn đối tượng bằng phương pháp ngẫu nhiên. Giai đoạn 3 (chọn đối tượng nghiên cứu): Lập danh sách NCT từ 60 tuổi trở lên từ sổ khám sức khỏe cho NCT của 17 xã đã chọn, chọn ngẫu nhiên 24 người/xã. 2.2.4. Phương pháp điều tra Thu thập thông tin bằng phiếu điều tra với sự hỗ trợ của cán bộ y tế. Trong quá trình điều tra: + Trọng lượng cơ thể được đo bằng cân đồng hồ. + Chiều cao được đo bằng thước đo chiều cao đứng. Từ đó tính ra chỉ số BMI. 2.2.5. Chỉ số và biến số nghiên cứu Nhóm thông tin chung: thông tin chung về trình độ học vấn của NCT, người trực tiếp chăm sóc NCT, về đặc điểm kinh tế hộ gia đình. Thực trạng nuôi dưỡng NCT: Nuôi dưỡng trong điều kiện môi trường, cho NCT ăn bổ sung, chăm sóc khi NCT bị bệnh. Các chỉ số nhân trắc được thu thập trong nghiên cứu bằng cách cân đo NCT, đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số cân nặng/ chiều cao theo tiêu chuẩn của WHO. Phân loại tình trạng dinh dưỡng của NCT: Dựa vào cân nặng, chiều cao đo được với chỉ số trung bình của quần thể tham chiếu của WHO để tính toán các chỉ số: + Phân loại suy dinh dưỡng ( cân nặng/ chiều cao ).
- 19 + Phân loại mức độ SDD: ta chỉ phân theo 2 mức (theo Tổ chức Y tế thế giới khuyên dùng “chỉ số khối cơ thể” (Body Mass Index – BMI), (WHO 2000) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành). Suy dinh dưỡng thì BMI
- 20 Tổng số có 400 người cao tuổi thuộc 17 xã, thị trấn của huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh đã được điều tra để thực hiện nghiên cứu. Do đó, cỡ mẫu nghiên cứu đạt yêu cầu. 3.1.1. Đặc điểm nghiên cứu Bảng 1.1. Thông tin chung về đối tượng Kết quả nghiên cứu TT Đặc điểm của người nghiên cứu Tổng số Tỷ lệ (%) 60 69 197 49.2 1 Nhóm tuổi: 70 79 108 27.0 ≥ 80 95 23.8 Nam 176 44.0 2 Giới tính Nữ 224 56.0 Tiểu học 69 17.3 THCS 64 16.0 3 Trình độ THPT 17 4.2 TC, ĐH 250 62.5 Nghề Làm ruộng 22 5.5 4 Nghỉ hưu, hội 361 90.2 nghiệp Buôn bán 17 4.2 Nghèo 155 38.8 Kinh tế 5 Khá 240 60.0 gia đình Giaù 5 1.2 Ta thấy nhóm tuổi 60 69 tuổi chiếm 49.2%, giới tính Nữ (56%) cao hơn Nam, Người cao tuổi có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ (62.5%), nghề nghiệp Người cao tuổi thì nghỉ hưu và tham gia các hội chiếm tỷ lệ cao (90.2%), còn kinh tế gia đình khá chiếm tới (60%). 3.1.2. Tình trạng dinh dưỡng ở NCT
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Khảo sát thực trạng khách hàng, tình hình tiêu thụ của sản phẩm Omo
23 p | 1742 | 284
-
Đề tài: Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay
13 p | 402 | 71
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu thực trạng vấn đề quan trắc môi trường nước trên địa bàn huyện Tuy An tỉnh Phú Yên năm 2014
36 p | 331 | 66
-
Đề tài : KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦ CẢI TRẮNG MUỐI CHUA part 2
10 p | 136 | 42
-
Khảo sát thực trạng việc sử dụng màu và hàn the trong một số thức ăn truyền thống tại Hà Nội
23 p | 164 | 37
-
Luận văn: "Khảo sát hiện trạng và hiệu quả khai thác của nghề lưới cào gần bờ ở Kiên Hải - Kiên Giang"
41 p | 184 | 36
-
Đề án môn học: “Khảo sát thực trạng tiền lương của công ty may thăng long”
37 p | 171 | 35
-
Đề tài : KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦ CẢI TRẮNG MUỐI CHUA part 5
10 p | 176 | 32
-
Đề tài: Khảo sát thực trạng dạy và học tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường
84 p | 153 | 28
-
Đề tài: Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ chí Minh và đề xuất một số biện pháp
86 p | 102 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy môn Tin học tại các trường trung học phổ thông ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
94 p | 80 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thực trạng sử dụng vancomycin tại Trung tâm Tim mạch bệnh viện E
79 p | 22 | 12
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường: Khảo sát thực trạng môi trường và công nghệ tái chế nhựa thải tại Phường Tràng Minh – Kiến An – Hải Phòng
79 p | 73 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Khảo sát thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sử dụng thuốc kháng sinh của người dân trên 20 tuổi tại xã Văn Phú, thành phố Yên Bái năm 2023
54 p | 12 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Vật lý: Khảo sát cộng hưởng từ - Phonon trong siêu mạng bán dẫn bằng phương pháp toán tử chiếu độc lập trạng thái
69 p | 13 | 3
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Khảo sát thực trạng chất lượng thuốc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa qua hoạt động kiểm tra chất lượng tại Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa năm 2020
42 p | 5 | 2
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Khảo sát thực trạng tư vấn chăm sóc sản phụ sau đẻ thường tại Khoa Sản 2, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa năm 2024
45 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn