intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Khảo sát thực trạng tư vấn chăm sóc sản phụ sau đẻ thường tại Khoa Sản 2, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa năm 2024

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Khảo sát thực trạng tư vấn chăm sóc sản phụ sau đẻ thường tại khoa sản 2, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa năm 2024" được thực hiện với mục đích nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng của sản phụ sau đẻ thường tại Khoa Sản 2, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa quý I năm 2024; thực trạng tư vấn chăm sóc sản phụ sau đẻ thường của hộ sinh, điều dưỡng tại Khoa Sản 2, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa quý I năm 2024.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Khảo sát thực trạng tư vấn chăm sóc sản phụ sau đẻ thường tại Khoa Sản 2, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa năm 2024

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ------------------ ĐỀ TÀI KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TƯ VẤN CHĂM SÓC SẢN PHỤ SAU ĐẺ THƯỜNG TẠI KHOA SẢN 2, BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THANH HÓA NĂM 2024 NĂM 2024 Cấp quản lý: Cấp trường Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Lan Hương và Nhóm nghiên cứu CĐHSK4 Người hướng dẫn: BSCKII. Nguyễn Thị Dung Thanh Hóa, tháng 5 năm 2024
  2. ĐẶT VẤN ĐỀ Thời kỳ hậu sản về phương diện giải phẫu là 6 tuần lễ (42 ngày) kể từ sau đẻ [1]. Thời kỳ mang thai cơ quan sinh dục và vú phát triển dần, sau khi sinh các cơ quan sinh dục dần dần trở lại bình thường, vú tiếp tục phát triển sản xuất và bài tiết sữa. Thời kỳ hậu sản rất quan trọng đối với sự sống còn của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Khoảng 60% trường hợp tử vong bà mẹ xảy ra sau đẻ và gần 50% trong số đó xảy ra trong vòng 24 giờ đầu. Khoảng 2/3 các trường hợp tử vong trẻ dưới 5 tuổi xảy ra trong 4 tuần lễ đầu sau đẻ. Thời kỳ hậu sản sức khỏe bà mẹ giảm sút rất nhiều do quá trình thai nghén, gắng sức trong chuyển dạ, đau đớn và mất máu, đau đớn do cắt khâu hoặc sang chấn tầng sinh môn [2]. Một số tai biến sản khoa có thể xảy ra vào thời kỳ này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí tính mạng của bà mẹ (băng huyết sau đẻ, nhiễm khuẩn hậu sản, rối loạn tâm thần sau đẻ, viêm tắc tuyến sữa, abces vú,...). Chính vì vậy việc chăm sóc bà mẹ sau đẻ là hết sức quan trọng, chăm sóc tốt giúp bà mẹ nhanh bình phục sức khỏe. Bà mẹ có sức khỏe tốt để tự chăm sóc bản thân, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh tốt hơn, góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh. Trên thực tế việc tư vấn chăm sóc cho bà mẹ sau đẻ là nhiệm vụ của nhân viên y tế, song rất cần sự phối kết hợp chặt chẽ với bà mẹ và thân nhân của họ. Song không phải bà mẹ nào cũng có kiến thức khoa học đúng đắn và kinh nghiệm chăm sóc thời kỳ sau đẻ. Do vậy NVYT cần phải tư vấn cho bà mẹ sau những kiến thức cơ bản để họ phối hợp, tự chăm sóc bản thân, tự theo dõi và phát hiện những bất thường báo thầy thuốc kịp thời xử trí. Tháng 6 năm 2021, Bộ YTế Việt Nam đã phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giai đoạn 2021 - 2025”[3]. Một trong những mục tiêu cụ thể với những nội dung chính như sau: Cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ, thu hẹp sự khác biệt về tử vong mẹ; Giảm tỷ số tử vong mẹ xuống còn 42/100.000 trẻ đẻ sống. Một trong các giải pháp để đạt được mục tiêu là: Thực hiện thường quy chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ/sau mổ lấy thai (EENC), chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo theo hướng dẫn của Bộ Y tế;Thực hiện tốt việc chăm sóc, theo dõi sản phụ và trẻ sơ sinh ngày đầu và tuần đầu sau đẻ đặc biệt là theo dõi tích cực trong 6 giờ đầu nhằm phát hiện sớm những bất thường của cả mẹ và con để xử trí kịp thời [3].
  3. Tại khoa sản 2 - Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa hàng năm có khoảng 500 sản phụ sinh thường được chăm sóc sau đẻ. Nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào về thực trạng tư vấn chăm sóc bà mẹ sau đẻ của NVYT trong những năm qua. Xuất phát từ những mong muốn được học tập và nghiên cứu chăm sóc tốt hơn nữa cho bà mẹ sau đẻ, chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát thực trạng tư vấn chăm sóc sản phụ sau đẻ thường tại khoa sản 2, Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa quý I năm 2024”. Với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của sản phụ sau đẻ thường tại khoa sản 2, bệnh viện phụ sản Thanh Hóa quý I năm 2024. 2. Thực trạng tư vấn chăm sóc sản phụ sau đẻ thường của hộ sinh/điều dưỡng tại khoa sản 2, bệnh viện phụ sản Thanh Hóa quý I năm 2024.
  4. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.Đặc điểm lâm sàng của thời kỳ hậu sản 1.1. Thay đổi về nộitiết Khi có thai, rau thai tiết ra nhiều estrogen và progesterone. Estrogen tác dụng lên sự phát triển của hệ thống ống dẫn sữa. Progesterone tác dụng lên sự phát triển của các tiểu thùy và nang tuyến sữa. Sau khi đẻ, nồng độ 2 nội tiết tố trên giảm xuống [1]. Sau khi bong rau, những nội tiết tố do rau thai sản xuất để bảo vệ thai giảm đáng kể. Nhất là các nội tiết tố hCG, estrogen và progesterone giảm nhanh. Huyết tương mẹ hầu như không còn hCG trong vòng 7 – 10 ngày, Estrogen và Progesterone giảm đến mức cơ bản trong 7 ngày. Nồng độ Prolactin cũng giảm sau đẻ, nhưng vẫn ở mức cao hơn bình thường trong khoảng 4 tuần sau đẻ không phụ thuộc mẹ có cho bú hay không [1].Prolactin được tuyến yên tiết ra, kích thích sự tiết sữa, đồng thời Prolactin sẽ ức chế tiết estrogen và progesterone nên bà mẹ cho con bú sẽ chậm có kinh trở lại. Oxytocin được tiết ra từ thùy sau tuyến yên kích thích sự co bóp của ống dẫn sữa để đẩy sữa ra ngoài. Trong cơ chế tiết sữa các phản xạ thần kinh từ sự mút sữa và làm trống bầu sữa mẹ sẽ kích thích tuyến yên tiết ra prolactin và Oxytocin để phát động sự tiết sữa và ép sữa ra ngoài [1]. 1.2. Thay đổi về giải phẫu sinh lý của sản phụ sau đẻ 1.2.1. Thay đổi giải phẫu, sinh lý ở cơ quan sinh dục 1.2.1.1. Thay đổi ở tử cung sau đẻ Sau đẻ tử cung vẫn tiếp tục co bóp do sự kích thích của Oxytocin. Ngay sau khi sổ rau tử cung co cứng lại thành khối an toàn trong 2 giờ đầu làm tắc mạch sinh lý tại vị trí rau bám. Sau đó tử cung hết co cứng mà chỉ còn những cơn co bóp nhẹ để tống sản dịch ra ngoài. Trong những ngày đầu sau đẻ, thỉnh thoảng tử cung có những cơn co bóp mạnh do tử cung bị kích thích bởi sản dịch và cho con bú. Trên lâm sàng bà mẹ có những cơn đau tử cung và sau mỗi cơn đau có ít máu cục và sản dịch chảy ra ngoài qua đường âm đạo. Ngay sau đẻ tử cung co trên khớp vệ khoảng 13-15cm dưới rốn 2 khoát ngón tay, mật độ chắc, trung bình mỗi ngày tử cung co lại khoảng 1cm, những ngày đầu tử cung co hồi nhanh hơn những ngày sau và đến ngày thứ 12-13 thường không sờ thấy tử cung trên khớp vệ [1]. Sau đẻ 6 tuần thể tích tử cung trở lại bình thường. Tử cung của bà mẹ đẻ thường co hồi nhanh hơn tử cung của bà mẹ mổ lấy thai. Bà mẹ cho con bú tử cung co hồi nhanh hơn bà mẹ không cho con bú. Trọng lượng tử cung giảm đến 350 gram vào cuối tuần thứ 2 sau đẻ, tiếp tục giảm dần trong vòng 6 tuần cho đến khoảng 60 – 80 gram và trở về vị
  5. trí trong khung chậu. Sau đẻ tử cung không trở lại kích thước ban đầu sau lần đẻ đầu tiên do không giảm hoàn toàn khối lượng cơ [1]. Sau đẻ cơ tử cung dày khoảng 3 - 4 cm, thành trước và thành sau co chặt lại để cầm máu. Sau đó lớp cơ mỏng dần do các sợi cơ nhỏ đi và ngắn lại, một số sợi cơ thoái hoá mỡ và tiêu đi, tử cung dần nhỏ lại. Mạch máu cũng co lại do sự co hồi của lớp cơ đan.Trong tuần đầu tiên sau đẻ tử cung tiếp tục co bóp gây các cơn đau sau đẻ. Thường đau nhất trong vòng 24 giờ sau đẻ, nhưng có thể kéo dài do phản xạ tiết sữa khi bà mẹ cho con bú. Bà mẹ sinh con rạ thường đau nhiều hơn con so. Trong chuyển dạ đoạn dưới dài ra khoảng 10 cm, sau đẻ đoạn dưới tử cung gấp lại như một đàn xếp còn khoảng 5cm, những ngày sau mỗi ngày co khoảng 1 cm dần dần ngắn lại, sau 5 - 8 ngày trở về thành eo tử cung làm lỗ trong của cổ tử cung đóng lại. Lỗ ngoài cổ tử cung đóng muộn hơn khoảng 12 – 13 ngày sau đẻ [1]. Ống cổ tử cung đã được tái lập sau đẻ nhưng không còn là hình ống nữa, mà là hình nón đáy ở dưới, vì lỗ ngoài cổ tử cung đã bị biến dạng từ hình tròn thành hình dẹt và thường hé mở. Sau đẻ để trở lại bình thường niêm mạc tử cung phải trải qua 2 giai đoạn:Giai đoạn thoái triển, xảy ra trong 14 ngày đầu sau đẻ lớp bề mặt các ống tuyến, sản bào bị hoại tử đào thải để lại lớp đáy là nguồn gốc của niêm mạc tử cung mới.Giai đoạn phát triển, dưới ảnh hưởng của estrogen và progesteron niêm mạc tử cung tái tạo và phát triển hoàn toàn sau đẻ 6 tuần để thực hiện kỳ kinh nguyệt đầu tiên nếu như không cho con bú [1]. Sau đẻ tử cung co lại, phúc mạc cũng co theo, tuy nhiên ngày đầu phúc mạc co chậm nên bề mặt tử cung nhăn nheo, những ngày sau nếp nhăn mất đi vì phúc mạc teo đi. Sản dịch là dịch từ trong đường sinh dục mà chủ yếu là từ buồng tử cung chảy ra ngoài trong những ngày đầu thời kỳ sau đẻ. Số lượng sản dịch thay đổi tuỳ theo từng sản phụ. Trong 10 ngày đầu lượng sản dịch trung bình khoảng 1500ml [1], ra nhiều vào ngày thứ nhất và thứ 2 sau đẻ (ngày đầu khoảng 300ml), số lượng sản dịch nhiều hay ít phụ thuộc vào từng sản phụ, sản dịch ở người con so hết sớm hơn người con rạ, người cho con bú hết sớm hơn người không cho con bú, ở người mổ lấy thai hết sớm hơn đẻ thường. Màu sắc: trong 3 ngày đầu sản dịch màu đỏ, ngày thứ tư đến ngày thứ 8 sản dịch màu lờ lờ máu cá, từ ngày thứ 8 -15 trở đi sản dịch không có máu nữa mà chỉ là chất dịch trong. Mùi tanh nồng, nếu có nhiễm khuẩn sản dịch sẽ có mùi hôi hoặc có mủ. Trên lâm sàng khoảng 18 – 20 ngày sau đẻ có khi ra một ít máu qua đường âm đạo, đó có thể là kinh non [1] do niêm mạc tử cung phục hồi sớm. Sản dịch vô khuẩn cho đến khi ra âm đạo, vì đây là một môi
  6. trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Kinh nguyệt có thể trở lại sau 6 tuần nếu sản phụ không cho con bú, đó là dấu hiệu chấm dứt thời kỳ hậu sản, là bà mẹ có thể có thai, kỳ kinh đầu thường nhiều hơn, dài hơn những kỳ kinh bình thường. Nếu sản phụ cho con bú thì kinh nguyệt có thể trở lại muộn hơn [1]. 1.2.1.2. Thay đổi ở âm đạo và âm hộ và các phần phụ: Sau đẻ âm hộ, âm đạo bị đụng dập và sưng nề ở một mức độ nhất định. Các nếp âm đạo có thể bị phẳng, nhưng sẽ hồi phục sau 3 – 4 tuần, tắc tĩnh mạch có thể mất vài tuần để hồi phục, nhưng thường không gây khó chịu. Âm hộ và tầng sinh môn có thể bị tổn thương nhiều mức độ, từ trầy xước đến rách. Nhiều bà mẹ đau tầng sinh môn kéo dài ngoài thời gian sau đẻ. Bình thường âm hộ, âm đạo sẽ trở về bình thường sau đẻ 15 ngày, âm môn hé mở ngay sau đẻ và khép lại sau 2 tuần [1]. Các dây chằng tử cung, vòi trứng, buồng trứng: các dây chằng của tử cung, vòi trứng, buồng trứng dần dần trở lại bình thường về chiều dài, hướng và vị trí khi hết thời kỳ hậu sản [1]. 1.2.1.3. Thay đổi ở vú sau đẻ Sau đẻvú tiếp tục phát triển, vú được chuẩn bị bởi các nội tiết estrogen, progesteron và prolactin trong thời kỳ mang thai, nhưng do prolactin bị ức chế tiết sữa [2]. Sữa non đã được sản xuất từ tháng thứ 4 trở đi, nhưng chỉ với lượng rất ít, ngay sau đẻ prolactin được thoát ức chế và kích thích tuyến sữa. Sau đẻ vú to nhanh căng lên và rắn chắc, núm vú to dài ra, các tuyến sữa phát triển to lên nắn thấy rõ ràng có khi lan tới tận nách. Khoảng 3 – 4 ngày sau đẻ các estogen của bánh rau vẫn còn ức chế tiết prolactin, nên chỉ có sữa non được bài tiết. Hiện tượng xuống sữa thường xảy ra vào ngày thứ 2 – 3 sau đẻ. (bà mẹ đẻ con so xuống sữa vào ngày thứ 3–4), do sau đẻ nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống đột ngột, prolactin hoạt hóa tác động lên tuyến vú kích thích sản xuất sữa, Oxytocin giúp bài tiết sữa. Trên lâm sàng các bà mẹ thấy vú căng tức các tuyến sữa phát triển nhiều, to, các tĩnh mạch dưới da vú nổi rõ, khó chịu, sốt nhẹ, nhiệt độ khoảng 3705 – 380C thời gian sốt không quá nửa ngày, sau khi sữa được bài tiết ra các hiện tượng đó tự mất đi. 1.2.2.Thay đổi ở một số cơ quan khác 1.2.2.1. Thay đổi ở hệ thống thần kinh ở bà mẹ sau đẻ Thời kỳ sau đẻ là một giai đoạn có tính chất đột biến, đòi hỏi bà mẹ phải có sự tổ chức lại và thích nghi cả về mặt thể chất và tâm thần. Do đó, các vấn đề về cảm xúc và tâm thần thường xuất hiện ở giai đoạn này. Mỗi bà mẹ có tâm trạng khác nhau sau đẻ: vui vẻ, phấn khởi nếu cuộc đẻ an toàn, con khỏe mạnh, được gia đình quan tâm, chăm sóc chu đáo; có những bà mẹ trong tâm
  7. trạng buồn phiền, lo lắng nếu cuộc đẻ khó khăn, con yếu hoặc không được như mong muốn, gia đình người thân không quan tâm,... hoặc do tiền sử mắc bệnh tâm thần từ trước. Những yếu tố tâm lý đó đều ảnh hưởng đến trình diễn biến sau đẻ của Bà mẹ. 1.2.2.2. Thay đổi hệ thống tiết niệu Sau đẻ lượng estrogen giảm, có sự thay đổi đáng kể về dịch và tăng lợi tiểu làm lượng nước tiểu thường nhiều nhất vào ngày thứ 3 – 5 sau đẻ. Những thay đổi liên quan với hệ thống tiết niệu (giãn niệu quản) sẽ hồi phục sau 2 – 8 tuần sau đẻ. Sau khi đẻ thành bàng quang, niêm mạc bàng quang bị phù nề xung huyết, bàng quang có hiện tượng tăng dung tích và mất nhạy cảm tương đối với áp lực của lượng nước tiểu trong bàng quang. Trong cuộc chuyển dạ kéo dài, hoặc ngôi thai chèn ép vào bàng quang trong gây liệt bàng quang cơ năng sau đẻ, biểu hiện lâm sàng là bí tiểu tiện, hoặc đái sót nước tiểu sau đẻ [1]. 1.2.2.3. Thay đổi ở hệ thống tuần hoàn Sau đẻ tử cung co bóp và đưa một khối lượng lớn máu vào tuần hoàn của sản phụ, dẫn đến sự gia tăng cung lượng tim từ 60 đến 80% mức trước đẻ [1]. Hiện tượng này là để bù đắp cho bất kỳ quá trình mất máu nào trong khi chuyển dạ và sau đẻ. Tuần hoàn sẽ ổn định trong vòng 10 – 20 phút sau đẻ và 2 – 4 tuần sau đẻ cung lượng tim sinh sẽ trở lại bình thường. Nồng độ Hemoglobin trở lại bình thường sau 4 – 6 tuần do giảm thể tích dịch và hết hiện tượng hòa loãng máu. Các yếu tố đông máu, đặc biệt là fibrinogen, plasminogen và yếu tố II, V, VII và X là các yếu tố tăng vào cuối thai kỳ tạo nên tình trạng tăng đông máu nhằm giảm thiểu sự mất máu trong và sau đẻ, kết hợp với lưu lượng máu chậm trong các tĩnh mạch lớn, làm cho bà mẹ dễ bị huyết khối sau đẻ [1]. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu của tử vong bà mẹ. Số lượng bạch cầu tăng lên trong máu trong khoảng thời gian chuyền dạ và ngay sau đẻ, làm khó khăn cho việc chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn hậu sản [1]. Mạch thường chậm lại và tồn tại 5 – 6 ngày mới trở về bình thường, Huyết áp trở lại bình thường sau đẻ 5 – 6 giờ. 1.2.2.4. Thay đổi ở hệ hô hấp Ảnh hưởng của thai lên thể tích phổi sẽ biến mất sau đẻ, sự tiêu thụ Oxy tăng trong quá trình chuyển dạ cũng trở lại bình thường. Hiện tượng tăng nhạy cảm với carbon dioxide do progesterone làm trung gian cũng biến mất nhanh sau đẻ [1]. Trên lâm sàng nhịp thở của bà mẹ sẽ sâu hơn và chậm hơn. 1.2.2.5. Thay đổi ở hệ thống tiêu hóa
  8. Sau đẻ tác dụng giãn cơ của progesterone mất đi làm nhu động ruột và cảm giác thèm ăn tăng lên trong vài ngày sau đẻ, dấu hiệu ợ nóng và táo bón cũng hết. Búi trĩ có thể phát sinh trong quá trình mang thai hoặc thứ phát sau chuyển dạ có thể mất vài tuần sau đẻ để hồi phục hoàn toàn. Bà mẹ có thể không đại tiện trong khoảng 2 – 3 ngày sau đẻ [1], vì thiếu hụt thức ăn trong chuyển dạ, có thể do bị trĩ hay thủ thuật cắt tầng sinh môn. Nếu bị tổn thương tầng sinh môn, bà mẹ có thể sợ những đợt nhu động ruột đầu tiên sau đẻ (đau). Sau đẻ Thành bụng cũng co dần lại, các vết rạn còn tồn tại. Cân cơ cũng co lại nhưng nhão hơn so với khi trước khi mang thai, đặc biệt ở những người đẻ nhiều lần, đẻ thai to, đa ối, đa thai [1]. 2. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho bà mẹ sau đẻ 2.1. Tư vấn giáo dục sức khỏe Tư vấn là quá trình trao đổi thông tin giữa người cung cấp và khách hàng nhằm hỗ trợ, khách hàng, khẳng định thông tin giúp khách hàng tự đưa ra và thực hiện những quyết định của họ. Tư vấn là quá trình: giao tiếp hai chiều giữa người tuyền tin và người nhận tin. Mục tiêu là hỗ trợ việc đưa ra và thực hiện quyết định.Ví dụ: tư vấn trực tiếp cho nhóm bà mẹ sau đẻ về cách chăm sóc bản thân và trẻ sơ sinh trong thời kỳ hậu sản. Khi cung cấp dịch vụ tư vấn, người tư vấn có nhiệm vụ: Giúp các bà mẹ đánh giá nhu cầu của chính họ về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thông tin và hỗ trợ tinh thần. Cung cấp thông tin phù hợp cho các bà mẹ để phát hiện những vấn đề và nhu cầu của họ. Hỗ trợ bà mẹ trong việc tự đưa ra những quyết định. Giúp bà mẹ xây dựng những kỹ năng họ sẽ cần để đưa ra quyết định [4]. Rất nhiều nhà tư vấn sử dụng nguyên tắc GATHER (Greet – Assess - Tell - Help - Explain – Return) để mô tả quy trình của một cuộc tư vấn của mình. Sáu bước tư vấn thể hiện nguyên tắc GATHER có thể áp dụng trong tư vấn sức khoẻ sinh sản. Hiện nay ở nước ta đang triển khai nhiều nguyên tắc tương tự như 6G “: Gặp gỡ - Gợi hỏi – Giới thiệu - Giúp đỡ - Giải thích - Gặp lại” hay THÂN ÁI ( Tiếp đón – Hỏi thăm – Ân cần – Nhẫn nại – An tâm – Ích lợi” giúp cho việc xây dựng mối quan hệ tốt giữa bà mẹ với tư vấn viên trong quá trình tư vấn. Tuy nhiên về trình tự vẫn bao hàm các nội dung cơ bản giống như 6 bước trong GATHER [4]. 2.2. Tư vấn trong chăm sóc sức khỏe sinh sản Tư vấn trong chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) là quá trình giao tiếp hai chiều giữa nhân viên y tế và bà mẹ/khách hàng theo yêu cầu của họ. Đây là một phần quan trọng không thể thiếu trong dịch vụ chăm sóc SKSS. Tất cả
  9. nhân viên y tế làm dịch vụ chăm sóc SKSS đều phải tư vấn cho khách hàng. Trường hợp bà mẹ/khách hàng cần tư vấn chuyên sâu một vấn đề nào đó sẽ được giới thiệu đến các chuyên gia trong từng lĩnh vực [4]. Mục đích của tư vấn SKSS là: Giúp cá nhân hoặc một cặp vợ chồng nhận được các thông tin về SKSS/KHHGĐ đặc biệt những thông tin mà khách đang tìm hiểu. Nhận thức được tầm quan trọng của SKSS, biết cách tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và tự nguyện thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS. Giải quyết những băn khoăn lo lắng về những vấn đề sức khỏe liên quan tới SKSS/KHHGĐ và đưa ra những quyết định hay những hành vi sức khỏe có lợi cho bản thân, gia đình hoặc cộng đồng [4]. Những nguyên tắc chung về tư vấn trong dịch vụ chăm sóc SKSS bao gồm: Tư vấn về chăm sóc SKSS phải dựa trên nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Tư vấn cần dựa trên sự tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, nhằm giúp khách hàng có hiểu biết đúng, biết cách xử trí và quyết định các vấn đề về SKSS của bản thân. Người tư vấn phải có kiến thức chuyên môn tốt về chăm sóc SKSS, phải giải quyết được các vấn đề, nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực tư vấn. Phải có hiểu biết về qui trình và có kỹ năng tư vấn về SKSS. Mỗi cuộc tư vấn có thể có mục đích, nội dung, phương pháp cụ thể khác nhau nhưng đều có chung các kỹ năng, yêu cầu và các bước tư vấn linh động, phù hợp [4]. 2.3. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho sản phụ sau đẻ Thời kỳ sau đẻ việc chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh là hết sức quan trọng, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa NVYT, bà mẹ và người thân của họ. Chính vì vậy NVYT phải làm tốt công tác tư vấn cho bà mẹ biết về các diễn biến của bản thân trong thời kỳ sau đẻ, các chăm sóc của NVYT đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh, các dấu hiệu bất thường cần báo cho NVYT ngay. NVYT cũng cần tư vấn rõ cho bà mẹ biết về lợi ích của các chăm sóc của NVYT, cách tự chăm sóc bản thân và trẻ sơ sinh sau đẻ. 2.3.1. Mục đích của tư vấn giáo dục sức khỏe cho bà mẹ sau đẻ Tư vấn giáo dục sức khỏe cho bà mẹ sau đẻ nhằm: Cung cấp thông tin về cuộc đẻ và tình trạng sơ sinh, hỗ trợ tình cảm cho bà mẹ nhất là những trường hợp có vấn đề bất thường trong thai kỳ và cuộc chuyển dạ. Thực hiện các bước trong chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau đẻ và trong suốt thời kỳ sau đẻ. Tôn trọng lòng tin truyền thống, phong tục tập quán, giúp đỡ những gì sản phụ và gia đình cần [4], [5]. Tuy nhiên cũng cần giải thích cho bà mẹ và gia đình hiểu những việc làm không có lợi cho mẹ và trẻ sơ sinh.
  10. 2.3.2. Nội dung tư vấn, chăm sóc cho bà mẹ sau đẻ 2.3.2.1. Tư vấn chăm sóc tinh thần cho bà mẹ sau đẻ Mang thai và sinh con là một giai đoạn có tính chất đột biến, đòi hỏi người phụ nữ có sự tổ chức lại và thích nghi cả về mặt thể chất và tâm thần. Do đó, các vấn đề về cảm xúc và tâm thần thường xuất hiện ở giai đoạn này, đặc biệt thời kỳ sau đẻ. Mỗi bà mẹ có tâm trạng khác nhau sau cuộc đẻ: Vui vẻ, phấn khởi nếu cuộc đẻ an toàn, con khỏe mạnh, được gia đình quan tâm, chăm sóc chu đáo. Ngược lại, có thể có những bà mẹ trong tâm trạng buồn phiền, lo lắng, nếu cuộc đẻ khó khăn, con yếu hoặc không được như mong muốn, gia đình người thân không quan tâm,... hoặc do tiền sử mắc bệnh tâm thần từ trước. Những yếu tố tâm lý đó đều ảnh hưởng đến trình diễn biến sau đẻ của bà mẹ. Các rối loạn tâm thần ở bà mẹ sau đẻ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, hậu quả sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần lâu dài của bà mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách của trẻ, thậm chí đe dọa tính mạng của bà mẹ và trẻ sơ sinh [5]. Chính vì vậy việc tư vấn và chăm sóc về tinh thần cho bà mẹ sau đẻ là hết sức quan trọng và cần thiết, giúp bà mẹ nhanh hồi phục và thích nghi với những biến đổi về thể chất và tâm thần thời kỳ này. Cần giáo dục sức khỏe tâm thần cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai và sau đẻ 6 cách giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh rối loạn tâm thần sau đẻ: Hướng dẫn, hỗ trợ bà mẹ thư giãn theo cách mà bà mẹ thấy thoải mái, ngủ đủ giấc là rất quan trọng, mỗi ngày ngủ ít nhất 7 – 8 giờ, ngủ trưa ít nhất 1 giờ [5]. Tư vấn cho bà mẹ cố gắng dành thời gian cho các mối quan hệ bạn bè, hàng xóm, gia đình, đồng nghiệp. Thường xuyên dành thời gian cho riêng mình, gạt sang một bên các áp lực cuộc sống. Chăm sóc bản thân bằng cách nghĩ đến những gì mình thích làm: đọc một cuốn sách, đi dạo, nghe một vài bản nhạc. Tự tạo ra một số thay đổi nhỏ như thức dậy sớm hơn thường lệ, gặp gỡ một vài người quen mới hoặc đọc một tờ báo mới. Khi đang lo lắng, hãy tự hiểu rõ bản thân cần gì, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vấn đề và chia sẻ nỗi niễm với ai đó. Tự vạch ra một số mục tiêu cần thực hiện và khi đã đạt được thì lại đặt ra mục tiêu tiếp theo. Tư vấn cho người nhà luôn theo dõi sát bà mẹ sau đẻ có hoàn cảnh đặc biệt, phát hiện sớm các trường hợp rối loạn tâm thần sau đẻ, báo bác sỹ để được khám, chẩn đoán, điều trị sớm, tích cực và hiệu quả [5]. 2.3.2.2. Tư vấn chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ sau đẻ Sau đẻ, bà mẹ thường mệt mỏi do cuộc đẻ căng thẳng, gắng sức, mất máu, thiếu hụt dinh dưỡng. Chính vì vậy cần tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý
  11. cho bà mẹ sau đẻ là rất cần thiết cho sự hồi phục: nên cho bà mẹ ăn sớm ngay sau đẻ, thức ăn phải ấm, đủ dinh dưỡng, dễ tiêu, hợp khẩu vị, nhiều nước [6]. Tư vấn cho bà mẹ ăn uống theo nhu cầu, ăn đủ chất dinh dưỡng, thức ăn dễ tiêu, uống ngày 2,5 - 3 lít, uống nướcquả ép giàu chất dinh dưỡng và vitamin có lợi cho sự tạo sữa, tránh táo bón. Bà mẹ sau đẻ nên ăn bổ sung thức ăn tăng tạo sữa như: móng giò hầm với đu đủ xanh, đậu tương hầm móng giò, ăn nhiều rau xanh và quả chín. Đảm bảo thực phẩm an toàn: tươi, sạch, hạn chế ăn nhiều gia vị, không ăn thức ăn ôi thiu, biến đổi gen, chất tạo màu, tạo mùi, chất bảo quản. Không nên ăn quá no, không sử dụng đồ uống có cồn, ga, kiêng các chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê, thuốc lá [5], [6]. 2.3.2.3. Tư vấn chế độ vệ sinh cho bà mẹ sau đẻ Sau đẻ bà mẹ có nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản do sức đề kháng giảm, do mất máu trong cuộc đẻ, sản dịch, vết khâu tầng sinh môn. Vì vậy cần tư vấn cho bà mẹ chế độ vệ sinh tốt: vệ sinh răng miệng thường xuyên, vệ sinh thân thể, lau mình bằng bằng nước ấm, không nên kiêng cữ quá mức dễ dẫn đến mắc các bệnh ngoài da, có thể tắm bằng nước ấm nơi kín gió, tắm nhanh, không ngâm mình trong nước. Vệ sinh vùng sinh dục ngoài sau mỗi lần đại, tiểu tiện bằng nước chín, có thể dùng dung dịch sát khuẩn nhẹ. Thay khố vô khuẩn ít nhất 4 lần trong một ngày, không thụt rửa âm đạo, vì nguy cơ nhiễm khuẩn ngược dòng. Tư vấn cho bà mẹ có vết khâu tầng sinh môn phải rửa vệ sinh bằng nước sạch và thấm khô sau mỗi lần thay khố ướt hoặc đại tiểu tiện. Bà mẹ nên mặc quần áo sạch sẽ, rộng rãi, bằng vải mềm thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông [1], [5]. 2.3.2.4. Tư vấn chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt, lao động cho bà mẹ sau đẻ Trong 2 giờ đầu sau đẻ bà mẹ cần nằm ở phòng đẻ để thuận tiện cho việc theo dõi và chăm sóc. Sau 2 giờ, nếu bà mẹ và sơ sinh ổn định đưa về phòng hậu sản tiếp tục theo dõi và chăm sóc trong 4 giờ tiếp theo. Ngay sau đẻ bà mẹ cần nghỉ ngơi tuyệt đối, nằm đầu thấp, đủ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Nếu bà mẹ và sơ sinh đều bình thường cho trẻ nằm tiếp xúc da kề da [4], [5]. Tư vấn chế độ vận động: Sau đẻ 6 giờ bà mẹ ngồi dậy vận động sớm nhẹ nhàng, sau 12 giờ có thể vận động quanh giường, sau 24 giờ có thể đi lại vận động nhẹ nhàng để tránh bế sản dịch và cơ thể nhanh chóng bình phục [4]. Tư vấn cho bà mẹ sau đẻ về chế độ sinh hoạt: cần thiết lập chế độ sinh hoạt đều đặn, đảm bảo phù hợp với thời kỳ hậu sản, tránh sinh hoạt thất thường, mất ngủ, mỗi ngày nên ngủ ít nhất 8 giờ. Kiêng sinh hoạt tình dục
  12. trong vòng 6 tuần (thời kỳ hậu sản) vì dễ sang chấn, nhiễm khuẩn, sau đó tùy theo nhu cầu và sức khỏe của bà mẹ. Tư vấn cho bà mẹ cần nghỉ ngơi hoàn toàn trong thời kỳ hậu sản, sau đẻ 6 tháng có thể trở lại với công việc bình thường.Trong thời gian cho con bú tránh lao động nặng, tránh lao động và tiếp xúc với hóa chất độc hại. Luyện tập hợp lý nhằm giúp thành bụng, tử cung, hệ thống dây chằng, âm đạo, tầng sinh môn phục hồi lại bình thường sau đẻ [4], [5]. 2.3.2.5. Tư vấn cho bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ Tư vấn cho bà mẹ về việc ngay sau đẻ cho trẻ tiếp xúc da kề da để giúp trẻ được ủ ấm tránh hạ thân nhiệt, trẻ được hỗ trợ bú mẹ sớm (trong vòng1 giờ đầu sau đẻ) tận dụng nguồn sữa non quý giá. Cho trẻ nằm cạnh mẹ để thuận lợi cho việc chăm sóc, theo dõi trẻ. Trẻ được tiếp xúc da kề da và nằm cạch mẹ ít khóc hơn, thời gian bú mẹ được lâu hơn và bà mẹ an tâm hơn. Bà mẹ cần được tư vấn về lợi ích của việc cho trẻ bú sớm, lợi ích của sữa non, không vắt bỏ sữa non, tận dụng nguồn sữa non quý giá đối với trẻ sơ sinh. Tư vấn cho bà mẹ nhận biết dấu hiệu trẻ đòi bú sớm nhất:trẻ mở mắt, liếm môi, thè lưỡi, hoặc liếm bàn tay, ngón tay, miệng đóng mở thường xuyên quay đầu sang hai bên tìm kiếm. Hỗ trợ bà mẹ cho trẻ thực hiện bữa bú đầu tiên [3], [4], [5]. Tư vấn cho bà mẹ biết về thời gian cho trẻ bú: cho trẻ bú mẹ ngay trong vòng một giờ đầu sau đẻ để tận dụng nguồn sữa non, kích thích sữa non xuống sớm và giúp tử cung co hồi tốt, đề phòng chảy máu sau đẻ. Cho trẻ bú theo nhu cầu, không hạn chế độ dài của mỗi bữa bú (trung bình 15 – 20 phút/1 lần), 2 – 3 giờ/1 lần (trung bình 8 – 12 lần/ngày), ít nhất là 8 lần/ngày, cả ngày và đêm. Cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 7 và tiếp tục cho bú mẹ đến 24 tháng. Nếu trẻ không bú được thì vắt sữa và cho trẻ ăn bằng thìa và cốc. Bà mẹ không nên cho trẻ bú bình, không nên cho trẻ ngậm núm vú giả vì dễ nhiễm khuẩn và trẻ sẽ bỏ bú mẹ. Cần tư vấn cho bà mẹ không nên vắt sữa bằng máy vì dễ làm tổn thương vú, gia tăng mắc các bệnh về vú [5]. Tư vấn cho bà mẹ biết về tư thế và cách ngậm bắt vú đúng cách: đầu và thân trẻ ở trên cùng một đường thẳng, mặt trẻ đối diện với vú và môi trẻ đối diện với núm vú, thân trẻ sát với mẹ, đỡ toàn bộ người trẻ. Khi trẻ đã sẵn sàng, bà mẹ giữ cổ trẻ không gập hay vẹo sang một bên; Bảo đảm trẻ đối diện với vú mẹ, mũi trẻ đối diện núm vú và cằm chạm vào vào vú; Giữ người trẻ sát với cơ thể của mẹ, ôm toàn bộ người trẻ, không chỉ đỡ cổ và vai; Chờ đến khi
  13. trẻ mở rộng miệng và đưa trẻ về phía vú, đưa môi dưới của trẻ vào phía dưới núm vú. Trẻ ngậm bắt vú đúng miệng trẻ mở rộng, lưỡi trẻ hướng ra trước và có thể nhìn thấy được phía trên lợi. Môi dưới hướng ra ngoài. Cằm trẻ chạm vào vú mẹ. Nhìn thấy quầng vú phía trên nhiều hơn quầng vú phía dưới. Quan sát thấy trẻ mút chậm, sâu, thỉnh thoảng dừng lại rồi bú tiếp, có thể nhìn hoặc nghe thấy tiếng trẻ nuốt, không quấy khóc vào cuối bữa, bà mẹ không bị đau núm vú tức là trẻ bú hiệu quả và thỏa mãn [5]. Trong trường hợp trẻ có khó khăn khi cho bú mẹ thì cần tư vấn và hướng dẫn chi tiết. Cần tư vấn cho bà mẹ những điểm lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ: cho trẻ bú hết bầu vú bên này mới chuyển sang cho bú bên kia vì sữa đầu bữa, giữa bữa và cuối bữa có các thành phần dinh dưỡng khác nhau. Khi bú, trẻ có thể thiu thiu ngủ, cần đánh thức trẻ bằng cách "nói chuyện" với trẻ, xoa hay búng nhẹ vào bàn chân, kích thích cho trẻ tiếp tục bú. Khi bú no trẻ sẽ tự nhả bầu vú, không cằn nhằn, không quấy khóc. Nếu bầu vú chưa hết sữa thì bà mẹ nên dùng tay vắt hết ra để tuyến sữa rỗng sẽ tạo sữa nhiều hơn, sữa về nhiều. Khi trẻ bú no không nên đặt nằm ngay mà nên bế vác trẻ lên vai, xoa vỗ nhẹ vào lưng cho hơi trong dạ dày thoát ra, tránh bị trớ. Khi cho con bú nếu cần dùng thuốc phải hỏi ý kiến Bác sỹ, không nên tự động dùng thuốc vì có thể nguy hại cho con và có thể làm mất sữa. Nếu vú bị cương tức, cần massage, vẫn cho trẻ bú và vắt sữa nếu trẻ bú không hết. Cần tư vấn cho bà mẹ uống bổ sung viên sắt, canxi tốt nhất trong 6 tháng đầu sau đẻ [5]. Tư vấn các chăm sóc, theo dõi trẻ sơ sinh, tiêm chủng theo đúng lịch [7]. 2.3.2.6. Tư vấn cho bà mẹ về những chăm sóc ngay sau đẻ Ngay sau đẻ, cần tư vấn cho bà mẹ về những việc NVYT cần theo dõi, chăm sóc để phát hiện các dấu hiệu bất thường, đảm bảo an toàn cho bà mẹ và sơ sinh sau đẻ [5]. Sau khi rau sổ, ngay lập tức NVYT phải xoa đáy tử cung qua thành bụng cho đến khi tử cung co chặt lại thành khối an toàn đề phòng chảy máu sau đẻ, sau đó hướng dẫn sản phụ hoặc người nhà cứ 15 phút xoa đáy tử cung một lần trong 2 giờ đầu, đảm bảo tử cung vẫn co tốt dưới rốn sau khi kết thúc xoa đáy tử cung [2], [5]. Quan sát sắc mặt, da, niêm mạc của bà mẹ sau đẻ, để phát hiện dấu hiệu mất máu sớm. Theo dõi tình trạng Mạch, huyết áp, co hồi tử cung, ra máu âm đạo 15 phút/1lần trong 2 giờ đầu sau đẻ; từ giờ thứ 3 trở đi 1 giờ/1 lần cho đến hết ngày thứ nhất đề phòng chảy máu sau đẻ. Theo dõi hiện tượng rét run sinh lý, cần phân biệt với những trường hợp rét run do shock mất máu. Sờ nắn tử cung
  14. ngoài thành bụng kiểm tra khối an toàn (trong 2 giờ đầu sau đẻ), mật độ, đo chiều cao tử cung, đánh giá sự co bóp và co hồi tử cung sau đẻ. Theo dõi lượng máu ra âm đạo: Ấn đáy tử cung để tống hết máu cục ra ngoài giúp tử cung co hồi tốt, quan sát màu sắc đánh giá số lượng máu mất. Bình thường sau đẻ lượng máu mất khoảng 300ml. Theo dõi vết cắt khâu tầng sinh môn (TSM) (nếu có): Trong 6 giờ đầu nguy cơ chảy máu vết khâu TSM hoặc tụ máu âm đạo do khâu phục hồi không đúng kỹ thuật, cần phát hiện sớm và báo bác sỹ ngay [5]. Từ ngày thứ 2 trở đi, NVYT cần hỏi về tình trạng của bà mẹ sau đẻ: Ăn uống, ngủ, nghỉ ngơi, vận động, tình trạng đại tiểu tiện, tình trạng sản dịch, tình trạng cho con bú, những dấu hiệu bất thường hoặc những băn khoăn lo lắng. Cần quan sát da, niêm mạc, thể trạng chung 1 lần/ngày, đếm mạch, lấy nhiệt độ, đo huyết áp 2 lần/ngày. Theo dõi co hồi tử cung, đo chiều cao tử cung, sờ nắn mật độ, di động tử cung ngày một lần vào buổi sáng để đánh giá tình trạng co hồi tử cung.Theo dõi sự xuống sữa, thăm khám phát hiện dấu hiệu bất thường ở vú, hỗ trợ bà mẹ gặp khó khăn khi cho con bú. Theo dõi vết khâu tầng sinh môn (nếu có)để phát hiện những dấu hiệu bất thường như chảy máu, khối máu tụ, nhiễm khuẩn. Theo dõi tình trạng sản dịch về số lượng, màu sắc, mùi: quan sát nhận định tình trạng sản dịch, màu sắc, số lượng, phát hiện sớm chảy máu sau đẻ và nhiễm khuẩn hậu sản. Theo dõi tình trạng tiểu tiện: hỏi số lần, số lượng, màu sắc nước tiểu hàng ngày, có dấu hiệu bất thường khi tiểu tiện (đái buốt, đái dắt, đái khó, đại tiện khó, bí tiểu v.v..). Theo dõi tình trạng đại tiện của bà mẹ, cần hỏi về tình trạng đại tiện, sau đẻ 3 ngày mà không đi đại tiện được là táo bón, cần xử trí kịp thời [5]. 2.3.2.7. Tư vấn tự theo dõi phát hiện và xử trí một số tình huống bất thường Theo dõi chặt chẽ tình trạng của bà mẹ sau đẻ để phát hiện dấu hiệu bất thường là nhiệm vụ của các NVYT. Song NVYT cũng cần phải tư vấn cho bà mẹ và người nhà của họ phối hợp tự theo dõi để phát hiện sớm, báo NVYT xử trí kịp thời các dấu hiệu bất thường của bà mẹ và sơ sinh sau đẻ. Các dấu hiệu bất thường có thể gặp trong thời kỳ sau đẻ: Mệt lả, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn, nhìn mờ, co giật, bồn chồn lo lắng.v.v...Bụng mềm, không sờ thấy khối co cứng của tử cung trong 2 giờ đầu sau đẻ. Đau bụng dữ dội, sốt hoặc rét run. Đau nhức, khối máu tụ, chảy máu, nhiễm khuẩn hậu sản (sốt, chảy mủ tại vết khâu tầng sinh môn, sản dịch hôi lẫn mủ, đau vùng tử cung,...). Máu ra âm đạo nhiều đỏ tươi, máu loãng lẫn máu cục [5]. 2.3.2.8. Tư vấn về kế hoạch hóa gia đình và biện pháp tránh thai
  15. Tư vấn cho bà mẹ biết về khả năng kinh nguyệt sẽ trở lại sau 6 tuần nếu thai phụ không cho con bú, đó là dấu hiệu chấm dứt thời kỳ hậu sản, có thể có thai, kỳ kinh đầu thường nhiều hơn, dài hơn những kỳ kinh bình thường. Nếu bà mẹ cho con bú thì kinh nguyệt có thể trở lại muộn hơn. Cần nói rõ cho các bà mẹ biết về thời điểm có thể quan hệ tình dục trở lại nếu bà mẹ có đủ sức khỏe và có nhu cầu. Nói rõ về khả năng có thai nếu có quan hệ tình dục ngay cả khi chưa có kinh nguyệt trở lại [4], [5]. Như vậy, cần tư vấn cho bà mẹ sau đẻ tự lựa chọn một BPTT thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân chứ không xuất phát từ ý muốn chủ quan của NVYT. Mục đích của tư vấn KHHGĐ là giúp bà mẹ hiểu rõ về khả năng có thai trở lại sau đẻ 42 ngày. Giúp bà mẹ sau đẻ hiểu rõ và thực hiện tình dục an toàn là góp phần giảm tỉ lệ có thai ngoài ý muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Giúp bà mẹ sau đẻ lựa chọn đúng BPTT phù hợp và sử dụng biện pháp đã chọn an toàn. Làm tăng số người sử dụng BPTT, giúp tăng tỉ lệ tiếp tục sử dụng và hạn chế số người bỏ cuộc và góp phần tăng cường sức khỏe sinh sản cho bà mẹ sau đẻ. Các BPTT tạm thời thường áp dụng cho bà mẹ sau đẻ bao gồm: Dụng cụ tránh thai trong tử cung, bao cao su, viên uống tránh thai đơn thuần, thuốc tiêm tránh thai, cấy tránh thai, viên thuốc tránh thai khẩn cấp và các biện pháp tránh thai tự nhiên như cho con bú vô kinh, xuất tinh ngoài âm đạo. Các biện pháp tránh thai vĩnh viễn gồm: Triệt sản nam và triệt sản nữ. 3. Một số nghiên cứu trong về tư vấn, chăm sóc bà mẹ sau đẻ Chăm sóc bà mẹ thời kỳ sau đẻ là một vấn đề rất quan trọng, vì vậy có nhiều nghiên cứu tại các thời điểm khác nhau, tại nhiều bệnh viện khác nhau cho kết quả khác nhau. Lê Thu Đào năm 2012 nghiên cứu về tình hình chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh sau mổ lấy thai tại bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ [8]. Bùi Minh Tiến năm 2021, nghiên cứu về một số yếu tố liên quan đến kiến thức chăm sóc sau sinh của bà mẹ sinh con lần đầu sinh tại bệnh viện phụ sản Thái Bình [9]. Vũ Đình Hùng năm 2016, nghiên cứu về “ Kiến thức thời kỳ hậu sản và chăm sóc hậu sản của sản phụ sau sinh nằm tại khoa Phụ sản bệnh viện Bạch Mai 2016” [10]. Phạm Phương Lan năm 2014, nghiên cứu về “ Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở 2 bệnh viện trên địa bàn Hà nội [11], và đánh giá mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà”. Lưu Tuyết Minh và cộng sự, nghiên cứu về “Đánh giá chăm sóc sản phụ sau sinh đường âm đạo ở khoa sản bệnh viện Bạch Mai năm 2022” [12].
  16. Trong nghiên cứu của Lưu Tuyết Minh và cộng sự cho thấy trong 24 giờ đầu sau đẻ có 60,3 % sản phụ đau bụng do co hồi tử cung và khi ra viện có 31,8 % sản phụ vẫn còn những cơn đau bụng nhưng nhẹ hơn và thưa hơn [12]. Trong 24 giờ đầu sau đẻ có 35,9% sản phụ có dấu hiệu kích động, khó chịu và ngày ra viện thì dấu hiệu này còn 17,3% [12]. Nghiên cứu của Lê Thu Đào với tỷ lệ kích động, khó chịu sau mổ khi ra viện 3,8% [8]. Lưu Tuyết Minh có 49,1% sản phụ có bí tiểu trong 24 giờ sau đẻ và 41,6 % sản phụ vẫn còn khó tiểu khi ra viện [12]. Bùi Minh Tiến [9], Vũ Đình Hùng là 43,5% sản phụ sau đẻ có tiểu buốt khi rút sonde [10]; Nghiên cứu của Lê Thu Đào là 20,5% sản phụ sau mổ có tiểu buốt khi rút sonde [8]. Kết quả nghiên cứu của Lưu Tuyết Minh [12], Bùi Minh Tiến [9],, Vũ Đình Hùng [10] trong khảo sát, kết quả ghi nhận các dấu hiệu sinh tồn của sản phụ sau đẻ bao gồm: mạch, huyết áp, nhịp thở của sản đều trong giới hạn bình thường. Nghiên cứu của Lưu Tuyết Minh có 50,9% sản phụ khó đại tiện trong khoảng 24 giờ sau đẻ và 50,2 % sản phụ vẫn còn khó đại tiện vào ngày ra viện [12]. Nghiên cứu của Lê Thu Đào có 31,6% sản phụ bị khó đại tiện sau sinh mổ. Dấu hiệu chướng bụng trong 24 giờ sau đẻ là 40,7% và khi ra viện còn 15% [8]. Dấu hiệu trung tiện ngay trong 24 giờ sau đẻ là 90,2% và khi ra viện là 100%. Sau sinh Thành bụng cũng co dần lại, các vết rạn còn tồn tại. Cân cơ cũng co lại nhưng nhão hơn so với khi không có thai, đặc biệt ở những người đẻ nhiều lần, đẻ thai to, đa ối, đa thai [1]. Nghiên cứu của Lưu Tuyết Minh và cộng sự cho thấy trong 24 giờ đầu sau đẻ có 2,3% sản phụ mắc tai biến chảy máu sau đẻ và không có trường hợp nào xảy ra vào ngày ra viện [12]; Trong 24 giờ đầu sau đẻ tình trạng vết khâu TSM của các sản phụ sau đẻ thường khô không rỉ máu chiếm 48,6% và vào ngày ra viện 95,3% sản phụ có vết khâu khô, không không chảy máu, không có biểu hiện nhiễm khuẩn; dấu hiệu đau vết khâu TSM: trong 24 giờ sau đẻ có 44% và khi ra viện có 34.6% sản phụ vẫn còn đau tại vết khâu TSM [12]; Có 81, 3 sản phụ sau đẻ được tư vấn cho trẻ bú sớm và việc nuôi con bằng sữa mẹ là 90,1%, trong đó tư vấn đầy đủ chiếm 64,7%; còn 8,4 % sản phụ sau đẻ không được tư vấn về cho trẻ bú sớm và nuôi con bằng sữa mẹ [12]. Thực tế kết quả nghiên cứu của Lưu Tuyết Minh có 81, 3 sản phu sau đẻ được tư vấn về dinh dưỡng sau đẻ, trong đó tư vấn tốt chiếm 57, 5%; còn 18,7 % sản phụ sau đẻ không được tư vấn về dinh dưỡng sau đẻ [12]; Có 92,0 % sản phụ sau đẻ được tư vấn về chế độ vệ sinh phụ nữ sau đẻ, tư vấn đầy đủ 63,1%; không được tư vấn là 9,8% [12]; Việc tư vấn của nhân viên y tế cho sản phụ và người thân của họ về các dấu hiệu bất
  17. thường sau đẻ khá tốt, đưa đến kết quả chăm sóc đạt múc độ tốt và sự hài lòng của sản phụ đạt 92% [12]. CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các sản phụ sau đẻ có hồ sơ bệnh án được chẩn đoán là đẻ thường con sống, tại khoa sản 2, Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa tháng 2 đến tháng 4 năm 2024 thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn Sản phụ được chẩn đoán: - Đẻ thường: Đỡ đẻ thường theo đường âm đạo, không cần can thiệp (trừ trường hợp cắt tầng sinh môn). - Sơ sinh đủ tháng: Trẻ sơ sinh đủ tháng là trẻ có tuổi thai đã phát triển trong tử cung khoảng từ tuần 38 - 42 tuần, hoặc 278 ± 15 ngày, tính từ ngày kinh cuối cùng. 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Tất cả sản phụ có hồ sơ bệnh án không đủ tiêu chuẩn lựa chọn. - Sản phụ từ chối nghiên cứu, hoặc không đủ các thông tin nghiên cứu. 2.2. Thiết kế nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 2.2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: năm 2024. - Địa điểm nghiên cứu: Khoa sản 2, Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa. 2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu: Sản phụ sau đẻ thường tại khoa sản 2, Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa. Cỡ mẫu thuận tiện cho nghiên cứu tiến cứu tại thời điểm nghiên cứu trong tháng 1-6 năm 2024. 2.3. Các bước tiến hành
  18. 2.3.1. Các biến số nghiên cứu và tiêu chuẩn của các biến số. Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu STT Biếnsố nghiên cứu Mục tiêu 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của sản phụ sau đẻ thường - Tuổi của đối tượng nghiên 1 Theo quy định tuổi sinh đẻ: 15 – 49 tuổi. cứu - Nghề nghiệp của đối tượng Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg) về danh 2 nghiên cứu mục nghề nghiệp -Trình độ văn hóa của đối 3 Theo quy định của Bộ nội vụ tượng nghiên cứu -Tiền sử sản khoa của đối tượng 4 Chỉ số PARA nghiên cứu -Tiền sử mắc nhiễm khuẩn sinh - Tiền sử măc các bệnh nhiễm khuẩn 5 dục, tiết niệu trong thai kỳ của đường sinh dục đối tượng nghiên cứu. - Tiền sử mắc bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu - Mệt mỏi, kích động, khó chịu - Các biểu hiện lâm sàng của bà - Đau co hồi tử cung 6 mẹ sau đẻ - Bí đại, tiểu tiện - Chảy máu sau đẻ - Tình trạng vết khâu tầng sinh - TSM khô, không chảy máu 7 môn của bà mẹsau đẻ - TSM: đau, chảy máu, nhiễm khuẩn - Đại tiện, tiểu tiện: bình thường - Tình trạng đại, tiểu tiện của bà - Bí tiểu, đái buốt/đái rắtđặt sonde tiểu 8 mẹsau đẻ - Táo bón, rối loạn tiêu hóa, đau khi đại tiện - Tư vấn chế độ dinh dưỡng cho - Vai trò của dinh dưỡng 8 bà mẹsau đẻ - Nhu cầu về năng lượng, các chất, - Thực phẩm nên ăn, không nên ăn - Tư vấn về: vệ sinh răng miệng, vú, thân -Tư vấn về chế độ vệ sinh cho 9 thể, bộ phận sinh dục, vết khâu tầng sinh bà mẹsau đẻ môn, thay khố... - Khó thở, đau đầu, sốt, rét run..... - Tư vấn về các dấu hiệu bất 10 - Ra máu âm đạo nhiều thường ở bà mẹsau đẻ - Đau bụng dữ dội
  19. - Chảy máu, mủ vết khâu TSM - Đau vết khâu TSM - Cương vú, tắc tia sữa,... - Rối loạn tâm thần sau sinh - Nguy cơ đẻ dầy, đẻ nhiều - Thời điểm có thai trở lại ngay sau đẻ 42 - Tư vấn về Kế hoạch hóa gia ngày 11 đình và các biện pháp tránh thai - BPTT phù hợp: cho con bú vô kinh, đặt cho bà mẹ sau đẻ DCTC, uống viên TT đơn thuần, tiêm TT DMPA, cấy TT, đặt DCTC, BCS. - Cho trẻ bú sớm trong 1 giờ đầu sau đẻ - Tư thế, cách cho trẻ ngậm bắt vú đúng cách - Tư vấn về nuôi con bằng sữa 12 - Số lần cho trẻ bú trong ngày mẹ cho bà mẹsau đẻ - Thời gian cho trẻ bú mẹ hoàn toàn - Cách bảo vệ nguồn sữa mẹ - Thời điểm cai sữa hợp lý - Trẻ quấy khóc hoặc li bì, co giật - Tư vấn về các dấu hiệu bất - Trẻ bỏ bú, nôn trớ 13 thường ở trẻ sơ sinh cho bà - Chảy máu cuống rốn, nhiễm khuẩn rốn, mẹsau đẻ nhiễm khuẩn da - Vàng da - Chế độ dinh dưỡng - Chế độ vệ sinh - Nuôi con bằng sữa mẹ - Biện pháp tránh thai - Các dấu hiệu bất thường ở sản cần đến cơ 14 - Tư vấn cho bà mẹkhi ra viện sở y tế ngay - Các dấu hiệu bất thường ở con cần đến cơ sở y tế ngay - Dịch vụ thăm sản phụ sau đẻ tại nhà - Thời điểm khám lại sau đẻ 42 ngày - Mức độ hài lòng của bà mẹsau - Tinh thần thái độ 15 đẻ đối với các dịch vụ chăm sóc - Tư vấn chăm sóc dinh dưỡng sau đẻ. - Tư vấn chế độ vệ sinh
  20. - Tư vấn chăm sóc vú - Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ - Tư vấn chăm sóc trẻ sơ sinh - Tư vấn KHHGĐ - Thời gian nằm viện (thống kê 16 thời gian nằm viện của các loại - 2, 3, 4, ≥ 5 ngày bệnh – SYT TPHCM). 2.3.2. Thu thập thông tin - Người thu thập thông tin sẽ hỏi sản phụ để khai thác thông tin và tham khảo kết quả thăm khám trong hồ sơ bệnh ánvào ngày sản phụ ra viện. - Ghi chép thông tin vào phiếu thu thập thông tin nghiên cứu. - Tổng hợp theo bảng biểu. 2.3.3.Xử lý số liệu : Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê đơn thuần. 2.3.4. Đạo đức nghiên cứu Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang, những thông tin cá nhân chỉ sử dụng trong nghiên cứu, nên được giữ bí mật và không công bố với bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khác. Đề cương nghiên cứu đã được thông qua “Hội đồng đề cương” Trường Cao đẳng y tế Thanh Hóa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2