intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài khoa học: Nghiên cứu các chỉ tiêu đầu vào, đầu ra, kết quả ảnh hưởng và khả năng vận dụng trong giám sát đánh giá chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam

Chia sẻ: Dai Ca | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

58
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu các chỉ tiêu đầu vào, đầu ra, kết quả ảnh hưởng và khả năng vận dụng trong giám sát đánh giá chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài khoa học: Nghiên cứu các chỉ tiêu đầu vào, đầu ra, kết quả ảnh hưởng và khả năng vận dụng trong giám sát đánh giá chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam

  1. ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ: 10-2004 NGHIÊN CỨU CÁC CHỈ TIÊU ĐẦU VÀO, ĐẦU RA, KẾT QUẢ ẢNH HƢỞNG VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG TRONG GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƢỢC TOÀN DIỆN VỀ TĂNG TRƢỞNG VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM 1. Đề tài cấp : Cơ sở 2. Thời gian nghiên cứu : 2004 3. Đơn vị chủ trì : Vụ Thống kê Tổng hợp 4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê 5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Nguyễn Thị chiến 6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu: CN. Nguyễn Thị Ngọc Vân CN. Nguyễn Động CN. Ngô Thị Nhƣợng CN Đậu Ngọc Hùng 7. Kết quả bảo vệ: Loại khá 257
  2. PHẦN THỨ NHẤT NỘI DUNG CÁC CHỈ BÁO ĐẦU VÀO, ĐẦU RA, KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG Các mục tiêu lâu dài: Là những mục tiêu/mục đích mà một quốc gia hay một xã hội muốn đạt đƣợc trong một thời gian nhất định trong tƣơng lai, chúng thƣờng đƣợc mô tả bằng những nhóm, bằng những cụm từ mang tính chất định tính, ví dụ nhƣ Xoá đói hoặc giảm nghèo, bình đẳng giới... Các mục tiêu cụ thể: Là lƣợng cụ thể của mục tiêu mà một nƣớc hoặc một xã hội muốn đạt đƣợc ở thời điểm nhất định trong tƣơng lai, ví dụ, mục tiêu của cộng đồng quốc tế là đến 2015 giảm một nửa tỷ lệ những ngƣời sống trong tình trạng cực nghèo hay giảm một nửa tỷ lệ ngƣời sống dƣới mức nghèo khổ (chuẩn chung quốc tế là có thu nhập 1USD/ngày theo sức mua tƣơng đƣơng) so với tỷ lệ đã đạt đƣợc năm 1990... Đối với Việt Nam, mục tiêu cụ thể cho năm 2010 là GDP tăng gấp đôi GDP năm 2000; đạt đƣợc phổ cập phổ thông trung học cho tất cả các tỉnh, thành phố… Các chỉ báo đƣợc định nghĩa và đo lƣờng bằng những biến cụ thể. Có 136 chỉ báo đã đƣợc sử dụng để cụ thể hoá các mục tiêu phát triển trong Chiến lƣợc Toàn diện về Tăng trƣởng và Xoá đói giảm nghèo. Theo chúng tôi, để thuận tiện cho các trình bày sau này, cần phân biệt chỉ báo và chỉ tiêu. Ví dụ nhƣ chỉ báo GDP có các chỉ báo dùng trong chiến lƣợc là GDP, sử dụng GDP, tốc độ tăng giá trị tăng thêm của công nghiệp, xây dựng; của nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và của dịch vụ; tỷ trọng GDP nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ... Các chỉ báo, xét về mặt logic, còn có nghĩa để theo dõi và đo tiến trình thực hiện các mục tiêu. Theo một tƣ duy logic, thông qua các chỉ báo có thể biết rằng các mục tiêu đề ra đƣợc định nghĩa nhƣ thế nào, tác động vào nó là gì? để tạo ra các tác động cần làm gì? Tạo ra kết quả này bằng biện pháp gì? bằng tiền, bằng nguồn lực nào? Hoặc từ một qui trình tƣ duy logic ngƣợc lại, là có một khoản tiền, nguồn lực khác sẽ làm gì, kết quả của nó sẽ giúp gì? tạo ra cái gì và sản phẩm sau nó sẽ tác động đến mục tiêu của ta đã đề ra hay không? 258
  3. Theo logic của tiến trình thực hiện, các chỉ báo có thể đƣợc phân tổ thành chỉ báo trung gian (phản ánh các chỉ báo đầu vào, các chỉ báo đầu ra) và các chỉ báo cuối cùng (bao gồm các chỉ báo kết quả và các chỉ báo tác động/ hay ảnh hƣởng đến thực hiện các mục tiêu). 1. Chỉ báo tác động hay còn gọi là chỉ báo ảnh hƣởng Khái niệm: Chỉ báo phản ánh tác động là chỉ báo phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực để thực thi Chiến lƣợc, chính sách kinh tế - xã hội, chƣơng trình dự án nhằm tạo ra các biến đổi tích cực trong thu nhập, trong tiêu dùng của hộ, của các cá nhân và cộng đồng dân cƣ, cũng nhƣ tác động đến các điều kiện sống của dân cƣ, đến các chỉ báo về xã hội, đến các ƣu tiên của hộ gia đình và tác động vào các nhận thức về phúc lợi. Công cụ thu thập các thông tin về các chỉ báo tác động:  Điều tra về mức sống dân cƣ/điều tra thu chi hộ gia đình;  Điều tra về một lĩnh vực riêng biệt nhƣ điều tra lực lƣợng lao động;  Nghiên cứu có tính chất định tính. Các cơ quan thực hiện các chỉ báo tác động: Thƣờng do cơ quan thống kê trung ƣơng tổ chức thực hiện (tại Việt Nam là Tổng cục Thống kê), vì thu thập thông tin từ phía ngƣời dân và hộ gia đình riêng biệt không phụ thuộc vào các cơ quan cung cấp tài chính, nhà tài trợ Cấp thực hiện các chỉ báo tác động: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ là những ngƣời, tập thể đƣợc hƣởng lợi trực tiếp từ chƣơng trình/dự án cụ thể. Định kỳ thu thập số liệu đánh giá tác động: Thƣờng từ 3 đến 5 năm 1 lần, vì đây là cuộc điều tra phức tạp, tốn kém và cũng liên quan đến nhiều chỉ tiêu. 2. Chỉ báo kết quả Khái niệm: Là chỉ báo phản ánh sự tiếp cận hay khả năng sử dụng các dịch vụ công của ngƣời dân. Đƣợc thể hiện qua mức độ thoả mãn của ngƣời dân về cung cấp các dịch vụ công từ phía Nhà nƣớc, từ các tổ chức vô vị lợi, từ các tài trợ khác. Bản thân các chỉ báo kết quả không phải là 259
  4. mục tiêu của chƣơng trình, dự án nhƣng nó có quan hệ chặt chẽ đến phúc lợi xã hội và của ngƣời dân và do vậy có mối liên quan chặt chẽ với mục tiêu đã đƣợc đề ra. Công cụ thu thập các thông tin về các chỉ báo kết quả:  Các cuộc điều tra hoặc các giám sát nhanh có ƣu tiên;  Điều tra đa mục tiêu hay điều tra mức sống dân cƣ;  Các nghiên cứu mang tính chất định tính Cơ quan thực hiện thu thập chỉ báo kết quả:  Cơ quan Thống kê trung ƣơng (Tổng cục Thống kê);  Những nhà cung cấp dịch vụ ở địa phƣơng;  Những ngƣời khác (chủ thể tham gia chƣơng trình/dự án) Cấp thực hiện các chỉ báo kết quả:  Hộ gia đình, cá nhân, các cơ sở (ví dụ trƣờng học, phòng khám...);  Các cộng đồng dân cƣ (có thể sẽ là các đơn vị nhỏ nhất đƣợc tham gia chƣơng trình, dự án trực tiếp mà có thể theo dõi đƣợc);  Các chủ thể tham gia vào dự án, chƣơng trình. Định kỳ thu thập chỉ báo kết quả: năm Chỉ báo tác động và chỉ báo kết quả hợp thành chỉ báo cuối cùng. Chỉ báo cuối cùng dùng để đo lƣờng các tác động của các chƣơng trình, dự án nhất định nhằm tạo ra tác động trực tiếp vào phúc lợi cá nhân. Các chỉ báo cuối cùng là kết quả của một số yếu tố, trong đó có những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà hoạch định chính sách và quản lý chƣơng trình, dự án. Các chỉ báo cuối cùng thƣờng gắn với những ngƣời hƣởng lợi và vì vậy chúng đƣợc thu thập từ những ngƣời hƣởng lợi của chƣơng trình, dự án thông qua các cuộc điều nhƣ điều tra thu, chi của hộ gia đình. Trong các cuộc điều tra này các thông tin thƣờng đƣợc thu thập trực tiếp từ hộ gia đình hoặc từ các nhân, thời gian thu thập thƣờng lâu hơn và tốn kém hơn. Giám sát thực hiện các chỉ báo cuối cùng là để đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu cụ thể xem chúng đã đƣợc thực hiện nhƣ thế 260
  5. nào, thực hiện đến đâu và liệu các mục tiêu đã đặt ra có khả thi hay không. Để đạt đƣợc chỉ báo cuối cùng ngƣời ta cần có các chỉ báo trung gian. Khái niệm Chỉ báo trung gian Chỉ báo trung gian phản ánh sự đóng góp để đạt đƣợc một kết quả cụ thể, thƣờng là các chỉ báo cụ thể hoá các chính sách của Chính phủ, nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra. Các chỉ báo trung gian thay đổi phụ thuộc vào các hành động của Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan nhƣ các cơ quan tài trợ hoặc các cơ quan tham gia chƣơng trình cụ thể. Các chỉ báo trung gian thay đổi nhanh hơn, thể hiện các biến đổi ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các chỉ báo tác động. Chỉ báo trung gian có thể thu thập nhanh chóng hơn chỉ báo cuối cùng và trong chừng mực nhất định chúng là cơ sở để thực hiện các mục tiêu cụ thể. Trong trƣờng hợp các mục tiêu cụ thể có thể vì lý do nào đó không đảm bảo đƣợc tiến độ hoặc mức độ thực hiện thì chỉ báo trung gian có thể đƣợc điều chỉnh, và điều chỉnh để làm sao có thể đạt đƣợc mục tiêu cụ thể nhƣ đã dự định. Các chỉ báo trung gian thƣờng đƣợc phân chia chi tiết hơn, theo khu vực hoặc theo thời gian để thuận tiện cho việc giám sát và đƣợc chia thành chỉ báo đầu vào và chỉ báo đầu ra. 3. Chỉ báo đầu vào Định nghĩa: Chỉ báo đầu vào là những chỉ báo phản ánh các nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu cụ thể và các mục tiêu lâu dài. Chỉ báo đầu vào là tiền hay một lƣợng vật chất cụ thể và sức lao động của con ngƣời. Tiền có thể đƣợc huy động từ ngân sách nhà nƣớc, từ các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc (cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức vô vị lợi, từ các quĩ). Ví dụ chỉ báo đầu vào: Chi ngân sách của nhà nƣớc cho giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất nhƣ trƣờng học; kiên cố hoá trƣờng học nhằm xoá bỏ trƣờng thô sơ, tranh tre, nứa lá; Chi mua sắm các phƣơng tiện phục vụ giảng dạy, học tập, cải tiến sách giáo khoa, nâng cao trình độ của giáo viên... hay các chỉ báo về huy động nguồn lực cho giảm nghèo. Công cụ để thu thập các chỉ báo đầu vào: 261
  6.  Báo cáo hành chính về thu, chi ngân sách (thông qua hệ thống thông tin quản lý (MIS);  Điều tra mức sống dân cƣ Các cơ quan thực hiện các chỉ báo đầu vào: là nơi quản lý về chi ngân sách nhà nƣớc, (cấp trung ƣơng và các cấp tỉnh, huyện, xã), bao gồm:  Các Bộ Tài chính, Kế hoạch (Việt Nam là Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ);  Các Bộ ngành khác;  Các địa phƣơng Cấp thực hiện các chỉ báo đầu vào: bao gồm cấp thực hiện ngân sách: ở Việt Nam gồm cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã Định kỳ thu thập: tháng, quí hoặc năm. 4. Chỉ báo đầu ra Khái niệm: Chỉ báo đầu ra là hàng hoá và dịch vụ đƣợc tạo ra trực tiếp từ quá trình đầu tƣ bằng các nguồn lực khác nhau hay đƣợc tạo ra trực tiếp từ các “chỉ báo đầu vào” và hƣớng vào thực hiện các chỉ báo cuối cùng. Các chỉ báo đầu ra thƣờng gắn với các chỉ báo đầu vào và chúng hoàn toàn do cơ quan cung cấp đầu vào kiểm soát. Chính vì điều này mà các chỉ báo đầu ra không hoàn toàn giống các chỉ báo kết quả đã đƣợc trình bày ở trên. Công cụ để thu thập các chỉ báo đầu ra: Hệ thống thông tin quản lý (MIS)/báo cáo hành chính của các bộ/ ngành; địa phƣơng đƣợc tài trợ; các cuộc điều tra cộng đồng. Các cơ quan thực hiện các chỉ báo đầu ra:  Các Bộ;  Chính quyền địa phƣơng;  Các đơn vị thực hiện các chƣơng trình dự án;  Các nhà cung cấp dịch vụ ở cơ sở. 262
  7. Cấp thực hiện các chỉ báo đầu ra: Cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, là 4 cấp ngân sách của Việt Nam; Các cơ sở đƣợc tài trợ Định kỳ thu thập thông tin: 6 tháng 1 lần, trƣờng hợp không có số liệu 6 tháng thì tối thiểu nhất phải có số liệu năm. 5. Mối liên hệ giữa các chỉ báo đầu vào, đầu ra, kết quả, tác động Các chỉ báo đầu vào, đầu ra, kết quả, tác động các mục tiêu phát triển có quan hệ mật thiết với nhau trong phản ánh tiến trình thực hiện một mục tiêu cụ thể hay một mục tiêu lâu dài. Đây là một quan hệ mang tính chất logic về cả thời gian và nội dung. Trong quan hệ với tƣ cách một bên là chỉ báo trung gian (gồm các chỉ báo đầu vào và các chỉ báo đầu ra) và một bên là chỉ báo cuối cùng (gồm các chỉ báo kết quả và tác động) thì mức độ quan hệ càng thể hiện chặt chẽ hơn và rõ ràng hơn. Có thể xem các chỉ báo cuối cùng là mục tiêu và các chỉ báo trung gian là giải pháp, biện pháp thực hiện các mục tiêu. Xét theo quan hệ kiểu mục tiêu - giải pháp thì sẽ dễ dàng hơn cho theo dõi, giám sát, đánh giá vì sẽ thực hơn, sát hơn và cũng dễ điều chỉnh hơn. Vì vậy trong giám sát, đánh giá phải giám sát tiến độ thực hiện các mục tiêu và cả tình hình thực hiện các giải pháp để thực hiện các mục tiêu, nhằm đạt đƣợc các thông tin về các giải pháp đƣa ra đã đƣợc triển khai nhƣ thế nào, đã phù hợp chƣa, có hợp lý và thúc đẩy quá trình thực hiện các mục tiêu hay ngƣợc lại? Đây cũng là ý nghĩa thực tế rút ra từ cách tiếp cận, vì nó cho phép theo dõi giám sát, đánh giá thực hiện từng mục tiêu riêng rẽ và có thể xem xét mục tiêu trên các cấp độ và phạm vi khác nhau, cuối cùng là có thể giám sát đánh giá mục tiêu của quốc gia, bộ, ngành và địa phƣơng, chứ không phải bắt buộc đồng thời giám sát đánh giá tất cả các mục tiêu một cách chung chung. PHẦN THỨ HAI VẬN DỤNG CÁC CHỈ BÁO ĐẦU VÀO, ĐẦU RA, KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG ĐỂ XEM XÉT PHÂN LOẠI CÁC CHỈ SỐ THEO DÕI THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM VÀ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƢỢC TOÀN DIỆN VỀ TĂNG TRƢỞNG VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 1. Một số nhận xét rút ra từ bảng phân loại 263
  8. Các mục tiêu phát triển trong Chiến lƣợc Toàn diện về Tăng trƣởng và Xoá đói giảm nghèo đã đƣợc cụ thể hoá theo 15 mục tiêu và có tất cả là 136 chỉ số theo dõi và chúng đƣợc liệt kê gắn theo các mục tiêu cụ thể và riêng cho từng mục tiêu. Số chỉ báo trong mỗi mục tiêu tƣơng đối khác nhau, có sự khác biệt đáng kể trong phân loại các chỉ báo theo các chỉ báo đầu vào đầu ra, kết quả và tác động. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế là một mục tiêu đặc biệt, nó không hẳn là mục tiêu thuần tuý của một nền kinh tế, nhƣng có thể xem là điều kiện cần thiết để xoá đói giảm nghèo; Xét theo mục đích của sản xuất xã hội, tăng trƣởng lại phản ánh kết quả tổng hợp của nền kinh tế, trong đó sức lao động của con ngƣời và các nguồn lực khác lại là yếu tố đầu vào. Do vậy chúng tôi tán thành quan điểm nên xem xét thực hiện mục tiêu này theo một cách riêng, nhƣ đã đề cập trong báo cáo tổng hợp, chứ không phân loại các chỉ báo đƣa ra theo các chỉ báo đầu vào, đầu ra, kết quả và tác động. Mục tiêu 2: Huy động nguồn lực cho xoá đói giảm nghèo, bao gồm 6 chỉ báo, chủ yếu là về kinh phí cho xoá đói giảm nghèo, và theo định nghĩa ở trên thì chúng là các chỉ báo đầu vào, đầu vào của quá trình sản xuất xã hội, đầu vào cho một chƣơng trình, dự án hoặc để đạt đƣợc một mục tiêu nhất định… Mục tiêu 3: Hiệu quả thực hiện các nguồn lực: gồm 5 chỉ báo, theo chúng tôi các chỉ báo này phản ánh kinh phí hoặc liên quan trực tiếp đến kinh phí mà chủ yếu ở cấp dƣới quốc gia. Các chỉ báo này hiện tại chƣa đƣợc thu thập, vì chƣa có chế độ thu thập báo cáo cho các địa phƣơng. Các mục tiêu 1-12 ở phần B: Các mục tiêu Xã hội và Xoá đói giảm nghèo đƣợc cụ thể hoá theo một vài chỉ báo tác động, còn chủ yếu là các chỉ báo kết quả và một vài chỉ báo đầu ra. Về hiện trạng thu thập thông tin, trong bảng phân loại cũng đã chi tiết các chỉ báo theo hiện trạng thu thập thông tin và nguyên nhân chƣa thu thập đƣợc thông tin, trong đó nguyên nhân chủ yếu là chƣa có chế độ thu thập, mới thu thập nên mức độ tin cậy của số liệu chƣa dùng đƣợc, chƣa thu thập đƣợc đầy đủ, cá biệt có chỉ báo chƣa có ở nƣớc ta nhƣ tỷ lệ ngƣời đƣợc hƣởng bảo hiểm thất nghiệp. 264
  9. Về công cụ thu thập thông tin, chủ yếu có 3 loại: (1) báo cáo định kỳ, (2) điều tra mẫu định kỳ do Tổng cục Thống kê và các Bộ/ ngành/ địa phƣơng thực hiện; (3) báo cáo hành chính của các Bộ/ ngành/ địa phƣơng. Về cơ quan chịu trách nhiệm thu thập/ thực hiện thông tin: Các chỉ báo về mục tiêu tăng trƣởng chủ yếu do Tổng cục Thống kê thực hiện, trong khi các chỉ báo thuộc huy động nguồn lực cho xoá đói giảm nghèo theo Chiến lƣợc do Bộ Kế hoạch Đầu tƣ thực hiện, theo chúng tôi chúng là các chỉ báo đầu vào còn có thể thu thập thông tin từ Bộ Tài Chính và từ các cấp thực hiện ngân sách nhà nƣớc ở địa phƣơng (đối với các đánh giá cấp dƣới quốc gia). Các chỉ báo thuộc các mục tiêu Xã hội và Xoá đói giảm nghèo do Tổng cục Thống kê và một số Cơ quan thực hiện, cá biệt một số cuộc điều tra còn do hai Cơ quan cùng làm nên còn những bất cập và chƣa thống nhất cách thu thập và kết quả số liệu thực hiện, nhƣ tỷ lệ đói nghèo, lao động… Về định kỳ thu thập thông tin phổ biến là hàng năm, bên cạnh đó một số các chỉ báo lấy từ điều tra hộ, thƣờng có định kỳ 2 năm một lần và một số chỉ báo chỉ có thể thu thập sau một định kỳ nhất định nhƣ các chỉ báo về tỷ lệ phụ nữ trong Ban chấp hành trung ƣơng, tỷ lệ nữ là Đại biểu Quốc hội, tỷ lệ nữ là đại biểu trong các cơ quan dân cử… 2. Ý nghĩa của cách tiếp cận logic trong giám sát, đánh giá Theo chúng tôi, giám sát, đánh giá theo cách tiếp cận logic, nghĩa là dựa vào các mục tiêu, rồi xác định các chỉ báo tác động, kết quả, đầu ra, đầu vào của các mục tiêu phát triển rất có ý nghĩa thực tiễn, bởi vì nó cho phép chúng ta liên kết các chỉ báo đầu ra, kết quả và tác động đến các mục tiêu trên cơ sở một đầu vào cụ thể. Trƣớc hết nó cho chúng ta làm rõ là sẽ đạt đƣợc mục tiêu trong một thời gian xác định trong tƣơng lai nhƣ thế nào nếu đi theo một trình tự, từ mục tiêu cho đến đầu vào, hay ngƣợc lại xuất phát từ đầu vào sẽ đi đến đâu và thực hiện nhƣ thế nào để đạt đƣợc mục tiêu. Trong trƣờng hợp, khi các chỉ báo kết quả hay tác động không đƣợc thực hiện nhƣ đã dự kiến thì có thể kiểm tra các chỉ báo đầu vào hoặc đầu ra xem chúng đƣợc thực hiện nhƣ thế nào để có thể điều chỉnh, hoặc thay đổi cho phù hợp để làm sao cuối cùng mục tiêu đặt ra đƣợc thực hiện. Bằng 265
  10. phƣơng pháp này có thể giúp ta suy nghĩ một cách logic, rằng để đạt đƣợc mục tiêu này cần phải tác động vào đâu, cái gì và làm thế nào để có đƣợc các chỉ báo kết quả, sản phẩm và hàng hoá dịch vụ tạo ra là gì khi chúng ta đầu tƣ hay bỏ ra các nguồn lực. Từ cách tiếp cận logic trên, chúng ta có thể xuất phát từ một mục tiêu cụ thể, rồi xác định các chỉ báo đầu vào, đầu ra, kết quả và ảnh hƣởng cho mục tiêu. Theo cách này hoàn toàn có thể xác định một khung các chỉ báo cho giám sát đánh giá thực hiện các mục tiêu riêng rẽ ở các cấp dƣới quốc gia, và cũng bằng cách này nếu tiến hành thu thập các ý kiến phản hồi từ ngƣời dân thì sẽ có cơ sở để kiểm tra và đối chiếu và đánh giá bởi vì chỉ khi biết đã có các giải pháp, là các chỉ báo đầu vào, đầu ra cụ thể thì bản thân ngƣời dân mới cùng xem xét và kiểm nghiệm tiến trình thực hiện đƣợc và mới đánh giá đƣợc xem các chƣơng trình cụ thể hay mục tiêu liệu có đƣợc thực hiện trong tƣơng lai hay không. Đối với các cấp dƣới trung ƣơng và các bộ ngành cách tiếp cận này sẽ giúp ta bổ sung thêm các chỉ báo đầu vào, đầu ra cho các mục tiêu cụ thể phục vụ tốt hơn cho giám sát, đánh giá để làm sao các Bộ/ ngành/ địa phƣơng có đƣợc các thông tin về tiến trình các mục tiêu đã đƣợc thực hiện nhƣ thế nào và có thể điều chỉnh các hành vi hay hoạt động hƣớng đến thực hiện các mục tiêu đã đƣợc đề ra. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Xuất phát từ nghiên cứu cụ thể về phƣơng pháp logic, vận dụng chúng trong phân loại các chỉ báo đã cụ thể hoá các mục tiêu phát triển của Việt nam trong Chiến lƣợc Toàn diện về tăng trƣởng và Xoá đói giảm nghèo chúng tôi thấy rằng hệ thống bao gồm nhiều mục tiêu đã cụ thể hoá thành 136 chỉ báo là cơ sở tốt để hình thành hệ thống chỉ báo giúp cho quá trình giám sát, đánh giá nhƣng cần bổ sung và hoàn thiện thêm theo hƣớng: Không nhất thiết phải theo dõi và giám sát tất cả 136 chỉ báo ở cùng một thời gian, cùng một định kỳ mà chỉ theo dõi giám sát thƣờng xuyên phần lớn các chỉ báo và đó là những chỉ báo cần thiết nhất để giám sát hiệu quả giảm nghèo. Vấn đề là chọn chỉ báo nào đánh giá ở thời điểm nào và bằng cách nào. Vì các chỉ báo đƣợc thu thập theo các công cụ, định kỳ và 266
  11. các cấp độ thực hiện khác nhau nên cần xây dựng thành các khung chỉ báo giám sát đánh giá khác nhau ở một cấp và cần xây dựng các khung chỉ báo cho giám sát, đánh giá theo từng cấp riêng rẽ; Trong mỗi khung đánh giá của từng cấp có thể đƣa ra các khung đánh giá khác nhau cho định kỳ hàng năm và các định kỳ 2 năm hay nhiều năm bởi vì không phải tất các các chỉ số đều đƣợc giám sát, đánh giá hàng năm. Cần lựa chọn một số mục tiêu thích hợp để có thể thiết kế thử nghiệm giám sát, đánh giá theo phƣơng pháp logic là từ mục tiêu xác định các chỉ báo đầu ra, đầu vào và kết quả, ảnh hƣởng. Về công cụ thu thập thông tin, bên cạnh số liệu thu thập từ hệ thống báo cáo định kỳ và thông tin quản lý, cần đẩy mạnh các điều tra thu thập thông tin từ phía ngƣời dân và doanh nghiệp làm cơ sở tốt để đối chiếu với các thông tin trên và nhƣ vậy kết hợp cả hai nguồn thông tin, có thể giám sát, đánh giá tốt hơn góp phần vào thúc đẩy tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển đã đề ra. Cuối cùng, việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống các chỉ báo phản ánh tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển từ định nghĩa, phƣơng pháp thu thập, cơ quan thu thập, phạm vi thu thập và định kỳ thu thập thông tin cần đƣợc thống nhất từ trung ƣơng tới địa phƣơng và có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ/ ngành/ địa phƣơng đảm bảo sao cho các số liệu thống kê thu thập đƣợc có tính chuẩn xác hơn, kịp thời hơn, đƣợc phổ biến rộng rãi và đƣợc sử dụng tốt hơn trong việc phân tích, đánh giá thực hiện mục tiêu tăng trƣởng và giảm nghèo. Cần hình thành cơ chế phối hợp giữa các Bộ ngành trong thu thập, chia sẻ thông tin từ các nguồn khác nhau. Các thông tin về thực hiện các mục tiêu phát triển cần đƣợc phổ biến rộng rãi và tăng cƣờng ở tất cả các cấp, để ngƣời dân có nhận thức tốt hơn và tích cực tham gia thực hiện các chính sách và Chƣơng trình xoá đói giảm nghèo của Chính phủ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chiến lƣợc Tăng trƣởng Toàn diện và Xoá đói giảm nghèo (CPRGS) - Chính phủ Việt Nam 2002. 2. Các mục tiêu phát triển của Việt Nam - Nhà xuất bản Thống kê 267
  12. 2003. 3. Các tài liệu quốc gia cụ thể hoá các mục tiêu phát triển quốc tế về xoá đói giảm nghèo cho Việt Nam - Nhóm hành động chống đói nghèo - UNDP, 2002. 4. Toàn cầu hoá, Tăng trƣởng và nghèo đói - Báo cáo nghiên cứu Chính sách của Ngân hàng Thế giới - NXB Văn hoá - Thông tin 2002. 5. Báo cáo Thƣờng niên 2002-2003: “Việt Nam Tăng trƣởng và Xoá đói giảm nghèo” - Ban Chỉ đạo Thực hiện Chiến lƣợc Toàn diện về Tăng trƣởng và Xoá đói giảm nghèo - 2003. 6. Xoá đói và giảm một nửa tỷ lệ nghèo ở Việt Nam vào năm 2010 -James Beard và Nisha Agrawal, Trung tâm Kinh tế Quốc tế và Ngân hàng Thế giới 7. Kết quả Điều tra Mức sống Dân cƣ 2002, Tổng cục Thống kê 2004 8. Growth & Poverty Reduction (D&C) Development & Cooperation No 5/2000- ISSN 0721-2178. 9. Design paper for a Multi - Patner Evaluation of the Compreherisive Development Framework. 10. Evaluating The Impact of Development Projects on Poverty - The World Bank Washington, DC 11. Các tài liệu khác 268
  13. ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ: 11-2004 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀNH VI, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ 1. Đề tài cấp : Cơ sở 2. Thời gian nghiên cứu : 2004 3. Đơn vị chủ trì : Thanh tra Tổng cục Thống kê 4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê 5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Nguyễn Thị Lƣợt 6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu: CN. Mai Xuân Tỵ CN. Nguyễn Hữu Thỏa CN. Phạm Văn Tân CN. Ngô Đình Bách Ngô Thị Xuân Hƣơng CN. Hy Việt Hƣng 7. Kết quả bảo vệ: Loại khá 269
  14. PHẦN THỨ NHẤT XÁC ĐỊNH HÀNH VI, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ A/ MỘT SỐ YÊU CẦU CHUNG KHI XÁC ĐỊNH HÀNH VI, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ I. Căn cứ xác định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê 1. Bổ sung những hành vi mới theo quy định của Luật thống kê, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính mới. 2. Kế thừa quy định của Nghị định 93, Thông tƣ của Tổng cục Thống kê đối với những hành vi đã có từ khi xây dựng Nghị định 93. 3. Không quy định hành vi ban hành quyết định điều tra, báo cáo thống kê, phân loại thống kê. Việc vi phạm về ban hành chế độ báo cáo thống kê đối với những ngƣời có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Nghị định 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật sẽ không thuộc đối tƣợng nghiên cứu trong đề tài này, bao gồm: 4. Tên các hành vi vi phạm, hình thức và mức phạt thống nhất cách viết: Vi phạm các quy định về .... 5. Vi phạm về thời hạn báo cáo thống kê không tách thành 2 hành vi chậm báo cáo và không báo cáo Nhập vào 1 loại hành vi vi phạm về chậm báo cáo thống kê (chậm so với cận trên của thời hạn quy định chậm - Tức là đến thời điểm phát hiện hành vi vi phạm mà báo cáo nộp chậm so với cận trên của thời hạn quy định chậm về nộp chậm và đến thời điểm đó cơ quan có thẩm quyền vẫn chƣa nhận đƣợc báo cáo). 6. Các nội dung đƣợc trích từ Pháp lệnh, Nghị định 134: không cần viết cụ thể mà viết biện dẫn: nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính, chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật thống kê có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự... 270
  15. 7. Những hành vi phạt cảnh cáo cần quy định thêm “hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng” vì căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. 8. Hành vi vi phạm về thực hiện chế độ báo cáo thống kê rất rộng: một chỉ tiêu - nhiều chỉ tiêu; một biểu báo cáo - nhiều biểu báo cáo,... vì vậy cần mở rộng khung phạt tiền ra để áp dụng chung cho hành vi vi phạm từ ít đến nhiều, từ cao đến thấp. II. Nguyên tắc xác định hành vi - Việc xác định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê phải căn cứ vào các nội dung đƣợc quy định trong Luật thống kê, Nghị định quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật, các chế độ báo cáo, chế độ điều tra thống kê và không trái với nguyên tắc chung của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.. - Xác định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê phải bảo đảm tính khoa học, tính khả thi; tránh dƣợc yếu tố chủ quan của ngƣời có thẩm quyền xử phạt khi áp dụng khung phạt và mức phạt cụ thể. - Xác định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê phải phân biệt đƣợc ranh giới rõ ràng về từng hành vi vi phạm, mối quan hệ giữa các hành vi với nhau. - Xác định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê đối với mỗi hoạt động thống kê cụ thể. - Xác định hành vi vi phạm đối với đối tƣợng là tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm và tổ chức, cá nhân ép buộc ngƣời khác thực hiện (gián tiếp). Việc xác định 2 hành vi trực tiếp và gián tiếp (ép buộc) để xác định 2 khung phạt khác nhau vì mức độ ảnh hƣởng khác nhau. - Việc xác định hành vi vi phạm trong lĩnh vực thống kê phải thể hiện đầy đủ, toàn diện, chi tiết mọi hoạt động thống kê bảo đảm tính pháp lý của việc xác định hành vi, hình thức và mức phạt. - Xác định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê không đƣợc trùng lặp giữa các hành vi... 271
  16. III. Nguyên tắc Xác định mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê 1. Xác định mức phạt tối thiểu và tối đa của mỗi hành vi vi phạm 1. Phạt cảnh cáo Theo quy định tại Điều 14 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính nhƣ sau: Mức phạt tiền trong vi phạm hành chính (nói chung cho tất cả các lĩnh vực) là từ 5.000 đồng đến 500.000.000 đồng. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lí nhà nƣớc đƣợc quy định nhƣ sau: + Phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng đƣợc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: trật tự, an toàn xã hội; quản lý và bảo vệ các công trình giao thông; quản lý và bảo vệ công trình thuỷ lợi; lao động; đo lƣờng và chất lƣợng hàng hoá; kế toán; thống kê; tƣ pháp; bảo hiểm xã hội; 2. Căn cứ vào quy định của Pháp lệnh, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chinh trong lĩnh vực thống kê bắt buộc phải nằm trong khoảng tối thiểu tới tối đa là: 5.000 đ đến 20.000.000 đồng. Nhƣ vậy mức tiền phạt cao nhất cho 1 hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê là 20.000.000 đồng; Pháp lệnh quy định mức tối thiểu xử phạt vi phạm hành chính chung cho tất cả các lĩnh vực là 5.000 đồng; Tuy nhiên trong lĩnh vực thống kê, với mức này không áp dụng đƣợc nhƣ xử phạt vi cảnh, phạt về vi phạm an toàn giao thông... Vi phạm trong lĩnh vực thống kê không phải vi phạm mang tính nhất thời của một tổ chức, cá nhân, nó là việc ghi chép tính toán, tổng hợp thông tin thống kê gắn với kết quả sản xuất kinh doanh, gắn với quá trình quản lý kinh tế, xã hội, gắn với những quyết định ban hành chế độ thống kê liên quan đến một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động,... hậu quả của hành vi vi phạm trong lĩnh vực thống kê nó gắn chặt với việc xây dựng chƣơng trình kế hoạch, chủ trƣơng, định hƣớng,... phạm vi tác hại rất rộng thậm chí liên quan đến toàn xã hội. 272
  17. Từ vị trí và tầm quan trọng trên đây, việc quy định mức phạt tiền tối thiểu đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực thống kê phải là 50.000 đồng; dƣới mức đó, áp dụng hình thức phạt cảnh cáo. IV. Xác định khung phạt tiền từ tối thiểu tới tối đa cho mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê - Khung phạt tiền là xác định mức phạt từ tối thiểu đến tối đa cho một hành vi vi phạm. - Việc xác định khung phạt tiền (từ tối thiểu tới tối đa) cho mỗi hành vi theo nguyên tắc sau: + Đối với cùng một sai phạm nhƣng: * Hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân trực tiếp vi phạm áp dụng khung phạt nhẹ hơn. * Hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân ép buộc ngƣời khác thực hiện sẽ áp dụng khung phạt cao hơn, thậm chỉ gấp đôi so với tổ chức, cá nhân trực tiếp vi phạm, vì đây là hành động dùng ảnh hƣởng của mình để ép buộc cấp dƣới mình vi phạm. + Vi phạm tác hại đến chất lƣợng thông tin áp dụng mức phạt cao hơn vi phạm tác hại đến số lƣợng: + Vi phạm tính kịp thời, đầy đủ áp dụng mức phạt thấp hơn hành vi vi phạm về tính chính xác và không báo cáo. + Vi phạm phƣơng pháp ghi chép chứng từ, sổ sách áp dụng mức thấp hơn vi phạm phƣơng pháp tổng hợp báo cáo + Khung phạt tiền cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê nên quy định khoảng cách giữa tối thiểu và tối đa không quá 1 đến 5 lần. Khoảng cách 1,5 đến 2 lần sẽ phù hợp với việc xác định tính chất, mức độ vi phạm gần nhau. V. Xác định biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực thống kê 1. Điều 12 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định: Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả. 273
  18. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả 2. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực thống kê. Biện pháp khắc phục hậu quả đƣợc xác định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể, nhằm khắc phục, sửa chữa ngay những vi phạm để bảo đảm việc thu thập thông tin thống kê đầy đủ, có độ tin cậy ngày càng cao. (sẽ quy định cụ thể các điều, khoản tại phần B) B. XÁC ĐỊNH CỤ THỂ CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ, HÌNH THỨC, MỨC PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ I. Vi phạm các quy định về điều tra thống kê 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Cố ý trì hoãn việc thực hiện yêu cầu của điều tra viên thống kê; b) Nộp chậm phiếu, biểu điều tra thống kê dƣới 05 ngày so với quy định của phƣơng án điều tra thống kê. 2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Nộp chậm phiếu, biểu điều tra thống kê từ 05 ngày đến dƣới 10 ngày so với quy định của phƣơng án điều tra thống kê; b) Ghi không đủ các thông tin có phát sinh vào phiếu, biểu điều tra theo quy định của phƣơng án điều tra thống kê; c) Nộp không đủ phiếu, biểu điều tra thống kê so với quy định của phƣơng án điều tra thống kê. 274
  19. 3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Cố ý ghi sai lệch thông tin ban đầu do cá nhân, tổ chức đƣợc điều tra thống kê đã cung cấp vào phiếu điều tra; b) Tự ý ghi thông tin vào phiếu, biểu điều tra mà không tiến hành điều tra thực tế tại đơn vị đƣợc điều tra thống kê theo quy định của phƣơng án điều tra thống kê; c) Từ chối cung cấp thông tin theo yêu cầu của điều tra viên theo quy định của phƣơng án điều tra thống kê; d) Nộp chậm phiếu, biểu điều tra thống kê từ 10 ngày trở lên so với quy định của phƣơng án điều tra thống kê. 4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Quyết định điều tra thống kê không đúng thẩm quyền; b) Cản trở việc điều tra thống kê; c) Khai man hoặc ép buộc ngƣời khác khai man thông tin trong điều tra thống kê; d) Không gửi kết quả tổng hợp điều tra thống kê cho cơ quan thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung. 5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc huỷ bỏ quyết định điều tra thống kê đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 4. b) Buộc điều tra bổ sung và ghi đầy đủ thông tin vào phiếu, biểu điều tra đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2. c) Buộc ghi lại vào phiếu, biểu điều tra thông tin ban đầu của các cá nhân, tổ chức đƣợc điều tra cung cấp đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 3. d) Buộc tiến hành điều tra đủ số đơn vị phải điều tra theo quy định và ghi thông tin trung thực vào phiếu, biểu điều tra đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản. 275
  20. đ) Buộc cung cấp thông tin đúng sự thật đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 3, điểm c khoản 4. e) Buộc gửi kết quả tổng hợp điều tra thống kê cho cơ quan thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 4. II. Vi phạm các quy định về điều tra thống kê của các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nƣớc 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nƣớc có sử dụng ngân sách nhà nƣớc để điều tra thống kê nhƣng không gửi kết quả tổng hợp điều tra cho cho cơ quan thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nƣớc tiến hành điều tra để thu thập những thông tin ngoài phạm vi chức năng, lĩnh vực hoạt động khi chƣa đƣợc sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực đó. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nƣớc lợi dụng điều tra thống kê làm phƣơng hại đến lợi ích quốc gia mà chƣa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc gửi kết quả tổng hợp điều tra cho cơ quan thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung đối với hành vi vi phạm tại khoản 1. b) Buộc huỷ kết quả điều tra thống kê đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3. III/ Vi phạm các quy định về sử dụng mẫu biểu báo cáo thống kê 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mẫu biểu không đúng với mẫu biểu hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành để lập báo cáo thống kê. 2. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc huỷ bỏ báo cáo do sử dụng mẫu biểu không đúng và lập lại báo cáo thống kê theo đúng mẫu biểu 276
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2