Đề tài khoa học và công nghệ cấp đại học Huế: Xây dựng và đánh giá hiệu quả các công cụ hỗ trợ tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc
lượt xem 20
download
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là khảo sát tình hình tư vấn sử dụng thuốc tại một số nhà thuốc trên địa bàn Thành phố Huế. Đánh giá hiệu quả của can thiệp nhằm nâng cao chất lượng tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài khoa học và công nghệ cấp đại học Huế: Xây dựng và đánh giá hiệu quả các công cụ hỗ trợ tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC HUẾ XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC TẠI NHÀ THUỐC MÃ SỐ: DHH 2017-04-69 Chủ nhiệm đề tài: TS.DS. Võ Thị Hà . Huế, Tháng 12 Năm 2018
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC HUẾ XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC TẠI NHÀ THUỐC Mã số: DHH 2017-04-69 Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài (ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên)
- i Danh sách thành viên tham gia đề tài và Danh sách các đơn vị phối hợp chính STT Họ và tên Đơn vị công tác và lĩnh vực Vai trò chuyên môn 1 TS.DS. Võ Thị - Khoa Dược, Trường Đại học Y Chủ nhiệm đề tài Hà Dược Huế - Dược lâm sàng 2 - Khoa Dược, Trường Đại học Y Thành viên TS. Trương Viết Dược Huế nghiên cứu Thành - Dược lâm sàng – Dịch tễ dược 3 - Khoa Dược, Trường Đại học Y Thành viên ThS. Võ Thị Dược Huế nghiên cứu Hồng Phượng - Dược lâm sàng 4 - Khoa Dược, Trường Đại học Y Thành viên ThS.DS. Lê Thị Dược Huế nghiên cứu Minh Nguyệt - Dược bào chế 5 - Bộ môn Dược lý, Trường Đại Thành viên PGS.TS.BS. Lê học Y Dược Huế nghiên cứu Chuyển - Nội, Dược lý 6 - Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Thành viên ThS.BS. Trần Dược Huế nghiên cứu Quang Trung - Nội tiêu hóa 7 - Bộ môn Da liễu, Trường Đại học Thành viên ThS.BS. Mai Bá Y Dược Huế nghiên cứu Hoàng Anh - Da liễu
- ii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... IV DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... V DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................VI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3 1.1. Tình hình chung về sử dụng thuốc trên thế giới và Việt Nam ........................ 3 1.1.1. Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới ..................................................... 3 1.1.2. Tình hình sử dụng thuốc tại Việt Nam.................................................... 3 1.2. Tư vấn sử dụng thuốc bởi dược sĩ tại nhà thuốc ............................................ 4 1.2.1. Khái niệm nhà thuốc .............................................................................. 4 1.2.2. Vai trò của người dược sĩ tại nhà thuốc .................................................. 5 1.2.3. Khái niệm và nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP) ................... 5 1.2.4. Một số tiêu chuẩn và yêu cầ u chính của GPP Việt Nam liên quan đến hoạt động tư vấn sử dụng thuốc ....................................................................... 6 1.2.5. Các loại tư vấn sử dụng thuốc ................................................................ 6 1.2.6. Các bước tư vấn sử dụng thuốc .............................................................. 8 1.3. Thực trạng tư vấn sử dụng thuốc ................................................................... 9 1.3.1. Trên thế giới .......................................................................................... 9 1.3.2. Tại Việt Nam ......................................................................................... 9 1.4. Phương pháp nghiên cứu đánh giá chất lượng tư vấn tại nhà thuốc ............. 10 1.4.1. Phương pháp phỏng vấn ....................................................................... 10 1.4.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu ......................................................... 10 1.4.3. Phương pháp quan sát .......................................................................... 10 1.4.4. Phương pháp đóng vai .......................................................................... 11 1.5. Phương pháp nâng cao chất lượng tư vấn tại nhà thuốc ............................... 13 1.5.1. Phản hồi ngay lập tức ........................................................................... 13 1.5.2. Sử dụng công cụ hỗ trợ tư vấn.............................................................. 13 1.5.2.1. Trên thế giới...................................................................................... 13 1.5.2.2. Tại Việt Nam .................................................................................... 14 1.5.3. Can thiệp giáo dục ............................................................................... 14 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 15 Mục tiêu 1: Khảo sát tình hình tư vấn sử dụng thuốc tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế ............................................................................................. 15 Mục tiêu 1.1: Khảo sát tình hình tư vấn sử dụng thuốc tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế bằng phương pháp phỏng vấn ............................. 15 Mục tiêu 1.2: Đánh giá tình hình tư vấn sử dụng thuốc OTC tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế bằng phương pháp quan sát trực tiếp ................... 16 Mục tiêu 2: Xây dựng và thẩm định công cụ hỗ trợ cho việc tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc ...................................................................................................... 19
- iii Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả của can thiệp nhằm nâng cao chất lượng tư vấn sử dụng thuốc OTC tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế ..................... 22 Vấn đề đạo đức nghiên cứu................................................................................ 26 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 27 3.1. Khảo sát tình hình tư vấn sử dụng thuốc tại một số nhà thuốc trên thành phố Huế .................................................................................................................... 27 3.1.1. Đánh giá tình hình tư vấn sử dụng thuốc tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế bằng phương pháp phỏng vấn .................................................... 27 3.1.1.1. Thông tin người tham gia phỏng vấn ................................................. 27 3.1.1.2. Đặc điểm nhà thuốc........................................................................... 27 3.1.1.3. Các triệu chứng bệnh/bệnh phổ biến tại nhà thuốc............................. 28 3.1.1.4. Đặc điểm quá trình tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc ..................... 29 3.1.1.5. Đặc điểm mong đợi về các công cụ hỗ trợ dược sĩ tư vấn .................. 32 3.1.2. Đánh giá tình hình tư vấn sử dụng thuốc OTC tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế bằng quan sát trực tiếp......................................................... 34 3.1.2.1. Đặc điểm của các trường hợp tư vấn ................................................. 35 3.1.2.2. Các bước tư vấn ................................................................................ 36 3.2. Kết quả quá trình xây dựng và thẩm định công cụ hỗ trợ tư vấn sử dụng thuốc OTC ......................................................................................................... 38 3.2.1. Xây dựng công cụ ................................................................................ 38 3.2.2. Thẩm định công cụ ............................................................................... 42 3.3. Đánh giá hiệu quả của can thiệp nhằm nâng cao chất lượng tư vấn sử dụng thuốc OTC tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế ............................. 43 3.3.1. Đặc điểm chung của các dược sĩ tham gia đào tạo ................................ 43 3.3.2. Đặc điểm nhà thuốc tham gia đào tạo ................................................... 44 3.3.3. Đánh giá hiệu quả về kiến thức tư vấn quản lý cảm lạnh ...................... 44 3.3.4. Đánh giá kỹ năng tư vấn sử dụng thuốc OTC và thực hành bán thuốc điều trị cảm lạnh sau can thiệp bằng phương pháp đóng vai ........................... 47 4.4. Ưu, nhược điểm của nghiên cứu ................................................................. 56 4.4.1. Ưu điểm ............................................................................................... 56 4.4.2. Nhược điểm ......................................................................................... 56 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 61 THUYẾT MINH ĐỀ TÀI PHỤ LỤC ............................................................................................................. 67 GIẤY XÁC NHẬN SẢN PHẨM ĐÀO TẠO ...................................................... 95
- iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng tóm tắt các nghiên cứu đánh giá chất lượng tư vấn tại nhà thuốc tại Việt Nam ............................................................................................................... 12 Bảng 2. 1. Phân công xây dựng công cụ ................................................................ 20 Bảng 2. 2. Danh sách các chuyên gia thẩm định công cụ tư vấn ............................. 21 Bảng 3.1. Thông tin người tham gia phỏng vấn ..................................................... 27 Bảng 3. 2. Đặc điểm chung của nhà thuốc ............................................................. 27 Bảng 3. 3. Các chủ đề tư vấn phổ biến ................................................................... 29 Bảng 3. 4. Mức độ thường xuyên........................................................................... 30 Bảng 3. 5. Người thực hiện tư vấn ......................................................................... 31 Bảng 3. 6. Thời gian trung bình của một lần tư vấn ............................................... 32 Bảng 3. 7. Nhu cầu sử dụng công cụ của dược sĩ tại nhà thuốc .............................. 34 Bảng 3. 8. Giá của công cụ .................................................................................... 34 Bảng 3. 9. Đặc điểm của các trường hợp tư vấn ..................................................... 35 Bảng 3. 10. Tỷ lệ thông tin thu thập ....................................................................... 36 Bảng 3. 11. Tỷ lệ thông tin cung cấp trong tư vấn.................................................. 37 Bảng 3. 12. Tỷ lệ nội dung kết thúc tư vấn ............................................................ 38 Bảng 3. 13. Đặc điểm chung của các dược sĩ tham gia đào tạo .............................. 43 Bảng 3. 14. Đặc điểm nhà thuốc tham gia đào tạo ................................................. 44 Bảng 3. 15 Tỷ lệ các câu trả lời đúng trước và sau đào tạo..................................... 45 Bảng 3. 16 Số các lời khuyên về TH cần đi khám bác sĩ các dược sĩ đưa ra trước và sau đào tạo............................................................................................................. 45 Bảng 3. 17. Tỷ lệ các lời khuyên về paracetamol các dược sĩ đưa ra trước và sau đào tạo ......................................................................................................................... 46 Bảng 3.18. Đặc điểm chung các trường hợp tư vấn ................................................ 47 Bảng 3. 19. Tỷ lệ thông tin thu thập ....................................................................... 48 Bảng 3. 20. Tỷ lệ thông tin cung cấp trong tư vấn.................................................. 49 Bảng 3. 21. Tỷ lệ nội dung kết thúc tư vấn ............................................................ 50 Bảng 3. 22. Tình huống mua thuốc trị cảm lạnh OTC cho người lớn - các thuốc được bán . 51 Bảng 3. 23. Tình huống mua thuốc trị cảm lạnh OTC cho trẻ
- v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. 1. Sơ đồ tóm tắt nghiên cứu ...................................................................... 25 Hình 3. 1. Tỉ lệ các triệu chứng thông thường tại các nhà thuốc ............................. 28 Hình 3. 2. Tỉ lệ các bệnh phổ biến tại các nhà thuốc .............................................. 29 Hình 3. 3. Tỉ lệ các vấn đề khó khăn ...................................................................... 31 Hình 3. 4. Mức độ cần thiết của công cụ ................................................................ 32 Hình 3. 5. Tỉ lệ các yêu cầu cần thiết của công cụ .................................................. 33 Hình 3. 6. Tỉ lệ các hình thức công cụ ................................................................... 33 Hình 3. 7. Hình ảnh “Sổ tay tư vấn dành cho dược sĩ nhà thuốc” ........................... 39 Hình 3. 8. Cấu trúc nội dung tư vấn của mỗi triệu chứng/bệnh .............................. 40
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ/ giải thích ADR Adverse Drug Reaction Tác dụng có hại của thuốc BN Bệnh nhân CBYT Cán bộ y tế CCĐ Chống chỉ định DLS Dược lâm sàng DS Dược sĩ DSCĐ Dược sĩ cao đẳng DSĐH Dược sĩ đại học DSNT Dược sĩ nhà thuốc DSTH Dược sĩ trung học FDA Food and Drug Administation Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ GPP Thực hành tốt nhà thuốc KH Khách hàng Mean Giá trị trung bình NBT Người bán thuốc NĐV Người đóng vai NVNT Nhân viên nhà thuốc N Tổng số đơn vị khảo sát n Số đơn vị thỏa mãn một biến quan sát OTC Thuốc không kê đơn SD Độ lệch chuẩn WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế Giới
- vii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC HUẾ 1. Thông tin chung 1.1.Tên đề tài: Xây dựng và đánh giá hiệu quả các công cụ hỗ trợ tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc 1.2. Mã số: DHH 2017-04-69 1.3.Chủ nhiệm đề tài: TS.DS. Võ Thị Hà 1.4. Cơ quan chủ trì: Trường ĐH Y Dược – Đại học Huế 1.5.Thời gian thực hiện: 01/2017 - 12/2018 2. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Khảo sát tình hình tư vấn sử dụng thuốc tại một số nhà thuốc trên địa bàn Thành phố Huế 2. Xây dựng các công cụ tư vấn liên quan đến điều trị một số bệnh thông thường hay gặp tại nhà thuốc 3. Đánh giá hiệu quả của can thiệp nhằm nâng cao chất lượng tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế 3. Tính mới và sáng tạo - Áp dụng đồng thời phương pháp phỏng vấn, quan sát trực tiếp và đóng vai tình huống để khảo sát trung thực chất lượng tư vấn tại nhà thuốc. - Lần đầu tiên có một nghiên cứu ở Việt Nam biên soạn và thẩm định một cuốn “Sổ tay tư vấn dành cho dược sĩ nhà thuốc” để tư vấn các triệu chứng/bệnh thông thường tại nhà thuốc. - Tiến hành can thiệp bằng đào tạo trực tiếp với sự hỗ trợ của “Sổ tay tư vấn dành cho dược sĩ nhà thuốc” để nâng cao chất lượng tư vấn cho dược sĩ nhà thuốc, đồng thời đánh giá hiệu quả của can thiệp này trên cả kiến thức và thực hành thực tế.
- viii 4. Các kết quả nghiên cứu thu được 4.1. Về khảo sát tình hình tư vấn sử dụng thuốc tại 58 nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế bằng phỏng vấn từ tháng 2/2016 đến 7/2016, chúng tôi rút ra một số kết quả như sau: - Số nhân viên trung bình là 2,79 ± 0,88 người/nhà thuốc. Trong đó, số lượng dược tá là đông nhất. Có 55,2% các nhà thuốc có lượng khách hơn 50 khách/ngày. - Ho, đau đầu, và sốt là 3 triệu chứng bệnh phổ biến nhất, chiếm lần lượt 79,3%, 75,9%, và 70,7%. Trong các bệnh hay gặp tại nhà thuốc thì tăng huyết áp, đái tháo đường và đau dạ dày là phổ biến nhất, chiếm lần lượt khoảng 94,1%, 67,6%, và 64,7%. - Bệnh nhân đến các nhà thuốc hay được tư vấn về liều dùng (82,8%) và thời điểm dùng thuốc (79,3%). Quá trình tư vấn sử dụng thuốc thường xuyên được thực hiện trong gần ¾ số nhà thuốc được khảo sát. - Việc triển khai tư vấn tại các nhà thuốc thường gặp khó khăn do không có thời gian (53,4%), bệnh nhân không có nhu cầu (29,3%) và không có tài liệu hỗ trợ (29,3%). - Khoảng ¾ nhà thuốc có dược sĩ đại học tư vấn và gần 54% có dược sĩ trung học tư vấn. - Gần 1/2 tổng số nhà thuốc có thời gian cho tư vấn trung bình là lớn hơn 5 phút. Hơn 97% các nhà thuốc cần công cụ hỗ trợ dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân. - Về các yêu cầu cần thiết khi xây dựng một công cụ thì yêu cầu thông tin chính xác chiếm 87,9%, tính cập nhật chiếm 50,0%. - Gần 38% các nhà thuốc yêu thích công cụ hỗ trợ tư vấn sử dụng thuốc dưới dạng sách. - 67,2% nhà thuốc có nhu cầu sử dụng công cụ hỗ trợ dược sĩ tư vấn tại nhà thuốc và 65,5% nhà thuốc sẵn sàng chi trả 50.000 Việt Nam đồng cho một cuốn sách hỗ trợ tư vấn sử dụng thuốc. 4.2. Về khảo sát tình hình tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn tại 21 nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế bằng quan sát trực tiếp trong thời gian 8 – 9/2017 chúng tôi ghi nhận được 269 trường hợp mua thuốc, trong đó 61,0% (164 trường hợp) mua thuốc không kê đơn nhận được tư vấn, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- ix - 59,2% trường hợp tư vấn là do dược sĩ bán thuốc chủ động cung cấp, số còn lại tư vấn do được khách hàng yêu cầu. - Triệu chứng bệnh, đối tượng dùng thuốc và độ tuổi là những thông tin được khai thác chủ yếu bởi dược sĩ trước khi bán thuốc. Chủ yếu dược sĩ cung cấp cho khách hàng các thông tin về chỉ định (51,2%), liều dùng (52,4%), số lần dùng/khoảng cách dùng (61,0%). Việc kiểm tra mức độ hiểu của khách hàng, tổng kết điểm quan trọng cần ghi nhớ và thắc mắc của khách hàng ít được quan tâm, lần lượt với 20,1; 20,8 và 12,8%. - Đa số trường hợp tư vấn được thực hiện bởi dược sĩ cao đẳng (42,1%) và dược sĩ trung học (37,2%). - Thời gian tư vấn thường ngắn, thường không vượt quá 3 phút (64,0%) và hiếm khi dài hơn 5 phút (0,6%). 4.3. Về quá trình xây dựng và thẩm định công cụ hỗ trợ tư vấn sử dụng thuốc Đã xây dựng và thẩm định thành công nội dung tư vấn 30 bệnh/ triệu chứng thường gặp tại nhà thuốc thuộc 6 chuyên khoa khác nhau: hô hấp (cảm lạnh, ho, sốt ở trẻ em, viêm phế quản), tiêu hóa (khó tiêu, buồn nôn/nôn, táo bón, tiêu chảy, say tàu xe, trĩ), da liễu (viêm da, mụn trứng cá, loét miệng, vảy nến, gàu, sẹo da), phụ khoa (đau bụng kinh, rong kinh, nấm âm đạo, biện pháp tránh thai, biện pháp tránh thai khẩn cấp), tai mũi họng (viêm tai giữa, viêm mũi dị ứng, đau răng, nghẹt mũi, đau họng) và các bệnh khác (đau đầu, thoái hóa khớp, mất ngủ, chóng mặt). 4.4. Về đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao chất lượng tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế: Chúng tôi đã tổ chức thành công một buổi can thiệp giáo dục có thời lượng 3 tiếng 30 phút cho 38 dược sĩ nhà thuốc. Trong buổi can thiệp giáo dục, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đánh giá kiến thức của các dược sĩ tham gia, thu được kết quả: - Có 84,2% dược sĩ tham gia buổi đào tạo là nữ, từ 20 – 40 tuổi với trình độ chuyên môn hầu hết là dược sĩ trung học (92,1%). Số nhân viên trung bình của mỗi nhà thuốc là 2,03 ± 0,60, trong đó chủ yếu là dược sĩ trung học. - Can thiệp giáo dục đã đem lại hiệu quả nâng cao kiến thức của các dược sĩ tham gia. Tỷ lệ các câu trả lời đúng của các câu hỏi khảo sát kiến thức của dược sĩ nhà thuốc hầu hết đều tăng lên sau đào tạo. Cụ thể, có sự tăng mạnh nhất là kiến thức về các lưu ý khi dùng thuốc kháng histamin H1 từ 15,8% đến 86,8%, các hoạt chất giảm đau hạ sốt OTC từ 21,1% đến 84,2% và nguyên nhân của cảm lạnh từ 39,5% đến 94,7%. Các nội dung về tính dễ lây lan của cảm lạnh tăng từ 63,2% đến 97,4%,
- x triệu chứng điển hình của cảm lạnh tăng từ 36,8% đến 71,1%. Số lượng các lời khuyên liên quan tư vấn các tình huống nên đến cơ sở khám chữa bệnh cũng tăng từ 1,89 ± 1,06 đến 4,97 ± 2,64. Sau can thiệp giáo dục, chúng tôi thực hiện đóng vai khách hàng mua thuốc điều trị cảm lạnh tại 30 nhà thuốc đã tham gia buổi can thiệp, trong đó 14 trường hợp mua thuốc cho người lớn và 16 trường hợp mua thuốc cho trẻ em. Kết quả nghiên cứu thu được: - Tất cả các nhà thuốc đều thực hiện tư vấn sử dụng thuốc cho người mua. Hầu hết các nhà thuốc đều tiến hành hỏi người mua thuốc về đối tượng sử dụng, độ tuổi và các triệu chứng bệnh cụ thể (>80%). Các thông tin khác như thời gian mắc, tiền sử bệnh và thuốc, dị ứng thuốc chưa được khai thác đầy đủ. - 100% các trường hợp dược sĩ tư vấn về số lần dùng/khoảng cách dùng thuốc, thông tin được tư vấn nhiều thứ 2 là thời điểm dùng trong ngày và liều dùng (86,7%). Việc kiểm tra/tổng kết sau tư vấn còn ít được thực hiện. - Thời gian tư vấn tăng, gần 50% trường hợp tư vấn kéo dài từ 3 – 5 phút và 20% tư vấn kéo dài > 5 phút. - Các thuốc điều trị cảm lạnh được bán là: về thuốc OTC, nhóm thuốc giảm đau hạ sốt (paracetamol) được bán nhiều nhất ở 100% tình huống cảm lạnh ở người lớn và 87,5% ở trẻ em, thuốc kháng histamin H1 với 85,7% người lớn và 37,5% ở trẻ em, thuốc trị nghẹt mũi với 57,1 % ở người lớn và 12,5% ở trẻ em; về thuốc kê đơn, kháng sinh được bán khá phổ biến, với 100% trường hợp người lớn và 56,3% trường hợp trẻ em, thuốc trị ho (dextromethorphan) đứng thứ 2 với các tỷ lệ là 57,1% ở người lớn và 31,3% ở trẻ em và một số thuốc khác như corticoid đường uống, chymotrypsin, celecoxib, salbutamol. Tất cả các thuốc kê đơn này được bán mà không có đơn thuốc. 5. Các sản phẩm của đề tài 5.1. Sản phẩm khoa học: 2 bài báo 1. Đoàn Quốc Dương, Võ Thị Hà. Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại 58 nhà thuốc tại thành phố Huế. Tạp chí Y Dược học – Trường Đại học Y Dược Huế. Tập 7(03) – tháng 6/2017;tr 75-80. 2. Lê Thị Quỳnh, Võ Thị Hà. Quan sát trực tiếp hoạt động tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn tại các nhà thuốc ở thành phố Huế. Tạp chí Y Dược học 5.2. Sản phẩm đào tạo: 2 luận văn tốt nghiệp đại học 1. Đoàn Quốc Dương. Xây dựng và thẩm định các công cụ hỗ trợ dược sĩ tư vấn tại nhà thuốc. Bảo vệ tốt nghiệp ngày 19/05/2017.
- xi 2. Lê Thị Quỳnh. Đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn tại nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế. Bảo vệ tốt nghiệp ngày 19/05/2018. 5.3. Sản phẩm ứng dụng:một cuốn sách “Sổ tay tư vấn dành cho dược sĩ nhà thuốc”. 5.4. Sản phẩm khác:2 poster tham gia hội nghị quốc tế, 2 bài dự thi Hội nghị khoa học sinh viên – Trường ĐH Y Dược Huế Hội nghị khoa học sinh viên 1. Đoàn Quốc Dương, Võ Thị Hà. Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế. Hội nghị khoa học sinh viên lần thứ 4 – Trường ĐH Y Dược Huế, ngày 06/05/2017. 2. Lê Thị Quỳnh, Võ Thị Hà. Quan sát trực tiếp hoạt động tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế. Hội nghị khoa học sinh viên lần thứ 5 – Trường ĐH Y Dược Huế, ngày 12/05/2018. Hội nghị quốc tế 1. Doan Quoc Duong, Le Thi Quynh, Vo Thi Ha. Counseling activities in communitypharmacies at Hue, Vietnam. The 17th ACCP Indonesia 2017. Yogyakarta, Indonesia on July 27-31, 2017. Poster. 2. Le Thi Quynh, Vo Thi Ha. Direct observation of drug counseling activities in community pharmacies in Hue city, Vietnam. ISPOR 8th Asia-Pacific Conference. Tokyo, Japan on September 8-11, 2018. Poster (accepted). 6. Các đóng góp, khả năng ứng dụng vàphương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu - Xuất bản chính thống sách “Sổ tay tư vấn dành cho dược sĩ nhà thuốc” để hỗ trợ dược sĩ nhà thuốc tư vấn. - Các nội dung tư vấn từng triệu chứng/bệnh nên được chuyển thành các video đào tạo online hay trực tiếp. Huế, Ngày 14 tháng 06 năm 2018 Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên, đóng dấu) (ký, họ và tên)
- xii MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING HUE UNIVERSITY INFORMATION ON STUDY RESULTS RESEARCH PROJECT ASSIGNED BY HUE UNIVERSITY 1. General information of project 1.1. Project title: Development and evaluation of effectiveness of tools supporting counseling of drug use in community pharmacies 1.2. Project code:DHH 2017-04-69 1.3. Coordinator: Vo Thi Ha 1.4. Implementing institution: Hue University of Medicine and Pharmacy – Hue University 1.5. Implementing duration: from 01/2017 to 12/2018 2. Study objective(s): 1. Characterize drug counseling in some community pharmacies in Hue city 2. Develop tools related counseling of some common diseases in community pharmacies 3. Assess the effectiveness of the intervention to improve the quality of counseling on the use of OTC drugs in some community pharmacies in Hue city. 3. Novelty and creativeness of the study: - Simultaneous application of three methods: interviewing, direct observation and role playing in order to honestly examine the quality of counseling at community pharmacies. - For the first time, a study in Vietnam composed and evaluated the "Pocket handbook of counseling for community pharmacists" to advise on common symptoms/illnesses.
- xiii - Implement a direct training intervention with the support of the pocket handbook to improve the quality of counseling for community pharmacists and evaluate the effectiveness of this intervention on both knowledge and practice. 4. Main study results: 4.1. Survey on the counseling of drug use in the 58 community pharmacies in Hue city by direct interview from February 2016 to July 2016, we drew some results as follows: - The average number of employees was 2.79 ± 0.88 per pharmacy. Of them, the number of one-year pharmacists is the largest. About 55.2% of pharmacies had over 50 customers per day. - Cough, headache, and fever were the three most common symptoms in community pharmacies with 79.3%, 75.9%, and 70.7%, respectively. High blood pressure, diabetes and stomachaches were the most common diseases with 94.1%, 67.6%, and 64.7%, respectively. - Patients adviced on dosage (82.8%) and time of administration (79.3%). Drug counseling was often conducted in nearly three quarters of the surveyed pharmacies. - The implementation of counseling at pharmacies was difficult due to lack of time (53.4%), patients had no need (29.3%), and no supporting materials (29.3% ). - Approximately ¾ pharmacies had a five-year university pharmacist for counseling and nearly 53.5% have a 2-year secondary pharmacist for counseling. - Nearly half of all pharmacies had an average consultant time of more than 5 minutes. About 97% of pharmacies needed tools supporting counseling. - About the requirements for the tool, accurate information accounted for nearly 87.9%, updating information accounted for 50.0%. - Approximately 38% of community pharmacies wanted to use the tool to support counseling in a form of books. - 67.2% of pharmacies needed to use tools supporting counseling in pharmacies and more than 65.5% of pharmacies was willing to pay 50,000 VND for buying the tool. 4.2. About the characterization of counseling of OTC drugs at 21 community pharmacies in Hue city by direct observation during the period from August to September 2017, we recorded 269 cases of drug purchase, in which : - 61.0% (164 cases) received counseling
- xiv - 59.2% was provided actively by pharmacists while others was requested by customers. - Symptoms, identification and age of users were the information mainly asked by pharmacists before selling drugs. Most pharmacists provided information on indications (51.2%), dosage (52.4%), dose frequency/dose interval (61.0%). Checking the understanding of customers, summarizing important points to remember and asking whether customers have questions were less conducted. - The majority of counseling cases were conducted by 3-year college pharmacists (42.1%) and 2-year secondary pharmacists (37.2%). - Counseling time was usually short, usually not exceeding 3 minutes (64.0%) and rarely longer than 5 minutes (0.6%). 4.3. About the process of developing and evaluating the tool for drug use counseling on common minor symptoms/diseases, we had: - Successful development and evaluation of the content of management of 30 common minor symptoms / diseases at community pharmacies in 6 different specialties: respiratory (cold, cough, baby’s fever, bronchitis), digestive (indigestion, nausea/vomiting, constipation, diarrhea, motion sickness, hemorrhoids), dermalogical (dermatitis, acne vulgaris, mouth sores, psoriasis, dandruff, scars), gynecological (menopause, menopause, vaginal yeast, contraception, emergency contraception), otolaryngological (otitis media, allergic rhinitis, toothache, stuffy nose, sore throat) and other diseases (headache, osteoarthritis, insomnia, dizziness). 4.4. Assessing the effectiveness of interventions to improve the quality of counseling on the use of OTC drugs at community pharmacies in Hue city: We successfully organized a 3-hour 30-minute educational intervention for 38 community pharmacists. During the educational intervention section, the team conducted a survey to assess the knowledge of participating pharmacists, results as follows: - About 84.2% of the pharmacists attending training sessions was female, from 20 to 40 years old with the most common professional level as 2-year secondary pharmacists. The average number of pharmacists per pharmacy was 2.03 ± 0.60. - Educational intervention improved the knowledge of participating pharmacists. The rate of correct answers increased substantially after training. In particular, the greatest increase was in the knowledge of H1 antihistamins from 15.8% to 86.8%,
- xv OTC antipyretics-analgesics from 21.1% to 84.2%, and causes of colds from 39.5% to 94.7%. The contagious profile of the common colds increased from 63.2% to 97.4%, typical symptoms of common colds increased from 36.8% to 71.1%. The number of advices related to cases in which customers needed to visit the clinic also increased from 1.89 ± 1.06 to 4.97 ± 2.64. After the educational intervention, we played the role of customers buying cold medicine at 30 pharmacies that participated in the intervention, 14 of which were for adults and 16 were for children. Results obtained as follows: - All pharmacies provided drug counseling to buyers. The pharmacists asked customers about the age, specific symptoms and symptoms (> 80%). Other information, such as duration of common cold, history of disease and medication, drug allergy, were not fully exploited. - 100% of pharmacists advised on dose frequency/dose interval, the second most consulted information was the time of administration and dose (86.7%). The counseling ending was rarely done. - Consultation time increased with 46.7% of counseling sessions lasting from 3 to 5 minutes and 20% counseling lasting > 5 minutes. - Cold medicines sold were: About OTC drugs, the antipyretics (paracetamol) was sold at all 100% cases in adults and 87.5% in children, H1 antihistamins at 85.7% in adults and 37.5% in children, nasal congestion at 57.1% in adults and 12.5% in children; About prescription drugs, antibiotics were widely sold at 100% in adults and 56.3% in children, dextromethorphan ranked in second with 57.1% of adults and 31.3% of children, and some other drugs such as oral corticosteroids, chymotrypsin, celecoxib, salbutamol. All prescription drugs were sold without prescriptions. 5. Project outputs 5.1. Publications: 2 articles 3. Doan Quoc Duong, Vo Thi Ha. Counseling activities of drug use in 58 community pharmacies at Hue city.Journal of Medicine and Pharmacy. 4. Le Thi Quynh, Vo Thi Ha. Direct observation of counseling activities of OTC drug in community pharmacies at Hue city. Journal of Medicine and Pharmacy (ceftificate of acceptance).
- xvi 5.2. Training and education: 2 thesis of bachelor pharmacy students 3. Doan Quoc Duong. Development and evaluation of tools supporting counseling of community pharmacists. Defense date 19/05/2017. 4. Le Thi Quynh. Evaluation of the effectiveness of quality of counseling of OTC drugs in community pharmacies at Hue city. Defense date19/05/2018. 5.3. Applied products: “Pocket handbook of counseling for community pharmacists” 5.4. Others: 2 posters in international conferences, 2 oral presentations at Scientific Conference for Students – Hue University of Medicine and Pharmacy Local conferences 3. Doan Quoc Duong, Le Thi Quynh, Vo Thi Ha. Counseling activities of drug use in some communitypharmacies at Hue. Scientific Conference of Students 4th – Hue University of Medicine and Pharmacy, date 06/05/2017. 4. Le Thi Quynh, Vo Thi Ha. Direct observation of drug counseling activities of OTC drug use in some community pharmacies in Hue city. Scientific Conference of Students 5th – Hue University of Medicine and Pharmacy, date 12/05/2018. International conferences 3. Doan Quoc Duong, Le Thi Quynh, Vo Thi Ha. Counseling activities in communitypharmacies at Hue, Vietnam. The 17th ACCP Indonesia 2017. Yogyakarta, Indonesia on July 27-31, 2017. Poster. 4. Le Thi Quynh, Vo Thi Ha. Direct observation of drug counseling activities in community pharmacies in Hue city, Vietnam. ISPOR 8th Asia-Pacific Conference. Tokyo, Japan on September 8-11, 2018. Poster (accepted). 6. Contributions, application possibility and ways of transfer of study results - Official publication of the book "Pocket handbook of counseling for community pharmacists" to support community pharmacists. - The content of each symptom/disease management could be transformed into live or online training videos for community pharmacies. Date: Implementation institution Project coordinator (sign and seal) (sign and full name)
- 1 MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Đa phần người dân Việt Nam chưa có thói quen và điều kiện khám sức khỏe định kì mà thường tự điều trị tại nhà hoặc đến các nhà thuốc để được tư vấn dùng thuốc, bằng chứng là hơn 80% số người dân [39] sẽ trực tiếp tới các nhà thuốc khi có vấn đề sức khỏe. Do đó, nhà thuốc đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người dân trong cộng đồng. Dược sĩ nhà thuốc có vai trò cung cấp cho người sử dụng các thuốc có chất lượng, đồng thời cung cấp thông tin, tư vấn sử dụng thuốc an toàn – hợp lý – hiệu quả, góp phần nâng cao sức khỏe của người dân tại cộng đồng và giảm tải cho hệ thống điều trị tại bệnh viện. Tại các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, các nước Tây Âu hoạt động dược tại cộng đồng rất phát triển và chú trọng đến việc tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Tuy nhiên hoạt động tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ nhà thuốc tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, kể cả thuốc không kê đơn. Bên cạnh đó, tư vấn không được cung cấp thường quy cho cho tất cả bệnh nhân. Tần suất tư vấn tại nhà thuốc thấp. Một nghiên cứu đóng vai bệnh nhân mua thuốc prednisolon tại nhà thuốc ở Hà Nội cho thấy, dược sĩ đặt câu hỏi trong 41% trường hợp với 1,15 câu hỏi/bệnh nhân và khoảng 57% bệnh nhân nhận thông tin thuốc bằng miệng với trung bình 1,47 lời khuyên/bệnh nhân [48]. Chất lượng của tư vấn thực tế tại nhà thuốc khác nhau rất nhiều. Một số nghiên cứu cho thấy tư vấn tại nhà thuốc có nhiều thiếu sót. Một số nghiên cứu tại Úc và nước khác cho thấy khi dược sĩ giành thời gian trao đổi, thảo luận với người mua thì chất lượng lời khuyên cũng như chất lượng quyết định đưa ra của dược sĩ nhà thuốc tốt hơn nhiều [39]. Tại Việt Nam, dược sĩ thường bán thuốc kê đơn mà không cần đơn thuốc. Chất lượng thông tin/kiến thức tư vấn kém. Một nghiên cứu về quản lý nhiễm khuẩn ở trẻ em tại nhà thuốc tư nhân cho thấy chỉ 36% được quản lý theo hướng dẫn điều trị và nửa số kháng sinh được bán với liều không đủ [53]. Năm 2011, Cục quản lý Dược Việt Nam đã ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành nhà thuốc tốt (GPP) nhằm xây dựng một chuẩn mực thiết yếu cho hoạt động bán lẻ thuốc, trong đó có quy định rõ nhà thuốc phải tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân [1]. Tuy đã có một số nghiên cứu về hoạt động tư vấn tại các nhà thuốc, nhưng các nghiên cứu nâng cao chất lượng tư vấn còn rất ít. Nghiên cứu được thực hiện với mong muốn cung cấp minh chứng về tình hình hoạt động tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn tại nhà thuốc, đồng thời xác định hiệu quả của biện pháp can thiệp cải thiện chất lượng có hiệu quả.
- 2 Mục tiêu nghiên cứu Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành với ba mục tiêu chính là: 1. Khảo sát tình hình tư vấn sử dụng thuốc tại một số nhà thuốc tại địa bàn Thành phố Huế 2. Xây dựng các công cụ tư vấn liên quan đến điều trị một số bệnh thông thường hay gặp tại nhà thuốc 3. Đánh giá hiệu quả của can thiệp nhằm nâng cao chất lượng tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các dược sĩ thuộc các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế Phạm vi nghiên cứu: các hoạt động tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn tại nhà thuốc và các biện pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng tư vấn. Tóm tắt tiến trình thực hiện đề tài Bước 1: Khảo sát thực trạng tư vấn sử dụng thuốc tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế bằng 2 phương pháp: phỏng vấn và quan sát trực tiếp. Bước 2: Biên soạn công cụ hỗ trợ tư vấn “Sổ tay tư vấn dành cho dược sĩ nhà thuốc” Bước 3: Can thiệp để nâng cao chất lượng tư vấn bằng đào tạo trực tiếp dược sĩ nhà thuốc và đánh giá hiệu quả thông qua kiểm tra kiến thức trước và sau đào tạo, đồng thời kiểm tra thực hành thực tế thông qua phương pháp đóng vai tình huống.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Nghiên cứu ứng dụng kết cấu sàn chuyển bê tông dự ứng lực trong nhà cao tầng tại Đà Nẵng
28 p | 292 | 71
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng công nghệ tối ưu nhuộm tận trích một số loại vải PES/WOOL - KS. Trương Phi Nam
199 p | 248 | 46
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp nhà nước: Nghiên cứu chế tạo các loại sợi ngắn và sợi mát từ tre và luồng để gia cường cho vật liệu polyme composite thân thiện môi trường - TS. Bùi Chương
166 p | 235 | 42
-
Báo cáo tóm tắt Đề tài Khoa học và công nghệ: Ứng dụng GIS trong quản lý hạ tầng ngầm cáp viễn thông và quy hoạch trạm BTS trên địa bàn thành phố Huế
17 p | 209 | 35
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở: Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn Giáo dục học ở Trường Đại học Đồng Tháp
104 p | 156 | 24
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cho cáp quang treo dọc đường dây điện lực (cáp quang tự treo ADSS)
50 p | 125 | 18
-
Đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa
27 p | 143 | 15
-
Tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Xây dựng lộ trình hướng tới đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học theo chuẩn AUN-QA tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
29 p | 155 | 13
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng quy định về ghi nhãn sản phẩm dệt may phù hợp với điều kiện trong nước và quy định Quốc tế - KS. Bùi Thị Thanh Trúc (chủ nhiệm đề tài)
47 p | 145 | 12
-
Đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Xây dựng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật cho sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ trong giai đoạn hiện nay
20 p | 129 | 11
-
Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may phù hợp với điều kiện trong nước và qui định quốc tế - KS. Bùi Thị Thanh Trúc
47 p | 108 | 10
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu xác định hệ số động lực trong cầu dây văng (CDV) do hoạt tải gây ra bằng phương pháp số và đo đạc thực nghiệm áp dụng cho các công trình cầu ở thành phố Đà Nẵng
28 p | 107 | 10
-
Đề tài khoa học và công nghệ cấp trường: Nghiên cứu chế tạo vật liệu xúc tác nano hợp kim Pt và Cu trên giá mang carbon vulcan dùng làm điện cực cho pin nhiên liệu màng trao đổi proton
67 p | 57 | 9
-
Đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học Điện hóa học (Electrochemistry) phục vụ dạy học tăng cường tiếng Anh tại Đại học Đà Nẵng
24 p | 105 | 8
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu trong các công ty niêm yết đến sự đồng biến động giá cổ phiếu của công ty - Nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
36 p | 122 | 7
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp ĐH: Nghiên cứu cấu trúc tinh thể của màng tinh thể ALN được nuôi bằng phương pháp mọc ghép pha hơi hyđrua trên đế sapphire được kết cấu rãnh
23 p | 41 | 6
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ: Nghiên cứu, rà soát và hoàn thiện bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (nhóm quy chuẩn kỹ thuật về âm lượng và mức đỉnh cực đại của tín hiệu audio trong các chương trình truyền hình)
12 p | 93 | 5
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Nghiên cứu xây dựng mô hình thực nghiệm và đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho OpenFlow Switch nhằm tiết kiệm năng lượng trong trung tâm mạng dữ liệu
22 p | 95 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn