Đề tài: " LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC TRỞ THÀNH LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRỰC TIẾP CỦA C.MÁC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY "
lượt xem 48
download
Về luận điểm khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của C.Mác, tác giả đã đưa ra và luận giải những điều kiện để khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và những biểu hiện của quá trình này. Vấn đề phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay đã được tác giả luận giải trên cơ sở làm rõ nội dung khái niệm, bản chất và những đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức; đồng thời, chỉ ra những điều kiện thiết yếu cho việc hình thành và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: " LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC TRỞ THÀNH LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRỰC TIẾP CỦA C.MÁC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY "
- Nghiên cứu triết học Đề tài: " LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC TRỞ THÀNH LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRỰC TIẾP CỦA C.MÁC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY "
- LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC TRỞ THÀNH LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRỰC TIẾP CỦA C.MÁC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY PHẠM THỊ NGỌC TRẦM (*) Về luận điểm khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của C.Mác, tác giả đã đưa ra và luận giải những điều kiện để khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và những biểu hiện của quá trình này. Vấn đề phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay đã được tác giả luận giải trên cơ sở làm rõ nội dung khái niệm, bản chất và những đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức; đồng thời, chỉ ra những điều kiện thiết yếu cho việc hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam. Cách đây hơn 100 năm, C.Mác đã dự đoán: “Đến một trình độ phát triển nào đó thì “tri thức xã hội phổ biến” (khoa học) biến thành “lực lượng sản xuất trực tiếp””(1). Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, luận điểm đó của C.Mác đang dần trở thành hiện thực một cách đầy thuyết phục. Nhân kỷ niệm 190 năm Ngày sinh C.Mác, trong bài viết này, chúng tôi muốn nói về luận điểm đó của ông và vấn đề phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay. 1- Những điều kiện để khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Khoa học và cùng với khoa học là công nghệ là những thành tố cơ bản của lực lượng sản xuất. Tri thức khoa học được vật hóa thành công cụ sản xuất (công cụ lao động), như máy móc, trang thiết bị kỹ thuật…, đó là yếu tố động nhất và có vai trò quyết định đối với phương thức sản xuất. Trong
- quan hệ sản xuất, tri thức khoa học có mặt trong khoa học quản lý, tổ chức và phân phối. Cùng với quá trình phát triển của lịch sử xã hội nói chung, của phương thức sản xuất nói riêng, vai trò của khoa học và công nghệ cũng ngày càng được nâng cao, ngày càng thể hiện rõ ràng dưới dạng một thực tiễn xã hội trực tiếp nhờ vào quá trình không ngừng biến đổi và hoàn thiện dần của chúng. Từ chỗ là lực lượng sản xuất tiềm năng, ngày nay, khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Bước chuyển này không phải là ngẫu nhiên, mà chỉ có thể diễn ra trong những điều kiện nhất định hay “một trình độ phát triển nào đó” như C.Mác đã dự đoán. Vậy, những điều kiện đó là gì? Điều kiện đầu tiên phải thuộc về sản xuất: nền sản xuất xã hội phải đạt đến một trình độ phát triển cao, tạo cơ hội và địa bàn để khoa học và công nghệ phát huy vai trò là lực lượng sản xuất trực tiếp của mình. Trong những nền sản xuất xã hội còn ở trình độ phát triển thấp trước đây, khoa học không thể trực tiếp đi vào sản xuất, mà phải trải qua khâu trung gian thực nghiệm khoa học, nhiều khi kéo dài hàng trăm năm. Tri thức khoa học phải thông qua một quá trình thực nghiệm khoa học lâu dài, phức tạp, con người mới tìm ra cách vận dụng những thành tựu thu được qua thực nghiệm đó vào sản xuất. Quá trình này thường diễn ra rất chậm chạp. Trong điều kiện như vậy, khoa học chỉ có thể biểu thị như một lực lượng sản xuất tiềm năng, chứ chưa thể trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Ngày nay, khi sản xuất xã hội đã đạt đến trình độ phát triển cao, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển, chính sản xuất lại đặt ra n hững vấn đề mới, phức tạp, đòi hỏi khoa học phải có phương thức giải quyết phù hợp, kịp thời nhằm thúc đẩy sản xuất tiếp tục phát triển và qua đó, khoa học cũng phát triển theo. Như vậy, trong điều kiện xã hội ngày nay, sản xuất đã tạo ra những cơ sở vật chất - kỹ thuật quan trọng, những nhu cầu cấp thiết cho sự xuất hiện những tri thức khoa học mới, những ngành khoa học mới.
- Đến lượt mình, những tri thức khoa học mới lại được nhanh chóng vật hóa để trở thành công cụ sản xuất mới và trực tiếp tham gia vào các quá trình sản xuất. Ở đây, khoa học không phục vụ sản xuất một cách thụ động, m à tham gia một cách tích cực, chủ động và trở thành một yếu tố không thể thiếu được của lực lượng sản xuất nói riêng, của quá trình sản xuất xã hội nói chung. Do vậy, chỉ có đến lúc này, khoa học mới có đầy đủ điều kiện để trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Điều kiện thứ hai thuộc về sự phát triển của bản thân khoa học: khoa học phải đạt đến một trình độ phát triển cao đến mức đủ sức giải quyết những vấn đề cấp thiết do thực tiễn xã hội, đặc biệt là những vấn đề do thực tiễn sản xuất trực tiếp đặt ra. Trong nền khoa học hiện đại, không một vấn đề nào do sản xuất đặt ra mà tri thức của một ngành khoa học, thậm chí là của vài ngành khoa học cụ thể, có thể tự thân giải quyết được hoàn toàn. Bởi vậy, ngày nay, sự thống hợp khoa học, tổng hợp tri thức khoa học là xu hướng phát triển tất yếu của khoa học và điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của thực tiễn sản xuất hiện đại. Trong thời đại ngày nay, trong khoa học đang diễn ra quá trình tương tác mạnh mẽ giữa các khoa học, quá trình liên kết khoa học theo hướng tổng hợp tri thức của các khoa học hiện đại nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc do thực tiễn sản xuất và thực tiễn xã hội đặt ra, như vấn đề khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống, vấn đề phát triển bền vững, vấn đề hội nhập toàn cầu mà trước hết, là hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là những vấn đề về con người (tăng cường sức khỏe, phòng, chống bệnh tật, nâng cao tuổi thọ, và sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần của con người…). Bởi thế, sự phát triển của khoa học nói riêng, xã hội nói chung đều nhằm mục đích thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao của con người, phục vụ cho sự phát triển toàn diện của con người với tư cách một thực thể sinh học
- - xã hội, một thực thể sống hài hòa giữa môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Những khám phá mới của khoa học về con người, như làm rõ nguồn gốc và bản chất của con người, lập và giải mã bản đồ gien người, nhân bản vô tính người, làm rõ vai trò và chức năng của tế bào gốc ở người, trí tuệ nhân tạo, những khả năng còn tiềm ẩn ở con người, v.v. đang chứng tỏ rằng, con người không chỉ là chủ thể sáng tạo khoa học, chủ thể của quá trình sản xuất xã hội, của lịch sử, mà còn là đối tượng khai thác của khoa học và công nghệ hiện đại. Rõ ràng là, ngày nay, khoa học đang tiến rất gần đến mục tiêu như C.Mác đã tiên đoán: “Khoa học tự nhiên bao hàm trong nó khoa học về con người cũng như khoa học về con người bao hàm trong nó khoa học tự nhiên: đó sẽ là một khoa học”(2). Với trình độ phát triển cao như hiện nay, khoa học hoàn toàn có thể trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Điều kiện thứ ba để khoa học biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp là sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển; là xu thế toàn cầu hóa, trước hết là toàn cầu hóa kinh tế trên cái nền của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là cách mạng công nghệ thông tin. Nhờ sự phát triển của công nghệ hiện đại, mà chủ đạo là công nghệ thông tin, những phát minh, những thành tựu mới của khoa học không còn là sở hữu riêng, độc quyền của các nhà khoa học hay của các nước có những phát minh đó; chúng đã nhanh chóng lan tỏa đi khắp thế giới và được ứng dụng kịp thời vào quá trình sản xuất xã hội ở nhiều nước khác nhau, bằng nhiều cách thức khác nhau, như chuyển giao công nghệ, nhượng quyền sử dụng, mua bán phát minh, sáng chế, thông qua các công ty liên quốc gia, v.v.. Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) đang giữ vai trò rất quan trọng. Chính sự liên minh, liên kết toàn cầu về kinh tế này đã tạo địa bàn, tạo cơ hội thuận lợi thúc đẩy khoa học nhanh chóng đi vào sản xuất, trở
- thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Điều kiện thứ tư để khoa học biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp đó chính là sự thấm nhuần sâu sắc, dù dưới hình thức tự giác hay tự phát, nguyên lý triết học mácxít về sự thống nhất biện chứng giữa lý luận v à thực tiễn, mà nếu ứng dụng vào quá trình sản xuất vật chất thì đó là sự thống nhất giữa hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động khoa học. Theo nguyên lý về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, thực tiễn sản xuất xã hội vừa là nguồn gốc, động lực, mục tiêu của nhận thức khoa học, vừa là tiêu chuẩn của chân lý. Thực tiễn sản xuất xã hội kiểm nghiệm tính đúng đắn của tri thức khoa học. Do vậy, việc khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là con đường ngắn nhất, đáng tin cậy nhất để xác định độ chính xác, tính khoa học, tính chân lý của tri thức khoa học. Sự thống nhất giữa thực tiễn (hoạt động sản xuất xã hội) và lý luận (tri thức khoa học) là đặc trưng cơ bản của xã hội hiện đại, được xây dựng trên cơ sở của nền sản xuất hiện đại và nền khoa học tiên tiến. Như vậy, cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò của khoa học ngày càng được tăng cường, nhất là trong thời đại ngày nay, khi khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức khoa học vừa là sự biến đổi, là quyền lực, là sự giàu có, thịnh vượng, vừa là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển, sự thịnh suy của một công ty, một dân tộc, một đất nước, một khu vực trong cuộc cạnh tranh khốc liệt về kinh tế của thế giới hiện đại. 2 - Các hình thức biểu hiện của quá trình khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Quá trình khoa học trở thành lực lượng sản xuất có nhiều biểu hiện khác nhau, song, ở đây, chúng tôi chỉ có thể nêu lên một số biểu hiện chủ yếu. Trước hết, tri thức khoa học được vật hóa thành các công cụ sản xuất ngày
- càng tinh xảo hơn, càng hoàn thiện hơn và nhanh hơn. Đó là các loại máy móc, trang thiết bị dùng trong công nghệ thông tin, như máy vi tính, máy siêu tính, mạng Internet; trong công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới, công nghệ nguyên tử, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, v.v.. Các thế hệ người máy (robot) ngày càng hoàn thiện, có thể đảm nhiệm không chỉ các chức năng về trí tuệ, mà cả cảm xúc. Ngày nay, các máy móc, trang thiết bị được vật hóa từ tri thức của khoa học hiện đại được sử dụng trong các công nghệ hiện đại không chỉ mang lại hiệu quả và năng suất lao động cao hơn, chất lượng tốt hơn, mà còn góp phần quan trọng vào việc tiết kiệm nguyên vật liệu; tạo ra các loại vật liệu mới vốn không có sẵn trong tự nhiên; giảm thời gian lao động phải chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Thực tế sản xuất ở các nước công nghiệp phát triển đã cho thấy rằng, tri thức khoa học ngày càng chiếm hàm lượng cao hơn trong giá trị các sản phẩm làm ra, nguồn lợi do khoa học mang lại cũng ngày càng lớn hơn. Điều đó được thể hiện ở chỗ, nếu như trong những năm đầu của thế kỷ XX, khi chỉ có một bộ phận nhỏ của thế giới, chủ yếu l à các nước tư bản phát triển ở phương Tây bước vào công nghiệp hóa, khi sự phát triển của khoa học chưa sự gắn kết chặt chẽ với kỹ thuật và sản xuất, thì lao động cơ bắp của con người, tính trung bình, chiếm một tỷ lệ rất cao, lên đến 9/10 trong giá trị sản phẩm. Đến những năm 90 của thế kỷ tr ước, khi hầu hết các nước trên thế giới đã và đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và ở nhiều nước đã và đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và cách mạng khoa học - công nghệ, tỉ lệ đó đã giảm xuống còn khoảng 1/5 hoặc thấp hơn, trong khi đó, số lượng sản phẩm tăng khoảng hơn 10 lần. Với đà phát triển tiếp tục của khoa học và công nghệ hiện đại, tỉ lệ trên còn tiếp tục giảm mạnh. Theo một số dự đoán, đến năm 2010 có thể chỉ còn 1/10. Trong thời đại thống trị của công nghệ thông tin, trí năng hóa sản xuất đang là xu hướng tất yếu và cũng là động lực mạnh mẽ của sự
- phát triển sản xuất nói riêng, sự phát triển của xã hội nói chung. Một biểu hiện quan trọng khác là ở chỗ, khoa học, công nghệ cùng với quá trình giáo dục - đào tạo đã và đang tạo ra những con người lao động mới. Đó là những người lao động chất xám vừa có trí tuệ sáng tạo, có tri thức chuyên môn sâu một hoặc một vài ngành nghề, vừa có hiểu biết rộng, có tầm nhìn xa, bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ là những người rất năng động, nhạy bén, tinh thông một nghề và vững vàng trong nghề nghiệp được đào tạo, nhưng cũng có thể làm được nhiều nghề khác nhau để khi cần phải chuyển đổi thì sẵn sàng chuyển đổi. Người lao động với sức lao động, với thói quen và kinh nghiệm nghề nghiệp, với tri thức khoa học - kỹ thuật đã được trang bị chính là lực lượng sản xuất mạnh mẽ nhất, to lớn nhất, là nguồn lực của mọi nguồn lực, là động lực to lớn và quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Ngoài việc đào tạo ra nguồn nhân lực mới với đầy đủ những phẩm chất cần thiết, đáp ứng được nhu cầu của sản xuất hiện đại, khoa học còn trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất và phân phối sản phẩm. Với chức năng này, khoa học không chỉ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mà còn là yếu tố không thể thiếu trong quan hệ sản xuất. Ngày nay, việc tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất ở bất kỳ cấp độ nào: trong một dây chuyền sản xuất, trong một phân xưởng, một xí nghiệp, một liên hợp các xí nghiệp, v.v. đều rất cần đến tri thức khoa học, nhất l à tri thức của khoa học quản lý. Cùng một thế hệ máy móc như nhau, cùng sản xuất ra một loại sản phẩm như nhau, nếu biết tổ chức, quản lý, điều hành công việc một cách hợp lý, sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Không chỉ thế, việc quản lý, điều hành trong sản xuất cũng như trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đã có những biến đổi về chất so với trước đây, như nhanh nhạy, chính xác, kịp thời nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Xã hội ngày nay là xã hội đang được tin học hóa. Trong xã
- hội thông tin, kẻ giàu, kẻ mạnh, kẻ chiến thắng không phải là kẻ trường vốn, kẻ giàu về vật chất cụ thể, mà chính là kẻ biết nắm bắt một cách nhanh nhạy các thông tin, đặc biệt là các thông tin khoa học - công nghệ và thông tin về thị trường. Bởi vì, nhờ nắm bắt được thông tin mà thay đổi công nghệ để có thể kịp thời sản xuất ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, giúp cho việc lưu thông hàng hóa nhanh hơn. Việc nắm bắt thông tin kịp thời, nhanh chóng, chính xác c òn giúp cho người sản xuất, kinh doanh mở rộng thị trường, dự báo và đón đầu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và xã hội, nhờ đó, có thể giành được chiến thắng trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Việc khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong thời đại phát triển rực rỡ của công nghệ thông tin tất yếu dẫn đến một hệ quả mới về chất với nền kinh tế - đó là sự xuất hiện kinh tế tri thức. (Xem tiếp>>>)
- LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC TRỞ THÀNH LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRỰC TIẾP CỦA C.MÁC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Tiếp theo) PHẠM THỊ NGỌC TRẦM (*) 3 - Kinh tế tri thức: khái niệm, bản chất và những đặc trưng cơ bản. “Kinh tế tri thức” là một thuật ngữ mới, được sử dụng từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX và ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn. Về kinh tế tri thức, cho đến nay, đã có nhiều quan niệm khác nhau và do vậy, cũng có nhiều tên gọi khác nhau, phụ thuộc vào cách giải thích, như nền kinh tế số hoặc nền kinh tế mạng; nền kinh tế thông tin; nền kinh tế học hỏi; nền kinh tế mới… Năm 1995, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra một quan niệm tổng hợp về kinh tế tri thức mà theo đó, cái cốt lõi của kinh tế tri thức là “nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống”(3). Tuy có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng các cách tiếp cận đó đều thống nhất với nhau về bản chất của kinh tế tri thức chính là sự khẳng định vai trò quyết định hàng đầu của tri thức và công nghệ thông tin đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế tri thức có những đặc trưng chủ yếu, như: Một là, trong kinh tế tri thức, tri thức khoa học và công nghệ, kỹ năng của con người trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và quan trọng nhất. Ngày
- nay, tri thức khoa học và công nghệ của con người đã phát triển đến mức trở thành nguyên nhân trực tiếp, thành nguồn lực chủ yếu thúc đẩy mọi sự biến đổi trong sản xuất cũng như trong đời sống kinh tế - xã hội. Điều đó được biểu hiện thông qua việc tạo ra những ngành sản xuất mới giữ vai trò đầu tàu trong cơ cấu kinh tế, những phương pháp sản xuất mới, những vật liệu và năng lượng mới, những công cụ sản xuất mới với những ưu thế vượt trội so với các thế kỷ trước. Trong kinh tế tri thức, con người vẫn giữ vai trò là chủ thể, nhưng lao động của họ đã có sự đổi mới về chất, từ lao động cơ bắp là chủ yếu chuyển sang lao động trí tuệ. Do vậy, tri thức khoa học và công nghệ là yêu cầu quan trọng nhất đối với kinh tế tri thức. Hai là, trong kinh tế tri thức, tri thức và những phát minh khoa học, công nghệ là yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, của các doanh nghiệp và các quốc gia trên thương trường, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Bởi vậy, trong kinh tế tri thức, ai chiếm hữu được nhiều tài sản trí tuệ hơn, người ấy sẽ chiến thắng không chỉ trong cạnh tranh kinh tế, mà thậm chí cả chính trị. Các cường quốc trên thế giới hiện nay đều là những cường quốc về khoa học và công nghệ. Ba là, trong kinh tế tri thức, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội với hiệu quả cao. Một trong những biểu hiện rõ nhất của sự phát triển trí tuệ con người (tri thức khoa học) là ở sự phát triển của công nghệ thông tin. Thêm vào đó, công nghệ thông tin cũng là phương tiện quan trọng nhất cho sự phát triển của trí tuệ con người. Công nghệ thông tin đã, đang và sẽ mang lại những biến đổi kỳ diệu trong cả đời sống kinh tế lẫn đời sống xã hội. Thực tế cho thấy rằng, công nghệ thông tin đã trực tiếp và nhanh chóng làm thay đổi cơ cấu sản xuất, tạo ra ngành nghề mới, sản phẩm hàng hóa mới, thúc đẩy tiến bộ khoa học - công nghệ và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cũng không nên tuyệt đối hóa
- vai trò tích cực của công nghệ thông tin đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, mà cần phải nhận thức được cả mặt trái của nó, nhất là đối với những vấn đề về an ninh quốc phòng, an ninh kinh tế, đạo đức, lối sống, v.v.. Cần hiểu vai trò của công nghệ thông tin chủ yếu với tư cách công cụ hữu hiệu làm giảm chi phí tài chính và thời gian trong việc tìm kiếm thông tin mới; là công cụ kích thích và tạo điều kiện cho các phát minh khoa học - công nghệ mới, từ đấy thúc đẩy việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất. Bốn là, kinh tế tri thức vừa đòi hỏi và thúc đẩy, vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi cho mọi thành viên trong xã hội đối với việc học tập, nâng cao trình độ hiểu biết và tay nghề chuyên môn. Ngày nay, tất cả các nước, các quốc gia dân tộc đều nhận thức được rằng, con người là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển, do vậy, “đầu tư cho giáo dục và đào tạo chính là đầu tư cho phát triển”. Trong điều kiện của kinh tế tri thức, muốn thực hiện mục ti êu đó, đòi hỏi phải có những con người có tri thức khoa học và có năng lực sáng tạo. Từ đó đã cho thấy rõ vai trò vô cùng quan trọng của giáo dục và đào tạo: học tập trở thành nghĩa vụ của mỗi người dân và giáo dục - đào tạo trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà nước và xã hội đối với sự phát triển của đất nước. 4 - Vấn đề phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam. Với bản chất và những đặc trưng vừa nêu trên đây của kinh tế tri thức, Việt Nam chúng ta, tuy là một nước đang phát triển, cơ sở vật chất của nền kinh tế nói chung, sản xuất nói riêng còn kém phát triển và nhiều hạn chế, nhưng một khi đã tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, nhất là khi đã gia nhập WTO thì không thể không phát triển kinh tế tri thức. Nghị quyết Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn
- với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”(4) (tác giả nhấn mạnh). Vậy, cần phải có những điều kiện cơ bản nào để Việt Nam có thể phát triển kinh tế tri thức? Thứ nhất, cần phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, coi đó là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế tri thức. Chìa khóa của kinh tế tri thức là tri thức khoa học của con người. Để trang bị tri thức khoa học cho con người, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với kinh tế tri thức, cần phải đổi mới toàn diện và sâu sắc nền giáo dục và đào tạo của nước nhà. Tuy nhiên, cho đến nay, nguồn nhân lực ở nước ta tuy đã có những biến đổi theo chiều hướng tích cực, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cả việc phát triển kinh tế tri thức. Để có thể từng bước phát triển kinh tế tri thức, chúng ta cần phải tiếp tục “nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”(5) nhằm tạo ra một đội ngũ lao động mới có chất lượng cao, vừa giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, giàu sức sáng tạo, năng động, luôn có tinh thần trách nhiệm cao, tự tin, dũng cảm, vừa giàu lòng yêu nước, nhân ái, bao dung, có đầy đủ trình độ và bản lĩnh để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Thứ hai, xây dựng một nền khoa học và công nghệ tiên tiến trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nghiên cứu khoa học và công nghệ, tạo động lực để phát triển khoa học và công nghệ. “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của khoa học và công nghệ”, “phấn đấu đến 2010, năng lực khoa học và công nghệ nước ta đạt trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực trên một số lĩnh vực quan trọng”(6). Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định và cũng là điều kiện tiên quyết trong phát triển nền kinh tế tri thức. Vậy, những điều kiện quan trọng đầu ti ên
- để từng bước phát triển kinh tế tri thức là gì? Một là, phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ, nhưng phải tập trung chủ yếu vào những ngành khoa học và công nghệ có liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế tri thức, như công nghệ thông tin, công nghệ chế tạo vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới và công nghệ sinh học – những ngành công nghệ trụ cột của công nghệ cao, giữ vai trò chủ đạo trong kinh tế tri thức. Hai là, do năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ của ta hiện nay đang còn thấp, vì vậy, để có thể phát triển kinh tế tri thức cần có sự kết hợp hợp lý giữa việc tiếp nhận chuyển giao khoa học và công nghệ từ bên ngoài, cải biến cho phù hợp với thực tiễn nước ta với nghiên cứu sáng tạo ở trong nước với trình độ có thể có nhằm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường trong nước và thế giới, điều này càng quan trọng hơn khi chúng ta đã gia nhập WTO. Ba là, đặc biệt chú ý đến các nghiên cứu triển khai và nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ ở trong nước để có thể tự tạo ra những yếu tố khoa học và công nghệ ở trình độ trung bình của thế giới, chỉ nên nhập những trang thiết bị, máy móc hiện đại, tiên tiến, hết sức tránh nhập những công nghệ đã quá lạc hậu mà những nước khác đã loại bỏ từ lâu. Thứ ba, cần phải định hướng đầu tư và huy động nguồn lực tài chính vào phát triển khoa học và công nghệ. Đây là vấn đề rất quan trọng, vì nếu không có sự định hướng đầu tư và huy động nguồn lực tài chính ngay từ những bước đi đầu tiên trong việc phát triển khoa học và công nghệ – nền tảng cho phát triển kinh tế tri thức thì rất dễ dẫn đến thất bại. Ngày nay, sự phát triển khoa học và công nghệ đòi hỏi nguồn vốn tài chính rất lớn mà lại dễ gặp rủi ro. Vì vậy, trước hết cần phải biết dự đoán rủi ro, phân tích rủi ro và chia sẻ rủi ro; biết lựa chọn đầu tư cho phù hợp với điều
- kiện cụ thể của nước ta; sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước; tăng cường các chính sách khuyến khích đầu tư cho các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển khoa học v à công nghệ để phát triển kinh tế tri thức, bao gồm hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; trong nghiên cứu khoa học và công nghệ; trong lĩnh vực thương mại quốc tế về khoa học và công nghệ; trong thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển các ngành công nghệ cao và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. * * * Ngày nay, luận điểm của C.Mác về khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đã dần trở thành hiện thực. Điều đó có được, một mặt, nhờ lôgíc phát triển nội tại của tri thức khoa học trải qua hàng chục thế kỷ và mặt khác, nhờ những điều kiện kinh tế - xã hội đã phát triển đến độ chín muồi. Đến lượt mình, việc khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đã có tác động mạnh mẽ và có hiệu quả cao không chỉ đối với lĩnh vực sản xuất, mà đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự xuất hiện của công nghệ thông tin và kinh tế tri thức là những biểu hiện rõ ràng nhất, toàn diện và sâu sắc nhất của quá trình khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đồng thời cũng khẳng định tính đúng đắn, khoa học trong luận điểm này của C.Mác. Việt Nam đang từng bước phát triển kinh tế tri thức; song, do xuất phát từ một trình độ khoa học và công nghệ còn thấp, nên để phát triển kinh tế tri thức, chúng ta cần phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết về con người, về khoa học và công nghệ, về định hướng đầu tư và huy động nguồn lực tài chính vào phát triển khoa học và công nghệ, về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
- khoa học và công nghệ.r (*) Phó giáo sư, tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. (1) C.Mác và Ph.Ăngghen..Toàn tập, t.46, phần II. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội , 2000, tr.372-373. (2) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42, tr.179. (3) Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.290. (4) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.87. (5) Đảng Cộng sản Việt Nam. Sđd., tr.95. (6) Đảng Cộng sản Việt Nam. Sđd., tr.98.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Triết học Mác: Quan điểm toàn diện và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt nam hiện nay
16 p | 536 | 93
-
Đề tài "Quan điểm của Mác - Ănghen về vật chất"
18 p | 344 | 78
-
Đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người”
18 p | 275 | 68
-
Tiểu luận triết: Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người
18 p | 275 | 68
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm sinh sản ốc nhồi Pila Polita tại Đăk Lăk
89 p | 254 | 66
-
Đề tài “Quan điểm lịch sử cụ thể với công cuộc đối mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay”
16 p | 278 | 60
-
Tiểu luận: Quan điểm Mác - Ănghen về vật chất
17 p | 446 | 58
-
Đề tài: “Phân tích những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc”
7 p | 434 | 43
-
Đề tài “Quan điểm và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong tiến trình tự do hóa thương mại trong ASEAN”
40 p | 126 | 37
-
Tiểu luận: Quan điểm toàn diện, đặc biệt là quan điểm toàn diện trong đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay
22 p | 171 | 37
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 180 | 31
-
Đề tài:" QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ BẢN NHÀ NƯỚC VÀ KINH TẾ TẬP THỂ "
14 p | 230 | 28
-
Tiểu luận triết: Quan điểm lịch sử cụ thể với công cuộc đối mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay
18 p | 124 | 23
-
Tiểu luận: Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước khi đổi mới thực tiễn. Vận dụng những tư tưởng cơ bản của triết học Macxit để giải thích cho luận điểm này
31 p | 139 | 21
-
Đề tài " “Đặc điểm của đầu tư phát triển. Quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển vào công tác quản lý đầu tư ”"
28 p | 96 | 10
-
Đề tài: Nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bình Phước
193 p | 123 | 9
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp ĐH: Phân tích ngôn ngữ bình luận về xã hội trên báo chí tiếng Anh và tiếng Việt nhìn từ lý thuyết thẩm định
26 p | 44 | 7
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Luận chứng khoa học về mô hình quản lý và phát triển bền vững dối bờ biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
0 p | 69 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn