intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài môi trường: Ô nhiễm đất

Chia sẻ: Đỗ Hồng | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:33

528
lượt xem
116
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Cùng tham khảo Đề tài: Ô nhiễm đất nhằm để tìm hiểu về nguyên nhân gây ô nhiễm đất ở Việt Nam, tìm hiểu tình hình ô nhiễm đất ở một số vùng của Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài môi trường: Ô nhiễm đất

  1. Thành viên nhóm 2 1 A Minh 2 Duy Mạnh 3 Văn Hiền 4 Cà Phong 5 Ngần Khay 6 Lò Luyến 7 Xuân Lượng
  2. Ô NHIỄM ĐẤT
  3. I. ĐẶT VẤN ĐỀ ►Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, là t ư li ệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu đất đai dân cư xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Vậy đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, nhiều đô thị và thành ph ố cũng được hình thành thì tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Khói thải từ các nhà máy và các xe cơ giới làm ô nhiễm bầu không khí. Nước thải từ các nhà máy và khu dân cư đô thị làm ô nhiễm nguồn nước. Khi không khí và nước bị ô nhiễm thì đất cũng bị ô nhiễm. Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng đặc biệt là môi trường đất ở các nước đang phát triển, Việt Nam cũng nằm trong tình trạng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh t ế
  4. Hiện nay cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai đang trở nên đáng báo động. Ô nhiễm đất làm ảnh hưởng xấu đến các tính chất của đất, giảm năng suất cây trồng và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Chính vì vậy, việc phòng chống ô nhiễm đất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi vùng, mỗi quốc gia.
  5. . Do vậy, bảo vệ môi trường đất là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Để có một sự phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành động thống nhất và có thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát ô nhiễm môi trường đất .
  6. ►Nếu không có một chính sách đúng đắn về bảo vệ môi trường đ ất, n ền kinh tế sẽ bị thiệt hại về trước mắt và lâu dài cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.Trong những năm gần đây tốc độ phát triển đô thị cũng như công nghiệp hóa trên địa bàn diễn ra rất nhanh chóng, trong khi đó các công trình hạ tầng kỹ thuật như xử lý chất thải, giao thông, không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và sự gia tăng dân số. Do nguồn ngân sách của nhà nước có hạn, nên việc đầu t ư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường đất còn khiêm tốn, mặt khác do sự thiếu ý thức của một số bộ phận dân cư, các nhà máy xí nghiệp, các khu công nghiệp, làng nghề Vì vậy môi trường đất ngày càng xấu đi đã ảnh hưởng rất lớn đ ến cuộc sống và sức khỏe của người dân.
  7. II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 2.1 Mục Đích Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễn đất ở Việt Nam Tìm hiểu tình hình ô nhiễm đất ở một số vùng của Việt Nam hiện nay
  8. Nguyên nhân 2.1.1. Tự nhiên Nhiễm phèn: do nước phèn từ một nơi khác di chuyển đến. Nhiễm mặn: do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối, nồng độ Na+, K+ hoặc Cl- cao làm áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lý cho thực vật. Sự lan truyền từ môi trường đã bị ô nhiễm (không khí, n ước); từ xác bã th ực vật và động vật...
  9. 2.1.2.Nhân tạo Chất thải công nghiệp: dùng than để chạy nhà máy nhiệt điện, khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon … Chất thải sinh hoạt (phân, nước thải, rác, đồ ăn,...). Chất thải nông nghiệp như phân và nước tiểu động vật: nguồn phân bón quý cho nông nghiệp nếu áp dụng biện pháp canh tác và vệ sinh không hợp lý; những sản phẩm hóa học như phân bón, chất điều hòa sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ cũng gây ô nhiễm. Do tác động của không khí từ các khu công nghiệp, đô thị
  10. 2.1.3.Rác và chất thải rắn Chỉ tính riêng Việt Nam, mỗi ngày có hơn 20 ngàn tấn rác các loại, thành phố Hồ Chí Minh có khoảng hơn 3.000 tấn/ngày; trong đó rác công nghiệp 50%, rác sinh hoạt 40% và rác bệnh viện 10%. Thành phần rác hữu cơ khoảng 40-60%; vật liệu xây dựng, sành sứ khoảng 25-30%; giấy, bìa, gỗ khoảng 10-14%; kim loại 1- 2%. Ước tính chỉ thu gom được khoảng 50% mỗi ngày, công suất chế biến rác chỉ được khoảng 10%. Nhược điểm hiện nay là chưa có quy hoạch lâu dài về bãi chôn lấp, gây mất vệ sinh môi trường; rác thải chưa được phân loại trước khi thu gom, những rác độc hại, nguy hiểm, lây nhiễm bệnh chưa được tách biệt ra khỏi rác chung. Ngoài ra còn thiếu các văn bản pháp lý cũng như các quy định nghiêm ngặt về thải rác, thu gom và xử lý rác. Áp lực dân số cũng thể hiện ở mức đ ộ gia tăng nhanh chóng khối lượng rác thải.
  11.  2.1.4.Dầu trong đất Việc thăm dò và khai thác dầu có tác động xấu lên môi trường đất-đó là hậu quả tất yếu của sự phát triển kinh tế và văn minh xã hội trong thời đại khoa học kỹ thuật. Dầu thô làm ô nhiễm sự sống trên trái đất, theo mưa, lan tràn trên mặt nước. Đất nhiễm dầu gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường, làm chậm và giảm tỉ lệ nẩy mầm, làm chậm sự phát triển của thực vật, làm thay đổi sự vận chuyển các chất dinh dưỡng trong môi trường đất. Đối với vật nuôi, chỉ cần một vết xước nhỏ trên da của vật nuôi trong ao hồ bị nhiễm dầu cũng có thể làm cho vật nuôi bị ngộ độc. Người ăn phải những vật nuôi bị ngộ độc dầu cũng sẽ bị ngộ độc.
  12. III. Hậu quả của ô nhiễm đất Đất bị xuống cấp. Một số biểu hiện như: Dễ bị xói mòn do nước, khi gặp các chuyển động lớn như lở đất khi lượng mưa cao, thảm thực vật bị phá hủy, canh tác không hợp lý, chất dinh dưỡng bị mất do trầm tích và bị rửa trôi theo dòng nước, gấp khoảng 10 lần lượng dinh dưỡng và bị trôi. Dư thừa muối: đất dư thừa Na+ nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Sự xuống cấp hóa học: liên quan đến sự mất đi những chất dinh dưỡng cần thiết và cơ bản cũng như sự hình thành các độc tố Al3+, Fe2+ .. khi các chỉ tiêu này quá cao hoặc quá th ấp đều gây ảnh hưởng đến môi trường.
  13. Sự xuống cấp sinh học: sự gia tăng tỉ lệ khoáng hóa của mùn mà không có sự bù đắp các chất hữu cơ sẽ làm cho đất nhanh chóng nghèo kiệt, giảm khả năng hấp thụ và giảm khả năng cung cấp N cho sinh vật. Đa dạng sinh vật trong môi trường đất bị giảm thiểu. Làm thay đổi thành phần và tính chất của đất; làm chai cứng đất; làm chua đất; làm thay đổi cân bằng dinh dưỡng giữa đất và cây trồng do hàm lượng nitơ còn dư thừa trong đất (chỉ có khoảng 50% nitơ bón trong đất là được thực vật sử dụng, số còn lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất). Gây một số bệnh truyền nhiễm, bệnh do giun sán, ký sinh trùng mà đa số người dân mắc phải đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn. Các chất phóng xạ, kim loại, nylon, do không phân hủy được nên gây trở ngại cho đất. Các phân bón hóa học, thường có một số vết kim loại và hóa chất như Cu, Pb, Zn … theo thời gian sẽ tích tụ trên lớp đất mặt làm đất bị chai xấu, thoái hóa, không canh tác tiếp tục được.
  14. Việc sử dụng thuốc trừ sâu có tác dụng làm giảm tác động phá hoại của sâu bệnh, tăng sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu cũng là một tác nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh tật và tử vong cho nhiều loài động vật nhất là loài chim. Là một trong những thuốc trừ sâu gây độc hại cho sinh vật và môi trường. Sử dụng một số thuốc trừ sâu khác đã làm cho nhiều loài chim và cá bị hủy diệt. Nguyên nhân là do thuốc trừ sâu và diệt cỏ tồn tại lâu trong đất (từ 6 tháng đến 2 năm) và gây tích tụ sinh học. Trung bình có khoảng 50% lượng thuốc trừ sâu được phun đã rơi xuống đất, tồn đọng trong đất và bị lôi cuốn vào chu trình: đất-cây-VSV động vật-người. Một số chất còn bị nghi là nguyên nhân của bệnh ung thư.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1