intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông tại Việt Nam

Chia sẻ: Mucnang Mucnang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

60
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay, qua đó đề ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật môi trường nói chung, trong đó có các quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông nói riêng nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu thực tế đang đặt ra trong tiến trình phát triển bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông tại Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT DƯƠNG THỊ THU HẰNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC QUẢNG TRỊ, năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Luật, Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thị Duyên Thủy Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Duy Phương Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Thương Huyền Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Trường Đại học Luật Vào lúc........giờ.........ngày 27 tháng 12 năm 2020.
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài .......................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài............................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 4 6. Những đóng góp mới của luận văn ................................................................... 5 7. Kết cấu luận văn. ............................................................................................... 5 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG .... 5 1.1. Quan niệm về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông. ............................................................................................................. 5 1.1.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường không khí. ................................................. 5 1.1.2. Quan niệm về ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông 6 1.1.3. Quan niệm về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông .............................................................................................................. 6 1.2. Khái niệm, nội dung điều chỉnh, vai trò và yêu cầu đặt ra đối với pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông................. 8 1.2.1. Khái niệm, nội dung điều chỉnh của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông ...................................................... 8 1.2.2. Vai trò của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông. .................................................................................................... 9 1.2.3. Các yêu cầu đặt ra đối với pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông ............................................................................. 9 1.3. Kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông tại một số nước và bài học cho Việt Nam ................................................. 10
  4. 1.3.1. Kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông tại một số nước .................................................................................. 10 1.3.2. Một số bài học rút ra cho Việt Nam .......................................................... 12 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN ....................................................... 14 2.1. Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông ................................................................................................... 14 2.1.1. Các quy định pháp luật về phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông ................................................................ 14 2.1.2. Các quy định về khắc phục ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông ................................................................................................... 16 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông tại Việt nam ............................................................. 17 2.2.1. Những kết quả đạt được ............................................................................ 17 2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 19 Chương 3. YÊU CẦU, CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG TẠI VIỆT NAM ................................................................................. 20 3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông tại Việt Nam ............................................................ 20 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện ........... 21 3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật ........................................................... 21 3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả ............................................................... 22 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 25
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Giao thông vận tải là một ngành sản xuất vật chất độc lập và đặc biệt của nền kinh tế quốc dân. Nó không sản xuất ra hàng hoá mà chỉ lưu thông hàng hoá. Đối tượng của vận tải là con người và những sản phẩm vật chất do con người làm ra. Chất lượng sản phẩm vận tải là đảm bảo cho hàng hoá không bị hư hỏng, hao hụt, mất mát; đảm bảo phục vụ hành khách đi lại thuận tiện, an toàn, nhanh chóng. Sản phẩm giao thông vận tải không thể dự trữ và tích luỹ được. Vận tải chỉ có thể tích luỹ được sức sản xuất dự trữ đó là năng lực vận tải. Mặt khác sản phẩm này cùng được “sản xuất” ra và cùng được “tiêu thụ”. Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, giao thông vận tải được xác định là một trong những hoạt động tạo ra nhiều áp lực đối với môi trường, đặc biệt là môi trường không khí. Theo kết quả khảo sát, thu thập tài liệu thực tế trong thời gian từ năm 2000 - 2010 do Trung tâm Khoa học công nghệ và Bảo vệ môi trường giao thông vận tải thuộc Viện Khoa học Công nghệ giao thông vận tải chủ trì thực hiện Đề án: “Điều tra, khảo sát đánh giá hiệu quả các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ giai đoạn thi công và khai thác cho thấy những vấn đề sau: Ở một số đơn vị, chủ đầu tư và nhà thầu chưa quan tâm đúng mức đến việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đặc biệt là trong giai đoạn thi công, không thực hiện thường xuyên và đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Do vậy hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường còn chưa cao, cá biệt một số công trường thi công trên quốc lộ 1A còn bị dư luận phản ảnh vì ô nhiễm bụi và không khí. Nhóm nghiên cứu cũng thực hiện đánh giá hiệu quả các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong giai đoạn thi công và giai đoạn vận hành khai thác. Theo đó, đối với giai đoạn thi công, nhiều biện pháp được đưa ra. Trước hết là các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, độ rung. Theo các chuyên gia, nhìn chung các biện pháp giảm thiểu này khi thi công dự án đã được thực hiện, dần dần đi vào nền nếp, tuy nhiên việc thực hiện còn chưa nghiêm, ở một số gói thầu việc thực hiện những biện pháp giảm thiểu này còn mang tính hình thức, công tác quản lý giám sát còn lơ là. Vì vậy hiệu quả áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí còn nhiều hạn chế, môi trường không khí 1
  6. xung quanh các công trường xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông hầu hết chưa được đảm bảo theo yêu cầu, ở một số nơi còn gây bức xúc cho nhân dân. Để giải quyết các vấn đề nêu trên, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông nói riêng đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện đáp ứng yêu cầu đó. Tuy vậy cơ sở pháp lý cho các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông ở nước ta còn nhiều thiếu sót, bất cập, chưa đáp ứng các đòi hỏi mà thực tiễn đang và sẽ đặt ra trong tiến trình phát triển bền vững của đất nước. Việc nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện hệ thống các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông cũng như thực trạng kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông bằng pháp luật, từ đó đề ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định đó và thực tế là yêu cầu cấp thiết đối với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông tại Việt Nam” làm luận văn Thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Bảo vệ môi trường nói chung và kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nói riêng là một lĩnh vực khá rộng mà đã có không ít các tác giả nghiên cứu đến. Vấn đề này có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độ khoa học khác nhau. Tuy vậy, số lượng tác giả nghiên cứu vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông lại không nhiều. Cụ thể hơn nữa là vấn đề pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống mà chỉ có một số bài viết đơn lẻ đăng trên các tạp chí chuyên ngành hoặc các bài viết chung về ô nhiễm môi trường do giao thông vận tải, về chính sách giao thông vận tải hay ô nhiễm môi trường không khí. Một số công trình tiêu biểu về vấn đề này đã được công bố như: Cuốn sách “Môi trường không khí” của tác giả Phạm Ngọc Đăng do Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật ấn hành năm 2002; Cuốn sách “Giao thông đô thị, tầm nhìn, chiến lược và chính sách” của TS. Nguyễn Xuân Thủy do nhà xuất bản Giao thông vận tải ấn hành năm 2015; Cuốn sách “Bảo vệ môi trường không khí” của tác giả Phạm Thị Hiền do Nhà xuất bản Xây dựng phát hành năm 2012; Cuốn sách “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay” của TS. Bùi Đức Hiển do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành 2
  7. năm 2017; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: “Pháp luật môi trường trong kinh doanh” của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2010; Tập bài giảng “Pháp luật môi trường trong kinh doanh” của Trường Đại học Luật Hà Nội do Nhà xuất bản công an nhân dân phát hành năm 2013. Các công trình này chỉ đề cập đến các vấn đề chung có liên quan đến khía cạnh môi trường trong hoạt động giao thông vận tải. Như vậy, có thể khẳng định cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông tại Việt Nam và những giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Do vậy, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông ở nước ta với cấp độ luận văn Thạc sĩ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay, qua đó đề ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật môi trường nói chung, trong đó có các quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông nói riêng nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu thực tế đang đặt ra trong tiến trình phát triển bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước *Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý luận về ô nhiễm môi trường không khí, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông và pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàn diện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông để tìm ra những tồn tại, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực thi, công tác quản lý, cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật - Đề xuất xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật môi trường, hoàn thiện bộ máy kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông nhằm nâng cao hiệu quả việc thi hành pháp luật nói chung, đặc biệt là pháp luật môi trường và pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
  8. Đối tượng nghiên cứu trong Luận văn là những quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông đường bộ cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật tại Việt Nam. Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông là vấn đề rộng, phức tạp, do vậy Luận văn không thể đề cập hết các khía cạnh của vấn đề này mà chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông và pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông, thực trạng việc áp dụng pháp luật trên thực tế làm cơ sở để xác định các yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường trong phạm vi các hoạt động giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay. Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông từ năm 2005 đến năm 2019; nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật này trên phạm vi cả nước. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền. * Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế bền vững, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp, quy nạp, chứng minh, khảo sát thực tiễn… để triển khai thực hiện trong đề tài. Trong đó phương pháp phân tích, thống kê, và khảo sát thực tiễn là những phương pháp sử dụng chủ yếu trong luận văn. Cụ thể như sau: - Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương, mục của luận văn để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài - Phương pháp thống kê được sử dụng để tập hợp, xử lý các tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài. - Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu ở chương 2, so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với nhau. - Phương pháp chứng minh được sử dụng để chứng minh các luận điểm, các nhận định về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông ở Việt Nam tại chương 2 của luận văn 4
  9. - Phương pháp tổng hợp, quy nạp được sử dụng chủ yếu trong việc đưa ra những kết luận của từng chương và kết luận chung của luận văn. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Tổng hợp những vấn đề chung về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông. - Phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông đường bộ đồng thời tìm ra nguyên nhân của những bất cập, tồn tại. - Đưa ra những yêu cầu, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông đường bộ tại Việt Nam. 7. Kết cấu luận văn. Ngoài lời nói đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông và pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông tại Việt Nam Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông tại Việt Nam Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG 1.1. Quan niệm về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông. 1.1.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường không khí. Dưới góc độ pháp lý, Khoản 8 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014 giải thích: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Như vậy, theo cách giải thích thuật ngữ này, có ba tiêu chí để xác định một thành phần môi trường bị ô nhiễm Thứ nhất, Có sự biến đổi của thành phần môi trường. 5
  10. Thứ hai, Không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường. Thứ ba, Sự biến đổi nêu trên gây ảnh hưởng xấu cho con người và sinh vật. Từ khái niệm ô nhiễm môi trường nêu trên, có thể hiểu ô nhiễm môi trường không khí như sau: Ô nhiễm môi trường không khí là sự biến đổi của môi trường không khí không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. 1.1.2. Quan niệm về ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông Giao thông vận tải là một ngành ra đời muộn so với các ngành sản xuất vật chất khác như công nghiệp, nông nghiệp nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng là tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông, góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vận tải ngày càng gia tăng cả về lượng lẫn về chất. Giao thông vận tải trong thế kỷ 21 phát triển hết sức nhanh chóng góp phần đẩy mạnh nền kinh tế thế giới, trong khu vực và mỗi quốc gia tiến nhanh, vững chắc. Trên thế giới, hiện có năm loại hình giao thông vận tải cơ bản. Đó là: vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, vận tải đường thuỷ, vận tải hàng không, vận tải bằng đường ống (đường ống vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu rời). Giao thông là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí chính, ô nhiễm không khí do giao thông có thể chiếm khoảng 50% ô nhiễm không khí. Khí carbon monoxyd (CO) là nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu được tạo ra do giao thông. Vào năm 1983, trong số lượng khí CO được thải vào môi trường, có tới 70% từ các loại động cơ giao thông. Ngày nay, các xe ô tô được sản xuất đều có gắn các máy chuyển đổi xúc tác, do vậy, đã giảm đáng kể lượng CO được thải vào môi trường. 1.1.3. Quan niệm về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông Kiểm soát ô nhiễm môi trường là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm (Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014). Từ cách tiếp cận về kiểm soát ô nhiễm môi trường, khái niệm ô nhiễm môi trường không khí có thể hiểu khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông như sau: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình tiến hành các hoạt động giao thông. 6
  11. Tại Việt Nam, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động giao thông là một trong những vấn đề môi trường ngày càng được quạn tâm. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong quá trình hoạt động, các phương tiện giao thông thải lượng lớn các chất như: Bụi, CO, NOx, SOx, hơi xăng dầu, bụi chì, benzen… vào môi trường không khí. Lượng khí thải, bụi… gây ô nhiễm đang tăng lên hàng năm cùng với sự phát triển về số lượng các phương tiện giao thông đường bộ. Cụ thể, nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… tại các nút giao thông cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 – 5 lần; nồng độ khí CO, NO2 trung bình ngày ở một số nút giao thông lớn đã vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 – 1,5 lần. Theo số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, thời gian trước năm 2010, cả nước có khoảng 20 triệu mô tô và xe máy, năm 2010 đã tăng lên khoảng 24 triệu xe và đến năm 2015, dự báo lượng xe máy lưu hành trong cả nước khoảng 31 triệu xe. Hàng ngày, chỉ cần một nửa số phương tiện trên hoạt động cũng đã xả ra môi trường một lượng lớn các khí độc hại, trong đó có nhiều thành phần gây nên hiệu ứng nhà kính, gây ra các loại bệnh như: Viêm nhiễm đường hô hấp do nhiễm vi khuẩn, hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, viêm mũi… Đặc biệt, tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động giao thông cũng đóng vai trò chủ yếu trong việc gây ô nhiễm. Có 60 – 80% các nguyên nhân do tiếng ồn từ động cơ như: Do ống xả, do rung động các bộ phận xe, đóng cửa xe, còi xe, phanh xe, do sự tương tác giữa lốp xe và mặt đường… Tiếng ồn gây tác hại rất lớn đến toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan thính giác nói riêng. Tiếng ồn mạnh, thường xuyên gây nên bệnh đau đầu, chóng mặt, trạng thái tâm thần bất ổn, mệt mỏi… Báo cáo cũng cho thấy, sự phát thải của các phương tiện cơ giới đường bộ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng các loại xe. Đối với các phương tiện như xe ô tô, xe máy qua nhiều năm sử dụng có chất lượng thấp, hiệu quả sử dụng nhiên liệu thấp, nồng độ chất độc hại, bụi trong khí xả cao… là nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trong đó, xe máy là nguồn đóng góp chính các loại khí ô nhiễm, đặc biệt là các khí thải CO, VOC… Xe tải và xe khách các loại lại thải nhiều NO2. Tại các khu dân cư, mức độ ô nhiễm thấp hơn từ 2 đến 3 lần so với các trục đường giao thông. Tuy nhiên, đối với khu dân cư nằm trong các đô thị lớn chịu ảnh hưởng rõ rệt của giao thông, mức độ ô nhiễm vẫn vượt nhiều lần ngưỡng cho phép quy chuẩn Việt Nam (QCVN), đáng kể như các điểm tại: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bình Dương. Ngược lại, ở các khu dân cư đô thị quy mô nhỏ và vừa, chất lượng không khí đo được còn khá tốt. 7
  12. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, để kiểm soát ô nhiễm từ hoạt động giao thông vận tải, từ năm 2005, Việt Nam đã áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 2 đối với các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Cho đến nay, hàng loạt các hoạt động nhằm kiểm soát ô nhiễm từ các phương tiện giao thông cũng đã được triển khai như: Thắt chặt mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu đã qua sử dụng và xe cơ giới đang lưu hành trên cả nước; tăng cường kiểm soát khí thải lưu động trên đường; xây dựng 105 trạm đăng kiểm định xe ô tô trên cả nước; xây dựng Trung tâm thử nghiệm khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (NETC)… 1.2. Khái niệm, nội dung điều chỉnh, vai trò và yêu cầu đặt ra đối với pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông 1.2.1. Khái niệm, nội dung điều chỉnh của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông Từ khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông và khái niệm pháp luật nói chung, có thể định nghĩa pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông như sau: Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình tiến hành các hoạt động giao thông. Nội dung điều chỉnh của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông bao gồm: Thứ nhất: Các quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện ô nhiếm môi trường không khí trong hoạt động giao thông. Ở giai đoạn đầu, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí đặt ra vấn đề là phải phòng ngừa, dự báo ô nhiễm môi trường không khí. Nội dung điều chỉnh pháp luật về phòng ngừa, dự báo ô nhiễm môi trường không khí gồm các quy định, như: quy định về quy hoạch, xây dựng hạ tầng giao thông; yêu càu bảo vệ môi trường đối với các phương tiện giao thông… Thứ hai: Các quy định về xử lý ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông. Ở giai đoạn hậu ô nhiễm vấn đề đặt ra là xử lý ô nhiễm môi trường không khí. Xử lý ô nhiễm môi trường không khí là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyển, các chủ nguồn thải và các chủ thể khác trong khắc phục ô nhiễm, khôi phục hiện trạng, cải thiện chất lượng môi trường không 8
  13. khí và xử lý các hành làm ô nhiễm môi trường không khí. Điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí đặt ra vấn đề cần phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi hiện trạng môi trường không khí, xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí. Bên cạnh đó, tiếp tục đặt ra vấn đề là phải phòng ngừa dự báo hiện trạng môi trường không khí. 1.2.2. Vai trò của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông. - Pháp luật quy định những quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi tác động vào môi trường không khí trong quá trình tiến hành các hoạt động giao thông. - Pháp luật quy định các chế tài để ràng buộc con người thực hiện những đòi hỏi của pháp luật nhằm bảo vệ môi trường khi tiến hành các hoạt động giao thông vận tải. - Pháp luật tạo ra cơ chế hoạt động cho các tổ chức, cơ quan kiểm soát ô nhiễm môi trường từ các hoạt động giao thông vận tải. - Pháp luật tạo ra những cơ sở pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quan hệ kinh tế quốc tế và bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải. 1.2.3. Các yêu cầu đặt ra đối với pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông Để thực hiện tốt vai trò nêu trên, pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông cần đáp ứng những yêu cầu sau: Thứ nhất, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông bằng pháp luật cần thực hiện đúng theo quy trình kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nói chung. Đó là: phòng ngừa ô nhiễm môi trường; dự báo sự biến đổi của môi trường không khí; thanh tra, kiểm gia, giám sát phát hiện ô nhiễm, mức độ ô nhiễm môi trường không khí dựa trên quy chuẩn kỹ thuật môi trường; khi phát hiện có ô nhiễm môi trường không khi thì ngăn chặn; xử lý ô nhiễm trường không khí. Thứ hai, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông cần phải xác định và quy định rõ trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong lĩnh vực này thuộc về cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải. Trách nhiệm đầu tiên trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí thuộc về về các cơ quan nhà nước, tổ chức cá nhân chủ nguồn thải, bởi cơ quan nhà nước được thành lập ra được trang bị đầy đủ các cơ sở để thực hiện việc kiểm soát này và các tổ chức cá 9
  14. nhân chủ nguồn thải cũng phải có nghĩa vụ đầu tiên trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí bởi họ là nguồn thải gây ô nhiễm (họ phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình). Vì vậy, các quy phạm pháp luật cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này Thứ ba, về đối tượng bị kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông chính là hành vi của các chủ thể, như: cá nhân, tổ chức, hộ gia đình; các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chủ thể khác khi tham gia vào quan hệ pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông. Vì vậy, các quy phạm pháp luật cần xác định rõ chu trình, trình tự, thủ tục, công cụ, phương tiện kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Đó là các quy định về phòng ngừa, dự báo, thanh tra, kiểm tra, phát hiện ô nhiễm môi trường không khí, ngăn chặn ô nhiễm môi trường không khí và xử lý ô nhiễm môi trường không khí; Thứ tư, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm trường không khí trong hoạt động giao thông phải đảm bảo xác định mục tiêu kiểm soát được ô nhiễm môi trường không khí, bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm quyền được sống trong môi trường được trong lành của con người. 1.3. Kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông tại một số nước và bài học cho Việt Nam 1.3.1. Kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông tại một số nước Tại hầu hết các quốc gia, giao thông công cộng phần lớn dựa vào tiền trợ cấp của chính phủ. Chính phủ phải bù lỗ cho tiền vé thu được. Ở một số nước, hệ thống giao thông công cộng có thể được quản lý bởi một số tổ chức phi chính phủ. Ở một số nước khác, chính phủ chi trả toàn bộ phí giao thông công cộng. Các tổ chức phi chính phủ có thể kiểm được lợi nhuận từ phí đỗ xe, từ việc cho thuê chỗ buôn bán, quảng cáo, và gần đây là nhờ việc cho các công ty truyền thông lắp đặt cáp nổi trong đường hầm. Ở một số nước, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trên lĩnh vực này còn có được nhiều lợi ích hơn so với những công ty thông thường: Chính phủ chi trả cho những dịch vụ không mang lại lợi nhuận; Chính phủ bảo lãnh nếu công ty có xu hướng phá sản (nhất là đối với các hãng vận tải hàng không); Hưởng chính sách ưu đãi về thuế. Tùy vào điều kiện cụ thể của từng nước mà cách thức thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí trong hoạt động giao thông sẽ không giống nhau. Sau đây là một số ví dụ cụ thể: - Luxembourg: Luxembourg đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cung cấp phương tiện giao thông công cộng miễn phí. Quốc gia nhỏ bé nằm ở 10
  15. trung tâm của EU đưa ra hỗ trợ này nhằm mục đích tăng cường sử dụng xe điện, xe lửa và xe buýt và tự thoát khỏi ùn tắc giao thông vốn vẫn thường đổ lỗi cho ô tô cá nhân.. - Singapore: Hệ thống giao thông tại Singapore tương đối hoàn chỉnh và khép kín với tổng chiều dài trên 3.000 km. Việc đi lại tại Singapore rất dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện, dù có hơi đắt hơn một chút khi so sánh với Việt Nam. Các loại hình giao thông tại Singapore bao gồm: Taxi, xe buýt, và tàu điện ngầm (Mass Rapid Transit – MRT). Hệ thống tàu điện ngầm (MRT) là phương tiện đi lại nhanh nhất ở Singapore. Với hệ thống đường ray trải rộng khắp, đồng nghĩa với việc phần lớn các điểm tham quan chính, các trường học, các trung tâm hành chính thương mại của Singapore đều nằm trong khoảng cách đi bộ được từ trạm MRT (5 – 15 phút). Phần lớn cư dân Singapore chọn tàu điện ngầm (MRT) là phương tiện đi lại chủ yếu, bởi giá cả rất phù hợp (được chính phủ ưu đãi) và mạng lưới các trạm dừng phủ khắp toàn thành phố. - Hoa Kỳ: Tại Hoa Kỳ, sự vận hành những hoạt động giao thông công cộng được trợ cấp tài chính bởi chính phủ địa phương và chính phủ của bang. Hoa Kỳ có một tổ chức liên bang chuyên trợ cấp tài chính cho các hoạt động giao thông công cộng mang tên FTA (Federal Transit Administration) - Thái Lan: Những năm gần đây, thủ đô Bangkok của Thái Lan liên tiếp trải qua những đợt ô nhiễm, khi nồng độ bụi mịn bằng và nhỏ hơn 2,5 micrometre (PM2.5) ở nhiều khu vực vượt quá ngưỡng an toàn tối đa là 50 microgram/m3, có hại cho sức khỏe. Giới chức buộc phải sử dụng các biện pháp khẩn cấp như hạn chế xe tải lớn, sử dụng súng phun hơi nước tại những khu vực có mật độ ô nhiễm nghiêm trọng. Mới đây, ngành giao thông Thái Lan công bố 7 biện pháp kiểm soát nguồn phát tán bụi mịn PM2.5. Cụ thể: Ngừng gia hạn đăng kiểm những phương tiện phát thải vượt quá các ngưỡng PM2.5; triển khai nhiều nhân viên kiểm tra khí thải phương tiện; phối hợp với Cục Kiểm soát Ô nhiễm để kiểm tra khí thải phương tiện; các trung tâm được cấp phép kiểm tra xe hơi phải kiểm tra lượng PM2.5 thải ra từ ô tô; thanh tra mức độ khí thải phương tiện của các công ty vận tải; lập đường dây nóng và một trang trên mạng xã hội để người dân đưa ra những kiến nghị và báo cho nhà chức trách về những phương tiện thải khói đen; và làm việc với các công ty tư nhân cũng như các hiệp hội liên quan đến xe buýt và xe chở khách công cộng nhằm cải thiện việc kiểm tra khí thải. - Ấn Độ: Tương tự Thái Lan, thủ đô New Delhi của Ấn Độ cũng đang bị bao phủ trong lớp khói mù dày đặc độc hại ở mức tồi tệ nhất trong nhiều năm 11
  16. qua. Nhà chức trách New Delhi phải áp dụng biện pháp "biển số chẵn - lẻ" trong vòng 2 tuần. Theo đó, xe mang biển số chẵn đi ngày chẵn, biển số lẻ đi ngày lẻ; nhằm giảm 1,2 triệu phương tiện lưu thông mỗi ngày. Nếu vi phạm sẽ bị phạt 4.000 rupee (tương đương 1,3 triệu đồng) - Hàn Quốc: Chính phủ Hàn Quốc tăng ngân sách để giải quyết ô nhiễm, kiểm soát số lượng phương tiện lưu thông, tạm dừng các công trình xây dựng. Tuy nhiên, các biện pháp này là chưa đủ. Hiện nay, Hàn Quốc cấm các phương tiện không thiết yếu lưu thông cách ngày trong khu vực thủ đô và 6 thành phố khác trong bốn tháng bắt đầu từ tháng 12 này. Ngoài ra, ô tô chạy diesel sản xuất trước năm 2005 bị cấm trong khu vực thủ đô từ tháng 3 năm sau. Bên cạnh đó, cũng đưa ra các giải pháp dài hạn, như tăng số lượng xe điện và hydro lên 1/3 trong tổng số phương tiện trong 10 năm tới. - Trung Quốc: Tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, từ năm 2017, hạn chế số lượng phương tiện giao thông mức 6 triệu đơn vị; thiết lập các hệ thống giao thông xanh, ưu tiên phát triển và khuyến khích người dân sử dụng các giao thông công cộng; thắt chặt tiêu chuẩn xả thải và tiêu chuẩn chất lượng nhiên liệu; kiểm tra thường xuyên phương tiện có khả năng gây ô nhiễm, loại bỏ phương tiện đời cũ; kêu gọi chuyển sang sử dụng phương tiện chạy bằng năng lượng sạch. Nhờ đó, Bắc Kinh đã ra khỏi danh sách 100 thành phố ô nhiễm nhất ở châu Á trong những năm gần đây. 1.3.2. Một số bài học rút ra cho Việt Nam Từ thực tiễn kiểm soát, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường không khi trong quá trình tiến hành hoạt động giao thông tại các quốc gia nêu trên, có thể rút ra một số bài học mà Việt Nam nên áp dụng. Cụ thể như sau: Thứ nhất: Tích cực phát triển các loại hình giao thông công cộng. Kinh nghiệm của tất cả các quốc gia nêu trên đầu cho thấy đây là giải pháp được áp dụng khá hiệu quả nhằm giảm thiểu áp lực lên môi trường không khí do khí thải giao thông, đặc biệt là từ các phương tiện giao thông cá nhân. Để thực hiện được mô hình này, cần sự đầu tư và hỗ trợ tích cực về tài chính của Nhà nước. Thứ hai: Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp kiểm định khí thải đối với các phương tiện giao thông, bao gồm cả các phương tiện giao thông cá nhân. Điều này đặc biệt hiễu ích đối với Việt Nam khi số lượng xe máy, loại phương tiện cá nhân phổ biến, được sử dụng ngày một nhiều. Thứ ba: Tăng cường áp dụng các biện pháp chế tài phù hợp. Các biện pháp này không chỉ trừng phạt mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc răn đe, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. 12
  17. Thứ tư: Phát triển giao thông xanh. Theo các chuyên gia, giao thông xanh là các phương tiện giao thông hạn chế thải khí CO2 và các loại khí thải độc hại khác ra môi trường. Giao thông xanh sử dụng sức người, năng lượng tái tạo, điện, khí thiên nhiên nén... Việc sử dụng xe đạp, xe máy, ô- tô điện, xe chạy bằng khí nén CNG; xe sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió… chính là tham gia giao thông xanh. Ở đô thị, ô nhiễm do các hoạt động giao thông vận tải chiếm khoảng 70%. Vì vậy, chính quyền và người dân cần nhận thức được những ảnh hưởng của việc sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đến chất lượng môi trường 13
  18. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN 2.1. Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông 2.1.1. Các quy định pháp luật về phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông * Các quy định về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Pháp luật hiện hành không có quy định riêng về việc đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường khi xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Theo quy định chung của pháp luật về đánh giá môi trường, cũng giống như phần lớn các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong các lĩnh vực khác, yêu cầu bảo vệ môi trường được đặt ra đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là việc thực hiện Đánh giá môi trường chiến lược. Theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thì các cơ quan chủ trì xây dựng hoặc điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược theo quy định tại điều 14 Luật bảo vệ môi trường 2014 và quy định tại Điều 8 Nghị định số 18/2015/NĐ- CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Theo các quy đinh này, việc lập Báo cáo ĐMC được thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng hoặc điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Cơ quan lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phải tự thực hiện ĐMC. Các chủ dự án sẽ phải thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường giống như các dự án đầu tư trong các lĩnh vực khác. Hiện không có quy định riêng cho hoạt động giao thông. Ngoài ra, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan (chủ dự án, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn môi trường) cũng được quy định khá cụ thể để đảm bảo an toàn môi trường trong quá trình triển khai dự án. * Các quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí và yêu cầu đối với phương tiện giao thông Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý 14
  19. được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường. Liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông, loại quy chuẩn được sử dụng chủ yếu là các quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải trong hoạt động giao thông.(điểm d khoản 2 Điều 113 Luật Bảo vệ môi trường) Cho đến nay để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí từ nguồn thải động, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành nhiều quy chuẩn về vấn đề này. Để tạo cơ sở cho việc quản lý các phương tiện trước khi được cho phép lưu thông trên thị trường phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí, Bộ Giao thông và Vận tải đã ban hành Thông tư số 30/2009/TT-BGTVT ngày 19/11/2009 quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới, gồm: + QCVN 04 : 2009/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới; + QCVN 05 : 2009/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe ôtô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới. Cùng với việc ban hành các thông tư quy định về quy chuẩn khí thải với ô tô, xe máy, mô tô, năm 2011 Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 49/2011/QĐ- TTg quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới. Theo đó từ ngày 01.01.2017, các loại xe ô tô, sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiểu chuẩn khí thải mức 4; mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 3. Ngày 01.01.2022, các loại xe ô tô nói trên sẽ phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 5. Trong đó, các mức tiêu chuẩn khí thải 3, 4 và 5 là tiêu chuẩn về phép thử và giới hạn gây ô nhiễm có trong khí thải tương ứng với mức tiêu chuẩn khí thải Euro 3, 4, 5 được quy định kỹ thuật về khí thải xe cơ giới của Ủy ban Kinh tế châu Âu hoặc trong chỉ thị của Liên minh châu Âu áp dụng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới. Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 45/2014/TT- BGTVT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 3 đối với xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới (QCVN 77:2014/BGTVT). Quy chuẩn này được xây dựng trên cơ sở TCVN 7357:2010 - Phương tiện giao thông đường bộ - Khí thải gây ô nhiễm phát ra từ mô tô - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu (sau đây viết tắt là TCVN 7357) và TCVN 9726:2013 - Phương tiện giao thông đường bộ - Khí thải gây ô nhiễm, khí thải CO2 và tiêu 15
  20. thụ nhiên liệu của mô tô hai bánh lắp động cơ cháy cưỡng bức hoặc cháy do nén - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu (sau đây viết tắt là TCVN 9726). * Các quy định về ngăn chặn ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông. Để ngăn chặn ô nhiễm môi trường không khí từ hoạt động giao thông vận tải hiện nay nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định về vấn đề này, như: Một là, phương tiện giao thông cơ giới phải được cơ quan đăng kiểm xác nhận đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mới được đưa vào sử dụng. Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải, thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Phương tiện giao thông không đáp ứng được các điều kiện này thì không được tham gia lưu thông. Hai là, tổ chức, cá nhân quản lý tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải có biện pháp giảm thiểu, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Ba là, pháp luật quy định các chủ phương tiện giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy không được thải khói, bụi, khí độc quá giới hạn cho phép vào không khí. Các chủ phương tiện giao thông không được gây tiếng ồn quá giới hạn cho phép. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các phương tiện gây ô nhiễm môi trường không khí tại các đô thị là các phương tiện công cộng, như xe buýt là một ví dụ điển hình. Bốn là, các chủ phương tiện có chạy xăng phải sử dụng xăng không pha chì nhằm giảm thiểu lượng chì thải vào không khí xung quanh theo quy định. 2.1.2. Các quy định về khắc phục ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông Khắc phục ô nhiễm môi trường là hoạt động giảm thiểu tác động của ô nhiễm đến môi trường, con người và nâng cao chất lượng môi trường tại khu vực môi trường bị ô nhiễm. Khắc phục ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động giao thông được thực hiện giống như khắc phục ô nhiễm môi trường do các hoạt động khác. Vì vậy, hiện không có quy định riêng cho lĩnh vực này mà nó được thực hiện theo quy định chung về khắc phục ô nhiễm môi trường. Để khắc phục ô nhiễm môi trường nói chung, pháp luật hiện hành chia khu vực ô nhiễm thành 3 mức độ: ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng và quy định về cách thức xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2