Đề tài " Một số giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty Tân Bắc Đô "
lượt xem 39
download
Quá trình hội nhập phát triển nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam ra nhập WTO đã tạo cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng nhiều cơ hội và thách thức mới. Hội nhập đồng nghĩa với hàng hoá bên ngoài tràn vào với giá giẻ hơn và những hàng hoá có lợi thế trong nước sẽ xuất sang thị trường nước ngoài nhiều hơn, đồng thời cũng làm tăng sức ép cạnh tranh vốn đã gay gắt lại càng gay...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài " Một số giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty Tân Bắc Đô "
- Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại Đề tài " Một số giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty Tân Bắc Đô " 1 Nguyễn Việt Anh Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY ............. 6 TÂN BẮC ĐÔ TRONG NHỮNG NĂM QUA ........................................ 6 1.1. Giới thiệu chung về công ty Tân Bắc Đô. ..................................... 6 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. ........................ 6 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty......................................... 7 1.1.3. Lĩnh vực đăng ký kinh doanh, loại hình doanh nghiệp. ............. 7 1.1.4. Tổ chức bộ máy của công ty. .................................................... 7 1.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty . .................................. 7 1.1.4.2. Công tác tài chính của công ty. .......................................... 9 1.2. Thực trạng xuất khẩu của công ty. ............................................. 13 1.2.1. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty. ..................... 13 1.2.2. Kết quả xuất khẩu hàng dệt may của công ty trong thời gian qua.................................................................................................... 14 1.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu. ...................................................... 14 1.2.2.2. Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động xuất khẩu của công ty. . 17 1.2.2.3. Tình hình thanh toán tiền hàng xuất khẩu của công ty. ..... 18 1.2.3. Đánh giá về tình hình xuất khẩu của công ty . ........................ 19 1.2.3.1. Kết quả đạt được. ............................................................. 19 1.2.3.2. Những tồn tại. .................................................................. 20 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của công ty. .. 20 1.3.1. Tiềm lực về tài chính của công ty. .......................................... 20 1.3.2. Thị trường xuất khẩu. ............................................................. 21 1.3.3. Nguồn lao động chưa đủ đáp ứng cho hoạt động sản xuất của công ty. ..................................................................................................... 21 1.3.4. Công nghệ sản xuất. ................................................................ 22 1.3.5. Thuế. ...................................................................................... 22 1.3.6. Tỷ giá hối đoái. ....................................................................... 23 1.3.7. Hàng rào thuế quan. ................................................................ 23 2 Nguyễn Việt Anh Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TÂN BẮC ĐÔ ............ 24 2.1. Định hướng phát triển của công ty. ............................................ 24 2.1.1. Về chất lượng sản phẩ m. ......................................................... 25 2.1.2. Đa dạng hóa và cải tiến mẫu mã sản phẩ m. ............................. 26 2.1.3. Về lao động. ........................................................................... 26 2.1.4. Về máy móc thiết bị. ............................................................... 27 2.1.6. Tăng cường liên kết chặt chẽ với các Ngân hàng để tạo lập kênh huy động vốn. ................................................................................... 28 2.2. Những giải pháp tài chính và một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty Tân Bắc Đô. ................................... 28 2.2.1. Xây dựng kế hoạch về vốn đầu tư và kinh doanh. ................... 28 2.2.2. Tổ chức huy động các nguồn vốn. .......................................... 31 2.2.3. Lựa chọn đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán trong hợp đồng. ................................................................................................ 32 2.2.4. Lựa chọn phương thức thanh toán sao cho an toàn và hiệu quả. ......................................................................................................... 34 2.2.5. Những kiến nghị với Nhà nước. .............................................. 36 2.2.5.1. Chính sách thuế và các ưu đãi. ......................................... 36 2.2.5.2. Chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp thúc đẩy xuất khẩu. ..................................................................................... 36 2.2.5.3. Khắc phục tình trạng kiểm soát thông tin của ngành dệt may. .............................................................................................. 37 2.2.5.4. Một số kiến nghị khác. ..................................................... 38 KẾT LUẬN ............................................................................................. 39 3 Nguyễn Việt Anh Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại LỜI MỞ ĐẦU Quá trình hội nhập phát triển nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam ra nhập WTO đã tạo cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng nhiề u cơ hội và thách thức mới. Hội nhập đồng nghĩa với hàng hoá bên ngoài trà n vào với giá giẻ hơn và những hàng hoá có lợi thế trong nước sẽ xuất sang thị trường nước ngoài nhiều hơn, đồng thời cũng là m tăng sức ép cạnh tranh vốn đã gay gắt lại càng gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp. Do đó để đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu cần phả i có những định hướng chiến lược đúng đắn, vận dụng tối đa các chính sách tài chính cũng như đưa ra các giải pháp tài chính phù hợp. Vấn đề tài chính đóng vai trò quan trọng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, việc đánh giá và đưa ra các giải pháp tài chính đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu chiến lược trong kinh doanh của mình, mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến công nghệ kỹ thuật thiết bị máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩ m và tăng tính cạnh tranh của hàng hoá, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty Tân Bắc Đô em nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả các giải pháp tài chính trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, em đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty Tân Bắc Đô.” Trên cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trong hai nă m 2006 và 2007, đề tài tập trung vào tình hình và kinh nghiệ m thực tế của hoạt động xuất khẩu để từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằ m góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty. 4 Nguyễn Việt Anh Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 2 chương: - Chương 1: Thực trạng Xuất Khẩu của công ty Tân Bắc Đô trong những năm qua. - Chương 2: Một số giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty Tân Bắc Đô. Chuyên đề được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Lê Thị Kim Nhung và sự giúp đỡ của các cô chú phòng kế toán của công ty Tân Bắc Đô. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Lê Thị Kim Nhung và các cô chú phòng kế toán công ty Tân Bắc Đô. 5 Nguyễn Việt Anh Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TÂN BẮC ĐÔ TRONG NHỮNG NĂM QUA 1.1. Giới thiệu chung về công ty Tân Bắc Đô. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Xuất phát từ việc nghiên cứu thị trường về nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như người tiêu dùng nước ngoài về mặt hàng trang phục dệt - may, đặc biệt là mặt hàng trang phục dệt len mùa đông. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Bắc Đô đã được thành lập ngày 23/01/2002 theo giấy phép kinh doanh số 0102004417 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp. Công ty được thành lập với mức vốn ban đầu là 400.000.000 VNĐ. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Bắc Đô có trụ sở chính tại số 23 B20 Nghĩa Tân, Cầu giấy, Hà Nội. Ngay trong những năm đầu đi vào hoạt động, quy mô còn nhỏ nhưng sản phẩm dệt len của công ty chỉ nhằm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng tại các nước Đông Âu ( Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Nga …). Đến nay trả i qua hơn 6 năm đi vào hoạt động, công ty đang có được những bước phát triển đáng mừng, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 6 nă m qua là 205%. Với sự nỗ lực của tập thể công nhân viên đã giúp cho công ty có được hướng đi ngày càng vững chắc hơn. Về cơ sở vật chất hiện nay, công ty có hai cơ sở sản xuất, một nằ m tại Phương Đình, Đan Phượng, Hà Tây với diện tích hơn 6.000 m2 mặt bằng và gần 2.000 m2 nhà xưởng là nơi sản xuất, một nằm tại thị trấ n Phùng Đan Phượng, Hà Tây với diện tích 3.200 m2 là nơi thu gom hàng, kiể m hoá và đóng kiện. Qua hơn 6 năm hình thành và đi vào hoạt động, công ty TNHH Tâ n Bắc Đô đã giải quyết công ăn việc làm cho gần 250 công nhân. Như vậy , 6 Nguyễn Việt Anh Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại công ty đã góp phần nào sức người, sức của vào việc xây dựng và ổn định kinh tế đất nước. 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. Kèm theo giấy phép thành lập công ty, bản đăng ký kinh doanh số 0102004417 và các quyết định ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Tân Bắc Đô có quy định chức năng và nhiệm vụ của công ty như sau: - Sản xuất, kinh doanh trang phục dệt len mùa đông phục vụ tiê u dùng trong nước và xuất khẩu. Bao gồm các mặt hàng chủ yếu như: Các loại quần áo len, khăn len và mũ len. - Công ty phải có nhiệ m vụ sản xuất và kinh doanh theo đúng mặt hàng đã đăng ký kinh doanh. - Công ty phải có trách nhiệ m nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước tại địa phương theo quy định của pháp luật. - Phải đảm bảo mọi quyền lợi cho người lao động. Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo luật lao động đã quy định. 1.1.3. Lĩnh vực đăng ký kinh doanh, loại hình doanh nghiệp. - Loại hình doanh nghiệp: Là công ty TNHH 2 thành viên trở lên - Lĩnh vực đăng ký kinh doanh: + Sản xuất kinh doanh hàng dệt may xuất khẩu. + Dịch vụ thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu. + Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa. + Kinh doanh bất động sản. 1.1.4. Tổ chức bộ máy của công ty. 1.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty . Được thành lập theo hình thức Công ty TNHH nên cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức khá đơn giản nhưng đầy đủ các phòng ban cần thiết để đảm bảo thực hiện được chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh 7 Nguyễn Việt Anh Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại doanh của mình. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Tân Bắc Đô là cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến chức năng, lãnh đạo cấp cao nhất là Giám đốc, tiếp đến là phó giám đốc, sau đó là trưởng các phòng ban. Sơ đồ 1. Bộ máy quản lý của công ty - Giám đốc: Là người chịu trách nhiệ m trước Nhà nước theo quy định hiện hành, là người ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định một cách có hiệu quả nhất. Đồng thời giám đốc công ty Bắc Đô phụ trách kiê m phầ n kỹ thuật - Phó giám đốc: Giúp giá m đốc chỉ đạo sản xuất kinh doanh, phối hợp với các phòng ban, phân xưởng duy trì quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy. - Phòng Tổ chức hành chính: Giúp công ty quản lý nhân sự, sắp xếp các hoạt động trong công ty về các khoản như lương, thưởng, tổ chức những cuộc đi chơi nghỉ mát, đãi ngộ cho công nhân viên trong công ty. - Phòng Kế hoạch: Chịu trách nhiệ m về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, từ việc lập nên các kế hoạch kinh doanh của năm, quý đến việc 8 Nguyễn Việt Anh Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại đưa ra các triến lược kinh doanh trước sự thay đổi của môi trường bê n ngoài. -Phòng Kế toán: Lập kế hoạch theo dõi hướng dẫn các mặt công tác về tài chính, kế toán giúp công ty chủ động về nguồn vốn. - Phòng chế mẫu: Chịu trách nhiệm thiết kế các mẫu mã sản phẩm, đưa ra các thông số kỹ thuật của sản phẩm như: kích cỡ, trọng lượng, số mũi trên một đường dệt, màu sắc… - Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm triển khai các mã hàng mới cùng vói phòng mẫu và tư vấn cho phòng kế hoạch, phòng tài chính về vấn đề mua và nhập khẩu trang thiết bị máy móc phục vu cho hoạt động sản xuất của Công ty - Phòng KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra sản phẩm xuất xưởng của công ty về các thông số mà phòng thiết kế đã đưa ra như: kích cỡ, trọng lượng, độ co giãn, mầu sắc. - Hệ thống các phân xưởng: Có nhiệ m vụ triển khai sản xuất sả n phẩ m theo mẫu mã, kích cỡ, mầu sắc... mà ban lãnh đạo yêu cầu. Ngoài ra công ty còn các đại lý bán và giới thiệu sản phẩm. 1.1.4.2. Công tác tài chính của công ty. a. Công tác kế hoạch hóa các chỉ tiêu tài chính. Để đáp ứng yêu cầu và mục đích kinh doanh bằng việc cụ thể hóa biệ n pháp tổ chức vận động vốn, nâng cao hiệu quả kinh tế của tiền vốn, nhằ m thực hiện phương án kinh doanh và các quyết định tài chính của công ty, Giá m đốc công ty xây dựng kế hoạch tài chính cho công ty trên cơ sở căn cứ vào tình hình thực hiện tài chính của năm trước_ năm thực hiện, và că n cứ vào việc xây dựng các kế hoạch khác trong công ty cũng như dự báo về tình hình biến động của thị trường, mức tài chính nă m kế hoạch dựa trên sự phân tích tài chính nă m thực hiện và mục tiêu mà công ty đề ra cần đạt được trong nă m kế hoạch. Ngoài ra kế hoạch tài chính của công ty cũng 9 Nguyễn Việt Anh Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại dựa trên định mức chi phí, như chi mua nguyên vật liệu, hàng hóa, nhiê n liệu, vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chi trả các dịch vụ mua ngoài, và các chi phí khác như chi mua văn phòng phẩ m, đồ dùng . . . , việc chi mua sắm thêm tài sản bổ sung trong quá trình sả n xuất kinh doanh phải lập kế hoạch theo quý thông qua kỳ họp thường k ỳ của Ban lãnh đạo Công ty. Chi giao dịch tiếp khách không quá 2% doanh thu, chi quà tặng cho cán bộ công nhân viên nhân dịp lễ tết, định mức tồn quỹ là 10 triệu đồng, tùy từng thời điểm chi trả tiền nguyên liệu, tiề n lương… phải huy động khoản tiền lớn thì tồn quỹ phải tăng tương ứng. Ngoài việc lập kế hoạch tài chính năm thì công ty còn lập kế hoạch cho từng tháng, quý. b. Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính. Tài chính là một nhân tố hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Để sử dụng các nguồn tài chính một cách có hiệu quả, tránh tình trạng thất thoát lãng phí, hoặc sử dụng không đúng mục đích, thì mỗi doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra tài chính. Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính tại công ty được thực hiện như sau: Giám đốc công ty trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc có quyền tổ chức quản lý và sử dụng vốn, tà i sản của công ty có hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra. Tại Công ty có tổ công tác thanh tra, kiể m tra tài chính do ban lãnh đạo công ty lập ra, tổ công tác có 3 kiể m soát viên trong đó có ít nhất một người có trình độ chuyên môn về kế toán. Cuối mỗi tháng, các kiểm soát viên kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản của công ty, và định kỳ 3 tháng Ban lãnh đạo Công ty họp một lần để xem xét tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bảng 10 Nguyễn Việt Anh Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại tổng kết năm tài chính của công ty, trình lên Ban lãnh đạo công ty kết quả thẩ m tra tài chính và nêu ý kiến độc lập của mình.. Giám đốc công ty và kế toán trưởng có trách nhiệm lập quyết toán nă m của công ty và chịu trách nhiệ m trước pháp luật về các số liệu đã công bố. c. Công tác huy động vốn của công ty. Vốn là một trong những nhân tố tác động lớn tới hoạt động sản xuất của công ty, thiếu vốn công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua nguyên vật liệu, đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất… Là công ty TNHH với số vốn ban đầu không lớn, để đáp ứng cho hoạt động sản xuất xuất khẩu công ty đã có nhiều chính sách huy động vốn. Hiện tại Công ty khai thác vốn bằng 2 nguồn chính là nguồn vốn tự có của công ty và vay vốn của ngân hàng. Trong những nă m qua hoạt động kinh doanh của công ty đạt được kết quả cao, hàng nă m lợi nhuận thu được của công ty được đưa vào nguồn vốn hoạt động kinh doanh của công ty, nhằ m đầu tư mua trang thiết bị máy móc và mua nguyên vật liệu. 11 Nguyễn Việt Anh Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại Bảng 1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Tân Bắc Đô. Đơn vị: đồng STT Chỉ t iêu Mã số Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu thuần 11 13.902.809.890 23.205.251.880 2 Giá vốn hàng bán 12 9.379.219.910 19.626.583.020 3 Chi phí quản lý doanh nghiệp 13 2.197.140.705 993.409.416 4 Chi phí tài chính 14 1.259.277.210 926.345.756 Lợi nhuận thuần từ hoạt động 5 20 1.067.172.065 1.658.913.680 kinh doanh(20=11-12-13-14) 6 Lãi khác 21 5.770.835 0 7 Lỗ khác 22 0 0 Tổng lợi nhuận kế 8 30 1.072.942.900 1.658.913.680 toán(30=20+21-22) Các khoản điều chỉnh tăng( 9 giảm) lợi nhuận xác định 40 0 0 lợinhuận chịu thuế TNDN Tổng lợinhuận trước 10 50 1.072.942.900 1.658.913.680 thuếTNDN(50=30+(-)40) Thuế thu nhập doanh nghiệp 11 60 300.424.012 464.495.830 phải nộp Lợi nhuận sau thuế(70=30- 12 70 772.518.888 1.194.417.850 60) (Nguồn: Phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu – công ty TNHH Tân Bắc Đô). 12 Nguyễn Việt Anh Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại 1.2. Thực trạng xuất khẩu của công ty. Trong những năm gần đây hoạt động xuất khẩu của công ty đạt được kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh việc nâng cao hoạt động xuất khẩu, có vị thế nhất định trên thị trường công ty còn đóng góp một phần vào phát triể n của đất nước. 1.2.1. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty. Thị trường tiêu thụ chính các sản phẩm dệt may của công ty là thị trường các nước Đông Âu. Ngay từ khi thành lập, công ty đã định hướng thị trường xuất khẩu chính của mình là thị trường các nước Đông Âu, với sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng dệt len đây là mặt hàng có khả năng tiêu thụ cao ở thị trường này. Thị trường Đông Âu là một thị trường có nhiều tiề m năng, bên cạnh đó thị trường này có những điều kiện phù hợp với hoạt động của công ty như: thị yếu của người tiêu dùng không đòi hỏ i cao về mẫu mã, kiểu dáng… Cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty thể hiện qua biểu đồ sau: 5 0 §«ng ¢u ThÞ trêng kh¸c 95 Biểu đồ thị trường xuất khẩu 13 Nguyễn Việt Anh Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại Hiện công ty đã xuất khẩu đi hơn mười nước trên thế giới, trong đó thị trường lớn nhất là thị trường Đông Âu (Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Nga, Rumani…) chiế m tới 95% kim ngạch xuất khẩu, thị trường khác chiế m 5% kim ngạch xuất khẩu (trong đó thị trường trong nước chiếm 1% doanh thu bán hàng). Các sản phẩ m chính xuất khẩu mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn là các sản phẩ m dệt len như: Quần áo len người lớn, quần áo len trẻ em… 1.2.2. Kết quả xuất khẩu hàng dệt may của công ty trong thời gian qua. Những năm qua hoạt động xuất khẩu của công ty Tân Bắc Đô đã đạt được những kết qủa đáng khích lệ. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa, hội nhập công ty đã có hướng đi đúng đắn trong chiến lược kinh doanh của mình, từng bước tiếp cận với các thị trường có tiềm năng lớn. Tuy là một công ty mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn nhưng với kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình, công ty dã khẳng định được chỗ đứng trong thị trường xuất khẩu hàng dệt may của mình và góp phần vào đẩy mạnh nền kinh tế đất nước. 1.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu. Trong những năm qua giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty Tân Bắc Đô có xu hướng tăng lên rõ rệt được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2. Kim ngạch xuất khẩu và doanh thu xuất khẩu của công ty. % tốc độ % tốc độ Giá tri xuất Doanh thu xuất Năm tăng so với tăng so với khẩu (USD) khẩu (đồng) năm trước năm trước 2006 866.214,46 _ 13.772.809.890 _ 2007 1.433.880,43 65,53 23.025.251.880 67,16 Quý I (2008) 480.142,88 _ 7.675.083.960 _ 14 Nguyễn Việt Anh Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại (Nguồn: Phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu – công ty TNHH Tân Bắc Đô). Qua bảng kim ngạch xuất khẩu của công ty ta thấy từ năm 2006 tới quý I nă m 2008 tăng lên, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 65,53% so với năm 2006 tương ứng tăng 567.665,97 USD. Sở dĩ có sự tăng lên như vậy là do công ty đã tích cực trong công tác điều tra, nghiên cứu thị yếu của người tiêu dùng, bên cạnh đó công ty tìm được nhiều bạn hàng và ký thê m được nhiều hợp đồng xuất khẩu với các đối tác nước ngoài. Trong quý I năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt khá cao (480.142,88 USD) bằng 1/3 kim ngạch xuất khẩu cả năm 2007. Như vậy, với nền kinh tế thị trường mở rộng thì ngành dệt may có triển vọng lớ n trong việc xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trong những năm tới. Để thấy rõ hơn về kim ngạch xuất khẩu của công ty, ta xem xét tới kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng: 15 Nguyễn Việt Anh Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại Bảng 3. Kim ngạch xuất khẩu theo các mặt hàng. Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007/2006 Mặ t Kim Tỷ Tỷ Tỷ lệ phần TT Kim ngạch Chênh lệch hàng ngạch trọng trọng trăm chênh (USD) (USD) (USD) (%) (%) lệch (%) Quần áo len 1 297.685 34,37 520.581,6 36,31 222.896,6 74,88 người lớn Quần áo 2 len trẻ 277.100 31,99 351.341,5 24,5 74.241,5 26,79 em 3 Khăn len 91.173 10,52 183.371,85 12,79 92.198,85 101,13 4 Mũ len 96.635,5 11,15 109.944,6 7,67 13.309,1 13,77 Quần âu, 5 quần 70.763 8,17 113.390 7,91 42.627 60,24 soóc á o sơ 6 mi, áo 32.857,96 3,8 155.250,88 10,82 122.392,92 372,49 phông (Nguồn: Phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu – công ty TNHH Tân Bắc Đô). Qua bảng kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng ta thấy: kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng quần, áo len người lớn và trẻ em chiế m tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, đây là hai mặt hàng xuất khẩu chính của công ty; mặt hàng khăn len và áo sơ mi, áo phông tuy kim ngạch xuất khẩu chiế m tỷ trọng không cao nhưng tốc độ phát triển tăng 16 Nguyễn Việt Anh Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại khá cao. Nguyên nhân là do sản lượng xuất khẩu mặt hàng này trong nă m 2007 tăng cao so với sản lượng năm 2006. 1.2.2.2. Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động xuất khẩu của công ty. Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động xuất khẩu của công ty chủ yếu là từ nguồn vốn chủ sở hữu và các nguồn huy động từ bên ngoài. Để thấy rõ tình hình nguồn vốn của công ty ta đi xem xét qua bảng tình hình tài chính của công ty trong hai năm qua: Bảng 4. Bảng tình hình tài chính của công ty. So sánh 2007/2006 Đơn vị Năm Chỉ t iêu Năm 2006 Mức Tỷ lệ % tính 2007 chênh lệch CL (%) Vốn lưu động Tr.đ 8.076 12.620 4.544 56,26 Vốn cố định Tr.đ 15.265 13.540 -1.725 -11,3 NVCSH Tr.đ 23.341 26.160 2.819 12,1 Nợ phải trả Tr.đ 11.050 16.120 5.070 45,88 Tổng NVKD Tr.đ 34.391 42.280 7.889 22,94 NVCSH/TổngNVKD % 67,87 61,87 -6,2 -9,14 Nợ phải % 32,13 38,13 6 18,67 trả/TổngNVKD Nguồn: Công ty TNHH Tân Bắc Đô. Qua bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn của công ty là khá tốt, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao hơn so với nguồn công nợ phả i trả. Tỷ lệ giữa NVCSH trên tổng NVKD của công ty trong hai năm qua có xu hướng giả m từ 67,87% trong nă m 2006 xuống còn 61,87% trong nă m 2007. Tuy có xu hướng giả m như vậy nhưng khả năng tự chủ của công ty cao, tính độc lập về tài chính tốt. Tỷ lệ giữa nợ phải trả trên tổng NVKD tăng từ 32,13% trong năm 2006 lên 38,13% trong năm 2007. Nguồn vố n chủ sở hữu của công ty tăng lên từ 23.341 triệu đồng nă m 2006 lên 26.160 17 Nguyễn Việt Anh Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại triệu đồng nă m 2007. Nguyên nhân là do nguồn vốn cố định giả m từ 15.265 triệu đồng năm 2006 xuống 13.540 triệu đồng nă m 2007, trong khi đó nguồn vốn lưu động tăng nhanh từ 8.076 triệu đồng năm 2006 lê n 12.620 triệu đồng năm 2007. Tốc độ gia tăng vốn cố định thấp hơn tốc độ gia tăng của vốn lưu động cho thấy thị trường tiêu thụ của công ty ngày càng cao. Do đó công ty cần đưa thêm công nghệ, thiết bị máy móc mới để mở rộng hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó nhu cầu vốn lưu động của công ty tăng do doanh thu bán hàng tăng. Đương nhiên sự gia tăng doanh thu kéo dài sẽ đòi hỏi phải tăng tài sản cố định. Doanh thu của công ty có xu hướng tăng, để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường cũng như khách hàng công ty cần vay thê m vốn để tăng vốn lưu động, đầu tư mua trang thiết bị máy móc… thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. 1.2.2.3. Tình hình thanh toán tiền hàng xuất khẩu của công ty. Ngay từ khi thành lập với số vốn không lớn, qui mô hoạt động kinh doanh còn nhỏ. Để có thể thực hiện tốt cho việc sản xuất và đáp ứng nhu cầu của khách hàng công ty áp dụng thanh toán theo phương thức ứng trước, tức là người mua chấp nhận giá hàng hoá của người bán và chuyể n tiền thanh toán cùng với đơn đặt hàng chắc chắn trước khi hàng hoá được người bán gửi đi. Số tiền khách hàng ứng trước được dùng vào mua nguyên vật liệu và bù đắp vào khấu hao thiết bị Trong những nă m gần đây, để thu hút khách hàng mới và giữ khách hàng truyền thống công ty áp dụng thê m thanh toán bằng phương thức ghi sổ, tức là phương thức thanh toán trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoà n thành giao hàng thì ghi nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi, việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kỳ như đã thoả thuận. Đồng tiền thanh toán và tính giá công ty sử dụng là đồng USD, qui định giá theo phương pháp giá cố định. 18 Nguyễn Việt Anh Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại Đánh giá một cách tổng quan thì tình hình thanh toán tiền hàng xuất khẩu của công ty là khá hợp lý, bên cạnh đó việc sử dụng các phương thức thanh toán này công ty cũng có thể gặp một số rủi ro như: sau khi nhậ n hàng khách hàng có thể sẽ không thanh toán hoặc không thể thanh toán; hoặc trì hoãn kéo dài thời gian thanh toán, làm cho công ty ứa đọng vốn, khó thu hồi nợ. 1.2.3. Đánh giá về tình hình xuất khẩu của công ty . 1.2.3.1. Kết quả đạt được. - Kết quả đạt được: Trong những nă m qua việc xuất khẩu của công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: + Khối lượng xuất khẩu hàng hoá tăng, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO thị trường mở rộng, công ty đã mở rộng thị trường xuất khẩ u sang nhiều nước, bên cạnh thị trường xuất khẩu chính là thị trường Đông Âu công ty đã hướng xuất khẩu hàng hoá sang nhiều thị trường tiề m năng như Mỹ, EU, Nhật…thể hiện rõ qua kim ngạch xuất khẩu quý I năm 2008 đạt 480.142,88 USD bằng 1/3 so với kim ngạch xuất khẩu năm 2007. + Cơ cấu chất lượng sản phẩm dệt may của công ty từng bước nâng cao trong những nă m gần đây, thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 1.433.880,43 USD tăng 65,53% so với kim ngạch xuất khẩu nă m 2006. - Nguyên nhân: Để đạt được kết quả trên là do: + Công ty chủ động và nhận bén trong việc tìm bạn hàng và cơ hội kinh doanh. + Công ty đã xây dựng chiến lược tổng thể về thị trường, nắm rõ năng lực và hiện trạng của sản xuất, đặc điểm tính chất và thể chế của thị trường các nước nhập khẩu. 19 Nguyễn Việt Anh Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại 1.2.3.2. Những tồn tại. - Tồn tại: Tuy đạt được kết quả đáng khích lệ nhưng công ty vẫn còn tồn tạ i những yếu kém trong hoạt động xuất khẩu: + Mẫu mã của hàng hoá vẫn chưa đa dạng, bên cạnh đó công ty chưa có chính sách cắt giảm những sản phẩ m không còn phù hợp. + Thị trường xuất khẩu chưa được mở rộng, nhiều thị trường tiề m năng công ty vẫn chưa tạo được vị thế vững chắc. - Nguyên nhân: + Do nguồn vốn của công ty chưa đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất, thiếu vốn trong việc nâng cao công nghệ sản xuất, cải tiến nâng cấp cơ sở sản xuất… + Do sự cạnh tranh gay gắt bởi các nước xuất khẩu hàng dệt may lớ n và có ưu thế về nguyên liệu đầu vào như Trung Quốc… + Do công nghệ sản xuất vẫn còn lạc hậu, trình độ của công nhâ n viên còn hạn chế trong hoạt động xuất khẩu. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của công ty. 1.3.1. Tiềm lực về tài chính của công ty. Việt Nam ra nhập WTO là một cơ hội nhưng cũng là thách thức lớ n cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này phải làm thế nào để nâng cao chất lượng hàng hoá nhưng vẫn không nâng giá, chiếm lĩnh thị trường, đồng thời tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài. Đối với Công ty Tân Bắc Đô, với nguồn vốn ban đầu không lớn, vố n lưu động không nhiều để nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng cường xuất khẩu là rất khó. Hiện tại Công ty khai thác vốn bằng 2 nguồn chính là nguồn vốn tự có của công ty và vay vốn của ngân hàng. Nguồn vốn tự có của công ty chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu của công ty, công ty 20 Nguyễn Việt Anh Khoa Kế toán – Kiểm toán
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “Một số giải pháp Marketing nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với khách sạn quốc tế ASEAN ”
89 p | 886 | 379
-
Đề tài "Một số giải pháp marketing nhằm hoàn thiện và nâng cao mức độ thỏa mãn khách hàng của Công ty TM-DV Tràng Thi"
71 p | 636 | 351
-
Đề tài "Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2003 - 2010"
99 p | 645 | 338
-
Đề tài “Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Công nghiệp – CDC"
51 p | 650 | 335
-
Đề tài: Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
29 p | 839 | 319
-
Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở Công ty Thực phẩm Hà Nội
108 p | 1085 | 258
-
Đề tài: Một số giải pháp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ ở KBNN Hà Tây
63 p | 479 | 235
-
Đề tài :”Một số giải pháp Marketing cho sản phẩm trà LEROS thâm nhập vào thị trường Việt Nam”
37 p | 262 | 81
-
Đề tài: “Một số giải pháp về kênh phân phối nhằm tiêu thụ sản phẩm của công ty bia Việt Hà tại thị trường Hà Nội “.
37 p | 203 | 70
-
Luận văn đề tài:" đề tài: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Trì”.
53 p | 226 | 69
-
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm hội nghị tiệc cưới Unique
0 p | 272 | 45
-
Đề tài: Một số giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
9 p | 190 | 44
-
Luận văn đề tài : Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa
83 p | 168 | 41
-
Đề tài: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Minh Á.
70 p | 111 | 15
-
Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển Công ty TNHH Xây dựng Cấp nước Bình an đến năm 2015
82 p | 137 | 14
-
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch 2 tại Ngân hàng phát triển Việt Nam
45 p | 129 | 14
-
Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI TỈNH ĐIỆN BIÊN CỦA SỞ THƯƠNG MẠI DU LỊCH ĐIỆN BIÊN
49 p | 101 | 9
-
Đề tài: Một số giải pháp cơ bản hướng đến quản lý tài nguyên đất đai vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay
7 p | 192 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn