Đề tài: Nâng cao công tác quản lý trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
lượt xem 44
download
Đề tài: Nâng cao công tác quản lý trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ra đời nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy trình, trình tự cũng như các vấn đề liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng để việc thực hiện các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được hoàn thiện đúng yêu cầu được giao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Nâng cao công tác quản lý trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- ttk1204@gmail.com PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay một trong những nguyên nhân gây chậm trến tiến độ, tăng chi phí trong quá trình đầu tư xây dựng là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Đây là công tác phức tập, liên quan đến nhiều vấn đề. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhu cầu về đầu tư xây dựng cao, những dự án liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng nhiều do đó làm thê nào để nâng cao công tác này là một vấn đề cần giải quyết. Đề tài “Nâng cao công tác quản lý trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai “ ra đời nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy trình, trình tự cũng như các vấn đề liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng để việc thực hiện các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được hoàn thiện đúng yêu cầu được giao. 2. Đối tượng nghiên cứu Dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai . 3. Phạm vi nghiên cứu Ông tác bồi thường giải phóng mặt bằng 4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nâng cao công tác quản lý trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết và luật quy định 6. Kết cấu của luận văn: Tài liệu tham khảo
- NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Nội dung thực hiện và tài liệu thực hiện luận văn: Phần Mở đầu: - Tình hình quản lý trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - Sự cần thiết tiến hành đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về bồi thường giải phóng mặt bằng 1.1 Công tác đền bù giải phóng mặt bằng và các khái niệm liên quan 1.1 .1 Công tác đền bù giải phóng mặt bằng - Giải phóng mặt bằng: Là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định để trả lại mặt bằng thực hiện các quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới. Quá trình giải phóng mặt bằng được tính từ khi bắt đầu hình thành hội đồng giải phóng mặt bằng đến khi giải phóng xong và giao cho chủ đầu tư mới. Đây là một quá trình đa dạng và phức tạp thể hiện sự khác nhau giữa các dự án và liên quan trực tiếp đến các bên tham gia và của toàn xã hội. - Ý Nghĩa: Trong điều kiện nước ta hiện nay, “Giải phóng mặt bằng” là một trong những công việc quan trọng phải làm trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự cần thiết triển khai xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng, nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, theo đó các cơ sở văn hoá giáo dục, thể dục thể thao cũng đuợc phát triển, tốc độ đô thị hoá cũng diễn ra nhanh chóng. Công tác giải phóng mặt bằng mang tính quyết định tiến độ của các dự án, là khâu đầu tiên thực hiện dự án. Có thể nói: “Giải phóng mặt bằng nhanh là một nửa dự án”. Việc làm này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư, mà còn ảnh hưởng đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của người bị thu hồi đất - Vai trò của công tác giải phóng mặt bằng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước : Đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng
- Ở mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế xã hội có một sự phát triển thích ứng của hạ tầng kinh tế xã hội. Với tư cách là phương tiện vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế xã hội lại trở thành lực lượng sản xuất quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội mà trong đó giải phóng mặt bằng là điều kiện tiên quyết để dự án có được triển khai hay không. - Về mặt tiến độ hoàn thành của dự án + Tiến độ thực hiện các dự án phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau như: Tài chính, lao động, công nghệ, điều kiện tự nhiên, tập quán của người dân trong diện bị giải toả… Nhưng nhìn chung, nó phụ thuộc nhiều vào thời gian tiến hành giải phóng mặt bằng. + Giải phóng mặt bằng thực hiện đúng tiến độ đề ra sẽ tiết kiệm được thời gian và việc thực hiện dự án có hiệu quả. Ngược lại giải phóng mặt bằng kéo dài gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình cũng như chi phí cho dự án, có khi gây ra thiệt hại không nhỏ trong đầu tư xây dựng. Chẳng hạn một dự án dự kiến hoàn thành đến hết mùa khô nhưng do giải phóng mặt bằng chậm, kéo dài nên việc xây dựng phải tiến hành vào mùa mưa gây khó khăn cho việc thi công cũng như tập trung vốn, lao động, công nghệ cho dự án này và ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án khác. - Về mặt kinh tế của dự án: Giải phóng mặt bằng thực hiện tốt giảm tối đa chi phí cho việc giải toả đền bù, có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho các công trình khác. giải phóng mặt bằng kéo dài dẫn đến chi phí bồi thường lớn, không kịp hoàn thành tiến độ dự án dẫn đến sự quay vòng vốn chậm gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Đặc biệt, các nhà đầu tư trong nước có nguồn vốn hạn hẹp thì việc quay vòng vốn là rất cần thiết để đảm bảo tận dụng cơ hội đấu thầu của các công trình khác. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nếu công tác giải phóng mặt bằng không được thực hiện tốt sẽ xảy ra hiện tượng “treo” công trình làm cho chất lượng công trình bị giảm, các mục tiêu ban đầu không thực hiện được, từ đó gây lãng phí rất lớn cho ngân sách Nhà nước. Mặt khác, khi giải quyết không thoả đáng quyền, lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi sẽ dễ dàng nỗ ra những khiếu kiện, đặc biệt là những khiếu kiện tập thể, làm cho tình hình chính trị - xã hội mất ổn định
- - Sự cần thiết của việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Việc hoàn thiện chính sách phát luật quản lý đất đai nói chung, trong đó có chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu rõ Đảng và Nhà nước chủ trương rà soát lại toàn bộ hệ thống chính sách pháp luật về đất đai lấy mốc từ thời điểm năm 1987. Tháng 09 năm 2002 Trung ương Đảng giao cho Ban chỉ đạo về "Đổi mới chính sách pháp luật đất đai" có kế hoạch chuẩn bị đề án về chính sách đất đai và chuẩn bị đề cương báo cáo tổng kết chính sách đất đai, kiến nghị về chủ trương sửa đổi Luật Đất đai từ Trung ương đến các địa phương. Trên cơ sở đó, trong Nghị quyết về "Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" được thông qua tại Hội nghị lần thứ 7 (phần 2) Ban chấp hành Trung ương Đảng, đã khẳng định đường lối, chủ trương đổi mới chính sách và pháp luật đất đai của Đảng và Nhà nước đã từng bước đi vào cuộc sống, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị xã hội. Đồng thời chỉ rõ những hạn chế về hiệu quả sử dụng đất đai, những yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nguyên nhân của những hạn chế này là do một số chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng còn chưa được thể chế hoá hoặc văn bản pháp luật thể chế ban hành nhiều, nhưng còn thiếu đồng bộ. Đến năm 2003 Luật đất đai mới đã được Quốc hội thông qua thay thế Luật Đất đai 1993, trong Luật đã quy định đầy đủ hơn các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế; việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế của đất nước và quản lý quỹ đất thu hồi; chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế và những trường hợp thu hồi đất mà không bồi thường hoặc chỉ xử lý tiền sử dụng đất còn lại và giá trị tài sản trên đất.v.v… Để hướng dẫn cụ thể quy định của Luật đất đai năm 2003 và chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách phục vụ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển đất
- nước, trong Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI Ngày 17 tháng 10 năm 2006 tại phần nhiệm vụ và giải pháp để tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đã nêu rõ chủ trương chỉ đạo của Chính phủ: “Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn; tiếp tục hỗ trợ thích hợp cho người dân ở những nơi Nhà nước đã thu hồi đất để sớm ổn định cuộc sống; kiểm tra chặt chẽ các dự án tái định cư bảo đảm cuộc sống của dân khi quyết định thu hồi đất”. Triển khai thực hiện chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ về đổi mới hoàn thiện chính sách bồi thường, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 ; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư ; tại các nghị định này đã sửa đổi bổ sung một số quy định về chính sách bồi thường, quy định bổ sung các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế; sửa đổi quy định bồi thường đất, giá đất tính bồi thường, cơ chế hỗ trợ cho người bị thu hồi đất và cải cách trình tự thực hiện thu hồi đất, thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngày càng phù hợp với yếu cầu phát triển khinh tế - xã hội của đất nước. 1.1.2 Các khái niệm liên quan - Thu hồi đất: Là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định (trích theo khoản 5 điều 4 luật đất đai 2003). - Bồi thường: Là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất (trích theo khoản 6 điều 4 luật đất đai 2003). Bồi thường là đền bù những tổn hại đã gây ra. Đền bù là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao. Như vậy, bồi thường là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao cho một chủ thể bị thiệt hại vì hành vi của một chủ thể khác. - Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất : Là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới (trích theo khoản7 điều 4 luật đất đai 2003).
- - Tái định cư: TĐC là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn. TĐC bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển. TĐC được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất, tinh thần tại đó. Như vậy, TĐC là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế - xã hội đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu vì sự phát triển chung. Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì người sử dụng đất được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau: - Bồi thường bằng nhà ở. - Bồi thường bằng giao đất ở mới. - Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở TĐC là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong chính sách GPMB. Các dự án TĐC cũng được coi là các dự án phát triển và phải được thực hiện như các dự án phát triển khác. 1.1.3 Cơ sở lý luận bồi thường Khi các công trình được xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia được triển khai thì Nhà nước cần phải có mặt bằng để thực hiện dự án. Thế nhưng đất đai thuộc sở hữu toàn dân, với tư cách là người quản lý, nhằm đảm bảo được lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhân dân, khi đó Nhà nước sẽ ra quyết định thu hồi quyền sử dụng đất của người dân hoặc đất được Nhà nước giao quản lý. Theo điều 4, Luật đất đai năm 2003 “Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu hồi quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý”. Việc xây dựng những khu công nghiệp cho mục tiêu phát triển kinh tế, những con đường quốc gia để phục vụ lợi ích chung là rất cần thiết nhưng không vì thế mà phải hy sinh quyền lợi của những cá nhân, những nhóm người. Do đó, khi quyền sử dụng đất của người dân bị thu hồi thì Nhà nước sẽ bồi thường thiệt hại.
- Vậy, “ Bồi thuờng khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất ” “Bồi thường” là sự đền trả lại tất cả những thiệt hại mà chủ thể gây ra một cách tương xứng, trong quy hoạch xây dựng thiệt hại gây ra có thể là thiệt hại vật chất và thiệt hại phi vật chất. Trong giải phóng mặt bằng, cùng với chính sách hỗ trợ và tái định cư, chính sách bồi thường là một phần quan trọng trong chính sách đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Chính sách này nhằm giúp cho người bị thu hồi đất có thể tái lập, ổn định cuộc sống mới do những thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại phi vật chất do việc thu hồi đất gây ra, mặt khác giúp họ giải quyết được những khó khăn khi phải thay đổi nơi ở mới. Bản chất của việc bồi thường Mục tiêu phát triển kinh tế và xây dựng đất nước của Đảng và Nhà nước ta đó là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong nhiều chiến lược phát triển của đất nước có chiến lược phát triển nhà ở nhằm tạo điều kiện cho nhân dân có chỗ ở rộng rãi hơn, tiện nghi hơn qua mỗi thời kỳ phát triển. Ăn và ở là hai nhu cầu tối thiểu của con người, trong đó nhu cầu về nhà ở có tầm quan trọng trong việc ổn đời sống của mỗi người dân. Câu nói tuy giản dị từ bao đời nay của ông cha ta “Có an cư, mới lạc nghiệp” nhưng trong hoàn cảnh nào cũng đúng vì sự du canh, du cư của con người khó làm nên sự nghiệp. Do đó trong quá trình thu hồi đất để giải phóng mặt bằng, người dân phải di chuyển chỗ ở và kéo theo đó là những khó khăn mà họ sẽ, gặp phải trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai. không có chỗ ở ổn định thì con người sẽ không có điều kiện tốt nhất cho việc học tập, lao động, nghiên cứu khoa hoc… Bài học của một số nước phát triển cho ta cách nhìn mới, đó là bên cạnh những công sở nguy nga tráng lệ, những cao ốc trọc trời là những khu nhà “ổ chuột” của dân lao động – công bằng và dân chủ không thể chỉ thông qua việc hô hào mà thực tế lại không thực hiện. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chúng ta không thể chỉ có những đô thị đẹp, hiện đại, những khu chế xuất khổng lồ, những công trình công cộng khang trang mà kèm theo đó chỗ ở của người dân phải được nâng
- cấp tiện nghi hơn, rộng rãi hơn… Chính vì vậy phải tính một cách toàn diện, không thể có một hiện tượng một công trình mới ra đời lại kéo theo những người dân không có chỗ ở hoặc chỗ ở kém hơn nơi ở cũ. Nếu không nhìn rõ bản chất vấn đề, mỗi năm chúng ta có hàng ngàn dự án cần giải phóng mặt bằng, mỗi dự án chỉ kéo theo một gia đình không có chỗ ở thì đã có hàng ngàn gia đình thiếu chỗ ở hoặc chỗ ở tạm bợ. Như vậy là sự phát triển sẽ thiên lệch, lợi ích của quốc gia, lợi công cộng không hài hoà với lợi ích cá nhân, gia đình. Từ đó mục tiêu lớn của quốc gia sẽ không đạt được. Từ những nhận thức trên có thể giúp chúng ta hiểu được bản chất quan trọng của vấn đề, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng nói chung và chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng nói riêng cơ bản phù hợp với nguyện vọng chính đáng của người dân, nhưng để chính sách đi vào cuộc sống cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nghành, các cấp có liên quan. Đồng thời cần có sự chỉ đạo kịp thời, sự quan tâm đúng mức của những người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong việc xảy ra những vướng mắc, khó khăn nhằm có những giải pháp phù hợp cho từng khu vực, từng dự án và cả từng hộ dân trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. 1.1.4 Cơ sở pháp lý về bồi thường giải phóng mặt bằng Sau một thời gian dài thực hiện Luật đất đai 1993 đã thấy những thiếu sót, những khó khăn về phạm vi bồi thường, nên đến Luật đất đai 2003 và cùng với đó Chính phủ ban hành Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 đã khắc phục được những thiếu sót, khó khăn trên. Hiện nay cùng với Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Nghị định 181/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP là sự ra đời của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ, trong đó công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã có nhiều thay đổi khi UBND cấp tỉnh có dự án được thoả thuận với người dân về mức bồi thường. Qua đó kéo gần thêm khoảng cách giữa chủ đầu tư với người có đất bị thu hồi, hạn chế những “dự án treo” trên giấy mà nguyên nhân chủ yếu là việc bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khăn. 1.2 Đặc điểm của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
- Giải phóng mặt bằng là quá trình đa dạng và phức tạp nó thể hiện khác nhau đối với mỗi dự án, nó liên qua đến lợi ích bên tham gia và lợi ích toàn xã hội. - Sự cấn thiết của công tác đền bù giải phóng mặt bằng: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, do đó chỉ có Nhà nước mới có quyền định đoạt đối với tài sản quốc gia này. Nhà nước có thể giao cho các đối tượng sử dụng theo quy định đã ghi trong luật đất đai nhưng khi cần nhà nước sẽ thu hồi lại để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nhu cầu sử dụng đất để xây dựng các công trình cở sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình kiến trúc khác luôn thay đổi. nhà nước giao đất cho các chủ sử dụng với một mục đích nhất định phù hợp với quy hoạch. Tuy nhiên khi quy hoạch thay đổi cũng đồng nghĩa với việc thay đổi mục đích sử dụng. Nhà nước phải thu hồi lại đất để phục vụ cho mục đích sử dụng mới. Ví dụ như các dự án sử dụng đất với mục đích xây dựng một tuyến đường giao thông trong một địa phương nào đó hoặc đường quốc lộ lớn, xây dựng các trung tâm kinh tế, khu vui chơi giải trí, sân vận động quốc gia, nhà thi đấu, ... nhằm mục đích phát triển kinh tế và phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Để thực hiện các dự án này cần có đất. Vì Nhà nước đã giao cho các đối tượng sử dụng, vì vậy đất đai thực hiện dự án Nhà nước phải thu hồi đất của người sử dụng. Sau khi thu hồi đất, Nhà nước sẽ giao lại cho chủ dự án sử dụng đất mới mà có dự án đã được nhà nước phê duyệt. Khi được nhà nước giao đất thì các đối tượng sử dụng có thể sử dụng vào nhiều mục đích theo đăng ký nhằm phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Họ có thể xây dựng nhà ở, các công trình kiến trúc, công trình phục vụ cho đời sống, những tài sản gắn với đất. Các tài sản đó thuộc sở hữu của người sử dụng. Do đó, khi nhà nước thu hồi đất người sử dụng không chỉ mất đi đất đai mà còn mất những tài sản được xây dựng trên mảnh đất đó. - Họ sẽ mất đi tư liệu sản xuất là đất đai, do đó mất đi nghề nghiệp và địa bàn sản xuất. Trên mảnh đất này trước đó họ có thể trồng trọt chăn nuôi và đất đai trong trường hợp này đóng vai trò là một tư liệu sản xuất, hoặc họ có thể xây dựng các công trình phục vụ cho sản xuất mà họ sở hữu. - Để sản xuất họ cần phải đt các yếu tố phục vụ sản xuất vào đất như hệ thống tưới tiêu, phân bón làm tăng độ phì của đất và các công trình phục vụ sản xuất khác. Do đó, Nhà nước phải đền bù cho họ chi phí đã đt vào đất.
- - Họ xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt, khi nhà nước thu hồi đất và buộc họ phải tháo dỡ các công trình đó thì phải đền bù thiệt hại về giá trị các công trình đó. Việc đền bù những thiệt hại trên sẽ bù đắp những thiệt hại về bất động sản và những thiệt hại khác về lợi ích gắn với đất của chủ sử dụng. Mặt khác còn tạo điều kiện cho họ có thể tạo dựng lại cuộc sống ít nhất là như trước kia. Bởi vì khi xét duyệt các dự án sử dụng đất thì nhà nước cũng đã cân nhắc lợi ích mang lại sau khi thực hiện dự án, dự án là nhằm phát triển kinh tế - xã hội, mang lại lợi ích cho người dân. Vì vậy không có ly gì để cho những người phải trả lại đất để thực hiện dự án bị thiệt hại mà không đền bù cho họ. Ngoài ra, họ không chỉ bị thiệt hại do không còn đất, không còn tài sản gắn với đất mà họ còn mất chi phí để phá dỡ, di dời các tài sản đó. Để giúp họ nhanh chóng ổn định lại cuộc sống và sản xuất. Nhà nước có thể hỗ trợ khó khăn trong việc phá dỡ các công trình, hỗ trợ di chuyển và một số khó khăn khác - Tính đa dạng: Mỗi một dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với các điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau và trình độ dân trí khác nhau. Do đó công tác tổ chức bồi thường cũng có những đặc trưng nhất định với từng vùng đất từng điều kiện sống khác nhau trên khu đất đó. Các tài sản gắn trên đất cũng mang tính đa dạng cao, đa dạng về mục đích sử dụng đa dạng về hình thức sở hữu các tài sản đó nên công tác định giá trong công tác đền bù cũng mang tính đa dạng cao. - Tính phức tạp thể hiện: Đất đai là tài sản có giá trị cao có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế-xã hội với mọi người dân. Ở các khu vực nông thôn dân cư sống chủ yếu nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất nông nghiệp mà đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất người dân thấp khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lí của người dân ta là giữ đất để sản xuất. Trước tình hình đó dẫn đến công tác tuyên truyền vận động dân cư tham di chuyển là rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này. Mặt khác cây trồng vật nuôi trên vùng đất đó cũng rất đa dạng gây khó khăn cho việc định giá - Đối với hình thức đất ở lại càng phức tạp:
- + Đất ở là tài sản có giá trị lớn gắn bó với trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của người dân mà tâm lí tốp quần cư nông dân là ngại di chuyển. Xây dựng nhà trái phép mua bán chuyển nhượng trái phép xảy ra nhiều nên gây rất nhiều khó khăn. + Dân cư sống bằng nghề buôn bán sống nhờ vào các trục đường giao thông nay chuyển đến ở khu vực mới thì đời sống lại bị thay đổi mà không mong muốn. + Do chính sách pháp luật chưa phù hợp Chính sự phức tạp này làm cho công tác đền bù càng trở nên phức tạp khó khăn hơn 1.3 Bản chất và yêu cầu của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 1.3.1 Bản chất của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Công tác đền bù giải phóng mặt bằng thực chất là trả lại mặt bằng xây dựng để có thể xây dựng các công trình mới. Việc thực hiện giải phóng mặt bằng các dự án có sử dụng đất đặc biệt là các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị thường làm cho giá đất đai ở các khu vực xung quanh tăng lên rất cao. Việc giải phóng mặt bằng trong các khu dân cư đông đúc còn làm ảnh hưởng tới mỹ quan, kiến trúc của đường phố đô thị. Thông thường các dự án khục vụ kinh tế như xây dựng khu công nghiệp chế xuất thường tập trung ở bên ngoài thành phố và thường lấy đất sản xuất nông nghiệp để làm mặt bằng xây dựng. Còn các dự án thực hiện trong các khu dân cư đông đúc thường là phát triển cơ sở hạ tầng mà chủ yếu là mở rộng đường giao thông trong thành phố. Khi các dự án mở đường thực hiện, những hộ gia đình ở ngay sát đường cũ thường mất hết hoặc còn một phần đất để lại. Do đó họ thường tận dụng để xây nhà hoặc xây các quán nhỏ kinh doanh, hình thể này trông rất xấu như sự tự phát về kiến trúc , không có sự đồng bộ trong các thiết kế ….Nó làm ảnh hưởng đến tới mỹ quan kiến trúc của đường phố. GPMB liên quan đến việc thu hồi đất và bồi thường thiệt hại về đất và tài sản trên đất. Trong khi giá đất hiện nay là rất cao và thường xuyên biến động. Mà các dự án thì thường phải dùng đến một lượng mặt bằng khá lớn.Hơn thế nữa còn phải bồi thường các tài sản trên đất các khoản chi phí liên quan đến công tá di dời và các khoản hỗ trợ khác như hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp tạo việc làm hỗ trợ ổn định đời sống hỗ trợ gia đình chính sách …Ngoài ra còn có các chi phí liên quan đến việc triển khai thực hiện công tác bồi thường, GPMB. Trong thực tế không ít dự án phải rơi vào chậm trễ hay khó khăn do thiếu vốn để thực hiện công tác này.
- 1.3.2 Yêu cầu của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng - Đảm bảo tiến độ nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Công tác GPMB được coi là một trong những bước đầu tiên của một dự án đầu tư xây dựng, do đó đảm bảo nhanh chóng, kịp thời và chính xác trong công tác BT GPMB là một yêu cầu cấp thiết và rất quan trọng. Các dự án sẽ không thể thực hiện nếu không có được mặt bằng. Không những đảm báo đến tiến độ thành công của các dự án mà còn ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề an ninh chính trị xã hội. Việc tiến hành GPMB đúng tiến độ còn giúp tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh việc thi công, đưa vào khai thác sử dụng đúng kế hoạch nhằm đạt được hiệu quả tối đa của dự án tiết kiệm chi phí cho xã hội cho nhà nước. - Đảm bảo công khai dân chủ và công bằng Công khai và dân chủ nghĩa là phải công khai các văn bản pháp lý, các chế độ chính sách BT và HT, các phương án BT và HT đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt với mục đích để dân biết, dân tin vào chủ trương thu hồi đất của các cấp có thẩm quyền và phương án phê duyệt của Hội đồng GPMB. Từ đó tạo niềm tin trong nhân dân và khiến người dân tự giác thực hiện. Công bằng có nghĩa là phải đảm bảo tính công bằng trong các phương án bồi thường cho người bị thu hồi đất không được ưu tiên cho người này người khác mà phải làm theo các quy định của chính sách của nhà nước. Mặt khác, việc thực hiện tốt công bằng, công khai và dân chủ sẽ tránh được những tiêu cực của một số cán bộ trong việc thực hiện BT, thu hồi đất GPMB tạo niềm tin cho nhân dân. - Đảm bảo hài hòa lợi ích cho các bên liên quan. Công tác GPMB là một công tác khá phức tạp và rất nhạy cảm. Nó liên quan tới nhiều cấp, ngành và đặc biệt là người dân. Do đó đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan là một yêu cầu quan trọng trong công tác BT GPMB. Khi thực hiện hiện tốt yêu cầu này thì có thể hạn chế các khiếu kiện của người bị thu hồi đất và sẽ đẩy nhanh tiến độ của công tác bồi thường giai phóng mặt bằng.
- - Đối tượng được bồi thường: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước có đất bị thu hồi gọi chung là người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. 1.4 Dự án đầu tư xây dựng Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực. Dự án là tập hợp một số giải pháp nhằm đật được mục tiêu nhất định trong mét thời gian nhất định với giá thành quy định và chất lượng theo yêu cầu. Dự án đầu tư là mét trong những dự án quan trọng nhất. Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ. Về mặt hình thức; dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo mét kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Theo Nghị định 52/1999/NĐ- CP ngày 8/ 7/ 1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng thì dự án đầu tư được định nghĩa như sau: Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng và cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định. Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở. 1.5 Sự cần thiết của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư xây dựng. 1.5.1 Giải phóng mặt bằng là yêu cầu tất yếu đối với các dự án xây dựng Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế,văn hóa xã hội phát triển cơ sở hạ tầng thì ngày càng có nhiều dự án đầu tư xây dựng được đưa vào thưc hiện.Trong khi quỹ đất
- còn có hạn và do tính đặc thù của các dự án nên khi xây dựng đều phải chuẩn bị mặt bằng. Vậy mặt bằng xây dựng là yếu tố hết sức cần thiết để có thể triển khai các dự an xây dựng. Không có mặt bằng thì không thể triển khai được các dự án. Do đó giải phóng mặt bằng là một yêu cầu tât yếu góp phần quan trọng cho việc thực hiện thành công các dự án. Cũng như việc hoàn thành tiến độ xây dựng của các dự án nó là điều kiện kiên quyết để dự án có thể thực hiện. 1.5.2 Giải phóng mặt bằng là một yêu cầu khách quan của quá trình đổi mới Trong quá trình đổi mới thì nhu cầu xây dựng các cơ sở hạ tầng, các khu đô thị mới các khu công nghiệp ngày càng phát triển. Với điều kiện quỹ đất hạn hẹp nên hầu hết các diện tích đất đều đã được sử dụng. Do đó để thực hiện được các dự án trong quá trình đổi mới thì một yêu cầu khách quan được đặt ra là mặt bằng để có thể thực hiện được dự án. Trong quá trình đổi mới thì nhu cầu về nhà ở, bệnh viện, trường học các dịch vụ vui chơi giải trí ngày càng cao nên công tác giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất lại càng cần thiết. Gắn với sự phát triển đó thì hệ thống giao thông cũng cần được đầu tư xây dựng mới và mở rộng các tuyến đường để đáp ứng nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa. Để thực hiện được điều đó thì chúng ta phải bồi thường, giải phóng mặt bằng để có mặt bằng thực hiện các dự án giao thông. Vậy cùng với quá trình đổ mới phát triển của đất nước thì công tác giải phóng mặt bằng có vai trò quan trọng và là một yêu cầu tất yếu khách quan trong quá trình đổi mới. 1.5.3 Công tác giải phóng mặt bằng góp phần thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai nhằm sử dụng đất đai hiệu quả hơn Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một trong những công cụ thống nhất quản lý đối với toàn bộ đất đai, đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý tiết kiệm và có hiệu quả. Để thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai hợp lý thì cần có sử chuyển đổi mục đích sử dụng qua từng thời kỳ để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội nhất nhằm mang lại lợi ích kinh tế cao nhất. Chúng ta sẽ thực hiện chuyển đổi đất có mục đích kém hiệu quả sang những mục đích có hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cao hơn. Ví dụ như chúng ta chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang xây dựng các khu công nghiệp để tạo ra giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp. Do đó công tác GPMB là yếu tố cần thiết không thể thiếu trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Do các khu đô thị các khu dân cư, khu công nghiệp, nông
- nghiệp, lâm nghiệp, hình thành và phát triển một cách tự nhiên thiếu sự đồng bộ nên một số đất đai bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả. Nhà nước tiến hành sắp xếp bố trí lại quy mô cơ cấu sử dụng đất thông qua các quy hoạch kế hoạch để sử dụng đất cho các dự án cụ thể. Các dự án được đưa ra luôn nhằm mục đích là nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai cũng như tạo điều kiện sử dụng tốt hơn các nguồn lực khác trong vùng để thúc đẩy kinh tế phát triển. Tóm lại công tác giải phóng mặt bằng góp phần thực hiện các quy hoạch kế hoạch sử dụng đất nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất đai góp phần phát triển kinh tế xã hội. 1.6 Quản lý trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư xây dựng Chương 2: Hiện trạng quản lý trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Tìm hiểu thực trạng chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua, tôi xin được chọn một số dự án có những đặc thù riêng làm cơ sở phân tích, đánh giá.từ đó nêu lên những mặt đã đạt được, những hạn chế, những tồn tại về mặt chính sách của Nhà nước hay quá trình thực hiện của cả chính quyền địa phương cũng như người dân bị thu hồi, giải tỏa để cùng nhau tiến tới một mục đích chung là công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, xây dựng xã hội công bằng- dân chủ- văn minh; mà ở đó cuộc sống của người dân càng ngày càng được đảm bảo và nâng cao. 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tinh Đồng Nai. 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên - Vị trí địa lý : Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có diện tích 5.903.940 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú. Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Phía Đông Bắc giáp tỉnh
- Lâm Đồng, Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng Nai là tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như: quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. - Địa hình : Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những dải núi rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam. Có thể phân biệt các dạng địa hình chính như sau: a) Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng: - Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10 m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5 m dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài km. Đất trên địa hình này chủ yếu là các Aluvi hiện đại. - Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2 m, có chỗ thấp hơn mực nước biển, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn bao phủ. Vật liệu không đồng nhất, có nhiều sét và vật chất hữu cơ lắng đọng. b) Dạng địa đồi lượn sóng Độ cao từ 20 đến 200m. Bao gồm các đồi Bazan, bề mặt địa hình rất phẳng, thoải, độ dốc từ 30 đến 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các dạng địa hình khác bao trùm hầu hết các khối Bazan, phù sa cổ. Đất phân bổ trên địa hình này gồm nhóm đất đỏ vàng và đất xám. c) Dạng địa hình núi thấp: Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn với độ cao thay đổi từ 200 - 800m. Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía Bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện Định Quán, Xuân Lộc. Tất cả các núi này đều có độ cao (20–300), đá mẹ lộ thiên thành cụm với các đá chủ yếu là granit, đá phiến sét. Nhìn chung đất của Đồng Nai đều có địa hình tương đối bằng phẳng, có 82,09% đất có độ dốc < 80,92% đất có độ dốc 15o chiếm khoảng 8%
- - Đất đai : Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau: - Các loại đất hình thành trên đá Bazan: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh. Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu… - Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như: đất xám, nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phía Nam, Đông Nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch). Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ … một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều … - Các loại đất hình thành trên phù sa mới như: đất phù sa, đất cát. Phân bố chủ yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả … - Tổng diện tích toàn tỉnh có: 590.723 ha. Bao gồm: đất nông nghiệp: 277.641 ha; đất lâm nghiệp: 181.578 ha; đất chuyên dùng: 49.717 ha; đất ở: 16.763 ha; đất chưa sử dụng: 897 ha; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 52.715 ha. - Tình hình sử dụng đất của tỉnh những năm qua có biến động ít nhiều, nhưng đến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ. - Khí hậu: - Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ Bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). - Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. - Nhiệt độ bình quân sơ bộ năm 2009 là: 25,90C - Số giờ nắng trung bình trong sơ bộ năm 2009 là: 2.454 giờ - Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn khoảng 2.301,6mm phân bố theo vùng và theo vụ. Vì thế Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả
- nổi tiếng, ... cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. - Độ ẩm trung bình sơ bộ năm 2009 là 82% - Dân số:Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2010 là 2.559.673 người. Trong đó: - Phân theo khu vực thành thị - nông thôn là: Thành thị là: 855.703 người; Nông thôn là 1.703.970 người. - Phân theo giới tính: Nam: 1.270.120 người, chiếm 49,62%; Nữ:1.289.554 người, chiếm 50,38%. - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,12% 2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội: - Tổng sản phẩm quốc nội GDP của tỉnh tăng bình quân 13,2%/năm. Trong đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng 14,5%/năm, dịch vụ tăng 15%/năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,5%/năm. Quy mô GDP theo giá thực tế năm 2010 dự kiến đạt 75.137 tỷ đồng (tương đương 4,13 tỷ USD), gấp 2,5 lần năm 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 là 29,65 triệu đồng (1.629USD), tăng gấp 2,1 lần năm 2005. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 57% năm 2005 lên 57,2% năm 2010; dịch vụ từ 28% lên 34% và giảm ngành nông - lâm - thủy sản từ 14,9% xuống còn 8,7%. Cơ cấu lao động cũng chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp từ 45,5% năm 2005 xuống còn 30% năm 2010, lao động phi nông nghiệp tăng từ 54,5% năm 2005 lên 70% năm 2010. - Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân là 17,2%/năm, cao hơn mức tăng của giai đoạn 2001 - 2005. - Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bình quân 19,1%/năm. Trong 5 năm 2006 - 2010 huy động tổng vốn đầu tư phát triển xã hội đạt 121.500 tỷ đồng. Tốc độ thu ngân sách bình quân 12,5%/năm, tổng thu ngân sách bình quân chiếm tỷ lệ khoảng 23% GDP hàng năm. - Trong 5 năm 2006 - 2010, đã phát triển thêm 11 khu công nghiệp, nâng tổng số khu công nghiệp được thành lập trên địa bàn tỉnh lên 30 khu với diện tích 9.573 ha. Về phát triển các cụm công nghiệp, đến cuối năm 2010 toàn tỉnh có 43 cụm công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích là 2.143 ha trong đó có 2 cụm công nghiệp đã đầu
- tư hoàn thiện hạ tầng, 6 cụm công nghiệp đang đầu tư hạ tầng số còn lại đang trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng và lập thủ tục đầu tư. - Tỷ lệ thất nghiệp thành thị năm 2010 giảm xuống còn 2,6%. Cơ cấu lao động năm 2010 là: khu vực công nghiệp - xây dựng 39,1%, khu vực dịch vụ 30,9%, khu vực nông nghiệp 30%. - Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến cuối năm 2010 đạt 53%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%. - Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%. Kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2010 là mầm non 12%, tiểu học 12%, THCS 15%, THPT 20%. Đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 2 trường đại học, 9 trường cao đẳng, 6 trường trung cấp chuyên nghiệp, 80 cơ sở dạy nghề với năng lực đào tạo trên 58.000 học viên. - Cuối năm 2010, toàn tỉnh có 86% ấp, khu phố và 94% hộ gia đình đạt danh hiệu ấp, khu phố, gia đình văn hóa; 98% cơ quan, đơn vị có đời sống văn hóa. - Tỷ lệ hộ nghèo tính theo chuẩn năm 2006 đến cuối năm 2009 còn dưới 1%. Nuế tính theo chuẩn 2009 của tỉnh đến cuối năm 2010 còn 4,27%. - Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi cuối năm 2010 giảm còn 14,5%. - Năm 2010, dự kiến toàn tỉnh có 257 cơ sở y tế. 100% xã, phường có trạm y tế, 100% trạm y tế có nữ hộ sinh, 100% ấp, khu phố có nhân viên y tế được đào tạo và hưởng chế độ trợ cấp của nhà nước. Toàn tỉnh có 19 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và 13 phòng khám đa khoa khu vực với 5.675 giường bệnh, đạt 19 giường bệnh/vạn dân. Toàn tỉnh có 5.703 cán bộ y tế, đạt 22,5 cán bộ y tế/vạn dân. Trong đó số bác sỹ là 1.267 người, đạt 5 bác sỹ/vạn dân. - Tỷ lệ hộ dùng điện năm 2010 đạt 99%. - Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch năm 2010 khu vực thành thị đạt 98%, khu vực nông thôn 90%. - Thu gom xử lý chất thải y tế đạt 100%; thu gom chất thải nguy hịa đạt 60%; thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đạt 80%. - Tỷ lệ độ che phủ cây xanh đến cuối năm 2010 đạt 54,3%, trong đó tỷ lệ độ che phủ của rừng đạt 29,76%. Nguồn nhân lực:
- - Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai năm 2010 là 1.398.200 người. Trong đó: + Lao động nông nghiệp chiếm 30,68%; + Lao động công nghiệp chiếm 39,29%, thương mại - dịch vụ chiếm 30,03 %. + Lao động nữ trong độ tuổi khoảng 856.200 người chiếm 49,9% trong tổng số lao động trong độ tuổi - Năm 2001, tỷ lệ lao động được đào tạo là 32% so với tổng số lao động, thì đến năm 2011, tỷ lệ này lên tới trên 50%. Trong tổng số lao động đã qua đào tạo, tốc độ phát triển số lao động có trình độ công nhân kỹ thuật là nhanh nhất. Năm 2001, số lao động này mới chiếm 18,22% so với tổng số lao động, thì năm 2011 chiếm tới gần 40% - Tính đến năm 2010 tổng số lao động ngoài tỉnh về làm việc tại Đồng Nai khoảng 237.000 người. Nhìn chung số lao động do tăng tự nhiên và tăng cơ học đều có độ tuổi dưới 30, chất lượng lao động tốt, có văn hóa, có sức khỏe, nhiều người đã qua đào tạo Cơ sở hạ tầng: - Trong 5 năm 2006 - 2010, đã phát triển thêm 11 khu công nghiệp, nâng tổng số khu công nghiệp được thành lập trên địa bàn tỉnh lên 30 khu với diện tích 9.573 ha. Về phát triển các cụm công nghiệp, đến cuối năm 2010 toàn tỉnh có 43 cụm công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích là 2.143 ha trong đó có 2 cụm công nghiệp đã đầu tư hoàn thiện hạ tầng, 6 cụm công nghiệp đang đầu tư hạ tầng số còn lại đang trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng và lập thủ tục đầu tư. - Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%. Kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2010 là mầm non 12%, tiểu học 12%, THCS 15%, THPT 20%. Đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 2 trường đại học, 9 trường cao đẳng, 6 trường trung cấp chuyên nghiệp, 80 cơ sở dạy nghề với năng lực đào tạo trên 58.000 học viên. - Năm 2010, dự kiến toàn tỉnh có 257 cơ sở y tế. 100% xã, phường có trạm y tế, 100% trạm y tế có nữ hộ sinh, 100% ấp, khu phố có nhân viên y tế được đào tạo và hưởng chế độ trợ cấp của nhà nước. Toàn tỉnh có 19 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và 13 phòng khám đa khoa khu vực với 5.675 giường bệnh, đạt 19 giường bệnh/vạn dân. Toàn tỉnh có 5.703 cán bộ y tế, đạt 22,5 cán bộ y tế/vạn dân. Trong đó số bác sỹ là 1.267 người, đạt 5 bác sỹ/vạn dân.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
125 p | 646 | 107
-
Đề tài "Một số vấn đề về nâng cao công tác quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang"
58 p | 216 | 63
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: "Nâng cao công tác QTNS tại Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà Nội"
56 p | 185 | 60
-
Đê tài: Nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp xây dựng
27 p | 188 | 45
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác cải cách hành chính tại tỉnh Khánh Hòa
14 p | 211 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu nhằm nâng cao công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty TNHH đóng tàu PTS Hải Phòng
91 p | 180 | 35
-
Luận văn: Một số vấn đề về nâng cao công tác quản lý và sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Giang
59 p | 130 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Việt Trung - Quảng Bình
104 p | 88 | 21
-
Đề án An toàn và vệ sinh lao động: Hiện trạng và giải pháp nâng cao công tác an toàn - vệ sinh lao động cho công nhân tại công ty TNHH KG VINA
21 p | 141 | 15
-
Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ Phi Nam
104 p | 27 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao công tác quản lý chợ tại Công ty Quản lý Hội chợ Triển lãm và Các chợ Đà Nẵng
110 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao công tác quản trị kênh phân phối lốp ô tô trên thị trường Miền Trung - Tây Nguyên tại Công ty TNHH TM-DV&SX Việt Thái
102 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao công tác quản lý tài chính trong cơ chế tự chủ tại Bệnh viện Đà Nẵng
95 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao công tác quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cảng Đà Nẵng
118 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao công tác huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
114 p | 2 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao công tác quản lý các chợ tại Công ty quản lý hội chợ triển lãm và các chợ Đà Nẵng
108 p | 2 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên tại Khách sạn Moonlight 1
120 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn