ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH GIÁ VÀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI CỦA TẬP ĐOÀN INTEL TRONG CẠNH TRANH
lượt xem 45
download
Cùng với sự hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt sau khi gia nhập WTO, thị trường trong nước biến động theo sự biến động của thị trường thế giới. Để có thể ổn định được kinh doanh cũng như đạt được mức lợi nhuận tối đa như mong muốn, các doanh nghiệp phải đưa ra các chính sách giá phù hợp cho sản phẩm của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH GIÁ VÀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI CỦA TẬP ĐOÀN INTEL TRONG CẠNH TRANH
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP, HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH GIÁ VÀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI CỦA TẬP ĐOÀN INTEL TRONG CẠNH TRANH. GVHD: TS HAY SINH THỰC HIỆN: PHẠM QUANG THÁI LỚP CAO HỌC ĐÊM 1 KHOÁ 17 TP HỒ CHÍ MINH, 1 – 2008
- MỤC LỤC: Trang Giới thiệu đề tài PHẦN A - CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................1 I. LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH GIÁ ................................................1 II. LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI.....................................................................5 PHẦN B – NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH GIÁ VÀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN INTEL..................................7 I. GIỚI THIỆU VỀ INTEL ......................................................................7 II. CÁC CHÍNH SÁCH GIÁ CỦA TẬP ĐOÀN INTEL ........................9 1. Chính sách phân biệt giá cấp 1 .....................................................9 2. Chính sách phân biệt giá cấp 2 .....................................................9 3. Chính sách phân biệt giá cấp 3 .....................................................11 III. INTEL VÀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CẠNH TRANH ....14 1. Trò chơi lặp lại: Cuộc chiến tranh về giá và không hợp tác.........14 2. Trò chơi : Hợp tác hay không hợp tác khi tung ra thị trường sản phẩm mới ................................................................................................18 IV. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG HẠN CHẾ ..................................................21 PHẦN C – TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................22
- GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Cùng với sự hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt sau khi gia nhập WTO, thị trường trong nước biến động theo sự biến động của thị trường thế giới. Để có thể ổn định được kinh doanh cũng như đạt được mức lợi nhuận tối đa như mong muốn, các doanh nghiệp phải đưa ra các chính sách giá phù hợp cho sản phẩm của mình. Thêm nữa, là sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự đa dạng của nhu cầu người tiêu dùng, làm nhà sản xuất phải định hướng sản xuất cho sản phẩm của mình. Những sản phẩm mới ra đời, thay thế những sản phẩm cùng loại để đám ứng nhu cầu cao hơn của khách hàng dựa trên sự phát triển của công nghệ mới. Những sản phẩm có công nghệ mới những không đám ứng hết các phân khúc khách hàng, cũng được cải biên để thoả mãn họ nhằm chinh phục thị trường. Tất cả làm cho vòng đời của sản phẩm ngày càng ngắn lại. Chính yếu tố này tác động đến quyết định giá cả của hàng hoá bán ra, tạo nên sự khác biệt trong giá cả của sản phẩm. Thị trường càng phát triển thì việc gia nhập ngành và cạnh tranh là rất lớn. Vấn đề cạnh tranh ngay càng bài bản hơn và gay gắt hơn khi các công ty có thế lực thị trường ngày càng mạnh hơn và muốn thể hiện sự độc quyền của mình. Các công ty sau cuộc chiến về giá cả có thể thua và mất thị trường đồng thời thua lổ. Vấn đề này liên quan đến lý thuyết về trò chơi, một lý thuyết mới trong việc phân tích các chính sách giá và cạnh tranh của các hãng hiện nay. Do vậy, một nghiên cứu mang tính chất khám phá về một công ty có thể lực trên thị trường, và khá tách biệt, để có thể nhận thấy toàn diện hơn, những chính sách về giá cả cũng như các chính sách cạnh tranh trên thị trường nhằm khẳnh định thế mạnh của mình. Đó là tập đoàn Intel.
- Chính sách giá và lý thuyết trò chơi của tập đoàn Intel GVHD: TS Hay Sinh PHẦN A - CƠ SỞ LÝ LUẬN I. LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH GIÁ 1 Đề tài tập trung việc xác định giá của các công ty có thế lực thị trường. Những công ty này sản phẩm của họ có mức ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng và chiếm thị phần cao trong thị trường (Microsoft, Intel, Honda Vietnam, Nokia...). Chính sách giá của các công ty này là rất đa dạng. Họ phân biệt giá của sản phẩm ở các thời kỳ của sản phẩm, ở các thời điểm tung sản phẩm hay thời điểm sử dụng sản phẩm là rất khác nhau. Vì họ có thế lực thị trường nên việc phân biệt giá này nhằm tạo ra lợi nhuận cao hơn cho họ đồng thời giúp họ đạt được các mục tiêu khác như khẳng định thị phần của họ trên thị trường hiện tại, ngăn chặn sự gia nhập thị trường của các công ty mới. Vậy phân biệt giá là gì? 1. Phân biệt giá là với những nhóm người tiêu dùng khác nhau, sẽ có các mức giá khác nhau cho cùng một loại hàng hoá, 2. Phân biệt giá là với những khối lượng tiêu dùng khác nhau, sẽ có các mức giá khác nhau cho cùng một loại hàng hoá, 3. Phân biết giá là với những thời điểm tiêu dùng khác nhau, sẽ có các mức giá khác nhau cho cùng một loại hàng hoá. Với mỗi dạng phân biệt giá khác nhau, ta có các chiến lượt về giá khác nhau. Mặt khác, cũng tuỳ vào hoàn cảnh của thị trường lúc đó, chính sách giá của mỗi công ty có thể khác đi. Họ có thể đang tham gia trò chơi giành lại thị trường hay ngăn chặn sự gia nhập của công ty mới, lúc đó, chính sách giá của họ cũng khác đi. 1 Chính sách giá hay chiến lượt giá là cách mà nhà độc quyền chọn mức giá ngoài mức giá độc quyền, để có thêm lợi nhuận từ mức giá này. Thực hiện: Phạm Quang Thái – Cao Học Đêm 1 khoá 17 Giới thiệu Intel Cop. - Trang 1
- Chính sách giá và lý thuyết trò chơi của tập đoàn Intel GVHD: TS Hay Sinh 1. Phân biết giá cấp 1: mỗi khách hàng có một mức giá riêng, đó là mức giá tối đa hay giá dự kiến mà khách hàng sẵn lòng chi trả (hình 1) Hình 1 2. Phân biệt giá cấp 2: là định giá theo lượng hàng tiêu thụ (hình 2) Hình 2 Thực hiện: Phạm Quang Thái – Cao Học Đêm 1 khoá 17 Giới thiệu Intel Cop. - Trang 2
- Chính sách giá và lý thuyết trò chơi của tập đoàn Intel GVHD: TS Hay Sinh 3. Phân biệt giá cấp 3: là định giá theo phân khúc khách hàng. Mỗi khúc khách hàng sẽ bán cho một loại sản phẩm khác nhau với giá khác nhau (hình 3) Hình 3 4. Phân biệt giá theo thời điểm và định giá lúc cao điểm: là phân khúc thị trường theo thời gian. Theo thời điểm là định giá cao lúc tung sản phẩm ra thị trường và sau đó, hạ giá để mở rộng sản phẩm ra công chúng. Định giá lúc cao điểm là định giá cao cho sản phẩm lúc cao điểm theo tính chất của sản phẩm đó (hình 4 và 5) Ngoài ra, các công ty còn thế dùng chính sách giá: 1. Giá trọn gói: là kết hợp nhiều sản phẩm để cho ra một gói sản phẩm và định giá cho gói sản phẩm này. 2. Giá cả hai phần: là một sản phẩm bao gồm hai loại giá khác nhau. Thực hiện: Phạm Quang Thái – Cao Học Đêm 1 khoá 17 Giới thiệu Intel Cop. - Trang 3
- Chính sách giá và lý thuyết trò chơi của tập đoàn Intel GVHD: TS Hay Sinh (hình 4) (hình 5) Thực hiện: Phạm Quang Thái – Cao Học Đêm 1 khoá 17 Giới thiệu Intel Cop. - Trang 4
- Chính sách giá và lý thuyết trò chơi của tập đoàn Intel GVHD: TS Hay Sinh II. LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI 2 Trong các loại thị trường thì thị trường độc quyền nhóm là loại thị trường đặc biệt. Các doanh nghiệp trong thị trường này tương tác rất cao với nhau về giá cả và sản lượng, đồng thời họ luôn ngăn chặn sự gia nhập của các công ty mới vào thị trường. Do vậy ứng xử của các doanh nghiệp này đôi khi không dùng lý thuyết tối đa hoá lợi nhuận như các doanh nghiệp trong các loại thị trường khác 3. Mà có một công cụ khác, đó là lý thuyết trò chơi. Lý thuyết này có khả năng phân tích tương tác các chiến lượt của các doanh nghiệp tham gia thị trường. Nó nghiên cứu tình huống ra quyết đinh có liên quan đến người khác và các quyết định của mỗi người ảnh hưởng đến lợi ích và quyền lợi của người tham gia thị trường.. Có các loại trò chơi được phân loại như sau: 1. Trò chơi hợp tác: những người tham gia trò chơi đàm phán các hợp đồng ràng buộc cho phép hoạch định các chiến lượt chung. 2. Trờ chơi không hợp tác: những người tham gia trò chơi đàm phán các hợp đồng ràng buộc nhưng các rang bựôc là không khả thi, nên không hoạch định các chiến lượt chung với nhau đươc. 3. Trò chơi tĩnh: những người chơi hành động đồng thời, và kết qua cuối cùng của mỗi người phụ thuộc vào phối hợp hành động của tất cả mọi người. 4. Trò chơi động: diễn ra trong nhiều giai đoạn và mỗi người chơi sẽ hành động ở mỗi một giai đoạn. 5. Trò chơi thông tin đầy đủ và không đầy đủ: trò chơi có thông tin đầy đủ là mỗi người chơi có thể tính toán kết quả của những người còn lại. Ngược lại là trò chơi không có thông tin đầy đủ. 2 Lý thuyết trò chơi ngày nay được coi như là một trong những công cụ quan trọng để giải quyết các vấn đề trong môi trường có tương tác chiến lược. 3 Lý thuyết đó là các doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận khi MR = MC Thực hiện: Phạm Quang Thái – Cao Học Đêm 1 khoá 17 Giới thiệu Intel Cop. - Trang 5
- Chính sách giá và lý thuyết trò chơi của tập đoàn Intel GVHD: TS Hay Sinh Xem xét thế cân bằng Nash: 1. Các chiến lượt có ảnh hưởng chi phối: Tôi đang làm cái việc tốt nhất tôi có thể làm bất kể anh làm gì Anh đang làm cái việc tốt nhất anh có thể làm bất kể tôi làm gì. 2. Thế cân bằng Nash Tôi đang làm cái việc tốt nhất tôi có thể làm sau khi đã biết anh đang làm gì Anh đang làm cái việc tốt nhất anh có thể làm sau khi đã biết tôi đang làm gì. Trò chơi: Lựa chọn sản xuất một sản phẩm Ví dụ: công ty 2 biết được công ty 1 hành động trước thì: nếu biết công ty 1 sản xuất sản phẩm Ngọt, công ty 2 sẽ sản xuất sản phẩm Giòn nếu biết công ty 1 sản xuất sản phẩm Giòn, công ty 2 sẽ sản xuất sản phẩm Ngọt Thực hiện: Phạm Quang Thái – Cao Học Đêm 1 khoá 17 Giới thiệu Intel Cop. - Trang 6
- Chính sách giá và lý thuyết trò chơi của tập đoàn Intel GVHD: TS Hay Sinh PHẦN B – NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH GIÁ VÀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN INTEL Trước hết là các chính sách giá mà Intel áp dụng cho các sản phẩm của mình. Sau đó, đề tài sẽ bao quát cách mà Intel áp dụng các lý thuyết trò chơi với các đối thủ cạnh tranh. I. GIỚI THIỆU VỀ INTEL Bắt đầu từ năm 1968, Intel sản xuất bộ nhớ máy tính và nhanh chóng là công ty dẫn đầu trong thị trường này. Nhưng sau đó, đến những năm thập niên 80, sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty đến từ Nhật Bản và Mỹ đã làm cho Intel thua lỗ trong việc sản xuất bộ nhớ máy tính. Sản phẩm đang cạnh tranh lúc này là Dram, với sự cạnh tranh của công ty TI, Mostek và các công ty khác đến từ Nhật (nguồn: Intel Coporation Strategy, Ying Chiuan Chen) Từ bỏ việc sản xuất bộ nhớ, Intel đầu tư vào sản xuất bộ vi xữ lý máy tính (CPU) cho máy tính cá nhân. Intel đầu tư sản xuất CPU vào những năm 1971 và giới thiệu sản phẩm vào những năm 1980. Với đội ngũ RD chuyên nghiệp và chính sách đúng đắng, Intel đã giành thị phần rất lớn trong thị trường CPU. Hiện tại, thị trường CPU có sự tham giá của các công ty Intel, AMD, IBM.. tuy nhiên thị phần chủ yếu từ 2 công ty là Intel và AMD. Trong đó, Intel được coi là có thế mạnh và gần như độc quyền khi chiếm thị phần đến 80.2% trong quý 1-2007. Tuy nhiên, AMD không dừng lại ở thị phần của mình, như phát biểu của giám đốc tài chính AMD “thị trường hiện tại là rất cạnh tranh, chúng ta cần phải phá vỡ độc quyền, vì vậy, chúng ta nên chiếm thị phần 30% trong thị trường CPU” (nguồn: AMD Sees Its Market Share Up in 2007 by Anton Shilov) Thực hiện: Phạm Quang Thái – Cao Học Đêm 1 khoá 17 Giới thiệu Intel Cop. - Trang 7
- Chính sách giá và lý thuyết trò chơi của tập đoàn Intel GVHD: TS Hay Sinh Sự thành công của Intel đến từ nhiều lý do, như bộ phận RD là rất mạnh và khả năng cho ra sản phẩm của họ là liên tục, mặc dù là các sản phẩm công nghệ cao, nhu cầu CPU cao và sản phẩm của họ đám ứng ngày càng nhiều những nhu cầu của khách hàng, các phầm mềm tiên tiến, cần nhưng sức mạnh về bộ vi xử lý, Intel đều đám ứng và có thể nói, sản phẩm của họ được tất cả các phầm mềm hổ trợ tối đa (ví dụ Microsoft hổ trợ hầu hết CPU và các tiện ích của Intel đi theo sản phẩm giúp tăng hiệu xuất hoạt động của hệ điều hành cũng như khả năng vận hành của phần cứng máy tính). Tuy vậy, không thể không nói đến chính sách giá của Intel, mà ở đó, có sự cạnh tranh mang dáng dấp của cuộc chiến tranh về giá cả của Intel với đối thủ cạnh tranh lớn nhất là AMD. Có thể nói cuộc chiến tranh về giá là hầu như xuyên suốt quá trình cạnh tranh của hai hãng này. Các dòng sản phẩm của Intel hiện tại, có mặt ở thị trường gồm các sản phẩm: Intel® Celeron®: (nguồn www.intel.com) Đây là dòng sản phẩm cấp thấp, hướng tới người tiêu dùng có thu nhập thấp. sự cải tiến của dòng sản phẩm này tương đối chậm và sản phẩm ít đa dạng. Phổ biến hiện nay là Intel Celeron D processor với mức giá từ $40 - $90 Intel® Pentium® processor: (nguồn www.intel.com) Đây là dòng sản phẩm chiến lượt hiện nay của Intel, tập trung vào dòng sản phẩm Dual Core va Pentium D. Giá của dòng sản phẩm này hiện nay rất cạnh tranh. Intel® Core™2: (nguồn www.intel.com) Đây là dòng sản phẩm nhằm cạnh tranh công nghệ với AMD, giá của dòng sản phẩm này là tương đối cao với công nghệ mới. Chủ yếu sử dụng cho các nhu cầu ứng dụng cao cấp. Các sản phẩm này mới ở giai đoạn giới thiệu nên việc chiếm thị trường sau này là rất quan trọng, phụ thuộc vào chiến lượt trò chơi của Intel. Thực hiện: Phạm Quang Thái – Cao Học Đêm 1 khoá 17 Giới thiệu Intel Cop. - Trang 8
- Chính sách giá và lý thuyết trò chơi của tập đoàn Intel GVHD: TS Hay Sinh II. CÁC CHÍNH SÁCH GIÁ CỦA TẬP ĐOÀN INTEL Có thể nói các chính sách giá của Intel là khá toàn diện và đó là một lợi thế mà Intel có thể cạnh tranh và giành được thị phần lớn trong thị trường sản phẩm CPU. Mặc dù, hãng cạnh tranh lớn nhất của Intel là AMD đã từng tung ra rất nhiều chiến lượt giá nhằm tranh giành thị trường nhưng xét đến thời điểm này, phần thắng vẫn nghiên về phía Intel. Đó là những trò chơi giữa các hãng độc quyền trong thị trường CPU. 1. Chính sách phân biệt giá cấp 1 4: Có thể nói đây là chính sách rất khó thực hiện và Intel hầu như không có thực hiện chính sách phân biệt giá này. Các sản phẩm của Intel sau khi được thị trường chấp nhận thì được sản xuất hàng loạt nhằm giảm tối thiểu chi phí và giá thành. Intel chỉ có thể đa dạng hoá các dòng sản phẩm để nhằm tối đa hoá nhu cầu của khách hàng theo khả năng tài chính của họ. Việc Intel cung cấp sản phẩm phù hợp với mức giá cao nhất mà mỗi khách hàng của họ sẵn lòng chi trả là không khả thi vì thị trường của Intel là rất lớn và Intel không thể sản xuất một sản phẩm với số lượng nhỏ. 2. Chính sách phân biệt giá cấp 2 5: Thông thuờng, khi không có phân biệt giá, thì Intel, một doanh nghiệp có thế lực thị trường, sẽ xác định một mức giá để đạt được lợi nhuận cao nhất 6. Tuy nhiên, để cạnh tranh và bán được nhiều sản phẩm, Intel còn xác định mức giá cấp 2. Việc phân biệt giá cấp 2 được thực hiện thông qua: đại lý phân phối: Intel sẽ xem xét chấp nhận cho các công ty làm đại lý và hưởng chính sách chiến khấu trên doanh số. Và qua đó, các đại lý có thể 4 Là mức giá cao nhật mà mỗi khách hàng sẵn lòng chi trả cho sản phẩm 5 Là mức giá phân biệt theo số lượng sản phẩm được tiêu thụ 6 Mức giá mà Intel xác định sẽ luôn cao hơn mức giá cân bằng tại MR = MC, do đó, những mức giá thấp hơn có thể sẽ gia tăng lợi nhuận và thị phần của Intel trong thị trường CPU Thực hiện: Phạm Quang Thái – Cao Học Đêm 1 khoá 17 Chính sách giá - Trang 9
- Chính sách giá và lý thuyết trò chơi của tập đoàn Intel GVHD: TS Hay Sinh chiết khấu lại cho khách hàng của họ. Bảng ví dụ dưới đây là chính sách giá của một đại lý phân phối các sản phẩm CPU cho server. Mỗi loại CPU có các mức giá khác nhau cho từng số lượng mua khác nhau. (nguồn: www.render.com) các nhà sản xuất máy tính: sản phẩm của Intel được hầu hết các nhà sản xuất máy tính lớn trên thế giới tích hợp vào trong sản phẩm của mình. Intel có các chương trình liên kết với các hãng máy tính ở các quốc gia nhằm phổ biến việc sự dụng bộ vi xử lý Intel. Bằng cách này, Intel sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ các CPU đã đang đi vào giai đoạn bão hoà 7 về nhu cầu ở các nước phát triển nhưng nhu cầu ở các nước kém phát triển hơn vẫn rất cao. Ví dụ là tháng 11/2003, Intel đã chọn FPT Elead là nhà sản xuất thiết bị chính hiệu đầu tiên tại Việt Nam. Lễ ký kết thoả thuận OEM được tổ chức tại TP HCM. Theo đó, Intel trợ giúp FPT phát triển khả năng sản xuất thông qua chương trình hỗ trợ sản xuất; Các chương trình hỗ trợ nghiên cứu thị trường, phát triển thương hiệu; Chương trình cung cấp linh kiện giá ưu đãi cho các dự án liên quan đến chính phủ và giáo dục. Máy tính Elead của FPT sẽ được sản xuất ở mức độ đảm bảo cao hơn về chất lượng, mà giá thành lại 7 Lý thuyết vòng đời sản phẩm: mỗi sản phẩm trải qua 4 giai đoạn là giai đoạn giới thiệu, giai đoạn phát triển, giai đoạn chín mùi và giai đoạn suy tàn Thực hiện: Phạm Quang Thái – Cao Học Đêm 1 khoá 17 Chính sách giá - Trang 10
- Chính sách giá và lý thuyết trò chơi của tập đoàn Intel GVHD: TS Hay Sinh rẻ hơn. Intel có chế độ hỗ trợ FPT Elead thường xuyên về kỹ thuật và các công nghệ mới. Trong đó bao gồm tư vấn về sản xuất và hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp từ Intel ADC (Asia Design Center) – Trung tâm thiết kế của Intel tại châu Á. (nguồn: http://www.fdc.com.vn) Chính sách giá cấp 2 của Intel phụ thuộc rất nhiều vào việc cạnh tranh trên thị trường và phụ thuộc vào sản phẩm đang ở giai đoạn nào. Đối với các sản phẩm đang ở trong giai đoạn từ phát triển trên thị trường thì chiến lượt giá này được áp dụng. Đối với các dòng sản phẩm mà Intel tung ra nhằm để cạnh tranh về công nghệ và đang ở trong giai đoạn giới thiệu thì Intel sẽ xúc tiến việc bán các sản phẩm cũ nhằm gia tăng lợi nhuận, chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh về giá cho các sản phẩm ra sau, mà nó cần nhiều chi phí để quảng cáo cũng như cạnh tranh. Bởi một khi đối thủ cạnh tranh giảm giá cho các sản phẩm mới này, Intel cũng phải tham gia trò chơi cùng với đối thủ cạnh tranh. 3. Chính sách phân biệt giá cấp 3 8: Chính sách giá này được sử dụng để Intel cạnh tranh với tất cả các đối thủ trên thị trường bộ vi xử lý. Các dòng sản phẩm đa dạng của Intel nhắm vào các khách hàng có ngân sách khác nhau. Trong chính sách giá này, không chỉ những sản phẩm cao cấp mới được Intel phát triển công nghệ, mà ngay cả sản phẩm dòng cấp thấp cũng được phát triển. Chính sách giá này của Intel là khá thành công. Intel luôn cho ra đời các sản phẩm có chất lượng và công nghệ, quảng bá dòng sản phẩm này với thị trường. Tuy nhiên, dòng sản phẩm cao cấp chỉ dành cho những người có nhu cầu thật sự cao, cần tốc độ xử lý và các công nghệ mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh việc quảng cáo dòng sản phẩm cao cấp, Intel cũng đồng thời tung ra dòng sản phẩm trung bình và cấp thấp nhắm vào các đối tượng khách hàng có nhu cầu ít hơn. 8 Là mức giá phân biệt cho mỗi nhóm khách hàng khác nhau. Thực hiện: Phạm Quang Thái – Cao Học Đêm 1 khoá 17 Chính sách giá - Trang 11
- Chính sách giá và lý thuyết trò chơi của tập đoàn Intel GVHD: TS Hay Sinh Ví dụ là ở những năm 2000, khi Intel tung ra dòng Pentium 4 thay thế Pentium 3, thì dòng sản phẩm Celeron trở thành dòng sản phẩm dành cho người tiêu dùng là cá nhân, gia đình hay văn phòng có ít nhu cầu cao cấp. Vào những năm gần đây, khi kiến trúc Core trở thành công nghệ để cạnh tranh, thì dòng sản phẩm Pentium 4 trở thành Pentium D, Pentium Core 2 Dual... thì đồng thời, Intel nâng cấp dòng sản phẩm Celeron thành Celeron D, Celeron Core Dual (ra mắt năm 2008). Bảng ví dụ sau nhằm mô tả việc phân biệt giá cấp 3 của Intel: Đối với người tiêu dùng bình dân: Intel có 2 dòng sản phẩm là Celeron và Pentium Extreme. Hai dòng sản phầm này dùng để cạnh tranh với đối thủ ở những khách hàng có nhu cầu xử dụng máy tính rất thông thường và ngân sách hạn hẹp. Có thể thấy dòng Pentium Extreme đang ở giai đoạn suy tàn nên cũng được hạ giá bán xuống rất thấp để cạnh tranh. Name CPU Model Cores Clock Bus Price Pentium Core 2 Quad C2E QX6800 4 2,93GHz 1066MHz $999 C2E QX6700 4 2,66GHz 1066MHz $999 C2Q Q6700 4 2,66GHz 1066MHz $530 C2Q Q6600 4 2,4GHz 1066MHz $851 Pentium Core 2 Dual C2D E6850 2 3,0GHz 1333MHz $266 C2E X6800 2 2,93GHz 1066MHz $999 C2D E6750 2 2,66GHz 1333MHz $183 C2D E6700 2 2,66GHz 1066MHz $530 C2D E6600 2 2,4GHz 1066MHz $316 C2D E6550 2 2,33GHz 1333MHz $163 C2D E6420 2 2,13GHz 1066MHz $183 C2D E6400 2 2,13GHz 1066MHz $244 C2D E6320 2 1,86GHz 1066MHz $163 C2D E6300 2 1,86GHz 1066MHz $183 Pentium Core Dual C2D E4400 2 2,0GHz 800MHz $133 C2D E4300 2 1,8GHz 800MHz $163 Pentium Extreme Pentium E2160 2 1,8GHz 800MHz $84 Pentium E2140 2 1,6GHz 800MHz $74 Celeron Celeron 440 1 2,0GHz 800MHz $59 Celeron 430 1 1,8GHz 800MHz $49 (nguồn: http://www.guru3d.com/newsitem.php?id=5086) Thực hiện: Phạm Quang Thái – Cao Học Đêm 1 khoá 17 Chính sách giá - Trang 12
- Chính sách giá và lý thuyết trò chơi của tập đoàn Intel GVHD: TS Hay Sinh Đối với người dùng là văn phòng, các cá nhân dùng máy tính để hành nghề hay những game thủ cần máy tính mạnh hơn, thì dòng sản phẩm Core Dual và Core 2 Dual là thích hợp. Có thể nói dòng sản phẩm này đang được cạnh tranh rất gay gắt hiện này và giá cả liên tục giảm. Vấn đề này liên quan đến lý thuyết trò chơi mà những nhà độc quyền nhóm như Intel phải xử dụng để có thể có những chính sách cạnh tranh đúng nhằm giữ vững thị phần của mình. Đối với nhóm người sử dụng cao cấp, cần những bộ vi xữ lý mạnh và chuyên nghiệp, họ không thể không lựa chọn dòng sản phẩm mạnh nhất có thể lúc đầu tư, hay những người dùng cá nhân thích công nghệ mới, thì họ sẵn sang bỏ mức giá rất cao để mua những sản phẩm mới nhất, hiện đại nhất với CPU Core 2 Quad. Như vậy, việc phân biệt giá trong chính sách giá của Intel cũng giống các hãng khác. Họ phân biệt giá để phân khúc thị trường, định hướng những sản phẩm nào ở trong giai đoạn nào trong vòng đời sản phẩm để có thể có chính sách giá phù hợp, đạt được lợi nhuận cao nhất. Với những sản phẩm mới giới thiệu ra thị trường, thì Intel dùng chính sách giá cấp 3, xác định cho những người có nhu cầu cao, bằng lòng trả giá cao, để có thể bù với chi phí quảng cáo khi tung sản phẩm ra thị trường. Với những sản phẩm đã phát triển và chín mùi, Intel sẽ hạ giá để cạnh tranh và giành thị trường. Ngoài ra, họ không quên đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, bằng những dòng sản phẩm chuyên biệt và liên tục cải tiến để theo sát với sự phát triển của công nghệ. Tuy nhiên, một hãng độc quyền như Intel đôi khi phải đối mắt với sự cạnh tranh lớn từ đối thủ về mặt thị phần trên thị trường. Do đó, ngoài những chính sách phân biệt giá, Intel còn phải có những chính sách, chiến lước giá khác nữa, để có thể linh động hơn trong việc cạnh tranh, giữ vững vị thế độc quyền của mình cũng như ngăn chặn sự gia nhập ngành của các công ty mới thành lập. Đó là lý thuyết trò chơi. Thực hiện: Phạm Quang Thái – Cao Học Đêm 1 khoá 17 Chính sách giá - Trang 13
- Chính sách giá và lý thuyết trò chơi của tập đoàn Intel GVHD: TS Hay Sinh III. INTEL VÀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CẠNH TRANH 9. Có thế nói các sản phẩm của Intel là các sản phẩm có công nghệ rất cao. Hiện này, thị trường sản phẩm CPU có sự tham gia của các công ty Intel, AMD, IBM, Freescale and Marvell Technology... và thị phần của Intel là 78.7%, AMD là 13.9% và 7.4% chia cho các hãng còn lại (nguồn www.internetnews.com bởi Agam Shah). Với thị phần như vậy, Intel luôn tìm cách để bảo vệ cho thị phần của mình và sẵn sàng tham gia các trò chơi cạnh tranh, bất chấp rằng, trò chơi đó là giảm doanh thu cũng như lợi nhuận của hãng. Tuy nhiên, về dài hạn, với sức mạnh của mình, Intel giành lại những kết quả rất tốt sau đó. Tổng quan về lý thuyết trò chơi, có thể thấy rõ là Intel đang áp dụng 2 trò chơi chính là: cuộc chiến tranh về giá và trò chơi hợp tác hay không hợp tác khi tung ra sản phẩm mới. 1. Trò chơi lặp lại: Cuộc chiến tranh về giá và không hợp tác. Đây là trò chơi bắt đầu khi mà AMD tạo được cho mình dòng sản phẩm Athlon cạnh tranh rất gay gắt so với dòng sản phẩm Pentium III của Intel và bắt đầu giành thị trường từ tay của Intel. Cuối năm 1999, AMD giới thiệu CPU dòng Athlon với tốc độ 700Mhz cạnh tranh với Intel Pentium III 700 Mhz và đồng thời tung sản phẩm Athlon 750Mhz để cạnh tranh về tốc độ xữ lý. Tại thời điềm này, hai hãng cạnh tranh chủ yếu dựa vào tốc độ xữ lý của CPU. Như vậy, AMD đang có lợi thế rất lớn so với Intel và AMD tập trung vào dòng sản phẩm thành công này, và họ không hạ giá của sản phẩm Athlon 750Mhz và hoãn thời hạn tung ra các sản phẩm có tốc độ cao hơn nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho dòng sản phầm Athlon hiện tại. 9 Hiện nay, Intel có đối thủ cạnh tranh chính là từ AMD (Advanced Micro Devices), nêu hầu hết các trò chơi trên thị trường CPU thế giới là của Intel và AMD. Thực hiện: Phạm Quang Thái – Cao Học Đêm 1 khoá 17 Lý thuyết trò chơi - Trang 14
- Chính sách giá và lý thuyết trò chơi của tập đoàn Intel GVHD: TS Hay Sinh Như vậy trò chơi về chiến lượt giá được hiểu là cả hai hãng bắt đầu việc giảm giá sản phẩm của mình để giành thị trường. Cả hai đều có thông tin về quyết định của nhau một cách đầy đủ và phản ứng lại những quyết định đó của đối thủ cạnh tranh một cách tốt nhất có thể. Hiện tại thị phần của hai công ty là Intel: 80% và AMD: 20% 10. Intel là công ty lớn nên luôn muốn mở rộng thị trường, khẳng định thế mạnh của mình và không bao giờ chịu để cho đối thủ cạnh tranh giành thị trường, nên chiến lượt của họ luôn chọn giải pháp giảm giá. AMD dù muốn hay không, cũng biết rằng Intel sẽ cạnh tranh và giảm giá sản phẩm nên phương án tốt nhất mà họ chọn là tham gia trò chơi giảm giá. Còn nếu không, có thể họ không chỉ được 10% thị trường, mà còn có thể bị đánh bất ra khỏi ngành. Thị Phần AMD Không Giảm giá giảm giá Giảm giá 78, 22 90, 10 INTEL Không 70, 30 80, 20 giảm giá (phân chia thị phần khi tham gia trò chơi giảm giá) Như vậy cân bằng Nash được thành lập khi cả hai công ty đều quyết định giảm giá bán sản phẩm của mình và thị phần của họ là 78% và 22% 11. Ở đây, mặc dù Intel có thể không là người hành động trước trong việc giảm giá, nhưng AMD có thể chắc chắn là Intel luôn hành động như vậy để bảo vệ thị phần của mình. 10 Hai công ty Intel và AMD chiến khoản 92% thị trường và giả định thị trường lúc này chỉ có sự tham gia của hai công ty. 11 Kết quả của trò chơi được chứng minh bằng số liệu thực tế sau này, đến cuối năm 2001. Thực hiện: Phạm Quang Thái – Cao Học Đêm 1 khoá 17 Lý thuyết trò chơi - Trang 15
- Chính sách giá và lý thuyết trò chơi của tập đoàn Intel GVHD: TS Hay Sinh Bảng số liệu cho thấy rằng AMD đã hạ giá bán sản phẩm của mình rất nhanh, cộng với việc tung ra sản phẩm có tốc độ cao hơn Inetl lúc bấy giờ, đã giúp cho AMD giành được thị phần từ Intel và doanh số bán ra tăng gấp đối vào quý 2 năm 2000 đạt 1.8 triệu sản phẩm và tăng 52% về số lượng sản phẩm so với quý 1(nguồn: http://whitepapers.theregister.co.uk/paper/view/341/reg2?td=toptextlink) Tháng Công ty\Sản phẩm 650 MHz 700 MHz 800 MHz 900 MHz 1000 MHz AMD (Athlon) $ 565.00 $ 695.00 $ 1,154.00 11-1999 Intel (Pentium III) $ 562.00 $ 733.00 chưa có AMD (Athlon) $ 290.00 $ 480.00 $ 790.00 1-2000 Intel (Pentium III) $ 423.00 $ 562.00 chưa có AMD (Athlon) $ 243.00 $ 344.00 $ 672.00 $ 850.00 2-2000 Intel (Pentium III) $ 423.00 $ 562.00 chưa có AMD (Athlon) $ 250.00 $ 190.00 $ 350.00 $ 495.00 7-2000 Intel (Pentium III) $ 225.00 $ 294.00 $ 508.00 $ 990.00 AMD (Athlon) $ 116.00 $ 149.00 $ 165.00 $ 495.00 10-2000 Intel (Pentium III) $ 193.00 $ 251.00 $ 401.00 $ 754.00 (Nguồn: www.theregister.co.uk) Tuy nhiên, thành công của AMD không kéo dài khi cuối năm 2001, kết quả của cuộc chiến về giá cả của Intel và AMD ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của hai công ty. Đến tháng 10-2001, doanh thu của AMD giảm 22% do việc giảm giá sản phẩm, đóng của hai nhà máy và cắt giảm hơn 2000 công nhân của mình. Như vậy, với sự lớn mạnh về tài chính cũng như kinh nghiệm và thị phần, Intel đã có nhiều cách để hồi sinh. Cuộc chiến về giá kéo dài khi cả hai hãng liên tục tung ra các sản phẩm mới và giảm giá chúng nhanh chóng. Tình hình càng kéo dài cho đến những năm 2006 khi mà Intel cho ra dòng sản phẩm mạnh hơn như Pentium 4, Pentium Core và Pentium Core 2 cũng như nâng cấp dòng sản phẩm bình dân Celeron thành Celeron D và Celeron Code Dual. Với sự phát triển nhanh về công nghệ như vậy nhưng AMD không cho ra dòng sản phẩm nào đủ sức mạnh để cạnh tranh với dòng sản phẩm Core Dual của Intel. Chính vì vậy, hiện nay Intel đã dành lại thị trường của mình và còn lớn hơn trước kia cả ở dòng CPU cho máy để bàn, máy chủ và máy tính xách tay. Số liệu thị phần của các hãng sản xuất CPU cập nhật tháng 12-2007 như sau: (nguồn: www.businessnews.com bởi Antone Gonsalves) Thực hiện: Phạm Quang Thái – Cao Học Đêm 1 khoá 17 Lý thuyết trò chơi - Trang 16
- Chính sách giá và lý thuyết trò chơi của tập đoàn Intel GVHD: TS Hay Sinh Toàn thị trường: Khác, 7% AMD, 14% Intel AMD Khác Intel, 79% Intel và AMD AMD, 15% Intel AMD Intel, 85% Như vậy, biểu đồ phân chia thị phần trong chiến lượt giảm giá của Intel và AMD trong dài hạn được cho như sau: Intel 85%, AMD 15%. Cân bằng NASH cũng được thiết lập ở chiến lượt khi cả hai cùng tham gia trò chơi giảm giá sản phẩm. Tuy nhiên trong dài hạn, AMD là một công ty nhỏ hơn, nên kết quả đạt được là không giống như trong ngắn hạn, khi Intel chưa kịp tìm ra các giải pháp cạnh tranh khác 12. Thị Phần 2 Hãng AMD Trong Dài Hạn Không Giảm giá giảm giá Giảm giá 85, 15 90, 10 INTEL Không 70, 30 80, 20 giảm giá 12 Năm 2000, Intel tung chiến lượt dán logo Intel Inside cho tất cả các sản phẩm bán ra, nhằm khẳng định thương hiệu và chất lượng, chiến lượt này rất thành công cho cả những người không biết máy tính (họ cũng biết Intel là ai) và cả những người am hiểu máy tính. Thực hiện: Phạm Quang Thái – Cao Học Đêm 1 khoá 17 Lý thuyết trò chơi - Trang 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu marketing - Chương 2: Xác định vấn đề và mục tiêu
11 p | 844 | 412
-
Vai trò của nghiên cứu thị trường
4 p | 904 | 226
-
Bải giảng nghiên cứu thị trường - Chương 2: Nghiên cứu thị trường ( tiếp)
10 p | 670 | 221
-
Chương 5: CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU
18 p | 1245 | 196
-
Một số bước nghiên cứu và phân tích thị trường
1 p | 527 | 128
-
Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học: Quản lý khách sạn
45 p | 458 | 127
-
Đề cương môn học nghiên cứu Marketing - GV. Dư Thị Chung - ĐH Tài Chính Marketing
162 p | 617 | 83
-
nghiên cứu chính sách và giải pháp phát triển
12 p | 144 | 38
-
Chuyên đề: Quản trị tài chính - TS. Nghiêm Thị Hà
101 p | 157 | 37
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người mua trong thị trường thương mại điện tử
13 p | 432 | 29
-
Nghiên cứu thị trường trong thời suy thoái
4 p | 185 | 27
-
Bài giảng Nghiên cứu Marketing - Chương 2: Thiết kế và phê chuẩn dự án nghiên cứu
11 p | 163 | 14
-
Tác động của đặc trưng doanh nghiệp đến tính kịp thời của công bố thông tin báo cáo tài chính: Nghiên cứu thực nghiệm trên thị trường chứng khoán Việt Nam
15 p | 144 | 11
-
Đề cương chi tiết học phần: Phương pháp nghiên cứu thống kê trong quản lý tài nguyên
5 p | 53 | 3
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu Quan hệ quốc tế: Phần 2 (Dành cho hệ đại học và sau đại học)
156 p | 8 | 2
-
Nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
6 p | 10 | 2
-
Nghiên cứu sự hài lòng khi sử dụng sàn thương mại điện tử Lazada của sinh viên Khoa Tài chính – Thương mại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 20 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn