Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Giải pháp công nghệ đóng tàu cá lưới chụp tại công ty cổ phần đóng tàu sông đào Nam Định
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá các giải pháp công nghệ đóng tàu cá đang được áp dụng phổ biến trong các nhà máy đóng tàu. Trên cơ sở đó lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty Cổ phần Đóng tàu Sông Đào Nam Định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Giải pháp công nghệ đóng tàu cá lưới chụp tại công ty cổ phần đóng tàu sông đào Nam Định
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA ĐÓNG TÀU THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ ĐÓNG TÀU CÁ LƯỚI CHỤP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÓNG TÀU SÔNG ĐÀO NAM ĐỊNH Chủ nhiệm đề tài:Ths. Hoàng Trung Thực Thành viên tham gia:
- Hải Phòng, tháng 05 /2016
- THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH MỤC LỤC
- THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1 Khối lượng vật tư tổng đoạn 25 Bảng 3.2 Danh mục bản vẽ 31 Bảng 3.3 Danh mục chi tiết thép hình, lập là TĐ 1 38 Bảng 3.4 Danh mục chi tiết thép tấm TĐ 1 42
- THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình Tên hình Trang Hình 2.1 Phối cảnh tổng thể của Công ty Sông Đào 10 Hình 2.2 Sơ đồ bố trí hệ thống đèn chiếu sáng trên tàu nghề lưới 13 chụp Hình 2.3 Hệ thống tăng gông và dây liên kết 13 Hình 2.4 Cấu tạo tổng thể lưới chụp mực 14 Hình 2.5 Tàu cá lưới chụp LC 01.09 15 Hình 2.6 Bố trí hệ thống tăng gông, đèn, thiết bị trong trạng thái 15 hành trình Hình 2.7 Vươn cần (tăng gông) chuẩn bị thả lưới 16 Hình 2.8 Bản vẽ tuyến hình tàu 18 Hình 2.9 Bản vẽ bố trí chung tàu 19 Hình 2.10 Bản vẽ kết cấu cơ bản 20 Hình 2.11 Bản vẽ mặt cắt ngang 21 Hình 2.12 Bản vẽ rải tôn 22 Hình 3.1 Phân chia phân tổng đoạn 26 Hình 3.2 Bản vẽ tuyến hình sườn thực 28 Hình 3.3 Bản vẽ bệ khuôn TĐ1 45 Hình 3.4 Mô hình hóa kết cấu TĐ1 46 Hình 3.5 Bản vẽ Nest 47 Hình 3.6 Bản vẽ mặt cắt ngang 47 Hình 3.7 Bản vẽ gia công thép hình và mặt cắt dọc 48 Hình 3.8 Bản vẽ lắp ráp tổng đoạn 1 49 Hình 3.9 Bản vẽ lắp ráp cụm chi tiết thuộc TĐ1 50 Hình 3.10 Bản vẽ lắp ráp tôn vỏ bao TĐ1 51 Hình 3.11 Dưỡng chế tạo tôn vỏ TĐ1 52
- THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH MỞ ĐẦU MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay với tình hình phức tạp tại biển đông, với việc tàu cá vỏ gỗ của ngư dân Việt Nam bị chèn ép bị xua đuổi khỏi ngư trường truyền thống của chúng ta, thậm chí nhiều tàu bị đâm chìm và nhiều ngư dân thiệt mạng thì một trong những câu hỏi đặt ra là: Chúng ta có giải pháp gì để giúp 10% lực lượng lao động của đất nước có thể giữ được miếng cơm manh áo đồng thời giúp dân tộc bảo vệ được vùng biển chủ quyền thiêng liêng. Nghị định 67/2014 của chính phủ là một trong những giải pháp được đưa ra để giải đáp câu hỏi đó. Theo nghị định này, nhà nước sẽ hỗ trợ ngư dân vay vốn, tư vấn kỹ thuật để đóng tàu cá vỏ thép công suất lớn, năng lực đánh bắt xa bờ để dần thay thế đội tàu gỗ vốn đang lạc lõng trong dòng chảy của ngành công nghiệp thủy sản thế giới. Một thực tế đặt ra là một số mẫu tàu đã được đóng nhưng không được bà con ngư dân đón nhận vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Một vài trong số các nguyên nhân đó là: Mẫu thiết kế không đảm bảo; Năng lực triển khai đóng mới kém do không đảm bảo được chất lượng kỹ thuật cho những con tàu phải thường xuyên hoạt động khơi xa; Không kiểm soát được các vấn đề về trọng tâm, trọng lượng tàu dẫn đến không đảm bảo được tính lắc tốt cho tàu; .v.v. Bên cạnh đó, với sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu việt nam trong một thời gian tương đối dài, hiện nay nhiều nhà máy ở Việt Nam có đủ trang thiết bị, nhân lực để có thể đảm bảo đóng được những con tàu với những tiêu chuẩn cao nhất, đồng thời đội ngũ người làm thiết kế phương án, công nghệ tại nước ta cũng đã đủ khả năng trong việc thiết kế, triển khai công nghệ của các dạng tàu cá này. 6
- THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH MỞ ĐẦU Vì vậy, tác giả nhận thấy rằng, để đưa nghị định vào cuộc sống, để đảm bảo an toàn, tính mạng và tạo lợi nhuận cho ngư dân, thì việc kết hợp giữa những nhà thiết kế uy tín với những công ty đủ năng lực đang là một trong những vấn đề cấp thiết của thực tế. 1.1. Mục đích của đề tài Phân tích, đánh giá các giải pháp công nghệ đóng tàu cá đang được áp dụng phổ biến trong các nhà máy đóng tàu. Trên cơ sở đó lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty Cổ phần Đóng tàu Sông Đào Nam Định. 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tàu cá lưới chụp 30,8 m, công suất máy 811 cv. 1.3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Trong đề tàu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Thống kê năng lực của các đơn vị đóng tàu; Tối ưu hóa giải pháp công nghệ cho một đơn vị cụ thể. 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài đưa ra một cái nhìn tổng thể về bức tranh đóng tàu cá vỏ thép của Việt Nam, đồng thời đưa ra một giải pháp thiết kế công nghệ phù hợp với Công ty Cổ phần Đóng tàu Sông Đào Nam Định. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Áp dụng được các phần mềm hiện đại trong đóng tàu, tìm hiểu, đánh giá đúng khả năng của đơn vị đóng tàu để đưa ra một giải pháp phù hợp cho đơn vị đóng tàu đó. 7
- THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH MỞ ĐẦU 8
- THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH TỔNG QUAN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ĐÓNG TÀU CÁ VỎ THÉP THEO NGHỊ ĐỊNH 67/2014 CỦA CHÍNH PHỦ 1.1. Tình hình phát triển của ngành thủy sản và các thách thức đặt ra Việt Nam, một đất nước với hơn 3000 km chiều dài bờ biển, có diện tích vùng biển thuộc chủ quyền kinh tế là trên 1 triệu km2, vùng biển này là không gian sinh tồn cho khoảng 10% lực lượng lao động của cả nước và đem về nguồn thu ngoại tệ cho đất nước mỗi năm là trên 2 tỷ Mỹ kim. Ngư dân Việt Nam hiện đang sở hữu trên 110 ngàn tàu đánh cá các loại: lưới rê; lưới vét; lưới vây .v.v., xong gần 100% các tàu đó là tàu cá vỏ gỗ mà các mẫu thiết kế của nó đã quá cổ điển và không phù hợp với thời buổi hiện tại. Nhược điểm của các tàu gỗ nói chung là nhỏ, công suất máy bé, độ bền, khả năng hành hải cơ bản kém, hiện chỉ thích hợp cho việc đánh bắt ven bờ. Tuy nhiên, lượng cá ven bờ đang suy giảm theo thời gian do việc khai thác quá mức trong một thời gian dài, điều này dẫn đến hiệu quả kinh tế trong việc khai thác đang giảm dần và nếu không có những cách làm mới, hương đi mới thì ngành thủy sản sẽ không thể phát triển và sẽ ảnh hưởng đến đời sống của cả chục triệu ngư dân Việt. Một số tàu cá vỏ gỗ cỡ lớn đánh bắt xa bờ theo Quyết định 393 của Chính phủ năm 1997 đã được đóng và đưa vào hoạt động, tuy nhiên các nhược điểm cố hữu của nó vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn, đặc biệt là về mức độ ổn định và độ bền khi phải đánh bắt ở vùng biển quá xa bờ. Thêm vào đó, sự cạnh tranh từ những tàu cá vỏ thép cỡ lớn với trang bị hiện đại của Trung Quốc (có khoảng 5 vạn tàu cá dạng này đang hoạt động tại Biển Đông – nguồn Internet) làm cho tàu cá của chúng ta thất thế và rủi ro ngay trên chính vùng biển của mình, rất nhiều tàu cá của chúng ta bị đâm chìm, ngư dân mất tích vì nguyên nhân ‘’ tàu lạ’’ này. Điều này dẫn đến việc nếu đội tàu cá của ta không lớn mạnh thì một ngày nào đó chúng ta sẽ bị đánh bật khỏi ngư 9
- THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH TỔNG QUAN trường của mình, nguồn lợi thủy sản bị biến mất, ngư dân sẽ phải tìm những công việc khác mà trong đời họ chưa một lần được biết để mưu sinh và v.v. Trung Quốc đang áp đặt chủ quyền phi pháp lên 90% Biển đông, phát triển đội tàu cá cũng có nghĩa là Việt Nam đang tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình trên vùng biển này. 1.2. Nghị định 67/2014 của Chính phủ Nghị định 67/2014 ra đời với mục đích chính là hỗ trỡ ngư dân đóng tàu mới bám biển. Trước nghị định 67, đã có rất nhiều các quyết định, nghị định được ban hành nhằm giúp ngư dân đóng tàu, xong tất cả đều thất bại, điển hình là Quyết định 393/1997 của Chính phủ. Theo Quyết định 393, ngư dân được nhà nước hỗ trợ vay vốn để đóng tàu với lãi suất thấp và thời gian trả nợ dài, vốn thế chấp mà ngư dân cần có lại chính là con tàu mà họ đóng ra, ngư dân sẽ phải chịu trách nhiệm về thiết kế và đóng mới tàu. Từ áp lực trả nợ, từ truyền thống đánh bắt, tất cả ngư dân lựa chọn đóng mới tàu vỏ gỗ nhỏ, công suất máy vừa phải. Những tàu vỏ gỗ này hoạt động kém hiệu quả, rủi ro cao, rất nhiều tàu đã bị chìm vì thiên tai, địch họa. Ngư dân có tàu bị chìm không có khả năng trả nợ, họ bị xử lý theo pháp luật. Nhà nước không đòi được nợ và những khoản nợ đó tất nhiên sẽ là nợ xấu trong các ngân hàng làm trầm trọng thêm ngân sách nhà nước. Một chương trình với ý tưởng tốt nay được giới học giả ghi nhận là ‘’ ném tiền qua cửa sổ’’. Nghị định 67/2014 được soạn thảo dưới sự ghi nhận những thất bại của các chương trình trước đó. Theo Nghị định này, Nhà nước sẽ cho ngư dân vay vốn đến 90% giá trị con tàu với tàu vỏ thép (khuyến khích) và đến 70% với tàu vỏ gỗ với lãi suất 3% năm (một nửa so với vốn vay khác) và trả nợ trong 10 năm. Điều kiện để được vay nguồn vốn này là ngư dân phải chứng minh được năng lực tài chính, năng lực khai thác và nhiều vấn đề khác. Một trong các vấn đề cốt lõi mà các ngân hàng thương mại đặt ra là các tàu được 10
- THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH TỔNG QUAN đóng phải đảm bảo làm việc tin cậy trong thời gian trả nợ. Và vì vậy, ngư dân sẽ không tự mình thiết kế và đóng mới tàu, các tàu đóng mới phải được thiết kế theo mẫu của các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp và được đóng tại các nhà máy uy tín. 1.3. Nâng cao hiệu quả đóng tàu theo Nghị định 67 Theo lập luận ở trên, chúng ta thấy rằng chất lượng của tàu cá đóng mới theo Nghị định 67 là yếu tố then chốt của Nghị định này, và nếu không quản lý được chất lượng của tàu thì tương lái đi vào vết xe đổ là điều có thể nhìn thấy được. Các mẫu thiết kế đều đã được đóng và thử nghiệm chỉ những mẫu nào có hiệu quả tốt thì mới nhân rộng. Tác giả nghĩ đây là một ý kiến đúng đắn và chuyên môn. Tuy nhiên, để đảm bảo được tàu được đóng ra đảm bảo được đúng thiết kế là một câu chuyện khác. Vì vậy, theo thiển ý của tác giả, lựa chọn đơn vị thiết kế công nghệ tốt, lựa chọn nhà máy có đủ năng lực là điều hết sức quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng con tàu. Và đó cũng là lý để tác giả chọn đề tài này. 11
- THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY VÀ TÀU CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY SÔNG ĐÀO VÀ TÀU CÁ VỎ THÉP LƯỚI CHỤP LC 01.09 2.1. Năng lực đóng tàu của Công ty Cổ phần Đóng tàu Sông Đào Nam Định Hình 2.1: Phối cảnh tổng thể của Công ty Sông Đào 2.1.1. Đội ngũ nhân lực * Ban giám đốc: Ban giám đốc công ty là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành đóng tàu, tốt nghiệp đại học chính quy chuyên ngành đóng tàu và là những người có tham vọng để đưa công ty trở thành một tên tuổi lớn trong làng đóng tàu. * Đội ngũ kỹ thuật: Hiện nhà máy đang có 7 kỹ sư vỏ, 4 kỹ sư máy và 3 kỹ sư điện. Đội ngũ kỹ thuật của nhà máy có trình độ cao, đã triển khai đóng mới thành công nhiều tàu phức tạp như tàu kiểm ngư cỡ trung cho Cục 12
- THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY VÀ TÀU kiểm ngư, nhiều loại tàu hàng, tàu kéo, tàu cá khác nhau. Quản đốc các phân xưởng của nhà máy là những người có kinh nghiệm trong việc triển khai bản vẽ và sản xuất thực tế. * Đội ngũ công nhân: Hiện nhà máy đang có tổng cộng khoảng 120 công nhân, 30% trong đó có bằng thợ bậc 6, 7, 55% có bằng bậc 4, 5, và chỉ có một số ít công nhân học việc có bằng thấp hơn. Theo kế hoạch dài hạn của nhà máy, khi Côn ty Sông Đào vẫn còn là một thành viên của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Phà Rừng, các công nhân của nhà máy được gửi ra các nhà máy lớn như Sông Cấm, Phà Rừng để đào tạo, các công nhân này đã được hỗ trợ lớn từ ban giám đốc nhà máy như giữ nguyên lương, đồng thời được tính phần trăm lao động cho các hoạt động của họ tại nhà máy thực tập. Họ đã trực tiếp tham gia vào nhiều sản phẩm chất lượng cao tại nhà máy Sông Cấm, Phà Rừng và đã làm chủ được phương thức đóng tàu tiên tiến của các nhà máy này. Đây chính là tiền đề quan trọng để Công ty Sông Đào có thể tự tin đóng các dạng tàu mới, phức tạp sau này. 2.1.2. Năng lực mặt bằng, nhà xưởng, thiết bị Mặt bằng nhà máy rộng trên 10 ha, có đủ năng lực cẩu, đường triền để có thể đóng được các tàu lên đến 7200 tấn trọng tải. Nhà máy có 1 cổng trục 50 tấn phục vụ cho đấu đà, 2 xe cẩu bánh lốp 25 tấn và các cẩu 35 tấn trong phân xưởng vỏ. Phân xưởng vỏ nhà máy có đủ các trang thiết bị để có thể đóng các tàu theo phương pháp hiện đại như cần cẩu sức nâng lớn, máy cắt CNC có chức năng lấy dấu tự động, máy lốc tôn vỏ, máy dập nguội, máy thụi gia công thép hình. Mặt bằng phân xưởng đủ rộng để có thể đóng được 7 cụm tổng đoạn có khối lượng khoảng 30 tấn cùng lúc. 13
- THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY VÀ TÀU Phân xưởng sơ chế hiện đại , rộng rãi được trang bị máy làm sạch bề mặt bằng hạt mài, điều này góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng bề mặt vật liệu. Phân xưởng ống có các mắt cắt ống CNC, máy uốn ống nóng và các cẩu phục vụ thao tác ống. 2.2. Giới thiệu tàu cá vỏ thép lưới chụp LC 01.09 2.2.1. Nghề lưới chụp mực Nghề lưới chụp mực được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu của thập kỷ 90. Đối tượng khai thác chủ yếu là mực ống và một số loài cá nổi khác. Lưới có dạng hình chóp, thon dần từ miệng đến đụt lưới. Tàu sử dụng các bóng đèn cao áp lôi cuốn mực đến gần tàu, sau đó tắt dần hết các bóng, chỉ sử dụng đèn gom mực (đèn tà) để lôi cuốn mực lên mặt nước và tập trung ở vùng dưới thân tàu (trung tâm của chu vi miệng lưới) và tiến hành tháo các liên kết góc lưới, lưới tự động rơi xuống bao phủ không gian nước chứa đàn mực. Khi thu lưới, miệng lưới thắt lại nhờ hệ thống vòng khuyên và mực được dồn vào đụt lưới. Nghề lưới Chụp là một nghề đang phát triển rất mạnh mẽ trong các nghề khai thác thủy sản của Việt Nam, nghề Chụp là nghề cho năng suất và hiệu quả đánh bắt cao. Hiện nay ở tỉnh Việt Nam có hai dạng nghề khai thác lưới chụp là chụp 4 sào hay còn gọi là chụp 4 tăng gông, chụp 3 sào là chụp 3 tăng gông và chụp 2 sào hay còn gọi là chụp hai tăng gông. Đèn thu hút cá, mực là loại bóng đèn cao áp thủy ngân, công suất 500 1000 w/bóng. Số lượng bóng đèn tùy theo yêu cầu mà trang bị cho phù hợp với kỹ thuật khai thác và quy định chung về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đèn gom cá, mực là loại bóng đèn có chiết áp điều chỉnh cường độ ánh sáng, công suất 1000 1500 w/bóng. 14
- THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY VÀ TÀU Giá dàn đèn thu hút mực đặt trên nóc ca bin. Các bóng đèn thu hút mực phải đặt cách nhau 0,65m, nghiêng theo chiều thẳng đứng với góc 45 – 55 0, cách xa phía ngoài thành ca bin khoảng 0,80m và cách nóc ca bin khoảng 0,85m. Cần để treo đèn gom mực dài khoảng 2,50 m và đặt thẳng góc với thành ca bin; bóng đèn cách sàn tau kho ̀ ảng 0,95m. Hình 2.2: Sơ đồ bố trí hệ thống đèn chiếu sáng trên tàu nghề lưới chụp Các tăng gông được lắp đặt lên tàu nhờ giá đỡ có thể quay được, phía ngoài mỗi tăng gông lắp một ròng rọc treo để tuồn dây căng lưới, vật liệu làm tăng gông thường là gỗ cây Bạch đàn hoặc Phi lao. 15
- THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY VÀ TÀU Lưới chụp có dạng hình nón (hình phễu) cấu tạo tổng thể một vàng lưới gồm các bộ phận: ́ ̣ 2. Đut l 1. Dây thăt đut ̣ ươi; ́ 3. Thân lươi; ́ 4. Dây căng lươí 5. Giêng luôn; ̀ ̀ 6. Giêng băng; ̀ 7. Giêng rut ̀ ́ 8. Vong khuyên ̀ 16
- THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY VÀ TÀU Hình 2.4: Cấu tạo tổng thể lưới chụp mực Mùa vụ khai thác: Lưới chụp cá, mực có thể hoạt động khai thác quanh năm. Ngư trường khai thác: Ngư trường khai thác của nghề này rất rộng gần như toàn bộ vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam (cách bờ 200 hải lý) Thời gian khai thác: Một chuyến biển của tàu nghề chụp ở Nghệ An có thời gian từ 5 đến 20 ngày, thời gian đánh bắt diễn ra Từ 7h tối đến 5h sáng hôm sau. Đây là nghề khai thác dụng nguồn sáng nên thường vào những ngày sáng trăng cá, mực không ăn đèn nên ngư dân không đánh bắt vào thời gian này. Các loài khai thác: gồm các loại cá tầng nổi, mực… Một số hình ảnh tàu cá lưới chụp được đóng tại Việt Nam: 17
- THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY VÀ TÀU Hình 2.5: Tàu cá lưới chụp LC 01.09 18
- THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY VÀ TÀU Hình 2.6: Bố trí hệ thống tăng gông, đèn, thiết bị trong trạng thái hành trình Hình 2.7: Vươn cần (tăng gông) chuẩn bị thả lưới 2.2.2. Hồ sơ thiết kế của tàu chụp mực đóng mới số hiệu thiết kế LC – 01.09 Tàu đánh cá vỏ thép nghề lưới chụp số hiệu thiết kế LC01.09 được thiết kế bởi Công ty Cổ phần Thiết kế và Dịch vụ Kỹ thuật Tàu thủy Việt Hàn cho ngư dân Trần Công Kỳ ở xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam Tàu cá vỏ thép nghề lưới chụp có ký hiệu thiết kế LC01.09, với chiều dài lớn nhất 30,80m, chiều rộng 7,50m, cao mạn 3,90m, mớn nước thiết kế 2,90m; máy chính công suất 01 x 811 CV. Tàu còn được trang bị nhiều thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác đánh bắt xa bờ được hiệu quả, và an toàn cho ngư dân. Cấp tàu *VRH I; *VRM – Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển. 19
- THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY VÀ TÀU Tàu được chia thành: khoang đuôi từ vách đuôi đến sườn 5; khoang máy từ sườn 5 đến sườn 21; 4 khoang cá từ sườn 21 đến sườn 48 và khoang mũi. Quy cách kết cấu của tàu như sau: Tôn ky đáy 12; Tôn đáy 10; Tôn hông mạn 8; Tôn mạn giả 6; Tôn thượng tầng, lầu 6; Vùng đuôi: Đà ngang T10x100/t=8; Sống đáy chính T250x12/t=8; sườn thường L75x75x6; sườn khỏe T100x10/250x8; xà ngang thường L75x75x6; sống boong T100x10/250x8.; Vùng buồng máy: Đà ngang T10x100/t=8; Sống đáy chính T250x12/t=8; bản thành bệ máy t = 14; bản mặt bệ máy 150x18; sườn thường L75x75x6; sườn khỏe và sống mạn T100x8/300x6; xà ngang thường L75x75x6; sống boong T100x10/250x8.; Vùng khoang cá: đà ngang khu vực két dầu t = 6; dầm ngang đáy trên và dưới L75x75x6; tôn đáy trên t = 8; vách dọc két dầu t = 8; khu vực đáy đơn Đà ngang T8x100/t=6; Sống đáy chính T250x12/t=8; Sống phụ đáy 220x10/t = 8 ; sườn thường L75x75x6; sườn khỏe và sống mạn T100x8/300x6; xà ngang thường L75x75x6; sống boong T100x10/250x8.; Vùng mũi: Đà ngang T10x100/t=8; Sống đáy chính T250x12/t=8; sườn thường L90x90x8; sườn khỏe T100x10/250x8; xà ngang thường L75x75x6; sống boong T100x10/250x8.. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5311 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2189 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang
63 p | 1807 | 382
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ Việt Nam( Giai đoạn 2000 – 2013)
111 p | 920 | 353
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng
102 p | 1928 | 221
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 673 | 182
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 701 | 148
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 514 | 74
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa
27 p | 395 | 60
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 328 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng và giải pháp về việc giết mổ gia súc gia cầm thủ công tự phát trên địa bàn thành phố Thủ Dầu một hiện nay
22 p | 233 | 38
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 290 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn "Lý thuyết Galoa" theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
115 p | 158 | 29
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 273 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 165 | 11
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
0 p | 133 | 7
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu các hệ chi đo trong phòng thí nghiệm xử lý hạt nhân
90 p | 86 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn