intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp nhận thẩm mỹ cho sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Hao999 Hao999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

70
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản của lý thuyết tiếp nhận thẩm mỹ làm cơ sở, làm nền tảng cần và đủ cho sinh viên trong quá trình tiếp nhận thẩm mỹ của mình. Với những giải pháp được đề xuất, chúng tôi hi vọng sẽ giúp sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại tỉnh Quảng Nam nâng cao và tự nâng cao hơn nữa khả năng tiếp nhận thẩm mỹ của mình. Trên cơ sở đó không ngừng hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, tác phong trong quá trình học tập, rèn luyện nói riêng và cuộc sống nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp nhận thẩm mỹ cho sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại tỉnh Quảng Nam

  1. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN THẨM MỸ CHO SINH VIÊN PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI TỈNH QUẢNG NAM Mã số: ĐTCT.2018.104 Chủ nhiệm đề tài: ThS. NGUYỄN THANH TUẤN i
  2. HÀ NỘI, THÁNG 05 NĂM 2019 BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN THẨM MỸ CHO SINH VIÊN PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI TỈNH QUẢNG NAM Mã số: ĐTCT.2018.104 Chủ nhiệm đề tài: ThS. NGUYỄN THANH TUẤN Thành viên – thư ký: CN. NGUYỄN VĂN THÀNH Thành viên: ThS. HỒ THỊ BÍCH THỦY HÀ NỘI, THÁNG 05 NĂM 2019 ii
  3. iii
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm chúng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong báo cáo là trung thực, chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Họ và tên tác giả Nguyễn Thanh Tuấn iv
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6 6. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN THẨM MỸ CỦA SINH VIÊN ............................................................................................ 9 1.1. Những khái niệm và các phạm trù thẩm mỹ cơ bản ............................ 9 1.1.1. Những khái niệm cơ bản ....................................................................... 9 1.1.1.1. Khái niệm khả năng ............................................................................. 9 1.1.1.2. Khái niệm tiếp nhận ........................................................................... 10 1.1.1.3. Khái niệm tiếp nhận thẩm mỹ ............................................................ 11 1.1.2. Các phạm trù thẩm mỹ cơ bản của sinh viên ..................................... 13 1.1.2.1. Phạm trù thẩm mỹ cái đẹp ................................................................. 13 1.1.2.2. Phạm trù thẩm mỹ cái bi .................................................................... 15 1.1.2.3. Phạm trù thẩm mỹ cái hài .................................................................. 17 1.1.2.4. Phạm trù thẩm mỹ cái cao cả............................................................. 19 1.2. Các tiêu chí đánh giá và tầm quan trọng của khả năng tiếp nhận thẩm mỹ của sinh viên .................................................................................. 21 v
  6. 1.2.1. Tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thẩm mỹ của sinh viên ................................................................................... 21 1.2.1.1. Tiêu chí đánh giá khả năng tiếp nhận thẩm mỹ của sinh viên ........... 21 1.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thẩm mỹ của sinh viên ......................................................................................................................... 22 1.2.2. Tầm quan trọng của khả năng tiếp nhận thẩm mỹ đối với đời sống và hoạc tập của sinh viên .................................................................................... 22 1.2.2.1. Tầm quan trọng của khả năng tiếp nhận thẩm mỹ đối với đời sống . 23 1.2.2.2. Tầm quan trọng của khả năng tiếp nhận thẩm mỹ đối với học tập ... 27 Chương 2: THỰC TRẠNG TIẾP NHẬN THẨM MỸ CỦA SINH VIÊN PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI TỈNH QUẢNG NAM................................................................................................................ 30 2.1. Khái quát về Phân hiệu và thực trạng tiếp nhận thẩm mỹ của sinh viên .................................................................................................................. 30 2.1.1. Khái quát về Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Quảng Nam ................................................................................................................. 30 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................... 30 2.1.1.2. Đời sống thẩm mỹ của sinh viên ........................................................ 32 2.1.1.3. Khái quát quá trình giảng dạy và học tập học phần Mỹ học đại cương ......................................................................................................................... 33 2.1.2. Thực trạng tiếp nhận thẩm mỹ thông qua quá trình học tập ............ 36 2.1.2.1. Tiếp nhận thẩm mỹ thông qua học phần Mỹ học đại cương .............. 36 2.1.2.2. Tiếp nhận thẩm mỹ thông qua các học phần cơ bản ......................... 39 2.1.3. Thực trạng tiếp nhận thẩm mỹ thông qua các hoạt động Đoàn và ngoại khóa ...................................................................................................... 40 vi
  7. 2.1.3.1. Tiếp nhận thẩm mỹ thông qua các hoạt động do Đoàn Thanh niên tổ chức ................................................................................................................. 40 2.1.3.2. Tiếp nhận thẩm mỹ thông qua các hoạt động ngoại khóa ................. 42 2.1.4. Thực trạng tiếp nhận thẩm mỹ thông qua quá trình sinh hoạt và giải trí ..................................................................................................................... 45 2.1.4.1. Tiếp nhận thẩm mỹ thông qua quá trình sinh hoạt ............................ 45 2.1.4.2. Tiếp nhận thẩm mỹ thông qua hoạt động giải trí .............................. 46 2.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng tiếp nhận trên ................................ 49 2.2.1. Đánh giá khả năng tiếp nhận thẩm mỹ của sinh viên ....................... 49 2.2.1.1. Ưu điểm .............................................................................................. 49 2.2.1.2. Hạn chế .............................................................................................. 50 2.2.2. Những nguyên nhân xuất phát từ phía Phân hiệu và sinh viên ....... 51 2.2.2.1. Những nguyên nhân xuất phát từ phía Phân hiệu ............................. 51 2.2.2.2. Những nguyên nhân xuất phát từ phía sinh viên ............................... 53 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN THẨM MỸ CHO SINH VIÊN PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI QUẢNG NAM ................................................................................................ 55 3.1. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp nhận thẩm mỹ cho sinh viên....... 55 3.1.1. Nâng cao chất lượng giáo dục và học tập thẩm mỹ ........................... 55 3.1.1.1. Nâng cao chất lượng giáo dục và học tập thẩm mỹ thông qua học phần Mỹ học đại cương ................................................................................... 55 3.1.1.2. Nâng cao chất lượng giáo dục và học tập thẩm mỹ thông qua các học phần cơ bản ..................................................................................................... 57 3.1.2. Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn, ngoại khóa .. 62 3.1.2.1. Tăng cường và đảm bảo chất lượng các hoạt động Đoàn Thanh niên, đặc biệt là vai trò giáo dục thẩm mỹ ............................................................... 62 vii
  8. 3.1.2.2. Tổ chức, tham gia đầy đủ, nghiêm túc các hoạt động ngoại khóa mang tính giáo dục thẩm mỹ cao .................................................................... 65 3.1.3. Tăng cường định hướng, giám sát; tự giác nâng cao ý thức trong quá trình sinh hoạt và giải trí ............................................................................... 67 3.1.3.1. Tăng cường định hướng, giám sát và nâng cao ý thức tự giác trong đời sống sinh hoạt (chủ yếu là sinh viên nội trú) ............................................ 67 3.1.3.2. Định hướng, tổ chức; lựa chọn các hoạt động và sản phẩm giải trí lành mạnh, phù hợp ......................................................................................... 69 3.2. Kiến nghị đối với Nhà trường và Phân hiệu ........................................ 74 3.2.1. Đối với Nhà trường .............................................................................. 74 3.2.1.1. Đưa học phần Mỹ học Đại cương vào chương trình giảng dạy bắt buộc đối với tất cả các ngành đào tạo ............................................................ 74 3.2.1.2. Tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý đào tạo cho Phân hiệu Quảng Nam ................................................................ 75 3.2.1.3. Bổ nhiệm, bố trí cán bộ quản lý phù hợp ........................................... 76 3.2.2. Đối với Phân hiệu................................................................................. 76 3.2.2.1. Tập trung, đầu tư cho công tác nâng cao chất lượng đào tạo và tuyển sinh .................................................................................................................. 76 3.2.2.2. Khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, bố trí cán bộ phù hợp cho các hoạt động Đoàn Thanh niên và ngoại khóa ............................................................ 77 3.2.2.3. Tạo động lực làm việc, xây dựng - thực thi nghiêm túc các chế tài khen thưởng, kỷ luật ........................................................................................ 77 3.2.2.4. Tăng cường công tác đoàn kết nội bộ, văn hóa công sở, xây dựng hình ảnh và uy tín của Phân hiệu .................................................................... 78 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 81 viii
  9. PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO). ix
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tiếp nhận thẩm mỹ đối với con người nói chung, sinh viên nói riêng là cơ sở quan trọng trong quá trình nhận thức và ứng xử với tự nhiên - xã hội. Người có khả năng tiếp nhận thẩm mỹ tốt là người thu thập và tích lũy được nhiều cái hay, cái tốt, cái đẹp, cái cao cả, cái nên làm, cái cần làm, cái không nên làm, cái không được làm... Toàn bộ những điều họ có được thông qua hoạt động tiếp nhận thẩm mỹ trở thành nền tảng, có vai trò định hướng cho quá trình hình thành đạo đức, nhân cách, tác phong của mỗi người. Từ quá trình giảng dạy thực tế ở Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Quảng Nam, đặc biệt là học phần Mỹ học đại cương – Một học phần nhằm mục đích trang bị cho sinh viên những kiến thức và khả năng tiếp nhận thẩm mỹ cần thiết; chúng tôi nhận thấy quá trình tiếp nhận thẩm mỹ của các em còn nhiều hạn chế. Chính những hạn chế đó đã ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển nhân cách, đạo đức, lối sống, tác phong. Nếu chúng ta áp dụng những giải pháp phù hợp, hiệu quả để phát triển khả năng tiếp nhận thẩm mỹ sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi, động lực quan trọng thúc đẩy việc hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, tác phong của các em. Trên cơ sở đó, chúng tôi nhận thấy việc thực hiện đề tài: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp nhận thẩm mỹ cho sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại tỉnh Quảng Nam là vô cùng cần thiết đối với quá trình đào tạo của Phân hiệu. Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản của lý thuyết tiếp nhận thẩm mỹ làm cơ sở, làm nền tảng cần và đủ cho sinh viên trong quá trình tiếp nhận thẩm mỹ của mình. Với những giải pháp được đề xuất, chúng tôi hi vọng sẽ giúp sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại tỉnh 1
  11. Quảng Nam nâng cao và tự nâng cao hơn nữa khả năng tiếp nhận thẩm mỹ của mình. Trên cơ sở đó không ngừng hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, tác phong trong quá trình học tập, rèn luyện nói riêng và cuộc sống nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu Mỹ học (Thẩm mỹ học - Esthétique) ngay từ khi mới ra đời đã trở thành một vấn đề quan trọng, thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều triết gia. Tuy nhiên, lúc đó nó chưa trở thành một khoa học độc lập mà chỉ là một bộ phận của Triết học. Chính vì thế, mỹ học nói chung, các nhà nghiên cứu mỹ học nói riêng vẫn chưa xác định được đối tượng, phương pháp nghiên cứu rõ ràng. Những nội dung cơ bản của mỹ học lần đầu tiên được triết gia Đức: A. Baumgarten (1714 - 1762) chính thức nghiên cứu vào năm 1735 trong tuyển tập các bài báo có nhan đề: Những suy niệm triết học về các vấn đề liên quan tới sáng tác thi ca. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, nội dung của mỹ học được các nhà nghiên cứu phương Tây như: Hans Robert Jauss, Wolfwang Iser đặc biệt quan tâm và đi sâu nghiên cứu; trong đó họ chú trọng đến lý thuyết tiếp nhận nhưng chủ yếu trong lĩnh vực văn học. Sau nhiều năm nghiên cứu Baumgarten đã công bố công trình có tên: Aesthetic (Esthetique – Mỹ học). Thông qua công trình này, ông cho rằng: tiếp nhận thẩm mỹ là sự nhận thức cảm tính hoàn mỹ (Đơn phương bản thân nó nhìn thấy). Ông cũng chỉ rõ phương thức tư duy về cái đẹp. Trên cơ sở đó, ông khẳng định: dùng phương thức khoa học để nhận thức về cái đẹp là phương thức thấp nhất. Nghiên cứu hoàn thiện nhận thức cảm tính thì đó là mỹ. Nhưng nhận thức cảm tính như thế nào là hoàn thiện. Vấn đề này có hai phương diện: một phương diện là tính duy nhất trong sự đa dạng, toàn thể với các bộ phận hợp thành. Phương diện thứ hai là ý tưởng rõ ràng, sinh động, nó 2
  12. đề cao tính cá biệt của đối tượng thẩm mỹ và tính hình ảnh cụ thể. Ông cũng cho rằng một ý tưởng càng bao hàm được nhiều nội dung phong phú, cụ thể, rõ ràng thì càng hoàn thiện, càng có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện cái đẹp. Nếu Hegel cho rằng: con người chủ yếu tiếp nhận thẩm mỹ qua nghệ thuật thì Chevignon lại nhấn mạnh việc tiếp nhận thẩm mỹ từ hiện thực đời sống. Sau khi Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời, Mỹ học được tách khỏi triết học và trở thành một khoa học độc lập, có đối tượng, phương pháp nghiên cứu và hệ thống lý thuyết riêng. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong nền khoa học thế giới. Nó đánh dấu sự mở đầu cho một thời đại mới trong quá trình phát triển nhận thức nhân loại nói chung và mỹ học nói riêng. Đây chính là đóng góp lớn lao nhất, quan trọng nhất của Mác-Ăngghen cho nền mỹ học nhân loại. Dưới ánh sáng của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác, Ăngghen và Lênin đã giải quyết một loạt vấn đề chủ yếu của mỹ học. Cống hiến của Mác, Ăngghen là đã làm rõ nguồn gốc của nghệ thuật, cảm xúc thẩm mỹ, cái đẹp, nghệ thuật nảy sinh do quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Trên cơ sở đó, chúng ta thấy quá trình tiếp nhận thẩm mỹ của con người là một quá trình liên tục, lâu dài, những điều chúng ta tiếp nhận có cả trong tự nhiên, xã hội và nghệ thuật. Ở Việt Nam quá trình nghiên cứu mỹ học nói chung, tiếp nhận thẩm mỹ nói riêng được chính thức bắt đầu khi hai tổ chức nghiên cứu mỹ học của Viện Triết học và Trường Đại học Văn hóa được thành lập. Từ đó cho đến nay, các vấn đề của mỹ học, tiếp nhận thẩm mỹ được các học giả tập trung nghiên cứu và đạt được nhiều thành tựu đáng mừng. Trong công trình nghiên cứu: Tìm hiểu mỹ học Mác – Lênin được Nhà xuất bản Văn hóa ấn hành năm 3
  13. 1979, tác giả Hoài Lam nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của phần khách thể thẩm mỹ, theo đó tác giả chia khách thể thẩm mỹ thành năm cặp phạm trù mỹ học cơ bản là: cái đẹp, cái hùng, cái bi, cái hài. Cũng nhấn mạnh vai trò của khách thể thẩm mỹ, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Khang, Đỗ Huy trong công trình: Mỹ học Mác – Lênin, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, năm 1985 chia khách thể thẩm mỹ thành bốn cặp phạm trù mỹ học cơ bản là: cái đẹp, cái hài, cái bi và cái trác tuyệt. Với công trình nghiên cứu Mỹ học đại cương - Giáo trình đại học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, năm 2007, nhà nghiên cứu Lê Văn Dương và cộng sự tỏ ra có cách nhìn nhận và đánh giá phù hợp hơn về các nội dung nghiên cứu của mỹ học. Nhóm tác giả chia khách thể thẩm mỹ thành bốn phạm trù mỹ học như sau: phạm trù mỹ học cái đẹp, phạm trù mỹ học cái bi, phạm trù mỹ học cái hài và phạm trù mỹ học cái cao cả. Các nhà nghiên cứu mỹ học Việt Nam cũng nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của phạm trù mỹ học cái đẹp: “Có thể nói cái đẹp là một phạm trù mỹ học cơ bản, giữ vị trí trung tâm trong quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực, ra đời từ thực tiễn sống, lao động và chiến đấu của con người bao chứa các quan hệ: chân - thiện - ích, xuất phát từ thực tiễn, tồn tại dưới dạng hình tượng toàn vẹn, cân xứng, hài hòa, gây được khoái cảm thẩm mỹ tích cực đối với chủ thể xã hội”[8, tr 167]. Cái đẹp vừa có vai trò như là thước đo thẩm mỹ quan trọng nhất để đánh giá phẩm chất, giá trị của con người, tự nhiên và xã hội, cái đẹp cũng chính là động lực, là mục đích cuối cùng để con người vươn tới. Chính vì thế, cái đẹp tiếp nhận được từ tự nhiên, cuộc sống và nghệ thuật sẽ trở thành nền tảng vững chắc, động lực to lớn cho quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách con người. Cái đẹp nảy sinh và tồn tại ở khắp mọi nơi, tại mọi thời điểm, ở đâu có 4
  14. con người thì ở đó có cái đẹp. Nó là cái gần gũi, thân thương trong chính môi trường tự nhiên, đời sống, sinh hoạt, lao động và đấu tranh xã hội của con người. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên) trong công trình: Giáo trình mỹ học đại cương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004 cho rằng: cái đẹp là những cái rất quen thuộc, rất gần gũi, bình dị, nó có thể là một sự vật, một sự việc, một hành động, một hiện tượng, một ý tưởng, một thực thể đơn lẻ hay một quần thể phức hợp... Quá trình giáo dục, tiếp nhận thẩm mỹ cũng chính là quá trình giáo dục và tiếp nhận cái đẹp. “Thực tại này chúng ta biết được nhờ hệ thống cảm nhận phổ biến có tính xã hội sâu sắc. Dưới ánh sáng của lý tưởng thẩm mỹ chân chính, hệ thống cảm nhận thẩm mỹ phản ánh lại thực tại đẹp. Đặc trưng ngôn ngữ của sự phản ánh đó là hình tượng. Thành tựu cao nhất của sự phản ánh đó là nghệ thuật. Cái đẹp bắt nguồn từ cái chân thật, cái tốt; nó tỏa chiếu bằng những xung đột thẩm mỹ có sức cuốn hút, giúp cho con người định hướng cuộc sống theo quy luật hoàn thiện, hoàn mỹ. Tác động của cái đẹp là một tác động có tính thanh cao, hài hòa, biện chứng ở tự thân bên trong tâm hồn con người, bên trong xã hội loài người”[9, tr 112]. Trải qua sáu mươi năm hình thành và phát triển của mỹ học hiện đại Việt Nam với các nhà nghiên cứu tiêu biểu: Đỗ Huy, Vũ Trọng Dung, Lê Văn Dương, Đỗ Văn Khang, Hoài Lam, Lê Ngọc Trà, Lý Trạch Hậu, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Thu Nghĩa, Vũ Khiêu... đã đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu như: xác định được chương trình giảng dạy mỹ học phù hợp với mục tiêu và đối tượng giảng dạy. Các nhà khoa học cũng thống nhất được rằng: mỹ học là khoa học nghiên cứu đời sống thẩm mỹ với ba bộ phận tồn tại là: chủ thể thẩm mỹ, khách thể thẩm mỹ và nghệ thuật. Tuy vậy, chúng tôi chưa tìm thấy công trình nào tập trung nghiên cứu vấn đề tiếp nhận thẩm mỹ 5
  15. nói chung và quá trình tiếp nhận thẩm mỹ của sinh viên nói riêng. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục tiêu Đề xuất được các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả tiếp nhận thẩm mỹ cho sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại tỉnh Quảng Nam. 3.2. Nhiệm vụ Làm rõ các khái niệm cơ sở. Chỉ rõ những ưu điểm, nhược điểm trong quá trình tiếp nhận thẩm mỹ của sinh viên từ việc nghiên cứu thực trạng. Tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Trên cơ sở thực trạng, nguyên nhân, nhóm tác giả đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp nhận thẩm mỹ cho sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại tỉnh Quảng Nam. Từ đó, giúp sinh viên ứng dụng lý thuyết vào việc tiếp nhận cái hay, cái đẹp trong cuộc sống - nghệ thuật nhằm hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, tác phong của mình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: khả năng tiếp nhận thẩm mỹ của sinh viên - Phạm vi nghiên cứu: Không gian: tại Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại tỉnh Quảng Nam Thời gian: từ năm 2015 đến 2018 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu Bằng việc tìm kiếm, khảo cứu các tài liệu có nội dung liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu, cho phép chúng tôi thu thập được 6
  16. nguồn thông tin cần thiết, phù hợp, hiệu quả để giải quyết những vấn đề lý luận của đề tài. - Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp này được sử dụng để phân chia đối tượng nghiên cứu thành các phần nhỏ nhằm mục đích nghiên cứu các đặc điểm, tính chất của từng thành phần đối tượng nghiên cứu đã được chia nhỏ một cách dễ dàng, hiệu quả. Trên cơ sở kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu từng phần ấy, chúng tôi rút ra kết luận về bản chất, quy luật vận động và phát triển khách quan của đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp so sánh Chúng tôi sử dụng cả so sánh đồng đại và so sánh lịch đại để thấy được sự tương đồng và dị biệt giữa các đối tượng, các nội dung nghiên cứu trong cùng một thời điểm hay các thời điểm khác nhau; từ đó có cách nhìn nhận, đánh giá và tiếp nhận khái quát, toàn diện (khi cần thiết). - Phương pháp khảo sát thực địa Bằng việc thâm nhập vào các hoạt động tiếp nhận và biểu hiện thẩm mỹ thực tế của sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại tỉnh Quảng Nam, chúng tôi quan sát và thu thập những thông tin có giá trị thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho nội dung nghiên cứu của đề tài. Bên cạnh các phương pháp nêu trên, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn... 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được bố cục trong ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về khả năng tiếp nhận thẩm mỹ của sinh viên; 7
  17. Chương 2: Thực trạng tiếp nhận thẩm mỹ của sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại tỉnh Quảng Nam; Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp nhận thẩm mỹ cho sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại tỉnh Quảng Nam. 8
  18. NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN THẨM MỸ CỦA SINH VIÊN 1.1. Những khái niệm và các phạm trù thẩm mỹ cơ bản 1.1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm khả năng Khả năng là nhân tố quan trọng để đánh giá phẩm chất của con người. Khả năng thể hiện cái chưa có, chưa làm, chưa diễn ra nhưng chắc chắn sẽ có, sẽ xuất hiện, sẽ thực hiện khi hội tụ đầy đủ các yếu tố cần và đủ. Tất cả các khả năng luôn tồn tại thực, được hình thành và phát triển ngay trong hiện thực. Mặc dù vậy, nguyên nhân và sự hình thành các khả năng không hoàn toàn giống nhau. Có những khả năng được hình thành từ nguyên nhân tất yếu, khách quan nhưng cũng có những khả năng được hình thành từ nguyên nhân ngẫu nhiên, chủ quan. Khả năng tất yếu, khách quan là được hình thành và phát triển thông qua quy luật vận động của bản thân sự vật. Khả năng ngẫu nhiên, chủ quan được tạo ra bởi quá trình tương tác ngẫu nhiên của hiện thực. Từ điển tiếng Việt do Trung tâm Từ điển học biên soạn định nghĩa: “Khả năng là cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra trong điều kiện nhất định” [23, tr 628]. Khả năng luôn tồn tại và phát triển trong môi trường hiện thực nên giữa chúng có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau. Trong đó, chúng luôn xuyên thấm và chuyển hóa lẫn nhau. Để hiện thực hóa các khả năng, nhất là khả năng của con người cần chú ý nắm bắt các yếu tố tất yếu, 9
  19. điều tiết các yếu tố chủ quan bằng sự nỗ lực không ngừng của chính bản thân mình trên cơ sở kết hợp một cách đúng đắn tác động của các nhân tố chủ quan với các điều kiện khách quan. Trên cơ sở những quan điểm trên chúng ta có thể hiểu khả năng của con người là mức độ hoàn thành một yêu cầu, một nhiệm vụ, một công việc... trong điều kiện nhất định. 1.1.1.2. Khái niệm tiếp nhận Đời sống thẩm mỹ được tạo nên bởi sự tổng hòa giữa hai quá trình cơ bản là sáng tạo và tiếp nhận. Hai quá trình này gắn kết, tương tác và có vai trò quan trọng như nhau. Nếu thiếu một trong hai thì không có đời sống thẩm mỹ hoặc đời sống thẩm mỹ sẽ trở nên nghèo nàn, phiến diện, thậm chí là bị triệt tiêu. Tiếp nhận thực chất là hoạt động sáng tạo lại dựa trên cơ sở các giá trị ổn định đã được công nhận. Kết quả của quá trình tiếp nhận phụ thuộc vào trình độ, năng lực, tư duy và khả năng thẩm mỹ của người tiếp nhận. Hoạt động tiếp nhận, đặc biệt là tiếp nhận thẩm mỹ không phải là hoạt động thụ động, một chiều. Trong một giới hạn nhất định, nó cũng mang tính sáng tạo, có vai trò quan trọng không kém gì so với hoạt động sáng tạo thẩm mỹ nên người tiếp nhận cũng cần có sự nỗ lực tương đương với người sáng tạo trong suốt quá trình tiếp nhận. Từ điển Tiếng Việt giải thích rằng: “Tiếp nhận là đón cái gì từ người khác, nơi khác chuyển đến”[3, tr 988]. Để tiếp nhận hiệu quả đòi hỏi chủ thể tiếp nhận phải có tâm thế tốt. Thứ nhất, chủ thể tiếp nhận phải có sự chủ động, sáng tạo và nỗ lực trong quá trình nhận thức về tự nhiên và xã hội. Thứ hai, phải có một nền tảng kiến thức cần và đủ; muốn có được hệ thống kiến thức này, đòi hỏi chủ thể tiếp nhận phải không ngừng học tập và tự học tập. Thứ ba, phải có một môi trường tiếp nhận tốt. Thường thì chủ thể thẩm mỹ có thể tiếp nhận thẩm mỹ ở khắp mọi nơi nhưng môi trường quan trọng nhất, mẫu mực nhất và hiệu quả nhất là môi 10
  20. trường giáo dục trong các nhà trường và cơ sở đào tạo. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hiểu rằng: tiếp nhận là quá trình nhận thức, tiếp thu thông tin từ môi trường tự nhiên và xã hội nhằm làm nền tảng cho mọi hoạt động, cách ứng xử của chủ thể xã hội. 1.1.1.3. Khái niệm tiếp nhận thẩm mỹ Thẩm mỹ là một nội dung quan trọng, thể hiện bản chất của Mỹ học nói riêng và đời sống thẩm mỹ của con người nói chung. Khái niệm thẩm mỹ được các triết gia, các nhà mỹ học nghiên cứu từ thời cổ đại. Tiêu biểu là các tác gia: Aristote, Kant, Hegel, Platon, Schiller, Schopenhauer, Taine, Croce, Delacroix, Alain, Lalo... Các nhà nghiên cứu đều cho rằng: “thẩm” là xem xét, đánh giá, tiếp nhận, đón nhận; “mỹ” là cái đẹp, cái hay cái tốt, cái đạo đức, cái anh hùng, cái cao cả. Nội hàm của khái niệm thẩm mỹ bao gồm hai nội dung: thứ nhất là quá trình xem xét, đánh giá và tiếp thu. Theo quan điểm của các nhà mỹ học hiện đại thì đây là quá trình thẩm thấu vừa theo quy luật tự nhiên của tạo hóa, vừa theo quy luật của tư duy, sáng tạo. Quá trình tiếp nhận, đặc biệt là tiếp nhận thẩm mỹ phụ thuộc nhiều vào yếu tố bẩm sinh nhưng quá trình nỗ lực và phương pháp tư duy của bản thân lại có tác động vô cùng mạnh mẽ đến hiệu quả, kết quả của quá trình này. Thực chất đây là phần thể hiện bản chất của chủ thể thẩm mỹ. Chỉ có những chủ thể xã hội mới có thể trở thành chủ thể thẩm mỹ. Trong thực tế chúng ta thấy giữa con người và loài vật có nhiều sở thích và hoạt động giống nhau. Đôi khi chúng ta phải say mê chiêm ngưỡng và thán phục các hoạt động của loài vật nhưng chúng không bao giờ trở thành chủ thể thẩm mỹ vì nó chỉ là những hành động bản năng và bản thân loài vật không bao giờ là chủ thể xã hội. Nội dung thứ hai là cái đẹp, cái hay cái tốt, cái đạo đức, cái anh hùng, 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2