intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Điểm gãy cấu trúc và mô hình tỷ giá thực hiệu lực cân bằng ở Việt Nam - Phương pháp Natrex

Chia sẻ: Hồ Ky | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

143
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu khoa học "Điểm gãy cấu trúc và mô hình tỷ giá thực hiệu lực cân bằng ở Việt Nam - Phương pháp Natrex" nghiên cứu xây dựng một phương pháp đo lường tỷ giá hối đoái cân bằng và cách xác định mức độ sai lệch so với tỷ giá hối đoái thực là điều rất cần thiết, đặt biệt là với các nhà điều hành chính sách vĩ mô.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Điểm gãy cấu trúc và mô hình tỷ giá thực hiệu lực cân bằng ở Việt Nam - Phương pháp Natrex

  1. Mã số: ……………. TÊN CÔNG TRÌNH: ĐIỂM GÃY CẤU TRÚC VÀ MÔ HÌNH TỶ GIÁ THỰC HIỆU LỰC CÂN BẰNG Ở VIỆT NAM – PHƢƠNG PHÁP NATREX THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
  2. 1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tỷ giá hối đoái là một trong những chính sách vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia. Nó được xem như một công cụ làm cân bằng hệ thống giá cả trong nước và thế giới và tác động rất nhiều đến các chỉ số vĩ mô cơ bản của nền kinh tế. Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến các yếu tố như tăng trưởng, lạm phát, hoạt động xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, hay thu hút nguồn FDI mà còn tác động đến cả niềm tin của dân chúng. Bên cạnh đó việc xác định giá trị cân bằng của tỷ giá hối đoái thực cũng là một vấn đề đang được các nhà kinh tế cũng như các nhà hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm. Thật vậy mức độ sai lệch của tỷ giá hối đoái thực và giá trị cân bằng của nó có thể có tác động rất lớn đến sự cân bằng của cả nền kinh tế. Như một nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng mức độ sai lệch của tỷ giá hối đoái thực so với giá trị cân bằng của nó có thể là một chỉ báo quan trọng đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của một nền kinh tế. Hay theo một nghiên cứu của Kaminsky và các cộng sự (1998) cũng nhấn mạnh việc đánh giá cao đồng nội tệ thường là một dấu hiệu của tính không thống nhất trong các quyết định chính sách vĩ mô và có nguy cơ dẫn đến sự thâm hụt ngân sách, gia tăng nợ nước ngoài và các cuộc tấn công tiền tệ khác. Ngược lại, một sự định giá thấp nội tệ _ do chính sách phá giá của chính phủ _ có thể khuyến khích xuất khẩu và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Chính vì vậy mà việc xây dựng một phương pháp đo lường tỷ giá hối đoái cân bằng và cách xác định mức độ sai lệch so với tỷ giá hối đoái thực là điều rất cần thiết, đặt biệt là với các nhà điều hành chính sách vĩ mô. Đáp ứng cho yêu cầu trên, năm 1995, Lim và Stein đã công bố một mô hình đo lường tỷ giá hối đoái thực hiệu lực cân bằng trong trung và dài hạn của đồng đô la Mỹ _mô hình NATREX. Mô hình NATREX gốc ban đầu của Stein phù hợp hơn để áp dụng cho các nước phát triển. Tuy nhiên, Stein cũng đã chỉ ra rằng phương pháp NATREX không chỉ là một mô hình mà là một tập hợp các mô hình, có thể ứng dụng cho những nền kinh tế khác nhau theo từng đặc trưng riêng của nó. Do vậy, các nghiên cứu gần đây đã bắt đầu ứng dụng và mở rộng mô hình NATREX cho các quốc gia thị trường
  3. 2 mới nổi như các nghiên cứu của Holger cùng các cộng sự (2001), You và Sarantis (2008, 2011) xây dựng mô hình NATREX cho Trung Quốc. Đặc biệt hơn, bài nghiên cứu của You và Sarantis ( 2011) còn kết hợp việc xây dựng mô hình NATREX với phương pháp đồng liên kết có xem xét điểm gãy cấu trúc để đo lường chính xác hơn mức độ định giá sai đồng Nhân dân tệ. Tiếp tục xu hướng đó, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Điểm gãy cấu trúc và mô hình tỷ giá thực hiệu lực cân bằng ở Việt Nam-phương pháp NATREX” nhằm xây dựng một mô hình NATREX mở rộng có xét đến điểm gãy cấu trúc, xác định tỷ giá hối đoái thực cân bằng trong trung và dài hạn cho đồng Việt Nam và xem xét vấn đề liệu rằng đồng Việt Nam có bị định giá sai hay không. Nếu có thì mức độ định giá sai là bao nhiêu và tầm ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế như thế nào. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu tập trung vào bốn câu hỏi chính như sau: Mô hình NATREX mà Stein đưa ra vào năm 1995 cho Mỹ và các nước công nghiệp phát triển có áp dụng được cho Việt Nam hay không? Và nếu áp dụng thì liệu có phải thay đổi gì không? Những biến số kinh tế nào sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thực cân bằng của đồng Việt Nam trong trung và dài hạn. Liệu đồng Việt Nam có bị định giá sai không? Và nếu có thì mức độ sai lệch với giá trị thực là bao nhiêu? Liệu các điểm gãy cấu trúc có xảy ra tại Việt Nam không, và nó tác động thế nào đến tỷ giá hối đoái thực hiệu lực cân bằng? Từ đó tác động thế nào đến mức độ định giá sai?
  4. 3 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vì NATREX là khái niệm tỷ giá cân bằng trong trung và dài hạn nên chúng tôi ứng dụng phương pháp đồng liên kết cho các ước tính của mình. Trước khi tiến hành ước lượng phương trình đồng liên kết, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra tính dừng của các biến trong chuỗi dữ liệu bằng kiểm định của Ng & Perron 2001. Sau đó, chúng tôi ước lượng mô hình NATREX cho Việt Nam dưới ba trường hợp: (1) không xét đến điểm gãy cấu trúc, (2) có xét đến một điểm gãy cấu trúc và (3) xét đến hai điểm gãy cấu trúc. Đối với trường hợp (1), chúng tôi sử dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết Johansen để kiểm tra xem có tồn tại mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn giữa các biến dừng ở sai phân bậc một không. Sau đó sử dụng vecto đồng liên kết đã được chuẩn hóa của phương trình Johansen để ước lượng mô hình. Đối với trường hợp (2), chúng tôi sử dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết có xét đến một điểm gãy của Gregory và Hansen (1996) (sau đây viết là GH) và sử dụng mô hình của kiểm định này. Còn trong trường hợp (3), chúng tôi kiểm định đồng liên kết có xét đến hai điểm gãy theo phương pháp của Hatemi-J (2008, 2009) (sau đây viết là HJ). 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Phần 1 của bài nghiên cứu sẽ giới thiệu cơ sở lí thuyết của tỷ giá hối đoái thực cân bằng và các phương pháp đo lường tỷ giá hối đoái, giới thiệu mô hình NATREX. Phần 2 sẽ tổng quan về những nghiên cứu trước đây xoay quanh vấn đề xây dựng mô hình xác định tỷ giá hối đoái trung và dài hạn tại Việt Nam, những ứng dụng và phát triển mô hình NATREX của Stein (1995), và các nghiên cứu có xét đến điểm gãy trong phương trình đồng liên kết Phần 3 và 4 chúng tôi sẽ xây dựng mô hình NATREX mở rộng cho Việt Nam dựa trên bài nghiên cứu gốc của Lim & Stein (1995) và của You & Sarantics ( 2008 ) và giới thiệu hai phương pháp thực nghiệm GH và HJ sử dụng trong mô hình.
  5. 4 Phần 5 và 6 là phần mô tả dữ liệu và trình bày kết quả ước lượng tỷ giá hối đoái thực cân bằng trong dài hạn từ mô hình NATREX Phần 7 sẽ tóm tắt lại các ý chính của bài và đề xuất các chính sách cần thiết. 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Qua đề tài nghiên cứu “Điểm gãy cấu trúc và mô hình tỷ giá thực hiệu lực cân bằng ở Việt Nam-phương pháp NATREX” nhóm hy vọng có thể đóng góp một mô hình hữu ích trong việc xác định tỷ giá hối đoái cân bằng trong trung và dài hạn cho đồng Việt Nam và xác định mức độ sai lệch của tỷ giá hối đoái thực so với giá trị cân bằng trong các giai đoạn. Từ đó, tìm kiếm nguyên nhân và một số gợi ý chính sách từ việc xác định mức độ sai lệch trên. 6. HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI Do còn nhiều hạn chế trong phần thu thập dữ liệu và xử lí số liệu nên nhóm vẫn còn phân vân trong việc đưa ra kết luận chính xác mô hình nào là phù hợp nhất cho Việt Nam (mô hình có xét đến điểm gãy hay không xét đến điểm gãy). Chính vì vậy, bài nghiên cứu này vẫn còn chưa hoàn chỉnh và kết quả cần phải kiểm tra thêm, bao gồm việc xây dựng mô hình, lựa chọn các biến số, thu thập và xử lí số liệu. Tuy nhiên, kết quả này cũng cho thấy còn có nhiều vấn đề cần phải tìm hiểu thêm và phân tích sâu hơn về cách thức quản lý tỷ giá cũng như xác định cơ chế tỷ giá phù hợp cho Việt Nam. Một số hướng phát triển tiếp theo của đề tài có thể là phân tích mức định giá sai tỷ giá thực sẽ tác động thế nào đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hoặc phân tích, so sánh các tác động của việc neo đồng tiền Việt Nam theo USD hay là theo một rổ tiền tệ đối với giá trị thực của VND cũng như đối với nền kinh tế và từ đó xây dựng rổ tiền tệ hợp lý để neo đồng tiền Việt Nam.
  6. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... i DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG ........................................................................... ii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iii LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... iv 1. CỞ SỞ LÍ THUYẾT ............................................................................................. 1 1.1 Tỷ giá cân bằng .......................................................................................................................1 1.2 Các phương pháp đo lường tỷ giá hối đoái cân bằng....................................................2 1.2.1 Phương pháp ngang giá sức mua (PPP): .......................................................................2 1.2.2 Tỷ giá hối đoái cân bằng cơ bản (FEER): ....................................................................3 1.2.3 Tỷ giá hối đoái cân bằng hành vi (BEER)....................................................................4 1.2.4 Tỷ giá hối đoái thực tự nhiên (NATREX)....................................................................4 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ......................................... 8 2.1 Đo lường tỷ giá hối đoái của Việt Nam bằng các phương pháp khác:.....................8 2.2 Mô Hình NATREX ................................................................................................................9 2.3 Các phương pháp xác định đồng liên kết có xác định điểm gãy..............................11 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NATREX TẠI VIỆT NAM ..................................... 13 3.1 Hàm tiết kiệm: .......................................................................................................................13 3.2 Tỷ lệ thương mại và tỷ giá hối đoái .................................................................................14 3.3 Đầu tư ......................................................................................................................................15 3.4 Cân bằng thị trường hàng hóa ...........................................................................................17 3.5 Tài khoản vãng lai. ...............................................................................................................18 3.6 Cân bằng danh mục đầu tư: ...............................................................................................18 3.7 Sự tích lũy của vốn và tài sản nước ngoài......................................................................18 3.8 Cân bằng trung hạn ..............................................................................................................19 3.9. Điều chỉnh động ...................................................................................................................20
  7. 3.10. Trạng thái dừng : ...............................................................................................................24 3.11. Giá tương đối của hàng hóa phi mậu dịch và tỷ giá hối đoái thực trong trung và dài hạn .............................................................................................................................................25 3.11.1 Tỷ lệ thương mại ( T ): ..................................................................................................26 3.11.2 Năng suất sản xuất (PROD) .........................................................................................27 3.11.3 Đầu tư công của chính phủ (GI) .................................................................................27 3.11.4 Lãi suất nước ngoài ( rus ) ............................................................................................28 3.11.4 Sự ưa thích theo thời gian của xã hội ........................................................................29 3.11.5 Độ mở thương mại ( OPEN ).......................................................................................30 4. PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM ................................................................. 31 5. MÔ TẢ DỮ LIỆU ............................................................................................... 34 5.1. Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực REER (R*).....................................................................34 5.2 Tỷ lệ thương mại hiệu lực (ET): .......................................................................................35 5.3. Năng suất sản xuất (PROD) ..............................................................................................35 5.4. Tỷ lệ của sự ưa thích theo thời gian của xã hội (g và gus):......................................36 5.5. Đầu tư công của Việt Nam (GI): .....................................................................................36 5.6. Độ mở thương mại (OPEN): ............................................................................................36 5.7. Chỉ số phụ thuộc trẻ và già tương đối (DEPY) và (DEPO): ....................................36 5.8. Hạn chế thanh khoản (LIQC): ..........................................................................................37 5.9. Lãi suất thực của Mỹ (rus): ...............................................................................................37 6. PHƢƠNG PHÁP CHẠY MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ....... 37 6.1. Chạy mô hình NATREX không xét đến điểm gãy .....................................................37 6.1.1. Bƣớc 1: Kiểm tra tính dừng của các biến..................................................................37 6.1.2. Bƣớc 2: Kiểm định đồng liên kết đối với các chuỗi I(1) và ước lượng mô hình cân bằng trong dài hạn sử dụng kiểm định đồng liên kết của Johansen. ......................38 6.1.3. Bƣớc 3: Khi có mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến, ta thực hiện ước lượng phương trình theo vecto đồng liên kết Johansen để thể hiện mối cân bằng trong dài hạn của các biến ...........................................................................................................................40 6.1.4. Bƣớc 4: Tính NATREX và tính độ sai lệch .............................................................41
  8. 6.2. Chạy mô hình NATREX có một điểm gãy...................................................................42 6.2.2. Bƣớc 2: Kiểm định mối quan hệ đồng liên kết cho phép một điểm gãy nội sinh bằng phương pháp GH ...............................................................................................................42 6.2.3. Bƣớc 3: Ước lượng mô hình, tính NATREX và xác định độ sai lệch: .............43 6.3. Chạy mô hình NATREX có hai điểm gãy ....................................................................45 6.3.1. Bƣớc 1: Kiểm định tính dừng ......................................................................................46 6.3.2. Bƣớc 2: Kiểm định mối quan hệ đồng liên kết cho phép hai điểm gãy nội sinh bằng phương pháp Hatemi-J. ....................................................................................................46 6.3.3. Bƣớc 3: Ước lượng mô hình ........................................................................................47 6.4. So sánh kết quả hai trường hợp giữa có gãy và không có gãy ................................47 7. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 1
  9. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NATREX : Tỷ giá hối đoái tự nhiên (Natural Rate of Exchange) PPP : Phương pháp ngang giá sức mua FEER : Tỷ giá hối đoái cân bằng cơ bản BEER : Tỷ giá hối đoái cân bằng hành vi USD : Đồng Đô la UIP : Ngang giá lãi suất không phòng ngừa ARDL : Phương pháp phân phối trễ tự hồi quy UNFPA : Quỹ Dân số Liên hợp quốc USA : Nước Mỹ CA : Tài khoản vãng lai VND : Việt Nam đồng
  10. ii DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG DANH MỤC HÌNH HÌNH 1: TRẠNG THÁI ĐIỀU CHỈNH ĐỘNG (G>0) ......................................................... 22 HÌNH 2: TRẠNG THÁI ĐIỀU CHỈNH ĐỘNG (G
  11. iii DANH MỤC BẢNG BẢNG 1. DANH SÁCH 20 ĐỐI TÁC THƢƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM ĐỂ TÍNH REER ........... 35 BẢNG 2. DANH SÁCH 13 ĐỐI TÁC THƢƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM ĐỂ TÍNH CÁC CHỈ TIÊU TƢƠNG ĐỐI ................................................................................................................ 35 BẢNG 3. KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG CỦA CÁC BIẾN .......................................................... 38 BẢNG 4. KIỂM ĐỊNH ĐỒNG LIÊN KẾT JOHANSENTRƢỜNG HỢP KHÔNG CÓ GÃY THỨ NHẤT ......................................................................................................................... 38 BẢNG 5. KIỂM ĐỊNH ĐỒNG LIÊN KẾT JOHANSEN TRƢỜNG HỢP KHÔNG GÃY THỨ 2 ...... 39 BẢNG 6. KIỂM ĐỊNH ĐỒNG LIÊN KẾT CÓ MỘT ĐIỂM GÃY GH CHO TRƢỜNG HỢP .......... 42 BẢNG 7. KIỂM ĐỊNH ĐỒNG LIÊN KẾT CÓ MỘT MỘT ĐIỂM GÃY GH CHO TRƢỜNG HỢP 2 43 BẢNG 8. KIỂM ĐỊNH ĐỒNG LIÊN KẾT CÓ HAI ĐIỂM GÃY HJ .......................................... 46 BẢNG 9. TỶ TRỌNG THƢƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI MỘT SỐ ĐỐI TÁC GIAI ĐOẠN 2003 - 2011 ...................................................................................................... 55
  12. iv LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay toàn cầu hóa là một xu hướng phát triển quan trọng trên thế giới, giúp tạo nên một mạng lưới kết nối các nền kinh tế của các quốc gia lại với nhau. Nhưng để hội nhập toàn cầu tốt lại là một quá trình đầy thách thức. Trong quá trình đó, chính sách tỷ giá hối đoái đóng một vai trò quan trọng và là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm đối với các nền kinh tế; đã có không ít quốc gia gặp khủng hoảng và chao đảo vì vấn đề này. Vì vậy, mỗi quốc gia cần phải có một chính sách quản lý ngoại hối và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái thích hợp. Những kiến nghị gần đây về việc Việt Nam nên phá giá tiền đồng đã gây ra các cuộc tranh luận giữa các giới hàn lâm và kinh tế xung quanh vấn đề về giá trị của Việt Nam đồng (VND). Một số bài nghiên cứu trước đây đã tìm hiểu về tỷ giá hối đoái thực hiệu lực của Việt Nam đều đưa ra nhận định Việt Nam đồng đã được định giá cao trong 3 năm đầu và 3 năm cuối thập kỉ 2000-2010, xen giữa đó là giai đoạn Việt Nam đồng bị định giá thấp. Những nghiên cứu này đều sử dụng phương pháp tỷ giá hối đoái cân bằng theo hành vi (BEER) (như nghiên cứu của nhóm tác giả Vũ Quốc Huy, Nguyễn Thị Thu Hằng và Vũ Phạm Hải Đăng (2011), nghiên cứu của Hạ Thị Thiều Dao và Phạm Thị Bình Minh (2010)). Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng và phát triển mô hình NATREX, là mô hình chưa từng được áp dụng cho Việt Nam. Khác với PPP, BEER, mô hình NATREX quan tâm đến cấu trúc của nền kinh tế và cung cấp các thông tin liên quan đến việc xác định tỷ giá hối đoái cân bằng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Bài nghiên cứu này cũng đã xem qua các bài nghiên cứu khác để có thể xây dựng mô hình NATREX mở rộng cho Việt Nam, kết hợp chặt chẽ với các yếu tố kinh tế cơ bản khác để từ đó xác định tỷ giá hối đoái cân bằng- những yếu tố mà các nghiên cứu trước đây đã không xem xét tới. Để xây dựng mô hình NATREX cho Việt Nam, chúng tôi đã xây dựng một bộ dữ liệu theo quý đồng nhất cho giai đoạn 1995 – 2011. Trong suốt thập kỉ gần đây, Việt Nam đã trải qua nhiều sự thay đổi về cả chính sách và kinh tế. Và những điểm gãy cấu trúc đóng một vai trò rất quan trọng nhưng nếu không được giải thích trong các môt hình thực nghiệm thì nó có thể dẫn đến những kết luận sai lầm. Vì vậy mà những điểm gãy cấu trúc là một nhân tố quan trọng cần được
  13. v xem xét khi ước lượng giá trị cân bằng của VND, nhưng chúng lại bị bỏ qua trong các nghiên cứu trước đây. Từ đó, chúng tôi đã chú ý đến việc xác định phương trình đồng liên kết có xét đến điểm gãy cấu trúc nội sinh sử dụng phương pháp của Gregory và Hansen (1996) và của Hatemi-J (2008, 2009). Bài nghiên cứu này được sắp xếp như sau. Phần 1 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết và các phương pháp xác định tỷ giá hối đoái thực cân bằng. Phần 2 thảo luận về các nghiên cứu trước đây về xác định tỷ giá cân bằng ở Việt Nam, phương pháp NATREX và phương thức xác định mối quan hệ đồng liên kết có xét đến điểm gãy cấu trúc nội sinh. Phần 3 phác thảo và phân tích mô hình NATREX mở rộng. Phần 4 trình bày phương pháp thực nghiệm. Phần 5 mô tả dữ liệu ở Việt Nam. Phần 6 trình bảy phương pháp chạy mô hình và các kết quả thực nghiệm của Việt Nam. Phần 7 tóm tắt lại các ý chính của bài và đề xuất các chính sách cần thiết.
  14. 1 1. CỞ SỞ LÍ THUYẾT 1.1 Tỷ giá cân bằng Tỷ giá hối đoái cân bằng là tỷ giá được xác định khi lượng cung ngoại tệ bằng lượng cầu ngoại tệ tại một mức giá nội địa cụ thể, trong đó cầu ngoại tệ xuất phát từ nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ và tài sản tài chính của nước ngoài, còn cung ngoại tệ xuất phát từ nhu cầu về hàng hóa nội địa của nước ngoài. Tỷ giá cân bằng thường được xác định trên cơ sở tỷ giá thực thay vì tỷ giá danh nghĩa.Vì: thứ nhất là các quyết định tiêu dùng của người tiêu dùng và quyết định sản xuất của người sản xuất phần lớn dựa trên các điều kiện thực và không dựa trên điều kiện danh nghĩa. Thứ hai là hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển và các quốc gia mới nổi thì chấp nhận một chế độ tỷ giá cứng nhắc, trong đó tỷ giá danh nghĩa thì cố định hoặc được neo theo một đồng tiền hoặc một rổ các đồng tiền chủ yếu của thế giới. Vì vậy, sự phân tích sẽ bị hạn chế nếu nghiên cứu trên sự thay đổi của tỷ giá danh nghĩa. Nếu dựa trên phương diện thời gian thì tỷ giá cân bằng được chia thành 3 loại: tỷ giá cân bằng trong ngắn hạn, trong trung hạn và trong dài hạn. - Tỷ giá cân bằng trong ngắn hạn: là tỷ giá được xác định dựa trên giá trị hiện tại của các nhân tố cơ bản sau khi đã loại bỏ ảnh hưởng của các hiệu ứng ngẫu nhiên (ví dụ như hiệu ứng bong bóng trên thị trường tài sản). Nếu trong ngắn hạn nền kinh tế bị mất cân bằng thì trong ngắn hạn tỷ giá sẽ phải thay đổi để giúp thị trường cân bằng trở lại. Vì vậy, tỷ giá cân bằng trong ngắn hạn được xác định dựa trên giá trị hiện hành của các nhân tố cơ bản hơn là giá trị cân bằng của chúng. Tỷ giá cân bằng trong ngắn hạn sẽ là tỷ giá cân bằng hiện hành nếu thị trường có đủ sự hiểu biết thực tế và phản ứng trở lại một cách hợp lý. - Tỷ giá cân bằng trong trung hạn: là tỷ giá được xác định khi nền kinh tế đạt được sự cân bằng bên trong và sự cân bằng bên ngoài. Cân bằng bên trong là khi nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng trong điều kiện toàn dụng lao động tại mức giá ổn định. Cân bằng bên ngoài là khi tài khoản vãng lai đạt tới trạng thái bền vững và
  15. 2 phù hợp với sự cân bằng của dòng vốn. Tóm lại thì có thể xem sự cân bằng trong trung hạn là sự cân bằng linh hoạt của giá mà độc lập với chính sách tiền tệ. - Tỷ giá cân bằng trong dài hạn: là tỷ giá được xác định khi nền kinh tế đạt được sự cân bằng trong lưu chuyển vốn. Tuy nhiên, sự cân bằng trong dài hạn có thể mất rất nhiều năm hay nhiều thập kỷ để đạt được. Tỷ giá cân bằng trong dài hạn sẽ được xác định dựa trên giá trị trong dài hạn của các nhân tố kinh tế cơ bản, sau khi đã loại bỏ các tác động chu kỳ và tác động bong bóng của thị trường tài sản. 1.2 Các phƣơng pháp đo lƣờng tỷ giá hối đoái cân bằng 1.2.1 Phƣơng pháp ngang giá sức mua (PPP): Phương pháp ngang giá sức mua PPP dựa trên qui luật cơ bản là “quy luật một giá” (LOP). Quy luật một giá cho rằng dưới điều kiện không có rào cản đối với thương mại quốc tế và chu chuyển vốn (chẳng hạn như các hàng rào thuế quan và kiểm soát vốn), các quốc gia nội địa và nước ngoài hoạt động tại mức toàn dụng lao động, và một hệ thống giá cả thị trường, các hàng hóa đồng nhất (i) được bán ở các quốc gia khác nhau phải được bán với mức giá giống nhau (khi được chuyển đổi ra đồng tiền giống nhau). PPP khái quát quy luật một giá và xác nhận một vài đặc trưng quan trọng như sau: Thứ nhất là mức giá chung của một rổ những hàng hóa giống nhau trong các quốc gia khác nhau sẽ luôn bằng nhau khi chúng được đo lường theo một đơn vị tiền tệ chung (được biết đến như là PPP tuyệt đối). Nói cách khác, khái niệm cơ bản của lý thuyết PPP khẳng định rằng mức giá xác định nên tỷ giá hối đoái cân bằng. Thứ hai là tỷ giá hối đoái thực PPP là hằng số và bằng 1. Với giả định cơ bản rằng giá cả là cứng nhắc trong ngắn hạn, PPP thường được xem là tỷ giá hối đoái cân bằng dài hạn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiện hành có thể lệch ra khỏi tỷ lệ PPP. Sự lệch khỏi này sẽ được xem như là sự đánh giá cao hoặc đánh giá thấp giá trị đồng nội tệ. Khi ứng dụng phương pháp PPP có một số hạn chế sau: Thứ nhất là quy luật một giá không xem xét đến khả năng xảy ra rào cản thương mại (hàng rào thuế quan và phi
  16. 3 thuế quan), kiểm soát vốn và chính sách quản lý giá. Hai là, PPP không còn chính xác nữa khi có sự thay đổi của tỷ trọng giữa khu vực trong nước và nước ngoài hay tỷ trọng giữa các sản phẩm, sự tồn tại của hàng hóa phi mậu dịch, hay sự khác nhau trong năng suất của khu vực hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch. Cuối cùng, sự cứng nhắc trong giá danh nghĩa làm cho tỷ giá hiện hành hội tụ chậm về tỷ giá thực PPP trong dài hạn. 1.2.2 Tỷ giá hối đoái cân bằng cơ bản (FEER): FEER là tỷ giá hối đoái được xác định khi có sự cân bằng bên trong và bên ngoài xảy ra đồng thời. Cân bằng bên trong đạt được khi nền kinh tế đạt tại mức sản lượng tiềm năng trong điều kiện toàn dụng lao động và hoạt động trong môi trường lạm phát thấp. Cân bằng bên ngoài được thể hiện qua trạng thái bền vững của cán cân thanh toán trong trung hạn. Tiêu chuẩn tối thiểu đối với cân bằng bên ngoài là sự cân bằng tài khoản vãng lai tại một mức bền vững. Đồng thời phải loại bỏ các nhân tố chu kỳ và đầu cơ trong ngắn hạn trong thị trường ngoại hối thì lúc này FEER được xác định dựa vào các nhân tố kinh tế cơ bản mà được kỳ vọng duy trì trong trung hạn. Vì vậy, về bản chất thì FEER xem xét mô hình tỷ giá cân bằng trong trung hạn. FEER được xem như là một phương pháp tiêu chuẩn đo lường tỷ giá cân bằng, bởi vì FEER là tỷ giá phù hợp với điều kiện cân bằng kinh tế vĩ mô lý tưởng (sự cân bằng bên trong và bên ngoài). Trái lại với phương pháp PPP, phương pháp FEER xem xét tỷ giá cân bằng sẽ thay đổi theo thời gian. Các nhân tố dẫn hướng cho quỹ đạo của FEER là: Thứ nhất là tốc độ tăng trưởng sản lượng tiềm năng trong điều kiện lạm phát thấp ở cả hai nền kinh tế nội địa và nước ngoài. Thứ hai là mức tài khoản vãng lai bền vững. Để duy trì sự cân bằng tài khoản vãng lai tại một tỷ lệ mục tiêu đòi hỏi đồng nội tệ phải tăng giá hoặc giảm giá theo. Thứ ba là trong ngắn hạn, quỹ đạo của FEER có thể được suy ra từ sự thay đổi trong tỷ giá thực hiệu lực mà đảm bảo sản lượng nội địa và nước ngoài theo hướng đạt được sự cân bằng tài khoản vãng lai mục tiêu.
  17. 4 Rất khó để đạt được đồng thời ba mục tiêu, vì vậy phương pháp này giả định rằng cân bằng bên trong sẽ đạt được nếu cân bằng bên ngoài đạt được. Ngoài ra, việc ứng dụng FEER có những hạn chế nhất định như FEER không chỉ rõ tỷ giá thay đổi như thế nào từ mức hiện hành đến tỷ giá cân bằng trong dài hạn, đồng thời FEER tập trung trong trung hạn nên đã loại bỏ các yếu tố đầu cơ, do đó rất khó để tính toán tác động trong ngắn hạn. Hơn nữa, FEER giả định lãi suất duy trì ở mức cân bằng trong dài hạn nên đã hạn chế trong việc mô hình hóa chính sách tiền tệ. Cuối cùng, nếu FEER phụ thuộc quá nhiều vào độ co dãn thương mại có thể dẫn đến những dự báo không chính xác trong quỹ đạo FEER. 1.2.3 Tỷ giá hối đoái cân bằng hành vi (BEER) BEER là tỷ giá hối đoái được xác định dựa trên các biến nhân tố kinh tế cơ bản dài hạn và chênh lệch lãi suất thực ngắn hạn. Phương pháp BEER phân tích hành vi của tỷ giá bằng cách xem xét nguồn gốc của sự chuyển động theo chu kỳ và tạm thời của tỷ giá và sử dụng các giá trị hiện tại (hơn là các giá trị ở mức toàn dụng lao động) của các nhân tố kinh tế cơ bản trong việc xác định tỷ giá thực cân bằng. Đồng thời, BEER không xem xét sự cân bằng kinh tế vĩ mô (sự cân bằng bên trong và bên ngoài). Các nhân tố chính của phương pháp BEER là: (1) tập hợp các nhân tố kinh tế dài hạn (bao gồm tỷ giá thương mại, tài sản nước ngoài ròng, nợ công, năng suất, và những nhân tố tương tự); và (2) ngang giá lãi suất không phòng ngừa (UIP), được giả định là xác định hành vi ngắn hạn (có tính chu kỳ) của tỷ giá. BEER là phương pháp khá đơn giản để ứng dụng vào các nền kinh tế nhưng BEER gặp phải một số hạn chế nhất định. BEER giả định mối tương quan dài hạn ổn định có nguồn gốc từ dữ liệu quá khứ, điều này gây khó khăn cho những quốc gia có sự thay đổi cấu trúc quan trọng trong ngắn hạn hoặc đối với những dữ liệu dài hạn không có sẵn. Hơn nữa, độ nhạy của các ước lượng đối với việc lựa chọn dữ liệu làm cho BEER không còn chính xác vì BEER là một mô hình thực nghiệm, không có một cấu trúc nào được đưa ra. Và không có bất kỳ một lý thuyết nào hướng dẫn lựa chọn các biến nhân tố cơ bản trong phương pháp BEER. 1.2.4 Tỷ giá hối đoái thực tự nhiên (NATREX)
  18. 5 Theo Stein (1994) thì NATREX là tỷ giá hối đoái thực cân bằng sau khi đã loại bỏ các nhân tố chu kỳ và dòng vốn đầu cơ, tỷ lệ thất nghiệp là tự nhiên. NATREX dựa trên ba nền tảng lý thuyết cơ bản: Thứ nhất là dựa trên lý thuyết tài khoản thu nhập quốc gia tiêu chuẩn: I - S + CA = 0 Trong đó I là đầu tư, S là tiết kiệm và CA là tài khoản vãng lai. Mức tiết kiệm và đầu tư phụ thuộc vào lưu lượng vốn, của cải và nợ nước ngoài ròng. Công thức trên cho thấy sự cân bằng trong trung hạn khi nền kinh tế đạt được mức sản lượng tiềm năng và đạt được kỳ vọng về lạm phát, tương tự như phương pháp FEER. Cân bằng trung hạn có thể được thể hiện bởi những điều kiện sau: (a) Thị trường chứng khoán nội địa cân bằng; (b) Dòng vốn đầu cơ ngắn hạn và các nhân tố chu kỳ được loại bỏ; (c) Bất cứ chênh lệch nào giữa đầu tư và tiết kiệm được bù đắp bằng nguồn cung chứng khoán mậu dịch dài hạn. NATREX trung hạn là tỷ giá cân bằng phù hợp với sự cân bằng cán cân thanh toán hay sự cân bằng kinh tế vĩ mô. Thứ hai là theo Stein (1994), các nhân tố cơ bản là sự biến động năng suất và tiết kiệm xã hội (sự ưa thích theo thời gian của tiêu dùng/ chi tiêu vốn của chính phủ và hộ gia đình) trong nước và nước ngoài, được thể hiện bởi nhân tố Z(t). Các nhân tố cơ bản được xác định là ngoại sinh không chỉ tác động đến đầu tư, tiết kiệm và tài khoản vãng lai mà còn tác động đến quỹ đạo của NATREX. Z(t) sẽ tác động đến sự hình thành vốn, tỷ lệ tích lũy nợ và lãi suất. Vì tiết kiệm và đầu tư thay đổi nên NATREX thay đổi theo. Nói cách khác, phương pháp NATREX là phương pháp động (thể hiện qua sự thay đổi trong dòng vốn và nợ) mà sau đó tác động trở lại sự cân bằng kinh tế vĩ mô. Phương pháp này cho phép phương pháp NATREX xác định tỷ giá từ giá trị cân bằng trung hạn đến giá trị cân bằng dài hạn. Cuối cùng là NATREX sẽ hội tụ về một tỷ lệ ổn định trong dài hạn khi không có một sự thay đổi nào trong các nhân tố cơ bản (vì vậy không có sự thay đổi trong dòng vốn và nợ).
  19. 6 Dựa trên các khuôn khổ lý thuyết trên, không giống như phương pháp FEER, NATREX là tỷ giá cân bằng động, và quỹ đạo của tỷ giá có thể được chia thành 3 thành phần: trung hạn, dài hạn, và trạng thái ổn định. Để phân tích điểm này rõ hơn thì tỷ giá thực có thể được mô tả thành 3 thành phần khác nhau: Tỷ giá thực thực tế: qt=qt(kt, Ft, Zt). Đây là tỷ giá tại thời điểm (t), phụ thuộc vào dòng vốn, nợ và dòng vốn đầu cơ. Vốn và nợ chịu tác động bởi sự thay đổi trong các nhân tố kinh tế cơ bản Z(t). NATREX trung hạn: qt=qt(kt, Ft, Zt). Tỷ giá bị tác động bởi sự thay đổi vốn và nợ (do sự thay đổi của các nhân tố cơ bản). Tuy nhiên không giống như tỷ giá thực thực tế thì dòng vốn đầu cơ không tác động đến NATREX trung hạn. Trong dài hạn, NATREX hội tụ về tỷ giá dài hạn ổn định: q* =q*(Zt). NATREX thực cân bằng trong dài hạn dừng hoặc là hằng số thì phù hợp với PPP. Vì vậy, NATREX mở rộng mô hình PPP và FEER bằng cách phân tích các giai đoạn mà các nhân tố cơ bản không dừng và tạo nên quỹ đạo của tỷ giá từ ngắn hạn đến trung hạn, từ trung hạn đến dài hạn. Vì vậy, dựa trên những phân tích trên đây thì tỷ giá thực thực tế không cần thiết là tỷ giá cân bằng, và bao gồm ba thành phần: qt(kt, Ft, Zt)=* ( ) ( )+ * ( ) ( )+ ( ) Trong đó * ( ) ( )+ mô tả quỹ đạo di chuyển của tỷ giá từ ngắn hạn đến trung hạn, và * ( ) ( )+ thể hiện quỹ đạo trong dài hạn (từ vị trí cân bằng trong trung hạn đến vị trí cân bằng trong dài hạn). Sự ứng dụng của phương pháp NATREX thì đơn giản hơn hàm ý của lý thuyết. NATREX được ước lượng bằng cách xác định mối tương quan đồng liên kết trong dài hạn giữa tỷ giá thực và các nhân tố cơ bản (năng suất và sự ưa thích theo thời gian); phần điều chỉnh sai số được dùng để xác định quỹ đạo của tỷ giá thực theo hướng NATREX. Lý thuyết được sử dụng để giải thích tại sao tỷ giá thực thay đổi theo một cách nhất định và dự báo tỷ giá có thể thay đổi theo thời gian như thế nào. Ví dụ, một
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2