intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu về học tập và trải nghiệm của sinh viên Lào tại Học viện Hành chính Quốc gia

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu về học tập và trải nghiệm của sinh viên Lào tại Học viện Hành chính Quốc gia" nhằm nghiên cứu về những tác động của việc học tại Học viện Hành chính Quốc gia đối với những sinh viên Lào có tác động không hề nhỏ, tác động về kiến thức, cách suy nghĩ tư duy những kĩ năng mềm và cứng làm thay đổi phong thái, thái độ học tập và rèn luyện theo chiều hướng tốt lên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu về học tập và trải nghiệm của sinh viên Lào tại Học viện Hành chính Quốc gia

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ TRẢI NGHIỆM VÀ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN LÀO TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Mã đề tài : ĐTSV.2024.KHLN.06 Chủ nhiệm đề tài : Cao Chí Sơn Lớp : 2205XDDB Cán bộ hƣớng dẫn : TS. La Đức Đại Hà Nội, 2024
  2. BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ TRẢI NGHIỆM VÀ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN LÀO TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH Chủ nhiệm đề tài : Cao Chí Sơn Thành viên tham gia : Nguyễn Lƣơng Minh Phƣơng Đàm Diệu Linh Đặng Ngọc Mai Lớp : 2205XDDB
  3. LỜI CAM ĐOAN Nhóm nghiên cứu xin cam đoan đề tài nghiên cứu về học tập và trải nghiệm của sinh viên Lào tại Học Viện Hành chính quốc Gia là công trình nghiên cứu của nhóm nghiên cứu , với sự hướng dẫn tận tình của TS La Đức Đại .Công trình được chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành tại Học Viện hành chính quốc gia từ ngày 1 tháng 4 năm 2023 đến 1 tháng 4 năm 2024 Các tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê phục vụ mục đích nghiên cứu công trình này được sử dụng đúng quy định, không vi phạm quy chế bảo mật của Nhà nước. Kết quả nghiên cứu của đề tài này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác ngoài các công trình nghiên cứu của nhóm 6 do Ts La Đức Đại hướng dẫn . Tôi xin cam đoan những vấn đề nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu sai, nhóm nghiên cứu xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và hội đồng chấm thi .
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HVHCQG : Học viện Hành chính Quốc gia Hv : Học viện NAPA : Học viện Hành chính Quốc gia PGT.TS : Phó giáo sư tiến sĩ
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................7 NỘI DUNG ...................................................................................................................11 CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRẢI NGHIỆM VÀ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN LÀO TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ................11 I. Khái quát chung ...................................................................................................11 1.Một số khái niệm ......................................................................................................11 2. Vai tr ò và lợi ích của học tập tr ải nghiệm ............................................................. 11 3.Tìm hiểu về sinh viên, sinh viên Lào .......................................................................12 4. Vai tr ò quan tr ọng của sinh viên Lào tr ong quá tr ình phát tr iển kinh tế - xã hội của Lào..........................................................................................................................14 5. Đôi nét về văn hóa hai đất nư ớc Lào và Việt Nam ...............................................16 II.Tìm hiểu chung ........................................................................................................18 1.Khái quát về HVHCQG và vị tr í HVHCQG tr ong vai tr ò đào tạo cán bộ cho Lào.................................................................................................................................18 2.Khái quát về đào tạo của sinh viên Lào tại Học viện Hành chính Quốc gia. ......20 3.Môi tr ư ờng học tập và tr ải nghiệm của sinh viên Lào tại Học viện Hành chính Quốc gia ........................................................................................................................22 4. Tr ải nghiệm và học tập của sinh viên Lào tại HVHCQG ....................................23 TIỂU KẾT CHƯƠNG I .............................................................................................. 26 CHƯƠNG II: Thự c tr ạng về học tập và tr ải nghiệm sinh viên Lào tại HVHCQG .......................................................................................................................................27 I. Nhữ ng tr ải nghiệm của các du học sinh Lào khi đến với “Đất nư ớc hình chữ S” học tập và làm việc ......................................................................................................27 II. Thự c tiễn học tập và tr ải nghiệm của sinh viên Lào tại HVHCQG ..................30 1.Tầm quan trọng của việc chia sẻ thực tiễn học tập của sinh viên Lào tại HVHCQG. .......................................................................................................................................30 2.Thực tiễn về học tập của sinh viên Lào tại HVHCQG ...............................................31 III. Số liệu .....................................................................................................................33 1. Số liệu lưu sinh Lào tại Việt Nam .............................................................................33 2. Số liệu lưu sinh Lào tại HVHCQG............................................................................33
  6. TIỂU KẾT CHƯƠNG II ............................................................................................ 34 CHƯƠNG III: Gỉa Giải pháp về học tập và tr ải nghiệm của sinh viên Lào tại HVHCQG .....................................................................................................................36 1.Giải pháp về học tập của sinh viên Lào tại HVHCQG .........................................36 2.Giải pháp về tr ải nghiệm của sinh viên Lào tại HVHCQG ..................................37 TIỂU KẾT CHƯƠNG III ........................................................................................... 41 CHƯƠNG IV: Tầm quan tr ọng tr ong việc hợp tác, đào tạo dành cho lưu sinh Lào tại HVHCQG ........................................................................................................42 I.Xu hư ớng hợp tác hỗ tr ợ đào tạo của Học viện Hành chính Quốc gia dành cho sinh viên Lào tr ong nhữ ng năm tới............................................................................42 1. Nhu cầu hợp tác ngày càng tăng:...............................................................................42 2. Các hình thức hợp tác đa dạng: .................................................................................42 3. Hợp tác hướng tới hiệu quả: ......................................................................................42 4. Một số xu hướng cụ thể: ............................................................................................ 43 5. Lợi ích của hợp tác: ...................................................................................................45 II. Đảng ta với nhữ ng vấn đề về mối quan hệ giữ a hai nư ớc hỗ tr ợ đào tạo và đã đào tạo đư ợc một số lư ợng lớn cán bộ cho đất nư ớc Lào ........................................46 TIỂU KẾT CHƯƠNG IV ........................................................................................... 48 KẾT LUẬN ..................................................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 50
  7. MỞ ĐẦU 1, Lý do chọn đề tài “ Việt Lào hai nước chúng ta Tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long” Trích “ Quan hệ Đặt biệt Việt Lào” Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, có mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt, gắn bó lâu đời. Trong nhiều năm qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước trên mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục, đào tạo, ngày càng được thắt chặt. Giáo dục là lĩnh vực hợp tác chiến lược có bề dày lịch sử lâu đời và được xem là một lĩnh hợp tác thành công giữa hai nước. Hiện nay, có khoảng 10.000 sinh viên Lào đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của Việt Nam. Đây là một lực lượng không nhỏ, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước. Đặc biệt từ năm 1986 khi hai nước thực hiện các chính sách đổi mới của đất nước hợp tác trên lĩnh vực giáo dục Việt- Lào từ đó ngày càng được chú trọng về giáo dục, tuy nhiên trong bối cảnh quốc tế sau chiến tranh lạnh năm đó với các đơn vị quốc tế của mỗi nước từ sau khi đổi mới mở cửa, đã xuất hiện những yêu tố mới tác động mối quan hệ Việt- Lào nói chung và hợp tác về giáo dục song phương nói riêng đó không chỉ là những thách thức mà cũng là cơ hội để phát triển nền giáo dục của hai nước. Nhưng trên thực tế chất lượng và hiệu quả khi kết hợp giáo dục của hai nước Việt- Lào trong một khoảng thời gian, đã bộc lộ những hạn chế và cần được phân tích làm rõ các nguyên nhân và đưa giải pháp để có thể nâng cao hiệu quả hợp tác lâu dài không chỉ hiện tại mà còn tương lai để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của hai nước trong thời đại mới. Bên cạnh đó dù đã đó nhiều nghiên cứu về mối quan hệ Việt- Lào nói chung, hợp tác về hai nước nói riêng, nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào toàn diện, và chuyên sâu về một vấn đề tiếp cận góc quan hệ quốc tế trong giai đoạn 1986-2016. Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới vì vậy trước bối cảnh mới của quốc tế, khu vực của hai nước Lào- Việt Nam có nhiều thay đổi, việc đánh giá tổng kết nghiên cứu nghiêm túc đầy đủ quan hệ hợp tác giáo dục của hai nước hiện nay và rất cần thiết để hai bên kịp thời có những điều chỉnh phù hợp trong hợp tác song phương góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng hợp tác Việt Lào trong lĩnh vực giáo dục. Nhắc tới sự hợp tác của Việt- Lào chúng ta không thể không nhắc đến những sinh viên Lào đang theo học tại Việt Nam nhằm tìm hiểu về bản sắc văn hóa phương thức học tập của người Việt. Trong bài viết “ Ngôi nhà ấm áp của học sinh, sinh viên Lào tại Việt Nam” của nhà báo Minh Trang, đã cho ta thấy rõ hơn về quá trình trải nghiệm của sinh viên Lào đối với nét đẹp văn hóa của người Việt. Cùng với đó, để tìm hiểu kĩ hơn về học tập của sinh Lào và những trải nghiệm thiết thực nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu về học tập và trải nghiệm của sinh viên Lào tại HVHCQG”, nhóm nghiên cứu đã cố gắng phân tích thực trạng phải đánh giá tình hình và rút ra một số đặc điểm tiêu biểu, bài học kinh nghiệm với hi vọng đề tài nghiên cứu sẽ đưa ra những giải pháp hỗ trợ các khó khăn mà sinh viên Lào gặp phải trong quá trình học tập và trải nghiệm tại Việt Nam nói chung và Học viện Hành chính Quốc gia nói riêng.
  8. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích: Đối với nghiên cứu về học tập và trải nghiệm của sinh viên Lào tại Học viện Hành chính Quốc gia có mục đích vô cùng quan trọng, đây là hành động thiết thực, một hành động tìm hiểu, quan sát, giúp chúng ta hiểu rõ quá trình học tập và trải nghiệm của sinh viên Lào tại Học viện Hành chính quốc gia gặp không ít khó khăn và thách thức. Những khó khăn mà sinh viên Lào gặp phải không chỉ về giao tiếp( ngôn ngữ) mà còn về văn hóa, về tài chính, về hòa nhập cộng đồng, nhưng chính những khó khăn đó lại tạo thêm các cơ hội để họ phát triển về cơ hội, học tập với một môi trường giáo dục tiên tiến, cơ hội giao lưu phải học hỏi với nền văn hóa vô cùng phong phú của Việt Nam, cũng là cơ hội phát triển bản thân không ngừng và nghề nghiệp tươi sáng. Nghiên cứu về những tác động của việc học tại Học viện Hành chính Quốc gia đối với những sinh viên Lào có tác động không hề nhỏ, tác động về kiến thức, cách suy nghĩ tư duy những kĩ năng mềm và cứng làm thay đổi phong thái, thái độ học tập và rèn luyện theo chiều hướng tốt lên. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Thu nhập dữ liệu, thông tin về quá trình học tập và trải nghiệm của sinh viên Lào tại HVHCQG - Phân tích, đánh giá dữ liệu, thông tin đã thu nhập được - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập và trải nghiệm của sinh viên Lào tại HVHCQG 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Sinh viên Lào đang học tập tại HVHCQG 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 04/2023 đến tháng 04/2024 - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Học viện Hành chính Quốc gia - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào những yếu tố thiết thực về tình trạng học tập ( kết quả học tập và rèn luyện; hòa nhập với cộng đồng;..) và trải nghiệm ( các hoạt động tham gia thực tế cùng sinh viên Việt,..) của sinh viên Lào tại Học viện Hành chính Quốc gia nói riêng và sinh viên Lào tại Việt Nam nói chung. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Tên của anh/ chị là gì? - Anh/ chị đang theo học ngành (lớp) nào? - Hiện tại anh chị đang học khóa nào? - Ấn tượng đầu tiên của anh/ chị khi đến Việt Nam là gì? - Trở ngại lớn nhất của anh/ chị khi đến với đất nước Việt Nam của anh/ chị? - Chúng ta được biết Việt- Lào có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau vậy Anh/ chị có thể kể ra vài câu ca dao tục ngữ hoặc bài hát về mối quan hệ giữa Việt- Lào? - Cảm nhận của anh/ chị khi được học và tiếp xúc với các thầy cô, các bạn sinh viên tại
  9. HVHCQG? - Anh/ chị có thể nói ra những khó khăn trong việc học tập, sinh hoạt của anh/ chị tại HVHCQG? 5. Giả thuyết nghiên cứu Theo như chúng ta được biết trên thực tế Việt Nam và Lào là hai nước có mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Và đặc biệt phải nhắc đến lĩnh vực giáo dục. Việc học tập tại Việt Nam là một trong những cơ hội tốt để sinh viên Lào có thể nâng cao trình độ học vấn, tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến của Việt Nam, bên cạnh đó sinh viên Lào có thể học hỏi thêm những kinh nghiệm từ các nhà khoa học, chuyên gia tại Việt Nam. Học viện hành chính quốc gia là một cơ sở đào tạo uy tín về nhưng ngành nghề liên quan đến hành chính công, văn hóa, xã hội,..; là một môi trường có chất lượng đào tạo cao. Học viện đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận đạt chuẩn chất lượng cao, bên cạnh đó trường còn có đội ngũ các bộ đào tại nhiều kinh nghiệm có chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại, chương trình đào tạo tân tiến, đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên Lào.Việc học tập tại một quốc gia láng giềng sẽ giúp sinh viên có cơ hội học hỏi và phát triển bản thân về mọi khía cạnh, bao gồm: Kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm văn hóa xã hội con người đất Việt, hơn nữa các sinh viên Lào được tiếp xúc thêm một ngôn ngữ mới ( Tiếng Việt). 6. Phương pháp nghiên cứu - Để thực hiện đề tài nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau: + Phương pháp nghiên cứu định tính (nghiên cứu trường hợp, quan sát, phỏng vấn) + Phương pháp nghiên cứu định lượng (khảo sát câu hỏi, phân tích dữ liệu thứ cấp,thực nghiệm) + Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (mục tiêu nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu, điều kiện thực tế) 7. Khoa học và ý nghĩa thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Nhằm góp phần vào lý luận nghiên cứu đề tài về các yếu tố tác động đến quyết định chọn nơi học và quá trình rèn luyện của sinh viên Lào tại Học viện Hành chính Quốc gia. - Ý nghĩa thực tiễn:Với kết quả của nghiên cứu về học tập và rèn luyện của sinh viên Lào tại HVHCQG: +Giúp cho các sinh viên VN hiểu thêm về sinh viên Lào + Giúp cho các sinh viên Lào cảm thấy an tâm với lựa chọn của mình. Mặc dù đề tài này chỉ đề cập chuyên sâu về sinh viên Lào tại Học viện Hành chính Quốc gia mà còn cho thấy được phần nào quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên Lào tại Việt Nam + Những kết quả nghiên cứu cũng góp phần tạo điều kiện để những nghiên cứu về sinh viên Lào có cơ sở thực hiện dễ dàng hơn 8. Nội dung đề tài - Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của đề tài bao gồm 4 chương :
  10. Chương I: Một số lý luận chung về trải nghiệm và học tập của sinh viên Lào tại HVHCQG Chương II: Thực trạng về trải nghiệm và học tập của sinh viên Lào tại HVHCQG Chương III: Giải pháp về trải nghiệm và học tập của sinh viên Lào tại HVHCQG Chương IV: Tầm quan trọng trong việc hợp tác, đào tạo dành cho lưu sinh Lào tại HVHCQG
  11. NỘI DUNG CHƢƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRẢI NGHIỆM VÀ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN LÀO TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA I. Khái quát chung 1.Một số khái niệm - Trải nghiệm là quá trình hoặc cảm nhận mà một người có được khi tham gia vào một hoạt động, sự kiện, hoặc tương tác nào đó. Điều này có thể bao gồm mọi thứ từ cảm giác vật lý đến cảm xúc và ý thức. Trải nghiệm có thể là một phần quan trọng của việc học, phát triển cá nhân và tạo ra kỷ niệm đáng nhớ. Chúng có thể làm cho cuộc sống trở nên phong phú và đầy ý nghĩa hơn. - Học tập là quá trình tiếp nhận, xử lý và tích lũy kiến thức, kỹ năng và thông tin mới thông qua các phương tiện như giáo viên, sách sách giáo khoa, bài giảng, các tài liệu trực tuyến, và các hoạt động khác. Quá trình này có thể diễn ra ở nhiều cấp độ, từ học tập trong lớp học đến tự học và học hỏi thông qua trải nghiệm cá nhân. Học tập không chỉ giới hạn trong môi trường giáo dục truyền thống mà còn có thể xảy ra trong mọi tình huống và môi trường cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là việc học kỹ năng làm việc mới tại nơi làm việc, việc nắm bắt kiến thức từ các cuộc trò chuyện với người khác, hoặc thậm chí là học hỏi từ những thất bại và thử nghiệm. Mục tiêu của quá trình học tập thường là hiểu biết sâu sắc hơn về một vấn đề, phát triển kỹ năng và năng lực, và áp dụng kiến thức và kỹ năng đó vào thực tế để đạt được các mục tiêu cá nhân hoặc chuyên môn. => Trải nghiệm và học tập là hai khái niệm khác nhau nhưng thường liên quan chặt chẽ trong quá trình phát triển cá nhân và học tập Khi trải nghiệm một sự kiện hoặc tương tác, chúng ta thường học hỏi từ những trải nghiệm đó và áp dụng kiến thức mới vào cuộc sống và công việc của chúng ta. Ngược lại, quá trình học tập thường bao gồm việc tận dụng trải nghiệm của chúng ta để làm sâu sắc và hiểu biết hơn về các chủ đề cụ thể. - Học tập trải nghiệm là một phương pháp giáo dục tập trung vào việc học thông qua trải nghiệm thực tế và thực hành, thay vì chỉ dựa vào việc học từ sách giáo khoa và bài giảng truyền thống. Đây là một phương pháp học tập mà sinh viên được thúc đẩy tham gia vào các hoạt động thực tế, như dự án, thực tập, làm việc nhóm, hoặc các hoạt động thực hành khác để áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế. Phương pháp này tạo điều kiện cho sinh viên trải nghiệm và tìm hiểu vấn đề từ góc độ thực tế, đồng thời phát triển kỹ năng thực hành, giải quyết vấn đề và giao tiếp. Học tập trải nghiệm cũng thường kích thích sự sáng tạo và sự tự chủ trong học tập, bởi vì sinh viên phải tự mình tìm hiểu và giải quyết các tình huống phức tạp mà họ gặp phải. 2. Vai trò và lợi ích của học tập trải nghiệm - Hoạt động học tập và trải nghiệm hiện nay đang được áp dụng phổ biến ở nhiều cơ sở giáo dục. Không những vậy, hoạt động này còn được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục phương Tây và phương Đông chú trọng nghiên cứu, phân tích và
  12. định nghĩa trong khoảng thời gian qua. Nhìn chung với sự biến đổi của xã hội về sau, những phân tích cũng mang theo nhiều sự thay đổi nhất định. + Vào khoảng năm 350 TCN, Aristotle đã viết về hoạt động học tập và trải nghiệm như sau “Cho những điều chúng ta phải học trước khi làm được, chúng ta học bằng cách thực hiện chúng”. Ông chú trọng hướng tới việc học tập phải đi đôi với thực hiện, không cứng ngắc và gò bó trong những lý thuyết, tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh rằng học tập phải song song với việc thực hành. + Hay khoảng hơn 2000 năm trước, Khổng Tử cũng từng nói “Những gì tôi nghe tôi sẽ quên, những gì tôi thấy tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm tôi sẽ hiểu”. Đây được coi là một trong những tư tưởng đầu tiên của hoạt động học tập và trải nghiệm. + Thời cận đại, David Kobl (1984, Mỹ) – một trong những nhà nghiêm cứu chuyên sâu về lĩnh vực giáo dục đã đưa ra lý thuyết có tính hệ thống để phân tích cơ chế hình thành và chu kì của hoạt động học tập thông qua trải nghiệm. Theo Kobl, đây là quá trình học tập thông qua phản ánh hiện thực. Theo UNESCO định nghĩa, học tập và trải nghiệm là quá trình phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ, suy nghĩ có ý thức về một trải nghiệm từng có (Nguồn : Teaching and learning for a sustainable future a multimedia education programme, UNESCO 2010 ) + Qua những ý kiến và nghiên cứu phân tích kể trên, ta có thể hiểu hoạt động học tập và trải nghiệm là quá trình khám phá, thử nghiệm trực tiếp với kiến thức lý thuyết, từ đó đưa ra các phân tích và kết luận cụ thể của bản thân cho phần kiến thức đó nhằm nâng cao chất lượng học tập. - Hiểu rõ bản chất của hoạt động học tập và trải nghiệm đã kể trên, có thể thấy hoạt động này có vai trò vô cùng quan trọng và thiết thực với đối tượng học sinh và sinh viên nói riêng và các đối tượng tham gia học tập khác nói chung. Mặc dù mang trong mình nhiều sự mới mẻ nhưng phương pháp này vẫn đảm bảo việc cung cấp những kiến thức chuẩn cho người học và đồng thời vẫn giúp người tham gia học tập phát triển về kỹ năng tư duy, sự chủ động nghiên cứu và phát huy tối đa khả năng tiếp thu kiến thức. Sau những đánh giá và phân tích kể trên, vai trò của hoạt động học tập và trải nghiệm có thể kể đến như, cung cấp kiến thức, nền tảng cho người học, giúp phát triển tư duy sáng tạo cho người học, rèn luyện kỹ năng cho người học, …. So với những phương pháp học tập truyền thống, học tập và trải nghiệm có nhiều lợi ích hướng đến việc tạo hứng khởi cho đối tượng áp dụng phương pháp này. Phương pháp này hướng đến rèn luyện cho đối tượng áp dụng những kỹ năng mềm và tính chủ động khác. Cụ thể, phương pháp học tập và trải nghiệm giúp việc học trở nên thú vị và dễ dàng hơn, giúp người học tự tin và chủ động hơn, tiếp thu kiến thức một cách triệt để và rõ ràng. 3.Tìm hiểu về sinh viên, sinh viên Lào - “Sinh viên” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng hiểu đơn giản sinh viên là những người đăng ký tham gia các lớp học trong khóa học ở trình độ cao đẳng hoặc đại học để đạt được mức độ thành thạo môn học hay ngành nghề theo hướng dẫn của
  13. người có chuyên môn và dành thời gian bên ngoài lớp để thực hiện bất kỳ hoạt động nào mà giảng viên chỉ định là cần thiết cho việc chuẩn bị lớp học hoặc để gửi bằng chứng về sự tiến bộ đối với sự thành thạo đó. Theo nghĩa rộng hơn, sinh viên là bất kỳ ai đăng ký chính mình để được tham gia các khóa học trí tuệ chuyên sâu với một số chủ đề cần thiết để làm chủ nó như là một phần của một số vấn đề ngoài thực tế trong đó việc làm chủ các kiến thức như vậy đóng vai trò cơ bản hoặc quyết định. - Sinh viên được chia làm 5 diện: Sinh viên chính quy, sinh viên liên thông ,sinh viên cử nhân kép, sinh viên quốc tế và sinh viên tự do + Sinh viên chính quy: Là sinh viên theo học tại các cơ sở giáo dục đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. Được tuyển sinh thông qua kỳ thi tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hoặc theo các hình thức tuyển sinh khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Được hưởng đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên theo quy định của pháp luật. + Sinh viên liên thông: Là sinh viên theo học chương trình liên thông để nâng cao trình độ học vấn từ cao đẳng lên đại học. Phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc trình độ tương đương. Được tuyển sinh theo quy định của từng trường đại học. Được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên theo quy định của pháp luật, nhưng có một số khác biệt so với sinh viên chính quy. + Sinh viên cử nhân kép: Là sinh viên theo học cùng lúc hai chương trình đào tạo đại học để lấy hai bằng cử nhân. Phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của từng trường đại học. Được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên theo quy định của pháp luật, nhưng có một số khác biệt so với sinh viên chính quy. + Sinh viên quốc tế: Là sinh viên không phải là công dân Việt Nam, đến Việt Nam học tập tại các cơ sở giáo dục đại học. Được tuyển sinh theo quy định của từng trường đại học. Được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên theo quy định của pháp luật, nhưng có một số khác biệt so với sinh viên chính quy. + Sinh viên tự do: Là sinh viên không theo học tại một trường đại học nào mà tự học tập và thi lấy chứng chỉ đại học. Tham gia các kỳ thi do các trường đại học tổ chức để lấy chứng chỉ hoặc bằng cấp tương đương với sinh viên chính quy. Tự chịu trách nhiệm về việc học tập và thi cử. Tự đóng học phí. -Sinh viên Lào: Là những công dân Lào đang theo học tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam hoặc các nước khác trên thế giới. - Để hiểu rõ hơn về sinh viên Lào, cơ bản được biết đến với hai hình thức như sau: + Diện Hiệp định: là người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam cấp học bổng theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, gồm sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh, lưu học sinh học tiếng Việt để thi tuyển vào bậc đại học, sau đại học, lưu học sinh các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn có thời gian đào tạo dưới 12 tháng (Thông tư 55/2020/TT-BTC) + Diện tự do: là những sinh viên Lào đến Việt Nam học tập mà không được
  14. hưởng học bổng của Chính phủ Lào hoặc Chính phủ Việt Nam. Họ phải tự túc chi phí học tập, sinh hoạt và ăn ở. 4. Vai trò quan trọng của sinh viên Lào trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Lào. Kể từ ngày thành lập, Đảng Nhân dân cách mạng Lào luôn đặt niềm tin vào nguồn lực, năng lực và lòng dũng cảm của thanh niên. Trong sự nghiệp giải phóng đất nước, Đảng Nhân dân cách mạng Lào coi công tác vận động, tổ chức lãnh đạo thanh niên là một phần quan trọng trong công tác xây dựng lực lượng cách mạng giải phóng đất nước. Do đó, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã quyết định lập nên tổ chức Thanh niên xung kích (ngày 14-4-1955). Thấy được vai trò quan trọng của lực lượng thanh niên trong đấu tranh giải phóng đất nước, Nghị quyết 4 khóa I của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã xác định: “Cần quan tâm, vận động tổ chức thanh niên, coi công tác tổ chức, giáo dục thanh niên là một việc quan trọng tất yếu, đồng thời cũng để xây dựng lực lượng thanh niên trở thành lực lượng xung kích của mọi phong trào hoạt động”. Sau đó, Hội Thanh niên Lào yêu nước cũng được thành lập. Từ đó, hai tổ chức Thanh niên xung kích và Thanh niên Lào yêu nước đã sát cánh với nhau để tập hợp, vận động lực lượng thanh niên nhân dân các bộ tộc, mọi tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh cứu nước, cùng nhau thi đua thực hiện khẩu hiệu “nơi nào cần thanh niên có, nơi nào khó thanh niên sẵn sàng” để góp phần phục vụ tiền tuyến và gia tăng sản xuất. Với niềm tin to lớn vào vai trò của thanh niên, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã có Nghị quyết hợp nhất Đoàn Thanh niên xung kích với Đoàn Thanh niên Lào yêu nước, đặt tên là “Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Lào”. Dưới sự lãnh đạo của Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Lào và sự chỉ đạo sâu sát của Đảng, lực lượng thanh niên đã tổ chức nhiều phong trào sôi nổi và giành được nhiều thắng lợi. Bước sang thời kỳ mới, Lào đã tiến bước trên trường quốc tế, nhận được sự tôn trọng từ các nước trong khu vực và quốc tế. Mặc dù vậy, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã đặt ra thời cơ, vận hội và cả những khó khăn, thách thức to lớn. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho thanh niên Lào phát huy tài năng, sức lực và trí tuệ của tuổi trẻ để khẳng định mình, để trưởng thành và cống hiến cho đất nước. Thanh niên Lào ngày nay là lực lượng đông đảo của xã hội, chiếm hơn một phần ba dân số cả nước, là nguồn lực chủ yếu đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thực tiễn lịch sử của Lào đã khẳng định: Thanh niên Lào là nguồn lực chủ yếu tham gia quá trình đấu tranh chống lại bọn đế quốc xâm lược, phong kiến, phản động, tay sai. Sang giai đoạn bảo vệ và phát triển đất nước, thanh niên Lào là lực lượng có vai trò quan trọng nhất, là nguồn lực chủ yếu góp phần bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã khẳng định: Thanh niên là xương sống của đất nước, thanh niên là tương lai của đất nước, thanh niên là cánh tay phải của Đảng. Thanh niên Lào đang tự khẳng định mình và không ngừng phát triển bản thân để tiến kịp với thanh niên các nước trên thế giới, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, để làm cho đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020 và tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khi đất nước bước vào quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế như hiện nay, thanh niên Lào phải có tinh thần trách nhiệm và ý thức tự giác cao hơn nữa, có ý thức tự học, tự rèn luyện, tự tin, tự chịu trách nhiệm để trở thành
  15. nguồn lao động chất lượng cao, trở thành người kế thừa trung thành sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân các bộ tộc. Để thực hiện mục tiêu đó, thanh niên Lào cần thực hiện một số nhiệm vụ như: + Thứ nhất, tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, bồi đắp lý tưởng cách mạng trong sáng. Bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay đang tác động lên tất cả các đối tượng thanh niên, tác động một cách toàn diện lên tư tưởng, tình cảm, lối sống, nhu cầu của từng thanh niên. Do đó, thanh niên phải rèn luyện để có lập trường tư tưởng vững vàng, có lòng yêu nước, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh; tích cực tham gia các cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng, Nhà nước và bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đấu tranh chống lại âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch và các tiêu cực, tệ nạn xã hội, tham nhũng,… + Thứ hai, ra sức học tập và tự học tập để nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học, kỹ thuật và tay nghề trong thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội trong nước và hội nhập quốc tế; nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, khả năng thực tế, kỹ năng lao động để thích ứng với thị trường lao động trong nước và quốc tế. + Thứ ba, tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các đoàn thể; tham gia bảo vệ và xây dựng hệ thống chính trị ở các cấp vững mạnh và khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững chắc; tự nguyện, tự giác gia nhập các hội của thanh niên, phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên và hội viên của các tổ chức quần chúng nhân dân. + Thứ tư, tích cực tham gia xây dựng môi trường xã hội lành mạnh và môi trường sinh thái trong lành, sạch đẹp; phòng, chống ô nhiễm môi trường, và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. + Thứ năm, xung kích, đi đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh bằng việc tham gia các chương trình, dự án của địa phương; tự nguyện, tự giác thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội. + Thứ sáu, chủ động hội nhập quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu như giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo,… để nâng tầm ảnh hưởng của nước Lào trên trường quốc tế, đồng thời giới thiệu bản sắc văn hóa nhân dân các bộ tộc Lào với bạn bè quốc tế. Không chỉ sinh viên Việt Nam, sinh viên Lào cũng được coi là những nguồn nhân lực “ chất lượng cao” vì họ là lực lượng lao động trẻ, có trình độ học vấn cao, năng động, sáng tạo và có khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh chóng. Họ được đào tạo bài bản trong các trường đại học, cao đẳng về chuyên môn và kỹ năng, đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế - xã hội. Sinh viên là nguồn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
  16. Lào. Vì thế, khi sinh viên được tiếp cận với nhiều thông tin và kiến thức mới trong quá trình học tập, họ có thể nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội như bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tham gia tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng về những vấn đề này, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Ngoài ra, theo học tại các trường đại học, cao đẳng ở các nước khác có cơ hội giao lưu văn hóa với sinh viên quốc tế, họ có thể giới thiệu văn hóa Lào đến bạn bè quốc tế và học hỏi những nền văn hóa khác nhau. Khi kết thúc khóa học, sinh viên có thể trở thành cầu nối giao lưu văn hóa giữa Lào và các nước khác, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế. 5. Đôi nét về văn hóa hai đất nƣớc Lào và Việt Nam - Văn hoá là một cái gì hết sức phong phú, phức tạp và nhiều cách hiểu khác nhau. Nó có thể từ lời ru của mẹ, bài học của thầy, tiếng rao chè ngoài phố, trò chơi thả diều của em , hình ảnh ngôi chùa làng, lũy tre xanh… tất cả đều thuộc về văn hóa. “Cái thuộc tinh thần như tư tưởng, ngôn ngữ …là văn hóa; thuộc vật chất như cái ăn, cái ở, cái mặc… cũng là văn hóa. Chính văn hoá đã nuôi chúng ta lớn, dạy chúng ta khôn” - Văn hóa là một hệ thống giá trị mang tính biểu tượng do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội *Việt Nam - Văn hóa Việt Nam là một bức tranh đa sắc màu, được hình thành và vun đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Nền văn hóa này mang đậm dấu ấn của lúa nước, chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo, đồng thời giao thoa với các nền văn hóa lân cận như Trung Quốc, Ấn Độ. + Đầu tiên ta phải nói đến đời sống gia đình: Trong xã hội truyền thống Việt Nam trước đây, một gia đình điển hình thường bao gồm ba đến bốn thế hệ cùng sống chung. Với tâm lý "nhiều con, nhiều lộc" nên mọi gia đình mong muốn "con đàn, cháu đống”. Do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và quan niệm phong kiến "trọng nam, khinh nữ", con trai luôn được coi là trụ cột trong gia đình và có tiếng nói quyết định. Còn phụ nữ phải tuân thủ lễ giáo phong kiến „tam tòng, tứ đức” (lúc nhỏ sống dựa vào cha, lớn lên lấy chồng phải tuân thủ theo chồng, chồng chết phải ở vậy sống theo con trai). Kể từ khi đất nước thống nhất, Nhà nước Việt Nam đã thông qua nhiều văn bản luật, điển hình là Luật Hôn nhân và Gia đình để điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình cho bình đẳng hơn. Bên cạnh đó, nhiều biện pháp tuyên truyền vận động cũng được thực hiện nhằm thay đổi nhận thức lạc hậu của người dân, đảm bảo bình đẳng giới, đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của phụ nữ. Ngày nay, quy mô một gia đình hiện đại Việt Nam có xu hướng thu hẹp lai, chỉ 2 đến 3 thế hệ. Số con của một cặp vợ chồng là hai (chiếm đa số), tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” không nặng nề như xưa và dần dần bị loại bỏ. Truyền thống "kính trên, nhường dưới" có từ xa xưa vẫn luôn được duy trì và phát huy trong mỗi gia đình Việt Nam.
  17. + Trang phục Việt Nam rất đa dạng. Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có những trang phục đặc trưng riêng, mang đậm bản sắc truyền thống của họ. Đa phần trang phục của các dân tộc được trang trí hoa văn có màu sắc rực rỡ, tương phản: đen - trắng, đen - đỏ, xanh - đỏ hoặc xanh - trắng. Nhiều dân tộc trên trang phục có nét hoa văn tạo nên vẻ đẹp huyền bí gây ấn tượng mạnh. Hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều được dệt từ sợi có nguồn gốc tự nhiên như sợi gai, tơ tằm, tơ dứa, sợi bông..., vừa đẹp, vừa bền mà thoáng mát phù hợp khí hậu nhiệt đới. Mặc dù mỗi vùng miền, dân tộc đều có trang phục đặc trưng riêng nhưng những bộ trang phục độc đáo đó vẫn mang đậm chất bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Và vẫn được phát triển đến tận ngày nay. + Về văn học, Việt Nam có một nền văn học phát triển khá sớm mang bản sắc riêng. Là một quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều có nền văn học riêng của mình, tất cả tạo nên một nền văn học Việt Nam đa bản sắc. + Bên cạnh đó, Việt Nam còn là một quốc gia có nhiều lễ hội lớn. Sinh hoạt lễ hội là loại hình văn hóa dân gian đặc trưng tại mọi miền trên đất nước Việt Nam. Lễ hội mang lại những niềm vui cho con người đất Việt, giúp họ gạt đi những lo toan trong thường nhật, giúp gắn bó tình cảm giữa các dân tộc và con người ở trên mỗi vùng miền với nhau. Đặc biệt, ta phải kể đến những lễ hội như lễ hội Đền Hùng, Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, lễ hội Chùa Hương, lễ hội gò Đống Đa, Hội Gióng, lễ hội chùa Bái Đính, lễ Vu Lan thắng hội,……. *Lào - Lào có tên chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, là quốc gia có vị trí tại bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Lào giáp Myanmar và Trung Quốc ở phía Tây Bắc, giáp Việt Nam ở phía Đông, giáp Campuchia ở phía Đông Nam và giáp Thái Lan ở phía Tây và Tây Nam. Thủ đô của nước Lào là Viêng Chăn, các thành thị lớn khác lần lượt là Luangprabang, Savannakhet và Pakse. Dân số hiện tại của Lào khoảng 7 triệu người, trong đó người Lào chiếm 60%, các dân tộc như Môn-Khmer, H'Mông chiếm 40% dân số. -Nền văn hóa Lào được hình thành từ lâu đời, không ngừng phát triển theo thời gian và rất phong phú, đa dạng. Tuy có những nét chung của văn hóa Đông Nam Á, song văn hóa Lào có cho mình rất nhiều nét riêng, đó là bản sắc văn hóa của các dân tộc Lào. -Lào là xứ sở của lễ hội. Cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á, lễ hội tại đất nước Lào cũng chia làm hai phần, phần lễ và phần hội. Mỗi năm Lào có 4 tết là Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán, Tết Bunpimay và Tết H'mong. -Ngoài ra còn các lễ hội: Bun PhaVet (Phật hóa thân) vào tháng 1; Bun VisakhaPuya (Phật Đản) vào tháng 4; Bun BangPhay (pháo thăng thiên) vào tháng 5; Bun Khao PhanSa (mùa chay) vào tháng 7; Bun Khao Padapdin (tưởng nhớ người đã mất) vào tháng 9; Bun Suanghua (đua thuyền) vào tháng 10. -Lào là nước có tỷ lệ chùa so với dân số cao nhất thế giới, với 1.400 ngôi chùa, nổi tiếng như Pha That Luang, Wat Si Muang, Wat Sisaket... Chùa chiền, đền tháp là nơi gắn bó người dân Lào, cũng là nơi gắn kết các bộ tộc Lào. Lễ hội gắn với chùa chiền, là nơi để mọi người gặp gỡ, vui chơi và múa hát, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá
  18. Lào. Chùa chiền với những mái ngói uốn cong nhiều dáng vẻ cũng thể hiện sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và thẩm mỹ của người Lào. -Chăm pa, hay còn gọi là hoa đại, là một loài hoa biểu tượng của đất nước và con người Lào. Hương sắc của hoa chăm pa phản ánh rõ tính cách, tâm hồn của dân tộc Lào, với những con người có một vẻ đẹp giản dị, chan hoà và chất phác, thật thà. Người dân Lào thường trồng hoa chăm pa để tô điểm cho vẻ đẹp thanh bình êm ả của đất nước và sống động hơn trong không khí lễ hội. -“Sa Bai Dee” là lời chào. Đến thăm nước Lào, bạn chắc chắn sẽ không khó để bắt gặp những con người thân thiện vui vẻ sử dụng lời chào “Sai Bai Dee". Tuy nhiên trong văn hóa Lào thì không khuyến khích việc chào hỏi bằng cách đụng chạm vào thân thể, chân tay. Người Lào sẽ thường chắp hai tay lại hướng về người đối diện và cúi đầu để thể hiện sự thành kính. II.Tìm hiểu chung 1.Khái quát về HVHCQG và vị trí HVHCQG trong vai trò đào tạo cán bộ cho Lào Học viện Hành chính Quốc gia (Việt Nam) (tiền thân là: Trường Hành chính) là đơn vị sự nghiệp công lập trọng điểm hạng đặc biệt thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Bộ Nội vụ. Đây là Học viện hệ công lập thuộc nhóm các trường Đại học, Học viện trọng điểm của Quốc gia Việt Nam và có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà Nước. Học viện là trung tâm quốc gia về thực hiện các chức năng đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của nhà nước về hành chính, lãnh đạo, quản lý của toàn bộ nền công vụ Việt Nam; đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học hành chính và tư vấn cho Bộ Nội vụ và Chính phủ Việt Namtrong lĩnh vực Hành chính công và Quản lý Nhà Nước. Quyết định nêu rõ, Học viện Hành chính Quốc gia có các nhiệm vụ giúp Bộ Nội vụ tổ chức thực hiện chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về hành chính và quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Học viện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp sư phạm cho giảng viên quản lý nhà nước trong hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản trị, hành chính, quản lý nhà nước cho lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và các đối tượng trong doanh nghiệp nhà nước; tham gia nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu, chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; nghiên cứu, đề xuất phương hướng đổi mới và nâng cao chất lượng bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước và nền công vụ; tổ chức tập huấn về nghiệp vụ quản lý đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc
  19. trung ương và một số nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Học viện cũng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định của Luật Giáo dục đại học và pháp luật hiện hành; tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; xây dựng, ban hành và phát triển các chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo đại học, sau đại học theo quy định của pháp luật. Với sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực, kỹ năng về lãnh đạo, hành chính, quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức, HVHCQG đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhà nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. HVHCQG được thành lập từ năm 1959 với bề dày kinh nghiệm trong đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý. Học viện đã đào tạo cho hàng chục nghìn cán bộ các cấp, trong đó có nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của Việt Nam và các nước trong khu vực. Chiều ngày 30/10/2017, Học viện Hành chính Quốc gia, Bộ Nội vụ tổ chức lễ khai giảng Lớp bồi dưỡng về quản lý hành chính công cho các cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, theo kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ hai nước Việt Nam-Lào. TS. Đặng Xuân Hoan - Giám đốc HVHCQG, chào mừng các học viên là cán bộ trung và cao cấp của nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào sang tham gia khóa bồi dưỡng tại HVHCQG đúng vào dịp kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước Việt Nam – Lào, đồng thời nhấn mạnh, HVHCQG vinh dự được trực tiếp tham gia thực hiện hiệp định giữa chính phủ hai nước về đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ trung và cao cấp của Lào, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đoàn kết Việt - Lào. Để chào đón các lưu sinh Lào HVHCQG có đội ngũ giảng viên chất lượng cao, trong đó có nhiều giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành. Học viện áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại, chú trọng thực hành và liên hệ với thực tế. Trong đó, HVHCQG cung cấp nhiều chương trình đào tạo đa dạng, đáp ứng nhu cầu học tập của học viên Lào. Học viện có chương trình đào tạo tiếng Việt dành cho học viên Lào, giúp họ có thể học tập và sinh hoạt tại Việt Nam một cách hiệu quả. Để có môi trường tốt cho các lưu sinh Lào, Học viện cung cấp cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, thư viện phong phú, môi trường học tập an toàn, lành mạnh. Ngoài ra, HVHCQG đã ký kết hợp tác với nhiều trường đại học, cơ sở đào tạo uy tín trên thế giới, trong đó có các trường đại học của Lào. Học viện thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu học tập, nghiên cứu khoa học với các trường đại học đối tác, tạo cơ hội cho học viên Lào học hỏi kinh nghiệm quốc tế. Từ đào tạo nền tảng văn hóa đến đào tạo chuyên môn và các kỹ năng, Nhà trường đã và đang tạo dựng được hình ảnh đầy năng động trong nước cũng như các nước lân cận. Hiện nay, quy mô đào tạo sinh viên Lào tại Trường HVHCQG có hơn khoảng 1.400 sinh viên Lào đang theo học tại HVHCQG, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên toàn trường số lượng sinh viên Lào theo học tại HVHCQG có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Điều này thể hiện sự quan tâm của Chính phủ Lào và nhân dân Lào đối với giáo dục đào tạo tại Việt Nam, cũng như chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao của HVHCQG. Trong nhiều năm qua, công tác đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao cho nước bạn Lào đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, góp phần quan trọng vào xây dựng, phát triển mối quan hệ hữu nghị láng giềng tốt đẹp giữa hai Nhà nước. Hợp tác giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam - Lào là một trong những trọng tâm ưu tiên trong
  20. đường lối chính sách và trong chỉ đạo của Lãnh đạo cấp cao hai nước. Lãnh đạo Việt Nam đối với nước làng giềng luôn thực hiện tốt chủ trương này của Đảng và Nhà nước, rất nhiều sinh viên Lào đã được đến HVHCQG để học tập, nghiên cứu. Hiện tại, Trường HVHCQG đang được đánh giá là một trung tâm đào tạo sinh viên Lào có chất lượng và uy tín. 2.Khái quát về đào tạo của sinh viên Lào tại Học viện Hành chính Quốc gia - Học viện Hành chính Quốc gia (NAPA) là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cao cấp của Việt Nam. NAPA cũng là một trong những cơ sở đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho người Lào. - Đào tạo sinh viên Lào tại Học viện Hành chính Quốc gia (NAPA) là một trong những hoạt động hợp tác quan trọng giữa hai nước Việt Nam và Lào. Chương trình đào tạo được thực hiện theo Hiệp định hợp tác giữa hai Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Lào trong lĩnh vực hành chính, quản lý nhà nước. + Đối tượng đào tạo: Chương trình đào tạo dành cho các sinh viên Lào đã tốt nghiệp Trung học phổ thông có nguyện vọng học tập tại NAPA. + Hình thức đào tạo: Đào tạo chính quy và đào tạo tập trung + Nội dung đào tạo: Chương trình đào tạo được xây dựng theo chuẩn quốc gia của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Lào. Nội dung đào tạo bao gồm các môn học về khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học hành chính, quản lý nhà nước, ngoại ngữ,... + Thời gian đào tạo: Thời gian đào tạo là 4 năm đối với trình độ đại học, 2 năm đối với trình độ thạc sĩ, 3 năm đối với trình độ tiến sĩ. + Chế độ đào tạo: Sinh viên Lào được hưởng các chế độ đào tạo như sinh viên Việt Nam, bao gồm: học phí, sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế,... + Kết quả đào tạo: Kết quả đào tạo của sinh viên Lào được đánh giá theo quy định của Học viện và được cấp bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ do Học viện cấp. + Định hướng phát triển: Trong thời gian tới, Học viện tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Lào để triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo sinh viên Lào, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển của hai nước Việt Nam và Lào. -Chương trình đào tạo dành cho các sinh viên Lào đã tốt nghiệp Trung học phổ thông có nguyện vọng học tập tại NAPA. - Hiện nay, Học viện Hành chính Quốc gia đang đào tạo sinh viên Lào theo các chương trình sau: + Chương trình cử nhân: Ngành Quản trị hành chính Ngành Hành chính Ngành Quản lý công + Chương trình thạc sĩ: Ngành Quản lý công
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2