intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

24
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh" nhằm phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng tham gia của sinh viên; Đề ra các giải pháp để gia tăng sự tham gia của sinh viên đối với hoạt động nghiên cứ khoa học tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ S K C 0 0 3 9 5 9 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH MÃ SỐ: SV2020-119 S KC 0 0 7 3 6 6 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Mã số đề tài: SV2020-119 Chủ nhiệm đề tài: Dương Trần Anh Thi - 17125097 TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Mã số đề tài: SV2020-119 Thuộc nhóm ngành khoa học: Cơ bản SV thực hiện: Dương Trần Anh Thi Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: 17125CL2A Khoa ĐT CLC Năm thứ: 4 /Số năm đào tạo: 4 Ngành học: Kế toán Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ----------------------------------------------- 1 1. Lý do chọn đề tài: --------------------------------------------------------------------- 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ----------------------------------------------------------------- 2 3. Câu hỏi nghiên cứu: ------------------------------------------------------------------ 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ------------------------------------------------- 2 5. Phương pháp nghiên cứu: ----------------------------------------------------------- 3 6. Kết cấu của đề tài:--------------------------------------------------------------------- 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ------------------------------ 4 2.1 Các khái niệm cơ bản: ---------------------------------------------------------------- 4 2.1.1 Khoa học: ------------------------------------------------------------------------------ 4 2.1.3 Nghiên cứu khoa học: --------------------------------------------------------------- 4 2.1.4 Phân loại nghiên cứu khoa học ----------------------------------------------------- 5 2.1.5 Vai trò của hoạt động NCKH đối với sinh viên: --------------------------------- 5 2.2 Các thuyết cơ sở: ---------------------------------------------------------------------- 7 2.3 Tổng quan nghiên cứu trước đây và mô hình nghiên cứu đề xuất: --------- 8 2.3.1 Mô hình nghiên cứu 3P -------------------------------------------------------------- 8 2.3.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây: --------------------------------------------- 9 2.3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất: ----------------------------------------------------- 10 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ---------------------------------------- 12 3.1 Các biến nghiên cứu: --------------------------------------------------------------- 12 3.2 Quy trình nghiên cứu: -------------------------------------------------------------- 14 3.3 Mục đích và phương thức nghiên cứu: ----------------------------------------- 15 3.4 Xây dựng mã hóa thang đo: ------------------------------------------------------- 15 3.5 Phương pháp nghiên cứu định lượng: ------------------------------------------ 18 3.5.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu --------------------------------------------- 18 3.5.2 Phương pháp xác định cỡ mẫu --------------------------------------------------- 18 3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu: -------------------------------------------------- 18 3.6.1 Phương pháp thống kê mô tả ----------------------------------------------------- 18 3.6.2 Kiểm tra độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ----------------- 18 3.6.3 Phân tích nhân tố EFA ------------------------------------------------------------- 19 3.6.4 Phân tích hồi quy đa biến:--------------------------------------------------------- 20 3.6.4.1 Phân tích tương quan Pearson: ---------------------------------------------- 20 3.6.4.2 Xây dựng mô hình hồi quy: -------------------------------------------------- 20 3.6.4.3 Ý nghĩa và các chỉ số trong mô hình hồi quy đa biến 21
  5. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ---------------------------------------------- 24 4.1 Mô hình dữ liệu: --------------------------------------------------------------------- 24 4.1.1 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha ----------------------------------------- 24 4.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ------------------------------------------------ 27 4.2 Phân tích hồi quy đa biến: --------------------------------------------------------- 31 4.2.1 Định nghĩa lại các nhân tố -------------------------------------------------------- 31 4.2.2 Phân tích tương quan (Pearson): ------------------------------------------------- 31 4.3 Thực hiện mô hình hồi quy và kiểm định mô hình: -------------------------- 33 4.3.1 Sự phù hợp của mô hình: ---------------------------------------------------------- 33 4.3.2 Hệ số phù hợp của mô hình: ------------------------------------------------------ 33 4.3.3 Hệ số hồi quy và thống kê đa cộng tuyến: -------------------------------------- 34 4.4 Phương trình hồi quy: -------------------------------------------------------------- 34 4.5 Giá trị phần dư của mô hình: ----------------------------------------------------- 35 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ ----------------------------------------- 36 5.1 Kết luận:------------------------------------------------------------------------------- 36 5.2 Các giải pháp nâng cao khả năng thực hiện nckh của sinh viên----------- 38 5.2.1 Nâng cao điều kiện nghiên cứu khoa học của sinh viên: --------------------- 38 5.2.2 Nâng cao nhận thức của sinh viên và năng lực của sinh viên: --------------- 39 5.3 Những hạn chế của đề tài: --------------------------------------------------------- 40
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT TÊN BẢNG TRANG 3.1 Phân tích độ tin cậy cho thang đo nhân tố Đánh giá 26 3.2 Phân tích độ tin cậy cho thang đo nhân tố Nguyên nhân 27 3.3 Phân tích độ tin cậy cho thang đo Nhận thức 27 3.4 Phân tích độ tin cậy cho thang đo Điều kiện 28 3.5 Phân tích độ tin cậy cho thang đo Khả năng 28 3.7 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test 29-30 3.8 Kết quả Rotated Component Matrixa sau khi loại bỏ biến 30 NT4 3.9 Định nghĩa lại các nhân tố 32 3.10 Kết quả kiểm định hệ số tương quan r (Correlations) 33-34 3.11 Kiểm định sự phù hợp của mô hình (ANOVA) 34 3.12 Hệ số phù hợp của mô hình (Model Summary) 35 3.13 Hệ số hồi quy và đa cộng tuyến (Coefficients) 35 3.14 Bảng thứ tự ảnh hưởng của hệ số hồi quy 36-37
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DM TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ NCKH Nghiên cứu khoa học ĐH Đại học SPKT Sư phạm Kỹ thuật
  8. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH - Chủ nhiệm đề tài: Dương Trần Anh Thi Mã số SV: 17125097 - Lớp: 17125CL2A Khoa: Đào tạo Chất lượng cao - Thành viên đề tài: Stt Họ và tên MSSV Lớp Khoa 1 Lê Đình Trúc Linh 17125047 17125CL2A ĐT CLC - Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh 2. Mục tiêu đề tài: - Xác định các nhân tố tác động đến khả năng tham gia của sinh viên ngành kinh tế đối với hoạt động nghiên cứu khoa học tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh. - Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng tham gia của sinh viên. - Đề ra các giải pháp để gia tăng sự tham gia của sinh viên đối với hoạt động nghiên cứ khoa học tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh. 3. Tính mới và sáng tạo: - Tính mới: Đề tài này nghiên cứu về khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành Kinh tế trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. - Tính sáng tạo: Sau quá trình nghiên cứu đề tài đã đưa ra được một số biện pháp cụ thể để cải thiện khả năng tham gia nghiên cứu khoa học cho sinh viên khối ngành Kinh tế trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
  9. 4. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành Kinh tế, trên cơ sở khảo sát 200 sinh viên thuộc khối ngành Kinh tế khối ngành kinh tế trường Đại học Sư pham Kỹ thuật TP.HCM. Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định Cronbach's Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định và xây dựng các thang đo. Ngoài ra, phương pháp hồi quy đa biến được sử dụng để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên. Kết quả cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: Nguyên nhân thực hiện, Nhận thức cá nhân, Đánh giá chủ quan và Điều kiện tham gia. Trong đó, nhân tố Nguyên nhân thực hiện và Nhận thức cá nhân có tác động nhiều nhất đến khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành Kinh tế trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. 5. Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Trong thời đại phát triển hội nhập như ngày nay hoạt động Nghiên cứu khoa học là một thước đo quan trọng nhằm đánh giá về chất lượng đầu ra của các trường đại học. Và đối với trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM chất lượng sinh viên chính là giá trị cốt lõi mà nhà trường luôn hướng đến. Song song với đó, việc nghiên cứu khoa học giúp sinh viên học hỏi kiến thức, tích cóp kỹ năng, cải thiện sự tự tin và góp phần tạo cơ hội cho sinh viên có được việc làm tốt sau này. Tuy nhiên, đối với việc tham gia nghiên cứu khoa học ở sinh viên khối ngành Kinh tế tại trường còn nhiều hạn chế. Sau bài nghiên cứu này, Nhà trường có thể xem xét về khả năng áp dụng của đề tài và sử dụng kết quả nghiên cứu này để giúp sinh viên khối ngành Kinh tế cải thiện khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của mình. Đó cũng là mục tiêu mà nhóm tác giả hướng đến khi thực hiện đề tài. 6. Công bố khoa học của SV từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Ngày tháng năm
  10. SV chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (kí, họ và tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của SV thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): Ngày tháng năm Người hướng dẫn (kí, họ và tên)
  11. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1. Lý do chọn đề tài: Hoạt động Nghiên cứu khoa học là một thước đo quan trọng nhằm đánh giá về chất lượng đầu ra của các trường đại học. Vì thế, để nâng cao trình độ chuyên môn của sinh viên hầu hết các trường Đại học đều tạo điểu kiện hỗ trợ sinh viên trong việc tham gia nghiên cứu khoa học. Qua đó, sinh viên có cơ hội đào sâu, nghiên cứu và phát minh những sản phẩm, những phân tích có tính hữu dụng trong thực tiễn. Đây là hình thức học tập giúp sinh viên được tìm hiểu, học hỏi và mở rộng vốn kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng mềm cho bản thân mình. Nghiên cứu khoa học là cơ hội để sinh viên áp dụng những kiến thức lý thuyết đã được học để giải quyết các vấn đề thực tế, ngoài ra còn giúp sinh viên nhìn nhận vấn đề một cách khách quan từ nhiều phía. Có thể thấy nghiên cứu khoa học không chỉ được áp dụng cho sinh viên mà cho cả giảng viên. Sự kết hợp giữa giảng viên và sinh viên không những giúp nâng cao học vấn cho sinh viên, nâng cao trình độ giảng dạy của giảng viên mà còn là công cụ giúp cho sinh viên thoải mái, không còn khoảng cách hay lo sợ khi đối mặt và làm việc với giảng viên của mình, giúp cho sinh viên và giảng viên hiểu nhau hơn. Nhưng tình hình hiện nay thì đa số sinh viên đều chọn cho mình những phương pháp học tập khác mà không chọn tham gia nghiên cứu khoa học này, đặc biệt là ở khối ngành Kinh tế. Điều đó xuất phát từ nhiều lý do khác nhau và vô tình làm cho mọi người không nhìn thấy hết được khả năng của mình. Có rất nhiều sinh viên chưa một lần thử bắt tay vào làm đã vội cho rằng mình không thể làm được và quyết định không tham gia. Nhưng mục tiêu chính mà Nhà trường tổ chức, khuyến khích sinh viên tham gia làm nghiên cứu khoa học không phải để đòi hỏi chúng ta phải cho ra một kết quả nghiên cứu thật hoàn hảo, tầm cỡ hay cao siêu mà chỉ đơn giản là muốn trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng nghiên cứu khoa học để hỗ trợ cho hoạt động học tập và chuẩn bị nền tảng cho việc làm các đồ án thực tiễn trong tương lai sau khi tốt nghiệp. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM là một trong những trường Đại học đi đầu về những sản phẩm nghiên cứu khoa học ở các khối ngành Kỹ Thuật. Tuy nhiên, những nội dung Nghiên cứu khoa học ở khối ngành Kinh Tế - một trong những ngành ra đời cùng thời điểm với khối ngành Kỹ Thuật thì đang bị đánh giá thấp, không mang 1
  12. tính thực tiễn cao và cũng có rất ít sinh viên tham gia nghiên cứu. Đó cũng là một trong những lý do ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh khối ngành Kinh Tế của trường với các doanh nghiệp tuyển dụng. Nhận thấy được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học và tình trạng thực tế của sinh viên hiện nay trong việc tham gia hoạt động này, nhóm tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu và xây dựng ra bộ tiêu chí đánh giá về những yếu tố tác động tới khả năng tham gia của sinh viên, đây sẽ là thang đo cho mức độ ảnh hưởng đến sinh viên giữa các yếu tố khác nhau. Từ đó giúp Nhà trường đề ra những phương pháp nhằm khuyến khích học tập, động viên mới giúp sinh viên có cảm hứng chọn lựa tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học hữu ích này. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Xác định các nhân tố tác động đến khả năng tham gia của sinh viên ngành kinh tế đối với hoạt động nghiên cứu khoa học tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh. - Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng tham gia của sinh viên. - Đề ra các giải pháp để gia tăng sự tham gia của sinh viên đối với hoạt động nghiên cứ khoa học tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh. 3. Câu hỏi nghiên cứu: - Việc tham gia hoạt động NCKH của sinh viên ngành kinh tế đang theo học tại trường bị tác động bởi những yếu tố nào? - Mức độ ảnh hưởng của những yếu tố tác động đến khả năng tham gia hoạt động NCKH của sinh viên ngành kinh tế là như thế nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên ngành kinh tế đang học tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh  Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Trong phạm vi trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh 2
  13. - Về thời gian: từ tháng 4 đến tháng 10, năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu này được thiết kế chủ yếu theo dạng nghiên cứu định lượng thông qua bảng hỏi để thu thập thông tin. Nghiên cứu còn kết hợp một phần với nghiên cứu định tính thông qua việc khảo sát một sô sinh viên về những yếu tố tác động đến sinh viên ngành kinh tế trong việc tham gia làm nghiên cứu khoa học cũng như kiến nghị của sinh viên về kỳ vọng trong việc thực hiện nghiên cứu khoa học. Qua đó kết quả nghiên cứu sẽ mang tính thuyết phục và có độ tin cậy cao hơn. 6. Kết cấu của đề tài: Kết cấu của đề tài sẽ bao gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Chương 2: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị 3
  14. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2.1 Các khái niệm cơ bản: 2.1.1 Khoa học: Theo Luật Khoa học và Công nghệ (Quốc hội, 2013) cho rằng: Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo Từ điển Giáo dục thì Khoa học cho rằng Khoa học là lĩnh vực hoạt động của con người nhằm tạo ra và hệ thống hóa những tri thức khách quan về thực tiễn, là một trong những hình thái ý thức xã hội bao gồm cả hoạt động để thu hái kiến thức mới lẫn cả kết quả của hoạt động ấy, tức là toàn bộ những tri thức khách quan làm nên nền tảng của một bức tranh về thế giới. Từ khoa học cũng còn dùng để chỉ những lĩnh vực tri thức chuyên ngành. Những mục đích trực tiếp của khoa học là miêu tả, giải thích và dự báo các quá trình và các hiện tượng của thực tiễn dựa trên cơ sở những quy luật mà nó khám phá được.” Theo Seldon (1997) cho rằng Khoa học là một hoạt động trí tuệ được thực hiện bởi con người, được thiết kế để khám phá cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật – hiện tượng.” Theo Vũ Cao Đàm khoa (2007) thì Khoa học học còn được hiểu là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện quy luật của sự vật và hiện tượng và vận dụng các quy luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác động vào sự vật hoặc hiện tượng, nhằm biến đổi trạng thái của chúng. 2.1.3 Nghiên cứu khoa học: Nói về Nghiên cứu khoa học thì đến hiện nay có khá nhiều định nghĩa được đề ra cho cụm từ này. Một số khái niệm tiêu biểu được nêu ra sau đây: Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), Nghiên cứu khoa học là cách thức con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ thống. Trong thế giới này, để hiểu biết một sự việc, chúng ta có hai cách đó là chấp nhận và nghiên cứu. Chấp nhận là cách thức con người hiểu biết sự việc thông qua việc thừa nhận các nghiên cứu hay kinh 4
  15. nghiệm của người khác. Trong khi đó, nghiên cứu là cách thức con người tìm hiểu sự việc thông qua việc thực hiện các nghiên cứu hay kinh nghiệm của chính mình. Dương Thiệu Tống (2005), nêu rõ “Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm hiểu có tính hệ thống đạt đến sự hiểu biết được kiểm chứng. Nó là một hoạt động nổ lực có chủ đích, có tổ chức nhằm thu thập những thông tin, xem xét kỹ, phân tích xếp đặc các dữ kiện lại với nhau rồi đánh giá các thông tin ấy bằng con đường quy nạp và diễn dịch.” Cũng theo những quan điểm trên, Vũ Cao Đàm (2007) cho rằng “nghiên cứu khoa học là một quá trình sử dụng những phương pháp khoa học, phương pháp tư duy, để khám phá các hiện tượng, phát hiện quy luật để nâng cao trình độ hiểu biết, để giải quyết những nhiệm vụ lý luận hay thực tiễn, các đề xuất trên cơ sở kết quả nghiên cứu. 2.1.4 Phân loại nghiên cứu khoa học Có nhiều cách để phân loại nghiên cứu khoa học dựa vào mục đích sử dụng kết quả nghiên cứu đó. Nghiên cứu khoa học có thể chia thành hai dạng cơ bản, đó là nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu hàn lâm trong một ngành khoa học nào đó là nghiên cứu nhằm mục đích mở rộng kho tàng tri thức của ngành khoa học đó. Kết quả nghiên cứu hàn lâm chủ yếu nhằm vào mục đích trả lời cho các câu hỏi về bản chất lý thuyết của khoa học. Hay nói cách khác, nghiên cứu hàn lâm có mục đích xây dựng và kiểm định các lý thuyết khoa học. Nghiên cứu ứng dụng: là các nghiên cứu nhằm ứng dụng các thành tựu khoa học của ngành đó vào thực tiễn trong cuộc sống. Kết quả nghiên cứu ứng dụng nhằm vào mục đích trực tiếp hỗ trợ cho việc ra quyết định (Nguyễn Đình Thọ, 2011) 2.1.5 Vai trò của hoạt động NCKH đối với sinh viên: Nghiên cứu khoa học là một hoạt động học tập giúp sinh viên củng cố, mở rộng kiến thức, vận dụng các kiến thức đã học để đề xuất, giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi chuyên môn. Ngoài ra đây còn là cách thức nhằm rèn luyện cho sinh viên làm quen với phương pháp luận nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh tính chủ động sáng tạo, hạn chế phần nào tính thụ động, giúp cho sinh viên hình thành phong cách học tập mới cho sinh viên với thói quen tìm tòi, tự đặt vấn đề và nghiên cứu giải quyết vấn đề đó. Theo như 5
  16. Almeida Junior cho rằng: Mục tiêu cao nhất mà nhà trường đại học phải nhắm tới và có nhiệm vụ đào tạo cho sinh viên của mình đạt tới đó là sự nghiên cứu khoa học, là sự khám phá mở đường và có hiệu quả trên những địa bàn kỹ thuật và lý luận chưa được khám phá. Vì vậy học đại học phải gắn liền với việc tự tìm tòi, học hỏi bằng cách đọc nhiều tài liệu, đồng thời làm quen dần với nghiên cứu khoa học. Việc đọc nhiều tư liệu sẽ giúp cho sinh viên hiểu hơn về vấn đề, nhìn nhận được vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau một cách sâu sắc. Từ đó sẽ giúp cho bài viết về đề tài khoa học mang tính thuyết phục cao hơn với những lý luận chặt ché được đề ra. Để viết thành công một công trình khoa học dù ở phạm vi rộng hay hẹp thì người viết phải biết chọn lọc tư liệu, sắp xếp dữ liệu và biến những dữ liệu đó thành tri thức của mình. Đó chính là tiền đề quan trọng đối với con đường nghiên cứu khoa học của sinh viên. Ngoài ra, nghiên cứu khoa học còn tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện việc kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết với thực tiễn. Hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường giúp sinh viên bổ sung những kiến thức mới mà hệ thống giáo trình trước đây còn thiếu. Do vậy, nghiên cứu khoa học không chỉ giúp sinh viên củng cố và cập nhật tri thức, tích lũy kinh nghiệm trong thời gian được đào tạo ở trường, mà còn tạo cho sinh viên phong cách làm việc khoa học, có khả năng tư duy, nhận xét vấn đề một cách khoa học. Và trên thực tế là hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở các trường Đại học hiện nay chưa phát triển mạnh. Số sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ở mỗi trường còn khá ít, nên nhiều sinh viên khi tốt nghiệp ra trường vẫn chưa có những kỹ năng nghiên cứu khoa học cơ bản để có thể tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nghề nghiệp của bản thân cũng như tự mình giải quyết những vấn đề mang tính thực tiễn của nghề nghiệp. Khi đánh giá tình hình nghiên cứu khoa học trong sinh viên, cái cần chú ý chính là chất lượng của hoạt động nghiên cứu khoa học, phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên đến mức độ nào hay khả năng của sinh viên nói chung trong việc hình thành các ý tưởng và phương hướng triển khai quá trình nghiên cứu một cách khoa học. 6
  17. 2.2 Các thuyết cơ sở: Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB) Năm 1991, khi Thuyết hành vi hoạch định (TPB) được Ajzen đề xuất đã có rất nhiều nhà nghiên cứu sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu hành vi ra quyết định trong mọi việc, cụ thể trong mô hình này là quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành Kinh tế tại trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh. Mô hình này được xây dựng dựa trên 3 yếu tố gồm: Thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi Thái độ: là biểu hiện về cảm xúc, niềm tin và hành vi của bản thân dối với một sự việc, sự vật hay một hiện tượng nào đó. Thái độ chính là kết quả của một quá trình nhận thức có tác động rất lớn tới hành vi cá nhân. Nó được chia thành 2 loại: tích cực và tiêu cực. Thái độ còn được xem là thang đo mức độ thuận lợi hay bất lợi về hành vi của cá nhân. Cụ thể nếu kết quả mang lại nhiều lợi ích cá nhân thì họ sẽ quyết định tham gia hành với thái độ tích cực và ngược lại. Chuẩn chủ quan: Theo Fishbein & Ajzen (1975) cho rằng Chuẩn chủ quan được định nghĩa là nhận thức của một cá nhân, với những người tham khảo quan trọng của cá nhân đó cho rằng hành vi nên hay không nên được thực hiện. Đây là yếu tố có thể được dùng để xác định niềm tin, nhận thức của cá nhân đối với quy chuẩn xã hội, với những gì mà người khác đang nghĩ về việc cá nhân đó nên hay không nên thực hiện hành vi ấy. Nhận thức kiểm soát hành vi: Đây được xem là yếu tố về việc tự nhận thức khả năng thực hiện hành vi của bản thân. Thể hiện đánh giá của cá nhân về sự dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện một hành vi nhất định, điều này phụ thuộc vào những điều kiện sẵn có như nguồn lực, kiến thức, cơ hội thực hiện, khả năng hoàn thành, sự hỗ trợ bên ngoài,…Ngoài ra còn phản ánh việc cá nhân quyết định thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay gặp hạn chế hay không. 7
  18. (Nguồn: Ajzen, I. (2002)) Hình 1.2: Mô hình Thuyết hành vi hoạch định (TPB) 2.3 Tổng quan nghiên cứu trước đây và mô hình nghiên cứu đề xuất: 2.3.1 Mô hình nghiên cứu 3P Mối quan hệ giữa các yếu tố về giảng dạy, sinh viên và kiến thức thu nhận đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đầu tư nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua (ví dụ, Dunkin & Biddle 1974; Biggs 1999). Có nhiều mô hình về mối quan hệ này và một trong những mô hình phổ biến là mô hình 3P của Biggs (1999). Mô hình này bao gồm tiên liệu đầu vào (P1: Presage), quá trình học tập (P2: Process) và sản phẩm của quá trình học tập, những công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên (P3: Product). Sơ đồ 1.3.1 : Mô hình 3P về giảng dạy, học tập và nghiên cứu của sinh viên P1: Tiên Liệu P2: Qúa Trình P3: Sản Phẩm Đặc điểm sinh viên Hoạt động học tập Kết quả học tập Môi trường giảng dạy (Nguyễn Đình Thọ, 2009) 8
  19. Mô hình trên đây đã được nhiều nhà nghiên cứu dùng làm cơ sở cho các nghiên cứu cụ thể của mình. Ví dụ như Duff (2004) nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm của sinh viên (P1: Tiên liệu), cách thức học tập (P2: Quá trình) và kết quả học tập (P3: Sản phẩm). Yourng & ctg (2003) nghiên cứu phương pháp và công nghệ giảng dạy (P1: Tiên liệu), mối quan hệ cách thức học tập (P2: Quá trình) và kết quả học tập của sinh viên (P3: Sản phẩm),… 2.3.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây: Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH sinh viên tại Đại học Duy Tân: Theo nghiên cứu của Kim Ngọc và Hoàng Nguyên về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của sinh viên tại Đại học Duy Tân năm 2015, có 04 nhân tố tác động đến việc sinh viên tham gia vào hoạt động NCKH, bao gồm: Khả năng và định hướng nghiên cứu của sinh viên, Môi trường nghiên cứu, Sự quan tâm của khoa, Sự quan tâm và khuyến khích của trường.Kết quả hồi quy của nghiên cứu cho thấy, khả năng và định hướng nghiên cứu của sinh viên có tác động nhiều nhất lên việc tham gia hoạt động nghiên cứu với hệ số beta đạt 0.84, những nhân tố còn lại lần lượt là sự quan tâm khuyến khích của trường (0.76), sự quan tâm của khoa (0.67) và môi trường nghiên cứu (0.51). Kết quả của mô hình nghiên cứu này được nhóm tác giả sử dụng trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Khi thực hiện tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia NCKH của sinh viên, Sadler và McKinney (2010) tổng kết rằng nguyện vọng nghề nghiệp (career aspirations), sự tự tin (confidence), bản chất của khoa học(nature of science), phát triển trí tuệ (intellectual development), kiến thức (content knowledge), kỹ năng (skills), và kinh nghiệm nghiên cứu đích thực (authentic research experiences) quyết định sự tham gia nghiên cứu của sinh viên. Những nhân tố này trước đây cũng đã từng được đề cầp trong những nghiên cứu của Huss, Randall, Patry, Davis, & Hansen (2002) và Kierniesky (2005) Theo Huỳnh Thanh Nhã, 2016 các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của giảng viên bao gồm: Môi trường làm việc, Nhận thức, Năng lực cá nhân, Động cơ thực hiện, Tuổi và Lĩnh vực chuyên môn của giảng viên. Trong 9
  20. đó, nhân tố Môi trường làm việc và Nhận thức có tác động nhiều nhất đến khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của giảng viên. 2.3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất: Lý thuyết Hành vi hoạch định (TPB - Theory of Planned Behavior) Lý thuyết Hành vi hoạch định của Azjen (1991) có thể giải thích các nguyên nhân thúc đẩy sinh viên tham gia NCKH. Thuyết này được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA, Ajzen & Fishbein, 1975), lý thuyết hành vi hoạch định giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các ý định (động cơ) để thực hiện hành vi đó. Các ý định được giả sử bao gồm các nhân tố, động cơ ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991). Chẳng hạn, NCKH sẽ mở ra cơ hội để sinh viên tìm được việc làm tốt và thăng tiến trong công việc là một trong những động cơ thúc đẩy sinh viên tham gia nghiên cứu (Cargile& Bublitz, 1986; Hadjinicola & Soteriou, 2006; Tien, 2000). Như vậy, thuyết TPB cho thấy rằng ý định dẫn đến hành vi của con người được dự báo bởi các yếu tố: nhận thức đối với hành vi, chuẩn chủ quan và cảm nhận về kiểm soát hành vi. Trong đó, chuẩn chủ quan đối với việc thực hiện NCKH bao gồm các yếu tố ngoài tầm kiểm soát của người thực hiện NCKH như chế độ chính sách, kinh phí thực hiện đề tài NCKH (Jacob & Lefgren, 2011). Ngoài ra, Cảm nhận về kiểm soát hành vi trong NCKH bao gồm các yếu tố cá nhân dùng để đánh giá khả năng thành công của mình như: năng lực cá nhân (Azad & Seyyed, 2007), điều kiện và môi trường nghiên cứu (Blackburn & Lawrence, 1995; Saxetal, 2002; Chen etal., 2006; Azad & Seyyed, 2007; Lertputtarak, 2008). Như vậy, dựa trên các mô hình nghiên cứu trước đây và các thuyết hành vi của con người thì mô hình nghiên cứu được đề xuất dựa trên 4 yếu tố: - Đánh giá chủ quan của sinh viên về việc thực hiện NCKH - Nguyên nhân thực hiện NCKH - Nhận thức cá nhân về khả năng thực hiện NCKH của sinh viên - Điều kiện để sinh viên thực hiện NCKH 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2