intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu thực trạng việc làm của người dân sau tái định cư ở phường Quang Trung TP. Quy Nhơn

Chia sẻ: Dsczx Dsczx | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

224
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu thực trạng việc làm của người dân sau tái định cư ở phường Quang Trung TP. Quy Nhơn nhằm nghiên cứu của đề tài là: qua việc tìm hiểu thực trạng việc làm của người dân ở đây, phân tích đánh giá, xác định nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân, tiến tới ổn định cuộc sống cho người dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu thực trạng việc làm của người dân sau tái định cư ở phường Quang Trung TP. Quy Nhơn

  1. Đề tà i nghiên c ứu khoa học GVHD : ThS. Đinh Anh Tuấn Đề tài nghiên cứu khoa học Tìm hiểu thực trang việc làm của người dân sau tái định cư ở phường Quang Trung TP. Quy Nhơn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đ ình Ngọc Trang 1
  2. Đề tà i nghiên c ứu khoa học GVHD : ThS. Đinh Anh Tuấn MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế đất nước, tỉnh bình Định nói chung , cũng như thành phố Quy nhơn đã có những bước tiến đáng kể về kinh tế và văn hóa – xã hội. Song song với quá trình phát triển đó là một loạt các dự án đầu tư xây dựng được triển khai thực hiện. Để có mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng cho các dự án thì bên cạnh đó các dự án di dời người dân tới các khu tái định cư cũng được các cơ quan chính quuyền đặc biệt quan tâm. Khi tiến hành một dự án di dời người dân tới khu tái định cư mới các nhà hoạch định và thực hiện dự án không chỉ cần quan tâm đến nhà ở, đường xá, văn hóa, giáo dục, y tế … mà vấn đề giải quyết công ăn việc làm có một ý nghĩa hết sức quan trọng. giải quyết tốt vấn đề công ăn việc làm sẽ giúp đảm bảo được cuộc sống của người dân, và đó sẽ là thành công của một dự án, đảm bảo sự phát triển bền vững. Ở thành phố Quy Nhơn một trong những dự án đã được thực hiện là di dời (bắt đầu từ tháng 9/2003) người dân từ khu vực II phường Trần Phú lên khu vực VI; VII; VIII thuộc phường Quang Trung. Với đặc điểm đa số người dân trong diện di dời đều làm nghề biển, đời sống bấp bênh và gặp nhiều khó khăn, vì vậy khi thực hiện dự án tái định cư lên khu vực VI; VII; VIII thuộc phường Quang Trung cách xa biển thì đòi hỏi công tác tạo giải quyết công ăn việc làm cho người dân phải tính toán đến nhiều mặt, dựa vào nhiều nguồn lực (bên trong và bên ngoài), có như vậy mới đảm bảo đời sống cho người dân. Tuy nhiên sau hơn 5 năm được thực hiện, đời sống của người dân ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn. Vậy thực trang công ăn, việc làm cho người dân khu Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đ ình Ngọc Trang 2
  3. Đề tà i nghiên c ứu khoa học GVHD : ThS. Đinh Anh Tuấn vực VI; VII, VIII phường quang trung hiện nay ra sao? Các cơ quan, chính quyền đã có chính sách tạo việc làm gì để giúp đỡ người dân? Một vấn đề có tầm quan trọng như vậy mà sau hơn 5 năm dự án được thực hiện chưa có một cuộc khảo sát, đánh giá nào về thực trạng việc làm của người dân ở đây. Sau một vài lần xuống thực tế phục vụ cho học tập tại khu vực này, nắm bắt đựơc thực trạng khó khăn của người dân khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Với những gì đã được học, sau một thời gian trăn trở tôi muốn thực hiện cuộc điều tra “ Tìm hiểu thực trang việc làm của người dân sau tái định cư ở phường Quang Trung TP. Quy Nhơn ”. Đó là lý do em chọn đề tài này. 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊ CỨU N 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: thực trang việc làm của người dân ở khu vực VI; VII phường Quang Trung TP. Quy Nhơn sau khi tái định cư . 2.2. Khách thể nghiên cứu: 100 người dân ở khu vực VI; VII phường Quang Trung – TP Quy Nhơn 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊ CỨU. N Mục đích nghiên cứu của đề tài là: qua việc tìm hiểu thực trạng việc làm của người dân ở đây, phân tích đánh giá, xác định nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân, tiến tới ổn định cuộc sống cho người dân. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊ CỨU N Đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Tìm hiểu thực trạng việc làm của người dân khu vực VI, VII, VIII phường Quang Trung – TP Quy Nhơn. - Chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng việc làm của người dân khu vực tái định cư phường Quang Trung. - Đề ra một số giải pháp để giúp đỡ người dân ổn định cuộc sống và phát triển bền vững. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đ ình Ngọc Trang 3
  4. Đề tà i nghiên c ứu khoa học GVHD : ThS. Đinh Anh Tuấn Do điều kiện thời gian và kinh phí có hạn, nên đề tài này tôi chỉ nghiên cứu, khảo sát trong phạm vi khu vực VI, VII của phường Quang Trung. 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC. Giải quyết việc làm cho người dân sau khi chuyển đến các khu vực tái định cư đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên ở khu vực tái định cư – phường Quang Trung nói riêng, cũng như thực trạng của nhiều dự án tái định cư khác, việc làm của người dân không có, thiếu ổn định, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó sự quan tâm của các cấp chính quyền chưa thực sự giúp nhiều cho người dân. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Điều tra bằng bảng hỏi (An két) – phương pháp chủ đạo. - Phương pháp phỏng vấn sâu. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu. - Phương pháp trò chuyện với người dân. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đ ình Ngọc Trang 4
  5. Đề tà i nghiên c ứu khoa học GVHD : ThS. Đinh Anh Tuấn NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM. 1.1 Khái niệm phát triển cộng đồng. 1.1.1 Khái niệm: Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về phát triển cộng đồng ( PTCĐ ) Theo quan điểm của LHQ năm 1956: “Những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của các cộng đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập vào đời sống quốc gia gọi là PTCĐ ”. Còn theo Murray và Ross đã đưa ra định nghĩa PTCĐ như sau: “Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) là một tiến trình qua đó một cộng đồng nhận rõ nhu cầu, mục tiêu của mình, sắp xếp các nhu cầu và mục tiêu này, phát huy sự tự tin và ý muốn thực hiện chúng, tìm đến tài nguyên ( bên trong hoặc bên ngoài ) để giải quyết nhu cầu hay mục tiêu ấy. Thông qua đo sẽ phát huy thái độ và kỹ năng hợp tác với nhau trong cộng đồng ” Một định nghĩa gần đây phản ánh xu hướng mới nhất của PTCĐ là : “ TCCĐ là một tiến trình giải quyết vấn đề qua đó CĐ được tăng sức mạnh bởi các kiến thức và kỹ năng phát hiện nhu cầu và vấn đề, ưu tiên hóa chúng huy động tài nguyên để giải quyết chúng. TCCĐ không phải là một cứu cánh mà là một kỹ thuật, nó nhằm vào tăng sức mạnh cho các CĐ để tự quyết định về sự phát triển của mình và sự định hình của tương lai mình. Mục đích cuối cùng của PTCĐ là sự tham gia chủ động với tư cách tập thể của người dân vào sự phát triển ”. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đ ình Ngọc Trang 5
  6. Đề tà i nghiên c ứu khoa học GVHD : ThS. Đinh Anh Tuấn Ở khái niệm này yếu tố con người, vai trò tự quyết của người dân đặc biệt được nhấn mạnh. Qua các khái niệm ta có thể thấy rằng về cơ bản mục đích của PTCĐ là : - Củng cố các thiết chế để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển biến xã hội và sự tăng trưởng. - Bảo đảm sự tham gia tối đa của người dân vào tiến trình của sự phát triển. - Đẩy mạnh công bằng xã hội bằng cách tạo điều kiện cho các nhóm thiệt thòi nhất được nêu lên nguyện vọng của mình và tham gia vào các hoạt động phát triển. 1.1.2. C ác nguyên tắc trong PTCĐ : Trong PTCĐ muốn làm việc thực sự hiệu quả cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất: PTCĐ phải luôn tin tưởng rằng người dân hoàn toàn có khả năng quản lý cuộc sống và các vấn đề của minh, ngoại trừ khi họ bị đè nặng bởi một mối lo âu để sống còn. Thứ hai: Công bằng xã hội không chỉ là một khẩu hiệu mà trong PTCĐ nó phải dẫn tới sự tái phân phối tài nguyên bao gồm: tiền của, tiện nghi, kiến thức, quyền lực ở cấp vi mô như vĩ mô, nhằm hạn chế khoảng cách giàu - nghèo. Thứ ba: Các hình thức hợp tác rất thuận lợi để phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức và tinh thần cộng đồng. Thư tư: Đối tượng ưu tiên của PTCĐ là người nghèo và người thiệt thòi. Thư năm: Không nên có thái độ “ đổ lỗi cho CĐ ”. Nếu làm không hiệu quả không phải là do lỗi của đối tượng mà là do tác viên có tay nghề chưa đạt. Thứ sáu: Phat triển chỉ có thể nội sinh, nghĩa là xuất phát từ ý chí và nội lực từ bên trong. Thứ bảy: Sự hỗ trợ của bên ngoài từ chuyên môn ( xã hội và kỹ thuật ) đến tài nguyên rất cần thiết, nhưng đó chỉ là chất xúc tác. Thứ tám: Mọi chương trình hành động phải do cộng đồng tự quyết. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đ ình Ngọc Trang 6
  7. Đề tà i nghiên c ứu khoa học GVHD : ThS. Đinh Anh Tuấn Thứ chín: Dân chủ là một nguyên tắc mà mọi chương trình phát triển hay giáo dục phải nhằm tới vì sẻ bảo đảm rằng lợi ích chung sẻ được tôn trọng. 1.1.3. Tiến trình PTCĐ : Mục tiêu cuối cùng của PTCĐ là giúp cho cộng động đi từ thực trạng yếu kém để phát triển, đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Để đạt được mục tiêu đó PTCĐ phải có một tiến trình với từng bước đi cụ thể. Tiến trình PTCĐ được thể hiện ở sơ đồ sau: CĐ còn yếu CĐ thức CĐ tăng CĐ tự lực kém tỉnh năng lực Tìm hiểu và Hình thức Tăng cường phân tích Phát huy Huấn các nhóm động lực tự tiềm năng luyện liên kết nguyện Lượng giá chung Bước 1 : Cộng đồng thức tỉnh: Từ một cồng động còn yếu kém, PTCĐ cần đi sâu vào làm cho người dân ở đó hiểu được thực trạng của chính mình, thông qua các cuộc trao đổi thảo luận, điều tra về nhu cầu và vấn đề khó khăn cũng như những tiềm năng và thuận lợi. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đ ình Ngọc Trang 7
  8. Đề tà i nghiên c ứu khoa học GVHD : ThS. Đinh Anh Tuấn Từ đó làm cho cộng đồng hiểu và tích cực hợp tác để dần dần thay đổi vấn đề của chính mình. Bước 2. Cộng đồng tăng năng lực: Biến ra vấn đề của mình, biết rõ mình có gì, mình muốn gì thì cộng đồng đó phải tăng năng lực phát huy các nguồn tài nguyên mà cộng đồng có, tập luyện… thông qua đó cộng đồng khắc phục được những hạn chế và tăng cường kiến thức, kỹ năng để hành động. Ngoài ra còn phải liên kết tổ chức lại để cùng hành động hiệu quả vì mục tiêu chung. Bước 3 : Cộng đồng tự lực: Mục đích cuối cùng của PTCĐ là thông qua các tác động từ bên ngoài, với nội lực trong được phát huy và tăng cường, CĐ sẻ trở thành CĐ tự lực. CĐ tự lực không có nghĩa là mọi khó khăn, khủng hoảng không còn nữa mà mỗi lần gặp khó khăn CĐ có thể tự huy động tài nguyên bên trong và bên ngoài để giải quyết vấn đề. Qua mỗi lần như vậy CĐ như vậy CĐ sẽ tăng trưởng, tự lực hơn. Trên đây là tiến hành PTCĐ đây là một tiến trình luôn luôn tiếp diễn vì cuộc sống là một quá trình giải quyết các vấn đề liên tục. Trong thực tiễn PTCĐ tiến trình này không phải lúc nào cũng cứng nhắc trong cách áp dụng, mà điều quan trọng là tác viên PTCĐ phải thực sự vì CĐ, vì sự phát triển, linh hoạt nhưng cũng phải đảm bảo được các nguyên tắc cơ bản, các bước đi cơ bản của quá trình đó. 1.2. Khái niệm việc làm. Hiện nay có rất nhiều khái niệm việc làm, tuy nhiên khái niệm được sử dụng phổ biến nhất là khái niệm được nêu lên trong bộ luật lao động. Theo điều 13 Bộ luật lao động : “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” Như vậy qua khái niệm trên ta thấy rằng “việc làm” là một khái niệm tương đối rộng. “việc làm” là tất cả các công việc tạo ra thu nhập mà không vi phạm các điều cấm của pháp luật. Người tạo ra thu nhập có thể ở lĩnh vực kinh tế quốc doanh, tư nhân, hay công việc có thể đưa về làm ở nhà… Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đ ình Ngọc Trang 8
  9. Đề tà i nghiên c ứu khoa học GVHD : ThS. Đinh Anh Tuấn Việc làm là yếu tố quyết định đời sống của mỗi người ở độ tuổi lao động và có vai trò hết sức to lớn đối với sự ổn định của nền KT – XH đất nước. Hiện nay ở nước ta tình trạng thất nghiệp đang có xu hướng gia tăng nhất là thiếu việc làm ở khu vực nông thôn. Vì vậy giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội làm việc là trách nhiệm của nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội. 1.3. Thực trạng việc làm ở Việt Nam hiện nay. - Lực lượng lao động ngày càng tăng. Năm 1999 cả nước có khoảng 37,7 triệu lao động, đến năm 2001 đã lên tới 46,2 triệu lao động. Hiện nay tỉ lệ tăng mỗi năm từ 3,4% đến 3,5%. Có trên 1,1 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. - Hiện nay ở nước ta có tình trạng mất cân đối về phân bố nguồn lao động. Hiện tượng mất cân đối được thể hiện trên các mặt : - Theo lãnh thổ : Nông thôn : 22,3% Thành thị : 77,3% - Theo ngành : Nông lâm – ngư nghiệp : 63,5% Công nghiệp – Dịch vụ : 11,9%. - Mặt khác chất lượng nguồn lao động ở nước ta còn nhiều bất cập: như thiếu tác phong công nghiệp, khả năng ứng dụng các tiến bộ KH – KT vào thực tế kém, tỉ lệ lao động có tay nghề thấp : 13,9% lao động có trình độ chuyên môn (cao đẳng – đại học là 3,5%, trung học dạy nghề là 10,4% tỉ lệ lao động có tay nghề chuyên môn là 86,1%) - Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn khá cao. Hiện nay tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị là 9 -10% thậm chí có khu vực lên tới 12% (Tỉ lệ thất nghiệp chung cả nước là 6%). Trong khi đó ở nông thôn chủ yếu là thuần nông, làm việc theo mùa vụ nên số lao động dư thừa khá cao khoảng 30 – 40%. 1.4. Khái niệm chính sách việc làm. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đ ình Ngọc Trang 9
  10. Đề tà i nghiên c ứu khoa học GVHD : ThS. Đinh Anh Tuấn Từ thực trạng việc làm của nước ta hiện nay nên chính sách việc làm có một ý nghĩa rất quan trọng đối với người lao động. Vậy chính sách việc làm là gì? Chính sách việc làm là một hệ thống các quan điểm chủ trương, chính sách, phương pháp, phương hướng, công cụ và giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động. Nó được cụ thể hóa bằng văn bản pháp lý được quốc hội thông qua và nhà nước ban hành. Chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội quan trọng đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Dưới góc độ chính sách việc làm, để hạn chế thất nghiệp, một mặt vừa phải tạo ra chỗ làm mới, mặt khác phải tạo điều kiện cho người lao động tránh được nguy cơ thất nghiệp, đồng thời có chính sách trợ cấp cho người lao động khi họ có nguy cơ thất nghiệp. 1.5. Khái niệm tái định cư. Trên cơ sở lý luận để đưa ra được một khái niệm hoàn chỉnh về “tái định cư” là rất khó: Trong thực tế cũng chưa có một nhà khoa học, một công trình nghiên cứu nào đưa ra khái niệm “tái định cư” chính thức. Tuy nhiên qua từ ngữ và thực tiễn ở khu vực tái định cư ta có thể hiểu rằng: “Tái định cư là việc di dời một cộng đồng dân cư từ nơi này sang nơi khác”. Còn trong công trình nghiên cứu “Thực trạng đời sống của người dân ở các khu vực tái định cư trên địa bàn TP Hồ Chí Minh” – Thạc sĩ Lê Văn Thành, viện kinh tế TP HCM đã nhận định: “Việc giải tỏa, di dời, tái định cư không chỉ dừng lại ở việc đưa bộ phận dân cư từ nơi ở này sang nơi ở khác, mà tái định cư còn liên quan tới rất nhiều vấn đề như : Việc làm, học hành, sự tiếp cận các dịch vụ, các quan hệ xã hội…”. Do đó tái định cư cần được nhìn nhận như một quá trình thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội của một bộ phận dân cư hơn là chỉ dừng lại ở việc xem xét đây là một quá trình thay đổi chỗ ở Thực trạng đời sống của người dân ở khu tái định cư : Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội, ở nước ta hiện nay tuy chưa có con số cụ thể nhưng ta có thể khẳng định rằng có hàng ngàn khu tái Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đ ình Ngọc Trang 10
  11. Đề tà i nghiên c ứu khoa học GVHD : ThS. Đinh Anh Tuấn định đã được xây dựng và có rất nhiều dự án tái định cư đang được tiến hành với hàng triệu người dân đang sinh sống. Nhưng trên thực tế thì đời sống của người dân sau tái định cư đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo ông Lê Văn Thành ( phó trưởng phòng nghiên cứu phát triển đô thị - Viện kinh tế TP. HCM) cho biết : công tác quản lý, chăm sóc cuộc sống người dân sau tái định cư ở TP.HCM cũng như cả nước đang bị bỏ ngỏ. Kết quả từ nhiều công trình nghiên cứu về thực trạng đời sống kinh tế xã hội của người dân sau tái định cư cho thấy trên 80% gia đình sau tái định cư cho rằng không nhận được giúp đỡ của chính quyền địa phương hay giúp đỡ không hiệu quả khi chuyển đến nơi ở mới. tuy đây chỉ là một cuộc khảo sát phản ánh qua ý kiến của người dân, nhưng phần nào cũng cho thấy thực trạng người dân về khu tái định cư mới chưa đáp ứng được kỳ vọng của họ. 1.6. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tái định cư: 1.6.1. Lý thuyết hệ thống áp dụng cho công tác tái định cư. Lý thuyết hệ thống cho rằng, một xã hội là một sinh thể hữu cơ đặc biệt với hệ thống gồm các thành phần có những chức năng nhất định tạo thành cấu trúc ổn định. Một xã hội hoạt động được là do các bộ phận cầu thành nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung cho cả cấu trúc. Bất kỳ một sự thay đổi nào giữa các thành phần cũng sẽ ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng của toàn hệ thống. Trạng thái mất cân bằng của hệ thống sẽ đưa đến sự suy yếu và đổ vỡ của hệ thống, nhưng mặt khác sự thay đổi này cũng hứa hẹn sự thay thế bằng một hệ thống tốt hơn, nhưng cũng có thể sẻ càng ngày sẽ càng tồi tệ hơn. Cộng đồng dân tái định cư được xem như là một hệ thống xã hội với các thành phần cấu tạo như : kinh tế, giáo dục và đào tạo, các điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh hoạt khác, việc tiếp cận các dịch vụ XH, các quan hệ xã hội. Tái định cư là việc di dời một cộng đồng dân cư từ nơi ở này sang nơi ở khác. Theo lý thuyết hệ thống chỉ một sự thay đổi về chổ ở này cũng có thể dẫn đến những thay đổi ở các thành phần khác như : kinh tế, giáo dục và đào tạo, điều kiện nhà ở, điều kiện sinh hoạt khác, việc tiếp cận các dịch vụ xã hội khác… Và như thế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đ ình Ngọc Trang 11
  12. Đề tà i nghiên c ứu khoa học GVHD : ThS. Đinh Anh Tuấn trạng thái cân bằng của cộng đồng dân tái định cư đã bị ảnh hưởng. Sự mất cân bằng này có thể hứa hẹn một sự sụp đổ của hệ thống cũ và tiến tới thiết lập được một hệ thống mới, một cộng đồng dân cư mới có đời sống tốt hơn nếu có các chính sách tác động phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không có chính sách hỗ trợ hoặc các chính sách hỗ trợ không phù hợp thì có thể dẫn tới việc chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân tái định cư sẽ càng ngày đi xuống và tồi tệ hơn. Chính sách đóng một vai trò quan trọng, nếu không nói là có tính quyết định trong việc ổn định cuộc sống của người dân tại khu vực tái định cư, ổn định cuộc sống lâu dài cho “cuộc sống hậu tái định cư” 1.6.2 Một số khuyến cáo về chính sách tái định cư của các tổ chức quốc tế. Ngân hàng thế giới (World bank 2004), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB,1995) cảnh báo tái định cư có thể dẫn đến những nguy cơ như : Người dân phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo, khi điều kiện sản xuất và những nguồn tạo thu nhập của họ mất đi, họ có thể bị di dời tới những nơi không có việc làm hay các tài nguyên kiếm sống, khiến cho họ phải khai thác đến mức độ kiết quệ các tài nguyên môi trường để sinh tồn, tác động gây hại đến môi trường. Từ đó các thiết chế cộng đồng và mạng lưới xã hội bị phá vỡ, các mối quan hệ họ hàng cũng bị ảnh hưởng, các yếu tố truyền thống, văn hóa có thể mất đi, dân cư tại khu tái định cư không thân thiện, không có nét tương đồng về văn hóa. Đây thực sự là những tổn thất vô hình mà người dân tái định cư phải gánh chịu bên cạnh những mất mát về đất đai, nhà cửa. Các tổ chức quốc tế còn đề nghị những giải pháp để hạn chế tối đa những chi phí “Vô hình” mà người dân tái định cư phải gánh chịu. Tổ chức UNDP đưa ra nguyên tắc : Nguyên tắc bồi thường “phi vật chất” cho các hộ dân nên được chú trọng nhiều hơn. Còn ngân hàng thế giới (WB 2004) cho rằng trong việc tính toán chi phí cho các dự án tái định cư để ý đến cả chi phí tái khôi phục đời sống kinh tế xã hội, và các dự án cần phải hoạch định một cách nghiêm túc vấn đề việc làm cho người dân, cũng như môi trường và vấn đề giảm nghèo. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đ ình Ngọc Trang 12
  13. Đề tà i nghiên c ứu khoa học GVHD : ThS. Đinh Anh Tuấn Qua những khuyến cáo trên ta thấy rằng việc quan tâm tới đời sống của người dân “hậu tái định cư” có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Bên cạnh cần quan tâm tới đền bù nhà cửa, đất đai cho dân tái định cư thì cũng cần quan tâm đền bù xứng đáng các chi phí “vô hình” cho họ khi tới nơi ở mới. Có như vậy mới tạo ra được một cộng đồng tái định cư có đời sống tốt hơn hoặc ngang bằng so với nơi ở trước đây về cả khía cạnh kinh tế cũng như xã hội 1.6.3. Thực trạng đời sống người dân tại khu vực tái định cư. Còn theo TS Phạm Thị Yến (ĐH kinh tế TP.HCM) cho rằng : thực tế ở các khu vực tái định cư phản ánh chính sách tái định cư hiện nay ở TP.HCM, cả nước nói chung, không được triển khai đồng bộ, thiếu hẳn cơ sở, giải pháp để người dân có cuộc sống ổn định nơi tái định cư. Cụ thể là ở các khu tái định cư phần lớn chỉ mới đáp ứng duy nhất là chổ ở, các nhu cầu khác về việc làm, y tế, văn hóa…không được đáp ứng. Chuyên gia lao động và việc làm Trần A nh Tuấn dẫn chứng thêm các khu tái định cư, chung cư hiện nay tồn tại khá nhiều cái “không”, không chổ làm việc, không nhà trẻ, không chợ bán, không bệnh viện, không chổ vui chơi giải trí… Tất cả các vấn đề trên em thấy rằng đó là hệ quả của một thời gian dài triển khai công tác di dời, giải tỏa chỉ hướng đến mục tiêu cơ bản là thỏa thuận giá bồi thường đất và có nhà ở. Sau khi đạt được mục tiêu đó rồi, một thời gian ở cả người dân và chính quyền mới giật mình nhận ra: những điều kiện tối thiểu cho cuộc sống “hậu” tái định cư đã không được tính toán trước để đáp ứng đầy đủ. 2. Ý NGHĨA CỦA VIỆ LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN SAU TÁI C ĐỊNH CƯ. Vấn đề ổn định việc làm, ổn định thu nhập là điều kiện cơ bản để nâng cao đời sống cho người dân. Vấn đề này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc ổn định cuộc sống của người dân tại khu vực tái định cư Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đ ình Ngọc Trang 13
  14. Đề tà i nghiên c ứu khoa học GVHD : ThS. Đinh Anh Tuấn Khi người dân ở tại cộng đồng dân cư cũ họ có việc làm. Thu nhập có thể là không ổn định, nhưng họ còn có công việc có thu nhập. Khi di dời tới khu tái định cư người dân phải thay đổi chổ ở, thay đổi những hoàn cảnh và điều kiện sản xuất. Chính vì vậy đúng như ngân hàng thế giới đã nhận định : nếu không giải quyết tốt vấn đề việc làm, vấn đề tạo thu nhập thì nguy cơ nghèo đói của người dân là rất cao. Đó là chưa kể khi không có việc làm người dân tái định cư phải khai thác cạn kiệt tài nguyên môi trường để sinh tồn dẫn tới những hậu quả tai hại về môi trường sống. Mặt khác khi không có việc làm hay việc làm không ổn định sẽ dẫn tới ảnh hưởng về thu nhập. Khi đó người dân tái định cư sẽ thiếu nguồn lực đầu tư cho các dịch vụ khác như: nhà ở, y tế, giáo dục, vui chơi, giải trí, …, của người dân. Trái lại khi có những chính sách, những hướng tác động hợp lý thì sẽ giúp cho người dân có nhiều việc làm, có thu nhập và khi đó các vấn đề khó khăn trên sẽ được giải quuyết. Và đó thực sự là động lực tạo ra một cộng đồng dân tái định cư phát triển bền vững. 3. MỘT SỐ YÊ CẦU KHI XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM U Ở KHU TÁI ĐỊNH CƯ. Xây dựng các chính sách việc làm ở khu vực tái định cư là một việc làm có ý nghĩa then chốt đối với sự ổn định của đời sống người dân “hậu tái định cư”. Tuy nhiên để một chính sách ra đời tác động tích cực tới cộng đồng tái định cư là một điều không phải dễ. Qua thực tiễn đời sống ta thấy rằng muốn chính sách ra đời và có hiệu quả đồi hỏi các nhà hoạch định phải xuất phát từ một số yêu cầu cơ bản sau đây: Thứ nhất: Phải xây dựng các chính sách việc làm ở các cộng đồng tái định cư dựa trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội ở đây bao gồm các yếu tố như: Tài nguyên môi trường, việc làm, dân tộc, tôn giáo … của người dân di dời đến và cả người dân bản xứ. Có như vậy mới phát huy được các nguồn lực, các thế mạnh tại cộng đồng, đồng thời qua đó sẽ hạn chế được sự tác động tiêu cực do phải thay đổi cuộc sống của người dân. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đ ình Ngọc Trang 14
  15. Đề tà i nghiên c ứu khoa học GVHD : ThS. Đinh Anh Tuấn Thứ hai: Xây dựng các chính sách việc làm vừa mang tính chât kinh tế vừa có tính nhân văn đối với cộng đồng dân cư. Đây cũng là một yêu cầu lớn và không dễ gì làm được. Một chính s ách việc làm ra đời đầu tiên phải tác động tạo công ăn việc làm, có thu nhập ổn định cho người dân. Tuy nhiên chính sách đó cũng phải có hướng tác động tích cực tới các nhóm yếu tố như: Người già, nhóm phụ nữ nghèo, trẻ em nghèo, thanh thiếu niên … chính sách tác động tới họ, ưu tiên cho họ tiiếp cận tới các dịch vụ ví dụ như nguồn vốn, đào tạo nghề … đó là hướng tác động tạo ra một cộng đồng phát triển bền vững, đó là giá trị nhân văn của chính sách. Thứ ba: Cần huy động được một cách tối đa các lực lượng từ cộng đồng vào công cuộc xóa đối giảm nghèo, tạo công ăn, việc làm ổn định cho người dân. Một khi xây dựng và ban hành được một chính sách việc làm và thu hút được sự tham gia của các lực lượng như cơ quan chính quyền, các đoàn thể, các cơ sở sản xuất, các tổ chức nước ngoài và cả người dân thì khi đó sẽ huy động được một khối lượng rất lớn cơ sở vật chất và tinh thần tham gia giải quyết việc làm cho người dân tại khu tái định cư. Thứ tư: Điều đáng lưu ý cuối cùng khi xây dựng chính sách việc làm cho người dân cộng đồng tái định cư thì cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của chính người dân ở đó. Điều này rất dễ hiểu, bởi vì chính sách là xây dựng cho người dân, họ thụ hưởng kết quả của chính sách và cùng chính họ là người thực thi chính sách. Vậy tại sao họ không được tham gia? Đó là một điều sai lầm mà có lẽ hiện nay nhiều người đã nhận ra. Cần cho người dân nói ra họ cần gì? Muốn gì? Họ làm được gì? Có như vậy chính sách mới có hiệu quả đối với họ. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đ ình Ngọc Trang 15
  16. Đề tà i nghiên c ứu khoa học GVHD : ThS. Đinh Anh Tuấn CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG. 1.1. Khái quát chung về phường Quang Trung. Phường Quang Trung nằm ở phía Tây Thành phố biển Quy Nhơn, Phường Quang Trung giáp với phường Trần Quang Diệu ở phía Bắc, phường Ghềnh Ráng ở phía Nam, núi đồi ở phía Tây và giáp với phường Nguyễn Văn Cừ ở phía Đông. Với vị trí như vậy nên phường Quang Trung dù ở khu vực đô thị nhưng phường cũng có đồi núi. Đó cũng là một trong những lý do mà các cấp chính quyền Thành phố đã quyết định di dời hơn một ngàn hộ dân làm biển lên đây để phục vụ cho dự án mở rộng, cải tạo đường Xuân Diệu. - Phường Quang Trung có diện tích là 775 ha. - Với số dân trong toàn phường là 19.970 nhân khẩu, 4.882 hộ gia đình. Trong đó phường chia làm 8 khu vực: + Khu vực I có 1.013 hộ gia đình với 3.885 nhân khẩu. + Khu vực II có 739 hộ với 1424 nhân khẩu. + Khu vực III có 351 hộ với 1532 nhân khẩu. + Khu vực IV có 836 hộ với 1532 nhân khẩu. + Khu vực V có 718 hộ với 2.688 nhân khẩu. + Khu vực VI có 358 hộ với 1.532 nhân khẩu. + Khu vực VII có 308 hộ với 1.413 nhân khẩu. + Khu vực VIII có 559 hộ với 2.817 nhân khẩu. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đ ình Ngọc Trang 16
  17. Đề tà i nghiên c ứu khoa học GVHD : ThS. Đinh Anh Tuấn Trong năm 2008 thực hiện nghị quyết Đảng ủy và nghị quyết của HĐND phường, trong bối cảnh tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, giá cả nguyên vật liệu tăng, dịch bệnh tiềm ẩn…tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân. Trước tình hình đó dưới sự lảnh đạo của Đảng bộ phường, UBND phường đã tập ttrung triển khai , thực hiện chương trình, công tác trọng tâm, triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo và ổn định đời sống của người dân. 1.2. Một số kết quả phường Quang Trung đã đạt được trong giai đoạn vừa qua: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, ANQP năm 2008 như sau: - Tổng thu ngân sách thực hiện 3.770.566.273đ/3.273đ/3.767.000.000đ đạt 100,09% kế hoạch ( nghị quyết HĐND đạt 100% chỉ tiêu TP giao ). - Các loại quỹ: 57.633.000đ/39.100.000đ đạt 147,4% so với kế hoạch năm. - Tỷ lệ hộ nghèo đạt 3,7% giảm 1,4% (giảm 5 hộ) so với năm 2007(Thành phố giao giảm còn 4%). - Tỷ suất sinh: 11,6% giảm 1,5% so với năm 2007 (Nghị quyết HĐND giảm 0,5%). Tỷ lệ sinh con thứ 3 là 14 trẻ chiếm 7,4% tăng 0,8% so với năm 2007 - Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng: 8,22% giảm 0,77% so với năm 2007 ( Nghị quyết HĐND dưới 8%) - Gọi công dân nhập ngũ đạt 100% ( Nghị quyết HĐND 100% ) - Tỷ lệ dân quân : 0,68% dân số ( Thành phố giao 0,68% ) - Đăng ký GĐVH: 4.227/ 4.398 gia đình, đạt 96,11% (Nghị quyết HĐND 95%) Dưới đây là đánh giá cụ thể tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2008 trên các lĩnh vực như sau 1.2.1.Lĩnh vực kinh tế: Nghị quyết Đảng bộ phường đã xác định cơ cấu kinh tế của địa phương là: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, do đó đã tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, các hộ gia đình có hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đ ình Ngọc Trang 17
  18. Đề tà i nghiên c ứu khoa học GVHD : ThS. Đinh Anh Tuấn Năm 2008 trên địa bàn phường đã phát triển thêm 65 cơ sở và hộ kinh tế đăng ký kinh doanh mới (chưa kể các hộ kinh doanh vừa và nhỏ), với số vốn đầu tư ban đầu lên 14 tỷ đồng; toàn phường có 80 hộ có tàu thuyền đánh bắt hải sản, giải quyết trên 8.000 lao động có việc làm ổn định. * Tình hình vay vốn phát triển kinh tế: Thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế, UBND phường đã đứng ra tín chấp cho caccs hội đoàn thể của phường làm chủ dự các dự án vay vốn tạo điều kiện cho các hộ gia đình trong phường được vay vốn phát triển kinh tế gia đình với tổng số tiền là 4.523.100.000 đồng (Tăng 7% so với cùng kỳ), trong đó: - Vay vốn theo tịch 02 của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Định có 216 hộ với số tiền là: 2.152.800.000 đồng. - Vay vốn theo chương trình xóa đói giảm nghèo từ Ngân hàng chính sách – xã hội Bình Định có 173 hộ nghèo và hộ diện chính sách với số tiền là 1.606.300.000 đồng. - Vay vốn theo chương trình 120 giải quyết việc làm có 18 hộ với số tiền là 280.000.000 đồng. - Vay vốn CNV cho 59 hộ với tổng số tiền 64.000.000 đồng. - Cho vay vốn theo dự án từ quỹ quy vòng vốn vệ sinh hộ gia đình có 105 họ vay với tổng số tiền là 420.000.000 đồng. Qua kiểm tra nhìn chung các hộ gia đình sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả, chưa thấy có biểu hiện tiêu cực nào xảy ra. - Thực hiện quyết định 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ dầu cho ngư dân UBND phường đã xét và trình lêm cấp có thẩm quyết 77 hộ ngư dân với tổng số tiền là 1.770.596.000 đồng. * Thu chi ngân sách: Thu ngân sách trên địa bàn: Năm 2008 thành phố giao chỉ tiêu thu thuế cho phường là 3.767.000.000 đồng, so với năm 2007 tăng 263.300.000 đồng (tăng 7,51% so với năm 2007) Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đ ình Ngọc Trang 18
  19. Đề tà i nghiên c ứu khoa học GVHD : ThS. Đinh Anh Tuấn thwo báo cáo của đội thuế phường thuế CTN – NQD thiếu nguồn khoảng trên 3000 triệu đồng, UBND phường tập trung chỉ đạo đôn đốc, thực hiện tốt công tác phối hợp thu thuế, cuối năm kết quả thu thuế của phường thu được 3.770.566.273đ đạt 100,09% KH STT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện % so KH năm 1 Thuế GTGT + 2.498.000.000đ 2.255.105.400đ 88,68% TNDN 2 Môn bài 200.000.000đ 175.590.600đ 87,80% 3 Thuế nhà đất 860.000.000đ 1.053.675.943đ 122,52% 4 Phí & lệ phí 140.000.000đ 267.159.180đ 190,83% 5 Thu khác 45.000.000đ 0đ 0% 6 Thu khác NS xã 24.000.000đ 19.035.750đ 79,32% Tổng thu 3.767.000.000đ 3.770.566.273đ 100,09% - Tổng chi ngân sách : 1.337.854.000/ 1.320.0320.000 đồng chiếm 101,3% so KH năm. Kết quả thu phí và các loại quỹ: (Tính đến ngày 31/12/2008) Kế hoạch Thực hiện % KN năm Trả lờiổng cộng 39.100.000đ 57.633.000đ 147,4% Đền ơn đáp nghĩa 10.800.000d 15.466.000đ 143,2% Vì người nghèo 10.800.000đ 12.822.000đ 118,7% Khuyến học 10.800.000đ 19.055.000đ 176,4% Trẻ em 6.700.000đ 10.290.000đ 153,6% Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đ ình Ngọc Trang 19
  20. Đề tà i nghiên c ứu khoa học GVHD : ThS. Đinh Anh Tuấn (Kết quả thu các loại quỹ của các khu vực có bảng kê kèm theo trong báo cáo thu – chi ngân sách 2008). 1.2.2 .Trên lĩnh vực xây dựng cơ bản và quản lý đô thị: Nhìn chung công tác quản lý đô thị năm 2008 đã được chú trọng, cán bộ chuyên môn có nhiều tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ. phối hợp tích cực với đội kiểm tra trật tự đô thị. Thành phố đã kịp thời ngăn chặn tình trạng lấn chiếm xây dựng nhà trái phép. Tuy nhiên tình trạng lấn chiếm xây dựng công trình trái phép vẫn còn xảy ra do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân chưa cao. - Kết quả: Tổng số xử lý 105 trường hợp. Trong đó: ra quyết định buộc tháo dỡ tại chỗ 35 trường hợp; ra quyết định cảnh cáo 22 trường hợp (chủ hộ tự nguyện tháo dỡ 02 trường hợp); Xử lý phạt hành chính 40 trường hợp xây dựng không có giấy phép; 06 trường hợp lập biên bản tịch thu tang vật dùng để đào núi; Á p dụng biện pháp khắc phục hậu quả 02 trường hợp. - Tiến hành họp xét duyệt đơn xin chứng nhận quyền sử dụng đất cho 105 trường hợp. - Trải thảm nhựa 02 tuyến đường tại tổ 36, khu vực 4 và bê tông hẻm tổ 47 khu vực 5 phường Quang Trung. Hoàn thành lát vỉa hè bằng gạch Block đường Ngô Mây và đường Nguyễn Thái Học. Nạo vét hệ thống thoát nước chợ Cây Xăng. Hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình nhà mẫu giáo kết hợp khu sinh hoạt nhân dân KV1 và KV3. 1.2.3. Lĩnh vực văn hóa – xã hội: *Giáo dục: Các trường lãnh đạo triển khai thực hiện tốt cuộc vận động “ 2 không” với “4 nội dung” do Bộ Giáo dục Đào tạo phát động đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và học tập của học sinh. Tổng kết năm học 2007 – 2008 trường THCS Nguyễn Huệ có giỏi 156/1.034 học sinh đạt 15,1% trong đó có 8 em học sinh giỏi cấp thành phố; học sinh khá có 270 em chiếm 26,1%, học sinh trung bình 459 em chiếm 44,4%, yếu Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đ ình Ngọc Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2