Đề tài nghiên cứu khoa học: Xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng trường đại học Nội vụ Hà Nội
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng trường đại học Nội vụ Hà Nội" nhằm vận dụng lý luận chung để tìm hiểu chi tiết thực trạng xây dựng văn hóa cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng của trường đại học Nội vụ Hà Nội. Phân tích ưu, nhược điểm về thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử và sự ảnh hưởng của văn hóa ứng xử đến công tác tổ chức, hoạt động và điều hành của Khoa trung tâm kết hợp chịu sự quản lý của nhà trường. Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện việc xây dựng và duy trì văn hóa ứng xử cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng của trường đại học Nội vụ Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả văn minh nơi công cộng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng trường đại học Nội vụ Hà Nội
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số: ĐTSV.2022. 04 Chủ nhiệm đề tài: Trần Tú Anh Lớp/Khoa: 2105QTVD Cán bộ hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Thu Hường Hà Nội – 4/2023
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên Th.S Nguyễn Thị Thu Hường. Trong suốt quá trình nghiên cứu và tìm hiểu hoàn thành đề tài nghiên cứu nhóm em đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn rất tận tình, giúp đỡ của cô. Cô đã giúp bọn em có thêm nhiều kinh nghiệm, để tích lũy thêm nhiều kiến thức để có thể hoàn thành tốt bài thuyết trình này. Qua đây, nhóm em xin gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên đã hợp tác nhiệt tình trả lời các câu hỏi thêm, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bài nghiên cứu của nhóm. Cuối cùng nhóm em xin kính chúc cô và các bạn luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2023 Tác giả chủ nhiệm đề tài Trần Tú Anh
- LỜI CAM ĐOAN Nhóm em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của nhóm. Các số liệu sử dụng phân tích trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố và theo đúng quy định đề ra. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu do nhóm tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam nói chung. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nhóm xin hứa sẽ chịu trách nghiệm với những điều mình nói trên!
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT QTVP: Quản trị văn phòng VHƯX: Văn hóa ứng xử THPT: Trung học Phổ thông TNCS: Thanh niên Cộng sản HVHCQG: Học Viện Hành Chính Quốc Gia UBND: Uỷ ban nhân dân ĐHNVHN: Đại học Nội vụ Hà Nội CHDCNDL: Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào TCCB-VP: Tổ chức cán bộ - Văn phòng QĐ-BGD&ĐT: Quyết định – Bộ giáo dục và đào tạo
- DANH MỤC BẢNG BIỂU STT TÊN BẢNG TRANG 1 Bảng 2.1: Khảo sát ý kiến của sinh viên Khoa QTVP về một 37 số hành vi trong trường Đại học. 2 Hình 1: Đánh giá của sinh viên đối với sinh viên khác về 39 mức độ vi phạm quy đị văn hóa ứng xử. 3 Hình 2: Kết quả khảo sát nhận thức của sinh viên về vai trò 41 của văn hóa ứng xử.
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................ 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................ 6 5. Phương pháp nghiên cứu. .............................................................................. 7 6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu........................................................................ 8 7. Đóng góp mới của đề tài. ................................................................................ 8 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 10 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ ỨNG XỬ VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ................................. 10 1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử. .............................................................. 10 1.1.1. Khái niệm về văn hóa. ......................................................................... 10 1.1.2. Ứng xử. ................................................................................................ 11 1.1.3. Khái niệm văn hóa ứng xử. ................................................................. 13 1.1.4. Xây dựng văn hóa ứng xử. .................................................................. 15 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 23 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VĂN HOÁ ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ............................................................................................................................. 24 2.1. Tổng quan về sinh viên Khoa Quản trị văn phòng tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội. ................................................................................................... 24 2.1.1. Giới thiệu tổng quan về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.................... 24 2.1.2. Giới thiệu tổng quan về Khoa Quản trị văn phòng............................. 26
- 2.2. Thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên Khoa quản trị văn phòng. .. 30 2.2.1. Văn hóa ứng xử trên giảng đường. ........................................................ 30 2.2.2. Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội. ........................................................ 31 2.3. Đánh giá thực trạng về xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng. .......................................................................................... 33 2.3.1. Biểu hiện xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng................................................................................................................ 33 2.3.2. Đánh giá việc xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng. ........................................................................................................ 39 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 41 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN XÂY DỰNG VĂN HOÁ ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ......................................................... 43 3.1. Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng lệch lạc trong văn hóa ứng xử của sinh viên trong trường Đại học. ................................................................ 43 3.1.1. Nguyên nhân khách quan....................................................................... 43 3.1.2. Nguyên nhân chủ quan. ......................................................................... 44 3.2. Đề xuất một số biện pháp nâng cao văn hóa ứng xử của sinh viên trong trường Đại học. .................................................................................................. 44 3.2.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về văn hóa ứng xử cho sinh viên. .................................................................................................................. 45 3.2.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị. ..................................... 46 3.2.3. Đưa ra các quy định về văn hóa ứng xử cho sinh viên. ........................ 47 3.2.4. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về văn ứng xử. ............... 48 3.2.5. Xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng cho sinh viên. ............................. 48 3.2.6. Trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng văn hóa ứng xử. ......... 49 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 50 PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 52
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn hóa ứng xử là một trong những vấn đề đang được xã hội rất quan tâm. Văn hóa ứng xử là sự thể hiện triết lý sống, lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội. Bản chất của văn hóa ứng xử là đạo đức, tình cảm, là lý trí và sự nhẫn nhịn, nhường nhịn. Còn biểu hiện của văn hóa ứng xử gồm có văn hóa nói và văn hóa hành động. Trong khi đó, nghệ thuật ứng xử luôn xuất phát từ cuộc sống chân thực, lối sống chất phác, thái độ nhân văn và tâm lý sâu sắc. Văn hóa ứng xử nói chung và văn hóa ứng xử nơi nói riêng chính là thước đo sự văn minh của mỗi cán bộ công chức, cũng như của sinh viên hay nói khác đi nó phản ánh sự nhận thức cũng như ý thức của mỗi cá nhân trong môi trường nơi . Con người tác động đến việc hình thành văn hóa nói chung và văn hóa ứng xử nói riêng với những giá trị bền vững được kế thừa và tiếp thu có chọn lọc từ quá khứ đến hiện tại, tương lai, từ môi trường bên trong đến bên ngoài sẽ có tác động trở lại góp phần hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, đạo đức cho cán bộ công chức, đặc biệt là cho sinh viên. Văn hóa ứng xử không chỉ được hiểu là giá trị cốt lõi mà còn là đạo đức, quy tắc, chuẩn mực ứng xử giữa nhiều chủ thể đặc biệt là với sinh viên nhằm phát huy hết khả năng trình độ văn hóa, để đạt được hiệu quả lớn nhất có thể trong mọi hoạt động. Văn hóa ứng xử đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đạo đức làm việc khoa học, kỷ cương và dân chủ. Ngoài ra, yếu tố văn hóa còn giúp mỗi thành viên tôn trọng kỷ luật, tôn vinh chức vụ, vun đắp mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác vì sự phát triển của xã hội. Giúp đánh thức, trau dồi năng lực, sức sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo môi trường thân thiện, văn minh, nâng cao hình ảnh sinh viên gương mẫu trong mắt mọi người và mang đến cho mỗi tổ chức một màu sắc và văn hóa riêng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng 1
- đến quá trình xây dựng văn hóa ứng xử, như yếu tố chủ quan về tác phong , chuẩn mực giao tiếp, tâm tư tình cảm của mỗi người. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (nay là HVHCQG) một cơ sở giáo dục đại học. Theo xu thế vận động phát triển giáo dục toàn cầu và cả nước, nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của văn hóa ứng xử, Ban giám hiệu Nhà trường kết hợp với các khoa trung tâm của trường luôn quan tâm, sát sao trong việc xây dựng môi trường giáo dục thân thiện văn minh nhưng lại đảm bảo tính kỷ luật, đoàn kết. Tuy nhiên, theo sự phát triển của xã hội văn bản quy định về văn hóa ứng xử của nhà trường còn một vài khuyết điểm tình hình triển khai, thực hiện văn hóa ứng xử của sinh viên, nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế... chưa đáp ứng yêu cầu tất yếu phát triển bền vững của nhà trường khi tiến tới một môi trường văn hóa văn minh. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải xây dựng cho sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội (HVHCQG) nói chung và sinh viên Khoa Quản trị văn phòng nói riêng trở thành biểu tượng của nhà trường về mọi mặt. Từ những lí do mang tính cấp thiết trên, nhằm giúp mọi người thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa cho sinh viên Khoa quản trị văn phòng trường đại học Nội vụ Hà Nội (nay là HVHCQG), qua đó cũng đưa ra một số giải pháp để khắc phục. Là sinh viên Khoa Quản trị văn phòng, chúng tôi mong muốn được giải quyết vấn đề thực tiễn này, nên đã chọn đề tài: “Xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng trường đại học Nội vụ Hà Nội”. 2. Tình hình nghiên cứu. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn đề tài về văn hóa ứng xử nói chung là một trong những đề tài được rất nhiều tác giả quan tâm. Trước khi chọn nội dung xây dựng văn hóa ứng xử tại Khoa quản trị văn phòng, Trường đại học Nội vụ Hà Nội (nay là HVHCQG) làm đề tài nghiên cứu chúng 2
- tôi đã tìm hiểu và học hỏi được một số kinh nghiệm viết bài của các tác giả đã có đề tài nghiên cứu về nội dung trên. Trong những năm qua, đã có một số tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này: Tình hình nghiên cứu trong nước: Trong nước, các công trình nghiên cứu về văn hóa ứng xử khá đa dạng, phong phú và được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tiêu biểu có một số công trình sau đây: - Tác giả Lê Thị Bừng viết trong cuốn Tâm lí học ứng xử cho rằng khái niệm ứng xử như sau: “Ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng tùy thuộc vào trí thức, kinh nghiệm và nhân cách của của nhân cách nhằm đạt được kết quả giao tiếp cao nhất”. Từ khái niệm trên, có thể hiểu được bản chất của ứng xử trong giao tiếp là sự phản ứng thể hiện của hành vi, cử chỉ và thái độ, hành động của con người trong một tình huống cụ thể. Trong cuốn sách tác giả nêu lên thể hiện một số tình huống cụ thể từ cơ bản đến phức tạp nhất. Tuy nhiên, trong cuốn sách tác giả chưa đề cập đến thuật ngữ “văn hóa ứng xử”, hay nói cách khác chỉ đề cập đến mối quan hệ chung chung giữ thầy và trò. - Tác giả Phạm Phương Thảo đã viết “Chuyện về ứng xử văn hóa” với tâm huyết đó, chia sẻ 51 bài viết là những câu chuyện mà tác giả chứng kiến, suy ngẫm và đúc rút được từ cuộc sống, từ quá trình công tác, nhất là giai đoạn đảm nhiệm những vị trí quản lý cấp cao trong nền hành chính công của thành phố, là những vấn đề thời sự bao trùm nhiều lĩnh vực, ứng xử nơi công cộng và đối với môi trường để có môi trường sống tiện nghi, xanh - sạch - đẹp và bền vững (văn hóa xếp hàng, văn hóa giao thông, giảm tiếng ồn, giảm sử dụng túi nhựa, ống 3
- hút…); ứng xử trong nhà trường và xã hội sao cho hài hòa, văn minh, tiến bộ (phát huy văn hóa đọc, giảm tiệc tùng, tiết kiệm trong lễ lạc…) Cuốn sách “Đắc Nhân Tâm” của tác giả Dale Carnegie. Nội dung của cuốn sách giúp ta có cái nhìn khác hơn về khái niệm Đắc Nhân Tâm. Nó không còn là nghệ thuật thu phục lòng người và làm cho tất cả mọi người xung quanh yêu mến mình. Mà Đắc Nhân Tâm ở đây sẽ có ý nghĩa đó cần được thụ đắc bằng sự hiểu rõ bản thân, thành thật với chính mình. Cần phải hiểu biết và quan tâm đến những mọi người xung quanh. Chỉ như vậy bạn mới có thể nhìn ra và khơi gợi được những tiềm năng ẩn khuất ở nơi họ. Từ đó, giúp họ phát triển lên một tầm cao mới. Đây một trong những nghệ thuật cao nhất về con người để “Hiểu mình” và “Hiểu người”. Đó mang ý nghĩa sâu sắc nhất và được đúc kết từ những nguyên tắc vàng của tác giả Dale Carnegie. - Bên cạnh các công trình trên, còn có các luận văn, bài báo, bài viết đăng trên các tạp 5 chí khoa học đề cập, nghiên cứu liên quan đến văn hóa ứng xử, như: TS. Nguyễn Huy tác giả bài viết Xây dựng văn hóa ứng xử nơi công cộng tạp chí Tuyên Giáo Trung Ương, Phòng Nguyễn Minh Đoan (2006), Yếu tố văn hóa trong các hoạt động nhà nước, Tạp chí Luật học số 11, luận văn: Võ Minh Hoàng (2010), Xây dựng văn hóa trong cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn quận tại TP. Hồ Chí Minh, Văn Thị Xuân (2013), Thực hiện văn hóa tại các cơ quan hành chính nhà nước trong giai đoạn 2011 – 2020. Tình hình nghiên cứu ngoài nhà nước: - Các nước phát triển, trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp, bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra những cách riêng giúp làm việc nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn thì có một cách khá tốt để xây dựng giá trị bản thân đó là hình thành những thói quen, lề lối làm việc, phương cách ứng xử cùng hành vi văn minh, lịch sự chốn hay nói cách khác là văn hóa ứng xử. Chính vì 4
- vậy, văn hóa ứng xử luôn là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm, nên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này như: - Relation between organizational culture, identity and image. European Journal of Marketing, 31, 356-365 (tạm dịch: Hatch, M. J., & Schultz, M. (1997). Mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức, bản sắc và hình ảnh. Schraeder, M. (2005). Organizational culture in public sector organizations: Promoting change through training and leading by example. Leadership & Organization Development Journal, 26, 492-502 (tạm dịch: Schraeder, M. (2005). - Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vai trò, chức năng, thực trạng văn hóa tổ chức nói chung và văn hóa ứng xử nói riêng. Theo đó, văn hóa ứng xử đóng vai trò quan trọng trong tổ chức hoạt động của một cơ quan hay tại các doanh nghiệp. Qua đó cho thấy, có không ít các công trình, sách, bài viết nghiên cứu liên quan đến văn hóa ứng xử. Các công trình này, dù tiếp cận ở khía cạnh nào thì đều góp phần hình thành nên cơ sở khoa học về cả lý luận và thực tiễn đối với văn hóa . Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nào là đề tài nghiên cứu về văn hóa ứng xử tại Khoa Quản trị văn phòng tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Do vậy, trong đề tài nghiên cứu xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên khoa quản trị văn phòng trường đại học nội vụ Hà Nội, nhằm góp phần nâng cao văn hóa ứng xử của sinh viên Khoa Quản trị văn phòng nói riêng và văn hóa của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Học Viện Hành Chính Quốc Gia) trong thời gian tới. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục tiêu nghiên cứu. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung của văn hóa ứng xử. - Vận dụng lý luận chung để tìm hiểu chi tiết thực trạng xây dựng văn hóa cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng của trường đại học Nội vụ Hà Nội. Phân 5
- tích ưu, nhược điểm về thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử và sự ảnh hưởng của văn hóa ứng xử đến công tác tổ chức, hoạt động và điều hành của Khoa trung tâm kết hợp chịu sự quản lý của nhà trường. - Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện việc xây dựng và duy trì văn hóa ứng xử cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng của trường đại học Nội vụ Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả văn minh nơi công cộng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi xác định đề tài này gồm những nhiệm vụ sau: - Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng của trường đại học Nội vụ Hà Nội. - Thứ hai, tìm hiểu, khảo sát và đánh giá tình hình thực tiễn văn hóa ứng xử cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng của trường đại học Nội vụ Hà Nội; - Thứ ba, đề xuất một số giải pháp để xây dựng và hoàn thiện văn hóa ứng xử cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng của trường đại học Nội vụ Hà Nội; 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng văn hóa ứng xử của sinh viên tại Khoa Quản trị văn phòng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi thời gian Từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023 4.2.2. Phạm vi không gian 6
- Giới hạn tại Khoa Quản trị văn phòng trường đại học Nội vụ Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu. Để giải quyết các nhiệm vụ và đạt được mục đích đã đặt ra của đề tài, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin. Nguồn tài liệu mà phục vụ cho đề tài nghiên cứu bao gồm cả nguồn tài liệu thứ cấp và sơ cấp. Đối với mỗi loại dữ liệu trên, tác giả lại có phương pháp thu thập riêng và để có được nguồn tài liệu trung thực, đáng tin cậy nhất phục vụ cho việc phân tích xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên Khoa quản trị văn phòng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Để có được tài liệu, nhóm đã thu thập nhiều công trình nghiên cứu trước có liên quan đến văn hóa ứng xử như: sách chuyên khảo, bài báo tạp chí khoa học chuyên ngành, bài viết mang tính nghiên cứu và trao đổi trên các diễn đàn Internet, văn bản pháp luật,… Sau khi thu thập các tài liệu trên, nhóm đã thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo thời gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong đề tài để thuận tiện cho việc mã hóa các dữ liệu này. Đối với dữ liệu thứ cấp, nhóm thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo thời gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong đề tài và tiến hành mã hóa các dữ liệu này theo đề tài. Ngoài ra, để xử lý dữ liệu, nhóm còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp thống kê, so sánh,… từ đó có được những thông tin đầy đủ nhất về xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên Khoa quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 5.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp 7
- Phương pháp này được nhóm sử dụng sau khi đã nghiên cứu các tài liệu để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hóa ứng xử cho sinh viên Khoa quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội, phân tích các yếu tố, các mặt sau đó tổng hợp lại để làm rõ thực trạng văn hóa trường Đại học Nội vụ Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa ứng xử cho sinh viên tại Khoa Quản trị văn phòng. 6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. Việc tìm hiểu xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng của trường đại học Nội vụ Hà Nội là góp phần đánh giá việc thực hiện xây dựng văn hóa , tạo thêm nguồn dữ liệu thực tiễn làm cơ sở cho việc hoạch định những chính sách, giải pháp phù hợp nhằm khắc phục những hạn chế về xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội nói chung và sinh viên khoa quản trị văn phòng nói riêng. Và cũng là góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng một nền hành chính, một môi trường học tập trong sạch, minh bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoạt động có hiệu lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. 7. Đóng góp mới của đề tài. - Đề tài đã hệ thống, phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về xây dựng văn hóa ứng xử tại trường đại học; - Đề tài đã phân tích, đánh giá và làm rõ thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng của trường Đại học Nội vụ Hà Nội từ năm 11/2022 đến 5/2023. - Đề tài đã đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao việc xây dựng văn hóa ứng xử cho sinh viên Khoa Quản trị văn phòng của trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời gian tới. 8
- Ngoài các phần khác như phần mở đầu, phần kết luận,…đề tài nghiên cứu còn có phần nội dung gồm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về văn hoá ứng xử và khái quát chung về sinh viên Khoa Quản trị văn phòng tại trường đại học Nội vụ Hà Nội. Chương II: Thực trạng xây dựng văn hoá ứng xử của sinh viên Khoa quản trị văn phòng trường đại học Nội vụ Hà Nội. Chương III: Một số giải pháp nhằm góp phần xây dựng văn hoá ứng xử cho sinh viên Khoa quản trị văn phòng trường đại học Nội Vụ Hà Nội. 9
- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ ỨNG XỬ VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử. 1.1.1. Khái niệm về văn hóa. Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, dưới góc độ nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều định nghĩa về văn hóa, mỗi định nghĩa lại phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Croeber và Clyde Khluckhohn đã từng thống kê có 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Có sự khác nhau này là do những góc độ tiếp cận và các lĩnh vực khác nhau sẽ có định nghĩa về văn hóa khác nhau. “Văn hóa” là một trong các từ ngữ được dùng rộng rãi nhất không chỉ trong các môn khoa học tinh thần, trong hoạt động văn hóa và du lịch, mà còn cả trong đời thường của mọi người dân. Văn hóa được xem là khái niệm có liên quan tới mọi lĩnh vực trong đời sống vật chất và tinh thần của con người. Khái niệm về văn hóa đã được hình thành và phát triển thông qua những nghiên cứu của các nhà khoa học. Với việc nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau thì năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”. Theo định nghĩa đã được đưa ra thì E.B.Tylor cho rằng văn hóa có thể đồng nhất với văn minh của con người và được nhìn nhận dưới góc độ bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế - xã hội, pháp luật, văn học...Như vậy, văn hóa theo định nghĩa trên là những mảng liên kết mang tính hệ thống và dàn trải. Tuy nhiên, đó 10
- là xét dưới góc độ của tộc người học nói chung. Song, về cơ bản thì văn hóa là một khái niệm trừu tượng và không thể định hình hoặc so sánh. Vì vậy dưới một góc độ nào đó khó có thể đưa ra định nghĩa toàn vẹn về khái niệm này. Khác với E.B. Tylor thì AL. Kroeber và Kluckhohn lại đưa ra khái niệm là “Văn hóa là những mô hình hành động minh thị và ám thị được truyền đạt dựa trên những biểu trưng, là những yếu tố đặc trưng của từng nhóm người... Hệ thống văn hóa vừa là kết quả hành vi vừa trở thành nguyên nhân tạo điều kiện cho hành vi tiếp theo”. Tác giả cho rằng văn hóa là khái niệm không mang tính chất dàn trải mà khái quát lại trên cơ sở là những đặc trưng, yếu tố cơ bản nhằm xác định một khái niệm về văn hóa mang tính chất thống nhất. Tác phẩm văn cơ sở văn hóa Việt Nam của tác giả Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. Như vậy với cách định nghĩa này, nội hàm của khái niệm văn hóa bao gồm: Thứ nhất, đó là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người và vì con người. Thứ hai, những giá trị mà con người sáng tạo ra đó phải mang nhân tính, nghĩa là nó phải mang tính người. Điều đó có nghĩa là có những giá trị do con người sáng tạo ra. Tóm lại, văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. 1.1.2. Ứng xử. Từ lâu vấn đề ứng xử của con người là một phạm trù được nhiều nhà tâm lí học, xã hội học, sinh vật học quan tâm. Bởi con người muốn tồn tại, trước hết phải dựa vào bản chất tự nhiên nhờ sự tiến hóa của thế giới vật chất, vì thế nó cũng chịu sự chi phối của tự nhiên đồng thời tác động lại tự nhiên nhờ những 11
- phản ứng của cơ thể. Những phản ứng đáp lại đối với tự nhiên theo cách này hay cách khác có thể coi là ứng xử. Ứng xử là một từ ghép gồm hai từ “ửng” và “xử”. Mà ứng và xử lại bao gồm nhiều nghĩa khác nhau: ứng phó, ứng đáp, ứng đối, ứng biến và xử sự, xử lý, xử trí, xử thế, hành xử... Dưới những góc độ khác nhau thì có nhận định về ứng xử khác nhau, như dưới góc độ xã hội học, tâm lý học, sinh học cũng đều có những nhận định khác nhau về ứng xử. Tổng hòa tất cả các góc độ khác nhau về ứng xử ta có thể rút ra được những đặc điểm cơ bản về ứng xử: Ứng xử là những phản ứng của con người đáp lại đối với tự nhiên; là điều chủ thể cảm thấy nhận thấy, hiểu mình đang đứng trước tình huống nào để tổ chức hoạt động đáp trả lại tình huống đó. - Hay là: Trong ứng xử những suy nghĩ của chủ thể luôn được biểu hiện ra bên ngoài thông qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, sắc thái tình cảm... mà đối tác và những người xung quanh có thể quan sát và nhận biết được - Ứng xử không diễn ra một cách tùy tiện mà thường tuân theo khuôn mẫu nhất định nào đó. - Ứng xử thể hiện ở chỗ con người không chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán. Sự lựa chọn đó có được dựa trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người xung quanh và yếu tố bên ngoài tác động vào con người. Như vậy “ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động trong giao tiếp mà chủ 12
- động trong phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng tùy thuộc vào trí thức, kinh nghiệm và cả tính nhằm đạt được kết quả giao tiếp cao nhất.” 1.1.3. Khái niệm văn hóa ứng xử. Văn hóa ứng xử là hệ thống giá trị, chuẩn mực vật chất và tinh thần thể hiện chân, thiện, mỹ, sự nhận thức, khả năng vận dụng tri thức vào đời sống thực tiễn được cụ thể hóa thành hành vi, thái độ, cử chỉ, lời nói của cá nhân, tập thể phù hợp với môi trường, hoàn cảnh. Văn hóa ứng xử có khả năng chi phối hành vi của con người, những tác động của ứng xử thể hiện qua nhiều cách thức, chủ yếu được nhìn nhận qua mối quan hệ giữa con người với con người thông qua tri thức và các giá trị văn hóa mà người đó tiếp nhận được trong giáo dục, do đó, vấn đề ứng xử được đặt ra như một nhu cầu của quá trình phát triển văn hóa nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Hiện nay, hoạt động văn hóa mang tính chất quốc tế xuất hiện trong mọi hoạt động của xã hội từ giáo dục, sách báo, phim ảnh, truyền hình và là điều kiện để giao lưu, tiếp biến văn hóa. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số quan niệm về văn hóa ứng xử, văn hóa học đường, văn hóa ứng xử trong nhà trường. Do cách tiếp cận và quan niệm khác nhau nên có nhiều khái niệm về văn hóa ứng xử. “Văn hóa ứng xử là thế ứng xử, là sự thể hiện triết lí sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ vi mô (gia đình) đến vĩ mô (nhân gian). Theo Đỗ Long“Văn hóa ứng xử là hệ thống thái độ và hành vi được xác định để xử lí các mối quan hệ giữa người với người trên các căn cứ pháp lí và đạo lí nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển của cộng đồng, của xã hội”. Có thể hiểu ứng xử là “ cách sống, cách đối nhân xử thế, cách cư xử, thái độ và hành vi của cá nhân, của nhóm xã hội đối với một vấn đề một cá nhân hay một nhóm xã hội khác”. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5311 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2189 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Quy luật Taylor và khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái ở các nền kinh tế mới nổi
59 p | 1035 | 184
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 673 | 182
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1697 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 701 | 148
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Dạy học chủ đề tự chọn Ngữ Văn lớp 9 - CĐ Sư phạm Daklak
39 p | 1477 | 137
-
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Ảnh hưởng của sở hữu bởi nhà quản trị lên cấu trúc vốn và thành quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ 2007-2011
94 p | 1196 | 80
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực – nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần Hóa chất Vật liệu điện Hải Phòng
87 p | 311 | 78
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 514 | 74
-
Báo cáo: Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong 10 năm 1991 - 2000 thuộc ngành Y Tế
8 p | 727 | 65
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 328 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ lao động tại công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
73 p | 228 | 40
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 291 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 274 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 165 | 11
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
0 p | 133 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn