intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Những vấn đề cơ bản của thuế thu nhập cá nhân

Chia sẻ: Ho Ho | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:49

321
lượt xem
62
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Những vấn đề cơ bản của thuế thu nhập cá nhân" trình bày nội dung gồm 4 phần: phần 1 khái niệm và mục tiêu của thuế TNCN, phần 2 nội dung chính sách thuế TNCN hiện hành, phần 3 căn cứ tính thuế TNCN, phần 4 kế toán thuế TNCN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Những vấn đề cơ bản của thuế thu nhập cá nhân

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA KINH TẾ & KẾ TOÁN ---  --- BÀI THUYẾT TRÌNH ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Bình Định, tháng 09/2013
  2. DANH SÁCH NHÓM 1. NGUYỄN THỊ NGỌC NỞ 2. NGUYỄN THỊ NỮ 3. NGUYỄN THỊ HẬU 4. NGUYỄN THỊ TRANG 5. NGUYỄN THỊ NGÂN 6. LÊ THỊ NGỌC 7. VÕ THỊ HỒNG VINH 8. ĐẶNG THỊ ÁNH NGỌC 9. TẠ THỊ NGUYỆT PHƯỢNG 10. PHAN NHƯ QUỲNH 11.
  3. LỜI MỞ ĐẦU Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử. Lịch sử xã h ội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phát triển của nhà nước. Để duy trì s ự tồn t ại đồng thời với việc thực hiện các chức năng của mình, nhà nước cần có nguồn vật chất để thực hiện những chỉ tiêu có tính chất xã hội. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước thu một bộ phận của cải xã hội để có được nguồn vật chất đó. Quan hệ thu, nộp những nguồn vật chất này chính là thuế.Từ sự phân tích khái quát đó có thể cho thấy, thuế là một khoản thu của ngân sách nhà nước mang tính bắt bu ộc, không mang tính hoàn trả trực tiếp và được pháp luật quy định đối với các t ổ ch ức kinh tế xã hội cũng như mọi thành viên trong xã hội . - Căn cứ theo đối tượng đánh thuế, nghĩa là thu ế đánh trên cái gì, thu ế được chia thành: + thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp … + Thuế tài sản như thuế sử dụng tài sản nhà nước (thuế sử dụng đất nông nghiệp , thuế tài nguyên …), thuế chuyển nhượng tài sản ( thuế chuyển giao quyền sử dụng đất, thuê mua, bán các tài sản như nhà, xe cộ …). + Thuế tiêu dùng đánh vào hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường trong nước và xuất nhập khẩu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt… - Căn cứ theo tính chất chuyển giao của thuế thì thuế được chia thành hai loại là thuế trực thu và thuế gián thu
  4. Trong các loại thuế trực thu, thuế thu nhập cá nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thu đối với ngân sách nhà nước. Bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường đều coi thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế có t ầm quan trọng lớn trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách và th ực hi ện công bằng xã hội. Thuế thu nhập cá nhân lần đầu tiên ra đời ở Anh (1841) sau đ ến Nh ật (1887), Đức (1889), Mỹ (1913) và Mỹ trở thành quốc gia có t ỷ suất thuế thu nhập cá nhân lớn nhất thế giới chiếm tới 35% - 60% tổng thu từ thuế vào ngân sách nhà nước. Trung Quốc, thuế thu nh ập cá nhân ra đời từ năm 1941 nhưng đến năm 1955 mới trở thành một sắc thu ế đ ộc lập. ở Pháp, thuế thu nhập cá nhân ra đời năm 1961, Liên Xô năm 1922,Hàn Quốc năm 1974 và cho đến nay theo thống kê của ERNST& YOUNG tại “the global Excutive” hiện nay thế giới có h ơn 136 nước áp dụng thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới thông thường đánh vào c ả cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinh doanh. Thuế này được coi là loại thuế đặc biệt vì có lưu ý đến hoàn cảnh của các cá nhân có thu nh ập phải nộp thuế thông qua việc xác định miễn, giảm thuế hoặc kho ản miễn trừ đặc biệt . Nắm bắt được tầm quan trọng của thuế TNCN nhóm em xin trình bày về đề tài:“Những vấn đề cơ bản của thuế TNCN”. Nội dung bài thuyết trình gồm 4 phần: Phần 1: Khái niệm và mục tiêu của thuế TNCN Phần 2:Nội dung chính sách thuế TNCN hiện hành Phần 3: Căn cứ tính thuế TNCN Phần 4: Kế toán thuế TNCN
  5. Phần 1:Khái niệm và mục tiêu của thuế TNCN 1.1. Khái niệm Thuế thu nhập cá nhân là loại thu ế trực thu đánh vào thu nh ập chính đáng của từng cá nhân. Do là thuế trực thu nên nó ph ản ánh sự đ ồng nhất giữa đối tượng nộp thuế theo luật và đối tượng chịu thuế theo ý nghĩa kinh tế. Người chịu thuế thu nhập cá nhân không có kh ả năng chuyển giao gánh nặng thuế khoá sang cho các đối t ượng khác t ại th ời điểm đánh thuế. 1.2. Mục tiêu Mục tiêu của việc ban hành và áp dụng Pháp lệnh thuế thu nhập đ ối với người có thu nhập cao, sau này là Luật thuế thu nhập cá nhân là: - Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước: Sự giảm dần các loại thuế xuất nhập khẩu do yêu cầu tự do hóa thương mại nên thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người của cá nhân ngày càng tăng từ đó thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần quan trọng vào vi ệc tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Thực tế tỷ trọng thu thuế TNCN trong tổng thu ngân sách c ủa nhi ều quốc gia đã phản ánh tiến trình đó, tại các nước khối ASEAN: 5-10%, các nước phát triển có tỷ trọng 15-16% có nước đạt tới tỷ trọng 30- 40% như Anh, Mỹ. Tại Việt Nam, mới tiếp cận chính sách thu và còn phân tán ở nhiều sắc thuế nhưng cũng đã có kết quả tăng trưởng thu khá lớn trong những năm gần đây: năm 1991 thu theo chính sách thu ế thu nhập đối với người có thu nhập cao là 62 t ỷ, thì đ ến năm 2000 thu
  6. được 1.832 tỷ và đến năm 2005 số thu đã đạt 8.300 tỷ. Tuy vậy t ỷ trọng thu cũng mới chỉ đạt khoảng 5% tổng thu ngân sách. - Góp phần thực hiện công bằng xã hội: Thông thường, thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh vào thu nhập cao h ơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức c ần thiết. Thêm vào đó khi thu nhập cá nhân tăng lên thì t ỷ l ệ thu thu ế cũng tăng thêm. Ở nhiếu nước còn có quy định miễn, giảm thuế cho những cá nhân mang gánh nặng xã hội. Ở nước ta hiện nay, thu nhập của các tầng lớp nhân dân có sự chênh lệch nhau, số đông dân cư có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có m ột số cá nhân có thu nhập khá cao, nhất là những cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khu chế xuất hoặc có một số cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang lại số thu lớn cho ngân sách Nhà n ước, song xét trên phương diện công bằng xã hội và phương diện công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước thì thuế thu nh ập cá nhân có v ị trí c ực kỳ quan trọng, do đó việc điều tiết thuế thu nhập đối với nh ững người có thu nhập cao là cần thiết, đảm bảo thực hiện chính sách công b ằng xã hội. Phần 2: Nội dung chính sách thuế TNCN hiện hành 2.1. Người nộp thuế 1. Người nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định Số: 65/2013/NĐ-CP. Ph ạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau: a) Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
  7. b) Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập. 2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau: a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam. b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau: - Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú; - Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế. Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại Điểm này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại Việt Nam. 3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này. 2.2. Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây: 1) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, bao gồm:
  8. a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, d ịch v ụ theo quy định của pháp luật. Riêng đối với thu nh ập từ hoạt đ ộng s ản xu ất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chỉ áp dụng đối với trường hợp không đủ điều kiện được miễn thuế quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định số: 65/2013/NĐ-CP b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có gi ấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. +) Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận đ ược t ừ người sử dụng lao động, bao gồm: a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, ti ền công nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền. b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau: - Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp m ột l ần theo quy đ ịnh của pháp luật về ưu đãi người có công; - Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ; - Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang; - Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; - Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực;
  9. - Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh ngh ề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nh ận nuôi con nuôi, tr ợ c ấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, ti ền tu ất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của B ộ luật lao đ ộng và Lu ật bảo hiểm xã hội; - Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy đ ịnh c ủa pháp luật; - Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao; - Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, h ỗ trợ một lần đ ối với cán bộ, công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; - Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản; - Phụ cấp đặc thù ngành nghề; Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế quy định tại Điểm này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quy ền quy định. c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức nh ư: Ti ền hoa h ồng môi giới, tiền tham gia đề tài, dự án, tiền nhuận bút và các khoản tiền hoa hồng, thù lao khác;
  10. d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng qu ản tr ị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý, các hiệp hội, h ội nghề nghi ệp, và các tổ chức khác; đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng ti ền ngoài ti ền l ương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức: - Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có); - Khoản tiền phí tích lũy mua bảo hiểm nhân th ọ, b ảo hi ểm không b ắt buộc khác, tiền tích lũy đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện, do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động. Trước khi trả tiền bảo hiểm, tiền lương hưu cho cá nhân, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hưu trí tự nguyện có trách nhiệm khấu trừ thu ế theo tỷ lệ 10% đối với khoản tiền phí tích lũy, tiền tích lũy đóng góp quỹ tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013; - Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác ph ục vụ cho cá nhân theo yêu cầu, như: Chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ; - Các khoản lợi ích khác theo quy định của pháp luật. e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây: - Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong t ặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình th ức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng;
  11. - Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận; - Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng ch ế, phát minh đ ược c ơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; - Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau: - Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám ch ữa b ệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân (b ố, m ẹ, v ợ/ chồng, con) của người lao động; - Khoản tiền nhận được theo chế độ liên quan đến sử dụng ph ương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, t ổ ch ức đảng, đoàn thể; - Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật; - Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia, phục vụ hoạt động đảng, đoàn, Quốc hội hoặc xây dựng văn bản quy ph ạm pháp luật của Nhà nước; - Khoản tiền ăn giữa ca do người sử dụng lao động chi cho người lao động không vượt quá mức quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài, người
  12. lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần; - Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung h ọc ph ổ thông do người sử dụng lao động trả hộ. 3) Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm: a) Tiền lãi cho vay; b) Lợi tức cổ phần; c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, k ể c ả tr ường h ợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, danh tiếng, quyền sử dụng đất, phát minh, sáng chế; trừ thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu Chính phủ. 4) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm: a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế; b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác. 5) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm: a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài s ản g ắn li ền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở, k ể cả nhà ở hình thành trong tương lai;
  13. c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước; d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuy ển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức; Thu nhập chịu thuế tại khoản này bao gồm cả khoản thu nh ập từ vi ệc ủy quyền quản lý bất động sản mà người được ủy quyền có quy ền chuyển nhượng bất động sản hoặc có quyền như người sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật. 6) Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật, bao gồm: a) Trúng thưởng xổ số; b) Trúng thưởng khuyến mại dưới các hình thức; c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino; d) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có th ưởng và các hình th ức trúng thưởng khác. 7) Thu nhập từ bản quyền, bao gồm: a) Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng c ủa quyền sở hữu trí tuệ: Quyền tác giả và quy ền liên quan đ ến quy ền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng; b) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ: Bí quyết kỹ thuật, kiến th ức kỹ thuật, các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ. 8) Thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật thương mại.
  14. 9) Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các t ổ ch ức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. 10) Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác ph ải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. 2.3.Thu nhập miễn thuế 1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau. 2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài s ản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuy ển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. 3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm c ả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy đ ịnh c ủa pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu n ội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau.
  15. 5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào ho ạt đ ộng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. 6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất. 7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, thu nh ập t ừ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. 8. Thu nhập từ kiều hối. 9. Phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật. 10. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả theo quy đ ịnh c ủa Luật bảo hiểm xã hội, tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện. Cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu do nước ngoài trả. 11. Thu nhập từ học bổng 12. Tiền bồi thường bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm s ức khỏe, tiền bồi thường tai nạn lao động, các khoản bồi th ường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. 13. Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích thu lợi nhuận.
  16. 14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì m ục đích t ừ thiện, nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính ph ủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ xác định các khoản thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều này. 2.4.Giảm thuế 1. Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp. 2. Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ và việc xét giảm thuế thu nh ập cá nhân quy định tại Điều này. 2.5. Quy đổi thu nhập chịu thuế ra Đồng Việt Nam 1. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được tính bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên th ị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh thu nhập. Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam 2. Thu nhập chịu thuế nhận được không bằng tiền phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo giá thị trường của sản phẩm, dịch vụ đó hoặc sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh thu nhập. 2.6. Kỳ tính thuế 1. Đối với cá nhân cư trú
  17. 1.1. Kỳ tính thuế theo năm: áp dụng đối với thu nh ập t ừ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công. - Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì năm tính thuế được tính theo năm dương lịch. - Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam d ưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì năm tính thuế đầu tiên đ ược xác định là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Từ năm thứ hai, năm tính thuế căn cứ theo năm dương lịch. 1.2. Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nh ập: áp d ụng đ ối v ới thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng. 1.3. Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đ ối v ới thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Trường hợp cá nhân áp dụng kỳ tính thuế theo năm thì phải đăng ký từ đầu năm với cơ quan thuế. 2. Đối với cá nhân không cư trú: - Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo t ừng l ần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế. - Trường hợp cá nhân kinh doanh không cư trú có địa điểm kinh doanh cố định như cửa hàng, quầy hàng,.. thì kỳ tính thuế áp dụng nh ư đ ối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh. 2.7. Quản lý thuế và hoàn thuế 1. Việc đăng ký thuế, kê khai, khấu trừ thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế và các biện pháp quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
  18. 2. Hoàn thuế - Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với nh ững cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế. - Đối với cá nhân đã uỷ quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân. Sau khi bù trừ, nếu còn số thuế nộp thừa thì được bù trừ vào kỳ sau hoặc hoàn thuế nếu có đề nghị hoàn trả. - Đối với cá nhân thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế có th ể lựa chọn hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau tại cùng cơ quan thuế. - Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định th ì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn. Phần 3: Căn cứ tính thuế TNCN 3.1. Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú 3.1.1. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thu ế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nh ập t ừ ti ền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau: 1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 trừ (-) các khoản giảm trừ quy định tại điều 9 Thông tư số: 111/2013/TT-BTC. Trong đó: 1.1. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được hướng dẫn tại điều 8 như sau: +)Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.
  19. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau: a) Đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp lu ật v ề k ế toán, hoá đơn chứng từ. a.1) Đối với cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ không xác định được doanh thu, chi phí và thu nh ập ch ịu thuế (sau đây gọi tắt là cá nhân kinh doanh nộp thuế theo ph ương pháp khoán). a.1.1) Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo ph ương pháp khoán thì thu nhập chịu thuế xác định như sau: Thu nhập chịu Doanh thu khoán Tỷ lệ thu nhập thuế trong kỳ tính = x trong kỳ tính thuế chịu thuế ấn định thuế Trong đó: - Doanh thu khoán được xác định theo tài liệu kê khai của cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế của cơ quan thuế và ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường. - Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định được xác định theo hướng dẫn điểm a.4, khoản 1, Điều này. a.1.2) Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo ph ương pháp khoán có sử dụng hóa đơn. a.1.2.1) Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng hóa đơn quyển, nếu trong qu ý doanh thu trên hoá đơn cao hơn doanh thu khoán thì ngoài việc nộp thuế theo doanh thu khoán còn phải nộp bổ sung thuế thu nhập cá nhân đối với ph ần doanh thu trên hoá đơn cao hơn doanh thu khoán. a.1.2.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán lẻ theo từng số th ì khai và nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% tính trên thu nh ập chịu thuế của từng lần phát sinh. Thu nhập chịu thuế của từng lần phát sinh được xác định như sau: Thu nhập chịu Doanh thu tính thu Tỷ lệ thu nhập thuế từng lần = nhập chịu thuế từng x chịu thuế ấn định phát sinh lần phát sinh Trong đó:
  20. - Doanh thu tính thu nhập chịu thuế từng lần phát sinh được xác định theo hợp đồng và các chứng từ mua bán. - Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định được xác định theo hướng dẫn tại điểm a.4, khoản 1, Điều này. a.1.2.3) Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sử dụng hóa đơn quyển có yêu cầu hoàn thuế thu nhập cá nhân thì doanh thu tính thuế của năm được xác định như sau: - Nếu doanh thu trên hóa đơn của cả năm thấp hơn doanh thu khoán thì doanh thu tính thuế của năm là doanh thu khoán. - Nếu doanh thu trên hóa đơn của cả năm cao hơn doanh thu khoán thì doanh thu tính thuế của năm là doanh thu trên hóa đơn. a.2) Đối với cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu không hạch toán được chi phí thì thu nhập chịu thuế được xác định như sau: Thu nhập chịu Doanh thu tính thu Tỷ lệ thu Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính = nhập chịu thuế trong × nhập chịu + thuế khác trong thuế kỳ tính thuế thuế ấn định kỳ tính thuế Trong đó: - Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác đ ịnh theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này. - Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định được xác định theo hướng dẫn tại điểm a.4, khoản 1, Điều này. - Thu nhập chịu thuế khác là các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình kinh doanh gồm: tiền phạt vi phạm hợp đồng; ti ền ph ạt do ch ậm thanh toán; tiền lãi ngân hàng trong quá trình thanh toán; ti ền lãi do bán hàng trả chậm, trả góp; tiền lãi do bán tài sản cố định; tiền bán ph ế liệu, phế phẩm và thu nhập chịu thuế khác. a.3) Đối với cá nhân kinh doanh lưu động (buôn chuyến) và cá nhân không kinh doanh có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng. Cá nhân kinh doanh lưu động (buôn chuyến) và cá nhân không kinh doanh có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng khai và nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% tính trên thu nhập chịu thuế của từng lần phát sinh. Thu nhập chịu thuế của từng lần phát sinh được xác định tương tự nh ư đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo ph ương pháp khoán s ử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán lẻ theo từng số theo hướng dẫn tại tiết a.1.2.2, điểm a, khoản 1, Điều này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2