ĐỀ TÀI : PHAN BỘI CHÂU VỚI VIỆC CẦU VIỆN NHẬT BẢN
lượt xem 22
download
Cầu viện Nhật Bản nhằm cứu nước, giải phóng dân tộc là hoạt động sôi nổi nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của chí sĩ Phan Bội Châu. Đề tài góp phần làm sáng tỏ chủ trương, nội dung, quá trình thực hiện và kết quả cầu viện Nhật Bản vào đầu thế kỷ XX của Phan Bội Châu. Qua đó làm sáng tỏ hơn về một giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc. Đồng thời đưa ra cái nhìn khách quan đối với con đường cứu nước cũng như các hoạt động cứu nước mà...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ TÀI : PHAN BỘI CHÂU VỚI VIỆC CẦU VIỆN NHẬT BẢN
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 PHAN BỘI CHÂU VỚI VIỆC CẦU VIỆN NHẬT BẢN PHAN BOI CHAU WITH ASKING FOR HELPING FROM JAPAN SVTH: Trần Thị Minh Lệ Lớp 07SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Giang Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm TÓM TẮT Cầu viện Nhật Bản nhằm cứu nước, giải phóng dân tộc là hoạt động sôi nổi nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của chí sĩ Phan Bội Châu. Đề tài góp phần làm sáng tỏ chủ trương, nội dung, quá trình thực hiện và kết quả cầu viện Nhật Bản vào đầu thế kỷ XX của Phan Bội Châu. Qua đó làm sáng tỏ hơn về một giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc. Đồng thời đưa ra cái nhìn khách quan đối với con đường cứu nước cũng như các hoạt động cứu nước mà ông đã chọn. ABSTRACT Asking for helping from Japan to save the country and liberate t he nationality is the most exciting activity of the strong willed-patriotic scholar – Phan Boi Chau in the revolutionary stage. The main purpose of the report is to study Phan Boi Chau’s the guid elines, the content of the implementing process and the results of asking for helping from Japan in the early twentieth century. Moreover it also makes clearer about a developing stage of our national history. Simultaneously, it contributes the objective views to Phan Boi Chau and his chosen path as well. 1. Mở đầu Phan Bội Châu là một nhà yêu nước lớn của nước ta đầu thế kỷ XX. Ông đã đề xướng ra chủ trương cầu viện Nhật Bản để cứu nước giải phóng dân tộc và phát triển xã hội. Xoay quanh vấn đề này có nhiều ý kiến khen chê khác nhau, các cuộc tranh luận khoa học đã và sẽ còn tiếp tục để đưa ra một nhận định khách quan nhất, đúng đắn nhất về Phan Bội Châu. Xuất phát từ nhiệm vụ của một sinh viên và cả sự say mê mong muốn tìm tòi, nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu sắc một vấn đề của lịch sử cận đại Việt Nam, được sự động viên, giúp đỡ của thầy cô và các bạn, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu một hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu: “Phan Bội Châu với việc cầu viện Nhật Bản”. Qua đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ mang đến cho riêng bản thân mình và cả những ai quan tâm những kết quả mới về hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu, chúng tôi cũng cố gắng đưa ra những nhận định của riêng mình về chủ trương cầu viện Nhật Bản của ông. 2. Nội dung 2.1. Chƣơng 1 PHAN BỘI CHÂU VỚI VIỆC THÀNH LẬP TỔ CHỨC HỘI DUY TÂN 2.1.1. Tình hình Việt Nam đầu thế kỷ XX a. Hoàn cảnh nước ta đầu thế kỷ XX Sau khi dập tắt phong trào Cần Vương, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914). Những tác động của nó đã làm xã hội Việt Nam lung 270
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 lay đến tận nền tảng. Chính sách chuyên chế về về chính trị mà Pháp cho thi hành ở nuớc ta càng làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng thêm sâu sắc. Trong hoàn cảnh đó yêu cầu khách quan là phải tìm ra con đường giải phóng dân tộc. b. Những ảnh hưởng bên ngoài tác động vào Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Các biến cố lớn ở châu Á như Mậu Tuất chính biến ở Trung Quốc (1898), sự hùng cường của Nhật Bản sau cải cách Minh Trị và chiến thắng đế quốc Nga trong chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) đã tác động đến Việt Nam đầu thế kỷ XX, thu hút các sĩ phu Việt Nam hướng về nước Nhật. Các tân thư tân báo quảng bá tư tưởng dân chủ tư sản được truyền vào nước ta ngày càng nhiều. Giới sĩ phu tiến bộ thức thời đã đón nhận trào lưu tư tưởng mới này và khởi xướng nên con đường cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Một đại diện tiêu biểu là Phan Bội Châu. 2.1.2. Vận động thành lập tổ chức hội Duy Tân của Phan Bội Châu a. Vài nét về Phan Bội Châu Phan Bội Châu (1867 - 1940) còn có tên là Phan Văn San, tự Sào Nam, quê ở Nam Đàn, Nghệ An. Từ nhỏ nổi tiếng là “thần đồng xứ Nghệ”, lớn lên ông ấp ủ ý chí cứu nước, cứu dân. Được đào tạo từ nền Nho học truyền thống, đồng thời tiếp thu trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu đã quyết định tìm kiếm một con đường cứu nước khác với các vị cách mạng tiền bối. Năm 1900 Phan Bội Châu đỗ giải nguyên. Danh tiếng của một khoa bảng cộng với khát khao tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc hội tụ trong một con người và sự nghiệp cách mạng của ông chính thức từ đây bắt đầu. Phan Bội Châu b. Quá trình vận động thành lập hội Duy Tân Trải qua một thời gian dài chuẩn bị tư tưởng và tìm hướng đi cho mình. Năm 1900, Phan Bội Châu cùng các đồng chí đề ra chương trình hành động cho tổ chức bí mật “khởi nghĩa quân”, là tiền thân của hội Duy Tân sau này. Từ năm 1902 - 1904 Phan Bội Châu ra Bắc vào Nam tìm kiếm đồng chí. Tháng 4 năm 1904, tại nhà Tiểu La ở Quảng Nam, Phan Bội Châu cùng 20 đồng chí lập nên một đảng bí mật. Đến năm 1906 cương lĩnh của Hội được văn bản hóa, tổ chức chính thức lấy tên là “Duy Tân hội”. Hội tôn Cường Để là cháu đích tôn sáu đời của vua Gia Long lên làm minh chủ và Phan Bội Châu làm hội trưởng hội Duy Tân. Tôn chỉ của Hội là đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục độc lập dân tộc và xây dựng một nước Phan Bội Châu và Cường Để Việt Nam mới. 271
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 c. Hội Duy Tân với chủ trương cầu viện Nhật Bản Một nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của Hội là xuất dương cầu viện. Trên cơ sở xác định phương pháp cách mạng là bạo động và yếu tố vũ khí có vai trò quyết định thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và Pháp, nhưng Pháp lại độc quyền quản lý và sản xuất do đó xuất dương cầu viện là điều tất yếu. Chọn Nhật Bản làm đối tượng xuất dương, Phan Bội Châu dựa trên hai tiêu chí: trước hết Nhật Bản là một nước “đồng văn đồng chủng” với Việt Nam; thứ hai Nhật Bản là nước hùng mạnh ở châu Á, có tiềm lực kinh tế to lớn, quốc phòng hùng mạnh. Tháng 4 năm 1904 hội Duy Tân quyết định chọn Nhật Bản làm nơi xuất dương cầu viện quân sự nhằm cứu nước giải phóng dân tộc. 2.2. Chƣơng 2 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHỦ TRƢƠNG CẦU VIỆN NHẬT BẢN CỦA PHAN BỘI CHÂU 2.2.1. Bước đầu thực hiện chủ trương cầu viện Để có thể thực hiện được những toan tính của mình, Phan Bội Châu và các cộng sự của ông đã khẩn trương và tích cực chuẩn bị về mọi mặt: kinh phí, nhân tài ngoại giao và viên hướng đạo. Sau khi bàn bạc kế hoạch cụ thể với những người thân cận, thượng tuần tháng 12 năm 1904 Phan Bội Châu vào kinh thành Huế gặp Cường Để nhằm trao đổi, bàn bạc trong đó quan trọng nhất là việc nói rõ sau này sẽ đưa ông xuất dương. Công việc tiến triển tương đối thuận lợi, Phan Bội Châu cùng đồng chí đã chu tất xong mọi t hứ. Xong việc Phan Bội Châu về quê thu xếp công việc chờ ngày xuất dương. Tháng giêng năm 1905 Phan Bội Châu cùng hai đồng hành là Tăng Bạt Hổ và Đặng Tử Kính lên đường sang Nhật. Cả ba đi thuyền từ Móng Cái sang Trung Quốc và đến Hương Cảng vào thượng tuần tháng 2. Vào thời điểm này chiến sự Nga - Nhật vẫn chưa kết thúc nên đến tháng 4 mới có tàu từ Trung Quốc sang Nhật Bản. 2.2.2. Sự điều chỉnh trong quá trình thực hiện a. Nguyên nhân của sự điều chỉnh Đặt chân lên đất Nhật, Phan Bội Châu tiến hành gặp gỡ Lương Khải Siêu và hội đàm với một số chính khách Nhật Bản. Qua các cuộc tiếp xúc và trao đổi, Phan Bội Châu thấy kế hoạch cầu viện quân sự ban đầu của mình quá sơ hở, không thể thực hiện được nên buộc phải điều chỉnh. Theo quan điểm của Lương Khải Siêu thì một khi quân Nhật đã vào nước ta thì rất khó ra, chẳng khác nào “đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau”. Không những vậy, bản thân các chính khách Nhật Bản cũng khước từ yêu cầu của Phan Bội Châu vì những yêu cầu của Phan Bội Châu có liên quan đến quan hệ quốc tế Nhật - Pháp. Riêng đối với Phan Bội Châu trong thời gian lưu trú ở Nhật Bản, những điều mà ông quan sát thực tế được về tình hình chính trị xã hội của nước Nhật cũng giúp ông có ít nhiều chuyển biến trong nhận thức. b. Từ cầu viện nhân sự sang bồi dưỡng nhân tài Được sự khuyến khích của Lương Khải Siêu, sự tạo điều kiện của các chính khách Nhật Bản và biết tận dụng những điều kiện thuận lợi ở Nhật không thể có trong nước, Phan Bội Châu đã điều chỉnh từ cầu viện quân sự sang cầu học Nhật Bản. Từ việc cầu viện về vũ khí, thậm chí nhờ Nhật gởi quân đội qua giúp Việt Nam đánh Pháp chuyển sang nhờ nước 272
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 Nhật bồi dưỡng nhân tài, để xây dựng thực lực trong nước chuẩn bị cho hoạt động cứu nước về sau. Nhật Bản trở thành điểm đến của nhiều thanh niên Việt Nam với mục đích là học tập. Phong trào đưa thanh niên sang Nhật học do Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo gọi là phong trào Đông Du (1905 - 1908). 2.2.3. Phong trào Đông Du a. Vận động thực hiện Đông Du Sau khi đã chuẩn bị xong những điều kiện cần thiết ở nước Nhật, tháng 7 - 1905 Phan Bội Châu về nước vận động thực hiện phong trào Đông Du. Ông đã đi nhiều nơi, dùng văn thơ tích cực vận động thanh viên xuất dương và vận động nhân dân cùng các nhà hảo tâm quyên góp học phí cho thanh niên sang Nhật Bản học tập. Phan Bội Châu còn bàn bạc với các đồng chí của mình về việc chuyển đổi phương châm hoạt động và bố trí để Cường Để xuất dương. Về nước chưa đầy một tháng, đến cuối tháng 7 - 1905 ông quay trở lại Nhật Bản mang theo 3 thanh niên đầu tiên du học. b. Triển khai thực hiện phong trào Đông Du Đưa những thanh niên Việt Nam lần đầu tiên xa gia đình đến một đất nước xa lạ, Phan Bội Châu và đồng chí của ông phải lo toan nhiều vấn đề: phải thu xếp nơi học tập và sinh hoạt cho du học sinh; thành lập các tổ chức đảm bảo hoạt động cho phong trào; thường xuyên vận động để có được và duy trì nguồn tài chính để ăn, ở, hoạt động, in ấn tài liệu tuyên truyền; tiếp tục vận động, tổ chức cho học sinh trong nước xuất dương và các hoạt động mở rộng giao du liên kết đồng chí… c. Phong trào Đông Du thất bại Sau một thời gian hoạt động, phong trào Đông Du bước đầu đã đi vào quỹ đạo, số học sinh từ vài ba người đã tăng lên hàng trăm người. Phong trào đang tiến triển thuận lợi thì ngày 10 - 6 - 1907 hiệp ước Nhật - Pháp được kí kết. Theo hiệp ước này, chính phủ Nhật và chính phủ Pháp thỏa thuận là sẽ ngăn cấm, đàn áp phong trào Đông Du. Về phía Pháp, chúng một mặt lợi dụng hiệp ước năm 1907 yêu cầu chính phủ Nhật trục xuất toàn bộ thanh niên và những người lãnh đạo phong trào Đông Du, mặt khác bắt giam những người thân của thanh niên du học, gây sức ép buộc họ về nước. Trong bối cảnh không còn kinh phí hoạt động, bị các thủ tục ngoại giao chặn bước, đến khoảng nửa sau năm 1908 phong trào Đông Du lâm cục diện giải thể. Năm 1909 Phan Bội Châu và Cường Để phải rời khỏi Nhật Bản. Với sự kiện này phong trào Đông Du đã hoàn toàn tan rã. 2.2.4. Đánh giá về chủ trương cầu viện Nhật Bản của Phan Bội Châu a. Những điểm hạn chế Sai lầm lớn nhất đưa đến thất bại trong con đường cứu nước của Phan Bội Châu là ông không thấy được tham vọng và bản chất đế quốc của Nhật Bản. Do quá tin vào Nhật Bản, sự giúp đỡ của Nhật, người “anh cả da vàng ”, để cuối cùng ông nhận ra đã là đế quốc thì dù da vàng hay da trắng cũng một duộc như nhau, đều có cùng một bả n chất là sẵn sàng thỏa hiệp với nhau để đàn áp phong trào cách mạng nhân dân các nước thuộc địa. Trong quá trình thực hiện, Phan Bội Châu và các đồng chí trong Hội cũng mắc 273
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 những sai lầm: chỉ chú ý vận động tầng lớp trên trong xã hội, không thấy quần chú ng nhân dân mới là động lực cách mạng; hội Duy Tân với việc tổ chức chưa chặt chẽ, thiếu quy định trong việc tuyển chọn thanh niên du học, tạo ra sơ hở cho Pháp phát hiện và đàn áp phong trào. b. Những điểm tích cực - Đánh giá về vấn đề cầu viện Nhật Bản của Phan Bội Châu, phải đặt trong bối cảnh nước ta đầu thế kỷ XX khi mà các phong trào cứu nước theo con đường phong kiến thất bại, con đường cách mạng vô sản chưa ra đời để thấy tính tiên phong thời đại của nó. Phải căn cứ vào nội dung, mục đích, phương thức tiến hành và bản chất của hoạt động cứu nước để có được sự nhìn nhận thật đúng đắn và khách quan. - Mặc dù phong trào Đông Du tan vỡ đánh dấu con đường cầu viện Nhật Bản của Phan Bội Châu thất bại, nhưng những tác động của nó đã đem lại bước phát triển m ới cho cách mạng Việt Nam; tác động trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tạo nền tảng cho những thay đổi của nước ta đầu thế kỷ XX; góp phần đào tạo đội ngũ trí thức sẵn sàng tiếp nhận con đường cách mạng vô sản; là mốc đánh dấu quan hệ hữu nghị với Nhật Bản trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục và cho đến nay phong trào Đông Du vẫn giữ nguyên giá trị tham khảo trong sự nghiệp phát triển đất nước. 3. Kết luận Trong bối cảnh nước ta đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu đã lựa chọn con đường cầu viện Nhật Bản để cứu nước giải phóng dân tộc, hoạt động đó đã kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, làm phong phú thêm các hoạt động yêu nước của nhân dân ta trong thời gian bị thực dân Pháp đô hộ. Trong quá trình thực hiện, ông có sự điều chỉnh linh hoạt từ cầu viện quân sự sang cầu học Nhật Bản. Nước Nhật đầu thế kỷ XX trở thành điểm đến của hàng trăm thanh niên Việt Nam, điểm đến của phong trào Đông Du (1905 - 1908). Phan Bội Châu là nhà yêu nước đầy nhiệt huyết, những hoạt động yêu nước của ông trong mấy thập niên, đặc biệt là việc ông đề xướng và lãnh đạo phong trào Đông Du xứng đáng để đưa ông đứng vào hàng ngũ những nhà yêu nước lớn của Việt Nam trong lịch sử. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban văn nghệ tỉnh Nghệ An (2000), Phong trào Đông Du và Phan Bội Châu. [2] Phan Bội Châu (2000), Tự Phán và Ngục Trung Thư, NXB VHTT, Hà Nội. [3] Dương Trung Quốc, Đinh Xuân Lâm, Võ Xuân Đàn (2007), Phong trào Đông Du ở miền Nam, NXB Văn hóa Sài Gòn. [4] Shiraishi Masaya (2000), Phong trào dân tộc Việt Nam và quan hệ của nó với Nhật Bản và Châu Á – Tư tưởng của Phan Bội Châu về cách mạng và thế giới, Tập 1, 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [5] Chương Thâu (2004), Nghiên cứu Phan Bội Châu, NXB CTQG, Hà Nội. 274
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận triết học - Thực tiễn áp dụng cặp phạm trù "Nội dung - hình thức" trong vấn đề thương hiệu
14 p | 619 | 157
-
Đề tài " Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu "
61 p | 340 | 132
-
Tuyển tập các đề tài nghiên cứu khoa học về các môn thể dục thể chất của sinh viên trường ĐHTDTT Đà Nẵng
70 p | 857 | 60
-
Đề tài: " QUAN NIỆM CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ DÂN QUYỀN "
15 p | 177 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp: Vận dụng quy trình 6E trong dạy học Vật lý trung học cơ sở theo định hướng Stem thông qua chủ đề chậu cây thông minh
97 p | 45 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS tỉnh Lai Châu theo chuẩn Hiệu trưởng mới
141 p | 38 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Chính sách phát triển sản nghiệp văn hóa của Trung Quốc từ năm 1979 đến năm 2009
103 p | 50 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA DI SẢN TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU TRONG NGHIÊN CỨU CHỦ THUYẾT PHÁT TRIỂN VIỆT NAM HIỆN NAY "
15 p | 90 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thơ nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế (từ 1925 đến 1940)
123 p | 38 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
122 p | 35 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên môi trường: Đánh giá tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng phát triển Châu Á tại thành phố Hà Tĩnh
143 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Dạy học tích hợp phần dẫn xuất halogen– Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông
132 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học phương trình vô tỷ cho học sinh giỏi lớp 10 trung học phổ thông tại tỉnh Lai Châu theo hướng phát triển năng lực tư duy sáng tạo
95 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đề tài Thiên Chúa Giáo trong trước tác Phan Bội Châu
101 p | 40 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát thơ ca Phan Bội Châu 15 năm cuối đời qua ba phương diện chủ đề, đề tài thể loại và ngôn ngữ
103 p | 30 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Isson-Ippin và vai trò trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn Nhật Bản giai đoạn 1980-2000
16 p | 36 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Công đoàn cơ sở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
136 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn