intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát thơ ca Phan Bội Châu 15 năm cuối đời qua ba phương diện chủ đề, đề tài thể loại và ngôn ngữ

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu, khảo sát thơ ca Phan Bội Châu dưới ba phương diện: Chủ đề, đề tài, thể loại và ngôn ngữ. Từ đó, nêu lên những mặt thành công và hạn chế của thơ Ông già Bến Ngự và xác lập vị trí của nó trong tiến trình thơ của Phan Bội Châu nói riêng cũng như trong bối cảnh thơ ca Việt Nam từ 1925 – 1940 nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát thơ ca Phan Bội Châu 15 năm cuối đời qua ba phương diện chủ đề, đề tài thể loại và ngôn ngữ

  1. MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 3 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 8 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 8 5. Đóng góp của luận văn ........................................................................................ 9 6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 10 NỘI DUNG ............................................................................................................. 12 Chương 1. Tổng quan về thơ ca Phan Bội Châu Châu thời kỳ 1925 - 1940 ......... 12 1.1. Hoàn cảnh sáng tác................................................................................... 12 1.1.1. Tình hình chung về chính trị, xã hội và văn hóa Việt Nam nói chung và Huế nói riêng từ 1925 đến 1940 ................................................ 12 1.1.2. Hoàn cảnh sống của Ông già Bến Ngự ................................................. 15 1.2. Sơ lược về quá trình sáng tác thơ ca của Phan Bội Châu mười lăm năm cuối đời .................................................................................. 17 1.3. Quan niệm văn học của Phan Bội Châu mười lăm năm cuối đời ............ 22 Chương 2. Khảo sát thơ ca Phan Bội Châu mười lăm năm cuối đời qua phương diện chủ đề - đề tài ..................................................................................... 30 2.1. Quan niệm về chủ đề - đề tài.................................................................... 30 2.2. Hệ thống chủ đề - đề tài và sự chuyển biến của nó trong thơ Ông già Bến Ngự............................................................................................. 31 2.2.1. Đề tài về cuộc sống người dân nghèo ................................................... 33 2.2.2. Đề tài về tình bạn bè, đồng chí.............................................................. 38 2.2.3. Đề tài thiên nhiên .................................................................................. 43 2.2.4. Đề tài tâm sự riêng tư của nhà thơ ........................................................ 46 2.3. Tiểu kết ..................................................................................................... 56 1
  2. Chương 3. Khảo sát thơ ca Phan Bội Châu mười lăm năm cuối đời qua phương diện thể loại và ngôn ngữ .................................................................... 57 3.1. Khảo sát thơ ca Phan Bội Châu thời kỳ Ông già Bến Ngự qua phương diện thể loại ....................................................................................... 57 3.1.1. Quan niệm về thể loại ........................................................................... 57 3.1.2. Hệ thống các thể thơ chính trong thơ ca Phan Bội Châu thời kỳ Ông già Bến Ngự........................................................................................... 58 3.1.2.1. Thể thơ bốn chữ ................................................................................. 58 3.1.2.2. Thể thơ lục bát.................................................................................... 59 3.1.2.3. Thể thơ song thất lục bát .................................................................... 61 3.1.2.4. Thể tứ tuyệt ........................................................................................ 63 3.1.2.5. Thể thất ngôn bát cú ........................................................................... 63 3.1.2.6. Hát nói ................................................................................................ 65 3.1.2.7. Phú ...................................................................................................... 68 3.1.3. Tiểu kết .................................................................................................. 69 3.2. Khảo sát thơ ca Phan Bội Châu thời kỳ Ông già Bến Ngự qua phương diện ngôn ngữ ...................................................................................... 72 3.2.1. Quan niệm về ngôn ngữ thơ .................................................................. 72 3.2.2 Ngôn ngữ thơ trong thơ ca Phan Bội Châu mười lăm năm cuối đời ..... 73 3.2.2.1. Ngôn ngữ dân tộc ............................................................................... 73 3.2.2.2. Ngôn ngữ ngoại nhập ......................................................................... 79 3.2.3. Tiểu kết .................................................................................................. 84 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 90 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 95 2
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nói đến Phan Bội Châu, từ trước tới nay, chúng ta thường đánh giá ông là một nhà yêu nước, một chí sỹ cách mạng hơn là chú ý đến khía cạnh một nhà văn lớn. Có thể khẳng định rằng, Phan Bội Châu là một trong vài ba tác giả văn học quan trọng bậc nhất của văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Thời gian gần đây, Phan Bội Châu đã từng bước được nhìn nhận và nghiên cứu với tư cách một nhà văn lớn. Tuy nhiên, những công trình hiện có vẫn chưa xứng với tầm vóc và vị trí của ông trong lịch sử văn học. Đặc biệt, với tư cách là một trong những tác giả lớn cuối cùng của hệ hình văn học truyền thống, có vai trò gạch nối giữa hai hệ hình văn học truyền thống và hiện đại, Phan Bội Châu cần được quan tâm nghiên cứu hơn nữa, để từ đó thấy được sự chuyển đổi hệ hình trong lịch sử văn học dân tộc với sự kết thừa cũng như đứt gãy giữa truyền thống và hiện đại. Cũng cần lưu ý một điểm: Phan Bội Châu là một trong những tác giả cuối cùng đứng ở đỉnh cao của phương thức sáng tạo truyền thống – hệ hình văn học truyền thống. Tuy nhiên, chỉ có số ít người đọc hiện nay có thể cảm được cái hay, cái đẹp trong văn chương truyền thống nói chung, sáng tác của Phan Bội Châu nói riêng. Thị hiếu thẩm mỹ, môi trường văn hóa có sự khác biệt khiến văn thơ Sào Nam có khoảng cách tiếp nhận đối với tầng lớp công chúng văn học hiện nay. Điều này có nguyên nhân một phần là do bạn đọc chưa được trang bị hệ quy chiếu thẩm mỹ đủ để đọc, hiểu và cảm văn chương truyền thống. Nguyên nhân sâu xa hơn nữa xuất phát từ thực tế văn học nước nhà: sự đứt gãy trong quá trình chuyển đổi hệ hình văn học từ truyền thống đến hiện đại. Sự đứt gãy đó được thể hiện trên nhiều bình diện như đội ngũ sáng tác văn học mới hầu như tách rời và không kế thừa những giá trị tích cực của nền văn hóa, văn học truyền thống; ngôn ngữ văn học truyền thống là chữ Hán, chữ Nôm không được nối dài trong hệ hình văn học mới… Từ những biến chuyển từ nội tại bản thân văn học, công chúng văn học cũng 3
  4. có sự giãn cách về mặt văn hóa với quá khứ nên khó tiếp nhận di sản truyền thống của văn học. Tất cả những điều này khiến công chúng hiện đại khó lòng đọc và hiểu được văn học truyền thống, dẫn đến tình trạng những áng văn chương được xem là tuyệt bút của người xưa không nhận được sự đồng cảm của người đọc bây giờ. Văn chương Phan Bội Châu là một trường hợp như vậy. Vì Phan Bội Châu là một tác giả truyền thống nên nếu đọc văn chương của ông với thị hiếu và nhận thức thẩm mỹ thời hiện đại sẽ không cho được kết luận chính xác. Không thể đưa bảng giá trị cao thấp về lý tưởng thẩm mỹ, trình độ nghệ thuật, sự tiến bộ về mặt nội dung theo cách hiểu hiện nay… để đánh giá những hiện tượng mang tính giao thời như Phan Bội Châu. Cần có cái nhìn mang tính lịch sử xã hội cụ thể để có thể đánh giá hết được sự nghiệp văn học của Phan Bội Châu trong tiến trình văn học Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn văn thơ Phan Bội Châu là đối tượng nghiên cứu của luận văn để phần nào xóa nhòa khoảng cách đó, từng bước đưa văn thơ của một tác giả văn học truyền thống đến với công chúng hiện đại rộng rãi hơn chứ không phải bó hẹp trong khuôn khổ những người có chuyên môn hẹp. Phan Bội Châu có số lượng tác phẩm rất lớn từ văn chương cử tử, thơ phú chữ Hán, tiểu thuyết chương hồi, truyện ngắn, thơ ca viết bằng tiếng Việt…. Nghiên cứu từng bộ phận văn học này sẽ thấy được tầm vóc của một nhà văn lớn trong giai đoạn giao thời. Tuy nhiên, có một tình trạng là nói đến văn thơ Phan Bội Châu, người ta thường đề cập đến nội dung tư tưởng, tác dụng giáo dục to lớn mà chưa chú ý đúng mức rằng văn thơ của ông là thứ văn học mới mẻ so với văn học truyền thống của nhà Nho, nhất là văn chương thời kì ông hoạt động cách mạng sôi nổi (1905 - 1925). Khi người nghiên cứu nhận thức được văn chương Phan Bội Châu những năm hoạt động cách mạng có cách tân lớn về cả nội dung lẫn hình thức thì một hệ quả khác lại xảy ra. Xuất phát từ tình cảm đối với một nhân cách lớn, một tác giả lớn cũng như sự cách xa về mặt cảm thụ văn học, thị hiếu thẩm mỹ nên văn chương, trong đó có thơ ca Phan Bội Châu thời kì Ông già Bến Ngự bị xem nhẹ và tránh đề cập đến. Lúc này, 4
  5. Phan Bội Châu chuyển hẳn sang viết văn nghệ, có những tìm tòi, đổi mới song đã bị thời đại vượt qua. Lựa chọn nghiên cứu thơ ca Phan Bội Châu giai đoạn này trên ba phương diện: chủ đề đề tài, thể loại và ngôn ngữ, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề để thấy rằng mười lăm năm cuối đời của Phan Bội Châu không phải là bỏ đi. Thơ ca giai đoạn này vẫn có ý nghĩa nhất định trong quá trình sáng tác của Phan Bội Châu. Hơn thế nữa, mười lăm năm ấy sẽ càng làm nổi bật tầm quan trọng của hai mươi năm trước đó của Phan Bội Châu. Chủ đề đề tài, thể loại và ngôn ngữ là ba trong năm tiêu chí đánh giá mang tính lý thuyết để hình dung và mô tả một nền văn học (hai tiêu chí còn lại là: Hệ thống những tư tưởng mang tính thẩm mỹ và quan niệm văn học chung của cả nền văn học và Hệ thống những hình tượng văn học cơ bản). Sự thay đổi, chuyển tiếp và chuyển hóa ba tiêu chí trên sẽ cho thấy sự chuyển đổi của hệ hình văn học. Đặc biệt, trong những thời kì giao thời, quá độ, sự thay đổi của những tiêu chí trên càng cần được quan tâm đặc biệt, để từ đó chúng ta nhận thấy được sự đổi thay có tầm vóc và ý nghĩa thời đại của nền văn học. Mười lăm năm cuối đời, Phan Bội Châu bị giam lỏng ở Huế, không còn trực tiếp tham gia cách mạng, chỉ biết làm bạn với văn chương, xem văn chương là vũ khí cách mạng duy nhất còn lại. Cũng trong thời gian này, văn học Việt Nam đã có những thay đổi mạnh mẽ. Nền văn học hiện đại hình thành và phát triển nhanh chóng với ba bộ phận: tự sự, trữ tình và kịch nói. Văn học Việt Nam được hiện đại hóa, phát triển theo một nhịp độ rất gấp rút, nhanh chóng. Nghiên cứu thơ ca Phan Bội Châu mười lăm năm cuối đời trên ba phương diện trên, chúng ta sẽ nhận thấy được sự nỗ lực, cố gắng nhưng bất thành của nhà thơ gia nhập vào đời sống văn chương lúc bấy giờ. Cũng từ đó, chúng ta có thể thấy kết cục tất yếu của văn học nhà Nho cũng như sự đứt gãy truyền thống văn học khi hình thành hệ hình văn học mới. Văn học hiện đại Việt Nam đã hình thành và phát 5
  6. triển mà thiếu đi sự tham gia tích cực, chủ đạo của những tác giả lớn trong truyền thống văn học cũ, mà Phan Bội Châu là một trong những tác giả lớn đó. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Thơ ca Phan Bội Châu thời kỳ 1925 – 1940 được tập hợp khá đầy đủ trong sách Phan Bội Châu toàn tập, tập 8. Chương Thâu sưu tầm và biên soạn. Nxb Thuận Hoá, Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây. In lần đầu năm 1990, tái bản năm 2001. 2.2. Nghiên cứu về thơ ca Phan Bội Châu nói chung và thời kỳ 1925 – 1940 (thời kỳ Ông già Bến Ngự) được trình bày rải rác trong khá nhiều chuyên luận, giáo trình như: - Phan Bội Châu – thân thế và thơ văn 1867 – 1940. Thế Nguyên (1956) - Giảng luận về Phan Bội Châu. Lam Giang. (1958) - Luận đề về Phan Bội Châu. Kiêm Đạt (1959) - Sào Nam Phan Bội Châu – con người và thi văn. Nguyễn Quang Tô (1974) - Văn thơ Phan Bội Châu. Đặng Thai Mai (1958) - Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930. Trần Đình Hượu, Nguyễn Chí Dũng. (1988) - Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại. Trần Đình Hượu. (1999) - Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung. Trần Ngọc Vương. (1999) - Phan Bội Châu về tác gia và tác phẩm. Chương Thâu, Trần Ngọc Vương giới thiệu và tuyển chọn. (2003) - Giáo trình Văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX. Trần Ngọc Vương chủ biên (2010). Thơ ca Ông già Bến Ngự trong những công trình trên được nghiên cứu trong trạng thái gộp chung với tổng thể văn chương Phan Bội Châu. Riêng chuyên khảo Thơ văn Phan Bội Châu thời kì ở Huế do Trần Anh Vinh và Chương Thâu giới 6
  7. thiệu và tuyển chọn (NXB Thuận Hóa, 1987) với đối tượng là thơ ca Ông già Bến Ngự là cuốn sách đáng quan tâm khi tìm hiểu chủ đề này. Bên cạnh đó, cũng có một số khóa luận tốt nghiệp có đối tượng chính là thơ ca Phan Bội Châu thời kỳ này như: Thơ văn Phan Bội Châu 15 năm cuối đời, Ông già bến Ngự trong mối quan hệ với sự biến đổi của thơ ca Việt Nam giai đoạn cùng thời (Khóa luận tốt nghiệp ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn). Ngoài ra, có khá nhiều bài viết bình giảng về những tác phẩm cụ thể mà Phan Bội Châu viết trong những năm cuối đời như: Chân dung Cụ Sào Nam qua “Đêm trăng hỏi bóng” (Ngô Thế Oanh), Bình giảng bài Bài ca chúc tết thanh niên của Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chú, Thử bình bài “Vào thành” của cụ Phan Bội Châu (Trinh Đường)… Xuân Diệu trong Bút kí thơ xuân đã bình hai bài thơ xuân: Bài ca chúc tết thanh niên và Vịnh tết của Ông già Bến Ngự. Vũ Tiến Quỳnh trong cuốn Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng - tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình, bình luận văn học của các nhà văn, nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng bình giảng khá nhiều bài thơ của Phan Bội Châu. Với những công trình, bài viết kể trên, thơ ca Phan Bội Châu đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Kết luận của các nghiên cứu trên đều có điểm chung ở chỗ: đánh giá cao số lượng thơ ca Ông già Bến Ngự, còn về chất lượng tác phẩm, về tư tưởng nghệ thuật thì có nhiều sự đánh giá cao thấp khác nhau. Một số công trình đã có hướng đi riêng vào những vấn đề như đề tài, chủ đề, hình tượng nhân vật… trong thơ Phan Bội Châu giai đoạn này. Còn những bài bình giảng những tác phẩm cụ thể đã khám phá được những điều hay của thơ Ông già Bến Ngự. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, tất cả những công trình trên chưa tương xứng với sự nghiệp thi ca của Phan Bội Châu. Khá nhiều công trình nghiên cứu ra đời sớm, mà người viết lấy chính trị là thước đo cho thơ ca nghệ thuật nên có nhiều kết luận chưa khách quan. Đa số các bài viết đều mang tính điểm xuyết, chưa hệ thống rõ ràng và đầy đủ những đặc điểm thơ ca Phan Bội Châu, từ đó đưa 7
  8. ra những nhận xét mang tính tổng quát cho toàn bộ sự nghiệp thơ ca của ông những năm cuối đời. Do đó, thơ ca Ông già Bến Ngự vẫn là đối tượng nghiên cứu cần được đi sâu làm rõ và tìm hiểu hơn nữa. Tất cả những bài báo, công trình nghiên cứu trên sẽ là xuất phát điểm cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi: khảo sát và hệ thống hóa về ba phương diện: chủ đề đề tài, thể loại và ngôn ngữ để từ đó nhận ra những đặc điểm của thơ ca Phan Bội Châu thời kỳ này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng chính của luận văn là nghiên cứu, khảo sát thơ ca Phan Bội Châu dưới ba phương diện: chủ đề, đề tài, thể loại và ngôn ngữ. Từ đó, nêu lên những mặt thành công và hạn chế của thơ Ông già Bến Ngự và xác lập vị trí của nó trong tiến trình thơ của Phan Bội Châu nói riêng cũng như trong bối cảnh thơ ca Việt Nam từ 1925 – 1940 nói chung. Đề tài chỉ đặt trọng tâm nghiên cứu thơ ca Phan Bội Châu từ 1925 – 1940, như thế có nghĩa là đối với thơ ca giai đoạn khác của ông không nằm trong đối tượng trực tiếp của luận văn. Chúng chỉ là đối tượng liên hệ, so sánh khi cần thiết. Về văn bản tác phẩm: luận văn dựa trên kết quả sưu tầm thơ Ông già Bến Ngự trong bộ Phan Bội Châu toàn tập (Chương Thâu sưu tầm, biên soạn, tái bản năm 2001). Tất cả những tác phẩm của Phan Bội Châu được trích dẫn trong luận văn đều được dẫn từ toàn tập này. Công việc sưu tầm thêm văn bản cơ bản không thuộc vào phạm vi luận văn này. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích thơ - Phương pháp thống kê, phân loại - Phương pháp so sánh - Phương pháp lịch sử xã hội... 8
  9. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn góp phần xác định một cách khoa học, cụ thể những đặc điểm cơ bản mang dấu ấn cá nhân của thơ Phan Bội Châu thời kỳ 1925 – 1940. Ba phương diện: chủ đề đề tài, thể toại và ngôn ngữ sẽ được chúng tôi tái hiện lại trong mối quan hệ nội tại giữa nội dung và hình thức với mục đích làm rõ tư tưởng nghệ thuật thơ ca Ông già Bến Ngự. Từ bộ phận thơ ca của giai đoạn văn học này, chúng tôi sẽ làm rõ quá trình sáng tác, hay nói như nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu là quá trình “lại giống” [18, tr. 133] của Phan Bội Châu nói riêng cũng như văn học nhà Nho nói chung. Luận văn góp phần khẳng định vai trò của Phan Bội Châu nói chung và thơ ca của ông thời kỳ ở Huế nói riêng trong lịch sử văn học dưới cái nhìn khách quan. Bên cạnh việc chỉ ra những điểm lạc hậu thì một phần cái hay, cái đẹp, những giá trị có thật dù không nhiều trong thơ ca Ông già Bến Ngự những năm cuối đời bị vùi lấp do cách đọc, sự gián cách về văn hóa, sự đứt gãy hệ hình văn học sẽ được chúng tôi làm rõ trong luận văn. Đó cũng là nhiệm vụ của việc nghiên cứu văn học trung đại nói chung khi điều chỉnh thị hiếu, nâng cao nhận thức thẩm mỹ của người đọc hiện nay để họ có thể tiếp nhận giá trị di sản truyền thống của dân tộc. Thơ ca Phan Bội Châu thời kỳ này có tính điển hình cho một định hướng hiện đại hóa của văn học Việt Nam – văn học nhà Nho nỗ lực cách tân nhưng bất thành. Không tác giả văn học nào là nhà Nho, kể cả những nhà Nho hoạt động cách mạng mà tiêu biểu là Phan Bội Châu cũng như nhà Nho tài tử mà tiêu biểu là Tản Đà có thể bước qua ranh giới văn học truyền thống để tiến sang nền văn học hiện đại. Tính quy luật của vận động văn học, của quá trình chuyển đổi hệ hình văn học từ văn học trung đại sang văn học hiện đại và sự đứt gãy với truyền thống trong quá trình chuyển đổi đó sẽ được người viết làm rõ trong luận văn này. 9
  10. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương như sau: Chương 1. Tổng quan về thơ ca Phan Bội Châu mười lăm năm cuối đời 1.1. Hoàn cảnh sáng tác 1.1.1. Tình hình chung về chính trị, xã hội và văn hóa Việt Nam nói chung và Huế nói riêng từ 1925 đến 1940 1.1.2.. Hoàn cảnh sống của Ông già Bến Ngự 1.2. Sơ lược về quá trình sáng tác thơ của Phan Bội Châu thời kỳ 1925 - 1940 1.3. Quan niệm sáng tác của Phan Bội Châu thời kỳ 1925 – 1940 Chương 2. Khảo sát thơ ca Phan Bội Châu mười lăm năm cuối đời qua phương diện chủ đề - đề tài 2.1. Quan niệm về chủ đề - đề tài 2.2. Hệ thống chủ đề - đề tài và sự chuyển biến của nó trong thơ Ông già Bến Ngự 2.2.1. Đề tài về cuộc sống người dân nghèo 2.2.2. Đề tài về tình bạn bè, đồng chí 2.2.3. Đề tài thiên nhiên 2.2.4. Đề tài tâm sự riêng tư của nhà thơ 2.3. Tiểu kết Chương 3. Khảo sát thơ ca Phan Bội Châu mười lăm năm cuối đời qua phương diện thể loại và ngôn ngữ 3.1. Khảo sát thơ ca Phan Bội Châu thời kỳ 1925 – 1940 qua phương diện thể loại 3.1.1. Quan niệm về thể loại, thể thơ 3.1.2. Hệ thống các thể thơ chính trong thơ ca Phan Bội Châu mười lăm năm cuối đời 3.1.2.1. Thể thơ 4 chữ 3.1.2.2. Thể thơ lục bát 10
  11. 3.1.2.3. Thể thơ song thất lục bát 3.1.2.4. Thể tứ tuyệt 3.1.2.5. Thể thất ngôn bát cú 3.1.2.6. Hát nói 3.1.2.7. Phú 3.1.3. Tiểu kết 3.2. Khảo sát thơ ca Phan Bội Châu thời kỳ Ông già Bến Ngự qua phương diện ngôn ngữ 3.2.1. Quan niệm về ngôn ngữ thơ 3.2.2 Ngôn ngữ thơ trong thơ ca Phan Bội Châu thời kỳ Ông già Bến Ngự 3.2.2.1. Ngôn ngữ dân tộc 3.2.2.2. Ngôn ngữ ngoại nhập 3.2.3. Tiểu kết 11
  12. NỘI DUNG Chương 1. Tổng quan về thơ ca Phan Bội Châu Châu thời kỳ 1925 - 1940 1.1. Hoàn cảnh sáng tác 1.1.1. Tình hình chung về chính trị, xã hội và văn hóa Việt Nam nói chung và Huế nói riêng từ 1925 đến 1940 Những năm 20 của thế kỉ XX, xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc về chính trị, xã hội và văn hóa, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Trong luận văn này, chúng tôi không đi sâu vào liệt kê những sự thay đổi đó mà chỉ đưa ra những điểm quan trọng ảnh hưởng đến đời sống văn học nghệ thuật nói chung, đến cá nhân Phan Bội Châu nói riêng. Phan Bội Châu bị bắt về nước đúng vào lúc trong nước cách mạng đã chuyển sang hướng mới. Nhiệm vụ lớn nhất của dân tộc vẫn là cứu nước và duy tân, nhưng về bản chất đã khác với thời của Phan Bội Châu – thế hệ nhà Nho chí sĩ tự nhận lấy trọng trách lịch sử mà vốn dĩ là của giai cấp tư sản. Từ năm 1918, Nguyễn Ái Quốc đã bước vào hành động chính trị. Trong nước, giai cấp công nhân đã giác ngộ tham gia đấu tranh cách mạng; thanh niên trí thức đã bắt đầu làm quen với tư tưởng Macxit. Trước năm 1925, dân tộc đã thức tỉnh bằng tấm gương duy tân của Nhật Bản. Sau 1925, phong trào đấu tranh trong nước lấy cách mạng vô sản của nước Nga làm tấm gương, tìm con đường giải phóng trong cuộc đấu tranh chung của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức. Phong trào dân tộc, dân chủ trong nước đã có những biến đổi về chất và người dẫn đường không phải là những nhà Nho chí sĩ, cũng không phải là tầng lớp tư sản mà là giai cấp vô sản. Cùng với sự gia tăng đầu tư khai thác thuộc địa sau chiến tranh của thực dân Pháp, đời sống kinh tế và xã hội nước ta có những chuyển biến mạnh mẽ. Một nền kinh tế với kiến trúc đa ngành đã xuất hiện. Một hệ thống đô thị đã hình thành và phát triển. Một nền giáo dục Pháp – Việt, sau nhiều lần cải cách và tìm kiếm những mô hình hợp lý, dĩ nhiên trong khuôn khổ một xã hội thuộc địa, đã phát huy tác dụng. Các cơ sở in ấn, xuất bản đã xuất hiện ở các thành phố lớn. Hàng loạt những 12
  13. tờ báo, tạp chí chữ Pháp và Quốc ngữ đã ra đời. Đó chính là những tiền đề để tiếp nhận những trào lưu tư tưởng mới, những thành tựu khoa học – kỹ thuật, những loại hình văn học – nghệ thuật phương Tây tràn vào. Chính vì vậy, những năm 20, 30 của thế kỉ XX là giai đoạn giao thoa, đan xen giữa các giá trị văn hoá truyền thống và văn hoá ngoại nhập, giữa nền văn hoá thực dân và nền văn hoá mới, văn hoá tiến bộ, cách mạng. Chính quyền thực dân sớm có ý thức sử dụng văn hoá như một thứ vũ khí được quảng bá cho tư tưởng "Pháp – Việt đề huề", "Pháp - Nam hợp tác", tạo ra một bầu không khí chính trị ổn định có lợi cho việc gọi vốn đầu tư vào Đông Dương. Sự thay đổi trong đường lối cai trị của thực dân Pháp kéo theo sự thay đổi của các phương tiện truyền thông. Pháp đã cho phép Phạm Quỳnh ra tờ Nam Phong tạp chí 1917) và cho lập Hội Khai trí Tiến Đức (1919) để tập hợp lực lượng trong giới thượng lưu. Trên các phương tiện thông tin đại chúng lúc đó xuất hiện những bài viết của các học giả thân Pháp tán dương chủ trương "Pháp - Việt đề huề", trình bày các chủ thuyết cai trị như thuyết "Trực trị" và thuyết "Quân chủ lập hiến". Cùng với những việc trên, báo chí thực dân đã bắt đầu tung ra những bài viết bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản, lãnh tụ Lênin và cách mạng tháng Mười Nga. Đối lập với nền văn hoá thực dân, văn hoá nô dịch đó là nền văn hoá mới tiến bộ, cách mạng. Khởi đầu là dòng báo chí tiến bộ với tờ báo La Cloche fêlée (Chuông rạn) và L’Annam (Nước Nam) đều ra đời cuối năm 1923 của Nguyễn An Ninh và Phan Văn Trường. Tiếp đó, xuất hiện các Thư xã (Nhà xuất bản) Sài Gòn, Huế, Hà Nội, nhờ đó mà các tác phẩm văn học mới định hình dần, được giới thiệu với đông đảo công chúng và ngày càng được được người dân thành thị đón nhận. Văn học hiện đại hình thành theo quỹ đạo văn học thế giới với ba bộ phận: tự sự, trữ tình và kịch. Năm 1922 vở kịch nói đầu tiên Chén thuốc độc của Vũ Đình Long được công diễn thành công tại Nhà hát lớn Hà Nội. Phong trào Thơ Mới hình thành (năm 1932 với bài thơ Tình già của Phan Khôi). Còn văn xuôi cũng đã có những thành tựu đáng ghi nhận mà tiểu thuyết Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách là dấu ấn quan trọng. Giữa bộn bề đời sống văn hóa đó, Phan Bội Châu gia 13
  14. nhập đời sống văn học nghệ thuật công khai ở thành thị, tham gia viết văn làm thơ đăng báo hợp pháp. Một điều ảnh hưởng khá lớn đến văn chương Phan Bội Châu thời gian này là môi trường sống tại Huế. Thừa Thiên Huế là nơi tập trung cao nhất sự câu kết giữa thực dân Pháp và phong kiến Nam triều. Sau cuộc khởi nghĩa năm 1916 ở Huế thất bại, các thế lực thống trị càng củng cố bộ máy cai trị chặt chẽ hơn. Vua Duy Tân - vị vua yêu nước tham gia cuộc khởi nghĩa Thái Phiên - Trần Cao Vân bị đưa đi đày tại đảo Réunion. Tiếp đó, thực dân Pháp lập những ông vua bù nhìn lên ngôi: Khải Định (1916 - 1925); Bảo Đại (1926 - 1945). Thực dân Pháp tiến hành thâu tóm quyền lực, sáp nhập ngân sách Nam triều vào ngân sách Trung kỳ của Pháp, Khâm sứ Pháp chủ tọa các cuộc họp của Hội đồng Thượng thư. Như vậy quyền hành đã nằm hoàn toàn trong tay Pháp, biến vua quan nhà Nguyễn thành công cụ thừa hành của chúng. Khi Phan Bội Châu bị bắt về an trí tại Huế, Thừa Thiên Huế bắt đầu tiếp thu con đường cứu nước theo cách mạng vô sản, tạo nên những chuyển biến mới trong đấu tranh. Ở Thừa Thiên Huế xuất hiện nhiều tác phẩm của Mác, Ăng ghen như: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Tư bản luận cùng nhiều bài viết ca ngợi thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài, cùng với những tác phẩm của Người như: Bản án chế độ thực dân Pháp, báo La Paria cũng tác động rất sâu sắc tới nhận thức tư tưởng của thanh niên trí thức Huế, hướng dẫn họ tham gia vào các hoạt động cách mạng. Phong trào yêu nước của nhân dân Thừa Thiên Huế diễn ra trên nhiều mặt, đặc biệt sôi nổi trên lĩnh vực báo chí và nghị trường. Báo chí cách mạng xuất bản công khai đã ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ trương đường lối, phương hướng hoạt động của Đảng. Trong những năm 1927 - 1938, ở Huế có khoảng 20 tờ báo lần lượt ra đời, trong số đó, tờ Nhành lúa, Sông Hương tục bản, Dân và Tiếng Dân đóng vai trò quan trọng trong cuộc vận động dân chủ ở đây. Còn trong Viện dân biểu Trung Kỳ đã có đại biểu của nhân dân như Huỳnh Thúc 14
  15. Kháng, Nguyễn Đăng Quế... mặc dù quyền lực bị hạn chế nhưng đã trở thành diễn đàn đấu tranh giữa lực lượng yêu nước tiến bộ chống lại thực dân phong kiến. Sau cao trào cách mạng 1930 - 1931, cao trào cách mạng 1936 - 1939 được coi là cuộc tổng diễn tập thứ hai của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trước khi tiến hành Tổng khởi nghĩa. Giữa những ngày Huế sục sôi, khi phong trào giải phóng dân tộc đã đi theo một phương hướng mới, gắn với cách mạng xã hội chủ nghĩa, do giai cấp vô sản lãnh đạo, Phan Bội Châu càng ngày càng trở nên xa lạ với đời sống cách mạng. Không phải Phan Bội Châu không thích chủ nghĩa xã hội mà ngược lại. Nhưng ông quan niệm chủ nghĩa xã hội một cách khác và không hiểu được phong trào đấu tranh cách mạng của công nông. Phong trào chính trị càng phát triển thì Phan Bội Châu càng trở nên bỡ ngỡ, cô độc. Điều này sẽ được phản ánh một cách rõ rệt trong những sáng tác của Phan Bội Châu giai đoạn cuối đời: những ngỡ ngàng, lo lắng, những cảm giác lạc lõng, cô độc… Sống giữa không khí cách mạng sôi sục nhưng không được trực tiếp tham gia hoạt động khiến ông bị thời đại vượt qua. Không những vậy, từ chỗ bị lạc hậu về đường lối hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu cũng bị vượt qua trên lĩnh vực văn học nghệ thuật. 1.1.2. Hoàn cảnh sống của Ông già Bến Ngự Ngày 30 tháng 6 năm 1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt cóc tại Thượng Hải và giải về nước xử án chung thân, mặc dù trước đó (1912), ông đã bị kết án tử hình vắng mặt. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu, ông được về an trí tại Bến Ngự - Huế. Phan Bội Châu về sống tại dốc Bến Ngự, gần chùa Từ Đàm, trong ngôi nhà ba gian, cột gỗ lợp lá, vách trát đất. Ngôi nhà được dựng lên từ tiền đồng bào cả nước gửi biếu. Vì sống ở ngôi nhà gần dốc Bến Ngự, nên nhân dân thường gọi ông là "Ông già Bến Ngự". Là người tù bị giam lỏng, ông sống dựa vào sự giúp đỡ của đồng bào và bạn bè, trong hoàn cảnh bị quản thúc: 15
  16. Đêm nghe con Vá1 chào ông trộm Ngày bảo thằng Nghi2 kể chuyện tù Ông tự đánh giá đời mình là: Trời đất may còn thân sống sót Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh (Bài ca chúc tết thanh niên) nghĩa là sống đó mà vô nghĩa, không có ích. Khi viết Phan Bội Châu niên biểu, ông cũng không viết về mười lăm năm cuối đời vì cho rằng đó là đời bỏ đi, không nên ghi lại. Thời gian đầu, ông vẫn còn có những hoạt động gắn liền với quần chúng cách mạng, nhất là tầng lớp thanh niên học sinh như diễn thuyết tại trường Quốc học Huế tháng 1 và tháng 3 năm 1926, tại trường Nữ học Đồng Khánh Huế tháng 3 năm 1926, nói chuyện với Hội Nữ công Huế tháng 6 năm 1926… Nhưng rồi những hoạt động như vậy cũng dần bị hạn chế và chấm dứt dưới sự kiểm soát của thực dân Pháp và tay sai. Trong hoàn cảnh sống bị giám sát nghiêm ngặt, ông dạy vài đứa học trò nhỏ, viết một số thơ phú, truyện ngắn gửi đăng các báo, nhiều nhất là báo Tiếng Dân. Ông cũng viết biên khảo: Khổng học đăng, Dịch kinh chú giải, Phật học đăng và chép lịch sử hoạt động của mình thành tập Phan Bội Châu niên biểu… Trở về với cuộc sống của một người “bình thường”, làm bạn với trăng sao, sông nước, cách xa với hoạt động cách mạng, cách xa với công cuộc đấu tranh của đất nước, chỉ còn một phương tiện duy nhất để Phan Bội Châu giữ mối liên hệ với người dân, cổ động cho phong trào yêu nước, cho chủ nghĩa xã hội; bày tỏ thái độ, tâm tư tình cảm của mình. Phương tiện, công cụ duy nhất đó là văn chương. Điều này lí giải tại sao khối lượng trước tác của Phan Bội Châu thời kì này lại tăng đột biến: chiếm gần 5 trên 10 tập trong Phan Bội Châu toàn tập (Chương Thâu sưu tầm 1 Con Vá: Tên con chó cụ Phan nuôi trong nhà, suốt đêm sủa vì bọn mật thát luôn luôn rình mò nơi cụ ở. 2 Phan Nghi: Con trai thứ hai của cụ Phan vừa ở tù Lao Bảo về, sống cùng với cụ. Lúc này, thực dân Pháp tăng cường khủng bố, bắt bớ. 16
  17. và biên soạn. NXB Thuận Hóa, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2001), tức gần 1/2 khối lượng toàn bộ trước tác của ông trong khi thời gian sáng tác chỉ chiếm gần 1/5 cuộc đời. Với hoàn cảnh cô đơn, già nua, bệnh tật, nghèo đói, lại đối diện với trời nước sông Hương đất Huế hữu tình phù hợp với cảm hứng thơ ca, dễ hiểu khi Phan Bội Châu tìm đến thơ ca như người bạn thân thiết để tìm sự đồng cảm. Dường như đã thành quy luật của văn chương nghệ thuật, thi ca thường gắn với sự cô đơn, nỗi buồn. Những nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ hay nhất thường gắn nhiều hơn với nỗi đau, nỗi buồn của tác giả, của con người. Và Phan Bội Châu cũng vậy. Khi con người hướng nội, độc thoại nhiều hơn là đối thoại, thì thơ ca là cách thức thường được lựa chọn để giãi bày nỗi lòng, tìm tiếng nói tri âm. Ông già Bến Ngự thường thả một chiếc thuyền trên sông Hương tìm đến trăng sao, sông nước và làm thơ. 1.2. Sơ lược về quá trình sáng tác thơ ca của Phan Bội Châu mười lăm năm cuối đời Tìm hiểu quá trình sáng tác của Phan Bội Châu, cần thiết đặt ông trong dòng văn chương yêu nước do nhà Nho chí sĩ sáng tác trong ba thập niên đầu thế kỉ XX Những năm đầu thế kỉ XX chứng kiến sự xuất hiện động đảo của các nhà Nho chí sĩ hoạt động theo tinh thần duy tân và cách mạng xã hội. Văn chương yêu nước và cách mạng của nhà Nho chí sĩ trở thành bộ phận áp đảo cả về số lượng lẫn tầm ảnh hưởng trong khoảng mười năm đầu tiên của thế kỉ mà Phan Bội Châu có thể xem là đại diện tiêu biểu, tập hợp xung quanh mình những ngòi bút xông xáo, xem văn chương là vũ khí tuyên truyền cách mạng. Sau những hoạt động sôi nổi cả trong lẫn ngoài nước, từ cuối năm 1908 trở đi, phong trào yêu nước do các nhà Nho chí sĩ lãnh đạo đi vào thoái trào. Nhiều yếu nhân của phong trào bị tù đầy, hành quyết. Một số nhà yêu nước hoạt động ở nước ngoài tiếp tục tìm kiếm những con đường cứu nước (điển hình là Phan Bội Châu) nhưng đều thất bại. Văn chương yêu nước 17
  18. do nhà Nho sáng tác trong giai đoạn này phân hoá thành hai bộ phận: văn chương của các nhà chí sĩ trong tù và văn chương ở hải ngoại. Nội dung chủ yếu của văn chương yêu nước trong giai đoạn này là những tâm sự của nhà cách mạng trong tù ngục và những ký ức về những người đồng chí anh hùng. Cho đến thời điểm năm 1925 khi Phan Bội Châu, dòng văn học yêu nước của các nhà Nho chí sĩ đã đi đến tàn cục. Những nhân vật tiêu biểu của phong trào lần lượt qua đời: Nguyễn Thượng Hiền (1925), Phan Châu Trinh (1926), Ngô Đức Kế (1929)… Không ai là người đồng thời với Phan Bội Châu, và trong những bạn bè, đồng chí của Phan, gồm cả những tên tuổi lừng lẫy như Nguyễn Thượng Hiền, Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng... có một hành trình viết dài như thế, và dồi dào như thế trong đời hoạt động của mình. Ông là người đã kéo dài dòng văn học yêu nước của nhà Nho, nỗ lực để lấy lại vị thế của nó trên văn đàn nhưng bất thành. Điều này dẫn đến tình trạng mà nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương đã chỉ rõ: “Từ sau năm 1908, đã xuất hiện một khoảng chân không (vacuum) trong đời sống tinh thần nói chung, đời sống văn học dân tộc nói riêng… Khoảng chân không của sáng tạo văn học xuất hiện khi đội ngũ tác giả của hệ hình văn học truyền thống đã có dấu hiệu kiệt lực, mà đội ngũ tác giả của hệ hình văn học mới, nói một cách chặt chẽ, chưa xuất hiện một cách thực thụ” [43, tr. 298, 300]. Quá trình sáng tác kéo dài của Phan Bội Châu – một tác giả lớn của văn học truyền thống có vai trò quan trọng trong việc duy trì hào quang văn học cũ trong khi chờ đợi văn học mới xuất hiện. Mười lăm năm cuối đời của Ông già Bến Ngự có vai trò quan trọng không chỉ đối với dòng văn học yêu nước của các nhà Nho chí sĩ mà còn đối với cả lịch trình phát triển văn học dân tộc. Nó góp phần lấp đầy “khoảng chân không” đó, với tất cả những điểm được và chưa được. Có thể chia giai đoạn sáng tác này của Phan Bội Châu thành hai thời kỳ nhỏ: thời kỳ 1925 – 1932 và 1932 – 1940. Sau khi bị bắt, Phan Bội Châu vẫn còn ý định và ôm ấp khát vọng hành động cứu nước. Nội dung văn thơ của cụ giai đoạn này vẫn tiếp tục mạch nguồn từ trước đó như thể hiện nỗi khổ của đất nước khi bị thực dân 18
  19. chiếm đóng, trách nhiệm của người quốc dân đối với đất nước, đoàn kết dân tộc, ca ngợi chủ nghĩa xã hội.., đồng thời bộc lộ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của mình. Thời gian này, ông viết nhiều thơ ca, văn vần bằng tiếng Việt như: Nữ quốc dân tu tri, Nam quốc dân tu tri, Luân lý vấn đáp, Cao đẳng quốc dân, Bài hát chữ Cần, Bài hát chữ Kiệm, Bài hát chữ Nhân ái, Thuốc chữa dân nghèo… Quãng thời gian này, sáng tác thơ văn của Phan Bội Châu vẫn được đông đảo công chúng đón nhận. Đặc biệt, thông qua kênh báo chí, sáng tác của ông có sức lan tỏa lớn, chưa bị lạc hậu, vượt qua.. Lúc này, Thơ Mới mới chỉ manh nha, chưa tạo được dấu ấn. Những người nắm giữ vị trí quan trọng trên văn đàn là những tác giả cựu học như Phan Bội Châu và Tản Đà. Nhưng sau năm 1932, mọi chuyện đã khác. Văn học hiện đại nhanh chóng trưởng thành với Thơ Mới, tiểu thuyết và kịch nói theo mô hình phương Tây. Những nỗ lực cách tân cuối cùng của giới cựu học mà tiêu biểu là Phan Bội Châu và Tản Đà không thể kéo dài hào quang của văn học truyền thống. Văn học nhà Nho không thích nghi được với sự thay đổi thời cuộc để lấy lại vị trí dẫn đầu. Công chúng văn học không còn mặn mà với sáng tác của hai ông. Những năm cuối đời của Tản Đà hiu hắt và buồn thảm khi ông phải dịch thơ, dạy làm thơ, đoán số Hà Lạc để sống qua ngày. Còn Phan Bội Châu những năm này chuyên viết biên khảo về Nho giáo, về Phật giáo. Thơ ca những năm cuối đời này chủ yếu thể hiện con người đạo đức Nho gia cô độc, bi quan, thất vọng và chán nản. Như đã nói, khối lượng sáng tác của Phan Bội Châu những năm cuối đời rất lớn, bao gồm tác phẩm trên nhiều lĩnh vực như sáng tác văn chương, biên khảo… Trong Phan Bội Châu toàn tập (Chương Thâu sưu tầm và biên soạn), giai đoạn này chiếm 5 tập trên 10 tập trước tác, gồm có: - Tập 6: Chuyên tập “Tự truyện”, gồm Ngục trung thư, Dư ngu sám, Phan Bội Châu niên biểu. Trong tập 6, chỉ có Phan Bội Châu niên biểu được sáng tác giai đoạn này. 19
  20. - Tập 7: Văn xuôi 1925 – 1940, gồm: 1. Lời cãi trước Tòa đề hình. Tuyên ngôn thông cáo với toàn quốc 2. Các bài diễn thuyết và đáp từ 3. Cao đẳng quốc dân 4. Luân lí vấn đáp (Lời hỏi thanh niên) 5. Vấn đề phụ nữ 6. Vấn đề Giáo dục và Giá trị văn chương 7. Xã hội chủ nghĩa 8. Nhân sinh triết học 9. Chủng diệt dự ngôn 10. 15 truyện ký 11. 48 bài báo - Tập 8: Văn vần, thơ ca các loại (1925 - 1940): 1. Nam quốc dân tu tri 2. Nữ quốc dân tu tri 3. Thuốc hoàn hồn (Gia huấn ca) 4. Thuốc chữa bệnh dân nghèo 5. Việt nam quốc bình diễn ca 6. Thơ Nôm các loại: gần 700 bài 7. Thơ chữ Hán: 20 bài 8. Phú Nôm: 6 bài 9. Văn tế: 27 bài 10. Biểu – bia ký: 11 bài 11. Câu đối đề từ: Câu đối chữ Hán: 38 đôi Câu đối chữ Nôm 23: đôi Đề từ 2 câu 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2