Đề tài PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
lượt xem 163
download
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải luôn năng động sáng tạo, đổi mới và thích ứng với nhu cầu phát sinh trên thị trường. Muốn có được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về các nguồn lực. Muốn vậy các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Điều...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
- LUẬN VĂN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 1
- Mục lục Trag LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 3 Đ1.MỤC ĐÍCH CHUNG, Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 3 Đ2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG TRONG BÀI 6 PHẦN II : NỘI DUNG PHÂN TÍCH 10 CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU DOANH THU 10 THEO CÁC ĐƠN VỊ Đ1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA 10 Đ2. PHÂN TÍCH 11 Đ3. KẾT LUẬN 23 CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU CHI PHÍ THEO 25 KHOẢN MỤC Đ1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA 25 Đ2. PHÂN TÍCH 26 Đ3. KẾT LUẬN 37 PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39 2
- LỜI MỞ ĐẦU Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải luôn năng động sáng tạo, đổi mới và thích ứng với nhu cầu phát sinh trên thị trường. Muốn có được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về các nguồn lực. Muốn vậy các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích kinh tế. Như chúng ta đã biết mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong thế tác động liên hoàn với nhau. Bởi vậy, chỉ có tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế một cách toàn diện mới có thể giúp cho các doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu - biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật - tài chính của doanh nghiệp; đồng thời, phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành hay không hoàn thành các chỉ tiêu dó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp. Mặt khác, qua phân tích kinh tế, giúp cho các nhà doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi tiềm năng về vốn, lao động, đất đai vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tài liệu của phân tích kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng, phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển kinh tế của doanh nghiệp. Nhận thức rõ được điều này, khi tiến hành nghiên cứu môn học em đã tích cực tìm tòi những tài liệu, kết hợp với những kiến thức thực tế mà bản thân đã thu lượm được, và với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Lan Hương, em đã hoàn thành được thiết kế môn học này. Nội dung của thiết kế môn học bao gồm hai phần chính: I - Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu theo các xí nghiệp II - Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí theo khoản mục Đây là hai chỉ tiêu quan trọng thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Qua phân tích hai chỉ tiêu này em đưa ra được những biện pháp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, quản lý hiệu quả chi phí đầu vào, cũng như thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hóa., từng bước cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh, đảm bảo thực hiện được mục tiêu 3
- đề ra của tổ chức và của cả nền kinh tế. Với những điều kiện, khả năng và hạn chế, thiết kế môn học này của em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em mong muốn có được sự chỉ bảo của cô giáo để giúp em vững vàng hơn trong việc nghiên cứu môn học này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên PHẠM THỊ TUẤT 4
- PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Đ1. MỤC ĐÍCH CHUNG, Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ I/ KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH 1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh tế Trong xó hội tồn tại nhiều hoạt động như hoạt động chính trị, văn hoá, kinh tế, quân sự...Hoạt động kinh tế là hoạt động chủ yếu, nó có vai trũ quyết định sự tồn tại và phát triển của các hoạt động khác. Tiêu thức để phân biệt các hoạt động là căn cứ vào công dụng sản phẩm dịch vụ tạo ra và theo tính chất mục đích của hoạt động đó. Hoạt động kinh tế là những hoạt động có ý thức nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ đem lại lợi ích kinh tế nhất định. Hoạt động kinh doanh là hoạt động kinh tế, khi việc tổ chức thực hiện hoạt động đó nhằm mục đích tỡm kiếm lợi nhuận. Trong hoạt động kinh doanh, con người luôn hướng tới mục tiêu đạt được kết quả và hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ và toàn diện các hiện tượng, cỏc quỏ trỡnh và yếu tố xảy ra trong hoạt động. Để làm được những vấn đề đó không thể không sử dụng công cụ phân tích. Phân tích hoạt động kinh tế là việc phân chia, phân giải các hiện tượng, các quá trình hoạt động kinh doanh thành nhiều bộ phận hợp thành rồi dùng các phương pháp liệt kê so sánh đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật xu hướng vận động và phát triển của hiện tượng nghiên cứu. 2. Mục đích phân tích hoạt động kinh tế Mục đích đầu tiền của phân tích hoạt động kinh tế là đánh giá kết quả kinh doanh, kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, đánh giá tình hình thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà Nước. Thụng qua quỏ trỡnh kiểm tra, đánh giá, ta có được cơ sở định hướng để nghiên cứu sâu hơn ở các bước tiếp theo, làm rừ cỏc vấn đề cần quan tâm. 5
- Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả của hiện tượng kinh tế cần nghiên cứu. Xác định những nguyên nhân dẫn đến sự biến động, các nhân tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng nghiên cứu. Đề xuất các biện pháp và phương pháp để cải tiến phương pháp khai thác các tiềm năng của nội bộ doanh nghiệp mhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Quỏ trỡnh kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp biết được tiến độ thực hiện, những nguyên nhân sai lệch xảy ra, ngoài ra cũn giỳp cho doanh nghiệp phỏt hiện những thay đổi có thể xảy ra tiếp theo. Nếu kiểm tra và đánh giá đúng đắn sẽ giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp và đề ra các giải pháp tiến hành trong tương lai. II/ Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 1. Vai trũ của phõn tớch hoạt động kinh tế Phân tích hoạt động kinh tế là một cụng cụ quả lý kinh tế có hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vấn đề đặt lên hàng đầu là phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh vừa có điều kiện tích luỹ và mở rộng hoạt động kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm trũn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động kinh doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường kinh doanh và tỡm mọi biện phỏp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc tiến hành phân tích một cách toàn diện mọi mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết và có vị trí hết sức quan trọng. Phân tích hoạt động kinh tế cú vai trũ trong việc đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xem xét việc thực hiện các mục tiêu hoạt động kinh doanh, những tồn tại, nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục nhằm tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và phương án hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. 6
- Phân tích hoạt động kinh tế gắn liền với quỏ trỡnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó có vai trũ và tỏc dụng đối với doanh nghiệp trong chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của mỡnh. Thụng qua việc phõn tớch từng hiện tượng, tứng khía cạnh của quá trỡnh hoạt động kinh doanh, phân tích giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp. Phân tích cũng là công cụ quan trọng để liên kết mọi hoạt động của các bộ phận cho hoạt động chung của doanh nghiệp được nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao. Phân tích hoạt động kinh tế không chỉ được thực hiện trong mỗi kỳ kinh doanh, mà nú cũn được thực hiện trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Vỡ vậy phõn tớch hoạt động kinh tế sẽ giúp các nhà đầu tư quyết định hướng đầu tư và các dự án đầu tư. Các nhà đầu tư thường quan tâm đến việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của cụng tỏc quản lý cũng như khả năng thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ đáp ứng những đũi hỏi này của cỏc nhà đầu tư. Tóm lại phân tích hoạt động kinh tế là điều hết sức cần thiết và có vai trũ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nó gắn liền với hoạt động kinh doanh, loà cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra phương hướng phát triển của các doanh nghiệp. 2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế Phân tích hoạt động kinh tế có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế quôc dân. giúp ta có những nhận thức đúng đắn về sự vận động phát triển của nền kinh tế từ đó đưa ra những quy định đúng, hành động đúng, đề ra những mục tiêu nhiệm vụ cho sự phát triển kinh tế của mỗi đơn vị. Với công cụ của Nhà nước phân tích hoạt động kinh tế trở thành công cụ quản lý khoa học, có hiệu quả, không thể thiếu được đối với các nhà quản lý. 7
- Đ2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG TRONG BÀI I/ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1. Phương pháp so sánh Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích nhằm xác định vị trí, xu hướng bién động, đánh giá kết quả của hiện tượng kinh tế. Phương pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau : - So sánh giữa chỉ số chỉ tiêu thực tế với trị số kế hoạch hoặc định mức. - So sánh trị số chỉ tiêu thực tế kỳ này với chỉ tiêu đó kỳ trước. - So sánh giữa các đơn vị với nhau, giữu các đơn vị thành phần - So sánh giữa các đơn vị nghiên cứu với ngành hoặc nền kinh tế quốc dân. - So sánh giữa thực tế với nhu cầu, thực tế với khả năng. a) So sánh bằng số tuyệt đối : Phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng nghiên cứu giưữa hai kỳ kỳ gốc và kỳ nghiên cứu Được xác định bằng công thức : Mức chênh lệch tuyệt đối: y y 1 y 0 Trong đó : y1 : mức độ chỉ tiêu kỳ nghiên cứu yo : mức độ chỉ tiêu kỳ gốc b) So sánh bằng số tương đối : Cho ta thấy xu hướng biến động, tốc độ phát triển Kết cấu của tổng thể v.v…Trong phân tích sử dụng số tương đối sau : - Số tương đối động thái : Phản ánh xu hướng biến động, tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian, được xác định bởi công thức : y t 1 100 (%) y 0 Trong đó : t : Số tương đối động thái y1 : Mức độ kỳ nghiên cứu 8
- y0 : Mức độ kỳ gốc - Số tương đối kết cấu : Xác định tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng thể, được xác định bởi công thức : y bp d 100 (%) y tt Trong đó : ybp : Mức độ của bộ phận ytt : Mức độ của tổng thể Số tương đối cường dộ : Phản ánh trình độ phổ biến của từng hiện tượng, phản ánh tổng quát chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh. c) So sánh bằng số bình quân : Cho ta thấy mức độ điển hình của các đơn vị đạt so với số bình quân chung của tổng thể, của ngành. 2. Phương pháp chi tiết a) Chi tiết theo thời gian : Kết quả SXKD là kết quả của cả một quá trình do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau tác động. Tiến độ tthực hiện quá trình trong từng đơn vị thời gian xác định không đồng đều, vì vậy ta phải chi tiết theo thời gian, thông thường chi tiết chỉ tiêu năm thành các quý, tháng, ngày hoặc ca sản xuất nhằm đánh giá kết quả kinh doanh được chính xác và tìm được các giải pháp có hiệu quả cho công việc kinh doanh. b) Chi tiết theo địa điểm : Có nhiều hoạt động kinh tế xảy ra tại nhiều địa điểm khác nhau dao nhiều nguyên nhân tác động làm cho kết quả sản xuất đạt được ở các đơn vị khác nhau, vì vậy ta phải chi tiết theo địa điểm. c) Chi tiết theo bộ phận cấu thành : Chi tiết theo các bộ phận giúp ta biết được quan hệ cấu thành của các hiện tượng và kết quả kinh tế, nhận thức được bản chất của các chỉ tiểu kinh tế, từ đó giúp cho việc đánh giá kết quả của doanh nghiệp được chính xác, cụ thể và xác định nguyên nhân cũng như trọng điểm của công tác phân tích. 9
- II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TRONG BÀI 1. Phương pháp cân đối Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp khi các nhân tố có quan hệ tổng hiệu, hoặc kết hợp cả tổng và hiệu. Cụ thể: khi xác định mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích đúng bằng chênh lệch giữa giá trị kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc của nhân tố đó. Khái quát: Y=a+b+c Nội dung phân tích: Xác định giá trị của chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc: y0= a0 + b0 + c0 Xác định giá trị của chỉ tiêu nghiên cứu kỳ nghiên cứu: y1 = a1 + b1 + c1 Xác đinh đối tượng phân tích: y y1 y 0 ( a1 b1 c1 ) ( a 0 b0 c 0 ) - Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố a đến chỉ tiêu phân tích y: Ảnh hưởng tuyệt đối: y a a1 a 0 a Ảnh hưởng tương đối: ya ya 100 (%) y0 - Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố b đến chỉ tiêu phân tích y: Ảnh hưởng tuyệt đối: yb b1 b0 Ảnh hưởng tương đối: yb yb 100 (%) y0 - Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố c đến chỉ tiêu phân tích y: Ảnh hưởng tuyệt đối: yc c1 c0 yc Ảnh hưởng tương đối : yc 100 (%) y0 Kiểm tra tổng ảnh hưởng của các nhân tố: 10
- ya yb yc y y ya yb yc y 100 (%) y0 Bảng phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu nghiên cứu : Kỳ nghiên Kỳ gốc cứu So MĐAH Chênh STT Chỉ tiêu Tỷ Tỷ sánh lệch đến y Quy Quy trọng trọng (%) (%) mô mô (%) (%) 1 Nhân tố thứ nhất a0 d a0 a1 da1 ọa Äa ọya 2 Nhân tố thứ hai b0 db0 b1 d b1 ọb Äb ọyb 3 Nhân tố thứ ba c0 dc0 c1 dc1 ọc Äb ọyc Chỉ tiêu phân tích y0 100 y1 100 ọy Äy — 11
- PHẦN II : NỘI DUNG PHÂN TÍCH CHƯƠNG I PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU DOANH THU THEO CÁC ĐƠN VỊ Đ1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA I/ Ý NGHĨA 1. Khái niệm doanh thu - Doanh thu là tổng giá trị thực hiện được do việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng mang lại. 2. Vai trò của phân tích chỉ tiêu doanh thu Phõn tớch doanh thu giúp đánh giá một cách chớnh xỏc, toàn diện khỏch quan tỡnh hỡnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Phõn tớch doanh thu còn cung cấp các tài liệu cần thiết làm cơ sở cho việc phân tích các chỉ tiêu tài chính kinh tế tài chính làm cơ sở cho việc đề ra các quyết định trong quản lý và chỉ đạo kinh doanh. II/ MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH - Đánh giá một khái quát tình hình biến động doanh thu và các nhân tố ảnh hương, từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và phân tích những nguyên nhân biến động của chỉ tiêu doanh thu. Phát hiện những điểm tồn tại trong sự biến động của doanh thu. - Đề xuất các biện pháp cần thiết để hạn chế, loại trừ ảnh hưởng của những nhân tố tiêu cực, phát huy được ảnh hương của các nhân tố tích cực, khai thác khả năng tiềm tàng để tận dụng triệt để thế mạnh của doanh nghiệp, để không ngừng tăng doanh thu. 12
- Đ2. PHÂN TÍCH I/ Phương trình kinh tế và bảng tính toán các chỉ tiêu phân tích 1. Phương trình kinh tế Doanh thu của đơn vị được xác định bằng công thức : D = D1 + D2 + D3 + D4 + D5 + D6 + D7 Trong đó D : Tổng doanh thu D1, D2, D3 : Doanh thu của xí nghiệp 1, 2, 3, … 2. Bảng phân tích Theo bảng số liệu ta có bảng phân tích như sau : 13
- BẢN VẼ 1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU DOANH THU THEO CÁC ĐƠN VỊ Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu Mức độ So sánh Chênh lệch ảnh hưởng STT XÍ NGHIỆP Quy mô Tỷ trọng Quy mô Tỷ trọng (%) (103đ) ểD (%) (103đ) (%) (103đ) (%) 1 Xí nghiệp 1 2.684.788 19,5 3.802.441 20,1 141,6 1.117.653 8,12 2 Xí nghiệp 2 2.244.207 16,3 2.970.066 15,7 132,3 725.858 5,27 3 Xí nghiệp 3 2.106.526 15,3 2.572.796 13,6 122,1 466.270 3,39 4 Xí nghiệp 4 1.844.931 13,4 2.326.867 12,3 126,1 481.936 3,50 5 Xí nghiệp 5 1.473.191 10,7 2.667.384 14,1 181,1 1.194.193 8,67 6 Xí nghiệp 6 1.996.381 14,5 2.383.619 12,6 119,4 387.239 2,81 7 Xí nghiệp 7 1.418.119 10,3 2.194.443 11,6 154,7 776.325 5,64 Tổng doanh thu (ểD) 13.768.142 100 18.917.615 100 137,4 5.149.473 37,40 14
- II/ PHÂN TÍCH 1. Đánh giá chung Dựa vào bảng phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu theo các xí nghiệp ta nhận thấy Doanh thu của đơn vị có sự thay đổi rõ nét qua hai thời kỳ nghiên cứu: Kỳ gốc: Doanh thu là 13.768.142..000 đồng Kỳ nghiên cứu: 18.917.615.000 đồng Như vậy doanh thu của đơn vị ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 37,4 % tương ứng với doanh thu tăng 5.149.473.000 đồng. Sự thay đổi này là do doanh thu của cả 7 xí nghiệp đều tăng, trong đó xí nghiệp 5 có tốc độ tăng cao nhất, xí nghiệp 6 có tốc độ tăng thấp nhất. Cụ thể xí nghiệp 5 tăng 81,1 % tương ứng 1.194.193.000 đồng , xí nghiệp 6 tăng 19,4 % tương ứng 387.239.000 đồng . Qua đây ta thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị là có hiệu quả. 2. Phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng a) Phân tích xí nghiệp 1 Trong kỳ nghiên cứu, xí nghiệp 1 tăng doanh thu tiêu thụ của mình. Cụ thể như sau : doanh thu kỳ nghiên cứu đạt 3.802.441.000 đồng tăng 1.117.653.000 đồng làm ảnh hưởng 8,12 % tới chỉ tiêu phân tích. Có kết quả này có thể là do các nguyên nhân sau : Chính sách tiêu dùng của Nhà nước là khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm sản xuất trong nước Bộ máy tổ chức hoạt động có hiệu quả, khả năng chuyên môn hoá cao ở từng bộ phận Chất lượng hàng hoá tăng Nhu cầu thị trường tăng Xí nghiệp đã cố gắng hạ được giá thành do tiết kiệm được chi phí từ đó có giá bán thấp. Các phương thức bán hàng đa dạng được thực hiện Xí nghiệp tăng sản lượng tiêu thụ Xét nguyên nhân chính sách Nhà nước khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm trong nước. 15
- Trong kỳ, Nhà nước rất quan tâm đến chính sách khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm sản xuất trong nước. Bất kỳ một quốc gia nào, một chính sách kinh tế nào của Nhà nước cũng nhằm mục đích hướng người tiêu dùng sử dụng đồ nội, và hầu hết các sản phẩm của xí nghiệp cũng là những mặt hàng được Nhà nước tài trợ về thuế, về nguyên liệu đầu vào, dẫn đến giá thành sản xuất giảm, và tăng tính cạnh tranh với hàng ngoại nhập, điều này đẩy số lượng bán lên cao. Đây là nguyên nhân khách quan mang tính tích cực. Xét nguyên nhân chất lượng hàng hoá tăng. Đầu kỳ, xí nghiệp đã chú trọng vào khâu thu mua, lựa chọn các nguyên liệu đầu vào, đồng thời nâng cao trình độ tay nghề của công nhân sản xuất làm cho các sản phẩm của xí nghiệp sản xuất ra có độ bền cao, hình thức đẹp, được tiêu thụ nhanh trên thị trường. Đây là nguyên nhân chủ quan mang tính tích cực. Một doanh nghiệp muốn tiêu thụ được sản phẩm thì phảI đáp ứng những yêu cầu khắt khe của khách hàng về chất lượng hàng hoá cũng như về kiểu dáng, màu sắc, bai bì, … Vì vậy để thị trường chấp nhận sản phẩm của mình đòi hỏi xí nghiệp phải không ngừng cải tiến kỹ thuật và ngày càng hoàn thiện sản phẩm sản xuất và kinh doanh trên thị trường. Xét nguyên nhân các phương thức bán hàng đa dạng được thực hiện. Trong kỳ, ngoài phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua mạng lưới cửa hàng, quầy hàng, và bán hàng theo đơn đặt hàng, xí nghiệp đã kýý kết được hợp đồng bán hàng với 2 tổ chức nhận làm đại lý bán hàng cho xí nghiệp, đồng thời xí nghiệp cũng đã thực hiện việc bán hàng qua sàn giao dịch thương mại điện tử. Do vậy cuối kỳ doanh thu của xí nghiệp tăng. Đầu kỳ, xí nghiệp đã có xây dựng kế hoạch tăng sản lượng tiêu thụ thêm 14 nghìn sản phẩm, và trong kỳ xí nghiệp đã hoàn thành mục tiêu của mình, do vậy đã góp phần làm tăng doanh thu. Đây là nguyên nhân chủ quan, mang tính tích cực. b) Phân tích xí nghiệp 2 Trong kỳ nghiên cứu, xí nghiệp 2 tăng doanh thu tiêu thụ của mình. Cụ thể như sau : doanh thu kỳ nghiên cứu đạt 2.970.066.000 đồng tăng 725.858.000 đồng làm ảnh hưởng 5,27 % tới chỉ tiêu phân tích. Có kết quả này có thể là do các nguyên nhân sau : Xí nghiệp đã cố gắng hạ được giá thành do tiết kiệm được chi phí từ đó có giá bán thấp. 16
- Bộ máy tổ chức hoạt động có hiệu quả, khả năng chuyên môn hoá cao ở từng bộ phận Nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao Việc thăm dò thị trường của xí nghiệp đạt hiệu quả cao Sản lượng tiêu thụ tăng Xí nghiệp có biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ qua việc tăng cường quảng cáo, tiếp thị, tổ chức tốt công tác bán hàng. Số lao động ở bộ phận bán hàng tăng. Đối với nguyên nhân thứ nhất: Xí nghiệp đã cố gắng hạ được giá thành do tiết kiệm được chi phí từ đó có giá bán thấp. Trong kỳ, xí nghiệp đã cố gắng tiết kiệm chi phí một cách tối đa nên đã hạ được giá thành của sản phẩm tạọ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Từ đó khối lượng tiêu thụ trong kỳ tăng lên và doanh thu cũng tăng lên. Đây là nguyên nhân chủ quan có tác động tích cực đến xí nghiệp. Xí nghiệp phải tiếp tục thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí đồng thời tìm hiểu thật kỹ các mặt mạnh và yếu của các đối thủ cạnh tranh từ đó đưa ra các biện pháp đối phó thích hợp. Đối với nguyên nhân 2: Bộ máy tổ chức hoạt động có hiệu quả, khả năng chuyên môn hoá cao ở từng bộ phận. Xuất phát từ tình hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu của thị trường và để phù hợp với sự phát triển của mình, xí nghiệp đã không ngừng nâng cao, hoàn thiện bộ máy quản lý. Đầu kỳ, xí nghiệp đã tiến hành cải tổ lại cơ cấu tổ chức các bộ phận chức năng theo hướng tập trung thống nhất từ trên xuống dưới, tạo khả năng chuyên môn hoá và đẩy mạnh mối quan hê, liên quan giữa các bộ phận, đặc biệt là bộ phận bán hàng hoạt động rất có hiệu quả. Do vậy, xí nghiệp đã đẩy mạnh được lượng hàng hoá ra thị trường dẫn tới tăng doanh thu. Đây là nguyên nhân chủ quan có tác động tích cực đến chỉ tiêu phân tích. Xí nghiệp cần phát huy hơn nữa công tác quản lý, tổ chức bộ máy quản lý của mình theo hướng năng động, tập trung chuyên môn hoá nhằm phát huy hiệu quả của các bộ phận chức năng. Xét nguyên nhân việc thăm dò thị trường của xí nghiệp đạt hiệu quả cao. Để thành công trên thị trường đũi hỏi bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện cụng tỏc thăm dũ và thõm nhập thị trường, đó là một công việc cần thiết đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh, đang kinh 17
- doanh hoăc muốn mở rộng và phát triển kinh doanh. Nhận thấy được tầm quan trọng, tiên quyết của công tác này ngay từ đầu kỳ, xí nghiệp đã sàng lọc và tuyển thờm 2 nhõn viờn nữa, cỏc nhõn viờn này chuyên phụ trách về việc nghiên cứu, thăm dũ thị trường nhằm phát hiện ra các nhu cầu mới, tỡm kiếm khỏch hàng mới cho xí nghiệp và thu thập các thông tin về môi trường kinh doanh đặc biệt là các thông tin về các đối thủ cạnh tranh. Qua ýcác ý kiến đề xuất từ việc nghiên cứu, thăm dò, thâm nhập thị trường, xí nghiệp đã nắm bắt được nhu cầu thị trường và xúc tiến các biện pháp nhằm thích ứng với thị trường, do đó góp phần làm cho doanh thu tiêu thụ tăng. Đây là nguyên nhân chủ quan mang tính tích cực. Xét nguyên nhân số lao động ở bộ phận bán hàng tăng. Trong kỳ, xí nghiệp đã chú trọng khâu tiêu thụ sản phẩm nên đã tuyển thêm 3 nhân viên bán hàng, do đó, sản lượng tiêu thụ tăng, đã góp phần tăng doanh thu. Đây là nguyên nhân chủ quan mang tính tích cực. Tuy nhiên, điều này sẽ làm tăng chi phí lương cho xí nghiệp, do vậy xí nghiệp cần tìm cách tăng năng suất lao động của nhân viên bán hàng để tăng khối lượng tiêu thụ và hạn chế việc tăng chi phí. c) Phân tích xí nghiệp 3 Trong kỳ nghiên cứu, xí nghiệp 3 tăng doanh thu tiêu thụ của mình. Cụ thể như sau: doanh thu kỳ nghiên cứu đạt 2.572.796.000 đồng tăng 466.270.000 đồng làm ảnh hưởng 3,39 % tới chỉ tiêu phân tích. Có kết quả này có thể là do các nguyên nhân sau : Khả năng đánh giá thị trường của xí nghiệp đạt hiệu quả cao Công tác quảng cáo tiếp thị của xí nghiệp đã phát huy hiệu quả Nhu cầu của thị trường tăng lên Chính sách tiêu dùng của Nhà nước là khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hàng nội Đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến mại, tăng chiết khấu cho đại lý. Xét nguyên nhân khả năng đánh giá thị trường của xí nghiệp đạt hiệu quả cao: Đầu kỳ nghiên cứu, xí nghiệp tiến hành đẩy mạnh việc thăm dò thị trường về nhu cầu tiêu dùng. Việc này đã tạo điều kiện cho xí nghiệp nắm bắt được nhu 18
- cầu của thị trường để từ đó cung cấp ra thị trường những hàng hóa đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường - đây chính là lợi thế về tính kịp thời của sản phẩm hàng hóa. Do đó số lượng sản phẩm bán ra tăng lên và làm cho doanh thu của xí nghiệp tăng. Qua việc làm rõ nguyên nhân trên, ta nhận thấy rằng đây là nguyên nhân chủ quan và có tác động tích cực tới xí nghiệp. Xí nghiệp cần tiếp tục phát huy việc đi sâu nghiên cứu thị trường để từ đó có kế hoạch tung hàng ra thị trường đúng thời điểm để đẩy mạnh lượng hàng hoá tiêu thụ, từ đó tăng doanh thu. Đồng thời trong kỳ, xí nghiệp đã tiến hành việc thuê thêm các địa điểm trên địa bàn tỉnh và ở các tỉnh lân cận để đặt các biển quảng cáo để quảng bá cho các sản phẩm của xí nghiệp sản xuất ra, làm cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm của xí nghiệp nhiều hơn và việc tiêu thụ sản phẩm được rộng rãi hơn. Xí nghiệp cần đầu tư hơn nữa vào công tác tiếp thị quảng cáo như quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, như vậy sẽ tăng hiệu quả cho việc quảng bá, marketing cho các sản phẩm của xí nghiệp. Xét nguyên nhân xí nghiệp đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến mại, tăng chiết khấu cho đại lý. Trong kỳ, nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, xí nghiệp đã đưa ra các hình thức khuyến mại, chủ yếu như: - Giảm giỏ. - Phiếu mua hàng. - Phần thưởng cho các khách hàng thường xuyên. - Tặng vật phẩm mang biểu tượng quảng cáo. - Chiết giá: giảm giá so với giá bán ghi trên hoá đơn trong từng trường hợp mua hàng. - Thêm hàng cho khách mua hàng với số lượng nhất định. Điều này đã góp phần làm tăng sản lượng tiêu thụ, dẫn đến doanh thu tăng. Đây là nguyên nhân chủ quan, tác động tới việc tăng doanh thu. Tuy nhiên xí nghiệp cần khuyến mại cho khách hàng đúng thời điểm, tránh tràn lan nhằm giảm chi phí bán hàng. d) Phân tích xí nghiệp 4 19
- Trong kỳ nghiên cứu, xí nghiệp 4 tăng doanh thu tiêu thụ của mình. Cụ thể như sau : doanh thu kỳ nghiên cứu đạt 2.326.867.000 đồng tăng 481.936.000 đồng làm ảnh hưởng 3,50 % tới chỉ tiêu phân tích. Có kết quả này có thể là do các nguyên nhân sau : Xí nghiệp đã có hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng và cải tiến sản phẩm Công tác thăm dò thị trường của xí nghiệp đạt hiệu quả cao Năng suất lao động của nhân viên bán hàng tăng. Công tác quảng cáo tiếp thị của xí nghiệp đã phát huy hiệu quả Sản lượng sản phẩm tiêu thụ của xí nghiệp tăng Xí nghiệp đã cố gắng hạ được giá thành do tiết kiệm được chi phí từ đó có giá bán thấp. Xét nguyên nhân xí nghiệp đã có hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng và cải tiến sản phẩm. Kỳ này xí nghiệp đã chú trọng vào thay đổi cải tiến mẫu mã sản phẩm sau khi thăm dò thị trường và được thị trường chấp nhận. Do vậy cuối kỳ này lượng hàng hoá được tiêu thụ nhanh, dẫn tới doanh thu tăng. Đây là nguyên nhân chủ quan mang tính tích cực. Để có một sản phẩm tốt và chất lượng cao thì phải chú ý nâng cao chất lượng ngay từ khâu đầu của quá trình sản xuất. Xí nghiệp cần chú trọng vào việc lựa chọn các nguyên liệu đầu vào đúng tiêu chuẩn, kích cỡ, phải kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ đồng thời thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, kích thước sản phẩm phù hợp để tạo tính cạnh tranh trên thị trường. Muốn làm được điều này đòi hỏi các khâu, các bộ phận liên quan đến công tác kiểm tra chất lượng và thiết kế phải có lòng say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, nhạy bén với thị trường. Xét nguyên nhân năng suất lao động của nhân viên bán hàng tăng. Trong kỳ, các nhân viên bán hàng đều đăng ký tăng doanh số tiêu thụ mình phụ trách và cuối kỳ họ đều hoàn thành chỉ tiêu đã đăng ký, do đó làm doanh thu của xí nghiệp tăng. Đây là nguyên nhân chủ quan tác động tích cực tới chỉ tiêu phân tích. Xí nghiệp cần có chính sách động viên, khích lệ nhân viên, tạo niềm tin, động lực để nhân viên làm việc hăng hái, nhiệt tình nhằm tăng năng suất lao động, tăng doanh thu. Xét nguyên nhân sản lượng sản phẩn tiêu thụ của xí nghiệp tăng. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu Hào Phát
90 p | 5062 | 2180
-
Đồ án: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH may Thuận Thành
72 p | 3054 | 1226
-
Khóa luận tốt nghiệp:Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả tại công ty TNHH Minh Thành
77 p | 1504 | 650
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hoạt động kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ
67 p | 890 | 638
-
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp số 2 của Công ty TNHH 1TV VLXD Vĩnh Long
85 p | 405 | 134
-
Luận văn - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ
94 p | 399 | 133
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang
91 p | 392 | 111
-
ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA HÀ NỘI "
39 p | 252 | 72
-
Đề tài về: Phân tích hoạt động kinh tế
74 p | 324 | 69
-
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Inox Phát Thành
96 p | 284 | 60
-
ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX
29 p | 247 | 49
-
Bài tập lớn Phân tích hoạt động kinh tế
62 p | 586 | 46
-
Luận văn: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bảo hiểm Quảng Ninh
33 p | 132 | 25
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Cảng Đồng Nai năm 2021
92 p | 45 | 20
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cảng Lotus năm 2019
104 p | 24 | 15
-
Tiểu luận: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty và của Phòng kinh tế đối ngoại
30 p | 164 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Cần Thơ
92 p | 18 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn