intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài về: Phân tích hoạt động kinh tế

Chia sẻ: Tran Quoc Dinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

325
lượt xem
69
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đại hội đồng cổ đông là Cơ quan cao nhất có quyền thông qua phê chuẩn những thay đổi, bổ sung các điều luật của Công ty. Đại hội đồng Cổ đông bầu ra Hội Đồng Quản trị và Ban Kiểm soát để quản lý và giám sát các hoạt động kinh doanh của Công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài về: Phân tích hoạt động kinh tế

  1. TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế GVHD: ThS. LÊ QUANG PHÚC MỤC LỤC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ XÂY DỰNG COTEC ........... 4 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY......................................................................................... 4 1.1 1.1.1 Giới thiệu chung về công ty Cotec ............................................................................ 4 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển .......................................................................... 4 1.1.3 Ngành nghề kinh doanh chính .................................................................................. 5 1.1.4 Cơ cấu tổ chức...................................................................................................... 5 1.1.5 Nhân lực ............................................................................................................... 6 1.1.6 Máy móc thiết bị và công nghệ thi công .................................................................10 1.1.7 Năng lực tài chính .............................................................................................. 11 1.1.8 Kinh nghiệm thi công......................................................................................... 12 Phân tích môi trường kinh doanh của công ty Cotec ...............................................15 1.2 1.2.1 Môi trường vĩ mô ...........................................................................................................15 1.2.1.1 Chính trị pháp lí ............................................................................................. 15 1.2.1.2 Môi trường Công nghệ - kỹ thuật:................................................................. 16 1.2.1.3 Các yếu tố kinh tế ........................................................................................... 17 1.2.1.4 Xã hội .............................................................................................................. 23 1.2.2 Môi trường vi mô ............................................................................................... 24 1.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh ......................................................................................... 24 1.2.2.1 Nhà cung cấp .................................................................................................. 26 1.2.2.3 Khách hàng..................................................................................................... 26 1.2.2.4 Sản phẩm thay thế .......................................................................................... 27 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP ....................... 28 PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN ................................28 2.1 2.1.1 Nhận xét chung .................................................................................................. 30 2.1.2 Phân tích chi tiết tài sản ngắn hạn...........................................................................31 2.1.2.1 Tiền và các khoản tương đương tiền ............................................................. 31 2.1.2.2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn............................................................ 32 2.1.2.3 Các khoản phải thu ngắn hạn ........................................................................ 33 2.1.2.4 Hàng tồn kho .................................................................................................. 34 2.1.2.5 Tài sản ngắn hạn khác ................................................................................... 36 2.1.3 Phân tích chi tiết tài sản dài hạn ..............................................................................37 SVTH: TRẦN PHẠM BÌNH-KX09 Trang 1
  2. TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế GVHD: ThS. LÊ QUANG PHÚC 2.1.3.1 Các khoản phải thu dài hạn ........................................................................... 37 2.1.3.2 Tài sản cố định................................................................................................ 37 2.1.3.3 Bất động sản đầu tư........................................................................................ 38 2.1.3.4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn............................................................... 38 2.1.3.3 Tài sản dài dạn khác ...................................................................................... 39 PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN.......................40 2.2 2.2.1 Nhận xét chung .................................................................................................. 41 2.2.2 Phân tích chi tiết nợ phải trả ....................................................................................42 2.2.2.1 Nợ ngắn hạn ................................................................................................... 42 2.2.2.2 Nợ dài hạn ...................................................................................................... 43 2.2.3 Phân tích chi tiết vốn chủ sở hữu.............................................................................43 2.2.3.1 Vốn chủ sở hữu............................................................................................... 43 2.2.3.2 Nguồn kinh phí và quỹ khác .......................................................................... 44 PHÂN TÍCH BÁO VÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ..45 2.3 2.3.1 Nhận xét chung .................................................................................................. 46 2.3.2 Phân tích chi tiết thu nhập ........................................................................................46 2.3.2.1 Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ ................................................. 48 2.3.2.2 Doanh thu từ hoạt động tài chính .................................................................. 48 2.3.2.3 Thu nhập khác................................................................................................ 49 2.3.3 Phân tích chi tiết chi phí............................................................................................50 2.3.3.1 Chi phí hoạt động kinh doanh ....................................................................... 51 2.3.3.2 Chi phí hoạt động tài chính............................................................................ 51 2.3.3.3 Chi phí khác ................................................................................................... 52 PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ ................................................53 2.4 2.4.1 Nhận xét chung .................................................................................................. 55 2.4.2 Phân tích chi tiết lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh ...............................56 2.4.3 Phân tích chi tiết lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư ........................................56 2.4.4 Phân tích chi tiết lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính ....................................56 PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH ....................................................................57 2.5 2.5.1 Các tỷ số phản ảnh cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư .................................57 2.5.1.1 Hệ số nợ .......................................................................................................... 57 2.5.1.2 Hệ số tự trả nợ ................................................................................................ 57 SVTH: TRẦN PHẠM BÌNH-KX09 Trang 2
  3. TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế GVHD: ThS. LÊ QUANG PHÚC 2.5.1.3 Tỷ suất đầu tư................................................................................................. 57 2.5.1.4 Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn ................................................................... 58 2.5.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán...........................................59 2.5.2.1 Tình hình công nợ .......................................................................................... 59 2.5.2.2 Khả năng thanh toán...................................................................................... 59 2.5.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ...............................................................................64 2.5.3.1 Hiệu suất sử dụng tài sản (số vòng quay tài sản) .......................................... 64 2.5.3.2 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (số vòng quay TSCĐ) .............................. 64 2.5.3.3 Hàm lượng tài sản cố định ............................................................................. 65 2.5.3.4 Số vòng quay hàng tồn kho ............................................................................ 65 2.5.3.5 Số ngày tồn kho .............................................................................................. 66 2.5.3.6 Số vòng quay các khoản phải thu (như trên) ................................................ 66 2.5.3.7 Số ngày thu tiền (như trên) .......................................................................................66 2.5.3.8 Số ngày tồn kho và thu tiền ............................................................................ 66 2.5.3.9 Số vòng quay vốn lưu động ............................................................................ 66 2.5.3.10 Số ngày quay vòng vốn lưu động................................................................ 67 2.5.4 Phân tích khả năng sinh lời ......................................................................................67 2.5.4.1 Suất sinh lời trên doanh thu (ROS) ............................................................... 67 2.5.4.2 Suất sinh lời trên tài sản (ROA) .................................................................... 68 2.5.4.3 Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ...................................................... 68 2.5.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cổ phần ................................ ................ 69 2.5.5.1 Thu nhập mỗi cổ phần thường (EPS) ............................................................ 69 2.5.5.2 Tỷ số giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phần thường (P/E) ..................... 69 2.5.5.3 Tỷ lệ trả lãi cổ phần........................................................................................ 70 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................................. 71 KẾT LUẬN .....................................................................................................................71 3.1 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................................73 3.2 SVTH: TRẦN PHẠM BÌNH-KX09 Trang 3
  4. TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế GVHD: ThS. LÊ QUANG PHÚC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 1.1 GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP 1.1.1 GIỚI THIỆU CHUNG - Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG COTEC - Tên giao dịch: COTEC CONSTRUCTION JOINT STOCK Co., - Tên viết tắt: COTECCONS. - Vốn điều lệ: 422.000.000.000 VNĐ (Bốn trăm hai mươi hai tỷ đồng) - Mã số thuế: 0303443233 - Trụ sở chính: 236/6 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh. - Điện thoại: 08.35142255 - 3.5142266 - Fax: 08. 35142277 - Website: www.coteccons.vn - Email: contact@coteccons.vn Quá trình hình thành và phát triển 1.1.2 Công ty cổ phần xây dựng Cotec – Coteccons được cổ phần hóa vào tháng 8/2004 và hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103002611 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tp.HCM cấp lần đầu ngày 24/08/2004 và cấp lần thứ XI vào ngày 07/05/2012 số 0303443233. - Năm 2004: Công ty chính th ức hoạt động theo mô hình cổ phần hóa. Vốn điều lệ ban đầu là 15,2 tỷ đồng - Năm 2005: Được cấp chứng chỉ Iso 9001:2000 của Tổ chức QMS – Úc. - Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lần I lên 35 tỷ đồng +Chia cổ phiếu thưởng cho Cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1 + Chào bán cho CBNV 4,6 tỷ đồng mệnh giá cổ phần. - Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lần II lên 59,5 tỷ đồng vào tháng 1/2007 + Chia cổ phiếu thưởng cho Cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1 + Chào bán cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ phân bổ quyền mua 5:2. Tăng vốn điều lệ lần III lên 86,5 tỷ đồng vào tháng 6/2007 + Chia cổ phiếu thưởng cho Cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 5:2 + Chào bán cho CBNV 2,9 tỷ đồng mệnh giá cổ phần Tăng vốn điều lệ lần IV lên 120 tỷ đông bằng việc chào bán cho các Cổ đông chiến lược vào tháng 7/2007. - Năm 2009: Tăng vốn điều lệ lần V lên 184,5 tỷ đồng vào tháng 6/2009 + Chia cổ phiếu thưởng cho Cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1 + Bán cho CBNV 4,5 tỷ đồng giá trị mệnh giá cổ phần SVTH: TRẦN PHẠM BÌNH-KX09 Trang 4
  5. TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế GVHD: ThS. LÊ QUANG PHÚC Năm 2010: Tăng vốn điều lệ lần VI lên 307,5 tỷ đồng vào tháng 06/2010 - + Chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 3:2 Cổ phiếu của Coteccons chính thức được chấp nhận niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM theo quyết định số 155/QĐ – SGDHCM, ngày 09/12/2009, ngày 20/ 01/2010 Coteccons khai trương phiên giao dịch đầu tiên, giá tham chiếu là 95.000 đồng, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới. - Năm 2011: Tăng vốn điều lệ lần VII lên 317,7 tỷ đồng vào tháng 09/2011 + Chào Bán cho CBNV 10,2 tỷ đồng giá trị mệnh giá cổ phần - Năm 2012: Tăng vốn điều lệ lần thứ VIII lên 422 tỷ đồng vào tháng 3/2012 + Phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược 104,3 tỷ đồng giá trị mệnh giá cổ phần Ngành nghề kinh doanh chính 1.1.3 Các lĩnh vực đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng Cotec – Coteccons như sau: - Xây dựng, lắp đặt, sửa chữa các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, các công trình kỹ thuật hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp; các công trình giao thông và công trình thủy lợi. - Tư vấn đầu tư, quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp, các công trình kỹ thuật hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp. - Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình. Thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp. Thiết kế nội ngoại thất công trình. Thiết kế cấp nhiệt, thông hơi, thông gió, điều hòa không khí công trình dân dụng và công nghiệp. Thiết kế phần cơ điện công trình. Cơ cấu tổ chức 1.1.4 Đại hội đồng cổ đông là Cơ quan cao nhất có quyền thông qua phê chuẩn những thay đổi, bổ sung các điều luật của Công ty. Đại hội đồng Cổ đông bầu ra Hội Đồng Quản trị và Ban Kiểm soát để quản lý và giám sát các hoạt động kinh doanh của Công ty. SVTH: TRẦN PHẠM BÌNH-KX09 Trang 5
  6. TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế GVHD: ThS. LÊ QUANG PHÚC Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các Nghị quyết đ ược Đại hội đồng cổ đông thông qua hàng năm. Điều hành trực tiếp mọi hoạt động của công ty là Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Tổng Giám đốc điều hành Công ty theo điều lệ Tổ chức và hoạt động được Đại hội đồng cổ đông thông qua và tuân thủ các qui định của pháp luật. 1.1.5 Nhân lực Coteccons tự hào có một đôi ngũ cán bộ quản lý, Kỹ sư, Kiến trúc và chuyên gia nước ngoài giàu kih nghiệm, tinh nhuệ và sáng tạo. Mỗi CBNV Công ty luôn nỗ lực học tập, không ngừng sáng tạo và tự hoàn thiện mình. Nhân sự chủ chốt: 1/Nguyễn Bá Dương: Chức vụ: Chủ Tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Chuyên môn: Kiến trúc sư - Tốt nghiệp Trường Đại học Xây dựng Kiew (Uraina) năm 1984, trở về nước Ông đã làm việc tại các Công ty xây dựng và giữ qua các chức vụ: Giám đốc dự án, Giám đốc Xí nghiệp, Phó Giám đốc Công ty. - Với mong muốn nhà thầu xây dựng trong nước sẽ làm thầu chính những công nhà cao tầng với yêu cầu cao về tiến độ và chất lượng đã thôi thúc Ông học hỏi và cải tiến không ngừng - Sáng lập và điều hành công ty Coteccons kể từ năm 2002 với khoảng 20 kỹ sư và kiến trúc sư đến nay Coteccons được đánh giá là Công ty xây dựng hàng đầu tại Việt Nam, qui tụ hơn 500 CBNV - Phong cách làm việc chuyên nghiệp, tính quyết đoán và cương trực, xem trọng chữ tín trong kinh doanh, đối với Ông khi đã hứa với ai điều gì thì phải quyết tâm thực hiện cho bằng được. Đó là lý do tại sao tất cả các công trình do Coteccons thi công đều được Chủ Đầu tư và Công ty Tư vấn tin tưởng tuyệt đối về chất lượng và tiến độ. - Ông đã đào tạo đội ngũ Cán bộ quản lý chuyên nghiệp và năng động, tâm huyết với công việc. 2/Trần Quang Quân Chức vụ: Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Công ty Chuyên môn: Kỹ sư xây dựng - Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dưng dân dụng và công nghiệp. Trước khi làm việc cho Coteccons vào năm 2002. Ông đã làm việc tại các Công ty xây dựng Nhật Bản. Chính việc trải nghiệm trên những công trình lớn và thường xuyên làm việc với các chuyên gia nước ngoài đã giúp Ông điều hành tốt các dự án có tính chất phức tạp với yêu cầu cao về chất lượng và tiến độ. - Với bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý – kỹ thuật cùng với khả năng thiết lập quan hệ với khách hàng, Ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Công SVTH: TRẦN PHẠM BÌNH-KX09 Trang 6
  7. TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế GVHD: ThS. LÊ QUANG PHÚC ty vào tháng 5/2007. Hiện nay ông kiêm Giám đốc Khối Xây lắp I hàng năm thực hiện khối lượng doanh thu của Công ty trên 1.000 tỷ đồng. - Giao tiếp tiếng Anh lưu loát, tính quyết đoán, Ông đã đào tạo đội ngũ Chỉ huy trưởng, Giám sát công trường giỏi đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Công ty. 3/ Trần Quang Tuấn: Chức vụ: Thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Chuyên môn: Kỹ sư xây dựng - Gắn bó với Công ty Coteccons từ những ngày đầu mới thành lập, Ông đã giữ qua các Chức vụ Chỉ huy trưởng, Giám đốc dự án, Giám đốc KXL. Tại Coteccons Ông được xem là chuyên gia trong lĩnh vực quản lý và thi công công trình nhà cao tầng. - Quyết đoán trong công việc, khả năng giao tiếp và đàm phán tốt, Khối xây lắp do ông phụ trách luôn hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận được giao. - Không chỉ thành công ở lĩnh vực xây lắp, Ông cũng đã mạnh dạn cải tiến công tác quản lý vật tư thiết bị, đưa công tác quản lý Vật tư thiết bị của Công ty hoạt động bài bản đến hôm nay. - Với kinh nghiệm quản lý và điều hành, Ông được được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Công ty phụ trách các khối xây lắp, ngoài ra Ông còn phụ trách lĩnh vực đầu tư thiết bị, công tác đối ngoại và là người đại diện công ty công bố thông tin. 4/ Trần Văn Chính Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc. Chuyên môn: Kỹ sư xây dựng - Trước khi chuyển công tác về làm việc tại Công ty Coteccons vào tháng 11/2007, Ông đã có thời gian dài làm việc tại Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà, giữ chức vụ Giám đốc Xí nghiệp, Giám đốc Công ty. - Với thời gian làm việc không dài tại Công ty Coteccons, nhưng Ông đã có những đóng góp đáng kể trong việc phát triển lĩnh vực xây lắp của Công ty tại Khu vực Miền Bắc. - Ông được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Công ty Coteccons vào tháng 10/2009 kiêm Trưởng Văn phòng Đại diện Công ty tại Hà Nội. 5/ Hà Tiểu Anh Chức vụ: Trưởng phòng TCKT. Chuyên môn: Cử nhân kinh tế - Gắn bó với Công ty từ những ngày đầu mới thành lập, Chị đã góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng và phát triển Công ty, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư và tài chính. - Với khoảng thời gian 15 năm làm việc, Chị đã tích lũy cho mình kinh nghiệm vững chắc các vấn đề về tài chính và kế toán. - Năng động trong công tác quản lý và điều hành, Chị đã tư vấn cho Ban lãnh đạo trong việc phát triển và sử dụng đồng vốn của Công ty hiệu quả. SVTH: TRẦN PHẠM BÌNH-KX09 Trang 7
  8. TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế GVHD: ThS. LÊ QUANG PHÚC - Phong cách làm việc chuyên nghiệp, tính thẳng thắn và chân thành, Chị luôn tạo sự thân thiện và gần gũi với mọi người. - Hiện nay Chị đang quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của phòng TCKT. 6/ BRIAN DAVIES Chức vụ: Giám đốc điều hành. Chuyên môn: Kỹ sư xây dựng - Là một chuyên gia xây dựng đến từ Úc, Ông có trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và từng giữ qua nhiều chức vụ quan trọng trong các Công ty hàng đầu tại các Quốc gia như: Mỹ, Anh, Nigeria, Zambia và Úc. Ông được kết nạp vào hội viên của Tổ chức Kỹ sư kết cấu Mỹ vào năm 1968 và tại Úc vào năm 1981. - Năm 1996, Ông đến Việt Nam và làm việc tại Công ty Tư vấn Xây dựng HBP với vai trò Giám đốc dự án. - Năm 2004 Ông được mời về làm việc tại Công ty Coteccons phụ trách về công tác kỹ thuật thi công, Quản lý chất lượng và huấn luyện về ATLĐ… - Phong cách làm việc chuyên nghiệp, Kỹ năng giao tiếp và đám phán, Ông đã đóng góp nhiều cho sự phát triển của Coteccons trong lĩnh vực xây dựng và hình thành môi trường làm việc chuyên nghiệp mang đẵng cấp quốc tế cho CBNV Công ty Coteccons. 7/ STEVE COOK Chức vụ: Giám đốc điều hành. Chuyên môn: Kỹ sư xây dựng - Ông Steve Cook với hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng tại các nước tiên tiến như Anh, Úc.., chuyên về lĩnh vực thi công, kiểm soát chất l ượng hoàn thiện, trang trí nội thất. - Ông tốt nghiệp Cử nhân Xây Dựng tại London, hiện là thành viên của Hiệp hội I.O.S.H (Tổ chức về Sức khỏe và An toàn lao động). - Nổi bật với cá tính thắng thắn trong giao tiếp, khả năng đàm phán tốt, ông đã đạt được nhiều thành công trong công tác quản lý dự án, từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành. Ngoài ra, ông cũng ghi thành tích trong việc nghiên cứu các biện pháp và kỹ thuật thi công tiên tiến, có lợi cho môi trường. - Lần đầu tiên ông đến Việt Nam và tham gia Đội ngũ nhân sự Coteccons năm 2010 với vị trí Giám đốc điều hành. Cùng với đội ngũ Kỹ sư Coteccons, ông đã xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và đẳng cấp tại các công trường được giao phụ trách như: MGM Grand Hồ Tràm – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, City Garden, Novotel, và cao ốc Pullman – Tp. HCM… 8/ MURRAY HOLT Chức vụ: Quản lý Hoàn thiện Chuyên môn: Kỹ sư Xây dựng SVTH: TRẦN PHẠM BÌNH-KX09 Trang 8
  9. TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế GVHD: ThS. LÊ QUANG PHÚC Ông được sinh và lớn lên tại New Zealand, nhưng thời gian làm việc của ông là ở các quốc gia Châu Phi, Nam Thái Bình Dương, Trung Đông, Đông Á và Đông Nam Á. Vì thế, ngoài bề dày kinh nghiệm trên 25 năm đảm trách chức vụ Quản lý các Dự án lớn có tiêu chuẩn đẳng cấp quốc tế tại các công ty danh tiếng như Fletcher Construction (7 năm), Fujita Construction (8 năm) và HBP Project Management (9 năm), ông c òn được tiếp cận nền văn hóa tiên tiến ở các quốc gia mà ông đã từng làm việc. Với cách nhìn thẩm mỹ và tính cẩn trọng cùng với bề dày chuyên môn về hoàn thiện, đầu năm 2012 ông được Ban lãnh đạo Coteccons mời về làm việc ở cương vị là Quản lý các công tác hoàn thiện nhằm mang đến cho các Chủ đầu tư/ Khách hàng luôn có được sản phẩm chất lượng theo đẳng cấp tiêu chuẩn quốc tế 9/ Lê Miên Thụy Chức vụ: Giám đốc KXL. Chuyên môn: Thạc sĩ QLDA, Kiến trúc sư - Gắn bó với Công ty từ những ngày đầu mới thành lập và giữ qua các chức vụ Chỉ huy trưởng, Giám đốc dự án. Những công trình do Ông quản lý và điều hành đều được bàn giao đúng tiến độ và chất lượng như: Nhà máy dệt may Texhong 1,2,3, Nhà máy bút bi Thiên Long - Đồng Nai, Khu nhà ở Cao cấp Ecopark.. - Kiến thức sâu về chuyên môn, tính sáng tạo và ham học hỏi, Ông được bổ nhiệm chức vụ Giám đốc khối XL vào năm 2008 hiện đang quản lý và điều hành nhiều công trình trọng điểm như : Khu du lịch Hồ Tràm – Vũng Tàu, Chung cư cao tầng Hùng Thanh- Carina, Khu căn hộ cao cấp Kenton Residences. - Giao tiếp tiếng Anh lưu loát. Tính thẳng thắn và chân thành đã giúp Ông thiết lập được các mối quan hệ mật thiết với khách hàng, đồng nghiệp và các nhân viên dưới quyền. 10/ Trần Kim Long Chức vụ: Giám đốc Khối Kỹ thuật. Chuyên môn: Kỹ sư xây dựng Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Trước khi làm việc cho Công ty Coteccons vào năm 2003, Ông đã làm việc cho tập đoàn xây dựng Nhật bản Hazama thi công các công trình có quy mô lớn như: Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.1, 4 - Đường hầm Hải Vân … - Với một loạt Công trình lớn do ông phụ trách được bàn giao đúng tiến độ và chất lượng được chủ đầu tư đánh giá cao, như: Khu nghỉ mát Nam Hải Resort, cao ốc Riverside Tower, Hyatt Regency DaNang Resort and Spa, Ocean Villas, KS Đ ảo Xanh,... đã đưa thương hiệu Coteccons gắn liền với những công trình mang đẳng cấp quốc tế tại khu vực Miền Trung. - Giao tiếp tiếng Anh lưu loát, tự tin và quyết đoán trong công việc. Ông được bổ nhiệm vào chức vụ Giám đốc Khối Kỹ thuật đầu năm 2012, Quản lý và điều hành Khối SVTH: TRẦN PHẠM BÌNH-KX09 Trang 9
  10. TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế GVHD: ThS. LÊ QUANG PHÚC Kỹ thuật bao gồm: Phòng Tư Vấn Đấu thầu, Phòng Quản lý Chi phí và Hợp đồng, Phòng Thiết kế và Quản lý Thi công Kết cấu, Phòng Thiết kế và Quản lý Thi công Hoàn thiện 11/ Vũ Văn Xiêm Chức vụ: Giám Đốc Khối M&E. Chuyên môn: Tiến sỹ, Kỹ sư điện - Có kiến thức, kinh nghiệm sâu về chuyên môn, đặc biệt lĩnh vực tự động hóa, Ông đã có thâm niên hơn 25 năm làm việc trong ngành xây dựng và bắt đầu công việc tại Coteccons từ năm 2003 với chức vụ trưởng Phòng M& E. - Cùng với lĩnh vực xây dựng, trong những năm qua lĩnh vực M&E do Ông phụ trách đã phát triển mạnh mẽ, được các khách hàng đánh giá cao. - Hầu hết những công trình xây dựng hiện nay, chủ đầu tư đều tín nhiệm giao cho Coteccons làm tổng thầu thi công xây dựng phân thô và M&E. - Thông thạo Nga văn, giao tiếp tốt tiếng anh. Tính thẳng thắn và chân thành. Khối M&E do Ông phụ trách gồm 2 bộ phận chức năng : Phòng Đấu thầu và Thiết kế M&E, Phòng Quản lý thi công M&E luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 1.1.6 Máy móc thiết bị và công nghệ thi công Contec đang quản lý một danh mục tài sản máy móc hùng hậu đáp ứng hầu hết nhu cầu thi công đa dạng trên các công trình xây dựng từ Bắc đến Nam. Tổng giá trị máy móc thiết bị Contec hiện đang sở hữu trên hàng trăm tỷ đồng…. STT Tên Máy Số lượng Xuất xứ Tình Trạng Dàn khoan c ọc nhồi KH180-3ED N h ậ t bả n Đang hoạt động 1 1 Dàn khoan c ọc nhồi KH180-3ED2 N h ậ t bả n Đang hoạt động 2 1 Dàn khoan c ọc nhồi KOBEKO-7055 N h ậ t bả n Đang hoạt động 3 1 Máy khoan nhồi LS 108 - RH N h ậ t bả n Đang hoạt động 4 1 Cẩu tháp N h ậ t bả n Đang hoạt động 5 1 Máy trộn ben N h ậ t bả n Đang hoạt động 6 1 Sàn treo N h ậ t bả n Đang hoạt động 7 1 Cần cẩu Dh 350 –II N h ậ t bả n Đang hoạt động 8 1 Bánh lốp KOBEKCO RB250-3 N h ậ t bả n Đang hoạt động 9 1 Xe tải nâng N h ậ t bả n Đang hoạt động 10 1 Cẩu bánh lốp TADANO-16T N h ậ t bả n Đang hoạt động 11 1 Cẩu trục bánh xích DH400 N h ậ t bả n Đang hoạt động 12 1 Cần trục bánh xích KH150 N h ậ t bả n Đang hoạt động 13 1 Xe cẩu thùng 57L-1241 N h ậ t bả n Đang hoạt động 14 1 Máy phát điện N h ậ t bả n Đang hoạt động 15 1 N h ậ t bả n Đang hoạt động 16 Dàn giáo Coma 1 Coffa trượt N h ậ t bả n Đang hoạt động 17 1 SVTH: TRẦN PHẠM BÌNH-KX09 Trang 10
  11. TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế GVHD: ThS. LÊ QUANG PHÚC Xe tải thùng N h ậ t bả n Đang hoạt động 18 1 Cừ Larsen N h ậ t bả n Đang hoạt động 19 1 Dàn giáo bao che N h ậ t bả n Đang hoạt động 20 1 Hoist N h ậ t bả n Đang hoạt động 21 1 1.1.7 Năng lực tài chính Tóm tắt năng lực tài chính của công ty 9 tháng đầ u 2012 N ăm 2010 N ăm 2011 S TT C hỉ tiêu Trị giá Trị giá Trị giá (VNĐ) (VNĐ) (VNĐ) Tổng giá trị tài sản 1 2.017.418.784.074 2.459.637.372.036 3.370.741.927.969 Doanh thu thuần 2 3.303.784.360.148 4.509.632.778.509 3.073.761.600.115 Lợi nhuận thuần HĐKD 3 290.987.175.470 280.080.844.577 202.014.698.838 Lợi nhuận khác 4 21.854.220.217 3.161.471.729 4.081.309.869 Lợi nhuận trước thuế 5 312.841.395.687 283.242.316.306 206.096.008.707 Lợi nhuận sau thuế 6 240.327.120.990 211.064.102.351 153.137.681.942 Doanh thu và lợi nhuận (sau thuế) của Công ty được thể hiện qua chỉ tiêu sau: Doanh thu Lợi nhuận Năm Đơn vị tính Tỷ đồng 2006 824 55.6 Tỷ đồng 2007 1.344 125,4 Tỷ đồng 2008 1.823 144,2 Tỷ đồng 2009 1.962 228 Tỷ đồng 2010 3.303,7 240.3 Tỷ đồng 2011 4.509,6 211 SVTH: TRẦN PHẠM BÌNH-KX09 Trang 11
  12. TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế GVHD: ThS. LÊ QUANG PHÚC • Biểu đồ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận qua các năm 1.1.8 Kinh nghiệm thi công Công ty cổ phần xây dựng Cotec – Coteccons là doanh nghiệp xây dựng có đủ kinh nghiệm để xây dựng các công trình lớn và có yêu cầu kĩ thuật cao. Trong những năm qua công ty đã hoàn thành nhiều dự án tiêu biểu về cả lĩnh vực cầu đường lẫn dân dụng. + Một số công trình tiêu biểu như: MIỀN BẮC SVTH: TRẦN PHẠM BÌNH-KX09 Trang 12
  13. TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế GVHD: ThS. LÊ QUANG PHÚC MIỀN TRUNG SVTH: TRẦN PHẠM BÌNH-KX09 Trang 13
  14. TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế GVHD: ThS. LÊ QUANG PHÚC MIỀN NAM SVTH: TRẦN PHẠM BÌNH-KX09 Trang 14
  15. TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế GVHD: ThS. LÊ QUANG PHÚC 1.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1 Môi trường vĩ mô 1.2.1.1 Chính trị pháp lý Quy định chính sách pháp lu ật Nghị quyết 11 NQ – CP Hiện nay, ngành xây dựng vẫn còn đang được kiểm soát bởi chính phủ một cách chặt chẽ, cụ thể là bởi Nghị quyết 11 NQ – CP của Chính phủ ban hành ngày 24/02/2011 về chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đâu tư công. Nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Trích dẫn: “Chưa khởi công các công trình, dự án mới sử dụng vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách và các dự án trọng điểm quốc gia và các dự án được đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại để điều chuyển vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ năm 2011 trong phạm vi quản lý để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, cấp bách, hoàn thành trong năm 2011”. “Kiểm tra, rà soát lại đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các biện pháp xử lý, loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, kể cả các dự án đầu tư ra nước ngoài”. Thứ nhất: Với chính sách thắt chặt tiền tệ đã làm cho lãi suất NH tăng nhanh, khiến cho các doanh khó khăn trong việc huy động vốn. Các dự án dở dang không thể hoàn thành và đưa vào sử dụng thu hồi vốn được. Thứ hai: Chính vì đa số các công trình giao thông chủ yếu là do vốn ngân sách của nhà nước, vậy nên các chính sách căt giảm đầu tư công đã khiến các doanh nghiệp không có công trình để thi công. Nghị quyết 13 NQ-CP Nghị quyết được Thủ tướng ký ngày 10/5 với nhiều giải pháp cho doanh nghiệp như giãn thời gian nộp thuế VAT, giảm tiền thuê đất, tái cơ cấu nợ, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp,giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay được vốn,…nhằm hồi phục nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển thị trường sau khi áp dụng các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát năm 2011, tác động rõ nét nhất của NQ13 là việc hạ lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay trong kì vừa qua. Chính trị Việt Nam luôn được đánh giá là quốc gia có môi trường chính trị và xã hội ổn định so với các nước trong khu vực. Chính trị xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm, công tác đối ngoại đạt kết quả quan trọng, vị thế quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng lên. Đã từng bước nâng cao chất lượng, tăng cường tiềm lực cho quân đội, công an, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được quan tâm chỉ đạo. Công tác SVTH: TRẦN PHẠM BÌNH-KX09 Trang 15
  16. TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế GVHD: ThS. LÊ QUANG PHÚC đối ngoại được triển khai đồng bộ, toàn diện, cả ngoại giao chính trị, kinh tế và văn hoá; kết hợp đối ngoại của Đảng với ngoại giao của Nhà nước và ngoại giao nhân dân. Trong phiên họp Quốc hội vừa khai mạc sáng thứ Hai ngày 22/10/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ‘nhận trách nhiệm’ trước Quốc hội, trước Đảng và trước dân về những khuyết điểm trong quản lý, điều hành kinh tế. Đây là điều rất mạnh dạn, các đại biểu Quốc hội ghi nhận việc Thủ tướng tự nhận thấy khuyết điểm của mình, của Chính phủ và cá nhân Thủ tướng. Để rồi Chính phủ sẽ thực hiện tốt trách nhiệm của mình mà nhân dân tin tưởng, hướng tới một tương lai tốt đẹp. 1.2.1.2 Công nghệ 1.1 Ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng Xử lí nền móng, castơ, xử lí chống lún, chống dội, xây dựng và lắp ráp nhà máy lớn. Công nghệ hiện đại trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Ứng dụng cọc ống rung hạ đường kính lớn, cầu dây văng nhịp lớn Phương pháp NATM hầm Hải Vân, hầm Thủ Thiêm 1.2 Tác động của các yếu tố công nghệ tới môi trường xây dựng Khoa học công nghệ ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược kinh doanh cúa doanh nghiệp. Việc áp dụng khoa học kĩ thuật giúp doanh nghiệp :  Nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực của doanh nghiệp  Tạo ra lợi thế cạnh tranh  Nâng cao năng lực công nghệ của các Tổng Công ty xây dựng có hệ thống trang bị máy móc thi công đồng bộ, hiện đại, có thể tiến hành công tác thi công xây lắp đối với bất kỳ công trình loại nào. Các đơn vị thi công này không những chỉ đủ mạnh để tham gia đấu thầu bất cứ loại công trình xây dựng nào trong nước mà còn tham gia đấu thầu xây dựng ở các nước trong khu vực và quốc tế. Trên cơ sở nhận thấy được tầm quan trọng của yếu tố công nghệ trong công tác khảo sát , thiết kế , thi công xây lắp cũng như trong công tác quản lý, các doanh nghiệp trong ngành xây dựng đã đưa ra một vài định hướng chiến lược như sau :  Nghiên cứu tiếp cận làm chủ các công nghệ thi công xây lắp với mục tiêu nâng cao hơn nữa năng lực công nghệ của các doanh nghiệp , giúp các doanh nghiệp đấu thầu thành công các công trình trong và ngoài nước.  Nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới trong các công trình cầu, hầm, đường cao tốc, nhà ga, cảng hàng không..., nhằm tạo ra các công trình, các sản phẩm có chất lượng cao, có mỹ thuật, đặc biệt là các công trình lớn có tầm thế kỷ  Tiếp tục nghiên cứu, đào tạo cán bộ và tiếp nhận chuyển giao công nghệ để làm chủ hoàn toàn các công nghệ tiên tiến về thiết kế và thi công các công trình GTVT như cầu dây văng nhịp lớn, công trình hầm, đường hầm cho ô tô.  Nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung đội ngũ Kỹ sư trưởng (Tổng công trình sư), xác định chức danh, phương hướng đào tạo loại cán bộ này - những người giỏi cả lý thuyết lẫn thực tế. SVTH: TRẦN PHẠM BÌNH-KX09 Trang 16
  17. TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế GVHD: ThS. LÊ QUANG PHÚC Chú trọng công tác đào tạo cán bộ KHCN chủ chốt, đầu ngành trong ứng dụng và chuyển giao công nghệ trên từng lĩnh vực.  Đổi mới cơ chế hoạt động và xây dựng lực lượng KHCN trong Ngành GTVT  Đổi mới cơ chế và tổ chức hoạt động KHCN ở nước ta trong thời gian tới theo hướng không bao cấp và không hành chính hóa, nhằm chuyển các tổ chức khoa học nghiên cứu triển khai sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp khoa học. Thực chất là để các tổ chức này thông qua việc cung cấp kết quả nghiên cứu cho xã hội mà tự trang trải và phát triển. Cần xóa bỏ các rào cản đang hạn chế việc ứng dụng KHCN vào sản xuất, thi công. Ưu tiên thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực để làm chủ công nghệ, tiến tới đổi mới công nghệ; đi xa hơn là sáng tạo công nghệ. Nâng cao năng lực quản lý và nghiên cứu ứng dụng KHCN. Vừa qua việc quản lý KHCN trong GTVT triển khai còn chậm, thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ; thiếu sự gắn bó giữa cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu với các đơn vị trực tiếp sản xuất, thi công. Nhiều đề tài NCKH chưa được chú trọng đúng mức, nội dung khoa học chưa rõ nét; Đầu tư cho KHCN GTVT còn thiếu trọng điểm, kéo dài. 1.2.1.3 Kinh tế Kinh tế thế giới Có thể thấy rằng, tình hình kinh tế thế giới 10 tháng đầu năm không hề có nhiều điểm sáng. Khủng hoảng nợ công và suy thoái kinh tế có sức lan truyền nhanh và vô cùng mạnh mẽ, có tầm ảnh hưởng rất rộng và tác động mạnh lên các nền kinh tế toàn cầu, chỉ khác nhau là mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều. Những con số trực quan cho thấy trong những tháng còn lại của năm 2012 nền kinh tế toàn cầu sẽ khó có những đột phá tích cực.Việc nhà đầu tư mong đợi trong thời gian này chính là sự thay đổi của chính sách điều hành tại các quốc gia, các biện pháp để giải quyết những vấn đề đang là rào cản đối với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Bất ổn ở những nền kinh tế lớn Tăng trưởng kinh tế Mỹ trong Quý II/2012 tiếp tục điều chỉnh giảm xuống mức 1,5% chậm hơn rất nhiều so với mức tăng 2,4% trong Quý I/2012. Cũng theo xu hướng chung trên toàn thế giới, chi tiêu người dân Mỹ có chiều hướng sụt giảm mạnh, các kế hoạch tiêu dùng đang bị hoãn lại do người dân lo ngại về nguồn thu nhập của họ không ổn định trong tương lai. 7 tháng đầu năm, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn ở mức quanh 8% và gần đây nhất, trong tháng 7 đã tăng lên 8,3%. Bên cạnh đó, theo khảo sát của các tổ chức thống kê và an sinh xã hội thì chất lượng việc làm cũng như thu nhập của người lao động cũng có chiều hướng bất ổn. Với các số liệu kinh tế công bố trong 7 tháng đầu năm, dường như kinh tế châu Âu sẽ khó thoát khỏi suy thoái trong năm 2012. Chỉ số PMI sản xuất (phản ánh sức khỏe khu vực sản xuất) của khu vực đồng tiền chung châu Âu trong các tháng 5, 6, 7 đ ều dưới mức 50 và có chiều hướng giảm dần từ mức 45 xuống 44,8 và cuối cùng và 44,1. Một điển hình đáng nói đến, nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới là Trung Quốc bắt đầu thoái lùi tốc độ tăng trưởng. GDP Quý II tại Trung Quốc giảm tốc về mức 7,6%, mức thấp nhất trong 3 năm SVTH: TRẦN PHẠM BÌNH-KX09 Trang 17
  18. TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế GVHD: ThS. LÊ QUANG PHÚC trở lại đây. Điểm này cũng khá giống với kinh tế Ấn Độ, nền kinh tế các nước mới nổi, đặc biệt các nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu có chiều hướng suy giảm do những ảnh hưởng suy thoái trên toàn cầu và do sức mua giảm mạnh. Thất nghiệp tăng cao Báo cáo của Tổ chức lao động thế giới (ILO) dự đoán tỷ lệ thất nghiệp trên thế giới sẽ tăng 3%, chiếm 6,1% trong số những người trong độ tuổi lao động, tương đương 202 triệu người sẽ không có việc làm. Theo ông Somavia – cựu Tổng giám đốc ILO, tình trạng thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ông Somavia cũng khẳng định, với nhịp độ tăng trưởng kinh tế trung bình gần 1%/năm như hiện nay, không thể khôi phục hơn 30 triệu việc làm đã mất từ khi xảy ra khủng hoảng năm 2008. ILO cũng dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 6,2% vào năm 2013, tương đương với 5 triệu người phải từ bỏ công việc của mình. Ông Raymond Torres - trưởng nhóm tác giả của “Báo cáo việc làm thế giới 2012” cho biết: “Những con số này chẳng có gì đáng ngạc nhiên”. Theo thống kê, tại châu Âu, gần 2/3 quốc gia đã chịu tình trạng tỷ lệ thất nghiệp tăng theo từng năm. Số liệu từ Viện Thống kê quốc gia Tây Ban Nha cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp nước này trong quý I/2012 tăng lên 24,4%, cao nhất 18 năm qua và cao hơn mức dự báo 23,8%. Từ đầu năm đến nay, thế giới đã chứng kiến những cuộc biểu tình quy mô rầm rộ, dẫn đến đình công ở nhiều ngành nghề tại Hy Lạp, Tây Ban Nha, Pháp, Italia, Bỉ... để phản đối việc cắt giảm những khoản chi tiêu công, cắt giảm lương, siết chặt chế độ lao động trong khu vực nhà nước. Mỗi năm, trung bình có khoảng 40% người tìm việc phải đứng bên lề thị trường lao động. Nợ công và thâm hụt ngân sách vẫn xảy ra Theo số liệu do Economist cập nhật tính đến tháng 9/2012, khu vực Bắc Mỹ là khu vực có tổng nợ lớn nhất. Tính đến tháng 9 năm nay, tổng nợ của Canada là 1.516 tỷ USD, trong khi Mỹ nợ tới 11.110 tỷ USD. Khu vực Bắc Mỹ cũng nằm trong danh sách những khu vực có tỷ lệ nợ công trên GDP cao nhất. Châu Á cũng là khu vực có tổng nợ khá cao, chỉ đứng sau Bắc Mỹ và eurozone. Trong đó, Nhật Bản là nước mắc nợ nhiều nhất với 12.642 tỷ USD, xếp sau đó là Trung Quốc, Ấn Độ và Australia. Tính đến tháng 9, nợ Trung Quốc là 1.267 nghìn tỷ USD, Ấn Độ là 942 tỷ USD trong khi Australia là 394 tỷ USD. Tiếp diễn lạm phát Bối cảnh kinh tế thế giới thêm ảm đạm khi giá cả tăng cao không chỉ tại các nước mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga hay Brazil mà còn ở nhiều nơi khác. Bên cạnh cuộc khủng hoảng nợ công, lạm phát là mối đe dọa không nhỏ đối với kinh tế châu Âu. Lạm phát tại 17 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu tháng 5 tăng 2,7%, vư ợt mục tiêu 2% mà ECB (Ngân hàng Trung ương châu Âu) đ ặt ra trong dài hạn, và chưa có dấu hiệu ngừng tăng trong bối cảnh giá dầu mỏ, lương thực và nhiều loại hàng hóa khác đang trên đà đi lên. Đáng chú ý, lạm phát tăng nhanh tại các nước Đức, Ireland, Tây Ban Nha, Italy, Luxembourg, Ph ần Lan, nhưng chậm lại tại Bỉ và Hy Lạp. SVTH: TRẦN PHẠM BÌNH-KX09 Trang 18
  19. TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế GVHD: ThS. LÊ QUANG PHÚC Giá vàng và USD trên thị trường tự do vẫn ở mức cao, lãi suất giảm, ngân hàng trung ương các quốc gia trên thế giới quyết định hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng, hâm nóng lại nền kinh tế toàn cầu. Đầu tư trực tiếp và gián tiếp Năm 2012, dự kiến FDI toàn thế giới sẽ đạt khoảng đạt xấp xỉ 1.600 tỷ USD; năm 2013, FDI toàn thế giới sẽ lên tới 1.800 tỷ USD và năm 2014 là 1.900 tỷ USD. Trong đó, các nước Đông Á và Asean vẫn là điểm đến hấp dẫn để thu hút đầu tư Kinh tế Việt Nam Giai đoạn trong chu kỳ kinh tế Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất và bắt đầu có xu hướng phát triển tốt. GDP quý I/2012 đạt 4%, quý II/2012 đạt 4,66%. Tính chung, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 4,38%. Việt Nam buộc phải hạ lãi suất quyết liệt và chấp nhận tăng trưởng chậm để kiềm lạm phát và kích cầu cho nền kinh tế trong nước. Mặt bằng lãi suất Việt Nam đồng đã giảm đáng kể, lãi suất cho vay các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ phổ biến ở mức 12-13% một năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác ở mức 14-17,5%... Tỷ giá cơ bản ổn định, thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống được cải thiện, nguồn cung ngoại tệ dồi dào do xuất khẩu tăng cao, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá lớn, dự trữ ngoại hối được cải thiện. Chỉ số phát triển doanh nghiệp bắt đầu có tín hiệu sáng sủa với số doanh nghiệp phải giải thể đã bắt đầu giảm khoảng 10% vào tháng 5. Số liệu thống kê về hàng tồn kho cho thấy, mặc dù vẫn còn ở mức cao, tình hình đang diễn biến theo chiều hướng khả quan (tháng 3 là 34.9%; tháng 4 là 32.1%; tháng 5 là 29.4%; tháng 6 là 26%). Với chu kỳ quý 4 và giáp Tết Nguyên đán thường là thời vụ tiêu thụ tốt nhất trong năm, nhiều khả năng tình hình về hàng tồn kho sẽ cải thiện rõ nét hơn bắt đầu từ cuối quý 3/2012. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt trên 53,1 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước. SVTH: TRẦN PHẠM BÌNH-KX09 Trang 19
  20. TKMH: Phân tích hoạt động kinh tế GVHD: ThS. LÊ QUANG PHÚC Tốc độ tăng trưởng, xu hướng GDP Theo số liệu về tổng sản phẩm trong nước (GDP) được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại báo cáo số 7499/BC-BKHĐT ngày 27/9/2012, tốc độ tăng GDP của Việt Nam từ đầu năm đến nay có nhiều cải thiện và tăng dần qua từng Quý. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP Quý III/2012 ước đạt khoảng 5,35%, tuy thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước nhưng mức tăng này cao hơn mức tăng 4% của Quý I và mức tăng 4,66% của Quý II đã thể hiện sự cố gắng lớn của nền kinh tế trong điều kiện phải tập trung mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chính phủ vừa giảm dự báo tăng trưởng trong năm 2012 từ 6% xuống còn 5,2%. Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia Barclays, tốc độ tăng trưởng trong năm nay của nước ta chỉ ở mức 4,8%. Trong năm 2013, h ãng này cho rằng, tốc độ tăng trưởng nước ta sẽ tăng lên mức 5,5% do tốc độ tăng trưởng trong khu vực còn yếu (trong khi con số mục tiêu Chính phủ đề ra là 6%). Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) lại có cái nhìn lạc quan hơn về nền kinh tế Việt Nam khi trong báo cáo Triển vọng phát triển Châu Á mới đây, tổ chức này dự báo tăng trưởng của Việt Nam sẽ ở mức 5,1% trong năm 2012 và năm 2013 là 5,7%. Lãi suất ngân hàng Hiện tại, lãi suất cho vay trên thị trường phổ biến dưới 15%, thấp hơn 4-5% so với đầu năm. Lãi suất huy động cũng giảm về dưới 12%, thấp hơn mức 15-20% như đầu năm. Việc lãi suất giảm mạnh ngoài việc do lạm phát kỳ vọng giảm còn do nhu cầu vốn của nền kinh tế giảm. Điều này thể hiện qua việc tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm mới chỉ đạt 2,35%, đây là mức thấp nhất từ trước đến nay. Ngoài ra, lãi suất giảm còn do NHNN cũng đã giảm khá mạnh lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu. Lãi suất giảm có thể xem là một hiệu ứng tích cực, Loạt điều chỉnh này sẽ tác động đến các dòng vốn, đến các quan hệ tín dụng, đến tỷ giá USD/VND và cả yếu tố niềm tin, kỳ vọng của thị trường: sẽ góp phần tăng tổng cầu nền kinh tế; tín dụng sắp tới sẽ tăng lên, chi tiêu ngân sách sẽ tăng lên, người dân đầu tư sẽ sử dụng đồng tiền của mình vào sản xuất. Thứ hai là điều chỉnh hài hòa lợi ích giữa người gửi và người vay. Và quan trọng là nó phù hợp với kỳ vọng của thị trường, cả người gửi và người vay đều kỳ vọng sẽ giảm tiếp., thì sẽ kích thích các giao dịch kinh tế sẽ nhộn nhịp hơn trong thời gian tới. Người ta không còn kỳ vọng nào hơn nữa. Những doanh nghiệp kinh doanh tốt sẽ có cơ hội tiếp cận vốn dễ dàng hơn, lãi suất thấp hơn cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp này tiếp tục sản xuất kinh doanh để duy trì bộ máy và phát triển. Tuy nhiên rủi ro hệ thống ngân hàng lại tăng lên. Nợ xấu thật sự của ngân hàng có thể lên trên 10% tổng dư nợ và hiện nay vẫn không ngừng tăng lên. Trong 7 tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 0,57% . Việc tái cấu trúc ngân hàng diễn ra chậm chạp và không như kỳ vọng. Tỉ lệ lạm phát Nhìn chung lạm phát của nền kinh tế vẫn chưa tăng trở lại. Về bản chất giá hầu hết các hàng hóa vẫn chỉ tăng ở mức thấp. Với việc tín dụng cả năm chỉ tăng ở mức rất thấp thì khả năng trong SVTH: TRẦN PHẠM BÌNH-KX09 Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2