intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Phân tích lí thuyết cạnh tranh mang tính độc quyền, liên hệ thực tiễn nền kinh tế Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

115
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lí thuyết về cạnh tranh mang tính độc quyền, thực trang cạnh tranh mang tính độc quyền ở Việt Nam, lĩnh vực chế biến cà phê là những nội dung chính trong đề tài "Phân tích lí thuyết cạnh tranh mang tính độc quyền, liên hệ thực tiễn nền kinh tế Việt Nam". Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Phân tích lí thuyết cạnh tranh mang tính độc quyền, liên hệ thực tiễn nền kinh tế Việt Nam

  1. A. MỞ ĐẦU  Hiện nay, cơ chế thị trường đang chi phối  nền kinh tế thế giới, quyết định  sức mạnh của mỗi quốc gia. Môn học kinh tế vi mô là một môn khoa học cơ sở,  nghiên cứu bản chất của hiện tượng kinh tế, tính quy luật và xu hướng vận  động của các hiện tượng và quy luật kinh tế thị trường, như chi phí cơ hội, cung  cầu, co dãn, sản xuất, phân phối,… trong đó có sự  vận động của các loại thị  trường. Khi xem xét góc độ cạnh tranh và độc quyền, tức là xem xét hành vi của  thị  trường, các nhà kinh tế  phân loại thành các cấu trúc sau: thị  trường cạnh  tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.  trong đó, cạnh trong mang tính độc quyền nằm trong cấu trúc thị  trường cạnh  tranh không hoàn hảo.  Trong bài này, em xin trình bày về “  Phân tích lí thuyết  cạnh tranh mang tính  độc quyền – liên hệ  thực tiễn nền kinh tế  Việt   Nam” trong lĩnh vực nông chế biến cà phê. Bài làm còn nhiều thiếu saots mong   thầy cô góp ý để em hoàn thiện hơn! B. NỘI DUNG I. LÍ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH MANG TÍNH ĐỘC QUYỀN. 1. Khái niệm cạnh tranh mang tính độc quyền. Thị trường cạnh tranh có tính chất độc quyền là một cấu trúc thị trường vừa  có tính chất của một thị trường cạnh tranh, vừa có tính chất của một thị trường   độc quyền. Trên thị  trường có nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động. Vì thế,  
  2. giống như  thị  trường cạnh tranh hoàn hảo, quy mô của mỗi doanh nghiệp đều  tương đối nhỏ so với quy mô chung của thị trường. Trong ngành lợi thế kinh tế  nhờ quy mô là tương đối nhỏ, không đòi hỏi sự tập trung sản xuất vào một số ít   doanh nghiệp.  Nó có những đặc trưng nổi trội sau đây: ­ Thứ nhất, mỗi doanh nghiệp đều sản xuất ra một loại sản phẩm khác biệt  với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác. Xét theo nghĩa nào đó, một  doanh nghiệp là nhà sản xuất độc quyền về  loại sản phẩm của mình.. Đây   chính là đặc điểm nổi bật của thị trường này. Chính đặc điểm này người ta phân   biệt nó với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Do cung cấp một sản phẩm có tính  khác biệt so với sản phẩm của các đối thủ, doanh nghiệp ít nhiều vẫn có quyền   lực thị  trường, có khả  năng chi phối giá. Trong một giới hạn nhất định, nó có  khả  năng tăng giá sản phẩm của mình mà vẫn không sợ  bị  mất đi những khách  hàng quen. Tuy các sản phẩm này có thể  dễ  dàng thay thế  cho nhau  ở  mức độ  cao nhưng không phải thay thế hoàn hảo. Nói cách khác, độ co dãn của cầu theo   giá chéo là cao nhưng không phải là vô cùng. ­ Thứ hai,  các doanh nghiệp có khả năng tự do gia nhập cũng như rút lui khỏi   ngành. Những rào cản pháp lý cũng như  kinh tế  đối với sự  gia nhập ngành là  không tồn tại. Vì đặc điểm này, khi lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện hành  trong ngành là dương, các doanh nghiệp mới sẽ  bị  thu hút nhập ngành. Ngược  lại, khi các doanh nghiệp hiện hành đang trong tình trạng bị  thua lỗ, một số  doanh nghiệp sẽ rút lui khỏi ngành. Trên thực tế, các thị  trường như  dịch vụ  bán lẻ, dịch vụăn uống, sách, nhà  nghỉ… có thể xếp vào dạng thị trường này. 2. Cân bằng trong ngắn hạn
  3. Giống như  độc quyền bán, doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền đứng trước   đường cầu dốc xuống và có thể có sức mạnh độ  quyền bán. Tuy vậy điều này   không có nghĩa là các doanh nghiệp độc quyền chắc chắn thu được lợi nhuận   lớn. cạnh tranh độc quyền tương tự như cạnh tranh hoàn hảo là có sự tự do gia  nhập, vì vậy khả  năng thu được lợi nhuận sẽ  cuốn hút các doanh nghiệp mới  với các mặt hàng cạnh tranh tham gia vào thị  trường, làm cho lợi nhuận giảm  xuống.   Vì sản lượng của doanh nghiệp khác với đối thủ cạnh tranh nên đường cầu  của doanh nghiệp dốc xuống dưới. Đây là đường cầu của doanh nghiệp cứ  không phải đường cầu của thị trường, Đường cầu của thị trường dốc hơn rất  nhiều. Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn QSR được xác định ở điểm cắt 
  4. của đường chi phí bình quân, nên doanh nghiệp thu được lợi nhuận. 3. Cân bằng dài hạn  Tình trạng các doanh nghiệp hiện hành trong ngành thu được lợi nhuận kinh   tế dương hay bị thua lỗ không thể tồn tại lâu dài. Khi các doanh nghiệp đang có  lợi nhuận dương, về  dài hạn, điều đó sẽ  hấp dẫn các doanh nghiệp mới nhập  ngành. Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành tăng lên khiến cho thị 
  5. phần của mỗi doanh nghiệp thu hẹp lại. tức là doanh nghiệp sẽ  mất đi một   phần thị  trường   Điều này tương đương với việc đường cầu mà mỗi doanh  nghiệp đối diện dịch chuyển sang trái. Doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp sản lượng   và thu được lợi nhuận ít hơn. Quá trình nhập ngành chỉ  dừng lại khi mà các  doanh nghiệp trong ngành chỉ  còn thu được lợi nhuận kinh tế  bằng 0. Kết cục   như vậy xảy ra khi đường cầu đối diện với doanh nghiệp dịch chuyển tới mức   trở  thành đường tiếp xúc với đường chi phí bình quân. Khi đó, tại mức sản  lượng tối đa hóa lợi nhuận (nơi mà chi phí biên bằng doanh thu biên), mức giá   tối ưu mà doanh nghiệp định chính bằng chi phí bình quân. Ngược lại, khi các doanh nghiệp trong ngành đang rơi vào trạng thái  thua lỗ  (chỉ thu được lợi nhuận kinh tế âm), một số doanh nghiệp sẽ rút lui khỏi ngành.   Số  lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành giảm xuống tạo cơ  hội cho các  doanh nghiệp còn lại có được một thị  phần lớn hơn. Đường cầu đối diện với  mỗi doanh nghiệp lại dịch chuyển sang phải. Doanh nghiệp sẽ m ở rộng quy mô  sản xuất, dần dần ít thua lỗ hơn. Quá trình rời khỏi ngành cũng sẽ dừng lại khi   các doanh nghiệp còn lại trong ngành trở về trạng thái hòa vốn, tức có lợi nhuận  
  6. kinh   tế   bằng   0.  Như  vậy, cơ  chế  xuất, nhập ngành một cách tự  do khiến cho thị  trường   cạnh tranh có tính chất độc quyền dần dần đạt đến trạng thái cân bằng dài hạn.   Giống như  thị  trường cạnh tranh hoàn hảo, tại trạng thái này, giá cả  bằng chi  phí bình quân và các doanh nghiệp trong ngành chỉ  thu được lợi nhuận kinh tế  bằng 0. Với mức lợi nhuận đó, các doanh nghiệp mới không có động cơ  tham   gia vào ngành, còn các doanh nghiệp hiện hành cũng không có động cơ  rút lui  
  7. khỏi ngành. Tuy nhiên, tại điểm cân bằng dài hạn, nếu trên thị  trường cạnh  tranh hoàn hảo, giá luôn luôn bằng chi phí biên và bằng mức chi phí bình quân  tối thiểu, thì trên thị trường cạnh tranh có tính độc quyền, giá lại cao hơn cả chi  phí biên lẫn mức chi phí bình quân tối thiểu . Điều đó cho thấy doanh nghiệp   cạnh tranh có tính chất độc quyền không sản xuất  ở  tại quy mô hiệu quả  mà  điều kiện kỹ thuật cho phép. Tại điểm cân bằng dài hạn, sản lượng của doanh   nghiệp còn thấp hơn sản lượng có hiệu quả  vì nếu tăng sản lượng lên, doanh  nghiệp vẫn có thể hạ thấp được chi phí bình quân. Tuy nhiên, để tối đa hóa lợi  nhuận, nó sẽ  không tăng sản lượng chỉ  để  nhằm giảm chi phí bình quân, nếu  như điều đó làm cho chi phí biên của nó vượt quá doanh thu biên. Mặt khác, việc   doanh nghiệp định giá cao hơn chi phí biên chỉ  vì trong trường hợp này, nó đối  diện với một đường cầu dốc xuống, do đó, nó ít nhiều có quyền lực thị trường. II.  Thực trang cạnh tranh mang tính độc quyền ở Việt Nam: lĩnh vực chế    biến cà phê Thị trường chế biến cà phê của Việt Nam là một thị trường cạnh tranh mang   tính độc quyền vì : ­ Thị trường có nhiều doanh nghiệp tham gia với quy mô tương đối nhỏ so   với thị  trường, trong đó có các doanh nghiệp lớn như  Trung Nguyên, Vinacafe  Biên Hòa,… và có các cơ sở sản xuất cà phê nhỏ lẻ như Trọng Nhâm( Buôn Mê   Thuột),…  ­ Sản phẩm cà phê vẫn có sự khác nhau về thành phần nguyên liệu, tỉ lệ cà  phê, thương hiệu… Như vậy, cơ bản mỗi doanh nghiệp đều độc quyền về sản   phẩm. ­ Sự tham gia hay rút khỏi thị trường chế biến cà phê là tương đối dễ dàng   vì nguồn nông sản có sẵn trong nước, ít rang buộc về mặt pháp lí…
  8. Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hoà là công ty sản xuất và kinh doanh, xuất  nhập khẩu cà phê, chè, thức uống nhanh và các sản phẩm thực phẩm khác …  Hiện nay, Công ty là Công ty hàng đầu trong ngành sản xuất cà phê hoà tan tại   thị  trường Việt Nam (theo Báo Nhịp Cầu Đầu tư  đăng ngày 31/05/2010), với  thương hiệu “Vinacafé” đã được khẳng định từ lâu trên thị trường trong và ngoài  nước. Thị  trường nội địa vẫn là thị  trường trọng điểm của Vinacafé. Tuy nhiên,  ở  thị  trường này cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ  hơn với các đối thủ  mới và sản  phẩm mới. Đáng chú ý nhất là Nescafé với cà phê hòa tan 2 trong 1 và G7 (Trung   nguyên). Gần đây có cà phê lon Birdy của Ajinomoto Việt Nam, cà phê chai VIP  của Tân Hiệp Phát, cà phê lon Nescafé, cà phê dành cho phái nữ Passiona (Trung   Nguyên). Starbuck cũng đã mở cửa hàng cà phê đầu tiên của mình (chưa phải là  quán) tại TP. HCM. Sự  cạnh tranh không chỉ  diễn ra giữa các nhà sản xuất và  phân phối cà phê lớn mà còn diễn ra đối với một số cơ sở sản xuất tư nhân như  cơ  sở  sản xuất Trần Quang, Tiến Thành, Thu Hà…Tuy nhiên, với định hướng  phát triển dựa vào những sản phẩm truyền thống có thương hiệu lâu đời như cà  phê sữa 3 trong 1 đã giúp Vinacafé B.H giữ vững được thị phần, tăng doanh thu   tiêu thụ. Bên cạnh đó, uy tín và chất lượng sản phẩm vượt trội là một  ưu thế  cạnh tranh rất tốt của Công ty trong năm qua. Hơn nữa, cạnh tranh giữa các nhà  sản xuất cà phê diễn ra càng gay gắt, hoạt động tiếp thị quảng cáo càng rầm rộ  thì tổng cầu của thị  trường cà phê ngày càng lớn hơn. Khi  đó, người  được  hưởng lợi nhiều nhất là các thương hiệu lớn, biết cách phát huy thế  mạnh của   mình. Đây cũng chính là cơ hội của Vinacafé. Hiện nay, dù thị  trường cà phê đang cạnh tranh gay gắt bởi Nescafe, Mac   coffee, Trung Nguyên, Tiến Thành, Mê Trang và hơn 20 công ty khác, Vinacafé 
  9. BH vẫn tăng trưởng đều với tốc độ từ 20 – 30%/ năm. Tính đến cuối năm 2009   thị phần cà phê hoà tan tại Việt Nam được xác định cụ thể như sau: Trong bài này, tác giả  xin trình bày   tình hình cạnh tranh độc quyền   của  doanh nghiệp cà phê Vinacafe Biên Hòa trong quý 1/2009 và giai đoạn 2009 ­  2012 Xét quý 1/2009 Chỉ tiêu Quý 1/2009 Tổng sản lượng tiêu thụ (tấn) 6.964 Tổng chi phí (triệu đồng) 246.520 Tổng doanh thu tiêu thụ (triệu đồng) 281.713 Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 32.553 Theo bảng số liệu trên, trong quý 1/2009, công ti bán ra thị trường 6 964 tấn   cà phê, tổng chi phí là 246 520 triệu đồng, tổng doanh thu đạt 281 713 triệu  đồng.   Như  vậy, bình quân giá bán trên thị  trường là 40,5 triệu đồng/tấn. Lợi  nhuận trước thuế đạt 35193 triệu đồng. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp thu được lợi nhuận tương đối lớn (32553 tỉ  đồng) Tình hình kinh doanh Q1/2009 tiến triển khá tốt, các chỉ tiêu về  sản xuất  và tiêu thụ sản phẩm trong Q1/2009 đều vượt so với cùng kỳ năm trước. Doanh  thu tiêu thụ  tăng hơn 31% so với cùng kỳ  năm ngoái, đạt 23% kế  hoạch 2009,  trong khi đó lợi nhuận trước thuế và sau thuế  tăng lần lượt 75% và 70% so với   cùng kỳ năm 2008, cùng đạt 35% kế hoặch năm 2009.  Trong   giai   đoạn   2009­2012,   ta  thấy  biểu   đồ   doanh   thu  và   lợi   nhuận  của  vinacafe như sau:
  10. Như  vậy có thể  thấy trong vòng 4 năm, tổng doanh thu của doanh nghiệp   tăng lên khá cao (1094 triệu đồng) nhưng lợi nhuận lại tăng rất ít (168 triệu  đồng). Điều này cho thấy sự gia nhập của các doanh nghiệp mới vào thị trường   cũng như việc các đối thủ  tung ra sản phẩm mới đã  ảnh hưởng không nhỏ  tới   doanh nghiệp. Thêm vào đó là chi phí quảng cáo làm tăng tổng chi phí sản xuất   của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có lợi nhuận nhỏ vì có thể quyết định giá của  mình.  C. KẾT LUẬN             Cạnh tranh độc quyền đúng với tên gọi của nó: đó là một sự  kết hợp giữa   độc quyền và cạnh tranh. Giống như độc quyền, mỗi nhà cạnh tranh độc quyền   phải đối mặt với đường cầu dốc xuống và kết quả  là định giá cao hơn chi phí   cận biên. Song giống như trên thị trường cạnh tranh, có nhiều doanh nghiệp và  sự  gia nhập cũng như  rút khỏi ngành đẩy lợi nhuận kinh tế  của từng nhà độc 
  11. quyền xuống mức bằng 0. Trên thực tế, các doanh nghiệp bằng các hình thức  khác nhau đã thu hút người tiêu dùng và định mức giá khác nhau một chút ít để  thu lợi nhuận về mình và duy trì sản xuất. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình kinh tế vi mô, NXB giáo dục Việt Nam Trường   ĐHKTQD   ­   Khoa   kinh   tế   học,   Giáo   trình   kinh   tế   học  (tập   1)   Nxb.  ĐHKTQD, Hà Nội, 2013. Trường ĐHKTQD, Bài tập kinh tế học vi mô, Nxb. ĐHKTQD, Hà Nội, 2008. http://123doc.org/document/1113871­bai­9­canh­tranh­doc­quyen­va­doc­ quyen­nhom­kinh­te­vi­mo­2.htm http://quantri.vn/dict/details/8160­dac­diem­thi­truong­canh­tranh­co­tinh­chat­ doc­quyen http://tailieu.vn/doc/canh­tranh­doc­quyen­va­thieu­so­doc­quyen­1215409.html http://www.vinacafebienhoa.com/attachment/file/Ban%20Cao%20Bach %20Vinacafe%20Bien%20Hoa.pdf http://cdmt.vn:4000/khoakhcb/userfiles/upload/file/Chuong%209_Canh %20tranh%20doc%20quyen.pdf
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2