intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao tính hiệu quả của công tác quản trị chuỗi cung ứng cá tra tại Công ty TNHH kết nối hải sản Mekong (MEKSEA)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

73
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu lí thuyết về chuỗi cung ứng, các thành phần chủ yếu trong hoạt động của chuỗi và các yếu tố liên quan đến tính hiệu quả. Dựa trên nền tảng lí thuyết đó, tác giả vận dụng nghiên cứu chuỗi cung ứng cá tra của Công ty MEKSEA thông qua việc phân tích các mắt xích trước và sau trong chuỗi cung ứng của công ty và mối quan hệ giữa chúng để thấy được những hiệu quả và hạn chế trong công tác quản trị chuỗi cung ứng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao tính hiệu quả của công tác quản trị chuỗi cung ứng cá tra tại Công ty TNHH kết nối hải sản Mekong (MEKSEA)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------ PHẠM THỊ MỘNG GIÀU NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH KẾT NỐI HẢI SẢN MEKONG (MEKSEA) LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------ PHẠM THỊ MỘNG GIÀU NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH KẾT NỐI HẢI SẢN MEKONG (MEKSEA) Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng) Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐOÀN THANH HẢI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH KẾT NỐI HẢI SẢN MEKONG (MEKSEA)” là công trình nghiên cứu của bản thân, các thông tin thu thập được và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực. Luận văn chưa từng được công bố trước đây. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017 Người thực hiện nghiên cứu
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ ............................................ 7 CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA ...................................................................................... 7 1.1 Lý thuyết về chuỗi cung ứng .................................................................................... 7 1.1.1 Cơ sở lí luận về chuỗi cung ứng ............................................................................ 7 1.1.2 Định nghĩa về chuỗi cung ứng............................................................................... 9 1.1.3 Lợi ích của chuỗi cung ứng ................................................................................. 11 1.1.4 Cấu trúc chuỗi cung ứng ................................................................................. 11 1.1.4.1 Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản ................................................................. 12 1.1.4.2 Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp ................................................................ 12 1.1.4.3 Chuỗi cung ứng linh hoạt ................................................................................. 13 1.1.4.4 Chuỗi cung ứng tinh gọn .................................................................................. 17 1.1.5 Chuỗi cung ứng nội bộ trong từng mắt xích .................................................. 20 1.1.6 Các thành viên trong chuỗi cung ứng .................................................................. 21 1.1.7 Những vấn đề cần quan tâm trong chuỗi cung ứng để nâng cao năng lực cạnh tranh . 23 1.1.8 Các yếu tố tác động đến hiệu quả chuỗi cung ứng .............................................. 24 1.2 Các nghiên cứu có liên quan ................................................................................... 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH KẾT NỐI HẢI SẢN MEKONG .................................................... 30 2.1. Thực trạng chuỗi cung ứng cá tra tại Việt Nam .................................................... 30 2.2 Phân tích tính liên kết và hiệu quả trong chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty ......................................................................................................................... 35 2.2.1 Tổng quan về công ty TNHH Kết Nối Hải Sản Mekong .................................... 35 2.2.1.1. Giới thiệu công ty............................................................................................ 35 2.2.1.2. Tầm nhìn chiến lược, cơ cấu tổ chức, sản phẩm ............................................. 36 2.2.2 Đánh giá tính hiệu quả của chuỗi cung ứng cá tra của công Ty TNHH Kết Nối
  5. Hải Sản Mekong ........................................................................................................... 37 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY KẾT NỐI HẢI SẢN MÊKONG............................................ 55 3.1 Mục đích và quan điểm đề xuất các giải pháp ........................................................ 55 3.2 Các nhóm giải pháp ................................................................................................ 56 3.2.1. Nhóm giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa các mắc xích............................. 56 3.2.1.1 Thành lập ban quản trị chuỗi của công ty ........................................................ 57 3.2.1.2 Công ty liên kết chặt chẽ với nhà máy uy tính: .............................................. 58 3.2.1.3 Tăng cường sự liên kết với khách hàng: ......................................................... 60 3.1.1.4 Tăng cường mối liên hệ với công ty vận chuyển ............................................. 61 3.3.2 Nâng cao chất lượng cá nguyên liệu mua từ nhà máy .................................... 62 3.3.3 Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ chuỗi cung ứng ...................................... 63 3.3.4 Hoàn thiện công tác dự báo:............................................................................ 66 3.3.5 Nhóm giải pháp phát triển hình ảnh công ty ................................................... 68 3.3.5.1 Công ty chú trọng phát triển thương hiệu sản phẩm ....................................... 68 3.3.5.2 Giải pháp về truy xuất nguồn gốc ................................................................... 69 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 1
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASC Aquaculture Stewardship Council là Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thủy Sản ATTP: An toàn thực phẩm BRC: British Retailer Consortium là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm của Hiệp hội bán lẻ Anh CAD: Cash Against Documents là trả tiền lấy chứng từ CFR Cost and Freigh là tiền hàng và cước phí D/P Documents against payment là nhờ thu kèm chứng từ DDP Delivered Duty Paid là giao đã nộp thuế EDI Electronic Data Interchange là trao đổi dữ liệu điện tử ERP: Enterprise resource planning là hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp EU European Union là liên minh châu Âu FOB Free On Board là giao lên tàu Global G.A.P: Global Good Agricultural Practice là thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu HACCP Hazard Analysis Critical Controll Point là kỹ thuật được dùng để nhận dạng, ngăn ngừa và giảm thiểu các mối nguy hại về an toàn thực phẩm IFS: International Food Standard là tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế ISO: International Organization for Standardization là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ITC Ủy ban Thương Mại Quốc tế Hoa Kỳ
  7. IUU Luật về nguồn gốc thủy sản KCS Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm: LC Letter of credit là thư tín dụng MEKSEA: Mekong Saefood Conection là Công ty TNHH Kết Nối Hải Sản Mekong NAFIQAD: National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department là Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản NK: Nhập khẩu QC: Quanlity control là kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản phẩm. RFID: Radio Frequency Identification là công nghệ nhận dạng bằng mã vạch SPS: Luật kiểm dịch động vật T/T Telegraphic Transfer là chuyển tiền bằng điện USDA: United States Department of Agriculture là Bộ Nông nghiệp Mỹ USFDA U S Food and Drug Administration là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ VASEP: Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers là Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam VCCI: Vietnam Chamber of Commerce and Industry là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VINAFIS: Vietnam fisheries Society là Hội nghề cá Việt Nam VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm XK: Xuất khẩu
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tổng kết các kết quả nghiên cứu ...................................................... 29 Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng Cá tra tại các tỉnh DBSCL........................... 31 Bảng 2.2. Diện tích và sản lượng cá tra tại các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long 6 tháng 2017 ...................................................................................................... 37 Bảng 2.3 Danh sách các quốc gia thuộc Hiệp Định Thương Mai Tự Do của thị trường mục tiêu MEKSEA................................................................................ 41 Bảng 2.4 Danh sách các quốc gia thuộc Cộng Đồng Kinh Tế Asean của thị trường mục tiêu MEKSEA................................................................................ 42 Bảng 2.5 Danh sách các quốc gia thuộc Cộng Đồng Kinh Tế Asean của thị trường mục tiêu MEKSEA................................................................................ 42 Bảng 2.6 Số lượng hợp đồng xuất khẩu cá tra từ tháng 1/2017 đến tháng 8/2017 44 Bảng 2.7 Số lượng hợp đồng môi giới từ 2015 -2017 ...................................... 43 Bảng 2.8 Thị trường tiêu thụ chính của MEKSEA ........................................... 44 Bảng 2.9. Danh sách công ty vận chuyển ......................................................... 47 Bảng 2.10 Số lượng hàng cung ứng không đáp ứng nhu cầu từ 01/2017 – 08/2017 ............................................................................................................. 49 Bảng 2.11 Số lượng hàng cung ứng không đáp ứng yêu cầu nhà nhập khẩu từ 01/2017 – 08/2017 ............................................................................................ 50 Bảng 3.1: Danh sách các nhà máy cung cấp sản phẩm cá tra đã hợp tác cần củng cố ............................................................................................................. 60 Bảng 3.2. Danh sách các nhà máy cung cấp sản phẩm cá tra cần thêm mới để mở rộng mạng lưới nhà cung cấp...................................................................... 60
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ dòng phát triển của khái niệm “Quản trị chuỗi cung ứng” ........ 7 Hình 1.2 Chuỗi giá trị của Micheal Poter .......................................................... 8 Hình 1.3. Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản .................................................... 12 Hình 1.4. Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp .................................................... 13 Hình 1.5. Hoạt động của chuỗi cung ứng nội bộ trong từng mắt xích trong chuỗi cung ứng .................................................................................................. 21 Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam ................ 31 Hình 2.2 Các mặt hàng sản phẩm cá tra tại công ty .......................................... 37 Hình 2.3 Chuỗi hoạt động cung ứng cá tra của công ty MEKSEA .................. 37 Hình 2.4 Sơ đồ quy trình mua hàng của công ty .............................................. 38 Hình 2.5 Hình minh họa thị trường tiêu thụ của MEKSEA ............................. 45
  10. TÓM TẮT Đề tài “NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH KẾT NỐI HẢI SẢN MEKONG (MEKSEA)” do tác giả Phạm Thị Mộng Giàu thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Đoàn Thanh Hải tại công ty TNHH Kết Nối Hải Sản Mekong trong thời gian từ 04/2017 đến 10/2017. Đề tài đã phân tích các mắt xích trước và sau trong chuỗi cung ứng của công ty và mối quan hệ giữa chúng để thấy được những hiệu quả và hạn chế trong công tác quản trị chuỗi cung ứng. Từ việc phân tích thực trạng, các giải pháp được đề ra nhằm nâng cao tính hiệu quả của công tác quản trị chuỗi cung ứng cá tra tại công ty để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và hướng tới xây dựng một công ty phát triển bền vững. Những kết quả đạt được cụ thể như sau: Tăng cường được mối liên kết giữa các mắt xích nhất là mối quan hệ với nhà máy cung cấp thành phẩm và công ty logistic. Xây dựng được bộ phận chăm sóc khách hàng và đội ngũ phát triển hình ảnh của công ty. Số lượng sản phẩm hiện nay có thể truy nguyên nguồn gốc sản phẩm là 90%, mức độ chấp nhận sản phẩm cá tra của khách hàng tăng cao. Xây dựng được hệ thống quản lý dữ liệu riêng, dễ dàng tra cứu thông tin đơn hàng. Giảm thiểu được rủi ro do gắn kết giữa các khâu mua hàng, bán hàng rất chặt chẽ. Tuy nhiên, đề tài vẫn còn hạn chế do ảnh hưởng bởi thời gian và tính bảo mật trong kinh doanh, chưa đề cập sâu đến khách hàng của công ty do đã ký yêu cầu bảo mật với công ty nên không thể trình bày vấn đề này trong đề tài, khả năng đặt câu hỏi phỏng vấn còn vài thiếu sót, chưa khai thác sâu được ý kiến chuyên gia.
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lí do nghiên cứu Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, trong nhiều năm gần đây, cá tra liên tiếp là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam với tổng giá trị xuất khẩu năm 2016 đạt 1,67 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2015, góp phần vào sự tăng trưởng xuất khẩu thủy sản nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Mở màn cho những rào cản kinh doanh chính là việc ITC của Mỹ ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm fillet Cá Tra, Cá Basa Việt Nam Không chỉ ở thị trường Mỹ, con Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn ở thị trường các nước khác. Đối với các thị trường nhập khẩu quan trọng như Liên Minh EU, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản… yêu cầu của các nhà nhập khẩu ngày càng khắt khe hơn. Thế nhưng chuyện “nay ăn, mai thua” không còn là chuyện hi hữu trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra ngày một sâu rộng như hiện nay. Mặt khác, với sự tiến bộ từng phút từng giây của ngành khoa học kĩ thuật, các giao dịch thương mại dẫu cách xa nửa vòng trái đất đã trở nên dễ dàng hơn cho nên việc gia nhập ngành không còn là điều quá khó. Do đó một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường để có thể cạnh tranh được với hàng ngàn hàng vạn các doanh nghiệp tồn tại trên thị trường thì nhất thiết phải tạo cho mình một vũ khí mang tính chiến lược. Chính vì vậy việc tổ chức lại sản xuất theo hướng chuỗi giá trị là cách thức gắn kết chặt chẽ và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các khâu nuôi, chế biến, xuất khẩu, đây cũng chính là giải pháp cho các thực trạng yếu kém nói trên, trong môi trường cạnh tranh toàn cầu khắc nghiệt sắp tới. Tại công ty TNHH Kết Nối Hải Sản Mekong (MEKSEA), cá tra là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty, chiếm tỉ trọng doanh thu hơn 50% trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu năm 2016. Tuy nhiên, công ty cũng không nằm ngoài
  12. 2 những khó khăn chung mà cả ngành thủy sản đang gặp phải, có thể ở vấn đề về thiếu hụt nguyên liệu hoặc cách vận hành chưa đồng bộ nên việc cung ứng đầu ra chưa đảm bảo hiệu quả cao nhất cho công ty, còn nhiều trường hợp bị khách hàng phàn nàn do chậm tiến độ. Đặc biệt trong hoạt động xuất nhập khẩu thì chuỗi cung ứng chính là một trong những vũ khí tạo ra sự khác biệt mang tính sống còn cho doanh nghiệp. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động mà còn tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững. Chính vì vậy, không những các tập đoàn, doanh nghiệp lớn mà cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ, bất kể mắt xích nào của chuỗi cũng cần xây dựng và quản lí hiệu quả chuỗi cung ứng của đơn vị mình. Đối với các công ty xuất khẩu thủy sản quy mô lớn, có nhà máy riêng để sản xuất phục vụ cho nhu cầu cung ứng dễ tạo lòng tin đối với khách hàng vì khả năng quản trị được chuỗi cung ứng sản phẩm từ con giống. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đa phần hiện nay là các công ty phân phối xuất khẩu thủy sản với mô hình doanh vừa và nhỏ như công ty TNHH Kết Nối Hải Sản Mekong do các doanh nhân trẻ thành lập không có các nhà máy hay vùng nuôi trồng thủy sản riêng biệt. Các công ty thương mại này muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì phải nâng cao tính hiệu quả của công tác quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm của riêng mình. Hơn nữa, công ty TNHH Kết Nối Hải Sản Mekong (MEKSEA) mới thành lập do đó chưa chú trọng nhiều vào công tác quản trị chuỗi cung ứng cho từng sản phẩm chủ lực, chẳng hạn như mặt hàng cá tra. Chính vì thế, việc nâng cao tính hiệu quả của công tác quản trị chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH Kết Nối Hải Sản Mekong (MEKSEA) là điều vô cùng cấp thiết. Thực tế hiện nay chưa có bất kì nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này tại công ty MEKSEA. Do đó, tác giả thực hiện đề tài: “Nâng cao tính hiệu quả của công tác quản trị chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH Kết Nối Hải Sản Mekong (MEKSEA)” để tìm hiểu rõ hơn cách thức hoạt động chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty, đánh giá tính bền vững của chuỗi hiện nay và từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chuỗi nhằm khắc phục những hạn chế và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, đáp ứng yêu cầu
  13. 3 ngày một khắt khe của thị trường, góp phần xây dựng công ty phát triển theo hướng bền vững. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chung Đề tài nghiên cứu lí thuyết về chuỗi cung ứng, các thành phần chủ yếu trong hoạt động của chuỗi và các yếu tố liên quan đến tính hiệu quả. Dựa trên nền tảng lí thuyết đó, tác giả vận dụng nghiên cứu chuỗi cung ứng cá tra của Công ty MEKSEA thông qua việc phân tích các mắt xích trước và sau trong chuỗi cung ứng của công ty và mối quan hệ giữa chúng để thấy được những hiệu quả và hạn chế trong công tác quản trị chuỗi cung ứng Từ việc phân tích thực trạng, các giải pháp được đề ra nhằm nâng cao tính hiệu quả của công tác quản trị chuỗi cung ứng cá tra tại công ty để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và hướng tới xây dựng một công ty phát triển bền vững. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Nhận dạng các vấn đề đã và đang xảy ra đối với chuỗi cung ứng cá tra của công ty. Phân tích thực trạng, tính kết nối giữa các thành phần trong chuỗi. - Phân tích ưu và nhược điểm của chuỗi cung ứng cá tra hiện tại - Hình thành và triển khai các nhóm giải pháp nâng cao tính hiệu quả của công tác quản trị chuỗi cung ứng cá tra. - Đánh giá mức độ hiệu quả mà các giải pháp mang lại. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng và công tác quản trị chuỗi cung ứng cá tra của công ty MEKSEA. Cụ thể: (a) Các thành phần trong chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty. (b) Mối liên kết giữa các khâu trong chuỗi. Trong thực tế, bản thân mỗi mắt xích của chuỗi cung ứng cũng đồng thời tồn tại chuỗi cung ứng nội bộ trong mắt xích đó (internal supply chain) bao gồm 3 công đoạn chính được coi là 3 mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng nội
  14. 4 bộ của công ty: thu mua, sản xuất, phân phối. Đề tài sẽ giới hạn phân tích theo hướng chuỗi cung ứng nội bộ như trên. Phạm vi nghiên cứu: đề tài đã được thực hiện tại Công ty Kết Nối Hải Sản Mekong (MEKSEA)- Địa chỉ: Số 9, đường số 15, khu dân cư Khang Điền, Phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh trong thời từ tháng 6/2017 đến tháng 10/2017 1.4 Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là: Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp: các tài liệu chuyên ngành về cá tra, bản tin báo cáo xuất khẩu thủy sản của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) theo tuần, quý, tháng, website Tổng cục Hải Quan, VASEP, bảng theo dõi hoạt động xuất hàng hàng tháng, doanh số bán hàng của công ty để có được các dữ liệu thứ cấp về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Phương pháp suy diễn dùng để giải thích hoạt động chuỗi cung ứng cá tra và các quy trình từ các mô hình minh họa. Phương pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu; nghiên cứu đã sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập dữ liệu có sẵn, ngoài ra, trong nghiên cứu này còn dùng phương pháp chuyên gia phỏng vấn sâu ban quản lý cấp cao của công ty. Phương pháp chuyên gia: kinh nghiệm quan sát, học hỏi và thực hành trong quá trình làm việc hơn 2 năm tại công ty. Phương pháp thảo luận tay đôi với cấp lãnh đạo bao gồm giám đốc kinh doanh, trưởng phòng xuất nhập khẩu, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng thu mua, trưởng phòng chất lượng, để nhận diện vấn đề thực tế tại công ty và đề ra các giải pháp phù hợp với nguồn lực công ty.
  15. 5 Câu hỏi nghiên cứu Để nghiên cứu này giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu, cần phải làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau: (i) Thế nào là chuỗi cung ứng? (ii) Cấu trúc của chuỗi cung ứng? (iii) Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng? (iv) Mô hình chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty MEKSEA thế nào? (v) Mối liên hệ từng thành viên trong chuỗi như thế nào? (vi) Ưu và nhược điểm của chuỗi mà công ty đang áp dụng là gì? (vii) Những giải pháp nào có thể giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của MEKSEA? 1.5. Bố cục đề tài Nội dung chính của đề tài gồm những nội dung chủ yếu sau: Phần mở đầu Phần này sẽ trình bày tổng quan về lí do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Chương 1: Những vấn đề lí luận cơ bản về chuỗi cung ứng Chương này trình bày những vấn đề lí luận cơ bản về chuỗi cung ứng. Nội dung chương bao gồm các cơ sở lí luận về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng như khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, lợi ích của chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng. Chương 2: Cơ sở thực tiễn về hoạt động chuỗi cung ứng cá tra tại meksea Chương này trình bày sơ lược về tổng quan ngành cá tra Việt Nam và cơ sở thực tiễn về hoạt động chuỗi cung ứng cá tra tại MEKSEA. Phần này giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Kết Nối Hải Sản Mekong (MEKSEA) với các thông tin chung về công ty, tình hình hoạt đông kinh doanh giai đoạn 2014-2016; đánh giá thực trạng công tác quản trị chuỗi cung ứng cá tra của MEKSEA thông qua từng mắc xích trong chuỗi cung ứng (nhà cung cấp,
  16. 6 nhà sản xuất, nhà phân phối, khách hàng, người tiêu dùng và các thành phần bổ trợ trong chuỗi cung ứng), từ đó làm cơ sở đề ra các giải pháp. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả của công tác quản trị chuỗi cung ứng cá tra tại công ty MEKSEA Chương này nêu lên một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả của công tác quản trị chuỗi cung ứng cá tra tại công ty MEKSEA Kết Luận Tóm tắt quá trình thực hiện và kết quả đạt được của đề tài, chỉ ra những hạn chế của luận văn và mở ra hướng phát triển cho những đề tài tiếp theo.
  17. 7 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA 1.1 Lý thuyết về chuỗi cung ứng 1.1.1 Cơ sở lí luận về chuỗi cung ứng Nền tảng cơ sở lí luận về chuỗi cung ứng được xem xét dựa trên bức tranh tổng quát các giai đoạn phát triển của chuỗi cung ứng theo thời gian. Thực tiễn chuỗi cung ứng bị chi phối bởi những khái niệm cơ bản gần như không hề thay đổi qua nhiều giai đoạn dưới các tên gọi thay thế khác nhau. 1995: Hình thành khái niệm 1950: Hình thành 1970: Hoàn thiện 1980: Hình thành “Quản trị chuỗi cung ứng” khái niệm hậu cần khái niệm hậu cần khái niệm “quản trị trong lĩnh vực dịch vụ chuỗi cung ứng” 1950-1970 1970-1980 1980-1990 1990-nay Hậu cần trong “chuỗi cung ứng” 1985: Hình thành khái niệm 2007: Đưa “quản trị “ Quản trị chuỗi cung ứng” chuỗi cung ứng” trong lĩnh vực sản xuất vào trong giáo dục (Nguồn: Habib and Jungthirapanich, 2008) Hình 1.1 Sơ đồ dòng phát triển của khái niệm “Quản trị chuỗi cung ứng”  Giai đoạn 1 (1950-1970): Hình thành khái niệm hậu cần Theo các tài liệu về chuỗi cung ứng, trước năm 1950 chuỗi cung ứng được biết đến chính là công tác hậu cần trong quân đội. Công tác này bao gồm quá trình sản xuất, mua sắm, vận chuyển trang thiết bị, nguyên vật liệu cho các đơn vị quân đội. Khái niệm hậu cần liên quan đến kinh doanh bắt nguồn từ những năm 1950. Điều này chủ yếu là do sự gia tăng trong việc cung cấp, vận chuyển trong một thế giới toàn cầu hóa đòi hỏi phải có những nhà chuyên gia trong lĩnh vực
  18. 8 này.  Giai đoạn 2 (1970-1980): Hậu cần trong chuỗi cung ứng (Logistic) Logistic chuỗi cung ứng phát triển vào những năm 1980. Quan điểm này nhìn nhận logistic là dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tài chính giữa các công ty (các xưởng sản xuất, các cơ sở trong công ty) trong một chuỗi thống nhất. Theo tác giả của “4th The Handbook of Logistics & Distribution Management” cho thấy: Logistics= Quản lí nguyên vật liệu + phân phối  Giai đoạn 3 (1980-1990): Hình thành khái niệm quản trị chuỗi cung ứng (Chuỗi giá trị) Thập niên 1980 được xem như là thời kỳ bản lề của quản trị chuỗi cung ứng. Thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng lần đầu tiên sử dụng một cách rộng rãi trên nhiều tờ báo, ở tạp chí, cụ thể là vào năm 1982 và đến năm 1985 hình thành khái niệm “quản trị chuỗi cung ứng” trong lĩnh vực sản xuất. Khái niệm “Quản trị chuỗi cung ứng” vào năm 1985 được hiểu là = khái niệm chuỗi giá trị của Micheal Poter. Về thực chất, đây là một tập hợp các hoạt động nhằm thiết kế, sản xuất, bán hàng, giao hàng và hỗ trợ sản phẩm của doanh nghiệp. Chuỗi giá trị bao gồm 5 hoạt động chính (cung ứng đầu vào, quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm, marketing, bán hàng và dịch vụ) và 4 hoạt động hỗ trợ (quản trị tổng quát, quản trị nhân sự, phát triển công nghệ và hoạt động thu mua) (Poter, 2010). CUNG QUÁ TRÌNH PHÂN BÁN ỨNG ĐẦU MARKETING SẢN XUẤT PHỐI HÀNG VÀO (Nguồn: Poter, 2010). Hình 1.2 Chuỗi giá trị của Micheal Poter
  19. 9  Giai đoạn 4 (từ 1990 đến nay): áp dụng chuỗi cung ứng vào trong dịch vụ và giáo dục - Năm 1995: Hình thành khái niệm chuỗi cung ứng trong lĩnh vực dịch vụ Chuỗi cung ứng dịch vụ là một mạng lưới bao gồm nhà cung cấp ban đầu, những nhà cung ứng dịch vụ thứ cấp, khách hàng và các đơn vị hỗ trợ. Các đơn vị hỗ trợ đóng vai trò lưu chuyển các nguồn lực cần thiết để chuẩn bị tạo ra các dịch vụ; chuyển đổi những nguồn lực đó để hỗ trợ cho các dịch vụ chủ chốt và mang những dịch vụ này đến với khách hàng. Quản trị chuỗi cung ứng dịch vụ bao gồm quản trị thông tin, các khâu trong vận hành, nguồn lực và chất lượng dịch vụ từ người cung ứng ban đầu đến khách hàng cuối cùng (Baltacioglu et al., 2007) Năm 2007: Đưa chuỗi cung ứng vào trong giáo dục “Mục tiêu của chuỗi cung ứng giáo dục bao gồm nâng cao chất lượng sinh viên tốt nghiệp và chất lượng của những người làm về nghiên cứu với nguồn lực giới hạn cho xã hội, xã hội là khách hàng cuối cùng của chuỗi cung ứng này. Chuỗi cung ứng giáo dục của đại học và cao đẳng bao gồm các thành tố: nguồn cung cấp đầu vào (trường cấp 3, cao đẳng); nguồn cung cấp dịch vụ giáo dục (các trường đại học và cao đẳng); nguồn tài chính trong chuỗi (các hộ gia đình, phụ huynh học sinh, nhà nước, tổ chức riêng, học bổng,…); nguồn cung cấp cơ sở vật chất giáo dục và nguồn cung cấp giáo trình học tập” (Khuyen Thi Minh Pham and Yen Thi Mai Pham, 2014). 1.1.2 Định nghĩa về chuỗi cung ứng “Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường” (Lambert et al, 1998). “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và người phân phối, mà còn có cả người vận chuyển, nhà xưởng, người bán lẻ và bản thân khách hàng” (Chopra et al, 2003).
  20. 10 “Chuỗi cung ứng bao gồm các công ty và những hoạt động kinh doanh cần thiết để thiết kế, sản xuất, phân phối và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Các doanh nghiệp phụ thuộc vào chuỗi cung ứng để nhận được những thứ cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và đảm bảo cho sự phát triển thịnh vượng của mình. Mỗi doanh nghiệp thích hợp với một hoặc nhiều chuỗi cung ứng và đóng vai trò nhất định trong từng chuỗi cung ứng” (Hugos, 2010). “Chuỗi cung ứng là mạng lưới của những tổ chức liên quan đến những mối liên kết các dòng chảy ngược và xuôi theo những tiến trình và những hoạt động khác nhau nhằm tạo ra giá trị trong từng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng” (Christopher, 2012). Theo Benita M. Beamon, một chuỗi cung ứng có thể được định nghĩa là một quá trình tích hợp trong đó gồm một số các thực thể kinh doanh khác nhau (ví dụ, các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và bán lẻ) làm việc nổ lực cùng nhau để: (1) có được nguyên liệu, (2) chuyển đổi những nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng được xác định, và (3) cung cấp những sản phẩm cuối cùng đến các nhà bán lẻ. Chuỗi truyền thống đặc trưng bởi dòng chảy về phía trước của nguyên vật liệu và một dòng chảy ngược của thông tin. Nhìn chung các khái niệm đều quan niệm chuỗi cung ứng là một tổng thể giữa hàng loạt các nhà cung ứng và khách hàng được kết nối với nhau, trong đó mỗi khách hàng đến lượt mình lại là nhà cung ứng cho các tổ chức tiếp theo cho đến khi thành phẩm đến tay người tiêu dùng. Chuỗi này được bắt đầu từ việc khai thác các nguyên liệu nguyên thủy, và người tiêu dùng là mắt xích cuối cùng của chuỗi. Nói cách khác, chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, không có một định nghĩa duy nhất để nói về chuỗi cung ứng, bởi vì chuỗi cung ứng có thể được thực hiện một cách khác biệt đáng kể giữa một ngành công nghiệp này với một ngành công nghiệp khác, giữa công ty này với công ty khác hay sản phẩm này với sản phẩm khác. Tóm lại, chuỗi cung ứng là hành trình của nguyên vật liệu từ khi được sinh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2