Đề tài: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 ĐẾN NĂM 2015
lượt xem 113
download
Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài: phát triển nguồn nhân lực tại công ty truyền tải điện 4 đến năm 2015', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 ĐẾN NĂM 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------- ĐINH NGUYỄN TRƯỜNG GIANG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------ ĐINH NGUYỄN TRƯỜNG GIANG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. BÙI THỊ THANH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Quý Thầy Cô, bạn bè và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Truyền tải Điện 4. Xin trân trọng cảm ơn TS. Bùi Thị Thanh, người hướng dẫn khoa học của Luận văn, đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em về mọi mặt để hoàn thành Luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Khoa Sau Đại Học đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện Luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô trong Hội Đồng Chấm Luận Văn đã có những góp ý về những thiếu sót của Luận văn này, giúp Luận văn càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn các vị lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Truyền tải Điện 4 đã cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác trong quá trình thực hiện Luận văn. Đặc biệt một lần nữa cảm ơn đến những cán bộ công nhân viên đã dành chút ít thời gian để thực hiện Phiếu khảo sát quan điểm của nhân viên trong doanh nghiệp, và từ đây tôi có được dữ liệu để phân tích, đánh giá. Và sau cùng, để có được kiến thức như ngày hôm nay, cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu.
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Bùi Thị Thanh. Các số liệu và kết quả có được trong Luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đinh Nguyễn Trường Giang
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC .............................................................................................................................. 1 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC..................................................................................................................................................... 1 1.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực...................................................................... 1 1.1.2 Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực.................................................... 3 1.1.3 Vai trò của nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực....................... 4 1.2 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP ................. 5 1.2.1 Đặc điểm nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp............................................................................................................................................ 5 1.2.2 Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ........................ 6 1.2.2.1 Đảm bảo nguồn nhân lực đủ về số lượng và cơ cấu phù hợp ............... 6 1.2.2.2 Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ ............................................ 7 1.2.2.3 Phát triển trình độ lành nghề .................................................................. 7 1.2.2.4 Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm.................................................. 8 1.2.2.5 Phát triển thể lực người lao động .......................................................... 8 1.2.2.6 Phát triển nhân cách thẩm mỹ người lao động....................................... 9 1.3 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRUYỀN TẢI ĐIỆN................................................................................................... 9 1.3.1 Đặc điểm sản xuất – kỹ thuật trong doanh nghiệp truyền tải điện dưới góc độ phát triển nguồn nhân lực ............................................................... 9 1.3.2 Các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp truyền tải điện .................................................................... 11
- 1.3.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô .................................................... 11 1.3.2.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô .................................................... 12 1.3.2.3 Các nhân tố thuộc môi trường nội bộ ................................................... 13 1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC .................................. 16 1.4.1 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Mỹ ..................................................... 16 1.4.2 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản........................................... 17 1.4.3 Kinh nghiệm của Công ty Điện lực 2 ......................................................... 18 1.4.4 Bài học kinh nghiệm ..................................................................................... 20 Kết luận chương 1 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 .......................................................... 22 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 ....................................... 22 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 22 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty ............................................................... 24 2.1.2.1 Chức năng ............................................................................................. 24 2.1.2.2 Nhiệm vụ .............................................................................................. 24 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Truyền tải điện 4 ............................. 25 2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................. 27 2.1.4.1 Sản xuất chính........................................................................................ 27 2.1.4.2 Sản xuất khác ......................................................................................... 27 2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4................................................................................................ 28 2.2.1 Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải điện 4....... 28 2.2.1.1 Xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực ...................................................... 28 2.2.1.2 Công tác tuyển dụng lao động ............................................................. 28 2.2.1.3 Bố trí sử dụng nguồn nhân lực .............................................................. 30 2.2.1.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .................................................. 30 2.2.1.5 Chế độ động viên, khuyến khích vật chất và tinh thần ......................... 34 2.2.2 Đánh giá kết quả phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải điện 4.................................................................................................................................... 37 2.2.2.1 Phương pháp và dữ liệu đánh giá .......................................................... 37 2.2.2.2 Phân tích dữ liệu đánh giá kết quả hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải điện 4 ............................................................. 38
- a. Về đảm bảo nguồn nhân lực đủ số lượng và cơ cấu phù hợp .................. 38 b. Về phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ .......................................... 41 c. Về phát triển trình độ lành nghề .............................................................. 43 d. Về phát triển kỹ năng làm việc nhóm ...................................................... 44 e. Về phát triển thể lực người lao động ....................................................... 45 g. Về phát triển nhân cách thẩm mỹ người lao động ................................... 45 2.2.2.3 Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải điện 4 ............................................................................................................ 47 a. Kết quả đạt được và nguyên nhân ........................................................... 47 b. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 49 2.3 PHÂN TÍCH DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ CÓ ẢNH HƯỞNG CHỦ YẾU ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4.......................................................................................................................... 57 2.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ......................................................... 57 2.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô ......................................................... 58 2.3.3 Các nhân tố thuộc môi trường nội bộ ........................................................ 59 Kết luận chương 2 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 ĐẾN NĂM 2015 ............................................... 61 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM........................................ 61 3.1.1 Định hướng phát triển ................................................................................. 61 3.1.2 Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực ............................................................ 61 3.2 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 ........................................................................... 62 3.2.1 Quan điểm .................................................................................................... 62 3.2.2 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Công ty Truyền tải điện 4 đến năm 2015 ........................................................................................................ 62 3.2.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 63 3.2.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 63 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 ĐẾN NĂM 2015 ............................................... 64 3.3.1 Thiết lập ma trận SWOT hình thành các phương án giải pháp và lựa chọn phương án tối ưu ................................................................................... 64
- 3.3.2 Các giải pháp cụ thể .................................................................................... 65 3.3.2.1 Kiện toàn tổ chức bộ máy quản trị phát triển nguồn nhân lực của Công ty Truyền tải điện 4 ............................................................................... 65 3.3.2.2 Hoàn thiện qui trình hoạch định và tuyển dụng nguồn nhân lực ......... 66 3.3.2.3 Hoàn thiện chế độ bố trí sử dụng nguồn nhân lực ............................... 69 3.3.2.4 Hoàn thiện công tác đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo ................... 70 3.3.2.5 Hoàn thiện chế độ động viên, khuyến khích về vật chất và tinh thần đối với người lao động ............................................................................................ 76 3.3.2.6 Phát triển văn hóa tổ chức phù hợp với môi trường kinh doanh ........... 80 3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 81 3.4.1 Đối với Nhà nước ......................................................................................... 81 3.4.2 Đối với Tập đoàn........................................................................................... 82 Kết luận chương 3 KẾT LUẬN CHUNG TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CBCNV : Cán bộ công nhân viên CNKT : Công nhân kỹ thuật CPI : Chỉ số giá tiêu dùng trong nước DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước EVN : Tập đoàn Điện lực Việt Nam KPCĐ : Kinh phí công đoàn NNL : Nguồn nhân lực NPT : Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia PTC1 : Công ty Truyền tải Điện 1 PTC2 : Công ty Truyền tải Điện 2 PTC3 : Công ty Truyền tải Điện 3 PTC4 : Công ty Truyền tải Điện 4 SXKD : Sản xuất kinh doanh TCHC & YT : Tổ chức hành chính và y tế TP.HCM : Thành Phố Hồ Chí Minh VHAT : Vận hành an toàn
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Khối lượng quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp .....................23 Bảng 2.2: Sản lượng điện truyền tải qua các năm của PTC4 ................................24 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động SXKD khác qua các năm của PTC4........................28 Bảng 2.4: Các hình thức đào tạo của PTC4............................................................31 Bảng 2.5: Chi phí đào tạo qua các năm của PTC4 .................................................32 Bảng 2.6: Cam kết phục vụ sau đào tạo .................................................................33 Bảng 2.7: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ nguồn nhân lực qua các năm của PTC4 ......................................................................................................................34 Bảng 2.8: Thu nhập của người lao động qua các năm của PTC4...........................35 Bảng 2.9: Phân bổ Bảng câu hỏi khảo sát ..............................................................38 Bảng 2.10: Diễn biến tình hình lao động qua các năm tại PTC4 ..........................38 Bảng 2.11: Cơ cấu lao động theo giới tính năm 2009 của PTC4 ...........................39 Bảng 2.12: Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2009 của PTC4 .............................40 Bảng 2.13: Đánh giá số lượng và cơ cấu lao động có đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh ...............................................................................................40 Bảng 2.14: So sánh trình độ chuyên môn nghiệp vụ nguồn nhân lực năm 2009 của PTC4 với khối truyền tải năm 2009 và kế hoạch khối truyền tải đến năm 2015 ...42 Bảng 2.15: Đánh giá của nhân viên về hoạt động phát triển trình độ lành nghề tại PTC4 ......................................................................................................................43 Bảng 2.16: Đánh giá của nhân viên về kỹ năng làm việc theo nhóm tại PTC4 ....44 Bảng 2.17: Kết quả khám sức khỏe định kỳ qua các năm của PTC4 ....................45 Bảng 2.18: Tình hình vi phạm kỷ luật lao động qua các năm tại PTC4 ................46 Bảng 2.19: Đánh giá của nhân viên về đạo đức tại PTC4 .....................................46 Bảng 2.20: Đánh giá của nhân viên về tác phong làm việc tại PTC4 ....................47 Bảng 2.21: Đánh giá của nhân viên về tinh thần trách nhiệm tại PTC4 ...............47 Bảng 2.22: Đánh giá của nhân viên về văn hóa doanh nghiệp tại PTC4 ...............48 Bảng 2.23: Nguồn tuyển dụng của PTC4 ...............................................................50 Bảng 2.24: Đánh giá của nhân viên về quy trình tuyển dụng tại PTC4 ................51 Bảng 2.25: Đánh giá của nhân viên về bố trí công việc tại PTC4 .........................52
- Bảng 2.26: Đánh giá của nhân viên về hiệu quả công tác đào tạo tại PTC4 ..........53 Bảng 2.27: Đánh giá của nhân viên về họat động đánh giá nhân viên tại PTC4 ...54 Bảng 2.28: Đánh giá của nhân viên về lương tại PTC4 .......................................55 Bảng 2.29: Đánh giá của nhân viên về thăng tiến tại PTC4 ..................................56 Bảng 3.1 Số lượng và trình độ của nguồn nhân lực PTC4 đến năm 2015 ............63 Bảng 3.2: Ma trận SWOT của Công ty truyền tải điện 4 .......................................65 Bảng 3.3: Năng lực cần đào tạo bổ sung ...............................................................72
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1: Số lượng lao động qua các năm của PTC4 ...........................................39 Đồ thị 2.2: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ nguồn nhân lực năm 2009 của PTC4............................................................................................................ 43 Đồ thị 2.3: Nguồn tuyển dụng của PTC4 ................................................................51 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của PTC4.......................................................................25 Sơ đồ 3.1: Quy trình tuyển dụng đề xuất.................................................................67 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính năm 2009 của PTC4.........................39 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2009 của PTC4 ............................40 Biểu đồ 2.3: Phân loại sức khỏe nguồn nhân lực năm 2009 của PTC4 ..................45
- MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam đang tiến hành “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang ở trong giai đoạn hội nhập toàn cầu hóa. Để tiến hành thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá của đất nước Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định “. . . nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ”, “. . . Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa…”. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực là vấn đề mang tính thời sự và được các nhà hoạch định chiến lược, chính sách quốc gia, các nhà quản trị doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Ngành điện là một trong những ngành then chốt, có vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội; góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo; đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đảm bảo an ninh quốc phòng cho đất nước. Sản phẩm của ngành điện còn được coi là huyết mạch của nền kinh tế hiện đại. Thực tiễn hoạt động sản xuất và kinh doanh điện năng tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam được tổ chức thành 3 khâu chính: Sản xuất điện, truyền tải điện và phân phối điện. Công ty Truyền tải Điện 4 (PTC4) là một đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cùng với 03 Công ty truyền tải điện khác là: Công ty Truyền tải Điện 1, Công ty Truyền tải Điện 2 và Công ty Truyền tải Điện 3 đảm trách khâu truyền tải điện của cả nước. Cuối năm 2008, khâu truyền tải điện đã được tách riêng thành lập Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam) trên cơ sở tổ chức lại 04 Công ty truyền tải điện hiện có và 03 Ban quản lý dự án các công trình điện Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam của ngành điện. Đứng trước nhiều cơ hội phát triển cũng như sẽ phải đối mặt trực tiếp với những thách thức của sự thay đổi, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành Quyết định số 751/QĐ-EVN ngày 30/12/2008 “Phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ điện lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến 2015, định hướng đến 2025”, trong đó xác định công nghệ điện lực là loại công nghệ, kỹ thuật cao, tiên tiến, không ngừng đổi mới và cải tiến với tốc độ nhanh được nhập khẩu từ các nước phát triển nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu tiêu thụ điện năng (theo xu hướng ngày một tăng) của đất nước, tham gia hoạt động SXKD đa ngành và làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Song song đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành “Kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2008-2010, dự kiến
- đến năm 2015” nhằm đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện thành công các chiến lược sản xuất kinh doanh mà Tập đoàn đã vạch ra. Nếu so sánh nguồn nhân lực hiện tại của Công ty Truyền tải điện 4 với kế hoạch mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng về mặt trình độ đào tạo, chúng ta có cái nhìn khái quát về nguồn nhân lực hiện tại của Công ty Truyền tải điện 4 như sau: Bảng M1: So sánh nguồn nhân lực hiện tại (năm 2009) với kế hoạch Tập đoàn điện lực Việt Nam xây dựng cho công ty đến năm 2015 Kế hoạch EVN xây Công ty Truyền dựng cho Công ty tải điện 4 hiện nay Truyền tải điện 4 (năm 2009) STT Trình độ đào tạo đến 2015 Số Số lượng lượng Tỷ lệ % Tỷ lệ % (người) (người) 1 Sau đại học 76 3 14 0,61 2 Đại học 868 34 589 25,82 3 Cao đẳng và trung học 817 32 420 18,42 4 Công nhân kỹ thuật 791 31 1.120 49,10 5 Khác 0 0 138 6,05 Tổng cộng 2.552 100 2.281 100 Nguồn: Số liệu do phòng TCHC & YT cung cấp và Đề án Kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn điện lực Việt Nam giai đoạn 2008-2010, dự kiến đến năm 2015. Kết quả so sánh trên cho thấy từ nay đến năm 2015, vấn đề phát triển nguồn nhân lực tại công ty Truyền tải điện 4 là một vấn đề khách quan và cấp thiết. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Công ty vẫn chưa có được một kết quả đánh giá về thực trạng nguồn nhân lực, cũng như chưa xây dựng được riêng cho mình một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đồng bộ với định hướng phát triển cũng như định hướng công nghệ mà Tập đoàn đã xây dựng. Do đó, với Công ty Truyền tải Điện 4, hơn bao giờ hết, phát triển nguồn nhân lực phải được xem là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của Công ty. Đó cũng chính là lý do tôi quyết định chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải điện 4 đến năm 2015” để thực hiện luận văn tốt nghiệp. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Luận giải cơ sở khoa học và thực tiễn để đề ra một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải điện 4 đến năm 2015. Một là, hệ thống hóa và làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và
- phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp; từ đó đề xuất các nội dung phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp ngành truyền tải điện. Hai là, phân tích thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của công ty, xác định những kết quả đạt được bên cạnh những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân; đồng thời phân tích dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của công ty trong những năm tới, nhằm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn đối với công tác phát triển nguồn nhân lực của công ty Truyền tải điện 4. Ba là, xác định quan điểm, mục tiêu và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Công ty Truyền tải điện 4 đến năm 2015. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Là phát triển nguồn nhân lực, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực và các nhân tố khác có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực của Công ty Truyền tải điện 4 trong những năm qua và đến năm 2015. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp: - Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa, tư duy hệ thống, suy luận logic, so sánh đối chiếu được sử dụng trong Chương 1 và Chương 2 của Luận văn. - Phương pháp định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm để phát triển thang đo và thiết kế bảng câu hỏi khảo sát tình hình phát triển nguồn nhân lực của công ty. Phương pháp định lượng thông qua phần mềm SPSS để thống kê mô tả kết quả khảo sát tình hình phát triển nguồn nhân lực của công ty được sử dụng trong Chương 2. - Phương pháp dự báo, phân tích, tổng hợp, chuyên gia thông qua kỹ thuật SWOT để hình thành và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực của công ty đến năm 2015 được sử dụng trong Chương 3. 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đ ầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương Chương 1: C ơ s ở l ý thuy ế t v ề p hát tri ể n ngu ồ n nhân l ự c . Chương 2: Phân tích tình hình phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải điện 4. Chương 3: Giả i pháp phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải điện 4 đến năm 2015.
- -1- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực Thuật ngữ nguồn nhân lực xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỷ XX khi có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, sử dụng con người trong kinh tế lao động. Nếu như trước đây phương thức quản trị nhân viên với các đặc trưng coi nhân viên là lực lượng thừa hành, phụ thuộc, cần khai thác tối đa sức lao động của họ với chi phí tối thiểu thì từ những năm 80 đến nay với phương thức mới, quản lý nguồn nhân lực với tính chất mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn, tạo điều kiện tốt hơn để người lao động có thể phát huy ở mức cao nhất các khả năng tiềm tàng, vốn có của họ thông qua tích lũy tự nhiên trong quá trình lao động phát triển. Có thể nói sự xuất hiện của thuật ngữ "nguồn nhân lực" là một trong những biểu hiện cụ thể cho sự thắng thế của phương thức quản lý mới đối với phương thức quản lý cũ trong việc sử dụng nguồn lực con người. Tuy nhiên khái niệm nguồn nhân lực vẫn được hiểu theo nhiều cách khác nhau: Theo báo cáo của Liên hợp quốc đánh giá về những tác động của toàn cầu hoá đối với nguồn nhân lực đã đưa ra định nghĩa nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực thực có thực tế cùng với những năng lực tồn tại dưới dạng tiềm năng của con người. Quan niệm về nguồn nhân lực theo hướng tiếp cận này có phần thiên về chất lượng của nguồn nhân lực. Trong quan niệm này, điểm được đánh giá cao là coi các tiềm năng của con người cũng là năng lực khả năng để từ đó có những cơ chế thích hợp trong quản lý, sử dụng. Theo Nicholas Henry (Quản trị công và Chính sách công, tái bản lần thứ 10, 2007- Public Administration and Public affairs, 10th edition 2007) “nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, khu vực, thế giới”. Cách hiểu này về nguồn nhân lực xuất phát từ quan niệm coi nguồn nhân lực là nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phát triển nói chung của các tổ chức. Ở nước ta, khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới. Mộ t số nhà khoa họ c tham gia chương trình khoa học - công ngh ệ cấp nhà nước mang mã số KX-07 do GS.TSKH Ph ạm Minh Hạc làm chủ nhiệm, cho rằng ngu ồ n nhân l ự c đ ượ c hi ểu là s ố dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể
- -2- chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tu ệ, năng lực và phẩm ch ất. Với cách tiếp cận này, nguồn nhân lực được hiểu là sự tổng hòa số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra, theo Nguyễn Tấn Thịnh (Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, 2005) nhân lực được hiểu là toàn bộ các khả năng về thể lực và trí lực của con người được vận dụng ra trong quá trình lao động sản xuất. Nó cũng được xem là sức lao động của con người – một nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố của sản xuất của các doanh nghiệp. Như vậy, tuy có những định nghĩa khác nhau tùy theo giác độ tiếp cận nghiên cứu nhưng điểm chung mà ta có thể dễ dàng nhận thấy qua các định nghĩa trên là khi nói về nguồn nhân lực tức là nói về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ phát triển nguồn nhân lực. Chất lượng nhân lực là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí lực, thể lực và nhân cách thẩm mỹ của người lao động. - Trí lực là năng lực của trí tuệ, là sức hiểu biết, trình độ hiểu biết, trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động, là mặt tiềm tàng của con người như tài năng, năng khiếu… không chỉ do thiên bẩm mà còn phụ thuộc vào quá trình rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng của mỗi cá nhân. - Thể lực của con người bao gồm không chỉ sức khỏe cơ bắp, mà còn là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là sức mạnh của ý chí, là khả năng vận động của trí lực. Thể lực là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện tất yếu để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn để biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Do đó, sức mạnh trí tuệ chỉ có thể phát huy được lợi thế khi thể lực con người được phát triển. Nói cách khác, trí tuệ là tài sản quý giá nhất trong mọi tài sản, nhưng chính sức khỏe là một tiền đề cần thiết để làm ra tài sản đó. Tóm lại, xét về tổng thể, nguồn nhân lực là tiềm năng lao động của con ng ười trên các mặt số lượng, cơ cấu (ngành nghề và trình độ đào tạo, cơ cấu theo vùng miền, cơ cấu theo ngành kinh t ế ) và chất lượng, bao gồm phẩm chất và năng lực (trí lực, tâm lực, thể lực, kỹ năng nghề nghiệp) đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong ph ạm vi quốc gia, v ùng lãnh th ổ, địa ph ương hay ngành, và năng lực cạnh tranh trong phạm vi quốc gia và thị trường lao động quốc tế . Ngoài ra, nói đến nguồn nhân lực không thể không xét đến yếu tố nhân cách thẩm mỹ, quan điểm sống. Những yếu tố này biểu hiện một loạt các giá tri về người lao động như: đạo đức, tác phong, sự năng động, tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc, khả năng hợp tác làm việc theo nhóm…Trong đó, đạo đức đóng vai trò quan trọng
- -3- vì nó đem lại cho con người khả năng thực hiện tốt hơn các chức năng xã hội và nâng cao năng lực sáng tạo của họ trong hoạt động thực tiễn. Như vậy, khi nói đến nguồn nhân lực là nói đến sự kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố trí lực, thể lực và nhân cách thẩm mỹ. Đây là các yếu tố cơ bản nhất hướng người lao động đến sự phát triển toàn diện. 1.1.2 Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực Cũng giống như khái niệm nguồn nhân lực, khái niệm phát triển nguồn nhân lực cũng được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau: Theo ILO (International Labour Organization–Tổ chức Lao động quốc tế) “ phát tri ể n ngu ồ n nhân l ự c bao hàm không chỉ là sự chiếm lĩnh trình độ lành ngh ề hoặc ngay cả vấn đề đào tạo nói chung mà còn là phát triển năng lực v à s ử d ụ n g n ă n g l ự c đó của con ng ười để tiến tới có đ ược việc làm hi ệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân”. Quan đi ểm này xem xét phát triển nguồn nhân lực ở một phạm vi rộng. Nó không chỉ ở phương diện trình độ lành nghề mà là phát triển năng lực theo nghĩa đầy đủ cho người lao động. Sự lành nghề theo họ là quá trình hoàn thiện nhằm bổ sung, nâng cao kiến thức trong quá trình sống và làm việc nhằm đáp ứng những kỳ vọng của con người. Theo McLean & McLean (2000), “Phát triển nguồn nhân lực là bất cứ quá trình hay hoạt động nào nhằm phát triển những kiến thức làm việc cơ bản, sự tinh thông, năng suất, và sự hài lòng mà cần cho một đội, nhóm, cá nhân hoặc nhằm mang lại lợi ích cho một tổ chức, cộng đồng, quốc gia hay tóm lại là cần cho toàn nhân loại”. Theo Swanson and Holton III, (2001) “Phát triển nguồn nhân lực là một quá trình phát tri ển và thúc đ ẩy sự tinh thông của con ng ười qua việc phát triển tổ chức, đào tạo, và phát tri ển nhân sự nhằm cải thiện năng suất”. Theo GS.TSKH Nguyễn Minh Đường, “Phát triển nguồn nhân lực được hiểu là gia tăng giá trị cho con người trên các mặt trí tuệ, k ỹ n ăng lao động, thể lực, đạo đức, tâm hồn... để họ có thể tham gia vào lực lượng lao động, làm giàu cho đ ất nước, góp ph ần cải tạo xã hộ i, cũng như phát huy truyền thống của dân tộ c và góp phần tô điểm thêm bức tranh muôn màu của nhân lo ại. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực phải được tiến hành trên cả ba m ặt: phát triển nhân cách, phát triển sinh th ể, đồng thời tạo ra môi trường xã hộ i thuận lợi cho ngu ồn nhân lực phát triển”. Tóm lại, cho dù nhiều cách tiếp cận thì chung nhất phát triển nguồn nhân lực với nghĩa là quá trình nâng cao năng lực xã hội và tính năng động xã hội của con người về mọi mặt (thể lực, trí lực và nhân cách thẩm mỹ, quan điểm sống) đồng thời phân bố, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất năng lực đó để phát triển doanh nghiệp, tổ chức, đất
- -4- nước. Đó là quá trình phát triển nguồn lực con người dưới dạng tiềm năng thành “vốn con người, vốn nhân lực”. Xét dưới góc độ kinh tế, quá trình này được mô tả nh ư sự tích lũy vốn con người và sự đ ầu tư vốn đó một cách hiệu quả vào sự phát triển của nền kinh tế. Xét dưới góc độ chính trị- xã hội, là quá trình tạo dựng một lực lượng lao động trung thành, chấp hành nghiêm chỉnh các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bảo về số lượng và chất lượng đồng thời lực lượng này được sử dụng có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của Quốc gia, vùng lãnh thổ trong từng thời kỳ. Xét dưới góc độ cá nhân, phát triển nguồn nhân lực là nâng cao tri thức, sức kho ẻ, kỹ năng thực hành để tăng n ăng suất lao động dẫn đến tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộ c sống Vì vậy, một cách tổng quát có thể hiểu, phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực với việc nâng cao hiệu quả sử dụng chúng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng, của ngành hay của một doanh nghiệp. Nói một các khác, phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao sức lao động xã hội nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển. 1.1.3 Vai trò của nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực Bắt đầu từ những năm 90 thế kỷ XX, triết lý kinh doanh đã có một sự thay đổi lớn từ quan niệm coi công nghệ là trung tâm chuyển sang coi con người là trung tâm, ưu tiên con người ở khía cạnh tri thức, trình độ chuyên môn và động cơ lao động. Các nguồn lực truyền thống của sản xuất và tăng trưởng như đất đai, tiền vốn, chính sách tài khóa và tiền tệ đang giảm dần tầm quan trọng trong khi vốn con người, tức là khả năng sáng tạo, phân phối và khai thác thông tin, kiến thức khoa học và công nghệ trở thành nhân tố so sánh lớn nhất quyết định sức mạnh cạnh tranh của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp trong thị trường toàn cầu. Nếu xem xét vai trò nguồn nhân lực trong phạm vi hẹp là doanh nghiệp, theo GS.TS Đỗ Văn Phức, nguồn nhân lực của doanh nghiệp là “đầu vào độc lập. Đầu vào quyết định chất lượng, chi phí, thời hạn của các đầu vào khác; quyết định chất lượng, chi phí, thời hạn của các sản phẩm trung gian, sản phẩm bộ phận và sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp”. Điều này hoàn toàn được khẳng định bởi vì tất cả các hoạt động của doanh nghiệp do con người thực hiện và quay lại phục vụ cho con người. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế gần đây cũng đã chỉ ra rằng động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là yếu tố con người, nguồn nhân
- -5- lực. Tuy nhiên các lý thuyết này cũng nhấn mạnh rằng: con người, nguồn nhân lực phải được đầu tư phát triển, tạo lập kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo để trở thành "nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực". Và như vậy người ta đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực. Đó chính là sự đầu tư cho con người thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo, dạy nghề, chăm sóc sức khoẻ, tạo việc làm, an sinh xã hội,... nhằm phát triển thể lực, tri thức, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tay nghề; tính năng động và sức sáng tạo của con người; cùng với việc phát huy bản sắc nền văn hoá, truyền thống lịch sử dân tộc để hun đúc thành bản lĩnh, ý chí của con người trong lao động. Đó chính là nguồn nội lực, là yếu tố nội sinh, nếu được phát huy và sử dụng có hiệu quả sẽ là động lực, nguồn sức mạnh để phục vụ cho chính con người, doanh nghiệp và xã hội. 1.2 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1.2.1 Đặc điểm nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Đứng trên quan điểm của quản trị nguồn nhân lực hiên đại, PGS.TS Trần Kim Dung cho rằng: “nguồn nhân lực của một tổ chức được hình thành trên cơ sở của các cá nhân có các vai trò khác nhau và liên kết với nhau nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định của tổ chức”. Tuy nhiên, điểm khác biệt và vượt trội của nguồn nhân lực so với những nguồn lực khác là ở chỗ nguồn nhân lực mang bản chất con người với những năng lực sáng tạo, với những nhu cầu, động cơ, đặc điểm tâm sinh lý các cá nhân khác nhau. Họ có khả năng hình thành các nhóm hội, các tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi của họ. Hành vi của họ có thể thay đổi phụ thuộc vào chính bản thân họ hoặc vào sự tác động của môi trường chung quanh. Bởi vậy, so với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau đây: Một là, nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là một bộ phận trong một tổng thể nguồn nhân lực của quốc gia, vùng lãnh thổ. Đó là khả năng lao động mà doanh nghiệp có thể huy động được từ nguồn nhân lực của quốc gia, vùng lãnh thổ. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với phát triển nguồn nhân lực của quốc gia, vùng lãnh thổ và chịu ảnh hưởng của chính sách, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của quốc gia, vùng lãnh thổ. Hai là, nguồn nhân lực của doanh nghiệp không phải chỉ là phép cộng giản đơn khả năng lao động riêng lẻ của từng con người trong doanh nghiệp mà phải là sự “cộng hưởng” khả năng lao động của những con người đó. Nghĩa là, tập hợp và phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm giữ vai tró quan trọng trong nội dung phát triển nguồn nhân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Bê tông Đăng Hải Đà Nẵng
123 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Vận tải - Giao nhận - Phân phối Ô tô Chu Lai Trường Hải
117 p | 4 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Chi cục Thuế huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang
100 p | 2 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng
115 p | 2 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang
115 p | 2 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại Trung tâm Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin Đà Nẵng
95 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ
132 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sông Hàn
139 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Bảo Việt Kiên Giang
182 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dệt may 29-3
105 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Đan Lê
111 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và Nhân văn: Phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Nam
115 p | 3 | 2
-
Khoá luận tốt nghiệp: Phát triển nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần trung tâm Thương mại Lotte Việt Nam
86 p | 16 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang
117 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
134 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Chi cục Thuế thị xã Kiến Tường
114 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Đỉnh Việt
124 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn