Đề tài: Quản lý vấn đề an toàn lao động trong xây dựng công trình đô thị
lượt xem 59
download
Đề tài: Quản lý vấn đề an toàn lao động trong xây dựng công trình đô thị nêu lên mục đích, ý nghĩa và tính chất của việc quản lý an toàn lao động; luật pháp quản lý an toàn lao động ở Việt Nam; một số vấn đề về quản lý an toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng và một số nội dung khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Quản lý vấn đề an toàn lao động trong xây dựng công trình đô thị
- ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ GIỚI THIỆU CHUNG Đất nước ta đang trong quá trình phát triển về kinh tế, xã hội, cùng với đó là sự phát triển không ngừng của ngành xây dựng, hiện nay các công trình xây dựng trên toàn quốc phát triển mạnh mẽ nên an toàn lao động trong xây dựng đang ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an toàn cho người lao động tại các công trình xây dựng hiện chưa được chú trọng đúng mức. Trong thời gian gần đây đã có một số vụ tai nạn lao động xảy ra trên các công trình đang xây dựng báo hiệu một vấn đề đáng được quan tâm, tai nạn lao động đã trở thành mối lo thường trực đối với nhiều công trình xây dựng, đáng tiếc hơn việc khắc phục sự cố an toàn lao động gặp nhiều khó khăn và bài học rút ra từ đó chưa được coi trọng. Nguyên nhân cơ bản chính là ý thức của người lao động còn thiếu hiểu biết, nhà thầu lơ là không quan tâm đến công tác an toàn lao động. Có một điều dễ nhận thấy rằng, những người bị tai nạn trong quá trình xây dựng chủ yếu là lao động tự do, không được tập huấn về an toàn lao động. Đối với những lao động này, cứ miễn kiếm được tiền là họ vào làm ngay, không cần quan tâm đến an toàn, hay những vật dụng an toàn, trợ giúp trong quá trình lao động. Nguy hiểm hơn chính là nhận thức, tình trạng của người vận hành và làm việc với thiết bị. Sự cẩu thả, bất cẩn trong lúc vận hành cũng như tình trạng mệt mỏi do ở độ cao, áp lực công việc và cả… thói quen không sợ xảy ra sự cố, đều có thể dẫn đến tai nạn, nếu như không có sự giám sát quản lý. Bên cạnh ý thức của công nhân, lao động tự do còn có một phần lỗi của các chủ công trình, thầu xây dựng. Những chủ thầu thường quá tập trung vào tiến độ sản xuất nên thường thúc ép thợ của mình làm hết công suất, kể cả vào những thời điểm giờ nghỉ trưa hay ca đêm. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí, họ cắt bớt những trang thiết bị an toàn, an toàn lao động. Việc các ngành chức MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN 1
- ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ năng chưa quản lý chặt chẽ, thiếu kiểm tra giám sát thương xuyên cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất an toàn lao động. Tuy nhiên để thực hiện được cũng gặp không ít khó khăn chủ yếu là về mặt pháp lý. Quan trọng hơn cả là quy định chế tài, xử phạt hiện còn chưa rõ ràng, vẫn còn chung chung khiến rất lúng túng khi xử lý… Việc quản lý an toàn lao động tại các công trình xây dựng hiện rất nhiều khó khăn, không có đủ cán bộ để kiểm tra, nhắc nhở người lao động làm việc an toàn theo đúng quy định. Kể cả khi có đoàn kiểm tra đến, chỉ cần vừa về là mọi thứ đâu lại vào đó bởi vì thói quen của người lao động từ xưa tới nay là làm việc không cần có thiết bị an toàn, đảm bảo an toàn... chắc chắn không thể kiểm tra hết, thường xuyên và liên tục. Ngoài ra, tình trạng thiếu thiết bị an toàn đang hiện hữu tại hầu hết các công trình xây dựng mà nguyên nhân được cho là từ nguồn kinh phí. Biện pháp bảo đảm an toàn lao động trên hồ sơ dự thầu cũng mãi chỉ trong hồ sơ, công tác tổ chức thực hiện là cả một vấn đề đối với nhà thầu thi công. Vì vậy, trách nhiệm và ý thức về an toàn lao động của các doanh nghiệp vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng, để hạn chế được những tai nạn đáng tiếc, chủ đầu tư, các nhà thầu cũng như người lao động cần có sự ý thức, trách nhiệm, thêm vào đó, chính quyền và cơ quan chức năng cần sâu sát hơn nữa, kiểm tra, xử phạt nghiêm đối với những công trình xây dựng vi phạm về an toàn, an toàn lao động. Công nghiệp xây dựng, mục đích đầu tiên chính là để phục vụ cuộc sống con người, bảo vệ con người, nếu mỗi chúng ta coi “an toàn là trên hết” thì công cuộc lao động và xây dựng mới hoàn thành tốt đẹp theo đúng nghĩa cao cả của ngành: “xây dựng cuộc sống con người”. Nhóm học viên thực hiện MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN 2
- ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN 3
- ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ CHƯƠNG I MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ TÍNH CHẤT CỦA VIỆC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG I. MỤC ĐÍCH CỦA QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG Bảo đảm cho mọi người lao động những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, thuận lợi và tiện nghi nhất. Ngăn ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Bảo vệ tính mạng của người lao động. Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo nên cuộc sống hạnh phúc cho người lao động. Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động. Nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà trước hết là của người lao động. Đây cũng là chính sách đầu tư cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. II. Ý NGHĨA CỦA QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG 1. Ý nghĩa về mặt chính trị Làm tốt công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng sẽ góp phần vào việc cũng cố lực lượng sản xuất và phát triển quan hệ sản xuất. Chăm lo đến sức khoẻ, tính mạng, đời sống của người lao động. MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN 4
- ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ Xây dựng đội ngũ công nhân lao động vững mạnh cả về số lượng và thể chất. 2. Ý nghĩa về mặt pháp lý An toàn lao động mang tính pháp lý vì mọi chủ trương của Đảng, Nhà nước, các giải pháp khoa học công nghệ, các biện pháp tổ chức xã hội đều được thể chế hoá bằng các quy định luật pháp. Nó bắt buộc mọi tổ chức, mọi người sử dụng lao động cũng như người lao động thực hiện. 3. Ý nghĩa về mặt khoa học Được thể hiện ở các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại thông qua việc điều tra, khảo sát, phân tích và đánh giá điều kiện lao động, biện pháp kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật vệ sinh, xử lý ô nhiễm môi trường lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân. Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến để phòng ngừa, hạn chế tai nạn lao động xảy ra. Nó còn liên quan trực tiếp đến bảo vệ môi trường sinh thái, vì thế hoạt động khoa học về an toàn lao động góp phần quyết định trong việc giữ gìn môi trường trong sạch. 4. Ý nghĩa về tính quần chúng Nó mang tính quần chúng vì đó là công việc của đông đảo những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Họ là người có khả năng phát hiện và đề xuất loại bỏ các yếu tố có hại và nguy hiểm ngay chỗ làm việc. Mọi cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật... đều có trách nhiệm tham gia vào việc thực hiện các nhiệm vụ của công tác an toàn lao động. MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN 5
- ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ Ngoài ra các hoạt động quần chúng như phong trào thi đua, tuyên truyền, hội thi, hội thao, giao lưu liên quan đến an toàn lao động đều góp phần quan trọng vào việc cải thiện không ngừng điều kiện làm việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. III. TÍNH CHẤT CỦA BẢO HỘ LAO ĐỘNG. 1. Tính pháp luật Tất cả những chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn của nhà nước về an toàn lao động đã ban hành đều mang tính pháp luật. Pháp luật về an toàn lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, nó là cơ sở pháp lý bắt buộc các tổ chức nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và mọi người tham gia lao động phải có tránh nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện. 2. Tính khoa học kỹ thuật Mọi hoạt động trong công tác an toàn lao động từ điều tra, khảo sát điều kiện lao động, phân tích đánh giá các nguy hiểm, độc hại và ảnh hưởng của chúng đến an toàn vệ sinh lao động cho đến việc đề xuất và thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xử lý khắc phục đều phải vận dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên ngành hoặc tổng hợp nhiều chuyên ngành. 3. Tính quần chúng Tính quần chúng thể hiện trên hai mặt: Một là, an toàn lao động liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất, họ là người vận hành, sử dụng các dụng cụ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu nên có thể phát hiện được những thiếu sót trong công tác an toàn lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp ngăn ngừa, đóng góp xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn vệ sinh lao động. MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN 6
- ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ Hai là, dù cho các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy phạm về an toàn lao động có đầy đủ đến đâu, nhưng mọi người (từ lãnh đạo, quản lý, người sử dụng lao động đến người lao động) chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành thì công tác an toàn lao động cũng không thể đạt được kết quả mong muốn. MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN 7
- ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ CHƯƠNG II LUẬT PHÁP QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM I. HỆ THỐNG LUẬT PHÁP, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Luật Lao động thông qua ngày 23/6/1994, có hiệu lực ngày 01/01/1995; Nghị định số 06/1995/NĐCP ngày 20/11/1995 của Chính phủ quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Nghị định số 110/2002/NĐCP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/1995/NĐCP ngày 20/11/1995 của Chính phủ quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Nghị định số 195/1995/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Nghị định số 109/2002/NĐCP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của 195/1995/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Nghị định số 46/CP ngày 06/8/1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về Y tế, về Vệ sinh lao động; Nghị định số 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về BHLĐ, về ATLĐ; Chỉ thị số 10/2008/CTTTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện công tác an toàn lao động an toàn lao động; Chỉ thị số 237/1996/CTTTg ngày 19/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy; Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLTBLĐTBXHBHYTTLĐLĐVN Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; Thông tư số 10/1998/TTLĐTBXH ngày 25/8/1998 Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLTBYTBLĐTBXH ngày 20/4/1998 Hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp; MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN 8
- ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT BLĐTBXH BYT TLĐLĐVN Hướng dẫn và khai báo điều tra tai nạn lao động; Thông tư số 23/BLĐTBXHTT ngày 18/11/1996 Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm và độc hại; Thông tư số 13/TT BYT ngày 24/10/1996 Hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp; Thông tư số 37/2005/TTBLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; TCVN 58631995: Thiết bị nâng – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng; TCVN 26221995: Phòng chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế; TCVN 53081991: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng; TCVN 31471991: Quy phạm an toàn trong công tác xếp dỡ TCVN 51781990: Quy phạm an toàn trong công tác khai thác lộ thiên và chế biến đá; TCVN 40681985: An toàn điện trong xây dựng – Yêu cầu chung về an toàn II. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 1. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác An toàn lao động a. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách chế độ an toàn lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; Xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất quy phạm Nhà nước về an toàn lao động, tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động; Hướng dẫn chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện về an toàn lao động; thanh tra an toàn lao động; Tổ MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN 9
- ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ chức thông tin huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc tế về lĩnh vực an toàn lao động. b. Bộ Y tế Bộ Y tế có trách nhiệm xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống quy phạm vệ sinh lao động, tiêu chuẩn sức khỏe đối với các nghề, các công việc; Hướng dẫn chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện về vệ sinh lao động; thanh tra vệ sinh lao động; tổ chức khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp; Hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực vệ sinh lao động. c. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm quản lý thống nhất việc nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động; Phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Bộ y tế, xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động. d. Các bộ, ngành Các bộ, ngành có liên quan, có trách nhiệm ban hành hệ thống tiêu chuẩn quy phạm an toàn lao động vệ sinh lao động cấp ngành sau khi có thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế; Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị cơ sở thuộc bộ, ngành mình trong việc thực hiện các chế độ, chính sách về An toàn lao động. e. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện quản lý Nhà nước về an toàn lao động vệ sinh lao động trong phạm vi địa phương mình; Xây dựng các mục tiêu bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN 10
- ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ lao động trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách của địa phương với các nội dung sau: Phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn địa phương thực hiện luật lệ, chế độ an toàn lao động, tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà nước. Xây dựng các chương trình về an toàn lao động, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách của địa phương. Thanh tra việc thực hiện các luật lệ, chế độ an toàn lao động, tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động vệ sinh lao động của Nhà nước và các quy định của địa phương trong các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn địa phương. Thẩm tra, xem xét các giải pháp về an toàn lao động trong các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các đề án thiết kế của các dự án xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh của các đơn vị, cá nhân. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động của địa phương. Huấn luyện và kiểm tra sát hạch về an toàn lao động cho cán bộ quản lý sản xuất, kinh doanh ở các cơ sở thuộc quyền quản lý. Điều tra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về an toàn lao động gây hậu quả nghiêm trọng. Định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện các quy định về an toàn lao động ở địa phương, đôn đốc các đơn vị cơ sở thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về an toàn lao động. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về an toàn lao động với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế. MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN 11
- ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ Các cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội, y tế, Phòng cháy chữa cháy ở địa phương có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân thực hiện quản lý Nhà nước về an toàn lao động ở địa phương. f. Thanh tra Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động Nhiệm vụ của thanh tra Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động bao gồm: Thanh tra việc chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh lao động và các chế độ an toàn lao động. Điều tra về tai nạn lao động và những vi phạm về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động. Tham gia xét duyệt các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các đề án thiết kế về mặt an toàn vệ sinh lao động. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao động vi phạm pháp luật về an toànvệ sinh lao động. Xử lý các vi phạm về an toàn vệ sinh lao động theo thẩm quyền của mình. Việc thanh tra Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý ngành đó chịu trách nhiệm, có sự phối hợp của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ y tế. 3. Trách nhiệm của các cấp các ngành và tổ chức Công đoàn trong công tác an toàn lao động Công tác An toàn lao động bao gồm nhiều mặt công tác, nhiều nội dung phải thực hiện. Mỗi mặt, mỗi nội dung công tác có liên quan đến trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành, từ ngành quản lý trực tiếp sản xuất đến các ngành chức năng của Nhà nước, kể cả các tổ chức Đảng, tổ chức quần MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN 12
- ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ chúng, từ các cấp lãnh đạo ở trung ương đến lãnh đạo địa phương, lãnh đạo của cơ sở. a. Trách nhiệm của tổ chức cơ sở Trong pháp lệnh An toàn lao động đã quy định quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng lao động (lãnh đạo các doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong tất cả các thành phần kinh tế) trong công tác An toàn lao động bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Phải nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, quy phạm tiêu chuẩn về an toàn lao động. Đồng thời phải tổ chức giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện người lao động trong đơn vị hiểu biết và chấp hành. Phải chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động, thực hiện đủ các chế độ an toàn lao động (Chế độ trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ bồi dưỡng độc hại, chế độ lao động và nghỉ ngơi, chế độ phụ cấp thêm giờ...) Phải thảo luận và ký thỏa thuận với tổ chức Công đoàn hoặc đại diện người lao động về lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp an toàn lao động, kể cả kinh phí để hoàn thành. Phải thực hiện chế độ khám tuyển, khám định kỳ, theo dõi tình hình sức khỏe cho người lao động. Phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và giải quyết mọi hậu quả gây ra. Phải tuân thủ các chế độ điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp theo quy định. Phải tổ chức tự kiểm tra công tác an toàn lao động, đồng thời phải tôn trọng, chịu sự kiểm tra của cấp trên, sự thanh tra của thanh tra Nhà nước, sự kiểm tra giám sát về an toàn lao động của tổ chức Công Đoàn theo quy định của pháp luật. MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN 13
- ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ b. Trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp trên Điều 33 của pháp lệnh an toàn lao động đã quy định rõ các cấp trên cơ sở ngành, địa phương có những trách nhiệm chủ yếu sau đây trong công tác an toàn lao động. Thi hành và hướng dẫn đơn vị cấp dưới chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chế độ chính sách, hướng dẫn quy định về an toàn lao động. Ban hành các chỉ thị, hướng dẫn quy định về công tác an toàn lao động cho ngành và địa phương mình nhưng không được trái với pháp luật và quy định chung của Nhà nước. Chỉ đạo thực hiện các kế hoạch biện pháp đầu tư, đào tạo huấn luyện, sơ tổng kết về an toàn lao động, khen thưởng thành tích, xử lý kỷ luật vi phạm về an toàn lao động trong phạm vi ngành, địa phương mình. Thực hiện trách nhiệm trong công tác điều tra, phân tích, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Hướng dẫn các đơn vị tự kiểm tra và tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn lao động trong ngành và địa phương mình. Thực hiện các biện pháp về tổ chức, bố trí cán bộ và phân cấp trách nhiệm hợp lý cho các cấp dưới để bảo đảm tốt việc quản lý, chỉ đạo công tác an toàn lao động ở địa phương. c. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức Công đoàn Những nội dung chủ yếu về quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác an toàn lao động là: Thay mặt người lao động ở cơ sở ký thỏa thuận với người sử dụng lao động (trong tất cả các thành phần kinh tế) về các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN 14
- ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ Tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các chế độ chính sách về an toàn lao động. Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền người sử dụng lao động thực hiện đúng pháp luật về an toàn lao động, yêu cầu người có trách nhiệm ngừng hoạt động ở những nơi có nguy cơ gây tai nạn lao động. Tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động, tự giác chấp hành tốt các luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về an toàn lao động. Tổ chức tốt phong trào quần chúng " bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động" tổ chức và quản lý chỉ đạo tốt mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ở cơ sở . Tham gia với cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền xây dựng các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về an toàn lao động đối với cơ sở. Cử đại diện tham gia vào các đoàn kiểm tra, điều tra tai nạn lao động. Tham gia với chính quyền xét khen thưởng và kỷ luật về an toàn lao động. Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực an toàn lao động 4. Công tác an toàn lao động trong các doanh nghiệp An toàn lao động trong doanh nghiệp là một công tác gồm nhiều nội dung phức tạp, nó có liên quan đến nhiều bộ phận, phòng, ban, cá nhân và phụ thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp. a. Hội đồng an toàn lao động trong doanh nghiệp Hội đồng an toàn lao động trong doanh nghiệp do người sử dụng lao động quyết định hội đồng an toàn lao động là tổ chức phối hợp giữa người sử dụng lao động và Công đoàn doanh nghiệp, nhằm tư vấn cho người sử dụng MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN 15
- ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ lao động về các hoạt động an toàn lao động ở doanh nghiệp, qua đó bảo đảm quyền tham gia và quyền kiểm tra giám sát về an toàn lao động của Công đoàn. Thành phần của hội đồng gồm có: Chủ tịch của hội đồng: Thường là phó giám đốc kỹ thuật Phó chủ tịch hội đồng: Là chủ tịch hoặc phó chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp. Ủy viên thường trực kiêm thư ký: Là trưởng bộ phận an toàn lao động hoặc cán bộ phụ trách công tác an toàn lao động của doanh nghiệp. Ngoài ra có thể thêm các thành viên đại diện phòng kỹ thuật, y tế, tổ chức... b. Trách nhiệm quản lý công tác an toàn lao động trong khối trực tiếp sản xuất Quản đốc(hoặc chức vụ tương đương) Về trách nhiệm: Tổ chức huấn luyện, kèm cặp, hướng dẫn người lao động mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến về biện pháp làm việc an toàn khi giao việc cho họ. Bố trí người lao động làm việc đúng nghề đã được đào tạo, đã được huấn luyện và đã qua sát hạch kiến thức an toàn vệ sinh lao động đạt yêu cầu. Thực hiện kiểm tra đôn đốc các tổ trưởng sản xuất và mọi người lao động thuộc quyền quản lý. Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch an toàn lao động, xử lý kịp thời các thiếu sót được phát hiện qua kiểm tra, qua kiến nghị của các tổ sản xuất, các đoàn thanh tra có liên quan đến trách nhiệm của phân xưởng, MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN 16
- ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ của công trường và báo cáo cấp trên những vấn đề ngoài khả năng giải quyết của mình. Tổ chức khai báo, điều tra tai nạn lao động xảy ra trong phân xưởng theo quy định Tạo điều kiện để mạng lưới an toàn, vệ sinh viên hoạt động có hiệu quả. Quyền hạn: Không để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, không sử dụng đầy đủ trang bị phương tiện làm việc an toàn, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát. Từ chối nhận người lao động không đủ trình độ và đình chỉ công việc đối với người lao động tái vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Tổ trưởng sản xuất (hoặc chức vụ tương đương) Về trách nhiệm: Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc người lao động thuộc quyền quản lý chấp hành quy trình, biện pháp làm việc an toàn, quản lý, sử dụng tốt các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân. Tổ chức nơi làm việc bảo đảm an toàn và vệ sinh, kết hợp với an toàn vệ sinh viên của tổ thực hiện tốt việc tự kiểm tra để xử lý kịp thời các nguy cơ đe dọa đến an toàn và sức khỏe phát sinh trong quá trình sản xuất Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh trong sản xuất mà tổ không giải quyết được. Kiểm điểm đánh giá tình trạng an toàn vệ sinh lao động và việc chấp hành các quy định về an toàn lao động. MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN 17
- ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ Quyền hạn: Từ chối nhận người không đủ trình độ nghề nghiệp và kiến thức về an toàn vệ sinh lao động. Từ chối nhận công việc nếu thấy nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người lao động trong tổ và báo cáo kịp thời cho cấp trên xử lý. Mạng lưới an toàn viên An toàn vệ sinh viên do tổ sản xuất bầu ra, họ là người lao động trực tiếp, có tay nghề cao, am hiểu tình hình sản xuất và an toàn vệ sinh trong tổ, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình và gương mẫu về an toàn lao động nhưng không phải là tổ trưởng sản xuất để đảm bảo tính khách quan. Vệ sinh viên có nhiệm vụ: Đôn đốc, kiểm tra giám sát mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn vệ sinh trong sản xuất, bảo quản các thiết bị an toàn, sử dụng trong thiết bị bảo vệ cá nhân, nhắc nhở tổ trưởng sản xuất chấp hành các chế độ an toàn lao động, hướng dẫn biện pháp làm an toàn đối với công nhân mới tuyển hoặc mới chuyển đến làm việc ở tổ. Tham gia ý kiến với tổ trưởng đề xuất các nội dung của kế hoạch an toàn lao động có liên quan đến tổ. Kiến nghị với cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ an toàn lao động, biện pháp an toàn vệ sinh lao động, khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh lao động. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên là hình thức hoạt động về an toàn lao động của người lao động được thành lập theo thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và chấp hành công đoàn doanh nghiệp nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và lợi ích của người sử dụng lao MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN 18
- ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ động. Vì vậy tất cả các doanh nghiệp đều phải tổ chức mạng lưới an toàn vệ sinh viên, mỗi tổ sản xuất phải bố trí ít nhất một an toàn vệ sinh viên. Ngoài khối trực tiếp sản xuất có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác an toàn lao động thì khối các phòng, ban chức năng trong doanh nghiệp nói chung đều được giao những nhiệm vụ có liên quan đến công tác an toàn lao động trong doanh nghiệp. Nếu tất cả các phòng, ban đều nhận thức rõ và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao thì công tác an toàn lao động trong doanh nghiệp mới tiến triển thuận lợi và đạt được hiệu quả. MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN 19
- ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ III. HUẤN LUYỆN VỀ AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG. 1. Đối tượng huấn luyện Gồm người lao động và người sử dụng lao động. a. Người lao động bao gồm: Người đang làm việc, người mới tuyển dụng, người học nghề, tập nghề, thử việc tại cơ sở; Người lao động hành nghề tự do được cơ sở thuê mướn, sử dụng. b. Người sử dụng lao động bao gồm: Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở ủy quyền điều hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Giám đốc, phó giám đốc cơ sở; thủ trưởng của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng lao động; Người quản lý, điều hành trực tiếp các công trường, phân xưởng hoặc các bộ phận tương đương. 2. Nội dung huấn luyện a. Huấn luyện người lao động Nội dung huấn luyện: Những quy định chung về an toàn lao động, vệ sinh lao động: Mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ về an toàn lao động đối với người lao động; Nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở; MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " Quản lý chất lượng - thực trạng và một số giải pháp nhằm áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả hệ thống quản trị chất lượng trong các DNCN Việt Nam "
64 p | 969 | 456
-
Đề tài "Một số vấn đề quản lý nhà nước về đất đô thị"
41 p | 675 | 374
-
Đề tài "Quản lý chất lượng - thực trạng và một số giải pháp nhằm áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả hệ thống quản trị chất lượng trong các DNCN Việt Nam"
49 p | 562 | 199
-
Đề tài: Quản lý hành chính nhà nước
12 p | 869 | 129
-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Đề tài: Quản lý điểm sinh viên
18 p | 583 | 110
-
Đề tài "Quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động"
29 p | 245 | 108
-
Báo cáo tổng hợp: Đề tài quản lý văn hoá Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế
408 p | 354 | 104
-
Tiểu luận đề tài: Một số vấn đề quản lý nhà nước về đất đô thị
36 p | 232 | 83
-
Đề tài: Quản lý nhà nước về an toàn điện nông thôn
25 p | 375 | 81
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Quản lý vốn lưu động của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế công trình xây dụng Hải Phòng năm 2009-2011”
32 p | 269 | 80
-
Đề tài: Quản lý CỬA HÀNG BĂNG ĐĨA
32 p | 573 | 64
-
Đề tài: Quản lý văn bản Trường CĐSP Trung ương
41 p | 366 | 52
-
Đề tài: Quản lý âm nhạc
48 p | 198 | 24
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000”
57 p | 132 | 24
-
Đề tài Quản lý công tác giảng dạy
35 p | 95 | 18
-
Đề tài: Một số vấn đề quản lý lao động tiền lương ở Viện chiến lược và chương trình giáo dục
23 p | 137 | 14
-
ĐỀ TÀI " QUẢN LÝ SẢN PHẨM TRÍ TUỆ THEO PHƯƠNG THỨC CHI- TRẢ TRỰC TUYẾN: LÝ THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ "
0 p | 146 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn