intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

181
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất" trình bày về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở việt nam hiện nay,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề tài để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

  1. Tại Đại hội VI ­ Đại hội khởi đầu công cuộc đổi mới, Đảng ta đã phê  phán bệnh chủ quan duy ý chí do vi phạm quy luật khách quan mà trước  hết và chủ yếu là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển  của lực lượng sản xuất. Từ đó Đại hội đã rút ra bài học quan trọng là “Đảng  phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật  khách quan”, phải “làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình  độ của lực lượng sản xuất, luôn luôn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của  lực lượng sản xuất”. Công cuộc đổi mới xét về thực chất chính là quay trở về  với quy luật, với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác ­ Lê­nin phù hợp  với thực tiễn đất nước và thời đại. Vậy, ngày nay, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng  sản xuất như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi đó, em đã tìm hiểu về: “Quy  luật quan hệ sản xuất phù  hợp với trình độ phát triển của lực lượng  sản xuất”  NỘI DUNG I. Quy luật quan hệ sản xuất phù  hợp với trình độ phát triển của  lực lượng sản xuất I.1 Khái niệm lực lượng sản xuất Bất kì một quá trình sản xuất vật chất nào cũng cần phải có các nhân tố  thược về người lao động (như năng lực, kĩ năng, tri thức của người lao động)  cùng các tư liệu sản xuất nhất định( công cụ lao động. đối tượng lao động,  các tư liệu phụ trợ của quá trình sản xuất…). toàn bộ các nhân tố đó tạo thành  lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vạt chất và  tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theoi nhu cầu  sinh tồn và phát triển của con người. Như vậy, lực lượng sản xuất là những 
  2. nhân tố có tính sáng tạo và tính sáng tạo đó có tính lịch sử. do đó trình độ phát  triển của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên của  con người: trình độ thủ công của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh  phục giới tự nhiên thấp hơn nhiều so với lực lượng sản xuất ở trình độ kỹ  thuật công nghiệp và công nghệ cao. Trong các yếu tố tạo thành của lực lượng sản xuất, “người lao động là  nhân tố giữ vai trò quyết định. Bởi vì suy cho cùng, các tư liệu sản xuất chỉ là  sản phẩm lao động của con người đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của  các tự liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ thực tế sử dụng và sáng tạo của  người lao động. mặt khác, trong tư liệu sản xuất, nhân tố công cụ lao động là  nhân tố phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và thể  hiện tiêu biểu trình độ con người chinh phục giới tự nhiên. Lực lượng sản xuất là nhân tố cơ bản tất yếu tạo thành nội dung vật chất  của quá trình sản xuất; không một quá trình sản xuất hiện thực nào diễn ra  nếu thiếu một trong hai nhân tố là người lao động và tư liệu sản xuất. thể  nhưng chỉ có lược lượng sản xuất chưa thể diễn ra quá trình sản xuất hiện  thực được, mà còn cần phải có những quan hệ sản xuất đóng vai trò là hình  thức xã hội của quá trình sản xuất ấy. I.2 Khái niệm quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất đó là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản  xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở  hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức – quản lí quá trình sản xuất và  quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó. Quan hệ sản xuất do người tạo ra song nó được hình thành một cách  khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan, tùy tiện của nội lực lượng 
  3. sản xuất ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Để tiến hành sản xuất, con người  chẳng phải quan hệ với tự nhiên mà mà còn phải quan hệ với nhau để trao đổi  hoạt động và kết quả lao động, do đó sản xuất bao giờ cũng mang bản chất xã  hội C.Mác viết: "Người ta chỉ sản xuất bằng cách hợp tác với nhau một cách  nào đó và trao đổi hoạt động với nhau. Muốn sản xuất được người ta phải để   lại mối liên hệ và quan hệ chặt chẽ với nhau và chỉ có trong phạm vi những  mối liên hệ và quan hệ đó thì mới có sự tác động của họ vào giới tự nhiên,  tức là sản xuất.  Ba mặt của quan hệ sản xuất có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó quan  hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có vai trò quyết định đối với những mặt khác  trong hệ thống sản xuất, xã hội con người sở hữu tư liệu sản xuất quyết định  quá trình tổ chức phân công lao động phân phối sản phẩm xã hội vì lợi ích của  mình, con người không sở hữu thì phục tùng sự phân công nói trên.  1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất II. VẬN DỤNG QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI  TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở  VIỆT NAM HIỆN NAY. II.1 Sự vận dụng sai lầm trước năm 1986 II.1.1 Lực lượng sản xuất: Sau khi miền Nam được giải phóng (1975), đất nước thống nhất và xây  dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước. Đại hội IV của Đảng (12­1976) tiếp tục  đường lối coi cách mạng khoa học ­ kỹ thuật là then chốt để phát triển mạnh  mẽ lực lượng sản xuất. Xây dựng quan hệ sản xuất mới ở miền Nam theo mô  hình đã được xây dựng và củng cố ở miền Bắc, để nhanh chóng thống nhất 
  4. về chế độ kinh tế. Trong hơn 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước,  dù bị bao vây, cấm vận và chiến tranh biên giới với những tổn thất nặng nề,  song lực lượng sản xuất vẫn phát triển đáng kể; “đã hoàn thành mấy trăm  công trình tương đối lớn và hàng nghìn công trình vừa và nhỏ, trong đó có một  số cơ sở quan trọng về điện, dầu khí, xi măng, cơ khí, dệt, đường, thủy lợi,  giao thông…”. Xây dựng các công trình thủy điện Hòa Bình, Trị An, nhiệt  điện Phả Lại, các nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, cầu lớn Thăng  Long, Chương Dương, công trình thủy lợi Dầu Tiếng, Kẻ Gỗ, kênh Hồng  Ngự thật sự có ý nghĩa lớn về kinh tế ­ xã hội. II.1.2 Quan hệ sản xuất: Quan hệ sản xuất trước đây chủ yếu là tự cấp, tự túc ít có sự trao đổi  hang hóa giữa các vùng hay với các nước khác, nhất là khi chính sách “bế quan  tỏa cảng” của nhà Nguyễn được ban hành. Điều này đã làm cho quan hệ sản  xuất kém phát triển. Sau năm 1975, cả nước tiến tới thống nhất một phương  thức sản xuất. Trong đó quan hệ sản xuất mới được xây dựng và củng cố với  ba yếu tố cơ bản: chế độ công hữu về tư liệu sản xuất với hai hình thức sở  hữu toàn dân và tập thể; chế độ quản lý kế hoạch hóa, tập trung, hành chính  mà Nhà nước là chủ thể; chế độ phân phối theo lao động, có tính đến một  phần về đóng góp tư liệu sản xuất (ruộng 5%).  2.1.3 Kết luận về sự vận dụng quy luật này Năm 1979, nước ta lâm vào tình trang khủng hoảng kinh tế nặng nề, đời  sống nhân dân không phát triển. Lúc đó chúng ta đã chủ quan muốn tạo ra một  quan hệ sản xuất vượt trước trình độ lực lượng sản xuất, làm cho mâu thuẫn  giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trở nên gay gắt, đưa đất nước  lâm vào khủng hoảng kinh tế ­ xã hội. Chúng ta đã có những biểu hiện nóng 
  5. vội muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh  chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh; mặt khác, duy trì quá lâu  cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Quan  hệ sản xuất đã làm cho nền kinh tế trì trệ, kém phát triển và cũng không thể  mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Đại hội VI của Đảng (12­1986)  cho rằng: “Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ: lực lượng sản xuất bị kìm hãm không  chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất  phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển  của lực lượng sản xuất. Tình hình thực tế của nước ta đòi hỏi phải coi trọng  những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp lên cao, từ quy mô nhỏ lên  quy mô lớn”(5). II.2 Sự vận dụng quy luật này ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay II.2.1 Thực trạng lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay Sau hàng thập kỉ thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, lực lượng sản  xuất đã phát triển đến trình độ tự động hóa, tin học hóa, tính chất xã hội hóa  rất cao. Khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp chủ yếu.  Trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính  sách và luật pháp nhằm đa dạng hóa các hình thức của quan hệ sản xuất để  khuyến khích, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, giải phóng mọi tiềm  năng của sản xuất, tạo thêm động lực cho người lao động. Đó là những chính  sách, pháp luật liên quan đến đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của kinh  tế nhà nước, nhất là doanh nghiệp nhà nước, đến việc củng cố và phát triển  kinh tế tập thể, đến phát huy vai trò động lực của kinh tế tư nhân, thu hút  mạnh mẽ và phát huy hiệu quả của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nâng 
  6. cao chất lượng và hiệu quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, phát triển  kinh tế hỗn hợp... Người lao động được đào tạo, có tay nghề và có kinh nghiệm sản xuất. Số  trường dạy nghề tăng lên, chất lượng giảng dạy được nâng cao, học viên sau  khi tốt nghiệp có đủ trình độ và năng lực tham gia vào quá trình sản xuất hiện  đại. đồng thời ta chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát huy cao độ  nội lực, tranh thủ ngoại lực, tiếp thu những thành tựu về khoa học ­ công  nghệ, về kinh tế tri thức, văn minh của thế giới; kinh nghiệm quốc tế... để  phát triển, hiện đại hóa lực lượng sản xuất  Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, biện pháp để đẩy mạnh công  nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển lực lượng sản xuất, tạo “cốt vật  chất” cho quan hệ sản xuất mới. Đã đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng  đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và  hạ tầng đô thị lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,  hiện đại hóa; phát triển một số ngành công nghiệp cơ khí, đóng tàu, vận tải,  khai thác vật liệu, xây dựng, chế biến; ứng dụng những thành tựu khoa học ­  công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin… Như vậy, phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay là phải phát  triển khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ, cải tiến công cụ lao động, mở  rộng đối tượng lao động, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân  lực chất lượng cao thông qua công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất  nước, chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Đảng ta chủ trương phát triển mạnh  mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học công nghệ ngày càng cao là hoàn  toàn đúng đắn, là cái lõi quan trọng của sự phát triển lực lượng sản xuất hiện  nay ở nước ta.
  7. II.2.2 Thực trạng quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay Chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, đó  không phải là những bước đi tất yếu , hợp quy luật . Từ đó Đảng cổng sản  Việt nam đã quy định ra đường lối chuyển từ mô hình kế hoạch hoá tập trung  sang xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần là phù hợp với đặc điểm phát  triển của lực lượng sản xuất trong điều kiện nước ta hiện nay . Nó cho phép  khai thác tốt nhất các năng lực sản xuất trong nước , thúc đẩy quá trình phân  công lao động trong nước với quốc tế và khu vực , thúc đẩy lực lượng sản  xuất phát triển nhanh chóng . Trong các thành phần kinh tế , Đảng khẳng định  kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo . Những thành tựu đạt được về mặt  kinh tế trong những năm qua đã chứng minh điều đó . Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và pháp luật để hoàn  thiện các mặt của quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa về  sở hữu, tổ chức ­ quản lý và phân phối.  Nền kinh tế hàng hoá ở ta là một nền kinh tế nhiều thành phần được Nhà  nước khuyến khích phát triển nhằm đa dạng hoá các quan hệ sản xuất của  Nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng phục vụ các nhu cầu thiết yếu của  đời sống.Như điện, nước, các công trình công cộng…Đối với cách thành phần  kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể thực hiện chính sách khuyến khích  phát triển, nhưng với thành phần kinh tế này phải có những biện pháp  từ  chính sách của Nhà nước để quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất trình độ  phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.  Thực hiện quan điểm từ Đại hội VI khi khẳng định không những khôi phục  thành phần kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể mà phải phát triển  chúng  rộng rãi theo chính sách của Đảng  và Nhà nước.
  8. Trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,  chính sách, biện pháp để tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia các  quan hệ song phương và tổ chức đa phương, như ASEAN, APEC, ASEM,  WTO..., thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA...), xúc tiến  mạnh thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, khai thác  hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa học ­ công  nghệ, trình độ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Việt Nam đã thiết lập quan  hệ ngoại giao với 170 nước, quan hệ thương mại với 230 nước và vùng lãnh  thổ, ký trên 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến  khích và bảo hộ đầu tư. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng  sâu rộng.  II.2.3 Kết luận về sự vận dụng này  Muốn cho sản xuất phát triển thì quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình  độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đảng ta chủ trương xây dựng nền kinh  tế nhiều thành phần là đúng, bởi vì nó biểu hiện cho hình thức, bước đi,giải  pháp thích hợp cho tình trang hiện nay Các QHSX ở các trình độ khác nhau  được thiếp lập, đa dạng hoá các hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế  từ đó từng bước tạo nên sự phù hợp với trình độ phát triển không đồng đều  về mọi yếu tố trong kết cấu của LLSX.. Thực tế nấy năm qua cho thấy, nền  kinh tế nhiều thành phần đã góp phần phát triển lực lượng sản xuất,đưa đến  những thành tực to lớn, quan trọng.  Như vậy,đảng ta đã nhận thức và dần dần vận dụng đúng đắn quy luật  này vào tình hình hiện tại, khắc phục những sai lầm trước đó.  Về đặc trưng  kinh tế trong xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, đã chuyển từ  công thức “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại 
  9. và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” (Cương lĩnh năm 1991)  sang công thức “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất  hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” (Cương lĩnh bô sung, phat triên ̉ ́ ̉   năm 2011). Sự “phù hợp” ở đây trước hết là phù hợp với trình độ phát triển  lực lượng sản xuất, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và định hướng xã hội  chủ nghĩa. Tuy nhiên trong nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa lực lượng sản  xuất và quan hệ sản xuất trong thời gian qua bên cạnh những thành tựu đạt  được cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, xuất hiện những mâu thuẫn mới,  sự không phù hợp mới giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm cản  trở sự phát triển của cả lực lượng sản xuất và cả quan hệ sản xuất. Hiện nay  các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, chế tác, phụ trợ... còn kém phát triển,  chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong GDP. Năng suất lao động, hiệu quả, chất lượng,  sức cạnh tranh thấp, yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) rất thấp. Lực lượng  sản xuất yếu kém như vậy sẽ quy định trình độ, chất lượng của quan hệ sản  xuất mà chúng ta gọi là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa cũng không thể  hoàn thiện được. Chúng ta chưa chú ý toàn diện, đồng bộ trong xây dựng,  hoàn thiện các mặt của quan hệ sản xuất. Vẫn còn xu hướng nặng về thay  đổi chế độ sở hữu hơn là cải tiến, đổi mới quan hệ quản lý và phân phối sản  phẩm 2.4  Một số phương hướng để tiếp tục vận dụng quy luật này 2.4.1 Giải pháp phát triển lược lượng sản xuất ­ cần phải sang lọc trong lực lượng truyền thống những yếu tố nào có giá  trị để bổ sung cho việc xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại. cần phải kết 
  10. hợp yếu tố truyền thống và hiện đại, đảm bảo tính kế thừa, phát huy tạo nên  sự phát triển liền mạch, bền vũng cho lược lượng sản xuất. ­ tiếp thu có chọn lọc nhưng tiến bộ sản xuất từ bên ngoài, kết hợp với cơ  sở vật chất và lực lượng sản xuất trong nước nhằm đẩy nhanh thời gian phát  triển tự nhiên, vươn kịp với sự phát triển của thế giới. ­ Đẩy mạnh giáo dục đào tạo để nâng cao trình độ sản xuất của người lao  động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu cơ bản của chiến lược  phát triển nguồn nhân lực ­ Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sản xuất,  chuyển giao công nghệ để nâng cao năng suất lao động, kết hợp những bước  tiến tuần tự về cônh nghiệp với việc tranh thủ các cơ hội đi tắt , đón đầu ,  hìhn thành những mũi nhọn phát triển theo trình độ tiên tiến của khoa học  công nghệ thế giới . 2.4.2 giải pháp phát triển quan hệ sản xuất  ­Tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế: hoàn  thiện chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế; xây dựng nền kinh tế độc lập  tự chủ trong quá trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; gắn kết chặt chẽ  5 trụ cột: kinh tế ­ chính trị ­ văn hóa ­ xã hội ­ môi trường trong phát triển bền  vững; tiếp tục đổi mới chế độ phân phối; thực hiện quyền làm chủ của nhân  dân và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. ­ Cải tạo xã hội chủ nghĩa phải luôn luôn thấu suốt đặc điểm của quá  trình tiến từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản  xuất và lực lượng sản xuất luôn luôn gắn bó với nhau, thúc đẩy nhau cùng  phát triển. 
  11. ­ Phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp lên cao,  từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn. ­ Tại Đại hội IX Đảng ta khẳng định: "Cần phải nhân rộng mô hình hợp  tác, liên kết công nghiệp và nông nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và kinh tế  hộ nông thôn, phát triển các loại hình trang trại với quy mô phù hợp trên từng  địa bàn những hình thức kinh tế hộ nông dân ngày càng được mở rộng, các  hình thái kinh tế hợp tác ở nông thôn, kinh tế trang trại, mở mang nhanh công  nghiệp chế biến nông sản theo nhiều trình độ quy mô công nghệ”. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2