Đề tài: Quy trình và phương pháp nuôi cá biển
lượt xem 68
download
Trong những năm gần đây, tình hình nuôi tôm ở nước ta đã và đang gặp một số khó khăn nhất định. Môi trường ô nhiễm, dịch bệnh lây lan ngày càng nghiêm trọng, khó giám sát, quản lý. Việt Nam có lợi thế bờ biển dài 3260km với nhiều eo vịnh, nhiều diện tích đất ven biển cho nên rất thuận lợi để phát triển nuôi cá biển cả về nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Mặt khác, chúng ta còn gần thị trường tiêu thụ cá biển sống lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Hồng Kông,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Quy trình và phương pháp nuôi cá biển
- LUẬN VĂN ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NUÔI CÁ BIỂN 1
- Mục lục LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................ 3 BÀI MỞ ĐẦU ............................................................................................ 5 I. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ MÔN HỌC ................................ 5 1. Khái niệm: .............................................................................................. 5 2. Vị trí và nhiệm vụ môn: .......................................................................... 5 3. Mục đích yêu cầu:................................................................................... 5 II. CÁC TIÊU CHUẨN TUYỂN CHỌN MỘT ĐỐI TƯỢNG CÁ BIỂN ĐƯA VÀO NUÔI....................................................................................... 5 III. TÌNH HÌNH NUÔI CÁ BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM. .. 6 1.TRÊN THẾ GIỚI..................................................................................... 6 1.1 Khu vực Tây Bắc Âu: ........................................................................... 7 1.2 Khu vực Địa Trung Hải. ..................................................................... 11 1.3 Khu vực Nam Mỹ ............................................................................... 13 1.4 Khu vực Đông Á và Đông Nam Á. ..................................................... 14 2. Ở VIỆT NAM. ...................................................................................... 15 Chương II: ................................................................................................ 17 I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ CHẼM (Lates calcarifer Bloch, 1790) ........................................................................................................ 17 1. Hệ thống phân loại và hình thái ............................................................ 17 1.2 Hình thái và đặc điểm nhận dạng: ...................................................... 18 2. Phân bố ................................................................................................. 19 3. Khả nảng thích ứng với môi trường ...................................................... 20 4. Đặc điểm dinh dưỡng........................................................................... 21 6. Vòng đời của cá Chẽm ....................................................................... 22 7. Đặc điểm sinh sản của cá Chẽm............................................................ 23 4. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng .................................................... 48 2
- LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, tình hình nuôi tôm ở nước ta đã và đang gặp một số khó khăn nhất định. Môi trường ô nhiễm, dịch bệnh lây lan ngày càng nghiêm trọng, khó giám sát, quản lý. Cộng đồng dân cư ở các vùng nuôi tôm trước đây đang gặp nhiều khó khăn về đời sống, nợ nần không có khả năng chi trả. Để góp phần cải thiện và phát triển ổn định nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu phát triển đa dạng hóa các đối tượng nuôi, các hình thức nuôi, luân canh xen vụ. Để tận dụng hệ thống ao đìa nuôi tôm đang bỏ không, hoang phí, đồng thời đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên biển, việc nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản, sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm các loài cá biển có giá trị kinh tế là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Việt Nam có lợi thế bờ biển dài 3260km với nhiều eo vịnh, nhiều diện tích đất ven biển cho nên rất thuận lợi để phát triển nuôi cá biển cả về nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Mặt khác, chúng ta còn gần thị trường tiêu thụ cá biển sống lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản. Cho nên phát triển nuôi biển là một trong những định hướng của nước ta từ nay đến 2010. Nhưng thực tế trong những năm vừa qua tốc độ phát triển của ngành còn chậm và chưa phát huy được tiềm năng và lợi thế. Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, sản lượng cá biển nuôi của Việt Nam năm 2004 mới chỉ đạt 13.865 tấn trong khi đó mục tiêu đề ra đến 2010 sản lượng nuôi phải đạt 200.000 tấn. Qua đánh giá phân tích thì có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tuy nhiên một trong những yếu tố quan trọng để Việt Nam chưa đẩy nhanh được tốc độ phát triển nuôi cá biển là chưa chủ động được con giống (Lê Xân, 2006). Bên cạnh việc quy hoạch, sắp xếp lại và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, nghề nuôi cá biển ở nước ta bắt đầu có những bước phát triển đáng kể. Nhiều loài cá có giá trị kinh tế đã và đang được nghiên cứu nuôi như: cá Mú (Epinephelus spp) cá Giò (Rachycentron canadum), cá Hồng (Lutjanus erythropterus), cá Đù Mỹ (Scyaenops ocellatus), cá Chẽm (Lates calcarifer), cá Chẽm Mõm Nhọn (Psammoperca waigiensis) cá Cam (Seriola spp),…Một số đối tượng đã được đưa vào sản xuất trên qui mô lớn, góp phần vào việc tăng sản phẩm xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa. Các loài cá thuộc họ cá Sơn Biển (Centropomidae) mà điển hình là cá Chẽm (Lates 3
- calcarifer) đã được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Hiện đã có qui trình sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm hoàn thiện. Hiện nay, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá biển ở nước ta mới bắt đầu hình thành, từng bước được cải thiện, nâng cao và tiếp thu kinh nghiệm của thế giới. Nên các qui trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm chưa được hoàn thiện. Công trình nuôi (cụ thể là lồng nuôi) đa phần là qui mô nhỏ đơn giản. Kỹ thuật nuôi biến đổi hàng ngày và phát triển một cách đa dạng tùy theo điều kiện từng vùng. Vì vậy, trong phạm vi cuốn sách này không thể cung cấp đến độc giả tất cả những cải tiến kỹ thuật, những giải pháp kỹ thuật đặc thù theo từng địa phương, những biến đổi liên tục qua từng vụ, từng năm…Chúng tôi hy vọng với những đặc điểm sinh học cơ bản của các đối tượng cá biển nuôi, những qui trình kỹ thuật cũng như kinh nghiệm sản xuất, được trình bày trong tài liệu này sẽ giúp cho bạn đọc tích lũy và hệ thống được các kiến thức cần thiết để tìm hiểu sâu hơn về các đối tượng cá biển nuôi. Hiểu rõ hơn và nắm được các bước cơ bản, chủ yếu của các qui trình kỹ thuật nuôi, thông qua đó dễ dàng tiếp cận với bất cứ một giải pháp kỹ thuật nuôi mới hoặc một phương pháp nuôi mới nào khác, để cải tiến, áp dụng đẩy mạnh nghề nuôi cá biển phát triển nhanh, ổn định và bền vững. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã sử dụng các tư liệu, các kết quả nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá biển của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, có một số vấn đề được tham khảo từ các bài giảng, các ghi chép không rõ nguồn gốc, nên không thể tránh khỏi sự thất lạc xuất xứ, khó khăn cho việc trích dẫn tài liệu tham khảo. Rất mong được sự lượng thứ của các tác giả và xin chân thành cảm ơn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng bài giảng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả, của những nhà nghiên cứu, để tiếp tục nhận được những thành tựu nghiên cứu mới, và những kinh nghiệm sản xuất, bổ sung vào bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 4
- Chương I: BÀI MỞ ĐẦU I. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ MÔN HỌC 1. Khái niệm: Kỹ thuật nuôi cá biển là một môn học chuyên nghiên cứu các đặc điểm sinh học chủ yếu và những qui trình kỹ thuật nuôi của một số đối tượng cá biển có giá trị kinh tế. 2. Vị trí và nhiệm vụ môn: - Kỹ thuật nuôi cá biển là một trong những môn học chuyên môn chính của sinh viên ngành Nuôi trồng Thủy sản. - Giúp cho sinh viên vận dụng kiến thức tổng hợp từ các môn học cơ bản, cơ sở để tìm hiểu, nắm được các đặc điểm sinh học chủ yếu của các loài cá biển nuôi. Đồng thời cung cấp cho sinh viên những thông tin, những qui trình kỹ thuật nuôi đã đúc kết từ thực tế sản xuất, nghiên cứu trong và ngoài nước. 3. Mục đích yêu cầu: Sinh viên phải nắm được các đặc điểm sinh học của các loài cá biển kinh tế nuôi. Các biện pháp kỹ thuật nuôi để có thể áp dụng vào thực tế sản xuất và nghiên cứu, sau khi tốt nghiệp ra trường. II. CÁC TIÊU CHUẨN TUYỂN CHỌN MỘT ĐỐI TƯỢNG CÁ BIỂN ĐƯA VÀO NUÔI. + Khi chọn một đối tượng cá biển đưa vào nuôi cần dựa vào các tiêu chuẩn sau: - Là loài cá có giá trị kinh tế, đặc biệt là có giá trị xuất khẩu - Có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. - Có phân bố gần khu vực nuôi hoặc khả năng thích ứng với điều kiện môi trường tốt. - Nguồn giống: có giống tự nhiên xuất hiện hàng năm và có khả năng nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo. 5
- - Có thể ăn các loại thức ăn thay thế thức ăn mục lụccủa loài, đặc biệt là thức ăn tổng hợp. - Sức đề kháng khỏe, ít bệnh tật. + Một số vấn đề cần nghiên cứu trước khi đưa một đối tượng cá biển vào nuôi: - Nghiên cứu sản xuất con giống nhân tạo của các đối tượng cá biển nuôi đã được lựa chọn. - Nghiên cứu xây dựng các hệ thống công trình ao nuôi bán thâm canh, thâm canh và lồng nuôi thích hợp, hữu hiệu trong việc kiểm soát dịch bệnh và chất thải. Đặc biệt chú ý đến vấn đề ô nhiễm môi trường. - Nghiên cứu chế biến thức ăn công nghiệp cho các đối tượng cá biển nuôi. Tìm kiếm nguồn protein thay thế cho bột cá và sử dụng một cách hiệu quả các loại thức ăn đã có. - Nghiên các biện pháp phòng và trị bệnh cá. - Triển khai nghiên cứu, nuôi thử nghiệm để xây dựng các qui trình kỹ thuật. Các mô hình nuôi. - Qui hoạch, phân vùng phát triển dài hạn với cơ cấu đối tượng nuôi và mức độ phát triển (diện tích, số lồng, sản lượng…) phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và các ngành có liên quan. Việc lựa chọn đối tượng nuôi và xây dựng kế hoạch nghiên cứu phát triển công nghệ mang tính chiến lược rất cao. Chọn lựa đúng với kế hoạch hợp lý sẽ giảm thiểu những rủi ro và tăng thêm cơ hội thành công của nghề nuôi cá biển. - Sau khi nuôi thử nghiệm thành công, hoàn thiện qui trình kỹ thuật, từ đó chuyển giao công nghệ nuôi cho người đân phát triển nuôi đại trà, công nghiệp với qui mô lớn. III. TÌNH HÌNH NUÔI CÁ BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM. 1.TRÊN THẾ GIỚI. Nuôi cá biển phục vụ xuất khẩu tuy mới phát triển vào những năm 80 của thể kỷ XX, nhưng đã đạt được những kết quả ngoài mong muốn và trở thành hướng mới rất quan trọng để phát triển nghề cá thế giới nối chung và của nhiều quốc gia nói riêng. 6
- Lĩnh vực này đang phát triển rất mạnh, trên thế giới có thể chia làm 4 khu vực có nghề nuôi cá biển phát triển mạnh nhất hiện nay: Tây Bắc Âu, Địa Trung Hải, Nam Mỹ, Đông Á và Đông Nam Á. Nhìn chung nghề nuôi cá biển xuất khẩu có một số đặc điểm nổi bật: các đối tượng nuôi không nhiều, hầu hết là những loài quí hiếm có nhu cầu ngày càng cao trên thị trường thế giới. Nhưng nguồn lợi tự nhiên của chúng lại rất hạn chế và đã bị khai thác kiệt quệ. Phương thức nuôi cá ở các nước tiên tiến hiện nay chủ yếu là công nghiệp và các thành tựu khoa học công nghệ mới nhất được áp dụng nhanh chóng; công nghiệp nuôi cá biển phát triển rất nhanh và lan rộng nhưng ít gây ô nhiễm tới môi trường biển; sản phẩm xuất khẩu đều là mặt hàng có giá trị cao nên hiệu quả kinh tế của hoạt động này rất thuyết phục. 1.1 Khu vực Tây Bắc Âu: Đây là khu vực đứng đầu thế giới về nuôi cá biển xuất khẩu cả về sản lượng, trình độ khoa học công nghệ, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Đặc điểm nổi bật của nghề nuôi cá biển ở Tây Bắc Âu là chọn đúng đối tượng có nhu cầu cao và luôn tăng lên không chỉ ở Châu Âu mà còn trên phạm vi thế giới. Đó là cá Hồi Đại Tây Dương (Salmo salar). Đã gần 3 thập kỷ phát triển nuôi cá Hồi Đại Tây Dương phục vụ xuất khẩu, nhưng đến nay lĩnh vực này vẫn phát triển vững chắc và đầy triển vọng. Kết quả to lớn mà các nước như Na Uy, Anh, Pha-rôi-e, Đan Mạch…thu được, đã cổ vũ nhiều quốc gia ở các khu vực khác học tập và phát triển rất có hiệu quả. 1.1.1 Nuôi cá biển xuất khẩu ở Na Uy. Na Uy đang dẫn đầu thế giới về nuôi cá biển xuất khẩu trong suốt nhiều thập kỷ qua và trong tương lai còn tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa. Vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hạm tàu khai thác cá biển hùng mạnh của Na Uy bị khủng hoảng trầm trọng do mất các ngư trường quốc tế. Nghề cá dựa hẳn vào khai thác lúc đó bị suy giảm trầm trọng. Để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này, Na Uy đã chọn chiến lược mũi nhọn phát triển nghề cá là nuôi nhân tạo cá biển phục vụ xuất khẩu. Toàn bộ sức mạnh kinh tế và khoa học công nghệ được ưu tiên cho nghề nuôi cá biển. Với mục tiêu chủ yếu là xuất khẩu, nên người ta đã tập trung nghiên cứu, dự báo về nhu cầu tiêu thụ cá Hồi, cá Tuyết , cá Bơn và cá Thu. Cuối cùng, người ta 7
- chỉ chọn một đối tượng ưu tiên hàng đầu là cá Hồi Đại Tây Dương. Cho đến nay thực tiễn chứng tỏ sự lựa chọn lúc đó là rất đúng đắn. Ngay từ đầu, việc phân công trách nhiệm trong nghề nuôi cá Hồi cũng khá mạch lạc, rõ ràng. Chính phủ Na Uy giao trách nhiệm cho các cơ quan nghiên cứu khoa học nghề cá tập trung vào việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo chất lượng cao, chế biến thức ăn công nghiệp cho cá ở tất cả các giai đoạn, nghiên cứu các công nghệ nuôi tăng sản, nghiên cứu cách phòng, chữa bệnh cho cá nuôi và các biện pháp bảo vệ môi trường biển khỏi bị ô nhiễm. Các cơ quan thiết kế và đóng tàu cá được giao nhiệm vụ thiết kế chế tạo các thiết bị nuôi cá công nghiệp như hệ thống lồng đặt ở biển, các hệ thống trại ương cá giống, các máy móc cơ khí hóa và tự động hóa phục vụ nuôi cá. Các ngân hàng có nhiệm vụ cấp tín dụng và hoàn toàn thõa mãn các dịch vụ về tài chính cho mọi nhu cầu phục vụ nuôi cá. “Hội những người nuôi cá Hồi Na Uy” được thành lập để tập hợp tất cả các chủ trang trại chuyên nuôi cá Hồi trong một tổ chức với các qui định về nghĩa vụ và quyền lợi thiết thực. Vì mục tiêu chủ yếu của nghề cá Na Uy nói chung và nuôi cá Hồi nói riêng là xuất khẩu nên “Hội những nhà xuất khẩu cá Hồi Na Uy” cũng được thành lập ngay sau đó. Càng về sau tổ chức này lại càng phát huy tác dụng và tỏ ra là rất cần thiết, góp phần to lớn vào phát triển nghề nuôi cá biển xuất khẩu của Na Uy. Để củng cố và tiếp tục phát triển vững chắc lĩnh vực này trên thế giới, Na Uy còn có đóng góp quan trọng vào việc thàh lập “Thị trường cá Hồi quốc tế” mà thành viên hiện nay là các nước: Na Uy, Anh, Chile, Canada, Mỹ… Sản lượng cá Hồi nuôi của Na Uy gần 3 thập kỷ qua tăng trưởng rất nhanh và luôn gây ngạc nhiên cho các giới quan sát. (*)Hiện nay Na Uy chiếm 65% sản lượng nuôi cá Hồi Đại Tây Dương của thế giới và chiếm 33% tổng sản lượng nuôi tất cả các loại cá Hồi trên thế giới. Cá Hồi Đại Tây Dương là loài cá quí hiếm luôn có giá tri cao trên thị trường thủy sản thế giới. Với sản lượng 310 nghìn tấn (1997) tuy chỉ chiếm 11% tổng sản lượng thủy sản toàn quốc, nhưng lại đạt giá trị rất cao: 1,17 tỷ USD (giá trị cá nuôi nguyên liệu). Na Uy hiện có 320 công ty và hàng nghìn trang trại nuôi cá Hồi được chuyên môn hóa cao độ. Có công ty hay trang trại vừa sản xuất con giống vừa nuôi thương phẩm, vừa chế biến sản phẩm xuất khẩu, nhưng có nhiều cơ sở chỉ chuyên sản xuất con giống hay chuyên nuôi cá thương phẩm. Các cơ sở nuôi cá Hồi dù là công ty hay trại đều là tư nhân. 8
- Phương thức nuôi cá ở Na Uy là nuôi công nghiệp theo chu kỳ khép kín. Các cơ sở sản xuất con giống nhân tạo không chỉ hoàn toàn đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước Tây Bắc Âu khác. Công nghiệp sản xuất thức ăn nhân tạo rất phát triển và ngày càng hoàn thiện. Các loại thức ăn cho mọi quá trình nuôi đều không chỉ có chất lượng cao mà còn có khả năng phòng và chữa bệnh cho cá. Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi lồng biển hoặc nuôi trong các bể bê tông xây sát biển. Năng suất nuôi cá thương phẩm đạt khoảng 10kg/m3 lồng trong một vụ nuôi. Cá thương phẩm khối lượng từ 2 – 4kg/con. Do mục tiêu là xuất khẩu nên người ta đặc biệt chú trọng phát triển công nghiệp bảo quản và chế biến cá nuôi. Các sản phẩm xuất khẩu từ cá Hồi nuôi đều là các mặt hàng có giá trị cao và rất đa dạng. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cá Hồi tươi nguyên con (đã moi ruột, móc mang). Khối lượng xuất khẩu tăng rất nhanh từ 141 nghìn tấn năm 1994 lên 205 nghìn tấn năm 1997 đạt giá trị 725 triệu USD. Mặt hàng cá Hồi đông giữ vị trí thứ 2 với khối lượng xuất khẩu 47 nghìn tấn, đạt giá trị 180 triệu USD (1997). Các sản phẩm cao cấp khác như cá Hồi phi lê, cá Hồi đông phi lê, cá Hồi hun khói, cá Hôi đóng hộp có khối lượng ít. Tổng khối lượng các sản phẩm cá Hồi xuất khẩu của Na Uy năm 1997 là 278 nghìn tấn, đạt giá trị 1,08 tỷ USD. Nghề nuôi cá biển xuất khẩu của Na Uy đạt được thành tích kỳ diệu, trở thành lĩnh vực sản xuất rất lớn và đạt hiệu quả cao. Sản phẩm cá nuôi chỉ chiếm 11% tổng sản lượng thủy sản, nhưng đã đóng góp 36% giá trị xuất khẩu thủy sản của Na Uy. Gần đây Na Uy đã vượt Mỹ và trở thành cường quốc số 2 thế giới về xuất khẩu thủy sản (3,3 tỷ USD năm 1997), Riêng cá Hồi nuôi nhân tạo phục vụ xuất khẩu đã vượt 1 tỷ USD/năm là điều mà chưa quốc gia nào đạt được. Tuy nhiên nghề nuôi cá biển xuất khẩu của Na Uy phát triển nhanh, đạt kết quả lớn, nhưng họ cũng đã gặp không ít khó khăn. Tình hình dịch bệnh thường xuyên, có thể dẫn đến thất bại hoàn toàn nếu không có các biện pháp phòng chống hiệu quả và kịp thời. Vấn đề gây ô nhiễm môi trường biển cũng là vấn đề rất lớn. Điều đáng chú ý là đã gần 3 thập kỷ tiến hành nuôi cá tăng sản, nhưng nhìn chung nước biển ven bờ của Na Uy vẫn giữ được trong sạch. Đây cũng là thành tựu lớn của họ đóng góp cho kinh nghiệm nuôi trồng thủy thế giới. Tuy vậy, khó khăn lớn nhất cho nghề nuôi cá biển của Na Uy là tìm được đầu ra, thị trường ổn định cho sản phẩm xuất khẩu. Hiện nay, việc cạnh tranh trên thị trường cá Hồi nuôi thế giới vẫn rất gay gắt. Các nước khác như Anh, Đan Mạch, Chi lê, Mỹ, Canada…luôn tìm cách hạ giá thành sản phẩm cá nuôi và giành giật 9
- quyết liệt thị trường. Do vậy giá xuất khẩu cá Hồi nuôi tiếp tục giảm. Mặc dù vậy, Na Uy vẫn rất lạc quan vào lĩnh vực nuôi cá biển xuất khẩu của họ. Năm 1998, Na Uy đã xây dựng xong dự án nuôi cá biển xuất khẩu đến năm 2010. trong tương lai gần, họ sẽ vẫn là cường quốc hàng đầu thế giới về lĩnh vựuc này. Mục tiêu là 1 triệu tấn cá biển nuôi vào năm 2010, trong đó một nửa là cá hồi Đại Tây Dương, một nửa là cá Tuyết, cá Bơn và cá Thu Bắc Đại Tây Dương. 1.1.2 Các quốc gia Tây Âu khác. + Anh: nước Anh đứng thứ 2 Tây Âu về nuôi cá Hồi. Riêng sản lượng nuôi cá Hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) đã lên đến 75 nghìn tấn năm 1997, tăng 10 lần so với sản lượng năm 1987. Nghề nuôi cá Hồi Đại Tây Dương của Anh chủ yếu ở vùng biển thuộc Scotland. Tại đây có 54 công ty chuyên nuôi cá Hồi Đại Tây Dương. Nhìn chung, nuôi cá Hồi của Anh đạt trình độ cao không kém gì Na Uy. Phương thức nuôi công nghiệp đạt trình độ cơ giới hóa và tự động hóa rất cao. Tất cả các cơ sở nuôi cá Hồi đều được trang bị máy tính ngay từ thập kỷ 80. Thể tích các lồng nuôi cá đạt 7,3 triệu m3 nước. Mức tăng trưởng sản lượng gần đây rất cao, đạt trung bình 10% năm. Năng suất nuôi trung bình đạt 9,5kg/m3 lồng trong một vụ nuôi. Cá thương phẩm 2 – 2,5kg/con. Điều khác biệt của nghề nuôi cá Hồi ở Anh là không phải xuất khẩu toàn bộ sản lượng như Na Uy mà chỉ khoảng một nửa. Do nhu cầu của thi trường trong nước rất cao. Nên một mặt họ vẫn xuất khẩu cá Hôi nuôi sang EU. Một mặt họ vẫn nhập từ Na Uy, Pha-rôi-ê. Anh còn là quốc gia nuôi cá Hồi nước ngọt nổi tiếng ở châu Âu. Sản lượng đạt 17 nghìn tấn năm 1997. Đây cũng là loài cá quí hiếm được ưa chuộng không kém gì cá Hồi biển. + Quần đảo Pha-rôi-ê: Quốc đảo này chỉ có 47 nghìn người, nhưng lại có tổng sản lượng thủy sản tới 260 nghìn tấn, trong đó có 18 nghìn tấn cá Hôi nuôi. Có lẽ, đây là quốc gia có sản lượng cá nuôi bình quân trên đầu người cao nhất thế giới. Hằng năm họ xuất khẩu trên 200 nghìn tấn hải sản, thu về 350 triệu USD (1997), trong đó có 72 triệu USD từ xuất khẩu cá Hồi nuôi. Sự thành công của Na Uy đã khích lệ quốc gia hải đảo nhỏ bé này phát triển nghề nuôi cá Hồi xuất khẩu. Sản lượng tăng rất nhanh từ 13 nghìn tấn năm 1995 lên 18 nghìn tấn năm 1997, trong đó xuất khẩu 15 nghìn tấn sản phẩm cá Hồi nguyên con ướp lạnh. Sản lượng cá nuôi chiếm 7% tổng sản lượng thủy sản, nhưng giá trị xuất khẩu lại rất cao, chiếm 21%. Lĩnh vực nuôi cá Hồi xuất khẩu 10
- của họ tuy mới ra đời, nhưng đã có đóng góp rất lớn cho việc phát triển sản xuất và xuất khẩu thủy sản, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất của quốc gia này. Ngoài các quốc gia Tây Bắc Âu nêu trên, nghề nuôi cá biển xuất khẩu đang phát triển mạnh ở Aixơlen, Airơlen, Đan Mạch, Hà lan và Phần lan. Các đối tượng nuôi chủ yếu là cá Hồi Đại Tây Dương, cá Bơn, cá Tuyết, cá Thu. Trong tương lai nghề nuôi cá biển ở Tây Âu được coi là hướng mới đầy triển vọng. 1.2 Khu vực Địa Trung Hải. Nghề nuôi cá Vược xuất khẩu của Hy Lạp nhanh chóng thu được kết quả ngoài mong đợi, châm ngòi cho sự bùng nổ lĩnh vực này ra toàn khu vực ven Địa Trung Hải. Vốn có nghề nuôi hải sản nói chung và nuôi cá nói riêng kém phát triển, vùng Địa Trung Hải bỗng dưng trở thành khu vực sôi động nhất với mức tăng sản lượng cá nuôi nhanh nhất thế giới. Điều rất đặc biệt là nhiều quốc gia Hồi giáo Bắc Phi và Trung Đông, vốn không có truyền thống nuôi cá biển, cũng đang khẩn trương thực thi các dự án lớn về nuôi cá và kết quả thu được cũng đáng bất ngờ (72 nghìn tấn, năm 1997). Như vậy chỉ sau thời gian rất ngắn vùng biển Địa Trung Hải đã trở thành khu vực nuôi cá Vược lớn nhất thế giới. Đến cuối thế kỷ XX, sản lượng cá Vược nuôi ở đây sẽ đạt 100 nghìn tấn. Ngoài cá Vược là chủ lực, nhiều nước đã phát triển nuôi cá Hồi, cá Tầm gốc Nga, cá Ngừ vây xanh, cá Chình và cá Rô Phi, nhưng chỉ chiếm 3% sản lượng. Dẫn đầu về nuôi cá biển ở khu vực này là Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Tây Ban Nha. Các quốc gia Hồi giáo như: Ai Cập, Tuynidi, Ma Rốc, Xiri…mãi tới năm 1994 – 1995 mới bắt đầu tiến hành nuôi cá biển, nhưng chỉ sau 2 năm đã đạt sản lượng vài nghìn tấn cá Vược/mỗi nước. + Hy Lạp: Mãi đến năm 1986 Hy Lạp mới thí nghiệm nuôi nhân tạo hai loài cá Vược Địa Trung Hải đang có nhu cầu rất cao ở thị trường Italia. Họ dự đoán rằng 2 loài cá này đã bị khai thác kiệt quệ và trong tương lai có nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng không chỉ ở Italia mà còn ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha… Hai đối tượng được chọn nuôi là cá Vược châu Âu (Dicentrachus labrax) và ca Trác Vàng (Sparus aurata) theo tỷ lệ tương ứng là 52% và 48%. Do ngay từ đầu nghề nuôi cá đã theo phương thức công nghiệp, nuôi bằng lồng biển, thức ăn tổng hợp, chất lượng cao, phòng trừ bệnh tốt nên sản lượng tăng nhanh. Chất lượng cá đông xuất khẩu đáp ứng thị trường thu được kết quả thật bất ngờ. 11
- Sản lượng cá nuôi của Hy Lạp tăng nhanh từ con số 0 năm 1986 lên 21 nghìn tấn (1996) và 28 nghìn tấn (1997). Chỉ sau 10 năm, Hy Lạp từ chỗ không có nghề nuôi cá biển, đã trở thành quốc gia nuôi cá biển xuất khẩu lớn nhất khu vực Địa Trung Hải và dẫn đầu châu Âu và sản xuất cá Vược. Hiện nay, Hy Lạp có 220 cơ sở sản xuất cá Vược.Trong đó gần một nửa tự sản xuất được con giống nhân tạo. Tất cả các cơ sở sản xuất đều là tư nhân và là thành viên của “Liên hiệp nuôi trồng hải sản Hy Lạp” Nuôi cá Vược xuất khẩu nhanh chóng trở thành lĩnh vực sản xuất mũi nhọn của nghề cá Hy Lạp. Xuất khẩu đạt 140 triệu USD năm 1997. Chính kết quả này đã thúc đẩy phong trào nuôi cá Vược xuất khẩu lan ra nhanh chóng khắp các nước quanh khu vực Đia Trung Hải. + Italia: Nghề nuôi cá Vược ở Italia cũng phát triển rất nhanh và đạt 7.500 tấn năm 1997, đứng thứ 3 ở khu vực Địa Trung Hải. Đặc điểm nổi bật của nghề nuôi cá biển Italia là trình độ khoa học công nghệ và chuyên môn hóa cao. Các công ty nuôi thủy sản của Italia không tập trung hoàn toàn vào nuôi cá thương phẩm mà họ còn sản xuất cá Vược giống để xuất sang khắp các quốc gia ven Địa Trung Hải. Hầu như 12 quốc gia đang phát triển nuôi cá Vược ở Địa Trung Hải đều nhập khẩu con giống từ Italia. Các công ty sản xuất cá giống tập trung ở vùng đảo Xixin (miền Nam Italia). Ngoài ra, các công ty của Italia còn xuất khẩu rộng rãi các máy móc, trang thiết bị phục vụ nuôi cá, thức ăn công nghiệp và tổ hợp các lồng nuôi cá biển. Nghề nuôi cá Vược ở Italia chỉ phục vụ nhu cầu nội địa, vì Italia là thị trường tiêu thụ cá vược lớn nhất EU. + Thổ Nhĩ Kỳ: Là quốc gia có sản lượng cá Vược nuôi đứng thứ 2 ở khu vực Địa Trung Hải (11.000 tấn năm 1997). Nghề nuôi cá Vược của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển cả ở Địa Trung Hải và biển Bắc Hải. Công nghệ nuôi đạt trình độ cao, chủ yếu nhập khẩu từ các nước thành viên EU. Phương thức nuôi công nghệp bằng lồng biển. Cả nước có 90 công ty và trang trại nuôi cá Vược. Sản phẩm cá nuôi vừa phục vụ nhu cầu cho khách du lịch nước ngoài ngày càng tăng, vừa xuất khẩu một phần sang thị trường Italia. Năm 1997, xuất khẩu cá Vược nuôi đạt 21 triệu USD. + Pháp: Từ 1992 đến 1997 sản lượng cá Vược nuôi của Pháp tăng lên 10 lần đạt 4.800 tấn, đứng vào hàng các nước sản xuất cá Vược chính ở Địa Trung Hải. pháp có 60 công ty và trang trại chuyên nuôi cá Vược. Giống như Italia, các công ty nuôi cá của Pháp rất năng động . Sản phẩm của họ rất đa dạng, vừa xuất 12
- khẩu cá giống, vừa xuất khẩu công nghệ, máy móc phục vụ nuôi cá, chủ yếu cho các quốc gia Bắc Phi. + Tây Ban Nha: Từ năm 1991 đến 1997 sản lượng cá Vược nuôi của Tây Ban Nha tăng 12 lần và đạt 6.300 tấn, đứng hàng thứ 4 ở khu vực Địa Trung Hải. Tây Ban Nha là quốc gia nuôi trồng hải sản lớn nhất ở khu vực Địa Trung Hải. Đối tượng nuôi chủ yếu của họ là Vẹm Xanh (200 nghìn tấn/năm). Ngoài ra họ còn nuôi nhiều loài khác như cá Hồi biển, cá Bơn, cá Ngừ Vây Xanh và cá Vược là đối tượng quan trọng nhất. Tây Ban Nha là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất Tây Âu, nên sản phẩm nuôi không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Các quốc gia Hồi giáo Bắc Phi như Ai Cập, Tuynidi, Ma Rốc, Angiêri cũng đang rất quan tâm phát triển nuôi cá biển, đặc biệt là cá Vược. Từ năm 1994 – 1995, hầu như tất cả các nước Bắc Phi ven Đia Trung Hải đã có nghề nuôi cá Vược. Do mạnh dạn nhập khẩu công nghệ nuôi cá biển tiên tiến của Tây Âu, nên sản lượng của họ tăng rất nhanh. 1.3 Khu vực Nam Mỹ Nghề cá Nam Mỹ nổi tiếng từ lâu với các quốc gia khai thác hải sản hàng đầu thế giới như Pêru, Chilê, Argentina…gần đây, phong trào nuôi hải sản xuất khẩu phát triển rất nhanh với các nước mới như Equado, đứng thứ 2 thế giới về nuôi tôm xuất khẩu. Đặc biệt Chilê, chỉ sau một thời gian ngắn đã trở thành quốc gia nuôi cá biển xuất khẩu hàng đầu Tây Bán Cầu và đứng thứ 2 thế giới. + Chilê: Nghề cá Chilê được FAO đánh giá là có hiệu quả nhất ở Châu Mỹ La tinh. Trước đây nghề cá mang tính độc canh, chỉ tập trung khai thác cá nổi kém giá trị để chế biến bột cá xuất khẩu, nên hiệu quả không cao. Từ cuối thập kỷ 80 thế kỷ XX, Chilê đã đề ra chính sách mới, coi nuôi cá biển xuất khẩu là hướng quan trọng không kém gì khai thác. Chỉ sau một thời gian ngắn, công nghiệp nuôi cá Hồi xuất khẩu lớn mạnh, đạt kết quả bất ngờ, vượt quá sự mong đợi. Sản lượng cá Hồi nuôi năm 1988: 5 nghìn tấn, đến năm 1998 đạt 205 nghìn tấn. Tốc độ tăng trưởng của nghề nuôi cá Hồi xuất khẩu của Chilê đã gây ngạc nhiên lớn cho các giới quan sát. Theo tuyên bố mới đây của ông Chủ tịch hiệp hội những người nuôi cá Hồi Chilê, thì giá thành sản xuất một đơn vị sản phẩm cá Hồi của họ là thấp nhất thế giới. Nguyên nhân chủ yếu để họ đạt được điều này là điều kiện tự nhiên của Chilê rất lý tưởng cho việc phát triển nuôi cá Hồi. Hệ thống các đầm, các eo ngách ven biển rất thuận lợi để xây dựng các trại sản xuất cá giống (các nước Tây Âu phải xây dựng trong nhà); vùng nước ven bờ 13
- khá trong sạch, có điều kiện nhiệt độ lý tưởng cho việc nuôi tăng sản cá Hồi bằng lồng; có công nghiệp bột cá lớn thứ 2 thế giới, cung cấp đầy đủ bột cá chất lượng cao nhất cho công nghiệp sản xuất thức ăn tổng hợp phục vụ nuôi cá. Họ mạnh dạn nhập khẩu công nghệ nuôi cá biển tiên tiến nhất của Na Uy, Nhật, Canada, Mỹ… Vì mục tiêu là xuất khẩu nên các sản phẩm cá Hồi nuôi của Chilê khá đa dạng và đạt tiêu chuẩn rất cao. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Chilê là cá Hồi ướp đông nguyên con, chiếm 70% khối lượng, cá Hồi tươi chỉ chiếm 25%, 5% là cá Hồi đóng hộp. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản (60%), tiếp theo là Mỹ (30%), còn lại là các thị trường Châu Á. Xuất khẩu cá Hồi nuôi của Chilê nhanh chóng trở thành lĩnh vực thu ngoại tệ lớn. Năm 1995, xuất khẩu 77 nghìn tấn, đạt 320 triệu USD, bằng gần một nửa giá trị xuất khẩu 1,06 triệu tấn bột cá (66 0 triệu USD). Năm 1997, giá trị xuất khẩu cá Hồi đạt 700 triệu USD, vượt xa giá trị xuất khẩu bột cá. Mục tiêu phấn đấu của họ là đạt 300 nghìn tấn vào cuối thế kỷ XX, để sau đó không chỉ đuổi kịp mà còn vượt Na Uy. Mức 1 tỷ USD xuất khẩu cá biển nuôi của họ dần trở thành hiện thực. 1.4 Khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Đây là khu vực có nghề nuôi cá biển sớm nhất và cho sản lượng lớn nhất (ước tính khoản 1 triệu tấn/năm). Tuy vậy, ở đây sản phẩm tuy rất lớn nhưng chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa, những loài cá biển nuôi có sản lượng lớn nhất (cá Măng Biển) thì ít có giá trị xuất khẩu. Một số loài cá nuôi có giá trị xuất khẩu cao lại có sản lượng vùa ít, vừa bấp bênh, trình độ kỹ thuật, sản xuất rất chênh lệch giữa các nước. Có nước đạt trình độ đỉnh cao của thế giới (Nhật Bản, Đài Loan), nhưng còn nhiều nước vẫn nuôi cá biển với trình độ thấp, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển nuôi cá với bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi. + Đài Loan: Là quốc gia đạt được nhiều thành tích nuôi cá biển xuấ t khẩu của khu vực. Đến nay họ nuôi nhân tạo được hàng chục loài cá biển, trong đó có nhiều loài có giá trị xuất khẩu rất cao như cá Mú, cá Hồng, cá Chẽm…Họ không chỉ xuất khẩu cá nuôi thương phẩm, mà còn xuất cả cá bố mẹ, cá giống, thức ăn cho cá, các máy móc, thiết bị phục vụ nuôi cá, chuyển giao công nghệ nuôi cá và liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực nuôi cá biển. Nhìn chung, trình độ khoa học công nghệ về nuôi cá biển của Đài Loan, tuy chưa bằng Nhật Bản, nhưng cũng vào hàng tiên tiến ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Sản lượng 14
- cá biển nuôi của Đài Loan không nhiều, khoảng 100 nghìn tấn/năm, sản phẩm có giá trị xuất khẩu chỉ khoảng 1/3. Đối tượng cá biển nuôi ở Đài Loan khá phong phú. Các loài cá biển nuôi có giá trị xuất khẩu cao trước hết là cá Chẽm (Lates calcarifer), đạt sản lượng ổn định 10 nghìn tấn/năm (1996). Họ xuất khẩu chủ yếu là cá sống sang thị trường Hồng Kông, Singapo, Nhật Bản…Cá Mú Đen (Acanthopagrus macrocephalus ) được nuôi rộng rãi với sản lượng 7.000 tấn (1996). Đây là sản phẩm xuất khẩu rất quan trọng. Giá cá sống 8-9 USD/kg. Cá Mú (Epinephelus spp) là những loài cá nuôi có giá trị kinh tế cao, sản lượng 2.000 – 4.000 tấn/năm. Giá cá sống 20 – 22 USD/kg. Ngoài ra, họ còn nuôi cá Hồng (Lutjanidae), sản lượng 190 tấn, cá Mú Bạc (Pagrus major) 110 tấn, cá Trác Vàng (Sparidae) 1.133 tấn (1996). Các loài này đều có giá trị xuất khẩu cao. + Các nước Đông Nam Á: Tuy là khu vực có sản lượng nuôi cá biển rất lớn, nhưng sản phẩm chủ yếu là cá Măng Biển ít có giá trị xuất khẩu. Tuy có nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng nghề nuôi cá biển xuất khẩu ở khu vực này còn rất nhỏ bé, chưa tạo được sản phẩm có giá trị cao, có sản lượng lớn. Đối tượng quan trọng nhất hiện nay là cá Chẽm (Lates calcarifer) được nuôi ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippine…sản lượng 2.000 – 3.000 tấn/năm ở mỗi nước. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở dạng cá sống sang Singapo, Hồng Kông. Cá Mú (Epinephelus spp) cũng được nuôi, nhưng sản lượng còn rất ít. Malaysia có nghề nuôi cá Hồng xuất khẩu, chủ yếu là loài Lutjanus argentimaculatus đạt sản lượng khá khoảng 2.000 tấn/năm (1996). Giá cá sống 6 – 6,5 USD/kg. Singapo đang liên doanh với một tập đoàn nuôi cá Vược của Hy Lạp để đẩy mạnh, phát triển nuôi cá vược. Philippine liên doanh với Nhật thí nghiệm nuôi cá Ngừ vây vàng bằng lồng đặt ở ngoài khơi. 2. Ở VIỆT NAM. Ở Nước ta, nghề nuôi cá biển cũng có từ lâu đời theo hình thức lấy giống tự nhiên vào đầm nước lợ và nuôi theo hình thức dân gian cổ truyền, khoa học công nghệ không có gì là đặc sắc và rõ nét. Gần đây một số đề tài nghiên cứu trên đối tượng cá biển đã được đề cập đến: Nghiên cứu kỹ thuật vớt và sản xuất giống, ương nuôi, vận chuyển giống cá Mú, cá Cam, cá Vược từ năm 1991 – 1995. Trong những năm gần đây đã có một số cơ quan nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo một số loài cá biển có giá trị kinh tế: 15
- - Năm 2001 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I đã nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo thành công loài cá Giò (Rachycentron canadum). - Năm 2002 – 2004, Viện Nghiên cứu Hải sản - Hải Phòng đã sản xuất thành công giống cá Mú mỡ (Epinephelus tauvina), cá Mú đen (Epinephelus malabaricus) - Năm 2000 - 2004, Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản - Trường Đại học Thuỷ sản đã nghiên cứu sinh sản nhân tạo, ương giống và nuôi thương phẩm thành công hai loài cá Chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) và cá Chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis Cuvier & Valenciennes, 1882). Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260km, có nhiều vũng, vịnh, eo biển, đầm phá, tiềm năng rất lớn và rất thuận lợi cho phát triển nghề nuôi cá biển. Nghề nuôi cá biển ở Việt Nam đang bắt đầu phát triển mạnh ở Quảng Ninh, Hải Phòng các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Gần đây, nuôi cá Mú, cá Chẽm, cá Giò, cá Hồng…lan rộng ra nhiều địa phương ven biển và thu được kết quả tốt. Tuy nhiên so với tiềm năng thì nghề nuôi cá biển xuất khẩu của nước ta còn quá khiêm tốn. Cả nước chỉ có vài cơ sở sản xuất giống cá biển với qui mô nhỏ của các Viện Nghiên cứu NTTS I, II, III, Trường Đại học Nha Trang và một cơ sở của Đài Loan. Giống cá biển sản xuất nhân tạo hàng năm với số lượng ít không đủ đáp ứng cho nhu cầu nuôi thương phẩm. Lồng nuôi còn thô sơ đơn giản, qui mô nhỏ, năng suất, sản lượng còn thấp. Vì vậy, các khâu quyết định như chọn đối tượng nuôi chiến lược, công nghệ sản xuất con giống nhân tạo, công nghệ sản xuất thức ăn tổng hợp cho mọi giai đoạn nuôi, công nghệ sản xuất lồng nuôi cùng các máy móc, trang thiết bị, tìm sản phẩm chế biến chiến lược, tìm thị trường xuất khẩu ổn định và phát triển…thực tế còn rất nhiều việc phải làm. 16
- Chương II: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ BIỂN NUÔI Ở VIỆT NAM I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ CHẼM (Lates calcarifer Bloch, 1790) Cá Chẽm (Lates calcarifer) hay còn gọi là các Vược là loài cá có giá trị kinh tế ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Châu Á – Thái Bình Dương. Cá Chẽm được sản xuất giống và nuôi thương phẩm tại Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Australia, Trung Quốc, Việt Nam trong các ao nước lợ, nước ngọt cũng như nuôi lồng ở vùng ven biển. Do giá trị thương phẩm khá cao nên cá trở thành đối tượng nuôi hấp dẫn cho các cơ sở nuôi thủy sản quy mô nhỏ và vừa. Năm 2000, Thái Lan là nước có sản lượng cá Chẽm nuôi lớn nhất thế giới. Sản lượng đạt 7.670 tấn. Trong đó nuôi ao là 1.414 tấn và nuôi lồng là 6.256 tấn, đạt giá trị 17.356.000 USD. ở Australia, cá Chẽm chủ yếu nuôi trong các ao nước ngọt và lồng đặt trong các hồ nước ngọt ven sông, năm 2000 đạt sản lượng 15.000 tấn, giá trị đạt khoảng 4.950.000 USD. Ở Việt Nam, cá Chẽm chủ yếu được nuôi trong các ao đất ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, nguồn giống chủ yếu thu từ tự nhiên, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh. Hiện nay ở nước ta đã nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo thành công, song chưa phổ biến đại trà, hiện nay cá đã được đưa vào nuôi lồng ở Quảng Ninh, nuôi thương phẩm ở các ao đất ở Tây Nam bộ, Trung bộ nhưng số lượng không nhiều. Nhìn chung, do hạn chế về nguồn giống và thị trường nên nuôi cá Chẽm ở Việt Nam chưa phát triển. 1. Hệ thống phân loại và hình thái 1.1 Phân loại: Theo Greenwood (1976), cá Chẽm Lates gồm 8 loài trong đó loài Lates calcarifer phân bố ở các vùng biển thuộc Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, còn 7 loài khác phân bố ở Châu Phi. Nguyễn Nhật Thi (1991), khi nghiên cứu về hình thái phân loại và đặc điểm nhận dạng đã xác định ở Việt Nam chỉ có một loài cá Chẽm duy nhất và được xếp vào hệ thống phân loại như sau: Vertebrata Ngành động vật có xương sống: 17
- Osteichthyes Lớp cá xương: Perciformes Bộ cá vược: Centropomidae Họ cá Sơn biển: Lates Giống cá Chẽm: Lates calcarifer Loài cá Chẽm: Tên Việt Nam: cá Chẽm, cá Vược. Tên Tiếng Anh: Giant Perch, White Seabass, Baramundi 1.2 Hình thái và đặc điểm nhận dạng: Cá Chẽm có thân dài hẹp, cuống đuôi khuyết sâu. Đầu nhọn, nhìn bên lõm phía lưng, và lồi phía trước vây lưng. Miệng rộng hơi so le, hàm trên chồm tới phía sau mắt, răng dạng lông nhung, không có sự hiện diện của răng nanh. Mép dưới của xương trước nắp mang có gai cứng, nắp mang có một gai nhỏ và một vảy bên có răng cưa trước đầu đường bên. Vây lưng có 7 – 9 gai cứng và 10 – 11 tia mềm; tia vây ngực ngắn và tròn có các rãnh răng cưa cứng và ngắn phía trên gốc, vây lưng và vây hậu môn có rãnh bao phủ, vây hậu môn có 3 gai và 7 – 9 tia mềm, vây đuôi tròn vảy có dạng lược rộng. Màu sắc thay đổi theo giai đoanh phát triển: Giai đoạn cá giống thường có màu nâu ô liu ở phía trên với các màu bạc ở phía bên và bụng khi cá sống trong môi trường nước biển, và màu vàng nâu trong môi trường nước ngọt. Giai đoạn trưởng thành cá có màu xanh lục hay vàng nhạt ở phần trên và màu bạc ở phần bụng. 18
- Hình 1: Hình dạng bên ngoài cá Chẽm (Lates calcarifer) 2. Phân bố 2.1 Phân bố theo địa lý: Cá Chẽm phân bố rộng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Tây Thái Bình Dương và ấn Độ Dương, giữa kinh tuyến 50o Đông đến 160o Tây; vĩ tuyến 26o Bắc đến 25o Nam. Cá Chẽm còn tìm thấy phía Bắc Châu Á, phía Nam kéo dài đến Qeenland (Australia), phía Tây đến Đông Châu Phi (PAO, 1974) 2.2 Phân bố theo vùng sinh thái: Cá Chẽm là loài rộng muối, có thể sống được trong môi trường nước ngọt, lợ, mặn và có tính di cư xuôi dòng. Cá thành thục sinh dục thường tìm thấy ở vùng ven biển, cửa đầm, đến mùa sinh sản cá Chẽm thường đi cư ra vùng biển có độ mặn cao và ổn định 30 – 32 ppt để đẻ trứng, bãi đẻ có độ sâu từ 10 – 15 m. Trứng trôi nổi. Ấu trùng mới nở có chiều dài 1,21 – 1,65 mm, trung bình 1,49 mm, thường phân bố ở vùng ven bờ biển, nhờ sóng gió đưa dần vào gần các cửa sông vùng nước lợ, cá bột cỡ trên 1cm có thể gặp trong các thủy vực nước lợ. Trong điều kiện tự nhiên cá Chẽm lớn lên ở vùng cửa sông nước ngọt, nước lợ và khi thành thục lại di cư ra vùng biển có độ mặn cao, ổn định (S ≥ 30 ppt) để đẻ trứng. 19
- Hinh 2: Phân bố địa lý của cá Chẽm 3. Khả nảng thích ứng với môi trường 3.1 Độ mặn: Độ mặn ảnh hưởng đến khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu của cá nói riêng và thủy sản nói chung. Khi độ mặn giảm cá sử dụng oxy hòa tan hơn cho quá trình hô hấp, biểu hiện thông qua sự tăng quá trình trao đổi chất, quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, nếu không thủy sinh vật có thể chết khi độ muối giảm. Tuy nhiên cá Chẽm là loài rộng muối cho nên nó có thể sống và sinh trưởng bình thường trong thủy vực có độ muối dao động từ 0 – 32 ppt, thậm chí là 35 ppt. 3.2 Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cá Chẽm sinh trưởng và phát triển khoảng 26 – 32 oC, khoảng thích hợp nhất là 28 – 31o. Nếu nhiệt độ giảm dưới 20 oC, cá bắt mồi kém, chậm phát triển, tỷ lệ sống thấp, nhiệt độ tiếp tục giảm đến 15 oC cá bắt đầu chết. 3.3 pH: Độ pH có liên quan đến khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu của thủy sinh vật và hàm lượng khí độc trong môi trường nước như: H2S, NH3,…., do vậy, pH có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống thủy sinh vật nói chung và cá nói riêng. Độ pH thích hợp cho cá Chẽm sinh trưởng và phát triển là 7 – 9, tốt nhất là từ 7,5 – 8,5; pH từ 5 – 7 và từ 9 – 11 kéo dài cá sinh trưởng chậm hoặc không có khả nắng sinh sản; pH nhỏ hơn 4 hoặc lớn hơn 11 cá sẻ chết. 3.4 Oxy hòa tan: Oxy là nhân tố cần thiết cho sinh vật nói chung và cá nói riêng để thực hiện quá trình trao đổi chất, phục vụ cho hoạt động sống bình thường của cơ thể, nếu thiếu Oxy sinh vật sẽ chết. Hàm lượng Oxy thích hợp cho cá Chẽm sinh trưởng và phát triển là trên 3 mgO2/l. Ở phạm vi từ 1 – 3 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quy trình và phương pháp thẩm định giá bất động sản ở Việt Nam hiện nay
226 p | 260 | 85
-
Báo cáo đề tài: Quy trình sản xuất bột nguyên trứng
48 p | 498 | 63
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng công nghệ tối ưu nhuộm tận trích một số loại vải PES/WOOL - KS. Trương Phi Nam
199 p | 249 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện quy trình và phương pháp lập dự toán doanh thu, chi hoạt động tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
141 p | 103 | 13
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
98 p | 59 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng công trình do Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII thực hiện
26 p | 72 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng công trình tại Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII
106 p | 24 | 10
-
Nghiên cứu cải tiến quy trình và phương pháp biên soạn tổng sản phẩm trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
59 p | 104 | 9
-
Đề tài: Quy trình chế tạo phân đoạn đáy của tàu hàng rời 1800DWT
5 p | 121 | 8
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Phục tráng và xây dựng quy trình thâm canh giống vừng đen và vừng vàng địa phương trên vùng đất xám bạc màu Long An
117 p | 40 | 8
-
Luận văn Thạc sỹ kinh tế: Quy trình xác định hộ nghèo và các vấn đề chính sách, trường hợp huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông
0 p | 77 | 8
-
Báo cáo tóm tắt Đề tài khoa học và công nghệ cấp ĐH: Xây dựng quy trình vận dụng phương pháp dạy học theo dự án cho sinh viên học tiếng Pháp tại đại học Đà Nẵng
21 p | 37 | 7
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Rèn luyện kỹ năng kỹ năng tiền đọc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập trực tuyến
35 p | 28 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị văn phòng: Quy trình và phương pháp tuyển dụng nhân viên văn phòng tại một số doanh nghiệp trong lĩnh vực lưu trữ
117 p | 39 | 6
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu cải tiến quy trình và phương pháp biên soạn tổng sản phẩm trong tỉnh, thành phố
44 p | 36 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng công trình do Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII thực hiện
26 p | 86 | 5
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu quy trình tạo cây Mướp đắng (Momordica charantia L.) đơn bội bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn in vitro
28 p | 41 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn